Chỉ thị 20/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước

thuộc tính Chỉ thị 20/1998/CT-TTg

Chỉ thị 20/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:20/1998/CT-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thị
Người ký:Ngô Xuân Lộc
Ngày ban hành:21/04/1998
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Chỉ thị 20/1998/CT-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHỈ THỊ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 20/1998/CT-TTG NGÀY 21 THÁNG 4 NĂM 1998 VỀ ĐẨY MẠNH SẮP XẾP VÀ ĐỔI MỚI
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Những năm qua Chính phủ đã triển khai nhiều chủ trương, chính sách để tổ chức, sắp xếp lại, phát huy quyền tự chủ kinh doanh, trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và đã đạt được những kết quả quan trọng.

Tuy nhiên, hiện nay so với năm 1995 các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế, lợi nhuận, nộp ngân sách, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước có dấu hiệu trì trệ, giảm sút ở một số ngành, địa phương. Những doanh nghiệp bị thua lỗ kéo dài, không còn khả năng duy trì vẫn chưa được xử lý dứt điểm; doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả còn chiếm tỷ trọng lớn; tiến trình cổ phần hoá diễn ra quá chậm. Cơ cấu doanh nghiệp nhà nước chậm được đổi mới và bố trí còn quá manh mún. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường khu vực và quốc tế còn yếu kém.

Để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về việc tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương và các Tổng công ty nhà nước được thành lập theo Quyết định số 91/TTg ngày 7 tháng 3 năm 1994 (sau đây gọi tắt là Tổng công ty 91) triển khai các việc sau:

 

I. Khẩn trương tiến hành phân loại và tiếp tục sắp xếp doanh nghiệp nhà nước.

1. Các Bộ trượng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 đánh giá cụ thể tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trực thuộc kể từ khi thực hiện phương án sắp xếp lại theo Chỉ thị số 500/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25 tháng 8 năm 1995 và trên cơ sở đó tiền hành phân loại và sắp xếp doanh nghiệp nhà nước theo nguyên tắc:

a. Nhóm một: gồm những doanh nghiệp quan trọng, cần duy trì hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước để phát huy vai trò nòng cốt và dẫn dắt trong quá tình công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Đó là những doanh nghiệp cần duy trì 100% vốn nhà nước và một số doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh được lựa chọn thật chặt chẽ thuộc các lĩnh vực cần cổ phần hoá nhưng chưa có điều kiện thực hiện cổ phần hoá từ nay đến năm 2000 như các Tổng công ty nhà nước (trừ việc cổ phần hoá một số doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty) và một số doanh nghiệp quan trọng khác có ý nghĩa lớn trong các cân đối của nền kinh tế (tham khảo Phụ lục ban hành kèm theo Chỉ thị này). Các doanh nghiệp nhóm này cần được tập trung chỉ đạo kiện toàn về tổ chức, cán bộ, tài chính; ưu tiên bổ sung tối thiểu cho được 30% yêu cầu vốn lưu động định mức; tạo điều kiện chủ động huy động vốn và bảo toàn vốn để không ngừng đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Đối với doanh nghiệp công ích: căn cứ vào Nghị định số 56/CP ngày 2 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ, xác định danh mục cụ thể và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Những doanh nghiệp công ích không đủ điều kiện hoạt động theo nguyên tắc bảo toàn vốn thì phải kịp thời chấn chỉnh hoặc cho đấu thầu quản lý. Khuyến khích chuyển thành Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn có một phần vốn góp của Nhà nước hoặc hoàn toàn sở hữu của người góp vốn đối với các hoạt động vệ sinh môi trường đô thị và một số hoạt động dịch vụ có tính chất công ích khác có sự hỗ trợ và giám sát của Nhà nước.

b. Nhóm hai: gồm những doanh nghiệp cần chuyển đổi cơ cấu sở hữu. Đó là những doanh nghiệp không cần duy trì 100% vốn của Nhà nước. Trong nhóm này cần phân rõ những doanh nghiệp cần duy trì tỷ lệ cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt của Nhà nước, đại diện sở hữu Nhà nước giữ vai trò điều hành doanh nghiệp (tham khảo Phụ lục ban hành kèm theo Chỉ thị này).

Trong kế hoạch cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước năm 1998-1999 từng Bộ, địa phương, Tổng công ty 91 phải lựa chọn ít nhất 20% số doanh nghiệp hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc, không cần duy trì 100% vốn Nhà nước để thực hiện cổ phần hoá và gửi kế hoạch này đến Ban chỉ đạo Trung ương cổ phần hoá trước ngày 31 tháng 5 năm 1998 để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ. Chú ý vận động thuyết phục người lao động trong doanh nghiệp hiểu rõ ý nghĩa, lợi ích của chủ trương này. Trường hợp còn có ý kiến chưa đồng ý cổ phần hoá thì cơ quan đề nghị thành lập doanh nghiệp quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét theo chế độ phân cấp hiện hành.

Trên cơ sở kế hoạch tổng thể về cổ phần hoá được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ban chỉ đạo Trung ương cổ phần hoá hướng dẫn, đôn đốc các Bộ, các địa phương khẩn trương lập đề án theo quy định hiện hành để triển khai thực hiện.

Đối với những doanh nghiệp nhà nước quá nhỏ (vốn nhà nước dưới 1 tỷ đồng) có thể xem xét vận dụng các hình thức cho đấu thầu công khai, cho thuê, cho sáp nhập với các doanh nghiệp khác, nếu việc sáp nhập có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn, khoán kinh doanh, bán ưu tiên cho tập thể cán bộ, công nhân trong doanh nghiệp hoặc bán cho các pháp nhân, thể nhân thuộc các thành phần kinh tế khác.

Việc xem xét, lựa chọn các doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 1 tỷ đồng để thực hiện các biện pháp trên được tiến hành theo đề nghị của cơ quan sáng lập doanh nghiệp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Chính phủ quy định cụ thể nguyên tắc và chính sách thực hiện chủ trương này. Trong năm 1998, các Bộ, địa phương lựa chọn ít nhất 5% số doanh nghiệp nhà nước quá nhỏ hiện có để triển khai bước đầu và rút kinh nghiệm thực hiện rộng rãi trong những năm tới.

c. Nhóm ba: Gồm những doanh nghiệp bị thua lỗ kéo dài. Đó là những doanh nghiệp qua hai năm liên tục trở lên bị lỗ, không trả được nợ đến hạn, không nộp đủ thuế cho Nhà nước, không trích đủ bảo hiểm xã hội và các quỹ khác theo quy định. Các doanh nghiệp thuộc nhóm này được xử lý như sau:

- Nếu doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ sản phẩm nhưng do thiếu vốn hoặc năng lực quản lý yếu kém thì cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp xem xét biện pháp hỗ trợ và kiên quyết thay thế cán bộ để chấn chỉnh quản lý. Sau đó sẽ thực hiện các biện pháp chuyển đổi cơ cấu sở hữu.

- Nếu doanh nghiệp không có khả năng khắc phục thì bán đấu giá hoặc giải thể. Cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp khi triển khai các thủ tục giải thể doanh nghiệp phải chú ý trách nhiệm thu hồi và trả những khoản nợ đã phát sinh để tránh gây khó khăn cho các doanh nghiệp có liên quan.

Trường hợp lâm vào tình trạng phá sản thì giải quyết theo Luật phá sản doanh nghiệp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Toà kinh tế Toà án nhân dân tối cao báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Luật phá sản doanh nghiệp và kiến nghị những biện pháp tháo gỡ các vướng mắc để việc thực hiện Luật phá sản doanh nghiệp thực sự giúp giải quyết tình hình công nợ của doanh nghiệp phù hợp với pháp luật và chuyển giao những tài sản còn giá trị sử dụng cho những pháp nhân khác kinh doanh có hiệu quả hơn.

2. Các đề án phân loại và tiếp tục sắp xếp doanh nghiệp nhà nước của từng Bộ, ngành, Tổng công ty 91 và địa phương phải hoàn thành trước 30 tháng 12 năm 1998 (riêng thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hoàn thành trước 30 tháng 6 năm 1998) và tiến hành phê duyệt theo quy định sau:

Thủ tướng Chính phủ xem xét và phê duyệt đề án của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các Tổng công ty 91.

Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho Trưởng ban Ban chỉ đạo Trung ương đổi mới doanh nghiệp chủ trì phối hợp với các Bộ liên quan xem xét và phê duyệt đề án của các địa phương còn lại.

Lịch trình xem xét đề án sẽ tiến hành trước tiên đối với những Bộ và địa phương có nhiều doanh nghiệp nhà nước. Trong quá trình lập đề án sắp xếp, mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn tiến hành bình thường. Vấn đề nào đã chín muồi thì cho áp dụng ngay theo phân cấp hiện hành, không chờ hoàn thành đề án tổng thể mới tổ chức thực hiện.

3. Thành lập một số tổ công tác của Trung ương phối hợp với tổ công tác của những địa phương có nhiều doanh nghiệp nhà nước để hướng dẫn và đôn đốc thực hiện các giải pháp trên đây.

 

II. Củng cố và hoàn thiện tổ chức các Tổng công ty nhà nước (bao gồm các Tổng công ty hoạt động theo mô hình tại Quyết định số 91/TTg và số 90/TTg ngày 7 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ).

1. Ban chỉ đạo Trung ương đổi mới doanh nghiệp phối hợp với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, các Bộ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nắm sát tình hình cụ thể của từng Tổng công ty nhà nước để kịp thời chấn chỉnh những yếu kém về tổ chức quản lý, sớm bổ sung đủ cán bộ lãnh đạo để tăng cường năng lực quản lý của Tổng công ty; sơ kết kinh nghiệm thí điểm tổ chức công ty tài cính của Tổng công ty nhà nước để nhân rộng; sơ kết tình hình thực hiện Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị, mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị với Tổng giám đốc để hướng dẫn và bổ sung cho phù hợp. Trong năm 1998, cần lựa chọn 2-3 Tổng công ty để thí điểm chế độ giao cho Hội đồng quản trị tuyển chọn và thuê Tổng giám đốc (Giám đốc) để rút kinh nghiệm thay thế cho chế độ bổ nhiệm Tổng giám đốc (Giám đốc). Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị gấp trình Thủ tướng Chính phủ quy chế và hợp đồng mẫu thuê Tổng giám đốc (Giám đốc).

2. Tăng cường hơn nữa vai trò của Tổng công ty trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển, tổ chức phối hợp, kiểm tra giám sát trên cơ sở phát huy tính chủ động, sáng tạo của doanh nghiệp thành viên. Tổng công ty phải là một thể thống nhất và phát huy được sức mạnh tổng hợp toàn Tổng công ty, khắc phục tình trạng hoạt động rời rạc của các doanh nghiệp thành viên. Đối với những doanh nghiệp thành viên hoạt động có hiệu quả và ổn định thì phân cấp mạnh hơn. Đối với những doanh nghiệp thành viên yếu kém và hoạt động chưa ổn định thì phải có phương án chấn chỉnh, sắp xếp tổ chức lại, khi tình hình có chuyển biến tốt sẽ mở rộng phạm vi phân cấp.

3. Việc kết nạp thành viên mới hoặc đưa thành viên hiện có ra khỏi Tổng công ty phải được xem xét từng trường hợp cụ thể trên cơ sở hiệu quả kinh tế - xã hội. Đối với những Tổng công ty có nhiều doanh nghiệp thành viên bị thua lỗ đã được Tổng công ty chấn chỉnh và Nhà nước đã thực hiện các biện pháp hỗ trợ nhưng vẫn không có chuyển biến tích cực thì cần xem xét tổ chức lại hoặc giải thể Tổng công ty.

4. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định phân cấp của Chính phủ cho Tổng công ty. Chấm dứt tình trạng can thiệp trực tiếp của Bộ quản lý ngành và các Bộ chức năng vào hoạt động kinh doanh của Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên Tổng công ty đồng thời tăng cường chức năng quản lý nhà nước của các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với các Tổng công ty theo quy định của pháp luật, nhưng quản lý nhà nước đối với các thành phần kinh tế khác.

5. Các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Tổng công ty 91 tiến hành sơ kết tình hình thực hiện mô hình Tổng công ty, gửi Ban chỉ đạo Trung ương đổi mới doanh nghiệp tổng hợp trình Chính phủ vào cuối quý hai năm 1998.

 

III. Thực hiện các biện pháp lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạch toán đúng và thực hiện đúng trách nhiệm bảo toàn, phát triển vốn Nhà nước đã giao cho doanh nghiệp.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thống kê, Ban Vật giá Chính phủ hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương và Tổng công ty 91 xác định đúng giá trị tài sản thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp nhà nước theo mặt bằng giá thị trường. Phân tích rõ nguyên nhân tình hình công nợ khó đòi, vật tư ứ đọng để đề ra các biện pháp xử lý dứt điểm. Phần nguyên nhân do thực hiện chủ trương của cấp trên nhưng chưa xử lý ngay được thì tạm xếp vào một mục riêng của bảng cân đối tài sản để xử lý dần từng trường hợp. Phần nguyên nhân do trách nhiệm của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải chủ động xử lý theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

Việc xác dịnh giá trị tài sản do doanh nghiệp thực hiện là chính dưới sự hướng dẫn về nghiệp vụ của Bộ Tài chính. Kế hoạch tiến hành cần khẩn trương, nhưng có trọng điểm. Doanh nghiệp nào có nhiều vấn đề tồn đọng thì làm trước. Những doanh nghiệp đã tính đúng giá trị doanh nghiệp thì chủ yếu là dựa vào kết luận của kiểm toán độc lập đối với bản tổng kết tài sản hàng năm.

 

IV. Lập kế hoạch đổi mới công nghệ và hoàn thiện quản lý nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế.

Đi đôi với việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, các Bộ, ngành, địa phương và Tổng công ty 91 chỉ đạo các doanh nghiệp trực thuộc căn cứ vào tiến trình tham gia của nước ta vào các tổ chức quốc tế, các cam kết quốc tế, theo hướng dẫn của Bộ Thương mại và Bộ Tài chính về các thông lệ quốc tế (đặc biệt là Khu vực mậu dịch tự do của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á - AFTA, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương - APEC và Tổ chức thương mại quốc tế - WTO) và lịch trình từng bước cắt giảm thuế quan của Chính phủ đã và sẽ công bố để lập kế hoạch 5 năm hội nhập quốc tế của đơn vị mình.

Tất cả các doanh nghiệp phải nhận thức đúng yêu cầu hội nhập quốc tế này để chủ động lập kế hoạch và triển khai một cách khẩn trương, vững chắc, có hiệu quả. Các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình nghiên cứu ban hành chính sách, tổ chức thực hiện phải hết sức tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đủ sức đứng vững và nâng cao sức mạnh cạnh tranh theo đúng tinh thần Chỉ thị số 16/1998/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết những kiến nghị của các doanh nghiệp trong ba cuộc gặp với Thủ tướng Chính phủ đầu năm 1998.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn cụ thể nội dung, phương pháp lập kế hoạch hội nhập quốc tế của doanh nghiệp và trình Chính phủ chiến lược từng bước hội nhập quốc tế và mục tiêu phấn đấu từng năm để các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp phối hợp thực hiện.

 

V. Hoàn thiện cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước.

Các Bộ, ngành, trong phạm vi chức năng của mình khẩn trương tổ chức thực hiện Quyết định số 61/1998/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII để tạo động lực phát triển doanh nghiệp và bảo đảm vai trò kiểm soát của Nhà nước. Sớm trình Chính phủ xem xét, bổ sung, sửa đổi ngay các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo tiến độ đã phân công để kịp tháo gỡ những vướng mắc trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu dự thảo sửa đổi Luật doanh nghiệp nhà nước để Chính phủ trình Quốc hội trong năm 1998.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sớm trình Chính phủ Nghị định về giải quyết lao động dôi dư trong quá trình sắp xếp doanh nghiệp nhà nước.

Ban chỉ đạo Trung ương đổi mới doanh nghiệp chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan xem xét, bảo đảm tính thống nhất của các văn bản liên quan về đổi mới doanh nghiệp trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.

Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị các Tổng công ty 91 có trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.

 

PHỤ LỤC

CÁC LĨNH VỰC CHƯA TIẾN HÀNH CỔ PHẦN HOÁ HOẶC NHÀ NƯỚC CẦN GIỮ CỔ PHẦN CHI PHỐI HAY CỔ PHẦN ĐẶC BIỆT

(ÁP DỤNG CHO NHỮNG DOANH NGHIỆP HIỆN CÓ)

(Ban hành kèm theo Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg, ngày 21 tháng 4 năm 1998
của Thủ tướng Chính phủ)

 

1. Loại doanh nghiệp nhà nước hiện có, chưa tiến hành cổ phần hoá.

- Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 56/CP ngày 2 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ. Riêng những doanh nghiệp có mức vốn dưới 10 tỷ đồng, cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp có thể xem xét để quyết định vận dụng các hình thức sắp xếp cho thích hợp.

- Sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ Nhà nước độc quyền kinh doanh: vật liệu nổ, hoá chất độc, chất phóng xạ, in bạc và các chứng chỉ có giá, mạng trục thông tin quốc gia và quốc tế.

2. Loại DNNN hiện có, Nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt khi tiến hành cổ phần hoá:

- Doanh nghiệp công ích có mức vốn trên 10 tỷ đồng,

- Khai thác quặng quý hiếm;

- Khai thác khoáng sản quy mô lớn;

- Khai thác dầu khí;

- Sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh và hoá dược;

- Sản xuất kim loại màu và kim loại quý hiếm quy mô lớn;

- Sản xuất điện quy mô lớn, truyền tải và phân phối điện;

- Sửa chữa phương tiện bay;

- Bưu chính viễn thông (trừ lĩnh vực công nghiệp và xây dựng);

- Vận tải đường sắt, hàng không, viễn dương;

- In, xuất bản, sản xuất rượu, bia, thuốc lá quy mô lớn.

- Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng cho người nghèo.

Chú thích: Việc thành lập mới các Công ty cổ phần được thực hiện theo quy định của Luật Công ty.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-----
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No. 20/1998/CT-TTg
Hanoi, April 21, 1998
 
DIRECTIVE
ON STEPPING UP THE REORGANIZATION AND RENEWAL OF STATE ENTERPRISES
Over recent years, the Government has adopted various policies and undertakings to reorganize and rearrange the State enterprises, promote their business autonomy as well as capital preservation and development responsibility and raise the efficiency of their operations, thus obtaining important results.
However, there are now signs of non-increase or decrease in the norms for economic growth, profits, budget remittance and competitiveness of State enterprises in some branches and some localities as compared to 1995. Enterprises that have suffered from prolonged losses and been unable to stand on their own remain unhandled; enterprises operating inefficiently still account for a large percentage; the equitization process takes place too slowly. The State enterprise structure is slow to be renewed. The competitiveness of State enterprises on regional and international markets is low.
In order to step up the industrialization, modernization and economic integration and in furtherance of the resolution of the fourth plenum of the Party Central Committee (the 8th Congress) on continuing to renew State enterprises and raise the efficiency of their operations, the Prime Minister requests the ministries, branches, localities and State corporations established under Decision No.91-TTg of March 7, 1994 (hereafter referred to as Corporation 91 for short) to do the following:
I. EXPEDITIOUSLY CLASSIFYING AND RESTRUCTURING THE STATE ENTERPRISES
1. The ministers, heads of the ministerial-level agencies and agencies attached to the Government, presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government, managing boards of Corporations 91 shall concretely evaluate the operations of their attached State enterprises from the time the plan on restructuring under Directive No.500-TTg of the Prime Minster of August 25, 1995 was implemented and thereby classify and reorganize the State enterprises on the following principles:
a) Group one: includes important enterprises whose operations need to be maintained according to the Law on State Enterprises in order to promote their core and leading role in the process of industrialization and modernization. They are enterprises where the State needs to hold 100% of their capital and a number of carefully selective production and business enterprises in sectors, that need to be equitized but have no conditions to carry out the equitization from now till the year 2000 such as State corporations (except for the equitization of a number of member enterprises of corporations) and a number of other important enterprises of great significance for the balances of the economy (see appendix issued together with this Directive). Direction should be concentrated on perfecting the organizations, personnel and finance of the enterprises in this group; giving them priority in being provided with an additional budget allocation to meet at least 30% of the prescribed working capital requirement; creating conditions for them to take initiative in mobilizing capital and preserving capital so as to constantly renew technologies, expand production scale and raise the business efficiency.
For public-utility enterprises: Pursuant to Decree No.56-CP of October 2, 1996 of the Government, to determine the specific list thereof and report it to the Prime Minister. Those public-utility enterprises which have no conditions to operate according to the principle of capital preservation shall be promptly restructured or have their management opened to bidding. Enterprises involved in urban sanitation activities and some other State-supported and-supervised service activities of public-utility character shall be encouraged to turn themselves into joint stock companies, limited liability companies, with capital partly owned by the State or fully owned by capital contributers.
b) Group two: includes enterprises whose ownership structure need to be transformed. They are enterprises where the State needs not to hold 100% of their capital. It is necessary to clearly define in this group the enterprises where the State needs to hold the prevailing or special shares and the State ownership representatives shall occupy the executive role (see Appendix issued together with this Directive).
In the 1998-1999 State enterprise equitization plan, each ministry, locality and corporation shall have to select at least 20% of its independent- or dependent-accounting enterprises where the State needs not to hold 100% of their capital for equitization and send such report to the Central Equitization Steering Committee before May 31, 1998 for sum-up and submission to the Prime Minister. Attention should be paid to pursuading the laborers in the enterprises to clearly understand the significance and benefit of this policy. In case of any disagreement with the equitization, the agencies that have proposed the establishment of the enterprises shall decide or submit to the Prime Minister for consideration according to the current regulations on responsibility division.
On the basis of the overall equitization plan approved by the Prime Minister, the Central Equitization Steering Committee shall guide and urge the ministries and localities to expeditiously draw up implementation plans under the current regulations.
For State enterprises which are too small (with the State capital being under 1 billion VND), such forms as public bidding, leasing, merger with other enterprises if such merger can yield higher socio-economic efficiency, business contract, preferential sale to cadres and employees of the enterprises or sale to legal entities and/or individuals of other economic sectors may be considered and applied.
The consideration and selection of enterprises with the State capital being under 1 billion VND for the application of the above-mentioned measures shall be done at the request of the agencies that have founded the enterprises. This Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility and coordinate with concerned agencies in submitting to the Government the specific regulation on principles and policies for implementing this. In 1998, the ministries and localities shall select at least 5% of the existing too small enterprises for pilot implementation so as to draw experiences therefrom for widespread application in subsequent years.
c) Group three: includes enterprises which have operated at a loss for a long time. They are enterprises that have suffered from losses for two or more consecutive years, been unable to pay due debts, have not fully paid taxes to the State, not fully deducted for social insurance and other funds as prescribed. Enterprises in this group shall be handled as follows:
- If the enterprises have outlets for their products but have fallen in such plight due to the lack of capital or low managerial capability, the agencies that have decided the establishment of the enterprises shall consider measures to support them and resolutely replace managerial cadres, then later apply measures to transform the ownership structures.
- If the enterprises are beyond the capability to overcome difficulties, they shall be auctioned or dissolved. When carrying out procedures for the dissolution of enterprises, the agencies that have decided the establishment thereof shall have to recover and pay arising debts in order to avoid causing difficulties to relevant enterprises.
In cases where the enterprises fall into the state of bankruptcy, the Law on Bankruptcy of Enterprises shall apply. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility and coordinate with the Economic Tribunal of the Supreme People's Court in reporting to the Prime Minister on the application of the Law on Bankruptcy of Enterprises and proposing measures to clear all hurdles so that the application of the Law on Bankruptcy of Enterprises really help settle the situation of the enterprises' debts in accordance with laws, then transfer the assets with remaining use value to other legal entities for more efficient business.
2. The State enterprise classification and reorganization plan of each ministry, branch, Corporation 91 and locality must be completed before December 30, 1998 (particularly for Hanoi and Ho Chi Minh City, before June 30, 1998) and shall be approved according to the following stipulations:
The Prime Minister shall consider and approve plans of Hanoi and Ho Chi Minh City, the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, Corporations 91.
The Prime Minister shall authorize the head of the Central Steering Committee for Renewal of Enterprises to assume the prime responsibility and coordinate with concerned ministries in considering and approving the plans of localities.
The plans of ministries and localities that have numerous State enterprises shall be considered first. In the course of elaborating reorganization plans, all business activities of enterprises shall be carried out normally. Well prepared issues shall be applied immediately according to current regulations on responsibility division, without waiting for the completion of master plans to organize the implementation.
3. Setting up a number of central working teams which shall coordinate with working teams of the localities with numerous State enterprises in guiding and urging the implementation of the above-mentioned solutions.
II. CONSOLIDATING AND PERFECTING THE ORGANIZATION OF STATE CORPORATIONS (INCLUDING CORPORATIONS OPERATING ACCORDING TO MODELS DEFINED IN DECISION NO.91-TTg AND DECISION NO.90-TTg OF MARCH 7, 1994 OF THE PRIME MINISTER)
1. The Central Steering Committee for Renewal of Enterprises shall coordinate with the Government Commission for Organization and Personnel, the ministries and the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government in firmly grasping the specific situation of each State corporation for overcoming in time the managerial weaknesses and adequately posting managerial cadres so as to enhance the managerial capability of the corporation; drawing experiences from the experimental organization of financial companies of State corporations for application on a broader scale; reviewing the implementation of the Regulation on the operation of the managing boards, the relationship between the managing boards and the general directors for proper guidance and supplement. In 1998, two or three corporations shall be selected for experimenting the regime of assigning the managing boards to recruit and hire the general directors (directors). The Ministry of Planning and Investment shall quickly prepare the regulation and model contract on hiring general directors (directors) and submit them to the Prime Minister.
2. Further enhancing the corporations' role in drawing up development strategies and plans, organizing the coordination in inspection and supervision on the basis of promoting the initiativeness and creativeness of member enterprises. A corporation must be a uniform entity, being able to bring into play the composite strength of the entire corporation and overcome the state of incoherent operations of member enterprises. For member enterprises that operate efficiently and stably, more autonomy shall be given thereto. For weak member enterprises that operate in an unstable manner, there must be plans to reorganize them, and when they get better, their scope of responsibility shall be broadened.
3. The admission of new members to and the dismissal of existing members from corporations must be considered case by case on the basis of socio-economic efficiency. For corporations with many member enterprises which have operated at a loss and seen no positive changes even after they are reorganized by the corporations and given support by the State, the reorganization or dissolution of such corporations should be considered.
4. Strictly abiding by the Government's regulation on assignment of responsibility to corporations. Putting an end to the direct interference by branch-managing ministries and functional ministries in the business activities of corporations and their member enterprises while enhancing the State management function of the ministries, the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government over the corporations in accordance with the provisions of law like the State management over other economic sectors.
5. The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government and Corporations 91 shall make a preliminary review of the application of the corporation model and send it to the Central Steering Committee for Renewal to Enterprises for sum-up and submission to the Government by the end of the second quarter of 1998.
III. APPLYING MEASURES TO MAKE HEALTHY THE FINANCIAL SITUATION OF STATE ENTERPRISES AND CREATE CONDITIONS FOR THEM TO MAKE CORRECT COST-PROFIT ACCOUNTING AND PROPERLY PERFORM THE RESPONSIBILITY OF PRESERVING AND DEVELOPING THE CAPITALS ALLOCATED TO THEM BY THE STATE
The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility and coordinate with the General Department of Staticstics and the Government's Pricing Committee in guiding the ministries, branches, localities and Corporations 91 to accurately determine the value of assets under the use right of the State enterprises according to the market price, analyse the causes of bad debts and unsaleability of materials so as to work out measures for settlement. The bad debts and unsaleable materials incurred due to the implementation of the undertakings of higher-levels and have not yet been handled right away shall be put in a separate item of the property balance sheet for handling case by case. The bad debts and unsaleable materials that fall within the responsibility of the enterprises, the enterprises shall have to take initiative in handling them according to the current regulations of the State.
The determination of the asset value shall be done mainly by the enterprises under the professional guidance of the Ministry of Finance. Plans should be quickly implemented but attention should be paid to the focal targets. Work shall be done first at enterprises with many unsettled problems. Enterprises that have accurately calculated the enterprise value, the work shall rely mainly on the conclusions of the independent auditing of the annual asset inventory.
IV. DRAWING UP PLANS FOR TECHNOLOGICAL RENEWAL AND MANAGERIAL PERFECTION IN ORDER TO RAISE THE COMPETITIVENESS IN THE COURSE OF INTERNATIONAL INTEGRATION
Alongside the reorganization of State enterprises, the ministries, branches, localities and Corporations 91 shall direct their attached enterprises to elaborate five-year plans for their respective international integration, based on the country's timetable for joining in international organizations (particularly the ASEAN Free Trade Area (AFTA) of the Association of Southeast Asian Nations, the Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) Forum and the World Trade Organization (WTO) ) under the guidance of the Ministry of Trade and the Ministry of Finance, on international practices as well as on the Government's timetable for gradual tariff cut which have been already announced or shall be announced.
All enterprises must be fully aware of such international integration requirement so as to take initiative in elaborating plans therefor and execute them in an expeditious, firm and effective manner. While studying and issuing policies and implementing them, the State management agencies shall have to create favourable conditions for enterprises to conduct their production and business activities so as to be able to stand firm and raise their competitiveness in the spirit of Directive No.16/1998/CT-TTg of March 31, 1998 of the Prime Minister on settling petitions made by enterprises in their three meetings with the Prime Minister in early 1998.
The Ministry of Planning and Investment shall guide in detail the contents and method of elaborating plans in international integration of enterprises and submit to the Government the strategy for step-by-step international integration as well as objectives to be achieved each year so that the State bodies and enterprises shall coordinate their implementation.
V. PERFECTING MECHANISM FOR MANAGEMENT OF STATE ENTERPRISES
The ministries and branches shall, within their respective functions, expeditiously implement Decision No.61/1998/QD-TTg of March 16, 1998 of the Prime Minister on the Government's program of action to materialize the resolution of the 4th plenum of the Party Central Committee, 8th congress, so as to create a motive force for developing enterprises and ensuring the control role of the State. They shall early submit to the Government for consideration the immediate supplements and amendments to the Government's Decrees and the Prime Minister's decisions according to the assigned timetable so as to clear in time all hurdles in investment, production and business activities of enterprises. The Ministry of Planning and Investment shall study the draft amendments to the Law on State Enterprises so that the Government shall submit them to the National Assembly in 1998.
The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall early submit to the Government the decree on settling the redundant labour as the result of restructuring the State enterprises.
The Central Steering Committee for Renewal of Enterprises shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Justice, the Government Office and concerned agencies in considering and ensuring the uniformity of relevant documents on renewal of enterprises before submitting them to the Prime Minister.
The ministers, the heads of ministerial-level agencies and agencies attached to the Government, the presidents of the People's Committee of the provinces and cities directly under the Central Government and the managing boards of Corporations 91 shall have to implement this Directive.

  
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Ngo Xuan Loc
 
SECTORS NOT YET EARMARKED FOR EQUITIZATION OR WHERE THE STATE NEEDS TO HOLD THE PREVAILING SHARES OR SPECIAL SHARES
(APPLICABLE TO EXISTING ENTERPRISES)
(Issued together with Directive No.20/1998/CT-TTg of April 21, 1998 of the Prime Minister)
1. Existing State enterprises that shall not be equitized yet:
- Public-utility enterprises operating in accordance with provisions in Article 1, Decree No.56-CP of October 2, 1996 of the Government. Particularly for enterprises with the capital level being under 10 billion VND, the agencies that have decided the establishment of such enterprises may consider and decide the application of appropriate forms of reorganization.
- Enterprises manufacturing products or providing services, that the State monopolizes: explosives, toxic chemicals, radioactive elements, printing money and certificates of monetary value, national and international information network.
2. Existing State enterprises where the State needs to hold the prevailing or special shares when they are equitized:
- Public-utility enterprises with the capital level being above 10 billion VND;
- Enterprises engaged in the exploitation of specious and rare minerals;
- Enterprises engaged in oil and gas exploitation;
- Enterprises engaged in the production of fertilizers, insecticides, curative medicines and pharmaceutical chemicals;
- Enterprises engaged in large-scale production of non-ferrous metals and specious and rare metals;
- Enterprises engaged in large-scale electricity production, electricity transmission and supply;
- Enterprises engaged in the repair of flying vehicles;
- Post and telecommunications enterprises (excluding the fields of industry and construction);
- Enterprises engaged in rail and air transport, ocean-shipping;
- Enterprises engaged in printing, publishing, large-scale production of alcohol, beer and cigarette;
- Investment banks, banks for the poor.
Note: The establishment of new joint stock companies shall comply with the Law on Companies.-
 

 
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Ngo Xuan Loc
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Directive 20/1998/CT-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất