Quyết định 41/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý an toàn trong các hoạt động dầu khí

thuộc tính Quyết định 41/1999/QĐ-TTg

Quyết định 41/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý an toàn trong các hoạt động dầu khí
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:41/1999/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Ngô Xuân Lộc
Ngày ban hành:08/03/1999
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư, Lao động-Tiền lương, Công nghiệp, Doanh nghiệp, Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
  *******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 *******

 Số: 41/1999/QĐ-TTg

Hà Nội , Ngày 08 tháng 03 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ AN TOÀN TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993;
Căn cứ Nghị định số 84/CP ngày 17 tháng 12 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật Dầu khí,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý an toàn trong các hoạt động dầu khí.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thì hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. THỦ TƯỚNG 
PHÓ THỦ TƯỚNG 




Ngô Xuân Lộc 

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ AN TOÀN TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ
(ban hành kèm theo Quyết định số 41/1999/ QĐTTg ngày 08/3/1999 của  Thủ tướng Chính phủ).

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích.

Quy chế này quy định việc thi hành Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993, Bộ Luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến quản lý an toàn trong công nghiệp dầu khí.

Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng.

Quy chế này được áp dụng đối với các hoạt động dầu khí, bao gồm tìm kiếm thàm dò, phát triển mỏ, khai thác dầu khí, tàng trữ, vận chuyển dầu khí, lọc dầu, chế biến dầu khí, phân phối sản phẩm dầu khí kể cả các hoạt động dịch vụ kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho các hoạt động này được tiến hành trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quy chế này cũng được áp dụng đối với các công trình, hệ thống đường ống, các thiết bị đi kèm và các tàu thuyền được sử dụng đối với các hoạt động trên.

Điều 3. Các từ ngữ dược áp dụng.

Trong Quy chế này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

"Công tác an toàn"là việc tiến hành các biện pháp về điều hành và kỹ thuật để bảo vệ người, môi trường và tài sản.

"Công trình"là tổ hợp các thiết bị và các kết cấu được xây dựng, lắp đặt cố định hay tạm thời trên đất liền hoặc ngoài khơi dể phục vụ các hoạt động dầu khí.

"Cơ quan có thẩm quyền"là các cơ quan nhà nước, bao gồm Cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan khác theo quy định của pháp luật hoặc theo ủy quyền của Chính phủ.

"Đánh giá rủi ro"là việc đánh giá các rủi ro tiềm tàng trên cơ sở các tiêu chuẩn và chỉ tiêu được chấp thuận, đồng thời xác định các biện pháp giảm thiểu rủi ro đến mức hợp lý có thể thực hiện được.

"Nhà điều hành"là tổ chức, cá nhân được phép tiến hành các hoạt động dầu khí và được chỉ định như một công ty điều hành thay mặt các bên hoặc các Nhà thầu khác tham gia đề án.

"Phân tích rủi ro"là việc phân tích, xác định và phân loại một cách có hệ thống các rủi ro đối với người, môi trường và tài sản.

"Rủi ro"là khả năng xảy ra các sự cố, tai nạn và hậu quả của chúng.

"Sự cố"là tất cả cả sự kiện xảy ra không cố ý, có khả năng gây ra tai nạn.

"Tai nạn"là sự kiện xảy ra không cố ý gây tổn hại sức khỏe hoặc tổn thương đối với người; làm hư hại tài sản, nhà máy, sản phẩm hoặc môi trường; làm ngừng trệ sản xuất.

Điều 4. Trình nộp tài liệu.

Khi xin cấp Giấy phép đầu tư các dự án dầu khí, tổ chức, cá nhân phải giải trình về năng lực công tác quản lý an toàn và cam kết về bảo đảm an toàn trong quá trình thực hiện dự án.

Tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt dộng dầu khí có nghĩa vụ chuẩn bị, trình Tổng công ty Dầu khí Việt Nam để xem xét và xin chấp thuận của Cơ quan có thẩm quyền đối với các tài liệu sau đây:

Chương trình quản lý an toàn; Báo cáo đánh giá rủi ro;

Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp.

Những tài liệu này cần phải trình trước khi tiến hành các hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí, phát triển mỏ, khai thác dầu khí, xây dựng mới các công trình dầu khí, hoán cải lớn các công trình dầu khí, hủy bỏ và làm sạch sau khi kết thúc khai thác hoặc kết thúc đề án.

Điều 5. Yêu cầu về nội dung tài liệu.

1. Chương trình quản lý an toàn phải bao gồm ít nhất các nội dung sau đây:

- Chính sách và các mục tiêu về an toàn; - Tổ chức công tác an toàn, mô tả các cấp có trách nhiệm đối với công tác an toàn; - Chương trình đào tạo về an toàn, năng lực và kinh nghiệm của người lao động;

Các tiêu chuẩn, quy định về an toàn được áp dụng trong quá trình hoạt động.

2. Báo cáo đánh giá rủi ro tối thiểu phải bao gồm các nội dung sau đây:

Xác định mục đích và các mục tiêu đánh giá rủi ro;

Mô tả các hoạt dộng, các công trình của đề án;

Các chỉ tiêu về rủi ro được chấp nhận;

Xác định, phân tích, đánh giá các rủi ro;

Các biện pháp giảm thiểu rủi ro.

3. Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp phải phù hợp để phối hợpvới hệ thống ứng cứu khẩn cấp của quốc gia và phải bao gồm ít nhất các nội dung sau: - Sơ đồ tổ chức, phân cấp trách nhiệm, trách nhiệm của từng cá nhân, hệ thống báo cáo khi xảy ra tai nạn hoặc xuất hiện các tình huống nguy hiểm; - Sơ đồ liên lạc và báo cáo cơ quan có thẩm quyền; Mô tả các nguồn lực bên trong và bên ngoài sẵn có hoặc sẽ huy động để ứng cứu có hiệu quả các tình huống khẩn cấp.

Cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu các Nhà điều hành hợp tác với nhau để thiết lập kế hoạch ứng cứu khẩn cấp chung.

Chương 2:

NGHĨA VỤ CỦA NHÀ ĐIỀU HÀNH VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG

Điều 6. Nghĩa vụ chung của Nhà điều hành.

Nhà điều hành bảo đảm tất cả các hoạt động phải được tiến hành một cách an toàn và tuân thủ các quy định tại Quy chế này, kể cả trường hợp người thực hiện công việc cho Nhà điều hành là các Nhà thầu hay Nhà thầu phụ.

Điều 7. Nghĩa vụ của người lao động.

Trong quá trình làm việc, người lao động phải tuân thủ các quy định, quy trình về an toàn và môi trường lao động để bảo vệ sức khỏe, an toàn cho bản thân mình và cho những người khác, cũng như cho thiết bị, máy móc tại nơi làm việc.

Điều 8. Hệ thống quản lý an toàn.

Nhà điều hành phải thiết lập, duy trì và phát triển hệ thống quản lý an toàn dể bảo đảm mọi hoạt động đều được lập kế hoạch, tổ chức, triển khai, duy trì theo các yêu cầu tại Quy chế này và các quy định khác của pháp luật.

Hệ thống quản lý an toàn phải bảo đảm kiểm soát có hiệu quả các rủi ro trong suốt quá trình hoạt động kể từ khâu thiết kế đến xây dựng, chạy thử, vận hành và hủy bỏ công trình.

Hệ thống quản lý an toàn phải được cập nhật có hệ thống và kiểm soát thường xuyên. Các thông tin về cập nhật phải được thông báo cho Cơ quan có thẩm quyền và phổ biến cho người lao động có liên quan.

Hệ thống quản lý an toàn phải được thể hiện bằng văn bản và bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

Xác định các mục tiêu trong lĩnh vực an toàn và môi trường lao động cho các hoạt động dầu khí;

Danh mục cập nhật các quy định của Nhà nước có liên quan;

Các yêu cầu cụ thể nhằm thực hiện các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực an toàn và môi trường lao động;

Thuyết minh về tổ chức các hoạt động dầu khí, bao gồm các kênh báo cáo, trách nhiệm, sự phân cấp quản lý, thực hiện nhiệm vụ;

Thuyết minh các yêu cầu về nhân lực và năng lực công tác;

Thuyết minh các hệ thống lập tài liệu và thông tin;

Các quy định, hướng dẫn để thực hiện các hoạt động phù hợp với mục tiêu đề ra;

Các quy định về kiểm tra, kiểm định các công trình;

Các quy định về đánh giá kết quả thực hiện công việc và xử lý các trường hợp không thực hiện các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cũng như các yêu cầu nội bộ.

Điều 9. Quản lý rủi ro.

Nhà điều hành bảo đảm tất cả mọi rủi ro tiềm tàng phải được xác định, phân tích, đánh giá đối với tất cả các công trình, thiết bị đi kèm và đối với các hoạt động ở tất cả các giai đoạn hoạt động dầu khí.

Trên cơ sở kết quả này, Nhà điều hành phải triển khai các biện pháp nhằm giảm thiểu, kiểm soát các rủi ro và chứng minh các rủi ro là có thể chấp nhận.

Các báo cáo phân tích, đánh giá rủi ro phải được cập nhật theo tiến trình hoạt động nhằm tạo cơ sở để đưa ra các quyết định liên quan đến an toàn trong các hoạt động dầu khí.

Nhà điều hành phải xác định các vị trí và các điều kiện hoạt động cụ thể có tính trọng yếu cần phải quan tâm về mặt an toàn khi tiến hành hoạt động.

Điều 10. An toàn và môi trường lao động.

Nhà điều hành có trách nhiệm trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cho người lao động, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, cũng như cải thiện điều kiện lao động một cách có hệ thống.

Nơi làm việc phải đáp ứng được các Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế về môi trường lao động được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nhằm bảo vệ sức khỏe và an toàn của người lao động.

Điều 11. Lập sơ đồ môi trường làm việc.

Nhà điều hành phải bảo đảm tiến hành kiểm tra và lập sơ đồ môi trường làm việc theo tình trạng sức khỏe của người lao động và điều kiện làm việc một cách thường xuyên hoặc khi có sự thay đổi phương pháp, điều kiện làm việc. Sơ đồ môi trường làm việc phải luôn luôn được duy trì tại nơi làm việc. Những thay đổi điều kiện làm việc cần được phổ biến cho người lao động.

Điều 12. Theo dõi sức khỏe người lao động.

Nhà điều hành phải bảo đảm mọi người lao động được khám sức khỏe khi mới tuyển dụng, được khám sức khỏe định kỳ trong quá trình làm việc. Mục tiêu của việc khám sức khỏe định kỳ là để theo dõi tình trạng sức khỏe, phát hiện bệnh nghề nghiệp, bảo đảm người lao động có sức khỏe phù hợp với công việc.

Điều 13. Các chất nguy hiểm.

Nhà điều hành phải xác định và kiểm soát chặt chẽ tất cả các chất nguy hiểm được sử dụng, tàng trữ, sản xuất hoặc xử lý tại nơi làm việc, đồng thời bảo đảm những người thực hiện các công việc liên quan đến các chất nguy hiểm phải được đào tạo về kỹ năng làm việc với các chất nguy hiểm đó.

Điều 14. Trình độ chuyên môn và đào tạo người lao động.

Nhà điều hành phải bảo đảm chỉ sử dụng những người có đủ năng lực làm việc phù hợp với công việc được giao. Nhà điều hành phải xác định các yêu cầu về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp của người lao động đối với các vị trí công tác có tầm quan trọng về mặt an toàn. Việc đào tạo phải được tiến hành khi cần thiết và có sự quản lý chặt chẽ.

Điều 15. Tiêu chuẩn áp dụng.

Trong quá trình tiến hành các hoạt động dầu khí, Nhà điều hành phải áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành hoặc các tiêu chuẩn khác được cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan được ủy quyền chấp thuận.

Chương 3:

CÁC YÊU CẦU VỀ THIẾT KẾ, XÂY DỰNG

Điều 16. Yêu cầu chung.

Các công trình phải được thiết kế, xây dựng, trang bị và lắp đặt để bảo đảm hoạt động được an toàn, chịu được các tải trọng dự kiến trong quá trình vận hành và tải trọng khi xảy ra tai nạn.

Các công trình phải được thiết kế để bảo đảm không một sự trục trặc đơn lẻ nào lại kéo theo sự cố dây chuyền.

Những yêu cầu trên cũng áp dụng đối với giàn di động hoặc các phương tiện nổi.

