Chỉ thị 03/2007/CT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngành Giao thông vận tải năm 2007

thuộc tính Chỉ thị 03/2007/CT-BGTVT

Chỉ thị 03/2007/CT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngành Giao thông vận tải năm 2007
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:03/2007/CT-BGTVT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Chỉ thị
Người ký:Hồ Nghĩa Dũng
Ngày ban hành:07/03/2007
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Doanh nghiệp, Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

 

Số: 03/2007/CT-BGTVT

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày 07 tháng 3 năm 2007

 

 

CHỈ THỊ

Về việc đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động

của doanh nghiệp trong ngành Giao thông vận tải năm 2007

 

 

Sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, được sự quan tâm của Ban Cán sự Đảng và lãnh đạo Bộ trong những năm qua các doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải đã được cơ cấu lại, kiện toàn quản lý và tổ chức, tập trung nguồn lực thông qua việc sắp xếp lại mô hình tổ chức, cổ phần hoá, bán cổ phần ra bên ngoài để thu hút vốn đầu tư phát triển, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, phù hợp với cơ chế thị trường.

Để phục vụ công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức các hội nghị phổ biến các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức hội nghị tập huấn, giới thiệu các chế độ, chính sách mới của Nhà nước về đổi mới, cổ phần hoá doanh nghiệp, việc chuyển đổi, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con... để cán bộ chủ chốt, cán bộ làm công tác đổi mới doanh nghiệp trong toàn ngành biết và triển khai thực hiện. Do làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn nên từ khi có chủ trương sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là sau khi có Nghị quyết Trung ương 3 Khoá IX đến nay, Bộ Giao thông vận tải đã cổ phần hóa được 279 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp, trong đó năm 2005: kế hoạch theo ph­­ương án tổng thể đ­­ược Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là 75 doanh nghiệp, Bộ Giao thông vận tải đã cổ phần hóa đ­­ược 100 doanh nghiệp. Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo các đơn vị áp dụng nhiều biện pháp sắp xếp, đổi mới quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động: Tổng công ty Xây dựng và Thương mại tiến hành thí điểm cổ phần hoá toàn Tổng công ty; Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 bán Công ty Đầu tư và Xây dựng 568; Công ty mẹ - Công ty Vận tải đa phương thức áp dụng hình thức Hội đồng quản trị thuê Tổng giám đốc điều hành...

Tuy nhiên, năm 2006 công tác sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là công tác cổ phần hoá các công ty nhà nước trong Ngành còn chậm, theo phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là cổ phần hoá 74 doanh nghiệp, nhưng chỉ thực hiện cổ phần hoá được 31 doanh nghiệp. Do vậy, năm 2007 cần có sự tập trung chỉ đạo để đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà trọng tâm là thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp hoặc áp dụng hình thức bán, phá sản... đối với những doanh nghiệp nhỏ, sản xuất kinh doanh thua lỗ. Để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chỉ thị:

1. Các đơn vị có trách nhiệm tổ chức phổ biến, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, Chương trình hành động của Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2006-2010 được ban hành kèm theo Quyết định số 263/2006/QĐ-TTg ngày 15/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 36/2006/CT-TTg ngày 15/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2006-2010 và các quy định khác có liên quan nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức và người lao động trong toàn Ngành về sự cần thiết và các hình thức sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước.

2. Tiếp tục kiện toàn Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Ban Chỉ đạo cổ phần hoá... bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đảm bảo công tác tham mưu cho lãnh đạo trong việc thực hiện sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

3. Cục trưởng các Cục, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) các Tổng công ty, Công ty nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm:

- Rà soát, xây dựng chương trình, giải pháp tích cực để tiến hành sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp theo đúng phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết  định số 63/2003/QĐ-TTg ngày 21/4/2003 về việc phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Giao thông vận tải đến năm 2004 và Quyết định số 95/2005/QĐ-TTg ngày 06/5/2005 về việc điều chỉnh ph­ương án sắp xếp, đổi mới công ty nhà nước thuộc Bộ Giao thông vận tải trong 2 năm 2005 - 2006 và các văn bản, quy định khác có liên quan và báo cáo kế hoạch thực hiện về Bộ trước ngày 20/3/2007.

- Đối với những doanh nghiệp khó khăn (chủ yếu là những khó khăn về tài chính) cần tập trung kiện toàn tổ chức, đẩy mạnh công tác giải quyết tồn tại, tháo gỡ khó khăn để thực hiện cổ phần hoá. Những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ, không còn vốn nhà nước, không đáp ứng các tiêu chí quy định, không thể cổ phần hoá được thì chủ động đề xuất, báo cáo Bộ để trình Thủ tướng Chính phủ cho thực hiện bán hoặc phá sản.

- Đối với những doanh nghiệp đã thực hiện chuyển đổi, sắp xếp lại sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo được thương hiệu trên thị trường thì cần có biện pháp khuyến khích, hỗ trợ để mở rộng sản xuất kinh doanh, hình thành các mô hình mới phù hợp theo quy định của pháp luật.

4. Cục Đường bộ Việt Nam tổ chức sơ kết mô hình thí điểm cổ phần hoá các công ty nhà nước hoạt động công ích; đề xuất phương án sắp xếp các công ty nhà nước hoạt động công ích còn lại; xây dựng phương án quản lý tài sản công (bảo quản tài sản dự phòng đảm bảo giao thông, quản lý và sử dụng tài sản công) và việc kế thừa quyền thu phí tại các công ty cổ phần, báo cáo phương án và kế hoạch thực hiện về Bộ trước ngày 20/3/2007.

5. Cục Đường sông Việt Nam tổ chức sơ kết mô hình thí điểm cổ phần hoá các đoạn quản lý đường sông; đề xuất phương án tổ chức lại các đoạn quản lý đường sông phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ công ích được giao, báo cáo phương án và kế hoạch thực hiện về Bộ trước ngày 20/3/2007.

6. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất phương án sắp xếp, đổi mới tổ chức và hoạt động của các Cụm cảng hàng không theo hướng tách quản lý nhà nước ra khỏi sản xuất kinh doanh, thành lập các Cảng vụ hàng không khu vực và chuyển đổi thành doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại cảng hàng không, báo cáo phương án về Bộ trước ngày 31/3/2007.

7. Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm căn cứ Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11/3/2005 để rà soát và đề nghị Bộ công nhận lại các công ty nhà nước thực hiện nhiệm vụ công ích, báo cáo hồ sơ về Bộ trước ngày 15/3/2007.

8. Các Tổng công ty nhà nước thuộc Bộ có trách nhiệm nghiêm túc triển khai thực hiện Quyết định số 1729/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước thực hiện cổ phần hoá giai đoạn 2007 - 2010. Đẩy nhanh các bước cổ phần hoá tổng công ty nhà nước. Coi việc cổ phần hoá toàn tổng công ty là nhiệm vụ trong tâm trong công tác đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp, nhằm tạo bước đột phá trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổng công ty trong thời gian tới, đạt mục tiêu thu hút vốn và đổi mới quản trị, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

9. Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm:

- Đôn đốc, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch sắp xếp, cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ.

- Kịp thời đề xuất các biện pháp để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho các đơn vị trong quá trình đổi mới, sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp, báo cáo Bộ trưởng xem xét, giải quyết.

- Phối hợp với các đơn vị đề xuất các giải pháp để các Bộ, ngành có liên quan xem xét, tháo gỡ khó khăn về tài chính để các doanh nghiệp có điều kiện thực hiện sắp xếp, cổ phần hoá, giải quyết chế độ chính sách đối với người lao động (chế độ cho lao động dôi dư, đào tạo, đào tạo lại...).

- Nghiên cứu để áp dụng hình thức sáp nhập, tổ chức lại theo mô hình công ty mẹ - công ty con đối với những doanh nghiệp có cùng ngành nghề, có mối quan hệ về công nghệ, thị trường... trong ngành Giao thông vận tải. Thời gian thực hiện: Quý II/2007.

- Hoàn chỉnh Quy chế, phối hợp với các Vụ có liên quan trong việc triển khai thực hiện Quy chế Hội đồng quản trị Tổng công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam ký hợp đồng thuê Tổng giám đốc điều hành. Thời gian thực hiện: Quý I/2007.

Tổ chức sơ kết, đánh giá mô hình Hội đồng quản trị ký hợp đồng thuê Tổng giám đốc điều hành tại Công ty mẹ - Công ty Vận tải đa phương thức để phổ biến, áp dụng trong các doanh nghiệp ngành Giao thông vận tải. Thời gian thực hiện: Quý II/2007.

Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ căn cứ phạm vi trách nhiệm, triển khai thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung chủ yếu nêu trên, coi đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá bình xét thi đua, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá năng lực điều hành của Lãnh đạo doanh nghiệp. Kiên quyết xử lý đối với những cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc) cố tình không thực hiện hoặc gây cản trở việc chuyển đổi, cổ phần hóa doanh nghiệp.

Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi và định kỳ báo cáo Bộ trưởng việc thực hiện Chỉ thị này./.

 

Nơi nhận:

- Ban CĐĐM&PTDN;

- Các đ/c Thứ trưởng;

- Các đơn vị thuộc Bộ;

- Công đoàn GTVT Việt Nam;

- Lưu: VT, TCCB (Th).

BỘ TRƯỞNG

 

 

 

Hồ Nghĩa Dũng

 

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe