Quyết định 91-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 91-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 91-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 07/03/1994 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 91-TTg
QUYếT địNH
CủA THủ TướNG CHíNH PHủ Số 91/TTG NGàY 7-3-1994
Về VIệC THí đIểM THàNH LậP TậP đOàN KINH DOANH.
THủ TướNG CHíNH PHủ
Để tạo điều kiện thúc đẩy tích tụ và tập trung, nâng cao khả năng cạnh tranh đồng thời thực hiện chủ trương xoá bỏ dần chế độ Bộ chủ quản, cấp hành chính chủ quản và sự phân biệt doanh nghiệp Trung ương, doanh nghiệp địa phương và tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế;
Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp thứ IV, khoá IX;
Căn cứ kết luận của Chính phủ tại phiên họp ngày 6 tháng 1 năm 1994,
QUYếT địNH:
Điều 1. - Thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh (Sau đây gọi là tập đoàn) ở một số Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật và thành phố Hồ Chí Minh. Việc chọn đơn vị làm thí điểm phải dựa vào một số Tổng công ty, công ty lớn có mối quan hệ theo ngành và vùng lãnh thổ, không phân biệt doanh nghiệp do Trung ương hay địa phương quản lý, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đảm bảo những yêu cầu cần thiết cho thị trường trong nước và có triển vọng mở rộng quan hệ kinh doanh ra ngoài nước. Mỗi tập đoàn có tên giao dịch riêng, nên giữ những tên giao dịch có uy tín đã quen thuộc trên thị trường trong nước và thế giới. \
Điều 2. - Nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của tập đoàn:
1. Tập đoàn là pháp nhân kinh tế do Nhà nước thành lập gồm nhiều doanh nghiệp thành viên có quan hệ với nhau về tài chính và các dịch vụ liên quan và có qui mô tương đối lớn;
2. Việc thành lập tập đoàn phải đảm bảo vừa hạn chế độc quyền vừa hạn chế cạnh tranh bừa bãi. Có thể tổ chức theo 3 loại:
- Tập đoàn toàn quốc;
- Tập đoàn khu vực;
- Tập đoàn vùng (ở những thành phố lớn).
3. Tập đoàn phải có 7 doanh nghiệp thành viên trở lên và có vốn pháp định ít nhất là 1.000 tỷ đồng;
4. Về nguyên tắc, tập đoàn có thể hoạt động kinh doanh đa ngành song nhất thiết phải có định hướng ngành chủ đạo, mỗi tập đoàn được tổ chức công ty tài chính để huy động vốn, điều hoà vốn phục vụ cho yêu cầu phát triển của nội bộ tập đoàn hoặc liên doanh với các đơn vị kinh tế khác;
5. Hội đồng quản lý của tập đoàn gồm 7-9 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, có trách nhiệm:
- Thực hiện quyền sử dụng và quản lý của các nguồn vốn của Nhà nước, phân giao và điều hoà vốn chung trong nội bộ tập đoàn;
- Quyết định chiến lược phát triển và các phương án kinh doanh của tập đoàn;
- Quyết định phương án tổ chức bộ máy điều hành tập đoàn và đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và kế toán trưởng của tập đoàn;
6. Tổng Giám đốc:
- Đại diện pháp nhân của tập đoàn trong quan hệ kinh doanh trước bạn hàng và trước pháp luật;
- Tổ chức xây dựng kế hoạch và điều hành toàn bộ hoạt động của tập đoàn theo quyết định của Hội đồng quản lý;
7. Ban kiểm soát được thành lập theo qui chế tổ chức của hệ thống kiểm tra, kiểm soát Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát hoạt động của Hội đồng quản lý, bộ máy điều hành tập đoàn và các doanh nghiệp thành viên;
8. Nhiệm vụ và quyền hạn các doanh nghiệp thành viên:
- Thực hiện quyền hạn và trách nhiệm theo điều lệ của tập đoàn;
- Chấp hành luật pháp, chính sách theo qui định của Nhà nước và chịu sự kiểm tra của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Điều 3. - Tập đoàn hoạt động theo luật pháp và chịu sự kiểm tra và thanh tra của Nhà nước. Các Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật và các cơ quan quản lý Nhà nước khác, chính quyền Nhà nước ở địa phương chịu trách nhiệm quản lý tập đoàn theo chức năng được pháp luật quy định.
Điều 4.-
- Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước có nhiệm vụ hướng dẫn thí điểm tập đoàn theo quyết định này; xây dựng quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý, bộ máy điều hành và Ban kiểm soát tập đoàn;
- Bộ Tài chính có nhiệm vụ hướng dẫn việc sử dụng, quản lý, huy động, điều hoà vốn và chế độ hạch toán của tập đoàn;
Điều 5. - Tiến độ thực hiện:
Quý I-1994: Mỗi Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật và Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh mỗi nơi chọn một Tổng công ty nòng cốt đề nghị được làm thí điểm, gửi danh sách đến Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
Quý II-1994:
- Đến giữa quý II-1994, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Tài chính ban hành xong những văn bản hướng dẫn cần thiết nói tại Điều 4, Quyết định này;
- Cuối quý II-1994, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước thẩm định xong một số đề án thí điểm tập đoàn trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Quý III-1994 trở đi đến hết năm 1995: Triển khai thực hiện thí điểm các tập đoàn có đề án được phê duyệt. Cuối năm 1995 tiến hành tổng kết việc làm thí điểm.
Điều 6. - Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Điều 7. - Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây