Nghị định 69/2015/NĐ-CP sửa Điều lệ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Nghị định 69/2015/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 69/2015/NĐ-CP |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Nghị định |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 26/08/2015 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Giao thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đây là một trong những nội dung sửa đổi tại Nghị định số 69/2015/NĐ-CP ngày 26/08/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 175/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013.
Cụ thể, thay vì được có 07 Phó Tổng giám đốc như quy định hiện hành, từ ngày 10/10/2015, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ chỉ được có 05 Phó Tổng Giám đốc và 01 kế toán trưởng. Kế toán trưởng này do Hội đồng thành viên bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng, quyết định mức lương và các lợi ích khác theo đề nghị của Tổng giám đốc.
Về kiểm soát viên, Tổng công ty có từ 01 - 03 kiểm soát viên do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá và trả lương. Trong đó, tiêu chuẩn, điều kiện, chế hộ hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của kiểm soát viên được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng bổ sung thêm các công ty con, công ty liên kết của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Theo đó, từ ngày 10/10/2015, số công ty con do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ tăng thêm 03 công ty, từ 24 công ty lên 27 công ty, bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên Vận tải đường sắt Hà Nội; Công ty TNHH một thành viên Vận tải đường sắt Sài Gòn; Công ty TNHH một thành viên Xe lửa Gia Lâm.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/10/2015.
Xem chi tiết Nghị định69/2015/NĐ-CP tại đây
tải Nghị định 69/2015/NĐ-CP
CHÍNH PHỦ Số: 69/2015/NĐ-CP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 26 tháng 08 năm 2015 |
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH
SỐ 175/2013/NĐ-CP NGÀY 13 THÁNG 11 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 175/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ.
“a) "Tổng công ty Đường sắt Việt Nam" là công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, được chuyển đổi từ công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Quyết định số 973/QĐ-TTg ngày 25 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.”
“2. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trực tiếp sản xuất, kinh doanh và đầu tư tài chính vào các công ty con, công ty liên kết; phối hợp, định hướng các hoạt động các công ty con, công ty liên kết theo tỷ lệ chiếm giữ vốn điều lệ tại các công ty đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ này; quản lý, khai thác có hiệu quả quỹ nhà, quỹ đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê; tổ chức cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt theo quy định.”
“1. Xây dựng kế hoạch đầu tư, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng đường sắt trình Bộ Giao thông vận tải; xây dựng dự toán ngân sách về quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt; xây dựng phương án hoạt động ứng phó sự cố thiên tai, cứu nạn đường sắt trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.”
“4. Tổ chức bộ máy để kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư theo quy định của pháp luật.”
“5. Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách và kế hoạch vốn sự nghiệp kinh tế được bố trí chung trong dự toán ngân sách nhà nước của Bộ Giao thông vận tải.”
“6. Tiếp nhận các công trình xây dựng mới về kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư đã hoàn thành khi Nhà nước giao để kinh doanh theo quy định của pháp luật.”
“9. Xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định khung giá dịch vụ cho thuê sử dụng công trình kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; đề xuất, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bổ sung, sửa đổi các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật về quản lý, khai thác, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy định của pháp luật.”
“10. Đề xuất, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành giá sản phẩm dịch vụ công ích do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sản xuất cho công tác bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định của pháp luật.”
“4a. Tổ chức thực hiện quản lý kỹ thuật kết cấu hạ tầng đường sắt để đảm bảo an toàn chạy tàu và an toàn giao thông đường sắt. Tổ chức cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt theo quy định.”
“6. Phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm, danh mục các dự án đầu tư nhóm A, B hằng năm của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và thông báo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, giám sát.”
“Điều 29. Kiểm soát viên
1. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có từ 01 (một) đến 03 (ba) Kiểm soát viên do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá và trả lương.
2. Tiêu chuẩn, điều kiện, chế độ hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của Kiểm soát viên và mối quan hệ giữa Kiểm soát viên với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện theo quy định của pháp luật.”
“Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có thể thay đổi để phù hợp với yêu cầu kinh doanh trong quá trình hoạt động, sau khi được chủ sở hữu chấp thuận và quyết định điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung Điều lệ này.”
“Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có 05 (năm) Phó Tổng giám đốc và 01 (một) Kế toán trưởng do Hội đồng thành viên bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, quyết định mức lương và các lợi ích khác theo đề nghị của Tổng giám đốc.”
Chi nhánh Khai thác đường sắt Lào Cai;
Chi nhánh Khai thác đường sắt Hà Lào;
Chi nhánh Khai thác đường sắt Hà Lạng;
Chi nhánh Khai thác đường sắt Hà Thái Hải;
Chi nhánh Khai thác đường sắt Hà Thanh;
Chi nhánh Khai thác đường sắt Nghệ Tĩnh;
Chi nhánh Khai thác đường sắt Thừa Thiên - Huế;
Chi nhánh Khai thác đường sắt Nghĩa Bình;
Chi nhánh Khai thác đường sắt Phú Khánh;
Chi nhánh Khai thác đường sắt Sài Gòn;
Chi nhánh Ga Đồng Đăng.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vận tải đường sắt Sài Gòn
Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Giao thông vận tải;
Công ty cổ phần In đường sắt Sài Gòn
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan liên quan và Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây