Quyết định 635/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của ngành Nông nghiệp đến năm 2020 thuộc Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 635/QĐ-TTg

Quyết định 635/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Dự án "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của ngành Nông nghiệp đến năm 2020" thuộc Chương trình quốc gia "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020"
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:635/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Thiện Nhân
Ngày ban hành:30/05/2012
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Doanh nghiệp, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Tăng năng suất và chất lượng hàng nông nghiệp chủ lực

Thủ tướng vừa phê duyệt Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của ngành Nông nghiệp đến năm 2020” thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” tại Quyết định số 635/QĐ-TTg ngày 30/05/2012.
Một trong các mục tiêu chính của Dự án nhằm ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học, đổi mới công nghệ và cải tiến quản lý nhằm tạo bước chuyển biến rõ tệt về năng suất và chất lượng các sản phẩm, hàng hóa nông lâm thủy sản chủ lực, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa, phục vụ tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế và cải thiện an sinh xã hội.
Trong đó, lúa gạo tăng năng suất 1%/năm; năng suất cà phê ổn định nhựng diện tích được chứng nhận về chất lượng tăng 4%/năm; 100% diện tích các vùng chè tập trung được chứng nhận VietGAP; năng suất ca tra tăng 2%/năm và tôm tăng 1,5%/năm, tất cả các vùng nuôi được chứng nhận vùng nuôi an toàn...
Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền phải hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia thuộc lĩnh vực nông nghiệp hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực; đồng thời đảm bảo, tất cả các sản phẩm, hàng hóa nông lâm thủy sản được quản lý bằng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Xem chi tiết Quyết định635/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
----------------
Số: 635/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------
Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2012
 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT DỰ ÁN “NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM,
HÀNG HÓA CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020”
THUỘC CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA “NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020”
-------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của ngành Nông nghiệp đến năm 2020” thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” với những nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
1. Mục tiêu tổng quát
a) Tăng cường nhận thức về vai trò của việc nâng cao năng suất và chất lượng các sản phẩm, hàng hóa của ngành nông nghiệp bao gồm các sản phẩm, hàng hóa nông lâm thủy sản chủ lực để tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế và tăng thu nhập cho doanh nghiệp, người sản xuất kinh doanh và dịch vụ.
b) Ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học, đổi mới công nghệ và cải tiến quản lý nhằm tạo bước chuyển biến rõ rệt về năng suất và chất lượng các sản phẩm, hàng hóa nông lâm thủy sản chủ lực, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa, phục vụ tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế và cải thiện an sinh xã hội.
c) Xây dựng, hoàn thiện, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và công cụ quản lý, quy trình kỹ thuật sản xuất, sơ chế, bảo quản để nâng cao năng suất và chất lượng các sản phẩm, hàng hóa nông lâm thủy sản chủ lực.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2012 – 2015:
- 70% doanh nghiệp thuộc Bộ được hướng dẫn, áp dụng tiến bộ khoa học, đổi mới công nghệ và hệ thống quản lý chất lượng để cải thiện chất lượng, tăng năng suất các loại sản phẩm, hàng hóa nông lâm thủy sản chủ lực:
+ Lúa gạo: Năng suất tăng 1%/năm; tỷ lệ gạo trên 15% tấn giảm xuống dưới 40%, tỷ lệ gạo bạc bụng giảm xuống 4% - 5%;
+ Cà phê: Ổn định năng suất, diện tích cà phê được chứng nhận về chất lượng tăng 3%/năm;
+ Chè: Năng suất tăng 0,6%/năm; 70% diện tích các vùng chè tập trung được cấp chứng nhận VietGAP;
+ Mía đường: Năng suất tăng 4%/năm; chữ đường CCS đạt 10,5;
+ Rau và quả: Năng suất tăng 1%/năm; 70% vùng rau tập trung được chứng nhận VietGAP;
+ Lợn: Năng suất tăng 5%; 20% trang trại được chứng nhận VietGAHP;
+ Gia cầm: Năng suất tăng 3%; 30% trang trại được chứng nhận VietGAHP;
+ Cá tra: Năng suất tăng 2,5%/năm; 90% vùng nuôi được chứng nhận vùng nuôi an toàn;
+ Tôm: Năng suất tăng 2%/năm; 80% vùng nuôi được chứng nhận vùng nuôi an toàn;
+ Gỗ nguyên liệu rừng trồng: Năng suất đạt 20 m3/ha/năm, 10% diện tích được chứng nhận FSC.
- 80% tiêu chuẩn quốc gia của các sản phẩm, hàng hóa chủ lực được xây dựng, soát xét hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực; hoàn thiện, ban hành quy trình kỹ thuật sản xuất, sơ chế, bảo quản để phục vụ sản xuất;
- 40% các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quản lý sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) được xây dựng mới, soát xét cho phù hợp;
- 80% số doanh nghiệp nông nghiệp thuộc Bộ sản xuất sản phẩm, hàng hóa chủ lực xây dựng, thực hiện các dự án nâng cao năng suất và chất lượng tham gia dự án; công bố tiêu chuẩn cơ sở đối với sản phẩm, hàng hóa do mình sản xuất kinh doanh;
- Kiện toàn và nâng cao năng lực của cơ quan quản lý chất lượng từ Trung ương đến địa phương; tăng cường cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại; xây dựng đội ngũ cán bộ, chuyên gia, tư vấn về quản lý chất lượng;
- 20% phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa nông lâm thủy sản chủ lực được nâng cấp, hoàn thiện đạt trình độ quốc tế.
b) Giai đoạn 2016 – 2020:
- 100% doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm, hàng hóa chủ lực được hướng dẫn, áp dụng tiến bộ khoa học, đổi mới công nghệ và hệ thống quản lý chất lượng để cải thiện chất lượng, tăng năng suất các loại sản phẩm, hàng hóa chủ lực:
+ Lúa gạo: Năng suất tăng 1%/năm; tỷ lệ gạo trên 15% tấm giảm xuống 30%, tỷ lệ gạo bạc bụng giảm xuống 3 – 4%;
+ Cà phê: Ổn định năng suất, diện tích cà phê được chứng nhận về chất lượng tăng 4%/năm;
+ Chè: Năng suất tăng 0,6%/năm; 100% diện tích các vùng chè tập trung được chứng nhận VietGAP;
+ Mía đường: Năng suất tăng 5%/năm; chữ đường CCS đạt 11;
+ Rau và quả: Năng suất tăng 1%/năm; 100% vùng rau tập trung được chứng nhận VietGAP;
+ Lợn: Năng suất tăng 3%; 40% trang trại được chứng nhận VietGAHP;
+ Gia cầm: Năng suất tăng 2%; 50% trang trại được chứng nhận VietGAHP;
+ Cá tra: Năng suất tăng 2%/năm; 100% vùng nuôi được chứng nhận vùng nuôi an toàn;
+ Tôm: Năng suất tăng 1,5%/năm; 100% vùng nuôi được chứng nhận vùng nuôi an toàn;
+ Gỗ nguyên liệu rừng trồng: Năng suất đạt 25 m3/ha/năm, 30% diện tích được chứng nhận FSC.
- 100% tiêu chuẩn quốc gia thuộc lĩnh vực nông nghiệp được hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực;
- Hoàn thiện hệ thống quy chuẩn quốc gia, trong đó 100% quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được ban hành;
- 100% cơ sở sản xuất sản phẩm hàng hóa nông lâm thủy sản chủ lực được quản lý bằng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện sản xuất bảo đảm an toàn, vệ sinh và môi trường;
- 100% doanh nghiệp nông nghiệp thuộc Bộ sản xuất sản phẩm, hàng hóa chủ lực xây dựng, thực hiện các dự án nâng cao năng suất và chất lượng; công bố tiêu chuẩn cơ sở đối với sản phẩm, hàng hóa do mình sản xuất kinh doanh;
- 50% phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa nông lâm thủy sản chủ lực được nâng cấp, hoàn thiện đạt trình độ quốc tế.
II. NHIỆM VỤ CỦA DỰ ÁN
1. Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa nông lâm thủy sản chủ lực
a) Phổ biến, tuyên truyền về nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa nông lâm thủy sản chủ lực
- Biên soạn tài liệu và phổ biến tuyên truyền sâu rộng đến các doanh nghiệp và người sản xuất về vai trò, tầm quan trọng của việc nâng cao năng suất và chất lượng; các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa nông lâm thủy sản chủ lực;
- Tuyên truyền phổ biến các quy trình công nghệ tiên tiến, tiến bộ kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế, mô hình, công cụ cải tiến;
- Xây dựng phóng sự phát trên đài truyền hình, đài phát thanh của Trung ương và địa phương về các doanh nghiệp tham gia chương trình đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, các điển hình trong việc áp dụng các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng để nhân rộng trong sản xuất.
b) Thiết lập trang tin điện tử cập nhật thông tin tình hình và kết quả thực hiện Dự án, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, công cụ quản lý cho các doanh nghiệp, người sản xuất tham khảo và áp dụng.
2. Xây dựng và hoàn thiện tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình thực hành sản xuất tốt về sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản
a) Xây dựng, hoàn thiện tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
- Xây dựng quy hoạch tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực nông nghiệp đáp ứng mục tiêu, yêu cầu nâng cao năng suất và chất lượng, hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, khu vực;
- Rà soát hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia đã ban hành, xây dựng mới các tiêu chuẩn về sản phẩm, liên quan đến chất lượng: Giống cây trồng nông lâm nghiệp, giống vật nuôi, giống thủy sản; quy phạm sản xuất, quy trình kỹ thuật. Việc rà soát và xây dựng mới tiêu chuẩn đảm bảo hài hòa với quốc tế và khu vực, ưu tiên các tiêu chuẩn liên quan trực tiếp đến sản phẩm hàng hóa chủ lực;
- Xây dựng mới, rà soát các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện sản xuất nông lâm thủy sản, đặc biệt chú trọng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2.
b) Xây dựng và hoàn thiện các quy trình kỹ thuật
- Soát xét, hoàn thiện và xây dựng các quy trình kỹ thuật sản xuất giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản để doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và nông dân áp dụng;
- Xây dựng, hoàn thiện các bộ quy trình thực hành sản xuất tốt cho một số cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản an toàn.
c) Tập huấn, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình kỹ thuật
- Tập huấn, phổ biến các quy trình và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất;
- Hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (GMP, HACCP, ISO v.v);
- Tập huấn cho cán bộ các doanh nghiệp về nghiệp vụ xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở, áp dụng tiêu chuẩn quốc gia và chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp.
3. Ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, các công cụ quản lý để nâng cao năng suất và chất lượng một số sản phẩm, hàng hóa nông lâm thủy sản chủ lực
a) Xây dựng mô hình nâng cao năng suất và chất lượng đối với các sản phẩm chủ lực của các doanh nghiệp ở các vùng
- Ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống, thâm canh, giảm tổn thất sau thu hoạch, chế biến, áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt (VietGAP), sử dụng hệ thống quản lý chất lượng để xây dựng mô hình sản xuất gắn với chế biến gạo đạt năng suất và chất lượng cao tại vùng đồng bằng sông Cửu Long;
- Ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống, chăm sóc và cải tạo, thu hái, chế biến, áp dụng VietGAP, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng để xây dựng mô hình sản xuất gắn với chế biến chè đạt năng suất và chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại vùng trung du miền núi phía Bắc, Lâm Đồng;
- Ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống, chăm sóc, thu hái, chế biến, áp dụng các quy trình sản xuất bền vững (bộ nguyên tắc 4C, chứng chỉ UTZ, VietGAP …), áp dụng hệ thống quản lý chất lượng để xây dựng mô hình thâm canh gắn với chế biến cà phê đạt năng suất và chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại vùng Tây Nguyên;
- Ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống, thâm canh để xây dựng mô hình sản xuất gắn với chế biến mía đường đạt năng suất và chất lượng cao thuộc các vùng Đông Nam bộ, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long;
- Ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống, áp dụng VietGAP đối với rau, quả đạt năng suất cao và an toàn thuộc các vùng Đông Nam bộ, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long;
- Ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về sản xuất giống, nuôi thương phẩm cá tra và tôm gắn liền với chế biến đạt năng suất và chất lượng cao (được chứng nhận GlobleGAP, HACCP, ISO …) ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung;
- Ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống, nuôi dưỡng, phòng trừ dịch bệnh để xây dựng mô hình chăn nuôi lợn, gia cầm an toàn sinh học đạt năng suất, chất lượng cao được chứng nhận VietGAHP ở vùng đồng bằng sông Hồng, miền Trung và Đông Nam bộ;
- Ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, quản lý để xây dựng mô hình trồng keo, bạch đàn đạt năng suất và chất lượng cao và được cấp chứng chỉ rừng bền vững (FSC) ở các vùng: Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Đông Nam bộ và Tây Nguyên.
b) Tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ
- Tập huấn cho cán bộ và người lao động trong mô hình và ngoài mô hình các quy trình kỹ thuật về giống, thâm canh, chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trừ dịch bệnh, sơ chế, bảo quản, chế biến để áp dụng vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng;
- Hướng dẫn nghiệp vụ cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia mô hình và ngoài mô hình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (HACCP, GMP, ISO …) cho các cơ sở sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản nhằm duy trì ổn định chất lượng sản phẩm hàng hóa.
c) Tổng kết và nhân rộng trong sản xuất các mô hình đạt năng suất, chất lượng cao
- Tổng kết, đánh giá các mô hình đạt năng suất và chất lượng cao, đúc rút các bài học kinh nghiệm để phổ biến rộng rãi trong sản xuất;
- Tổ chức cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ngoài mô hình đến học tập kinh nghiệm các mô hình doanh nghiệp đạt năng suất và chất lượng cao;
- Quảng bá mô hình sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa chủ lực đạt năng suất và chất lượng cao trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương.
4. Nâng cao năng lực quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa nông lâm thủy sản.
a) Tăng cường năng lực và hiệu quả hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm ở Trung ương: Củng cố và hoàn thiện tổ chức hệ thống quản lý chất lượng theo từng ngành hàng thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành của các Tổng cục, Cục. Phân công, phân cấp nhiệm vụ rõ ràng giữa các đơn vị trong toàn bộ hệ thống quản lý ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm ở địa phương: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý chất lượng nông lâm sản trên địa bàn theo quy định của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm tại các doanh nghiệp: Tổ chức lại các phòng quản lý chất lượng với nhân lực và thiết bị phù hợp để tự kiểm tra được sản phẩm của mình theo quy định của pháp luật.
b) Đào tạo nguồn nhân lực
- Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực về xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quản lý chất lượng cho toàn ngành, cán bộ chủ chốt và quản lý chất lượng của các doanh nghiệp.
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý chất lượng và nhân viên phân tích đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, phân tích chất lượng;
- Tổ chức định kỳ các lớp huấn luyện nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật tiên tiến, các giải pháp nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cho cán bộ quản lý chất lượng, khuyến nông, người làm công tác khảo kiểm nghiệm, phân tích trong phạm vi toàn ngành.
c) Quy hoạch, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý chất lượng nông lâm thủy sản
- Rà soát, đánh giá các phòng thử nghiệm của từng lĩnh vực và của toàn ngành. Đầu tư mới hoặc nâng cấp, hoàn thiện từ 1 đến 2 phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa chủ lực của ngành nông nghiệp; một số phòng thử nghiệm chuyên ngành thành các phòng thử nghiệm và kiểm chứng quốc gia;
- Các doanh nghiệp tăng cường trang thiết bị phân tích cần thiết cho phòng thử nghiệm bảo đảm đủ năng lực tự kiểm tra, phân tích các chỉ tiêu chất lượng thông dụng, chỉ tiêu tồn dư hóa chất, vi sinh vật, kim loại nặng mà người tiêu dùng quan tâm;
- Lồng ghép với Đề án “Đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và muối giai đoạn 2011 – 2015” theo Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 30 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện xây dựng mới phòng kiểm chứng quốc gia, nâng cấp một số phòng kiểm nghiệm chuyên ngành về chất lượng nông lâm thủy sản và đào tạo nguồn nhân lực cho công tác quản lý chất lượng.
d) Xây dựng hệ thống chứng nhận chất lượng trong toàn ngành
- Xây dựng và phát triển mạng lưới tổ chức chứng nhận chất lượng, đáp ứng nhu cầu đánh giá các sản phẩm, hàng hóa nhóm 2, sản phẩm hàng hóa chủ lực, đạt chuẩn mực, được thừa nhận trong khu vực và quốc tế;
- Khuyến khích các tổ chức sự nghiệp, các doanh nghiệp xây dựng tổ chức chứng nhận chất lượng đối với các sản phẩm, hàng hóa của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản, thực hiện các quy trình thực hành sản xuất tốt (VietGAP, VietGAHP, …);
- Hình thành hệ thống tổ chức chứng nhận về điều kiện sản xuất sản phẩm an toàn; hỗ trợ các đơn vị chế biến nông lâm thủy sản áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (HACCP, ISO, v.v.).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Hàng năm căn cứ vào mục tiêu của Dự án, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, cân đối lập kế hoạch và dự toán chi ngân sách nhà nước, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Dự toán chi ngân sách nhà nước cho các nhiệm vụ thuộc Dự án được giao trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các Bộ, ngành. Kế hoạch và dự toán chi ngân sách nhà nước các nhiệm vụ của Dự án sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt được giao cho các đơn vị tổ chức thực hiện.
2. Kinh phí thực hiện Dự án được huy động từ các nguồn kinh phí được cấp từ Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”, kinh phí sự nghiệp khoa học, kinh phí khuyến nông; kinh phí của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và các nguồn kinh phí hợp pháp khác:
a) Kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho tuyên truyền, phổ biến kiến thức, đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ đào tạo, cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp quản lý về tiêu chuẩn, chất lượng; lập quy hoạch, kế hoạch; xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; nghiên cứu, tổ chức đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hóa; xây dựng mô hình điểm và hỗ trợ nhân rộng mô hình điểm; đầu tư phát triển mạng lưới đánh giá sự phù hợp phục vụ quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực nông nghiệp.
b) Kinh phí của doanh nghiệp để đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đầu tư, tăng cường năng lực thử nghiệm trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh; xây dựng tiêu chuẩn cơ sở; đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, quản lý chất lượng và đánh giá sự phù hợp cho đội ngũ cán bộ, người lao động của doanh nghiệp; tổ chức áp dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng.
c) Các nguồn kinh phí hợp pháp khác: Nguồn kinh phí tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân cho hoạt động đào tạo chuyên gia, tổ chức xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, mở rộng thông tin, truyền thông.
3. Tăng cường hợp tác quốc tế để học tập, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quản lý chất lượng, ứng dụng khoa học và công nghệ; nâng cao năng lực thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa đạt trình độ quốc tế, phục vụ cho các hoạt động đánh giá sự phù hợp; đẩy mạnh việc đàm phán, ký kết các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với các nước.
IV. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương để tổ chức thực hiện và điều hành toàn bộ hoạt động của Dự án;
- Tổng hợp nhu cầu, đề xuất của các ngành, lĩnh vực nông nghiệp chủ lực, các Hiệp hội ngành nghề có liên quan, xây dựng kế hoạch thực hiện Dự án cụ thể cho từng năm, kế hoạch thực hiện Dự án cho cả giai đoạn 2012 – 2020;
- Định kỳ hàng năm kiểm tra, tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả và hiệu quả thực hiện Dự án.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Dự án theo đúng tiến độ, kiểm tra, giám sát thực hiện Dự án.
3. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Hội nghề nghiệp phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để triển khai thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nhiệm vụ được phân công trong Dự án.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
 

 Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, KTN, TH, TKBT, Công báo,
- Lưu: Văn thư, KGVX (5b)
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Thiện Nhân
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No. 635/QD-TTg

Hanoi, May 30, 2012

 

DECISION

APPROVING THE PROJECT ON YIELD AND QUALITY IMPROVEMENT OF PRODUCTS AND GOODS OF THE AGRICULTURAL SECTOR TO 2020 UNDER THE NATIONAL PROGRAM ON YIELD AND QUALITY IMPROVEMENT OF PRODUCTS AND GOODS OF VIETNAMESE ENTERPRISES TO 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 712/QD-TTg of May 21, 2010, approving the national program on yield and quality improvement of products and goods of Vietnamese enterprises to 2020;

At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development,

DECIDES:

Article 1.To approve the Project on yield and quality improvement of products and goods of the agricultural sector to 2020 under the national program on yield and quality improvement of products and goods of Vietnamese enterprises to 2020, with the following major contents:

I. PROJECT OBJECTIVES

1. Objectives

a/ To raise awareness about the role of improving the yield and quality of products and goods of the agricultural sector, including key agricultural, forest and fishery products and goods, to create added value for the economy and raise income for production, business and service enterprises and persons;

b/ To synchronously apply scientific advances, renew technologies and improve management in order to remarkably raise the yield and quality of key agricultural, forest and fishery products and increase the competitiveness of goods to meet domestic demand and boost export, making contributions to economic development and social security improvement;

c/ To develop, complete and apply a system of standards, technical regulations and management tools, technical processes for production, preliminary processing and preservation to improve the yield and quality of key agricultural, forest and fishery products.

2. Targets

a/ 2012-2015 period:

- 70% of the Ministry’s enterprises will receive guidance, apply scientific advances and renew technologies and their quality control systems to improve the quality and yield of key agricultural, forest and fishery products:

+ Rice: Yield will increase by 1%/year; the rate of over-15%-broken rice will be reduced to under 40% and chalky rice, to 4-5%;

+ Coffee: Yield will be stable, and the area of coffee with certified quality will be increased 3% annually;

+ Tea: Yield will increase by 0.6%/year; 70% of concentrated tea areas will receive VietGAP certificates;

+ Sugarcane: Yield will increase by 4%/year; commercial cane sugar (CCS) will reach 10.5;

+ Vegetables and fruits: Yield will increase by 1%/year; 70% of concentrated vegetable areas will receive VietGAP certificates;

+ Pig: Yield will increase by 5%; 20% of farms will receive VietGAHP certificates;

+ Poultry: Yield will increase by 3%/year; 30% of farms will receive VietGAHP certificates;

+ Tra catfish: Yield will increase by 2.5%/year; 90% of raising areas will receive certificates of safe raising areas;

+ Prawn: Yield will increase by 2%/year; 80% of raising areas will receive certificates of safe raising areas;

+ Material timber of planted forests: Yield will reach 20m3/ha/year; 10% of areas will receive Forest Stewardship Council (FSC) certificates.

- 80% of national standards applicable to key products and goods will be formulated and reviewed to match international and regional standards; to complete and promulgate technical processes for production, preliminary processing and preservation to serve production;

- 40% of national technical regulations for management of likely unsafe products and goods (group-2 products and goods) will be newly developed and reviewed for conformity;

- 80% of the Ministry’s agricultural enterprises producing key products and goods will formulate and implement yield and quality improvement projects to participate in the Project; and announce their own standards applicable to products and goods they make or trade in;

- To consolidate and raise capacity for quality management agencies from central to local levels; to modernize infrastructure facilities; to build a contingent of quality control officers, specialists and consultants;

- 20% of laboratories testing quality of key agricultural, forest and fishery products will be upgraded to reach international level.

b/ 2016-2020 period:

- All producers and traders of key products and goods will receive guidance, apply scientific advances and renew technologies and quality control systems to improve quality and raise the yield of key products and goods:

+ Rice: Yield will increase by 1%/year; the rate of over-15%-broken rice will be reduced to under 30%, and chalky rice, to 3-4%;

+ Coffee: Yield will be stable, and the area of coffee with certified quality will be increased 4% annually;

+ Tea: Yield will increase by 0.6%/year; all concentrated tea areas will receive VietGAP certificates;

+ Sugarcane: Yield will increase by 5%/year; commercial cane sugar (CCS) will reach 11;

+ Vegetables and fruits: Yield will increase by 1%/year; all concentrated vegetable areas will receive VietGAP certificates;

+ Pig: Yield will increase by 3%; 40% of farms will receive VietGAHP certificates;

+ Poultry: Yield will increase by 2%/year; 50% of farms will receive VietGAHP certificates;

+ Tra catfish: Yield will increase by 2%/year; all raising areas will receive certificates of safe raising areas;

+ Prawn: Yield will increase by 1.5%/year; all raising areas will receive certificates of safe raising areas;

+ Material timber of planted forests: Yield will reach 25m3/ha/year; 30% of areas will receive FSC certificates.

- All national standards in the agricultural sector will match international and regional standards;

- To complete the system of national technical regulations and promulgate all national technical regulations applicable to group-2 products and goods;

- All producers of key agricultural, forest and fishery products and goods will be managed under national technical regulations regarding production conditions to assure safety, hygiene and environment;

- All of the Ministry’s agricultural enterprises producing key products and goods will formulate and implement yield and quality improvement projects; and announce their own standards applicable to products and goods they make or trade in;

- Half of laboratories testing quality of key agricultural, forest and fishery products will be upgraded to reach international level.

II. PROJECT TASKS

1. To conduct public information activities and mobilize enterprises to improve the yield and quality of key agricultural, forest and fishery products

a/ To disseminate and popularize the improvement of the yield and quality of key agricultural, forest and fishery products

- To compile and popularize documents on the role and significance as well as methods of improvement of the yield and quality of key agricultural, forest and fishery products to enterprises and producers;

- To organize public information on and popularize advanced technological processes, technical advances, standards, technical regulations and quality control systems up to international standards, and innovated models and tools;

- To develop central and local television and radio programs featuring enterprises participating in the program that have achieved high yield, quality and economic efficiency and typical cases of applying solutions for yield and quality improvement for wide application in production.

b/ To establish a website to update the Project implementation and application of technical advances, standards and technical regulations and management tools for enterprises’ and producers’ reference and application.

2. To develop and complete standards and technical regulations and the good manufacture practice process for production, preliminary processing, preservation and processing of agricultural, forest and fishery products

a/ To develop and complete standards and technical regulations

- To elaborate a master plan on national standards and technical regulations in the agricultural sector to meet the objectives and requirements for yield and quality improvement and to match international and regional standards;

- To review promulgated national standards and technical regulations and formulate new quality-related standards for forest plant varieties, and animal and aquatic breeds; production regulations and technical processes. Such review and formulation must ensure conformity with international and regional standards, prioritizing standards directly related to key products and goods;

- To formulate and review national technical regulations on conditions for agricultural, forest and fishery production, paying special attention to group-2 products and goods.

b/ To develop and complete technical processes

- To review, complete and develop technical processes for variety and breed production, plantation, tending, harvest, preliminary processing, preservation and processing of agricultural, forest and fishery products to be applied by enterprises, producers and farmers;

- To develop and complete sets of good agricultural practice processes for a number of plants and animals and safe aquaculture.

c/ To train and guide in the application of standards and technical regulations and technical processes

- To train in and disseminate processes, standards and technical regulations for enterprises and producers;

- To guide enterprises and producers in applying quality control systems (GMP, HACCP, ISO, etc.);

- To train managers of enterprises in the formulation and announcement of manufacturer standards, application of national standards, and standard and regulation conformity certification for enterprises’ products and goods.

3. To apply and transfer technical and technological advances and management tools to improve the yield and quality of a number of key agricultural, forest and fishery products

a/ To build models to improve the yield and quality of key products of enterprises in different regions

- To apply and transfer technical advances in varieties, intensive farming, post-harvest loss reduction, processing, application of good agricultural practice process (VietGAP), to apply quality control systems to develop models associating production with processing of high-yield and quality rice in the Mekong delta;

- To apply and transfer technical advances in varieties, tending and improvement, harvest and processing, to apply VietGAP and quality control systems to develop models associating production with processing of high-yield and quality tea meeting food hygiene and safety requirements in northern mountainous and midland regions and Lam Dong province;

- To apply and transfer technical advances in varieties, tending, harvesting and processing, to apply sustainable production processes (4C Code of Conduct, UTZ certification, VietGAP, etc.), to apply quality control systems to developing models associating intensive farming with processing of high-yield and quality coffee meeting food hygiene and safety requirements in the Central Highlands;

- To apply and transfer technical advances in varieties and intensive farming to develop models associating production with processing of high- yield and quality sugarcane in the southeastern, northern central, coastal southern central and Mekong delta regions;

- To apply and transfer technical advances in varieties and apply VietGAP to safe and high-yield vegetables and fruits in the southeastern, Red River delta and Mekong delta regions;

- To apply and transfer technical advances in breed production and commercial raising of tra catfish and prawn associated with processing with high yield and quality (to receive GlobalGAP, HACCP, ISO certification, etc.) in the Mekong delta and central regions;

- To apply and transfer technical advances in breeds, raising and epidemic prevention and control to develop VietGAHP-certified models of biologically safe raising of high-yield and quality pigs and poultry in the Red River delta, central and southeastern regions;

- To apply and transfer technical advances in seeds, planting, tending and management to develop FSC-certified models of planting high-yield and quality acacia and eucalyptus in the northern mountainous and midland, northern central, coastal southern central, southeastern and Central Highlands regions.

b/ Professional training and guidance

- To train managers and workers inside and outside models in technical processes in varieties, intensive farming, tending, raising, pest prevention and control, preliminary processing, preservation and processing for application to production to raise the yield and quality;

- To provide professional guidance for enterprises and production and business establishments inside and outside models to apply advanced quality control systems (HACCP, GMP, ISO, etc.) to producers and processors of agricultural, forest and fishery products for stable maintenance of product and goods quality.

c/ To review and widely apply to production high yield and quality models

- To review and evaluate high yield and quality models, to draw experience for wide application to production;

- To organize study tours for enterprises and producers outside models to visit enterprises’ high yield and quality models;

- To promote models of producing and trading in key products and goods with high yield and quality in the central and local mass media.

4. To raise the capacity of quality management of agricultural, forest and fishery products and goods

a/ To raise capacity and effectiveness of the organizational system and management apparatus in charge of product and goods quality

- Central product quality management system: To consolidate and complete the quality management organizational system for each product line subject to specialized management of general departments and departments. To clearly assign and decentralize tasks to units within the management system of the agriculture and rural development sector;

- Local product quality management system: Provincial-level Agriculture and Rural Development Departments shall take responsibility for managing the quality of agricultural, forest and fishery products in their localities under the Law on Product and Goods Quality;

- Product quality control systems at enterprises: To reorganize quality control sections with appropriate personnel and equipment for examination of their own products under law. b/ To train human resources

- To intensify training in the formulation of standards and technical regulations and quality control for human resources of the whole agricultural sector and for key officials and quality control officers of enterprises.

- To elaborate master plans and plans to train qualified quality control officers and analysts;

- To regularly provide professional training in management skills, technical advances, quality improvement solutions, and standards and technical regulations for quality control officers, agricultural extension officers, assayers and analysts in the whole sector.

c/ To plan and invest in the upgrading of physical foundations and equipment for quality management of agricultural, forest and fishery products

- To review and evaluate laboratories of each field and the whole sector. To invest in or upgrade and complete from 1 to 2 laboratories for quality testing of key products and goods of the agricultural sector and upgrade some specialized laboratories into national laboratories for testing and certification;

- Enterprises will increase analyzing equipment and facilities necessary for laboratories to examine and analyze by themselves common quality specifications and levels on residues of chemicals, microorganisms and heavy metals of consumer interest;

- To incorporate the plan on capacity building for quality management of agricultural, forest and fishery products and salt during 2011-2015 under the Prime Minister’s Decision No. 809/QD-TTg of May 30, 2011, into the building of national testing and certification laboratories and upgrading of specialized laboratories for quality testing of agricultural, forestry and fishery products, and to train human resources for quality management.

d/ To build a quality certification system in the whole sector

- To build and develop a network of regionally and internationally recognized quality certification organizations meeting demands for assessment of group-2 and key products and goods;

- To encourage non-business organizations and enterprises to set up organizations to certify quality of products and goods of producers and traders of agricultural, forest and fishery products, and apply good agricultural practice processes (VietGAP, VietGAHP, etc.);

- To form a system of organizations for certification of safe production conditions; to assist processors of agricultural, forest and fishery products in applying quality control systems (HACCP, ISO, etc.)

III. ORGANIZATION OF PROJECT IMPLEMENTATION

1. Based on the Project’s objectives, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall annually summarize, balance, plan and estimate state budget expenditures and submit them to the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment. State budget expenditure estimates for the tasks of the Project shall be included in annual state budget expenditure estimates of ministries and sectors. Approved state budget expenditure plans and estimates for the Project’s tasks shall be assigned to implementing units.

2. Funds for the Project implementation include funds allocated to the national program on yield and quality improvement of products and goods of Vietnamese enterprises to 2020, funds for science, funds for agricultural extension; funds of enterprises and production and business establishments and other lawful funds:

a/ State budget funds shall be used for public information and knowledge dissemination; training in standards and quality for experts, trainers and key personnel of enterprises; formulation of master plans and plans; development of national standards and technical regulations; research and assessment of product and goods quality; building of exemplary models and support for spreading these models; and development of a conformity assessment network for state management in the agricultural sector;

b/ Funds of enterprises shall be used for application of scientific advances and technological renovation, yield and quality improvement of products and goods; building of testing capacity in service of production and business; formulation of manufacturer standards; professional training in standards and technical regulations, quality control and conformity assessment for managers and laborers of enterprises; and application of yield and quality control systems and improvement tools;

c/ Other lawful funds: Funds supported by organizations and individuals shall be used for expert training, formulation and application of standards and technical regulations and expansion of public information and communication.

3. To increase international cooperation to learn and exchange experience in activities related to standards and technical regulations, quality control, and scientific and technological application; to raise the capacity of testing product and goods quality to international level to serve conformity assessment activities; to boost negotiations and signing of agreements on mutual recognition of conformity assessment results with other countries.

IV. RESPONSIBILITIES FOR PROJECT IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development:

- To assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors and provincial-level People’s Committees in, implementing and administering all activities of the Project;

- To summarize needs and proposals of key agricultural sub-sectors and associations of related business lines, to specifically plan the Project implementation for each year and the 2012-2020 period;

- To annually examine, summarize and report on the Project implementation to the Prime Minister; to conduct preliminary and final reviews and evaluation of results and effectiveness of the Project implementation.

2. The Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the Ministry of Science and Technology shall coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in allocating funds for the timely performance of the Project’s tasks, and examining and inspecting the Project implementation.

3. Ministries, sectors, provincial-level People’s Committees and professional associations shall coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in effectively performing on schedule their assigned tasks under the Project.

Article 2.This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 3.Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People’s Committees shall implement this Decision.-

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Thien Nhan

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 635/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe