Thông tư 110/2000/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp Nhà nước dành cho đầu tư và xây dựng

thuộc tính Thông tư 110/2000/TT-BTC

Thông tư 110/2000/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp Nhà nước dành cho đầu tư và xây dựng
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:110/2000/TT-BTC
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Vũ Văn Ninh
Ngày ban hành:14/11/2000
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư, Xây dựng, Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 110/2000/TT-BTC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 110/2000/TT-BTC NGÀY 14 THÁNG 11 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC DÀNH CHO ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG 

- Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước;

- Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng;

- Căn cứ Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP  ngày 8/7/1999 của Chính phủ;

- Căn cứ Nghị định số 59/CP ngày 03/10/1996 của Chính phủ ban hành Quy chế Quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước;

- Căn cứ Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Quy chế Quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước, ban hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ;

Sau khi thống nhất với Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước dành cho đầu tư  và xây dựng như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Đối tượng áp dụng Thông tư này là các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước (viết tắt là DNNN), trong đó bao gồm các DNNN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và hoạt động công ích theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước.
2. Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN là các dự án: có sử dụng một phần vốn hỗ trợ từ  vốn ngân sách nhà nước, vốn có nguồn gốc từ ngân sách, vốn do doanh nghiệp tự tích luỹ, vốn tín dụng thương mại để đầu tư phát triển, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính (bù đắp tổn thất tài sản), quỹ phúc lợi (đầu tư các công trình phúc lợi), vốn khấu hao tài sản cố định và các khoản thu của Nhà nước để lại cho doanh nghiệp để đầu tư.
3. Đối với các dự án sửa chữa tài sản cố định, việc quản lý và thanh toán chi phí sửa chữa tài sản cố định được thực hiện theo chế độ quản lý tài chính của DNNN hiện hành. Trường hợp DNNN sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp để đầu tư sửa chữa tài sản cố định thì DNNN phải thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
 4. Các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN phải thực hiện đầy đủ các thủ tục đầu tư và xây dựng, được cân đối vào kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của doanh nghiệp. DNNN được tự tổ chức thanh toán hoặc lựa chọn các tổ chức thanh toán vốn để giúp doanh nghiệp quản lý thanh toán vốn đầu tư phát triển.
DNNN thực hiện đầy đủ chế độ kế toán - thống kê và quyết toán vốn đầu tư theo qui định hiện hành.
5. Chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN có trách nhiệm tổ chức quản lý và thực hiện dự án đầu tư, tự chịu trách nhiệm về bảo toàn vốn và hiệu quả đầu tư của dự án trên cơ sở thực hiện đúng các chế độ chính sách hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng, quy chế đấu thầu.
6. Cơ quan quản lý tài  chính DNNN thực hiện chức năng quản lý tài chính nhà nước và giám sát việc sử dụng vốn đảm bảo an toàn có hiệu quả đối với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư phát triển của DNNN. Kho bạc nhà nước, Quỹ hỗ trợ phát triển, các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng nhà nước (sau đây gọi chung  là tổ chức thanh toán vốn) có trách nhiệm giúp DNNN kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các khâu trong quá trình thanh toán vốn đảm bảo kịp thời, đầy đủ, đúng chế độ cho dự án và phù hợp với tiến độ thực hiện dự án, đồng thời phát hiện để ngăn chặn kịp thời việc sử dụng vốn sai mục đích, sai chế độ gây lãng phí thất thoát tiền vốn của DNNN.
7. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các Tổng công ty nhà nước, các Hội, các Đoàn thể (gọi chung là các Bộ), UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là UBND tỉnh), có trách nhiệm quản lý và sử dụng vốn đầu tư theo các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng và quy định tại Thông tư này.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Vốn đầu tư  phát triển của DNNN được sử dụng để đầu tư và xây dựng cho  các mục đích sau:
- Dự án đầu tư và xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp các dự án đã đầu tư.
- Dự án đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp và sản phẩm công nghệ khoa học mới.
DNNN phải thực hiện quản lý và sử dụng vốn theo các quy định hiện hành của Nhà nước có liên quan khi sử dụng vốn đầu tư phát triển vào các mục đích sau đây:
- Mua cổ phiếu, góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh và các hình thức đầu tư khác.
- Đầu tư liên doanh với nước ngoài.
2. Vốn đầu tư phát triển của DNNN được hình thành từ các nguồn  sau:
2.1. Vốn chủ sở hữu  của DNNN :
+ Quỹ đầu tư phát triển;
+ Vốn khấu hao tài sản cố định;
+ Vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;
+ Vốn ngân sách nhà nước cấp ban đầu;
+ Quỹ phúc lợi (sử dụng cho đầu tư các công trình phúc lợi);
+ Các khoản thu của Nhà nước để lại doanh nghiệp đầu tư.
Việc sử dụng Quỹ dự phòng tài chính chỉ để bù đắp tài sản tổn thất: tài sản của DNNN do mất mát, hư hỏng, giảm giá do các nguyên nhân khách quan, chủ quan gây ra.
Đối với các Tổng công ty thành lập theo Quyết định số 91/TTg và Quyết định số 90/TTg ngày 07/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Tổng công ty 91/TTg và Tổng công ty 90/TTg); Tổng Giám đốc theo uỷ quyền của Hội đồng quản trị quyết định việc huy động một phần vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập để phục vụ nhu cầu đầu tư tập trung của Tổng công ty theo quy định chế độ quản lý tài chính hiện hành.
2.2. Vốn đầu tư phát triển do DNNN huy động:
- Vốn đầu tư do ngân sách nhà nước hỗ trợ: các dự án đầu tư của DNNN sử dụng vốn đầu tư phát triển hỗ trợ từ ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999, Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng.
- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh: các dự án của DNNN sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển này được thực hiện theo quy định  tại Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 24/6/1999 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng.
- Vốn tín dụng thương mại: các dự án của DNNN có sử dụng nguồn vốn tín dụng thương mại phải thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn sử dụng của các tổ chức tín dụng cho vay  vốn trên cơ sở hợp đồng vay vốn.
- Vốn được huy động từ nguồn khác như : phát hành trái phiếu doanh nghiệp, liên doanh, liên kết...các dự án đầu tư của DNNN khi sử dụng các nguồn vốn này phải thực hiện theo qui định hiện hành của Nhà nước. 
3. Thẩm quyền quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN được quy định như sau:
3.1. Đối với các dự án nhóm A thuộc tất cả các nguồn vốn nêu trên (nói tại phần II.2), thẩm quyền quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư được áp dụng theo quy định như dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước quy định tại Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999, Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ.
3.2. Đối với các dự án nhóm B, C sử dụng vốn chủ sở hữu của DNNN (nói tại điểm 2.1 phần II.2), DNNN căn cứ vào quy hoạch hoặc kế hoạch phát triển ngành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để quyết định đầu tư; nếu dự án có sử dụng đất thì phải được UBND cấp có thẩm quyền của địa phương nơi xin đất chấp thuận về địa điểm, diện tích đất của dự án và làm thủ tục giao đất hoặc thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Thẩm quyền quyết định đầu tư đối với dự án nhóm B, C sử dụng vốn chủ sở hữu của DNNN như sau:
- Đối với các DNNN là doanh nghiệp thành viên trong các Tổng công ty 91/TTg và Tổng công ty 90/TTg thì phải được Hội đồng quản trị phê duyệt.
- Đối với các DNNN độc lập, có Hội đồng quản trị thì thẩm quyền quyết định đầu tư được Hội đồng quản trị phê duyệt.
- Đối với các DNNN độc lập không có Hội đồng quản trị thì thẩm quyền quyết định đầu tư do Tổng Giám đốc (hoặc Giám đốc) doanh nghiệp phê duyệt.
- Đối với các dự án đầu tư của các DNNN hoạt động trong lĩnh vực công ích thì cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp quyết định đầu tư hoặc uỷ quyền cho doanh nghiệp quyết định đầu tư.
Bổ sung
Quá trình thực hiện đầu tư của dự án do doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm trên cơ sở thực hiện đúng các chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng, quy chế đấu thầu.
4. Lập và báo cáo kế hoạch vốn đầu tư của DNNN:
4.1. Căn cứ vào tiến độ thực hiện của các dự án đang được đầu tư, các dự án đã hoàn thành giai đoạn chuẩn bị đầu tư  và kế hoạch huy động, sử dụng nguồn vốn đầu tư của DNNN, các DNNN thành viên, DNNN độc lập hoặc Tổng công ty lập kế hoạch vốn đầu tư  hàng năm của DNNN.
 Đối với các DNNN là doanh nghiệp thành viên trong Tổng công ty 91/TTg và Tổng công ty 90/TTg hoặc các DNNN có Hội đồng quản trị thì kế hoạch sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp phải được Hội đồng quản trị phê duyệt. Các DNNN độc lập, không có Hội đồng quản trị thì kế hoạch vốn đầu tư do Tổng Giám đốc ( hoặc Giám đốc ) phê duyệt.
4.2. Kế hoạch vốn đầu tư của DNNN sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, doanh nghiệp thông báo với cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp để có cơ sở theo dõi kiểm tra, giám sát, đồng thời kế hoạch vốn đầu tư được duyệt phải báo cáo cho Tổng công ty (nếu có), Bộ, UBND tỉnh (đối với dự án thuộc thẩm quyền quản lý).
4.3. Các Bộ, UBND các tỉnh và Hội đồng quản trị các Tổng công ty 91/TTg tổng hợp chung vào kế hoạch vốn đầu tư hàng năm gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
5. Điều kiện thanh toán vốn đầu tư của DNNN:
5.1. Đối với dự án đầu tư:
- Chuẩn bị đầu tư: văn bản của cấp có thẩm quyền theo phân cấp quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư; dự toán chi cho công tác chuẩn bị đầu tư tương ứng.
- Chuẩn bị thực hiện dự án: báo cáo đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền theo phân cấp quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng; dự toán chi cho công tác chuẩn bị thực hiện dự án.
- Thực hiện dự án đầu tư: có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán  được phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Những dự án nhóm A-B nếu chưa có thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán  được duyệt thì trong quyết định đầu tư phải quy định mức vốn của từng hạng mục công trình, có thiết kế, dự toán hạng mục công trình thi công trong năm được duyệt.
5.2. Dự án đã được cân đối trong kế hoạch vốn đầu tư của doanh nghiệp tương ứng với tiến độ thi công của dự án trong năm kế hoạch, có quyết định thành lập Ban quản lý dự án (trường hợp phải thành lập Ban quản lý dự án), bổ nhiệm Trưởng ban, Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán giúp DNNN quản lý dự án theo quy định.
5.3. Dự án đã thực hiện chỉ định thầu, đấu thầu tuyển chọn tư vấn, mua sắm thiết bị, xây lắp theo quy định của Quy chế Đấu thầu; có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của cấp có thẩm quyền; hợp đồng kinh tế giữa DNNN và nhà thầu.
5.4. Có khối lượng xây lắp, mua sắm thiết bị, tư vấn thực hiện được DNNN chấp thuận thanh toán, không phân biệt hình thức tự làm hoặc theo hợp đồng giao thầu.
Mỗi lần thanh toán vốn đầu tư, bên nhận thầu phải chuyển cho DNNN các hồ sơ sau:
- Đối với khối lượng xây lắp hoàn thành:
+ Biên bản nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành kèm theo bản tính giá trị khối lượng được nghiệm thu.
+ Phiếu giá và chứng từ thanh toán.
- Đối với khối lượng thiết bị:
+ Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (đối với thiết bị mua trong nước); bộ chứng từ nhập khẩu (đối với thiết bị nhập khẩu).
+ Phiếu nhập kho (đối với thiết bị không cần lắp) hoặc biên bản nghiệm thu khối lượng lắp đặt thiết bị (đối với thiết bị cần lắp).
+ Các chứng từ vận chuyển, bảo hiểm, thuế, phí lưu kho.
+ Phiếu giá và các chứng từ thanh toán.
- Đối với khối lượng công tác tư vấn:
+ Biên bản nghiệm thu khối lượng tư vấn.
+ Chứng từ thanh toán.
Đối với các công việc thuộc khoản chi phí khác, ngoài các công việc đã thuê tư vấn của dự án được thanh toán khi đã có đủ các căn cứ chứng minh công việc đã được thực hiện.
Căn cứ vào các hồ sơ nói tại các điểm 5.1;5.2;5.3 (hồ sơ gửi 1 lần) và hồ sơ đề nghị thanh toán nói tại điểm 5.4 (hồ sơ gửi cho từng lần đề nghị thanh toán), DNNN chấp nhận thanh toán khi khối lượng, công việc hoàn thành trong các hồ sơ đề nghị thanh toán phù hợp với các hồ sơ quy định nói trên và hệ thống chính sách về quản lý đầu tư xây dựng hiện hành.
6. Tổ chức thanh toán vốn đầu tư: các DNNN căn cứ vào kế hoạch đầu tư xây dựng hàng năm của doanh nghiệp, dự án được duyệt, hợp đồng ký kết với các nhà thầu (hoặc tự làm), đảm bảo nguồn vốn đáp ứng tiến độ thanh toán cho các đơn vị nhận thầu. Việc thanh toán vốn đầu tư của doanh nghiệp được thực hiện bằng các hình thức:
- DNNN tự thực hiện việc thanh toán: trong trường hợp này, DNNN tự chịu trách nhiệm về việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư cho các nhà thầu và nhà cung cấp.
- DNNN thực hiện thanh toán thông qua một tổ chức thanh toán vốn, trường hợp này DNNN chuyển vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp cho các tổ chức thanh toán vốn, nơi doanh nghiệp triển khai thực hiện dự án đầu tư. Các tổ chức thanh toán thực hiện việc kiểm soát, thanh toán theo yêu cầu của DNNN.
Để tiếp nhận và quản lý thanh toán vốn đầu tư của DNNN cho các dự án đầu tư tại các tổ chức thanh toán vốn, chủ đầu tư phải làm thủ tục mở tài khoản theo dõi riêng cho dự án đầu tư  tại các tổ chức thanh toán vốn. Thủ tục đăng ký mở tài khoản thực hiện theo hướng dẫn của các tổ chức thanh toán vốn. Các tổ chức thanh toán vốn phải tạo điều kiện thuận lợi để các chủ đầu tư mở tài khoản và sử dụng tài khoản tại đơn vị phục vụ.
DNNN căn cứ vào tiến độ thực hiện dự án đầu tư, kế hoạch vốn đầu tư của DNNN cho các dự án đầu tư, căn cứ vào số dư nguồn vốn của doanh nghiệp tại tổ chức thanh toán và nhu cầu vốn tại thời điểm thanh toán để chuyển vốn đầu tư cho tổ chức thanh toán.
7. Việc lựa chọn hình thức tạm ứng vốn, thanh toán vốn và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư do DNNN(chủ đầu tư) thoả thuận với các nhà thầu ( xây lắp, mua sắm thiết bị, tư vấn) được thực hiện trên cơ sở kế hoạch huy động vốn đầu tư hàng năm của DNNN và các chính sách hiện hành của Nhà nước thông qua hợp đồng.
8. Công tác quyết toán vốn đầu tư: Khi công trình hoặc dự án đầu tư hoàn thành, chủ đầu tư có trách nhiệm quyết toán toàn bộ vốn đầu tư của công trình  theo quy định của Bộ Tài chính về hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư.
Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án nhóm A; cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư của DNNN chịu trách nhiệm thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án nhóm B,C.
9. Hàng quý, năm các chủ đầu tư phải báo cáo tình hình sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp cho các Tổng công ty (nếu có), Bộ, UBND tỉnh trực tiếp quản lý, cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp. Cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, Bộ, UBND tỉnh, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91/TTg có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
III. TRÁCH NHIỆM CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN
1. Các Bộ, UBND tỉnh:
- Hướng dẫn việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN theo chức năng quản lý tài chính DNNN được Chính phủ giao.
- Chỉ đạo công tác quản lý, kiểm soát quá trình quản lý vốn đầu tư và tổ chức tổng hợp tình hình sử dụng các nguồn vốn đầu tư của DNNN theo quy định hiện hành và quy định tại Thông tư này.
2. Hội đồng quản trị các Tổng công ty 91/TTg và Tổng công ty 90/TTg, Hội đồng quản trị các doanh nghiệp độc lập, Tổng Giám đốc (hoặc Giám đốc)  các DNNN có trách nhiệm quản lý, bảo toàn và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của Nhà nước giao cho doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về việc quyết định đầu tư và hiệu quả của các dự án đầu tư.
- Chỉ đạo các DNNN (chủ đầu tư) trong công tác quản lý, kiểm soát quá trình quản lý vốn đầu tư và tổ chức tổng hợp tình hình sử dụng các nguồn vốn đầu tư của DNNN theo quy định hiện hành và quy định tại Thông tư này.
3. Chủ đầu tư:
- Có trách nhiệm tổ chức quản lý và thực hiện dự án đầu tư, bảo toàn và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của dự án trên cơ sở thực hiện đúng các chế độ chính sách hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng, quy chế đấu thầu.
- Cung cấp các tài liệu, hồ sơ cần thiết cho cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp; tổ chức thanh toán vốn và các cơ quan khác có liên quan theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, có hiệu quả, chấp hành đúng chế độ quản lý vốn đầu tư và xây dựng hiện hành.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và quyết toán vốn đầu tư theo qui định tại Thông tư này.
4. Các tổ chức thanh toán vốn:
- Tổ chức công tác kiểm soát, thanh toán, kế toán vốn đầu tư theo đúng chế độ qui định.
- Xác nhận số vốn đã thanh toán của từng dự án khi quyết toán.
- Chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ các chứng từ đề nghị thanh toán đảm bảo cấp vốn theo đúng hợp đồng, dự án được duyệt.
- Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật của Nhà nước trong công tác quản lý và thanh toán vốn đầu tư của DNNN.
5. Cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp: chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện quyết định đầu tư và thực hiện quyết toán vốn đầu tư của DNNN.
IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký. Mọi qui định trước đây về quản lý và sử dụng vốn của DNNN dành cho đầu tư xây dựng trái với Thông tư này đều bãi bỏ
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các Bộ, UBND tỉnh, Tổng công ty, DNNN và chủ đầu tư phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi bổ sung.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No.110/2000/TT-BTC
Hanoi, November 14, 2000
 
CIRCULAR
GUIDING THE MANAGEMENT AND USE OF STATE ENTERPRISES' CAPITAL FORINVESTMENT AND CONSTRUCTION
Pursuant to the State Enterprises Law;
Pursuant to the Government’s Decree No.52/1999/ND-CP dated July 8,1999 promulgating the Regulation on Investment and Construction Management;
Pursuant to Decree No.12/2000/ND-CP dated May 5, 2000 amending andsupplementing a number of Articles of the Regulation on Investment and ConstructionManagement issued together with the Government’s Decree No.52/1999/ND-CP dated July8, 1999;
Pursuant to the Government’s Decree No.59/CP of October 3, 1996promulgating the Regulation on financial management and business cost-accounting for Stateenterprises;
Pursuant to the Government’s Decree No.27/1999/ND-CP dated April20, 1999 amending and supplementing the Regulation on financial management and businesscost-accounting for State enterprises, issued together with the Government’s DecreeNo.59/CP dated October 3, 1996
After consulting with the Ministry of Construction, the Ministry ofFinance hereby guides the management and use of State enterprises’ capital forinvestment and construction as follows:
I. GENERAL PROVISIONS
1. Subject to this Circular are projects using development investmentcapital of State enterprises (abbreviated to SEs), including those operating in the fieldof production and business and public utility under the State Enterprises Law.
2. Projects using the SEs' development investment capital are projectsthat use part of the capital supported by the State budget, capital of the State budgetorigin, capital accumulated by enterprises themselves, commercial credit capital fordevelopment investment, development investment funds, financial reserve funds (to offsetproperty losses), welfare funds (for investment in welfare projects), capital for fixedasset depreciation and the State's revenues left to enterprises for investment.
3. For projects on fixed asset repair, the management and payment ofexpenses therefor shall comply with the SEs' current financial management regime. Wherethe SEs use their own development investment capital for investment in the repair of fixedassets, they shall have to comply with the provisions of this Circular.
4. Projects using the SEs' development investment capital shall have tostrictly observe the investment and construction procedures and be included theenterprises' annual capital construction investment plans. The SEs may organize payment bythemselves or select capital-paying organizations to assist them in managing the paymentof development investment capital.
The SEs shall strictly observe the accounting and statistical regime and settle theinvestment capital according to current regulations.
5. Investors of projects using the SEs' development investment capitalshall have to organize the management and implementation of investment projects, takeself-responsibility for projects’ capital preservation and investment efficiency onthe basis of strict compliance with the current regimes and policies on investment andconstruction management as well as the Bidding Regulation.
6. The agencies managing the SEs' finance shall perform the function ofState finance management and supervise the use of capital, ensuring the safety andefficiency for projects invested with the SEs' development investment capital. The StateTreasury the Development Assistance Fund, the commercial banks and State creditinstitutions (hereinafter referred collectively to as the capital-paying organizations)shall have to assist the SEs in inspecting and strictly controlling various stages of thecapital-paying process, ensuring the timely and adequate supply for the projects strictlyaccording to the prescribed regime and the project execution tempo, and at the same timedetect for prompt prevention the use of capital for the wrong purposes or in contraventionof the prescribed regime, which cause wastage or loss of the SEs’ capital.
7. The ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to theGovernment, State corporations, associations and mass organizations (referred collectivelyto as ministries) as well as the People's Committees of the provinces and centrally-runcities (referred collectively to as the provincial People's Committees) shall have tomanage and use investment capital according to the State's regulations on investment andconstruction management as well as the provisions of this Circular.
II. SPECIFIC PROVISIONS
1. The SEs development investment capital shall be usedfor investment and construction for the following purposes:
- Investment projects for new construction, renovation and upgrading of the alreadyinvested projects.
- Investment projects for the procurement of properties, includingequipment and machinery not requiring installation, and new science and technologyproducts.
The SEs shall have to manage and use capital according to the currentrelevant regulations when using the development investment capital for the followingpurposes:
- Buying shares, contributing stock capital, contributing capital tojoint-ventures or other forms of investment.
- Investing in joint-ventures with foreign countries.
2. The SEs' development investment capital shall be created from thefollowing sources:
2.1. The SEs' own capital, including:
+ The development investment fund;
+ The fixed asset depreciation capital;
+ The capital of the State budget origin;
+ The capital initially allocated by the State budget;
+ The welfare fund (used for investment in welfare projects);
+ The State's revenues left to enterprises for investment.
The financial reserve fund shall be used only to offset losses, damageor price reduction of the SEs' properties due to objective or subjective causes.
For corporations set up under the Prime Minister’s DecisionNo.91/TTg and Decision No.90/TTg dated March 7, 1994 (hereinafter called corporations91/TTg and corporations 90/TTg for short), the general directors shall, as authorized bythe Managing Boards, decide the partly mobilization of the development investment capitalof independent cost-accounting member enterprises to meet the corporations’ demandfor concentrated investment under the current financial management regime.
2.2. The development investment capital mobilized by the SEs,including:
- The investment capital supported by the State budget: The SEs'investment projects using the State budget-supported development investment capital shallcomply with the provisions of the State Budget Law and the Regulation on Investment andConstruction Management issued together with the Governments Decree No.52/1999/ND-CP datedJuly 8, 1999 and Decree No.12/2000/ND-CP of May 5, 2000 amending and supplementing anumber of articles of the Regulation on Investment and Construction Management.
- The State’s development investment credit capital andState-guaranteed credit capital: The SEs' projects using these development investmentcapital sources shall comply with the provisions of the Government's DecreeNo.43/1999/ND-CP dated June 24, 1999 on the State’s development investment credit andthe State's Regulation on Investment and Construction Management.
- The commercial credit capital: The SEs’ projects using thecommercial credit capital source shall have to comply with the State’s currentregulations and the capital-lending credit institutions’ guidance on the use of suchcapital on the basis of the capital-lending contracts.
- The capital mobilized from other sources, such as the issuance ofenterprise bonds, joint-venture cooperation...: The SEs’ investment projects usingthese capital sources shall have to comply with the State's current regulations.
3. The competence to decide investment and investment execution forprojects using the SEs' development investment capital is stipulated as follows:
3.1. For group-A projects using all above capital sources (mentioned inPart II.2), the competence to decide investment and investment execution shall apply asprovided for projects using the State budget capital in the Investment and ConstructionManagement Regulation issued together with the Government's Decree No.52/1999/ND-CP datedJuly 8, 1999 and Decree No.12/2000/ND-CP dated May 5, 2000.
3.2. For group B- or C- projects using the SEs’ own capital(mentioned at Point 2.1, Part II. 2), the SES shall base themselves on the branchdevelopment planning or plans already approved by the competent authorities to decide theinvestment; for projects which use land, the land locations and areas must be approved bythe competent People's Committees of the localities where the land exist and the SEs mustfill in the procedures for land allotment or land lease according to the provisions of theland legislation. The competence to decide investment for group B- or -C projects usingthe SEs' own capital is defined as follows:
- For the SEs being member enterprises of corporations 91/TTg or90/TTg, the Managing Boards’ approval is required;
- For independent SEs with Managing Boards, the investment must beapproved by the Managing Boards.
- For independent SEs without Managing Boards, the investment must beapproved by the enterprise general directors (or directors).
- For investment projects of the public utility SEs, the agenciesdeciding their establishment shall decide the investment or authorize the enterprises todecide it.
Enterprises shall take self-responsibility for the projects' investmentexecution process on the basis of strict compliance with the State's current regimes andpolicies on investment and construction management as well as the Bidding Regulation.
4. Elaboration and submission of reports on the SEs' investment capitalplans:
4.1. On the basis of the execution tempo of projects being invested,projects having gone through the investment preparation stage and the SEs’ plans formobilization and use of investment capital sources, the member SEs, independent SEs orcorporations shall elaborate their annual investment capital plans.
For the SEs being member enterprises of corporations 91/TTg or 90/TTgor the SEs with Managing Boards, their plans on the use of investment capital must beapproved by the Managing Boards. For independent SEs without Managing Boards, theirinvestment capital plans shall be approved by the general directors (or directors).
4.2. After their investment capital plans have been approved by thecompetent authorities, the SEs shall notify such to the bodies managing finance ofenterprises so that the latter have basis for monitoring, inspection and supervision, andat the same time report the already approved investment capital plans to the corporations(if any), the ministries or the provincial People's Committees (for projects falling undertheir management competence).
4.3. The ministries, the provincial People's Committees and theManaging Boards of corporations 91/TTg shall synthesize them into their annual investmentcapital plans to be addressed to the Ministry of Finance and the Ministry of Planning andInvestment.
5. Conditions for payment of the SEs' investment capital:
5.1. For investment projects:
- Investment preparation: There must be documents issued by thecompetent authorities according to the responsibility division prescribed in theRegulation on Investment and Construction Management, permitting the preparation forinvestment; and the corresponding cost estimates therefor.
- Preparation for project execution: There must be investment reportsor feasibility study reports and investment decisions issued by the competent authoritiesaccording to the responsibility division prescribed in the Regulation on Investment andConstruction Management; and the cost estimates therefor.
- Execution of investment projects: There must be technical designs andtotal cost estimates, which have already been approved by the competent authorities. Forgroup A- or B- projects with technical designs and total cost estimates not yet approved,the investment decision must specify the capital level of each project item with thealready approved design and cost estimate for its construction in the year.
5.2. For projects that have been included in the enterprises’investment capital plans correspondingly to the project execution tempo in the plan year,there must be decisions to set up the project management boards (for cases where projectmanagement boards must be set up) and to appoint the heads of the management boards, chiefaccountants or persons in charge of accountancy to assist the SEs in managing the projectsaccording to regulations.
5.3. For projects for which bidders have been appointed or biddingshave been organized for consultant selection, equipment procurement, construction andinstallation under the Bidding Regulation, there must be decisions approving the biddingresults, issued by the competent authorities and economic contracts between the SEs andthe contractors.
5.4. There must also be the SEs’ approval of payment for theconstruction and installation, equipment procurement or consultancy volumes, irrespectiveof the form of self-performance or bidding contracts.
Upon each payment of investment capital, contractors shall have to handover to the SEs the following dossiers:
- For the completed construction and installation volume:
+ The minutes on the pre-acceptance test of the completed constructionand installation volume, attached with the written calculation of the pre-acceptancetested volume.
+ The price bills and payment vouchers.
- For equipment volume:
+ The invoices-cum-delivery bills (for domestically procuredequipment); or import voucher set (for imported equipment).
+ The warehousing bills (for equipment requiring no installation) orminutes on the pre-acceptance test of the equipment installation volume (for equipmentrequiring installation).
+ The vouchers on transportation, insurance, taxes and warehousingcharges.
+ The price bills and payment vouchers.
- For consultancy volume:
+ The minutes on the pre-acceptance test of the consultancy volume.
+ The payment vouchers.
For other paid jobs outside the jobs performed by hired consultants ofthe projects, the expenses therefor shall be paid when there are enough grounds to provethat the jobs have been performed.
Basing themselves on the dossiers mentioned at Points 5.1, 5.2 and 5,3(dossiers sent only once) and the payment-requesting dossiers mentioned at Point 5.4(dossiers sent for each payment request), the SEs shall agree to make payment when thecompleted volumes or jobs in such dossiers are compatible with the above-prescribeddossiers as well as the current system of investment and construction management policies.
6. Organization of investment capital payment:
The SEs shall, basing themselves on their annual constructioninvestment plans, approved projects and contracts signed with contractors (orself-performance contracts), ensure enough capital sources to make payment on schedule tothe contracting units. The investment capital payment by enterprises shall be effected inthe following forms.
- The SEs make self-payment: In this case, the SEs shall takeself-responsibility for the control of investment capital payment to the contractors andsuppliers.
- The SEs make payment through capital-paying organizations: In thiscase, the SEs shall transfer their development investment capital to the capital-payingorganizations in localities where they deploy the execution of the investment projects.The capital- paying organizations shall control and make payment at the SEs' requests.
In order to receive and manage the investment capital payment by theSEs for investment projects at the capital-paying organizations, investors shall have tofill in the procedures to open separate accounts for monitoring investment projects atsuch organizations. The procedures for account opening shall comply with the guidance ofthe capital-paying organizations. The capital-paying organizations shall have to createfavorable conditions for investors to open accounts and use them at the serving units.
The SEs shall base themselves on the investment project executiontempo, their investment capital plans for investment projects, their capital sources’balance at the paying organizations and the demand for capital at the time of payment totransfer investment capital to the paying organizations.
7. The selection of the forms of advancing capital, paying capital andrecovering advance investment capital shall be agreed upon by the SEs (investors) andthe contractors (for construction and installation, procurement of equipment, consultancy)and effected on the basis of the SEs’ annual investment capital mobilization plansand the State's current policies through contracts.
8. Investment capital settlement: Upon the completion ofconstructions or investment projects, investors shall have to settle the total investmentcapital of the projects according to the Finance Ministry’s regulations guiding theinvestment capital settlement.
The Ministry of Finance shall have to verify and approve the investmentcapital settlements for group-A projects; the authorities competent to decide theSEs’ investment shall have to verify and approve the investment capital settlementsfor group B- and C- projects.
9. Quarterly and annually, investors shall have to report the situationon the use of investment capital by enterprises to the corporations (if any), theministries, the provincial People’s Committees directly managing them and theagencies managing finance of enterprises. The agencies deciding the establishment ofenterprises, the ministries, the provincial People's Committees, the Managing Boards ofcorporations 91/TTg shall have to make sum-up reports to the Ministry of Finance and theMinistry of Planning and Investment.
III. RESPONSIBILITIES OF THE RELEVANT AGENCIES
1. The ministries, the provincial People's Committees:
- To guide the management and use of the SEs' development investmentcapital according to the SE finance management function assigned by the Government.
- To direct the management and control of the process of managinginvestment capital and organize the summing up of the situation on the use of the SEs'investment capital sources according to current regulations and provisions of thisCircular.
2. The Managing Boards of corporations 91/TTg and 90/TTg, theManaging Boards of independent enterprises, the general directors (or directors) of theSEs shall have to manage, preserve and efficiently use capital sources assigned to them bythe State; and take self-responsibility for investment decision and the efficiency ofinvestment projects.
- To direct the SEs (investors) in the management and control of theprocess of managing investment capital and organize the summing up of the situation on theuse of the SEs' investment capital sources according to current regulations and provisionsof this Circular.
3. Investors:
- To organize the management and execution of investment projects,preserve and efficiently use the projects’ investment capital on the basis of strictimplementation of the current regimes and policies on investment and constructionmanagement as well as Bidding Regulation.
- To provide necessary documents and dossiers to the agencies managingfinance of enterprises, the capital-paying organizations and other relevant agenciesaccording to the State’s current regulations.
- To use investment capital for the right purposes, the right subjects,in a thrifty and efficient manner and strictly abide by the current regime on themanagement of investment and construction capital.
- To abide by the regime on periodical reporting and investment capitalsettlement according to the provisions of this Circular.
4. Capital-paying organizations:
- To organize the control, payment and accounting of investment capitalstrictly, according to the prescribed regime.
- To certify the already paid capital amount for each project upon thesettlement.
- To closely control payment-requesting vouchers, ensuring the supplyof capital in strict accordance with the contracts and ratified projects.
- To be answerable to the investors and State’s laws for the management andpayment of the SEs’ investment capital.
5. The agencies managing finance of enterprises: shall take responsibility for theinspection and implementation of investment decisions and settle the SEs’ investmentcapital.
IV. IMPLEMENTATION PROVISIONS
1. This Circular takes effect after its signing. All the earlierprovisions on the management and use of the SEs' capital for investment and constructioncontrary to this Circular are now annulled.
2. In the course of implementation, if problems arise, the ministries,the provincial People's Committees, the corporations, the SEs and investors are requestedto promptly report them to the Finance Ministry for study, amendment and/or supplement.
 

 
FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER





Vu Van Ninh

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 110/2000/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất