Quyết định 15-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh của thương bệnh binh và người tàn tật

thuộc tính Quyết định 15-TTg

Quyết định 15-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh của thương bệnh binh và người tàn tật
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:15-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:20/10/1992
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 15-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 15-TTG NGÀY 20-10-1992

VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA THƯƠNG BỆNH BINH VÀ NGƯỜI TÀN TẬT

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Nghị quyết số 120-HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1992 về chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm trong những năm tới;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh do thương bệnh binh và người tàn tật lập ra để cải thiện đời sống và phục hồi chức năng toàn diện của mình theo đúng chủ trương của luật pháp hiện hành được Nhà nước bảo hộ và khuyến khích phát triển.
Điều 2. Cơ sở sản xuất kinh doanh của thương bệnh binh và người tàn tật nói trong quyết định này phải do thương bệnh binh và người tàn tật trực tiếp quản lý và ít nhất phải có 51% số lao động là thương bệnh binh và người tàn tật; số lao động còn lại chủ yếu là vợ con họ, thân nhân liệt sĩ, quân nhân xuất ngũ và những người góp cổ phần.
Điều 3. Vốn của cơ sở sản xuất kinh doanh của thương bệnh binh, người tàn tật được hình thành từ những nguồn hợp pháp sau:
- Từng thành viên đóng góp;
- Nhà nước trợ giúp cấp từ Quỹ Quốc gia về giải quyết việc làm, cho vay với lãi suất nâng đỡ;
- Tài trợ, giúp đỡ của các tổ chức xã hội, từ thiện và các nhà hảo tâm ở trong nước và nước ngoài;
- Tiền góp cổ phần của các tầng lớp nhân dân và của các đơn vị kinh tế xã hội khác;
- Vay từ các nguồn trong khuôn khổ pháp luật.
Các nguồn vốn do Nhà nước và các tổ chức xã hội khác giúp đỡ là tài sản chung của tập thể, dùng vào mục đích mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm chung của tập thể, không chia cho các thành viên khi rời khỏi cơ sở sản xuất kinh doanh.
Điều 4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh của thương bệnh binh và người tàn tật có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật như các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác, được Nhà nước ưu đãi như sau:

- Cấp lại 100% thuế lợi tức, thuế vốn.
- Cấp lại 50% thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt.
Phần thuế cấp lại này thuộc vốn Nhà nước trợ giúp phải được ghi tăng tài sản của doanh nghiệp và phải theo đúng quy định về cấp phát và kiểm soát về tài chính hiện hành.
Điều 5. Thương bệnh binh, người tàn tật và các thành viên khác làm việc tại cơ sở kinh tế của thương bệnh binh, người tàn tật nếu học tập nâng cao tay nghề, đào tạo lại nghề tại các trường, trung tâm dạy nghề do Nhà nước quản lý được miễn học phí, được xét cấp học bổng theo quy định của Nhà nước.
Điều 6. Các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lao động sản xuất kinh doanh, địa điểm lập cơ sở sản xuất kinh doanh, giao mặt hàng phù hợp với điều kiện sức khoẻ, đầu tư kỹ thuật công nghệ và các ưu đãi khác trong khuôn khổ pháp luật và chính sách hiện hành... cho các cơ sở sản xuất kinh doanh của thương bệnh binh và người tàn tật.
Điều 7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cùng với Bộ Tài chính, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước lập kế hoạch quỹ và sử dụng quỹ, vay tín dụng với chế độ lãi suất nâng đỡ, trình Thủ tướng Chính phủ duyệt và hướng dẫn thực hiện Quyết định này...
Điều 8. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 9. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 10/2024/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi một số điều của Thông tư 09/2021/TT-BKHĐT ngày 16/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư và dự án đầu tư có sử dụng đất, Thông tư 10/2022/TT-BKHĐT ngày 15/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin và lựa chọn nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Đầu tư, Đất đai-Nhà ở, Doanh nghiệp, Đấu thầu-Cạnh tranh

văn bản mới nhất