Thông tư 07/2018/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xây dựng phương án sử dụng lao động và chính sách với người lao động khi cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

thuộc tính Thông tư 07/2018/TT-BLĐTBXH

Thông tư 07/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xây dựng phương án sử dụng lao động và thực hiện chính sách đối với người lao động khi cổ phần hóa quy định tại Nghị định 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp Nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:07/2018/TT-BLĐTBXH
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Doãn Mậu Diệp
Ngày ban hành:01/08/2018
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

5 đối tượng được mua cổ phần DN nhà nước giá ưu đãi

Trong hướng dẫn xây dựng phương án sử dụng lao động và thực hiện chính sách đối với người lao động khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Thông tư 07/2018/TT-BLĐTBXH, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định các đối tượng được mua cổ phần doanh nghiệp Nhà nước với giá ưu đãi gồm:

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp;

- Người lao động của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp được cử xuống làm đại diện phần vốn của doanh nghiệp khác, chưa được hưởng chính sách mua cổ phần hóa ưu đãi tại các doanh nghiệp khác;

- Người quản lý của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa;

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và người quản lý doanh nghiệp cấp II, chưa được hưởng chính sách mua cổ phần ưu đãi tại các doanh nghiệp khác tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đối với trường hợp cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của Tổng công ty Nhà nước, Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con.

- Người đại diện cho hộ gia đình nhận khoán (nếu có) của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.

Thông tư này được ban hành ngày 01/08/2018, có hiệu lực từ ngày 15/9/2018.

Xem chi tiết Thông tư07/2018/TT-BLĐTBXH tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

Số: 07/2018/TT-BLĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2018

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về chuyn doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quan hệ lao động và Tiền lương;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn xây dựng phương án sử dụng lao động và thực hiện chính sách đối với người lao động khi cổ phần hóa quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cphần.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn xây dựng phương án sử dụng lao động; chia phần còn lại của số dư bằng tiền Quỹ khen thưởng của người lao động, Quỹ phúc lợi; đối tượng, thời gian làm việc để tính mua cổ phần với giá ưu đãi của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ chuyển thành công ty cổ phần (sau đây gọi là doanh nghiệp cổ phần hóa) theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần (sau đây gọi là Nghị định số 126/2017/NĐ-CP).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp cổ phần hóa.
2. Người quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp cổ phần hóa.
3. Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác.
4. Kiểm soát viên đang làm việc tại doanh nghiệp cổ phần hóa.
5. Người lao động đại diện cho hộ gia đình nhận khoán theo hình thức khoán ổn định lâu dài với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước (sau đây gọi là người đại diện cho hộ gia đình nhận khoán).
6. Doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP.
7. Cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp cổ phần hóa.
8. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong thực hiện các nội dung quy định tại Thông tư này.
Điều 3. Xây dựng phương án sử dụng lao động
1. Nội dung chủ yếu của phương án sử dụng lao động
Phương án sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 45 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Danh sách và số lượng người lao động và người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp;
b) Danh sách và số lượng người lao động và người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp tiếp tục được sử dụng hoặc phải đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng hoặc chuyển sang làm việc không trọn thời gian ở doanh nghiệp sau khi chuyển thành công ty cổ phần.
c) Danh sách và số lượng người lao động và người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp sẽ nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm dự kiến phê duyệt phương án cổ phần hóa theo kế hoạch cổ phần hóa đã được phê duyệt;
d) Danh sách và số lượng người lao động và người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp sẽ chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động (đối với người lao động) hoặc hết thời hạn được cử làm đại diện phần vốn của doanh nghiệp và sẽ chấm dứt hợp đồng lao động đang tạm hoãn để làm đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại doanh nghiệp khác (đối với người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác) trong khoảng thời gian từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm dự kiến phê duyệt phương án cổ phần hóa theo kế hoạch cổ phần hóa đã được phê duyệt;
đ) Danh sách và số lượng người lao động và người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp mà doanh nghiệp đã tìm mọi biện pháp nhưng không thể bố trí được việc làm ở doanh nghiệp sau khi chuyển thành công ty cổ phần và phải chấm dứt hợp đồng lao động (đối với người lao động) hoặc phải nghỉ việc (đối với người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác);
e) Biện pháp và nguồn tài chính đảm bảo thực hiện phương án sử dụng lao động.
2. Phương án sử dụng lao động được xây dựng phải đảm bảo công khai, minh bạch trong doanh nghiệp và có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại cơ sở.
3. Quy trình xây dựng phương án sử dụng lao động được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng lao động quy định như sau:
a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt đối với doanh nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 126/1017/NĐ-CP và doanh nghiệp quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP có mức vốn chủ sở hữu theo sổ sách kế toán từ 1.800 tỷ trở lên;
b) Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch doanh nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP phê duyệt đối với doanh nghiệp quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, ngoại trừ doanh nghiệp có mức vốn chủ sở hữu theo sổ sách kế toán từ 1.800 tỷ trở lên.
5. Phương án sử dụng lao động phải được phê duyệt trước khi cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt phương án cổ phần hóa.
Điều 4. Chia phần còn lại của số dư bằng tiền Quỹ khen thưởng của người lao động, Quỹ phúc lợi
Chia phần còn lại của số dư bằng tiền Quỹ khen thưởng của người lao động, Quỹ phúc lợi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 19 Nghị định 126/2017/NĐ-CP được quy định như sau:
1. Đối tượng được chia phần còn lại của số dư bằng tiền Quỹ khen thưởng của người lao động là người lao động có tên trong danh sách lao động của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cổ phần hóa lập danh sách đối tượng được chia phần còn lại của số dư bằng tiền Quỹ khen thưởng của người lao động theo biểu mẫu số 6 tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đối tượng được chia phần còn lại của số dư bằng tiền của Quỹ phúc lợi là người lao động, người quản lý và kiểm soát viên đang làm việc tại doanh nghiệp có tên trong danh sách lao động của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cổ phần hóa lập danh sách đối tượng được chia phần còn lại của số dư bằng tiền Quỹ phúc lợi theo biểu mẫu số 7 tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thời gian làm việc để tính chia phần còn lại của số dư bằng tiền Quỹ khen thưởng của người lao động, Quỹ phúc lợi được xác định như sau:
a) Thời gian làm việc để tính chia phần còn lại của số dư bằng tiền Quỹ khen thưởng của người lao động, Quỹ phúc lợi là tổng thời gian đối tượng được chia đã làm việc tại doanh nghiệp cổ phần hóa tính từ thời điểm tuyển dụng lần cuối vào doanh nghiệp cổ phần hóa (đối với người lao động) hoặc từ thời điểm được điều động và bổ nhiệm về làm việc tại doanh nghiệp cổ phần hóa (đối với người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên đang làm việc tại doanh nghiệp) đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
b) Thời gian làm việc để tính chia phần còn lại của số dư bằng tiền Quỹ khen thưởng của người lao động, Quỹ phúc lợi bao gồm cả thời gian mà đối tượng được chia đã làm việc tại doanh nghiệp trước khi sáp nhập, hợp nhất với doanh nghiệp cổ phần hóa hoặc chia, tách thành doanh nghiệp cổ phần hóa (nếu có).
c) Thời gian làm việc để tính chia phần còn lại của số dư bằng tiền Quỹ khen thưởng của người lao động, Quỹ phúc lợi không bao gồm thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao động, thời gian nghỉ việc không hưởng lương theo quy định tại Khoản 3 Điều 116 của Bộ luật Lao động từ 14 ngày liên tục trở lên;
d) Thời gian làm việc để tính chia phần còn lại số dư bằng tiền Quỹ khen thưởng của người lao động, Quỹ phúc lợi được tính theo tháng. Nếu thời gian làm việc để tính chia phần còn lại số dư bằng tiền Quỹ khen thưởng của người lao động, Quỹ phúc lợi có ngày lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc dưới 14 ngày thì không tính, từ đủ 14 ngày trở lên tính tròn là 01 tháng.
Ví dụ 1: xác định thời gian làm việc của người lao động để tính chia phần còn lại số dư bằng tiền Quỹ khen thưởng của người lao động, Quỹ phúc lợi tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
Ví dụ 2: xác định thời gian làm việc của người quản lý doanh nghiệp để tính chia phần còn lại số dư bằng tiền Quỹ phúc lợi tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Phương án chia phần còn lại của số dư bằng tiền Quỹ khen thưởng của người lao động, Quỹ phúc lợi phải đảm bảo công khai, minh bạch trong doanh nghiệp và có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại cơ sở.
5. Thời điểm chia phần còn lại của số dư bằng tiền Quỹ khen thưởng của người lao động, Quỹ phúc lợi do doanh nghiệp cổ phần hóa xác định và được thực hiện xong trước thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển sang công ty cổ phần.
Điều 5. Đối tượng và thời gian làm việc để tính mua cổ phần với giá ưu đãi
1. Đối tượng mua cổ phần với giá ưu đãi tại Khoản 1 Điều 42 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP được quy định như sau:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
b) Người lao động của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đã được cử xuống làm đại diện phần vốn của doanh nghiệp chuyên trách tại doanh nghiệp khác (không bao gồm người lao động của Công ty mẹ tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đã được cử xuống làm đại diện phần vốn của Công ty mẹ chuyên trách tại doanh nghiệp cấp II đối với trường hợp cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con) chưa được hưởng chính sách mua cổ phần ưu đãi tại các doanh nghiệp khác.
c) Người quản lý của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
d) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và người quản lý doanh nghiệp (bao gồm cả người đại diện phần vốn của Công ty mẹ chuyên trách) tại doanh nghiệp quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP (doanh nghiệp cấp II), chưa được hưởng chính sách mua cổ phần ưu đãi tại các doanh nghiệp khác tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đối với trường hợp cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con.
đ) Người đại diện cho hộ gia đình nhận khoán (nếu có) của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
Doanh nghiệp cổ phần hóa lập danh sách đối tượng được mua cổ phần với giá ưu đãi theo biểu mẫu số 8, số 9, số 10 và số 11 tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thời gian thực tế làm việc tại khu vực nhà nước để tính mua cổ phần với giá ưu đãi tại điểm b Khoản 1 Điều 42 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP đối với đối tượng quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d Khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Thời gian thực tế đối tượng mua cổ phần với giá ưu đãi đã làm việc (cộng dồn) tại doanh nghiệp cổ phần hóa tính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, bao gồm cả thời gian đã làm việc tại doanh nghiệp trước khi sáp nhập, hợp nhất với doanh nghiệp cổ phần hóa hoặc chia, tách thành doanh nghiệp cổ phần hóa (nếu có).
b) Thời gian thực tế đối tượng mua cổ phần với giá ưu đãi đã làm việc (cộng dồn) tại cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (kể cả thời gian người lao động đi nghĩa vụ quân sự), doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đầu tư 100% vốn điều lệ khác trước khi về làm việc tại doanh nghiệp cổ phần hóa hoặc trước khi về làm việc tại doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất với doanh nghiệp cổ phần hóa hoặc chia, tách thành doanh nghiệp cổ phần hóa (nếu có).
3. Thời gian thực tế làm việc tại khu vực nhà nước để tính mua cổ phần với giá ưu đãi quy định tại Khoản 2 Điều này không bao gồm thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao động, thời gian nghỉ việc không hưởng lương theo quy định tại Khoản 3 Điều 116 của Bộ luật Lao động từ 14 ngày liên tục trở lên.
4. Thời gian để tính mua cổ phần với giá ưu đãi đối với đối tượng quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều này là thời gian thực tế đã nhận khoán (cộng dồn) theo hợp đồng nhận khoán ổn định lâu dài với doanh nghiệp cổ phần hóa tính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
5. Thời gian để tính mua cổ phần với giá ưu đãi được tính theo năm (đủ 12 tháng). Nếu thời gian để tính mua cổ phần với giá ưu đãi có tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc dưới 06 tháng thì không tính, từ đủ 06 tháng trở lên tính tròn là 01 năm.
Ví dụ 3: xác định thời gian để tính mua cổ phần với giá ưu đãi tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 6. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2018.
Thông tư số 33/2012/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động theo Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
2. Doanh nghiệp cổ phần hóa đã xây dựng phương án sử dụng lao động, phương án chia phần còn lại số dư bằng tiền Quỹ khen thưởng của người lao động, Quỹ phúc lợi từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì căn cứ vào quy định tại Thông tư này để rà soát lại, điều chỉnh phương án (nếu có) trình cấp thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt lại.
3. Các công ty quy định tại Khoản 2 Điều 49 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP được áp dụng các nội dung tại Thông tư này để thực hiện chính sách đối với người lao động khi cổ phần hóa.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn bổ sung./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp;
- Tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Sở LĐTBXH tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo;
- Cổng TTĐT của Chính phủ;
- Cổng TTĐT của Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, Cục QHLĐTL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Doãn Mậu Diệp

PHỤ LỤC

Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2018/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 8 năm 2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

PHỤ LỤC 1

QUY TRÌNH XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Sau khi có quyết định phê duyệt kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp, Ban chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo Tổ giúp việc, phối hợp với doanh nghiệp cổ phần hóa và Ban chp hành công đoàn cơ sở xây dựng phương án sử dụng lao động theo trình tự như sau:

1. Bước 1: Rà soát, lập danh sách người lao động, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo biểu mẫu số 1 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này, bao gồm:

a) Người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động;

b) Người lao động đang ngừng việc không do lỗi của người lao động hoặc đang bị tạm đình chỉ công việc hoặc đang được cử đi học, đi đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề, đào tạo lại;

c) Người lao động đang nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động;

d) Người lao động đang nghỉ không hưởng lương mà có sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị;

đ) Người lao động đang thực hiện tạm hoãn hợp đồng lao động;

e) Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác

2. Bước 2: Căn cứ vào thực trạng lao động của doanh nghiệp, phương án hoạt động sản xuất, kinh doanh trong 3 - 5 năm tiếp theo, doanh nghiệp cổ phần hóa tiến hành phân loại toàn bộ người lao động tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và lập danh sách như sau:

a) Danh sách người lao động, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác tiếp tục được sử dụng hoặc phải đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng hoặc chuyển sang làm việc không trọn thời gian ở doanh nghiệp sau khi chuyển thành công ty cổ phần quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 3 Thông tư này theo biểu mẫu số 2 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Danh sách người lao động, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác sẽ nghỉ hưu quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 3 Thông tư này theo biểu mẫu số 3 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Danh sách người lao động, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hết thời hạn được cử làm đại diện phần vốn của doanh nghiệp và sẽ chấm dứt hợp đồng lao động đang tạm hoãn để làm đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa tại doanh nghiệp khác quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 3 Thông tư này theo biểu mẫu số 4 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Danh sách người lao động, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác không thể bố trí được việc làm và phải chấm dứt đồng lao động hoặc phải nghỉ việc quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 3 Thông tư này theo biểu mẫu số 5 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Bước 3: Trên cơ sở danh sách người lao động, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác không thể bố trí được việc làm và phải chấm dứt đồng lao động hoặc phải nghỉ việc (theo biểu mẫu s5 Phụ lục 2), doanh nghiệp cổ phần hóa rà soát, phân loại theo thời điểm tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp cổ phần hóa theo thời điểm tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp: tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp cổ phần hóa trước ngày 21 tháng 4 năm 1998; tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp cổ phần hóa từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 trở về sau.

4. Bước 4: Căn cứ quy định pháp luật về lao động, chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu, doanh nghiệp cổ phần hóa phân loại, rà soát thời gian làm việc; dự kiến thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động; tính toán chế độ và tổng hợp nguồn kinh phí dự kiến để giải quyết chế độ đối với người lao động, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác gồm:

- Nguồn kinh phí để đưa người lao động, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng (theo danh sách tại phần II, biểu mẫu số 2 Phụ lục 2);

- Nguồn kinh phí để chi trả chế độ đối với người lao động, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hết thời hạn được cử làm đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa và sẽ chấm dứt hợp đồng lao động đang tạm hoãn để làm người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa tại doanh nghiệp khác (theo danh sách tại biểu mẫu số 4 Phụ lục 2);

- Nguồn kinh phí để giải quyết chế độ đối với người lao động, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác không thể bố trí được việc làm và phải chấm dứt hợp đồng lao động hoặc phải nghỉ việc (người lao động dôi dư) (theo danh sách tại Biểu mẫu số 5 Phụ lục 2).

Thời điểm chấm dt hợp đồng lao động và giải quyết chế độ người lao động dôi dư được thực hiện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa theo quy định pháp luật về chính sách đối với người lao động dôi dư.

5. Bước 5: Thực hiện công khai, minh bạch phương án sử dụng lao động, tổ chức lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể người lao động, người lao động tại Hội nghị người lao động bất thường;

6. Bước 6: Chốt danh sách người lao động tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; tổng hợp, hoàn thiện phương án sử dụng lao động để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

PHỤ LỤC 2

HỆ THỐNG BIỂU MẪU

TT

Nội dung

Mu số 1

Danh sách người lao động, người đạdiện phần vốn của doanh nghiệp chuyên trách tại doanh nghiệp khác tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

Mu số 2

Danh sách người lao động, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp chuyên trách tại doanh nghiệp khác tiếp tục sử dụng

Mu số 3

Danh sách người lao động, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp chuyên trách tại doanh nghiệp khác nghỉ hưu

Mu số 4

Danh sách người lao động, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp chuyên trách tại doanh nghiệp khác chấm dứt hợp đồng lao động

Mu số 5

Danh sách người lao động, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp chuyên trách tại doanh nghiệp khác không thể bố trí được việc làm và phải chấm dứt hợp đồng lađộng

Mu số 6

Danh sách người lao động để chia phần còn lại số dư bằng tiền quỹ khen thưởng

Mu số 7

Danh sách người lao động, người quản lý, kiểm soát viên để chia phần còn lại số dư bằng tiền quỹ phúc lợi

Mu số 8

Đối tượng mua cổ phần với giá ưu đãi

Mu số 9

Danh sách người đại diện cho hộ gia đình nhận khoán mua cổ phần với giá ưu đãi

Mu số 10

Danh sách người lao động và người quản lý doanh nghiệp cấp II mua cổ phần với giá ưu đãi

Mu số 11

Danh sách người đại diện cho hộ gia đình nhận khoán doanh nghiệp cấp II mua cổ phần với giá ưu đãi.

Mẫu số 1

TÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU
TÊN DOANH NGHIỆP

-------

DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG, NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP CHUYÊN TRÁCH TẠI DOANH NGHIỆP KHÁC TẠI THỜI ĐIỂM XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
---------------

STT

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Chức danh, công việc đang làm

Đơn vị (phòng, ban, phân xưởng...)

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ hoặc bậc lương hiện hưởng

Thời hạn hợp đồng lao động

1. Không xác định

2. Từ 12 đến 36 tháng

3. dưới 12 tháng hoặc mùa v

Ngày, tháng, năm tuyển dụng lần cuối vào doanh nghiệp

Tình trạng việc làm

01. Đang làm việc

02. Đang phải ngừng việc

03. Đang nghỉ hưởng BHXH, TNLĐ BNN

04. Đang ngh không lương

05. Đang tạm hoãn thực hiện HĐLĐ

Địa chỉ hoặc điện thoại liên hệ

Nam

Nữ

 

 

 

 

 

 

(A)

(B)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

I. NGƯỜI LAO ĐỘNG

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP CHUYÊN TRÁCH TẠI DOANH NGHIỆP KHÁC

3.

 

 

 

 

 

 

(i)

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng số người theo danh sách: ……………người.

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày….tháng…..năm…..
GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: (1) Biểu này được lập cho từng công ty đối với trường hợp cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con.

- STT: Đánh số thứ tự liên tục để sử dụng cho các biu sau.

- Mục I. Người lao động: bao gồm toàn bộ người lao động đang có tình trạng việc làm tại cột 8

- Mục II. Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp chuyên trách tại doanh nghiệp khác: không bao gồm người đại diện phần vốn của doanh nghiệp chuyên trách làm việc tại doanh nghiệp cấp II đối với trường hợp cổ phần hóa công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con.

- Cột 5: Ghi trình độ đào tạo cao nhất (sau đại học, đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp, trung cấp nghề, sơ cấp) hoặc ghi bậc lương hiện hưởng theo thang, bảng lương của doanh nghiệp.

- Cột 6: Ô (i) Ghi thời hạn hợp đồng lao động đang tạm hoãn để làm đại diện vn của doanh nghiệp chuyên trách tại doanh nghiệp khác.

- Cột 7: Ngày, tháng, năm tuyển dụng lần cuối vào doanh nghiệp cổ phần hóa hoặc tuyển dụng vào doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất với doanh nghiệp cổ phần hóa hoặc chia, tách thành doanh nghiệp cổ phần hóa trước đó (nếu có).

Mẫu số 2

TÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU
TÊN DOANH NGHIỆP

-------

DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG, NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP CHUYÊN TRÁCH TẠI DOANH NGHIỆP KHÁC TIẾP TỤC SỬ DỤNG(1)
---------------

STT

Họ và tên

Số thứ tự ở biểu mẫu số 1

Ngày, tháng, năm sinh

Chức danh, công việc đang làm

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ hoặc bậc lương hin hưởng

Đơn vị (phòng, ban, phân xưởng...)

Dự kiến chức danh, công việc tại doanh nghiệp cổ phần

Địa chỉ hoặc điện thoại liên hệ

Nam

Nữ

 

 

 

(A)

(B)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

I. LAO ĐỘNG TIẾP TỤC SỬ DỤNG

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. LAO ĐỘNG ĐƯA ĐI ĐÀO TẠO LẠI ĐỂ TIẾP TỤC SỬ DỤNG

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. LAO ĐỘNG CHUYỂN SANG LÀM VIỆC KHÔNG TRỌN THỜI GIAN

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng số người theo danh sách: ……………người.

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày….tháng…..năm…..
GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: (1) Dự kiến tiếp tục sử dụng tại doanh nghiệp sau cổ phần hóa.

(1) Biểu này được lập cho từng công ty đối với trường hợp cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con.

Mẫu số 3

TÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU
TÊN DOANH NGHIỆP

-------

DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG, NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP CHUYÊN TRÁCH TẠI DOANH NGHIỆP KHÁC NGHỈ HƯU(1)
---------------

STT

Họ và tên

Số thứ tự ở biểu mẫu số 1

Ngày, tháng, năm sinh

Chức danh, công việc đang làm

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ hoặc bậc lương hin hưởng

Đơn vị (phòng, ban, phân xưởng...)

Thời điểm dự kiến nghỉ hưu (ngày, tháng, năm)

Nơi ở sau khi nghỉ hưu

Nam

Nữ

 

 

 

(A)

(B)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

I. NGƯỜI LAO ĐỘNG

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP CHUYÊN TRÁCH TẠI DOANH NGHIỆP KHÁC

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng số người theo danh sách: ……………người.

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày….tháng…..năm…..
GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: (1) Dự kiến nghỉ hưu theo quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm dự kiến phê duyệt phương án cổ phần hóa theo kế hoạch cổ phần hóa đã phê duyệt.

(1) Biểu này được lập cho từng công ty đối với trường hợp cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con.

Mẫu số 4

TÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU
TÊN DOANH NGHIỆP

-------

DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG, NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP CHUYÊN TRÁCH TẠI DOANH NGHIỆP KHÁC CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG(1)
---------------

STT

Họ và tên

Số thứ tự ở biểu mẫu số 1

Ngày, tháng, năm sinh

Chức danh, công việc đang làm

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ hoặc bậc lương hiện hưởng

Đơn vị (phòng, ban, phân xưởng...)

Ngày, tháng, năm tuyển dụng ln cuối vào doanh nghiệp

Thời điểm dự kiến chấm dứt HĐLĐ (ngày, tháng, năm)

Lý do chấm dứt

01. Hết hạn hợp đồng lao động hoặc hết nhiệm kỳ

02. Hai bên thỏa thuận

03. Người lao động đơn phương

04. Khác

Ghi chú

Nam

Nữ

 

 

 

 

(A)

(B)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

I. NGƯỜI LAO ĐỘNG

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP CHUYÊN TRÁCH TẠI DOANH NGHIỆP KHÁC

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng số người theo danh sách: ……………người.

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày….tháng…..năm…..
GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: (1) Dự kiến chấm dứt hợp đồng lao động trong khoảng thời gian từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm dự kiến phê duyệt phương án cổ phần hóa theo kế hoạch cổ phần hóa đã phê duyệt.

(1) Biu này được lập cho từng công ty đi với trường hợp cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con.

- Cột 9: trường hợp “lý do khác” (04), thì ghi cụ thể lý do vào cột ghi chú (10)

Mẫu số 5

TÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU
TÊN DOANH NGHIỆP
_________

DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG, NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP CHUYÊN TRÁCH TẠI DOANH NGHIỆP KHÁC KHÔNG THỂ BỐ TRÍ ĐƯỢC VIỆC LÀM VÀ PHẢI CHẤM HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG(1)
______________________

STT

Họ và tên

Số thứ tự ở biểu mẫu số 1

Ngày, tháng, năm sinh

Chức danh, công việc đang làm

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ hoặc bậc lương hin hưởng

Đơn vị (phòng, ban, phân xưởng...)

Ngày, tháng, năm tuyển dụng lần cuối vào doanh nghiệp

Ghi chú

Nam

Nữ

 

 

 

 

(A)

(B)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

I. TUYỂN DỤNG TRƯỚC NGÀY 21 THÁNG 4 NĂM 1998

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. TUYỂN DỤNG TỪ NGÀY 21 THÁNG 4 NĂM 1998 VỀ SAU

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng số người theo danh sách: ……………người.

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày….tháng…..năm…..
GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: (1) Không thể bố trí được việc làm ở doanh nghiệp cổ phần hóa và dự kiến phải chấm dứt hợp đồng lao động (mất việc làm hoặc dôi dư).

(1) Biểu này được lập cho từng công ty đối với trường hợp cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con.

Mẫu số 6

TÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU
TÊN DOANH NGHIỆP

-------

DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG

ĐỂ CHIA PHẦN CÒN LẠI SỐ DƯ BẰNG TIỀN QUỸ KHEN THƯỞNG (1)
---------------

STT

Họ và tên

Số thứ tự ở biểu mẫu số 1

Ngày, tháng năm sinh

Chức danh, công việc đang làm

Đơn vị (phòng, ban, phân xưởng...)

Ngày, tháng, năm tuyển dụng lần cuối vào doanh nghiệp

Tống thời gian đã làm việc tại doanh nghiệp tính đến thời điểm XĐGTDN

Thời gian tạm hoãn HĐLĐ và nghỉ việc không lương từ 14 ngày liên tục trở lên

Thời gian làm việc để tính chia quỹ khen thưởng (tháng tính tròn)

Ghi chú

Nam

Nữ

 

 

Số tháng

Số ngày

Số tháng

Số ngày

 

 

(A)

(B)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng số người theo danh sách: ……………người.

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày….tháng…..năm…..
GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Danh sách này chỉ bao gồm người lao động tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (Mục I tại biểu mẫu số 1).

(1) Biểu này được lập cho từng công ty đối với trường hợp cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con.

Cột 6: Ngày, tháng, năm tuyển dụng lần cuối vào doanh nghiệp cổ phần hóa hoặc tuyển dụng vào doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất với doanh nghiệp cổ phần hóa hoặc chia, tách thành doanh nghiệp cổ phần hóa trước đó (nếu có)

Mẫu số 7

TÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU
TÊN DOANH NGHIỆP

-------

DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG, NGƯỜI QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT VIÊN ĐỂ CHIA PHẦN CÒN LẠI SỐ DƯ BẰNG TIỀN QUỸ PHÚC LỢI (1)
---------------

STT

Họ và tên

Số thứ tự ở biểu mẫu số 1

Ngày, tháng năm sinh

Chức danh, công việc đang làm

Đơn vị (phòng, ban, phân xưởng...)

Ngày, tháng, năm tuyển dụng lần cuối vào doanh nghiệp

Tng thời gian đã làm việc tại doanh nghiệp tính đến thời điểm XĐGTDN

Thời gian tạm hoãn HĐLĐ và nghỉ việc không lương từ 14 ngày liên tục trở lên

Thời gian làm việc để tính chia quỹ phúc lợi (tháng tính tròn)

Ghi chú

Nam

Nữ

 

 

Số tháng

Số ngày

Số tháng

Số ngày

 

 

(A)

(B)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

I. NGƯỜI LAO ĐỘNG

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. NGƯỜI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

1.

 

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

 

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. KIỂM SOÁT VIÊN LÀM VIỆC TẠI DOANH NGHIỆP

1.

 

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

 

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng số người theo danh sách: ……………người.

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày….tháng…..năm…..
GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: (1) Biểu này được lập cho từng công ty đối với trường hợp cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con.

- Cột 6: Trường hợp người quản lý hoặc kiểm soát viên được điều động bổ nhiệm từ doanh nghiệp khác về doanh nghiệp cổ phần hóa thì ghi thời điểm được điều động bổ nhiệm (lần đầu) về doanh nghiệp cổ phần hóa.

Mẫu số 8

TÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU
TÊN DOANH NGHIỆP

-------

DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG MUA CỔ PHẦN VỚI GIÁ ƯU ĐÃI
---------------

STT

Họ và tên

Số thứ tự ở biểu mẫu số 1

Ngày, tháng năm sinh

Ngày, tháng, năm tuyển dụng lần cuối vào doanh nghiệp

Làm việc tại doanh nghiệp

Làm việc tại khu vực nhà nước

Tổng thời gian để tính mua cổ phần với giá ưu đãi

Ghi chú

 

 

 

 

Tổng thời gian đã làm việc tại doanh nghiệp tính đến thời điểm XĐGTDN

Thời gian tạm hoãn HĐLĐ và nghỉ việc không lương từ 14 ngày liên tục trở lên

Thời gian tính mua cổ phần giá ưu đãi (số tháng tính tròn)

Tổng thời gian đã làm việc tại khu vực nhà nước

Thời gian đã đóng BHXH tại khu vực nhà nước

Thời gian tính mua cổ phần giá ưu đãi (s tháng tính tròn)

Tổng số tháng = (9+14)

Tổng số năm (tính tròn)

 

 

 

 

 

Nam

Nữ

 

Số tháng

Số ngày

Số tháng

Số ngày

 

Số tháng

Số ngày

Số tháng

Số ngày

 

 

 

 

 

 

 

 

(A)

(B)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

 

 

 

 

I. NGƯỜI LAO ĐỘNG

 

 

 

 

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP CHUYÊN TRÁCH TẠI DOANH NGHIỆP KHÁC

 

 

 

 

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III.NGƯỜI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP ...

 

 

 

 

1.

 

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng số người theo danh sách: ……………người.

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày….tháng…..năm…..
GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: Mục II. Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp chuyên trách tại doanh nghiệp khác: không bao gồm người đại diện phần vốn của doanh nghiệp chuyên trách làm việc tại doanh nghiệp cấp II trong trường cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con (đối tượng này sẽ được lập ở biểu mẫu số 10).

Mẫu số 9

TÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU
TÊN DOANH NGHIỆP

-------

DANH SÁCH NGƯỜI ĐẠI DIỆN CHO HỘ GIA ĐÌNH NHẬN KHOÁN MUA CỔ PHẦN VỚI GIÁ ƯU ĐÃI
---------------

STT

Họ và tên

Ngày, tháng năm sinh

Ngày, tháng, năm bắt đầu nhận khoán theo hợp đồng hiện tại

Hợp đồng nhận khoán hiện tại

Hợp đồng nhận khoán trước đây

Tổng thời gian để tính mua cổ phần với giá ưu đãi

Ghi chú

 

 

 

 

Hợp đồng nhận khoán

Tng thời gian đã thực hiện hợp đồng đến thời điểm XĐGTDN

Thời gian đã thực hiện hợp đồng đến thời điểm XĐGT DN (số tháng tính tròn)

Thời gian đã thực hiện theo hợp đồng thứ nhất

Thời gian đã thực hiện theo hợp đồng thứ hai (1)

Tổng thời gian gian đã thực hiện các hợp đồng (s tháng tính tròn)

Tổng số tháng = (8+13)

Tổng số năm (tính tròn)

 

 

 

 

 

Nam

Nữ

Số hợp đồng

Ngày ký

Số tháng

Số ngày

 

Số tháng

Số ngày

Số tháng

Số ngày

 

 

 

 

 

 

 

 

(A)

(B)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

 

 

 

 

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng số người theo danh sách: ……………người.

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày….tháng…..năm…..
GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: (1) Trường hợp có nhiều hơn 02 hợp đồng nhận khoán trước đây thì ghi tổng thời gian đã thực hiện theo các hợp đồng vào cột (11) và (12).

- Cột (16): Ghi cụ thể số hợp đồng, ngày tháng ký hợp đồng nhận khoán trước đây (nếu có).

Mẫu số 10

TÊN CHỦ SỞ HỮU
(CÔNG TY MẸ)
TÊN DOANH NGHIỆP (CẤP II)

-------

DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP CẤP II MUA CỔ PHẦN VỚI GIÁ ƯU ĐÃI
(Áp dụng đối với trường hợp cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con)
---------------

STT

Họ và tên

Số thứ tự ở biểu mẫu số 1

Ngày, tháng năm sinh

Ngày, tháng, năm tuyển dụng lần cuối vào doanh nghiệp

Làm việc tại doanh nghiệp

Làm việc tại khu vực nhà nước

Tổng thời gian để tính mua cổ phần với giá ưu đãi

Ghi chú

 

 

 

 

 

Tng thời gian đã làm việc tại doanh nghiệp tính đến thời điểm XĐGTDN

Thời gian tạm hoãn HĐLĐ và nghỉ việc không lương từ 14 ngày liên tục trở lên

Thời gian tính mua cổ phần giá ưu đãi (số tháng tính tròn)

Tổng thời gian đã làm việc tại khu vực nhà nước

Thời gian đã đóng BHXH tại khu vực nhà nước

Thời gian tính mua cổ phần giá ưu đãi (số tháng tính tròn)

Tổng số tháng = (9+14)

Tổng số năm (tính tròn)

 

 

 

 

 

 

Nam

Nữ

Số tháng

Số ngày

Số tháng

Số ngày

 

Số tháng

Số ngày

Số tháng

Số ngày

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(A)

(B)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

 

 

 

 

 

I. NGƯỜI LAO ĐỘNG

 

 

 

 

 

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. NGƯỜI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

 

 

 

 

 

 

 

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng số người theo danh sách: ……………người.

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày….tháng…..năm…..
GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: Nếu là người đại diện phần vốn của Công ty mẹ chuyên trách tại doanh nghiệp thì ghi vào cột ghi chú (17).

Mẫu số 11

TÊN CHỦ SỞ HỮU
(CÔNG TY MẸ)
TÊN DOANH NGHIỆP (CẤP II)

-------

DANH SÁCH NGƯỜI ĐẠI DIỆN CHO HỘ GIA ĐÌNH NHẬN KHOÁN Ở DOANH NGHIỆP CẤP II MUA CHO CỔ PHẦN VỚI GIÁ ƯU ĐÃI
(Áp dụng đối với trường hợp cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con)
---------------

STT

Họ và tên

Ngày, tháng năm sinh

Ngày, tháng, năm bắt đầu nhận khoán theo hp đồng hiện tại

Hợp đồng nhận khoán hiện tại

Hợp đồng nhận khoán trước đây

Tổng thời gian để tính mua cổ phần với giá ưu đãi

Ghi chú

 

 

 

 

Hợp đồng nhận khoán

Tổng thời gian đã thực hiện hợp đồng đến thời điểm XĐGTDN

Thời gian đã thực hiện hợp đồng đến thời điểm XĐGTDN (s tháng tính tròn)

Thời gian đã thực hiện theo hợp đồng thứ nhất

Thời gian đã thực hiện theo hợp đồng thứ hai (1)

Tổng thời gian đã thực hiện các hợp đồng (s tháng tính tròn)

Tổng số tháng = (8+13)

Tổng số năm (tính tròn)

 

 

 

 

 

Nam

Nữ

Số hợp đồng

Ngày ký

Số tháng

Số ngày

 

Số tháng

Số ngày

Số tháng

Số ngày

 

 

 

 

 

 

 

 

(A)

(B)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

 

 

 

 

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng số người theo danh sách: ……………người.

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày….tháng…..năm…..
GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: (1) Trường hợp có nhiều hơn 02 hợp đồng nhận khoán trước đây thì ghi tổng thời gian đã thực hiện theo các hợp đồng vào cột (11) và (12).

- Cột (16): Ghi cụ thể số hợp đồng, ngày tháng ký hợp đồng nhận khoán trước đây (nếu có).

PHỤ LỤC 3

CÁC VÍ DỤ VỀ CÁC TÍNH THỜI GIAN LÀM VIỆC ĐỂ TÍNH CHIA PHẦN CÒN LẠI QUỸ KHEN THƯỞNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG, QUỸ PHÚC LỢI VÀ MUA CỔ PHẦN VỚI GIÁ ƯU ĐÃI

Ví dụ 1. Xác định thời gian làm việc của người lao động để chia phần còn lại Quỹ khen thưởng của người lao động, Quỹ phúc lợi

Công ty X là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được thành lập ngày 01/6/1998 trên cơ sở sáp nhập từ 02 doanh nghiệp nhà nước Y và Z. Theo kế hoạch năm 2019 Công ty X thực hiện cổ phần hóa, dự kiến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là ngày 01/7/2019.

Ông Nguyễn Văn A sinh ngày 15/3/1966 được tuyển dụng vào doanh nghiệp Y ngày 10/01/1994. Tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (1/7/2019), Ông A là người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động tại công ty X. Ông A có thời gian làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp như sau:

1. Từ ngày 26/4/1984 đến ngày 30/6/1988 là 50 tháng 4 ngày (4 năm 2 tháng 4 ngày), ông A tham gia quân đội;

2. Từ ngày 30/9/1988 đến ngày 15/5/1991 là 31 tháng 15 ngày (2 năm 7 tháng 15 ngày), ông A đi học tại trường cao đng kỹ thuật;

3. Từ ngày 15/8/1991 đến ngày 9/01/1994 là 28 tháng 24 ngày (2 năm 4 tháng 24 ngày), ông A làm việc tại Ủy ban nhân dân huyện V;

4. Từ ngày 10/01/1994 đến ngày 30/5/1997 là 41 tháng 20 ngày (3 năm 5 tháng 20 ngày), ông A làm việc tại doanh nghiệp Y;

5. Ngày 01/6/1998 doanh nghiệp Y sáp nhập với doanh nghiệp thành Công ty X, ông A tiếp tục ký hợp đồng lao động với Công ty X và làm việc đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Thời gian làm việc của ông A như sau:

a) Từ ngày 1/6/1997 đến ngày 31/7/2001 là 50 tháng (4 năm 2 tháng), ông A làm việc tại Công ty;

b) Từ ngày 01/8/2001 đến ngày 15/10/2001 là 02 tháng 15 ngày, ông A xin nghỉ việc không hưởng lương;

c) Từ ngày 16/10/2001 đến 15/3/2006 là 53 tháng (4 năm 5 tháng), ông A tiếp tục làm việc tại Công ty;

d) Từ ngày 16/3/2006 đến ngày 31/5/2006 là 02 tháng 16 ngày, ông A xin nghỉ ốm và có xác nhận của cơ quan y tế, hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.

đ) Từ ngày 01/6/2006 đến ngày 15/7/2014 là 97 tháng 15 ngày (8 năm 1 tháng 15 ngày), ông A tiếp tục làm việc tại Công ty;

e) Từ ngày 16/7/2014 đến 30/9/2016 là 26 tháng 16 ngày (2 năm 2 tháng 16 ngày), ông A thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động với Công ty;

g) Từ 1/10/2016 đến 1/7/2019 là 33 tháng (2 năm 9 tháng), ông A làm việc tại Công ty.

Thời gian làm việc để tính chia phần còn lại Quỹ khen thưởng của người lao động, Quỹ phúc lợi của ông Nguyễn Văn A = Khoản 4 + (điểm a + điểm c + điểm d + điểm đ + điểm g) Khoản 5 = 41 tháng 20 ngày + (50 tháng + 53 tháng + 2 tháng 16 ngày + 97 tháng 15 ngày + 33 tháng) = 277 tháng 21 ngày (làm tròn là 278 tháng).

Ví dụ 2. Xác định thời gian làm việc của người quản lý doanh nghiệp để tính chia phần còn lại số dư bằng tiền Quỹ phúc lợi.

Công ty M là doanh nghiệp nhà nước được thành lập ngày 01/6/1996. Ngày 01/6/2000 Công ty M tách một bộ phận của Công ty để thành lập Công ty N. Theo kế hoạch năm 2019 Công ty N tiến hành cổ phần hóa, dự kiến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là ngày 01/7/2019.

Ông Bùi Văn B sinh ngày 18/6/1970 được tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh Công ty M ngày 25 tháng 03 năm 1996. Ngày 01/6/2000 Công ty M tách bộ phận nơi ông B làm việc để thành lập Công ty N, ông B tiếp tục làm việc tại Công ty N đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (ngày 01/7/2019). ông Bùi Văn B có thời gian làm việc như sau:

1. Từ ngày 25/3/1996 đến ngày 1/6/2000 là 50 tháng 6 ngày (4 năm 2 tháng 6 ngày), ông B làm việc tại Công ty M;

2. Từ ngày 1/6/2000 đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (01/7/2019) ông B làm việc tại Công ty N và có quá trình làm việc như sau:

a) Từ ngày 1/6/2000 đến ngày 15/9/2007 là 87 tháng 15 ngày (7 năm 3 tháng 15 ngày), ông B làm việc theo hp đng lao động tại Công ty N;

b) Từ ngày 16/9/2007 đến ngày 15/11/2008 là 14 tháng (1 năm 2 tháng), ông B thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động với công ty N;

c) Từ ngày 16/11/2008 đến ngày 31/3/2015 là 72 tháng 15 ngày (6 năm 4 tháng 15 ngày), ông B tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động;

d) Ngày 01/4/2015 ông B được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Công ty N và làm việc đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (01/7/2019) với thời gian làm việc là 51 tháng (4 năm 3 tháng).

Thời gian làm việc để tính chia phần còn lại Quỹ phúc lợi đối với ông Bùi Văn B = Khoản 1 + (điểm a + điểm c + điểm d) Khoản 2 = 50 tháng 6 ngày + (87 tháng 15 ngày + 72 tháng 15 ngày + 51 tháng) = 261 tháng 6 ngày (làm tròn là 261 tháng).

Ví dụ 3. Xác định thời gian làm việc để tính mua cổ phần với giá ưu đãi

Tiếp theo ví dụ 1 đối với trường hợp ông Nguyễn Văn A.

Thời gian làm việc của ông A để tính mua cổ phần với giá ưu đãi = Khoản 1 + Khoản 3 + Khoản 4 + (điểm a + điểm c + điểm d + điểm đ + điểm g) Khoản 5 = 50 tháng 4 ngày + 28 tháng 24 ngày + 41 tháng 20 ngày + (50 tháng + 53 tháng + 2 tháng 16 ngày + 97 tháng 15 ngày + 33 tháng) = 356 tháng 19 ngày (làm tròn là 357 tháng) = 29 năm 9 tháng (làm tròn là 30 năm)./.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS

Circular No. 07/2018/TT-BLDTBXH dated August 01, 2018 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs on formulating employee utilization plan and implementing employee policies in the context of equitization prescribed in the Government’s Decree No. 126/2017/ND-CP dated November 16, 2017 on conversion from state-owned enterprises and single-member limited liability companies with 100% of charter capital invested by state-owned enterprises into joint-stock companies

Pursuant to the Government’s Decree No. 14/2017/ND-CP dated February 17, 2017 defining functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

Pursuant to the Government’s Decree No. 126/2017/ND-CP dated November 16, 2017 on conversion from state-owned enterprises and single-member limited liability companies with 100% of charter capital invested by state-owned enterprises into joint-stock companies;

At the request of the Director of Department of Labor Relation and Wage;

The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs hereby adopts a Circular on guidelines for formulating employee utilization plan and implementing employee policies in the context of equitization prescribed in the Government’s Decree No. 126/2017/ND-CP dated November 16, 2017 on conversion from state-owned enterprises and single-member limited liability companies with 100% of charter capital invested by state-owned enterprises into joint-stock companies.

Article 1. Scope of adjustment

This Circular provide guidelines for formulating employee utilization plan; distribution of the remaining of unused reward fund and welfare fund; persons eligible to purchase discounted shares and seniority as the basis for purchase of discounted shares paid to employees of state-owned enterprises and single-member limited liability companies with 100% of charter capital invested by state-owned enterprises into joint-stock companies (hereinafter referred to as “the equitized enterprise”) as prescribed in the Government’s Decree No. 126/2017/ND-CP dated November 16, 2017 (hereinafter referred to as “the Decree No. 126/2017/ND-CP).

Article 2. Subject of application

1. Employees working for equitized enterprises.

2. Managers of equitized enterprises.

3. Full-time representatives of the equitized enterprises’ capital in other enterprises (hereinafter referred to as “full-time representatives of the equitized enterprises’ capital”).

4. Controllers working for equitized enterprises.

5. Employees representing household businesses to receive fix funding under a long-term agreement on receiving fix funding with agricultural or forestry single-member limited liability companies as prescribed in the Government’s Decree No. 168/2016/ND-CP dated December 27, 2016 (hereinafter referred to as “employees representing household businesses to receive fix funding).

6. State-owned enterprises and single-member limited liability companies with 100% of charter capital invested by state-owned enterprises prescribed in Clauses 2 and 3 Article 2 of the Decree No. 126/2017/ND-CP.

7. Representative authorities of equitized enterprises.

8. Other organizations and individuals related to the performance of the tasks specified in this Circular.

Article 3. Formulation of employee utilization plan

1. Contents of an employee utilization plan

The employee utilization plan formulated as prescribed in Point a Clause 4 Article 45 of the Decree No. 126/2017/ND-CP shall contain at least:

a) A list and number of employees and full-time representatives of the equitized enterprises’ capital on the date of enterprise valuation;

b) A list and number of employees and full-time representatives of the equitized enterprises’ capital on the date of enterprise valuation who are accepted to continue their work, are sent to take re-training courses before continuing their work or change to work under non-full-time employment contracts in an enterprise after it is converted into a joint-stock company.

c) A list and number of employees and full-time representatives of the equitized enterprises’ capital on the date of enterprise valuation who will retire in accordance with regulations of law on insurance from the date of enterprise valuation to the expected date of approval for the equitization method according to the approved equitization plan.

d) A list and number of employees and full-time representatives of the equitized enterprises’ capital on the date of enterprise valuation who will terminate employment contracts in accordance with regulations of the Labor Code (with respect to employees) or are no longer allowed to represent capital of enterprises after the prescribed time limit for the representation and will terminate employment contracts that are being suspended in order to represent enterprises’ capital in other enterprises (with respect to full-time representatives of the equitized enterprises’ capital) from the date of enterprise valuation to the expected date of approval for the equitization method according to the approved equitization plan;

dd) A list and number of employees and full-time representatives of the equitized enterprises’ capital on the date of enterprise valuation whom the enterprise has failed in all attempts to assign proper duties in the enterprise after it is converted to a joint-stock company, resulting in termination of employment contracts (with respect to employees) or termination of employment (with respect to full-time representatives of the equitized enterprises’ capital);

e) Solutions and budget for implementing the employee utilization plan.

2. The employee utilization plan must be formulated in a public and transparent manner in the enterprise and participated by the organization providing representation for employees working in the enterprise.

3. Procedures for formulating an employee utilization plan are provided in the Appendix 1 hereof.

4. Power to approve the employee utilization plan:

a) The representative authority shall approve the plan of the enterprise specified in Clause 2 Article 2 of the Decree No. 126/1017/ND-CP and enterprise specified in Clause 3 Article 2 of the Decree No. 126/1017/ND-CP having equity of at least VND 1,800 billion stated in accounting records;

b) The Board of Members or Chairperson of the enterprise specified in Clause 2 Article 2 of the Decree No. 126/1017/ND-CP shall approve the plan of the enterprise specified in Clause 3 Article 2 of the Decree No. 126/1017/ND-CP, except the enterprise having equity of at least VND 1,800 billion stated in accounting records.

5. The employee utilization plan must be approved before the representative authority approves the equitization method.

Article 4. Distribution of the remaining of unused reward fund and welfare fund

The remaining of unused reward fund and welfare fund specified in Clauses 1 and 2 Article 19 of the Decree No. 126/2017/ND-CP shall be distributed as follows:

1. Persons who are entitled to distributions of the remaining of the unused reward fund are employees appearing on the list of the equitized enterprise’s employees on the date of enterprise valuation.

The equitized enterprise shall compile a list of persons who are entitled to distributions of the remaining of the unused reward fund by adopting the Form No. 6 in the Appendix 2 hereof.

2. Persons who are entitled to distributions of the remaining of the unused reward fund are employees, managers and controllers who are working in the enterprise and appear on the list of the equitized enterprise’s employees on the date of enterprise valuation.

The equitized enterprise shall compile a list of persons who are entitled to distributions of the remaining of the unused reward fund or welfare fund by adopting the Form No. 7 in the Appendix 2 hereof.

3. The seniority as the basis for distribution of the remaining of unused reward fund and welfare fund shall be determined as follows:

a) The seniority as the basis for distribution of the remaining of unused reward fund and welfare fund is the total length of time that a person eligible for distributions has worked for an equitized enterprise from the date of final recruitment into the equitized enterprise (with respect to the employee) or from the date on which such person is appointed to work in the equitized enterprise (with respect to the manager or controller who is working in the enterprise) to the date of equitized enterprise valuation.

b) The seniority as the basis for distribution of the remaining of unused reward fund and welfare fund includes the length of time that a person eligible for distributions has worked in an enterprise before it is merged with or consolidated into an equitized enterprise or fully divided or partially divided into an equitized enterprise.

c) The seniority as the basis for distribution of the remaining of unused reward fund and welfare fund excludes the length of time that an employment contract has been suspended as prescribed in Article 32 of the Labor Code and unpaid leave has been taken as prescribed in Clause 3 Article 116 of the Labor Code for at least 14 consecutive days;

d) The seniority as the basis for distribution of the remaining of unused reward fund and welfare fund shall be expressed as months. If a partial month has fewer than 14 days shall be rounded down to 0; a partial month that has 14 days or more shall be rounded up to 01 month.

Example 1: The employee’s seniority as the basis for distribution of the remaining of unused reward fund and welfare fund is determined according to Appendix 3 hereof.

Example 2: The manager’s seniority as the basis for distribution of the remaining of unused reward fund and welfare fund is determined according to Appendix 3 hereof.

4. The remaining of unused reward fund and welfare fund must be distributed in an open and transparent manner in the enterprise and participated by the organization providing representation for employees working in the enterprise.

5. The date on which the remaining of the unused reward fund or welfare fund is distributed shall be decided by the equitized enterprise and the distribution must be implemented before the date on which the equitized enterprise is converted into a joint-stock company.

Article 5. Persons eligible to purchase discounted shares and seniority as the basis for purchase of discounted shares

1. Persons eligible to purchase discounted shares as prescribed in Clause 1 Article 42 of the Decree No. 126/2017/ND-CP include:

a) Employees working under employment contracts for equitized enterprises on the date of enterprise valuation.

b) Employees working for equitized enterprises on the date of enterprise valuation and appointed to be full-time representatives of the equitized enterprises’ capital (except the employees working for parent companies on the date of equitized enterprise valuation and appointed to be full-time representatives of the parent companies’ capital in level II enterprises in the case of equitization of parent companies of state-owned economic groups, parent companies of state corporations or parent companies in groups of parent companies and subsidiaries) that have not been eligible to purchase discounted shares from other enterprises.

c) Managers of equitized enterprises on the date of equitized enterprise valuation.

d) Employees working under employment contracts and managers (including full-time representatives of the parent companies capital) of enterprises specified in Clause 3 Article 2 of the Decree No.126/2017/ND-CP (level II enterprises) that have not been eligible to purchase discounted shares from other enterprises on the date of equitized enterprise valuation in the case of equitization of parent companies of state-owned economic groups, parent companies of state corporations or parent companies in groups of parent companies and subsidiaries.

dd) Representatives of household businesses to receive fix funding (if any) of equitized enterprises on the date of equitized enterprise valuation.

The equitized enterprise shall compile a list of persons who are eligible to purchase discounted shares by adopting the Forms No. 8, 9, 10 and 11 in the Appendix 2 hereof.

2. The actual seniority in the public sector as the basis for purchase of discounted shares prescribed in Point b Clause 1 Article 42 of the Decree No. 126/2017/ND-CP applied to the persons specified in Points a, b, c and d Clause 1 of this Article includes:

a) The actual length of time that a person eligible to purchase discounted shares has worked in an equitized enterprise, accrued by the time of enterprise valuation, including the length of time that such person has worked in the enterprise before it is merged with or consolidated into an equitized enterprise or fully divided or partially divided into an equitized enterprise (if any).

b) The actual length of time that a person eligible to purchase discounted shares has worked, accrued in a state administrative institution, state-owned service provider, political organization, socio-political organization or armed force unit (including the length of time that the employee has done a military service), wholly state-owned enterprise or another enterprise 100% of charter capital of which is held by a wholly-stated owned enterprise before transferring to an enterprise that has been merged with or consolidated into an equitized enterprise or fully divided or partially divided into an equitized enterprise (if any).

3. The actual seniority in the public sector as the basis for purchase of discounted shares prescribed in Clause 2 of this Article excludes the length of time that an employment contract has been suspended as prescribed in Article 32 of the Labor Code and unpaid leave has been taken as prescribed in Clause 3 Article 116 of the Labor Code for at least 14 consecutive days.

4. The length of time as the basis for purchase of discounted shares regarding the person specified in Point dd Clause 1 of this Article is the actual length of time of receiving fix funding under a long-term agreement on receiving fix funding with an equitized enterprise, accrued by the time of equitized enterprise valuation.

5. The length of time as the basis for purchase of discounted shares is expressed as years (full year). If a partial year has fewer than 06 months shall be rounded down to 0; a partial year that has 06 months or more shall be rounded up to 01year.

Example 3: The length of time as the basis for purchase of discounted shares is determined according to the Appendix 3 hereof.

Article 6. Effect

1. This Circular takes effect on September 15, 2018.

The Circular No. 33/2012/TT-BLDTBXH dated December 20, 2012 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall cease to have effect from the effective date of this Circular.

2. Any equitized enterprise that has formulated an employee utilization plan and plan for distribution of the remaining of unused reward fund and welfare fund as of January 01, 2018 before the effective date of this Circular shall, according to regulations of this Circular, review and adjust the plan (if any) and submit the adjusted plan to a competent authority for approval or re-approval.

3. The enterprises specified in Clause 2 Article 49 of the Decree No. 126/2017/ND-CP are allowed to apply this Circular to implement employee policies upon equitization.

Any difficulties arising in the course of implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for guidance./.

For the Minister

The Deputy Minister

Doan Mau Diep

APPENDIX

(Issued with the Circular No. 07/2018/TT-BLDTBXH dated August 01, 2018 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs)

 

APPENDIX 1

PROCEDURES FOR FORMULATING EMPLOYEE UTILIZATION PLAN

After obtaining the decision on approval for the enterprise equitization plan, the Steering Committee for equitization shall direct the assisting team and cooperate with equitized enterprises and internal Trade Union Executive Committee to formulate an employee utilization plan in accordance with the following procedures:

1. Step 1: Review and compile a list and number of employees and full-time representatives of equitized enterprises’ capital on the date of equitized enterprise valuation according to the Form No. 01 Appendix 2 hereof, including:

a) Employees working under employment contracts;

b) Employees currently having to leave their work through no fault of their own or temporarily suspended from work or currently sent to join courses, improve occupational skills or take re-training courses;

c) Employees currently on leave receiving social insurance, occupational accident or occupational disease benefits in accordance with regulations of laws on social insurance and occupational safety and hygiene;

d) Employees currently taking unpaid leave without consent from the head of their host establishment;

dd) Employees currently subject to a suspension of employment contracts;

e) Full-time representatives of equitized enterprises capital.

2. Step 2: According to the number of employees of the enterprise and business and production plan in the next 3-5 years, the equitized enterprise shall classify all employees on the date of enterprise valuation and compile the following lists:

a) List of employees and representatives of equitized enterprises’ capital on the date of enterprise valuation who are accepted to continue their work or have to be sent to take re-training courses before continuing their work or change to work under non-full-time employment contracts in an enterprise after it is converted into a joint-stock company as prescribed in Point b Clause 1 Article 3 of this Circular, made using the Form No. 2 in the Appendix 2 hereof.

b) List of employees and full-time representatives of equitized enterprises’ capital who will retire as prescribed in Point c Clause 1 Article 3 of this Circular, made using the Form No. 3 in the Appendix 2 hereof;

c) List of employees and full-time representatives of equitized enterprises’ capital who will terminate employment contracts in accordance with regulations of the Labor Code or are no longer allowed to represent capital of enterprises after the prescribed time limit for the representation and will terminate employment contracts that are being suspended in order to represent enterprises’ capital in other enterprises as prescribed in Point d Clause 1 Article 3 of this Circular, made using the Form No. 4 in the Appendix 2 hereof;

d) List of employees and full-time representatives of equitized enterprises’ capital to whom the enterprise has failed in all attempts to assign proper duties in the enterprise, resulting in termination of employment contracts (with respect to employees) or termination of employment as prescribed in Point dd Clause 1 Article 3 of this Circular, made using the Form No. 5 in the Appendix 2 hereof.

3. Step 3: On the basis of the list of employees and full-time representatives of equitized enterprises’ capital to whom the enterprise has failed in all attempts to assign proper duties in the enterprise, resulting in termination of employment contracts or termination of employment (according to Form No. 5 in the Appendix 2), the equitized enterprise shall review and classify employees by the date on which such employees are accepted through the final recruitment procedure  into the enterprise: employees accepted through the final recruitment procedure into the equitized enterprise before April 21, 1998; employees accepted through the final recruitment procedure into the equitized enterprise from April 21, 1998 onwards.

4. Step 4: According to regulations on policies tailored for redundant employees upon re-organization of state-owned single-member limited liability companies, the equitized enterprise shall classify and review the seniority; set the specific time at which employment contracts are terminated; determine benefits and aggregate expected funding for providing benefits for employees and full-time representatives of equitized enterprises’ capital, including:

- Funding for sending employees and representatives of equitized enterprises’ capital to take re-training courses before continuing their work (according to the list in Section II, Form No. 2 of the Appendix II);

- Funding for paying benefits to employees and full-time representatives of equitized enterprises’ capital who will terminate employment contracts in accordance with regulations of the Labor Code or are no longer allowed to represent capital of enterprises after the prescribed time limit for the representation and will terminate employment contracts that are being suspended in order to represent enterprises’ capital in other enterprises (according to the list in the Form No. 4 of the Appendix 2 hereof);

- Funding for paying benefits to employees and full-time representatives of equitized enterprises’ capital to whom the enterprise has failed in all attempts to assign proper duties in the enterprise, resulting in termination of employment contracts (with respect to redundant employees) or termination of employment (according to the list in Form No. 5 of the Appendix 2).

Employment contracts shall be terminated and benefits shall be paid to redundant employees after obtaining the competent authority’s decision on approval for the equitization method in accordance with regulations on policy tailored for redundant employees.

5. Step 5: Implement the employee utilization plan in an open and transparent manner and seek opinions of organizations providing representation for employees and employees at extraordinary employee conferences.

6. Step 6: Compile a final list of employees on the date of enterprise valuation; consolidate and complete the employee utilization plan and submit it to the competent authority for approval.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 07/2018/TT-BLDTBXH DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

Thông tư 105/2018/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 147/2016/TT-BQP ngày 21/09/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định quản lý Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Quốc phòng quản lý và Người đại diện tại các công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ do Bộ Quốc phòng cử người đại diện

Tài chính-Ngân hàng, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất