Thông tư 44-TC/TCDN của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp Nhà nước

thuộc tính Thông tư 44-TC/TCDN

Thông tư 44-TC/TCDN của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp Nhà nước
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:44-TC/TCDN
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Phạm Văn Trọng
Ngày ban hành:08/07/1997
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 44-TC/TCDN

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 44/TC-TCDN NGÀY 8 THÁNG 7 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN XỬ LÝ CÁC KHOẢN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ
TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

 

Thi hành Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ ban hành "Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước". Bộ Tài chính hướng dẫn sử lý các khoản chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp Nhà nước như sau:

 

I. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

 

1. Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.1. Ngoại tệ là loại tiền khác với "Đồng" Việt Nam.

1.2. Nghiệp vụ ngoại tệ là chỉ các nghiệp vụ thu chi bằng ngoại tệ, trong kết toán vãng lai và để tính giá.

1.3. Tỷ giá hối đoái là tỷ giá trao đổi giữa hai loại tiền (sau đây gọi tắt là tỷ giá).

1.4. Chênh lệch tỷ giá hối đoái (sau đây gọi tắt là chênh lệch tỷ giá) là chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ kế toán với tỷ giá quy đổi tại thời điểm điều chỉnh của cùng một loại ngoại tệ.

2. Doanh nghiệp Nhà nước có các nghiệp vụ ngoại tệ thực hiện hạch toán các khoản chênh lệch tỷ giá theo quy định của chế độ kế toán hiện hành.

Tỷ giá dùng để quy đổi số dư ngoại tệ cuối kỳ ra "Đồng" Việt Nam là tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm đó.

3. Những ngoại tệ mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không công bố tỷ giá quy đổi ra "Đồng" Việt Nam thì thống nhất quy đổi thông qua đồng đô la Mỹ.

 

II. NỘI DUNG XỬ LÝ CÁC KHOẢN
CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ

 

1. Xử lý chênh lệch tỷ giá của nghiệp vụ ngoại tệ trong kỳ

Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ được bù trừ giữa số tăng và số giảm (trừ điểm 1.4 dưới đây), cuối năm được sử lý như sau:

1.1. Thời kỳ chuẩn bị đầu tư, xây dựng, doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động hoặc công trình chưa hoàn thành bàn giao thì chênh lệch tỷ giá phát sinh luỹ kế đến thời điểm công trình hoàn thành bàn giao thì:

- Trường hợp chênh lệch tỷ giá tăng (dư có tài khoản 413) được phân bổ đều vào thu nhập tài chính của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không dưới 5 năm kể từ khi công trình đưa vào hoạt động.

- Trường hợp chênh lệch tỷ giá giảm (dư nợ tài khoản 413) được phân bổ đều vào chi phí tài chính của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không dưới 5 năm kể từ khi công trình đưa vào hoạt động.

1.2 Thời kỳ doanh nghiệp đang hoạt đọng sản xuất kinh doanh:

- Trường hợp chênh lệch tỷ giá tăng tính vào thu nhập tài chính trong kỳ.

- Trường hợp chênh lệch tỷ giá giảm tính vào chi phí tài chính trong kỳ.

1.3. Thời kỳ giải thể, thanh lý doanh nghiệp:

- Trường hợp chênh lệch tỷ giá tăng tính vào thu nhập thanh lý doanh nghiệp.

- Trường hợp chênh lệch tỷ giá giảm tính vào chi phí thanh lý doanh nghiệp.

1.4 Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ do việc mua, bán ngoại tệ được hạch toán trực tiếp vào chi phí hoặc thu nhập hoạt động tài chính.

2. Xử lý chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ:

Cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp phải quy đổi số dư tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ ra "Đồng" Việt Nam theo tỷ giá quy định tại điểm 2 mục 1 của Thông tư này. Khoản chênh lệch giữa tỷ giá sau khi quy đổi với tỷ giá đang hạch toán trên sổ kế toán được xử lý như sau:

2.1. Đối với chênh lệch tỷ giá phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ ngắn hạn (1 năm trở xuống) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì không hạch toán vào chi phí hoặc thu nhập mà để số dư trên báo cáo tài chính, đầu năm sau ghi bút toán ngược lại để xoá số dư.

2.2. Đối với chênh lệch tỷ giá phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản nợ dài hạn (trên 1 năm) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì được xử lý như sau:

a. Đối với các khoản nợ phải thu dài hạn

- Trường hợp tỷ giá quy đổi số dư cuối kỳ cao hơn tỷ giá đang hạch toán trên sổ kế toán thì chênh lệch tỷ giá sử lý như điểm 2.1 mục II.

- Trường hợp tỷ giá quy đổi số dư cuối kỳ thấp hơn tỷ giá đang hạch toán trên sổ kế toán thì chênh lệch tỷ giá hạch toán vào chi phí tài chính trong năm.

b. Đối với các khoản nợ phải trả dài hạn

- Trường hợp tỷ giá quy đổi số dư cuối kỳ cao hơn tỷ giá đang hạch toán trên sổ kế toán thì chênh lệch tỷ giá hạch toán vào chi phí tài chính trong năm.

- Trường hợp tỷ giá quy đổi số dư cuối kỳ thấp hơn tỷ giá đang hạch toán trên sổ kế toán thì chênh lệch tỷ giá xử lý như điểm 2.1 mục II.

Khi thanh lý từng khoản nợ phải thu, nợ phải trả dài hạn, nếu tỷ giá thanh toán thực tế phát sinh cao hơn hoặc thấp hơn tỷ giá đang hạch toán trên sổ sách thì phần chênh lệch tỷ giá phát sinh được xử lý như quy định tại điểm 1.2 mục II của Thông tư này.

 

 

 

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Mọi quy định trước đây về xử lý tài chính các khoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ tại doanh nghiệp Nhà nước trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

2. Thông tư không áp dụng đối với các doanh nghiệp chuyên kinh doanh mua bán ngoại tệ.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi bổ sung.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
No. 44/TC-TCDN
Hanoi, July 8, 1997
 
CIRCULAR
PROVIDING GUIDANCES FOR HANDLING EXCHANGE RATE DISPARITIES IN STATE ENTERPRISES
In furtherance of Decree No.59-CP of October 3, 1996 of the Government promulgating the "Regulation on Financial Management and Business Cost-Accounting Applicable to State Enterprises," the Ministry of Finance provides the following guidance for handling foreign exchange rate disparities in State enterprises:
I. GENERAL PROVISIONS
1. In this Circular, the following terms shall be construed as follows:
1.1. Foreign currency is any currency other than Vietnamese "Dong".
1.2. Foreign currency operations are activities of collection and payment in foreign currency(ies) that are expressed in current accounting and used for calculating prices.
1.3. Foreign exchange rates are rates applicable to the exchange between two different currencies (hereafter referred to as the exchange rates).
1.4. Foreign exchange rate disparity (hereafter referred to as the exchange rate disparity) is the difference between the exchange rate recorded in the book of accounts and the exchange rate at the time of adjustment of the same foreign currency.
2. State enterprises engaged in foreign currency operations shall conduct an accounting of exchange rate disparities in accordance with the provisions of the current accounting procedures.
The exchange rates for converting balances dominated in foreign currency(ies) into Vietnam "Dong" at the end of an accounting period are the rates officially announced by the State Bank of Vietnam at that moment.
3. All foreign currencies for which the State Bank of Vietnam does not announce the exchange rates for their conversion into Vietnam "Dong" shall be converted through the US dollar.
II. HANDLING FOREIGN EXCHANGE RATE DISPARITIES
1. Resolving exchange rate disparity of foreign currency operations within the accounting period
The exchange rate disparity that is incurred within the accounting period and cleared between the increase disparity and the decrease disparity (excepting Point 1.4 below), shall be resolved at the end of the fiscal year as follows:
1.1. For the period of investment and construction preparation, in which the enterprises have not commenced their operations or the projects have not been completed for hand-over, the accumulative exchange rate disparity up to the time of completion of the projects shall in:
- Instances of exchange rate variety increase (credit balance on account No. 413), shall be equally accounted into the financial revenues of enterprises for a period of five years or more from the time of operation of the projects.
- Instances of exchange rate disparity decrease (debit balance on account No.413), shall be equally accounted into the financial expenditures of enterprises for a period of five years or more from the time of operation of the projects.
1.2. For the period of production and business operation of the enterprises:
- Instances of exchange rate disparity increase shall be accounted into the financial revenues within the accounting period.
- Instances of exchange rate disparity decrease shall be accounted into the financial expenditures within the accounting period.
1.3. The period of dissolution and liquidation of enterprises:
- Instances of exchange rate disparity increase shall be accounted into the revenues from the liquidation of enterprises.
- Instances of exchange rate disparity decrease shall be accounted into the expenses for the liquidation of enterprises.
1.4. An exchange rate disparity within the accounting period resulting from the purchase and/or sale of foreign currencies shall be directly accounted into expenses on or revenues from financial activities.
2. Handling exchange rate disparity resulting from the re-evaluation of foreign currency balance at the end of the accounting period
At the end of the accounting period, the enterprises shall have to convert the balance of cash, deposits, deposits in transit, accounts receivable and accounts payable originally dominated in foreign currencies into Vietnam "Dong" according to the exchange rate stipulated in Point 2, Section I of this Circular. Any disparity between the post-conversion exchange rate and the one expressed in the accounting book shall be handled as follows:
2.1. The exchange rate disparities resulting from the year-end re-evaluation of balance of cash, deposits, deposits in transit and short-term debts (one year or less) originally dominated in foreign currencies at the time of making financial statement shall not be accounted into expenditures or revenues, but such balance shall be left in the financial statement and deleted upon the beginning of the next year after the entry reversion.
2.2. The exchange rate disparities resulting from the year-end re-evaluation of the balance of long-term debts (more than one year) originally dominated in foreign currencies at the time of making financial statement shall be handled as follows:
a/ For receivable long-term debts
- In cases where the exchange rate for converting the balance at the end of an accounting period is higher than that expressed in the accounting book, the exchange rate disparity shall be handled as stipulated in Point 2.1, Section II.
- In cases where the exchange rate for converting the balance at the end of an accounting period is lower than that expressed in the accounting book, the exchange rate disparity shall be accounted into the financial expenditures during the year.
b/ For payable long-term debts
- In cases where the exchange rate for converting the balance at the end of an accounting period is higher than that expressed in the accounting book, the exchange rate disparity shall be accounted into financial expenditures of the year.
- In cases where the exchange rate for converting the balance at the end of the accounting period is lower than that expressed in the accounting book, the exchange rate disparity shall be handled as stipulated in Point 2.1, Section II.
When liquidating receivable or payable long-term debts, if the actual payment exchange rate is higher or lower than that expressed in the accounting book, the exchange rate disparity shall be handled as stipulated in Point 1.2, Section II of this Circular.
III. IMPLEMENTATION PROVISIONS
1. This Circular takes effect from the date of its signing. All previous stipulations on the financial settlement of foreign exchange rate disparities in the State enterprises, which are contrary to this Circular, are now annulled.
2. This Circular shall not apply to enterprises specialized in the foreign currency trading business.
3. Any problems arising in the course of implementation of this Circular must be reported to the Ministry of Finance for consideration amendments or supplements.
 

 
FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Pham Van Trong
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 44-TC/TCDN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 930/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu phòng cháy chữa cháy, vật liệu cách nhiệt cách âm, ngành xây dựng, ngành cơ khí, ngành thép, điện, điện tử, đồ gỗ, đồ gia dụng, sản phẩm từ plastic, nhựa nguyên sinh, vật liệu hiện đại” của Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật công nghệ môi trường Đất Việt

Tài nguyên-Môi trường