Điều 17. Thiết kế công trình.

Trước khi chọn giải pháp thiết kế công trình, Nhà điều hành phải đưa ra ý tưởng tổng thể về vận hành và bảo dưỡng công trình trong suốt đời công trình, phải tiến hành phân tích rủi ro để làm cơ sở cho việc lựa chọn các giải pháp thiết kế đối với việc bố trí, lựa chọn các bộ phận và toàn bộ công trình.

Trong thiết kế, phải xác định các tiêu chuẩn sẽ được áp dụng cho xây dựng công trình; các nghiên cứu về môi trường lao động cần được thực hiện khi nghiên cứu thiết kế để tối ưu hóa các điều kiện môi trường lao động trong quá trình vận hành.

Những yêu cầu này cũng phải được áp dụng đối với các giàn di động hoặc phương tiện nổi.

Điều 18. Vị trí công trình.

Các công trình phải được bố trí ở khoảng cách an toàn đối với các công trình khác, kể cả đèn biển, tín hiệu hàng hải, đường cáp, hệ thống đường ống.

Các công trình phải được đánh dấu bằng các tín hiệu cần thiết như ánh sáng, âm thanh, màu sắc để có thể dễ dàng nhận biết được từ các phương tiện giao thông khác trong đêm tối hoặc trong điều kiện thời tiết xấu.

Điều 19. Phân vùng nguy hiểm.

Công trình phải được phân cấp theo mức độ rủi ro tiềm tàng và được phân chia thành các vùng theo mức độ rủi ro.

Các bộ phận chức năng trọng yếu nhất, "Phòng Điều khiển Trung tâm" phải được bố trí ở ngoài khu vực được phân cấp là nguy hiểm.

Nhà ở trên các công trình biển phải được bảo vệ và cách ly với các khu vực khoan, khai thác và xử lý dầu khí.

Điều 20. Hệ thống bảo vệ an toàn công nghệ.

Các hệ thống khai thác, xử lý, chế biến dầu khí, bao gồm cả hệ thống đường ống, phải được trang bị hệ thống an toàn và hệ thống dừng hoạt động khẩn cấp Hệ thống an toàn phải có khả năng phát hiện các sự cố hoặc tình trạng làm việc không bình thường và phải có khả năng ngăn ngừa, hạn chế tối đa những thiệt hại có thể xảy ra.

Việc xác định vị trí của các van đóng khẩn cấp phải dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro. Các van đóng khẩn cấp cần được bố trí sao cho giảm thiểu tối đa hậu quả của sự rò rỉ có thể xảy ra.

Điều 21. Thoát hiểm.

Các công trình phải có lối thoát hiểm và trang bị đầy đủ thiết bị cứu hộ để bảo đảm cho việc sơ tán người được an toàn.

Điều 22. Hệ thống phòng cháy, chữa cháy.

Các công trình phải được thiết kế sao cho hạn chế đến mức thấp nhất khả năng xảy ra sự cố cháy, nổ và hậu quả của chúng, phải được trang bị hệ thống dò cháy, dò khí cháy và hệ thống chữa cháy phù hợp.

Điều 23. Xây dựng công trình.

Các công trình phải được xây dựng theo thiết kế đã được phê duyệt. Các thay đổi lớn so với thiết kế đã dược phê duyệt phải dược các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

Việc chế tạo và lắp đặt các bộ phận trọng yếu của công trình phải có sự giám định của tổ chức độc lập. Phạm vi giám định phải được tiến hành đến mức cần thiết để có thể khẳng định sự phù hợp với các quy định của Quy chế này và các tiêu chuẩn đã được chấp thuận. Các chứng chỉ của công trình được các tổ chức kiểm định cấp có thể được sử dụng làm tài liệu chứng minh chất lượng công trình.

Điều 24. Chạy thử và đưa công trình vào vận hành.

Trước khi chạy thử công trình, Nhà diều hành phải tiến hành các công việc kiểm tra, thử nghiệm cần thiết đối với các hạng mục công trình và phải bảo đảm kế hoạch ứng cứu sự cố đã được triển khai.

Trong quá trình chạy thử, Nhà điều hành phải áp dụng các biện pháp tăng cường nhằm sẵn sàng ứng cứu kịp thời và có hiệu quả các sự cố có thể xảy ra.

Công trình chỉ được đưa vào vận hành sau khi đã khẳng định công trình đã đáp ứng được các yêu cầu đề ra.

Chương 4:

CÁC YÊU CẦU VỀ VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH

Điều 25. Yêu cầu chung.

Nhà điều hành phải xây dựng và duy trì các quy định cần thiết để tiến hành các hoạt động dầu khí một cách an toàn.

Các quy định phải được tuân thủ một cách nghiêm ngặt và phải được xem xét, hiệu chỉnh, bổ sung kịp thời hoặc khi có sự thay đổi điều kiện vận hành.

Điều 26. Quản lý vàn hành và bảo dưỡng công trình.

Trước khi bắt đầu vận hành công trình, các quy trình cần thiết để vận hành, bảo dưỡng công trình một cách an toàn phải được chuẩn bị, phổ biến cho người lao động và lưu giữ tại công trình.

Việc khám nghiệm và thử nghiệm cần thiết đối với công trình phải được tiến hành định kỳ để thẩm tra sự đáp ứng các yêu cầu về an toàn.

Nhà điều hành phải tiến hành sửa chữa và thay thế kịp thời các thiết bị đã hỏng hóc trên công trình nếu như các thiết bị này gây mất an toàn cho người, công trình hoặc môi trường.

Nhà điều hành phải dừng ngay các hoạt động nếu như việc tiếp tục các hoạt động này sẽ gây nguy hiểm đối với người, công trình và môi trường.

Điều 27. Hệ thông thông tin liên lạc.

Công trình phải được trang bị các thiết bị cần thiết để liên lạc nội bộ và liên lạc với bên ngoài, liên lạc với đất liền, với tàu thuyền và máy bay trong bất kỳ thời gian nào.

Điều 28. Các vật liệu nguy hiểm.

Tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động dầu khí phải hạn chế tối đa việc sử dụng các vật liệu nguy hiểm.

Việc bảo quản, vận chuyển, sử dụng các vật liệu nguy hiểm cần phải được thực hiện hợp lý và an toàn, tuân thủ các yêu cầu, các quy định, tiêu chuẩn có liên quan và phải do những người đã được đào tạo thực hiện.

Vị trí thời gian để tiến hành các hoạt động địa chấn trên đất liền và ở vùng biển gần bờ phải được thông báo cho công chúng và cho cơ quan có thầm quyền trước khi bắt đầu tiến hành công việc.

Điều 29. Khoan và các công việc về giếng khoan.

Trước khi tiến hành khoan, tiến hành các hoạt động tại giếng khoan, phải có sẵn các hướng dẫn đối với các hoạt động này. Các hướng dẫn đó phải bao quát toàn bộ các khía cạnh quan trọng về an toàn, bao gồm các quy trình, các vấn đề về tổ chức, phân công trách nhiệm.

Đặc tính kỹ thuật của các thiết bị phục vụ cho hoạt động, bảo dưỡng giếng khoan phải được thể hiện trong các quy trình về vận hành, bảo dưỡng và phải kèm theo các thông số giới hạn làm việc của các thiết bị này.

Các hoạt động khoan, vận hành giếng khoan phải luôn luôn được tiến hành một cách an toàn và phù hợp với các quy trình đặt ra. Phải áp dụng các biện pháp phòng tránh phun trào, thoát các chất ra khỏi giếng.

Điều 30. Đóng và hủy giếng.

Khi không sử dụng giếng khoan, các biện pháp đóng giếng phải được áp dụng để tránh việc lưu chuyển khí, chất lỏng giữa các vùng trong giếng hoặc thoát lên miệng giếng. Chỉ được hủy bỏ giếng khoan sau khi đã đặt ít nhất hai cầu chặn và các cầu này đã được thử nghiệm bảo đảm chất lượng.

Khi đóng giếng khoan và tạm thời không sử dụng giếng khoan đó, việc đóng giếng phải được tiến hành để có thể lắp đặt lại các thiết bị một cách hoàn hảo dưới cả góc độ kỹ thuật và an toàn.

Đầu giếng phải được bảo vệ sao cho không bị ảnh hưởng hoặc không gây ảnh hưởng đối với giao thông đường biển, đánh cá hoặc các hoạt động khác và phải luôn bảo đảm sự toàn vẹn của giếng khoan.

Khi đóng giếng vĩnh viễn, tất cả các thiết bị cao hơn đáy biển hoặc mặt đất phải được cắt ở độ sâu ít nhất là 3 mét so với đáy biển hoặc mặt đất và phải được thu hồi. Không được sử dụng phương pháp cắt các ống chống bằng chất nổ dể thu hồi đầu giếng.

Trong trường hợp đã tiến hành cắt ống chống bằng phương pháp cơ học nhiều lần nhưng không thành công, cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét cho phép sử dụng phương pháp cắt bằng chất nổ chuyên dụng.

Điều 31. Hoán cải công trình.

Trước khi hoán cải công trình, phải tiến hành đánh giá rủi ro và môi trường làm việc để lựa chọn phương án hoán cải. Việc hoán cải công trình không được làm giảm mức độ an toàn và những yêu cầu đối với môi trường làm việc.

Điều 32. Các hoạt động lặn và hoạt động dưới biển.

Tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động dầu khí phải bảo đảm mọi hoạt động lặn được tiến hành một cách an toàn và do người đã được đào tạo phù hợp thực hiện.

Trước khi tiến hành các hoạt động dưới biển, Nhà diều hành phải chuẩn bị kế hoạch, trong đó mô tả quá trình tiến hành công việc, các thiết bị sẽ được sử dụng và các biện pháp an toàn sẽ được áp dụng.

Trong quá trình tiến hành các hoạt động lặn, công tác cứu hộ, cấp cứu phải luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động.

Điều 33. Vận chuyển người và hàng hóa.

Tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động dầu khí phải cung cấp các phương tiện cần thiết và an toàn để vận chuyển người và hàng hóa.

Hàng hóa, thiết bị, nguyên vật liệu được vận chuyển đi, đến công trình và các tàu thuyền phải được đánh dấu rõ ràng để phân biệt các loại hàng hóa, thiết bị, nguyên vật liệu, ghi rõ người gửi, người nhận và nơi đến.

Không được phép sử dụng giỏ để chuyển người trong điều kiện thời tiết xấu.

Nếu hàng hóa bị thất lạc trong quá trình vận chuyển thì phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền. Nhà diều hành có trách nhiệm tìm kiếm và thu hồi hàng hóa bị thất lạc nếu hàng hóa đó gây nguy hiểm cho các hoạt động khác hoặc gây ô nhiễm môi trường.

Nhà điều hành phải xây dựng tiêu chuẩn các điều kiện thời tiết cho phép xếp dỡ hàng hóa an toàn.

Điều 34. Hệ thống cấp giấy phép cho tiến hành công việc

Nhà điều hành phải lập và thực hiện hệ thống cấp giấy phép cho tiến hành công việc, bảo đảm các công việc nguy hiểm phải do người được giao nhiệm vụ tiến hành, bảo đảm áp dụng các biện pháp phù hợp và có sự giám sát liên tục để tránh xảy ra tai nạn.

Trước khi tiến hành các công việc đòi hỏi có các biện pháp phòng ngừa, an toàn đặc biệt, Nhà điều hành phải bảo đảm việc thực hiện cấp giấy phép về an toàn nghề nghiệp. Các công việc này bao gồm công việc sinh lửa, ra vào khu vực nguy hiểm, các công việc ở các vị trí có thể rơi xuống biển và các công việc nguy hiểm khác.

Trước khi tiến hành các công việc nguyhiểm và phức tạp chưa được đề cập trong các quy trình hoạt động thông thường, phải thực hiện việc phân tích mức độ nguy hiểm đối với các công việc đó và áp dụng các biện pháp an toàn phù hợp.

Điều 35. Công tác sẵn sàng ứng cứu khẩn cấp.

Nhà điều hành phải bảo đảm thiết lập và duy trì hệ thống ứng cứu khẩn cấp để các biện pháp ứng cứu cần thiết được tiến hành có hiệu quảkhi xảy racác tai nạn hoặc sự cố gây nguy hại cho người, môi trường hoặc tài sản, đồng thời thông báo cho cơ quan có thẩm quyền.

Kết quả của việc đánh giá rủi ro được sử dụng làm số liệu đầu vào để tổ chức công tác ứng cứu khẩn cấp.

Điều 36. Luyện tập và diễn tập ứng cứu khẩn cấp.

Việc luyện tập và diễn tập xử lý các trường hợp khẩn cấp tại các công trình phải được tiến hành thường xuyên. Kết quả của việc đánh giá rủi ro là cơ sở để xác định loại và tần suất luyện tập. Kết quả các buổi luyện tập và diễn tập phải được ghi chép và đánh giá để hoàn thiện kế hoạch ứng cứu khẩn cấp. Các cơ quan có thẩm quyền có thể tham gia diễn tập.

Những người lần đầu tiên đến công trình phải được hướng dẫn chi tiết về việc tổ chức ứng cứu khẩn cấp, các trang thiết bị và các lối thoát nạn.

Điều 37. Tàu trực.

Trên cơ sở kết quả đánh giá rủi ro, cơ quan có thẩm quyền quy định thời gian ứng cứu chậm nhất cho phép. Cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu phải có tàu trực cho các công trình biển, các phương tiện nổi có người làm việc để cứu người trong các tình huống khẩn cấp, tham gia chữa cháy, ngăn chặn va đâm, bảo vệ vùng an toàn và các mục đích an toàn khác.

Các Nhà điều hành có thể thỏa thuận phối hợp sử dụng chung các tàu trực theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 38. Vùng và hành lang an toàn.

Vùng an toàn xung quanh công trình phải được thiết lập và bảo vệ bằng các biện pháp cần thiết.

Khoảng cách vùng an toàn đối với các công trình khoan, khai thác ngoài khơi là 500 mét trở ra, tính từ rìa ngoài cùng của công trình về mọi phía đối với công trình cố định và tính từ điểm thả neo đối với các công trình di động.

Đối với các công trình trên bờ bao gồm nhà máy chế biến khí, nhà máy lọc, hóa dầu, kho chứa, tuyến ống và các hạng mục khác đi kèm, phạm vi vùng an toàn do cơ quan có thẩm quyền xem xét quy định.

Trừ các trường hợp đặc biệt do cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí quy định, người không có trách nhiệm không được phép xâm nhập và hoạt động trong vùng an toàn.

Trong phạm vi hai hải lý tính từ rìa ngoài cùng của công trình biển và từ hai bên dọc theo tuyến ống, các phương tiện, tàu thuyền không được thả neo.

Điều 39. Kế hoạch dỡ bỏ công trình.

Trước khi tiến hành hoạt động dỡ bỏ công trình, chậm nhất là 6 tháng, Nhà điều hành phải trình cơ quan có thẩm quyền kế hoạch dỡ bỏ công trình, trong đó bao gồm thời gian tiến hành, phương pháp dỡ bỏ, dọn sạch, nơi tập kết và chứa vật liệu được thu hồi.

Chương 5:

QUẢN LÝ HỒ SƠ VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Điều 40. Yêu cầu chung.

Nhà điều hành phải lập và lưu giữ các tài liệu, trình nộp các báo cáo theo yêu cầu tại Quy chế này.

Điều 41. Thống kê các sự cố, tai nạn.

Nhà điều hành phải lập hệ thống ghi chép, điều tra, đánh giá, khắc phục tai nạn, sự cố, tổn thương về người hoặc hư hại về tài sản. Trên cơ sở điều tra, phân tích, phải xác định nguyên nhân gây nên tai nạn, sự cố, đưa ra các biện pháp khắc phục và phòng ngừa để tránh xảy ra các tai nạn tương tự.

Điều 42. Báo cáo tai nạn nghiêm trọng và các tình huống khẩn cấp.

Nhà điều hành phải báo cáo ngay Tổng công ty Dầu khí Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền hữu quan, kể cả cơ quan có thẩm quyền địa phương nơi tiến hành hoạt động về các tai nạn nghiêm trọng, các tình huống khẩn cấp. Báo cáo phải mô tả hiện trạng, các biện pháp đã và sẽ áp dụng để ứng cứu.

Điều 43. Báo cáo định kỳ về công tác an toàn.

Trong vòng 15 ngày cuối cùng của mỗi quý và mỗi năm, Nhà điều hành phải trình cơ quan có thẩm quyền và Tổng công ty Dầu khí Việt Nam các báo cáo quý và báo cáo năm liên quan tới việc thực hiện chương trình quản ]ý an toàn đã được chấp thuận và tình hình tai nạn, sự cố nếu có. Trong báo cáo, phải đánh giá hiệu quả công tác quản lý an toàn và các biện pháp phòng ngừa để tránh xảy ra sự cố, tai nạn tương tự.

Chương 6:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ THANH TRA AN TOÀN

Điều 14. Cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí.

Cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí phối hợp với các cơ quan hữu quan có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước và thanh tra an toàn đối với các hoạt động dầu khí. Cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí xem xét, phê duyệt hoặc chấp thuận các tài liệu phải đệ trình theo yêu cầu của Quy chế này.

Điều 45. Các cơ quan hữu quan có thẩm quyền.

Các cơ quan hữu quan có thẩm quyền có trách nhiệm và quyền hạn theo quy định tại Điều 44 Quy chế này bao gồm:

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế theo quy định tại Bộ Luật Lao động.

Bộ Công an theo quy định tại Pháp lệnh Phòng cháy, chữa cháy.

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường, Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ.

Các Bộ và các cơ quan nhà nước khác thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Điều 46. Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.

Theo quy định tại Điều 191 Bộ Luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 và Điều 37 Nghị định số 84/CP ngày 17 tháng 12 năm 1996, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam thực hiện việc kiểm tra, giám sát các hoạt động dầu khí của Nhà điều hành nhằm mục đích bảo đảm việc tuân thủ Quy chế này; xem xét thẩm định các tài liệu theo quy định tại Điều 4 Quy chế này trước khi trình cơ quan có thẩm quyền.

Điều 47. Điều kiện và nội dung thanh tra.

Thanh tra an toàn dầu khí là thanh tra chuyên ngành theo quy định tại Chương VII Luật Dầu khí nhằm bảo đảm việc chấp hành Quy chế này. Cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí tổ chức thực hiện chức năng thanh tra an toàn và ra quyết định thanh tra. Quyết định thanh tra được thông báo cho đối tượng chịu thanh tra, trong đó ghi rõ nội dung, thành phần đoàn thanh tra.

Đoàn thanh tra có nghĩa vụ và quyền hạn sau đây:

Được đến các công trình, nơi hoạt động của tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí, các công trình, nơi hoạt động của những người sử dụng lao động khác để thanh tra an toàn.

Điều tra các tai nạn nghiêm trọng 3. Kiểm tra hồ sơ, tài liệu, sổ sách.

Kiểm tra các bộ phận, thiết bị của các công trình dầu khí.

Yêu cầu cung cấp tài liệu lưu giữ bao gồm ghi chép trong máy vi tính, da mềm, đa compaq, trong sổ, sơ đồ, băng ghi âm, băng hình hoặc các tài liệu khác liên quan đến an toàn, sức khỏe. Đoàn thanh tra có thể kiểm tra, sao chụp tại chỗ hoặc tạm thời mang các tài liệu đi để sao chụp.

Khám nghiệm, cầm giữ hoặc lấy mẫu vật liệu, sản phẩm, dụng cụ, thiết bị hoặc các chất độc hại đang được sản xuất, sử dụng hoặc được tìm thấy tại công trình.

Tiến hành thử nghiệm, chụp ảnh, quay phim, ghi âm hoặc sao chép các thông tin được lưu giữ ở máy tính hoặc đa.

Phỏng vấn và lấy ý kiến người lao dộng.

Khi tiến hành thanh tra, đoàn thanh tra phải tuân thủ các quy định của pháp luật, không gây cản trở các hoạt động dầu khí một cách bất hợp pháp.

Điều 48. Quyền ra các quyết định.

Đoàn thanh tra được quyền xác định các vi phạm, ấn định các biện pháp phải thực hiện. Các yêu cầu này phải được lập thành văn bản, quy định thời hạn thực hiện. Văn bản này được gửi tới tổ chức, cá nhân có trách nhiệm. Trường hợp do yêu cầu cấp bách về an toàn, các vàn bản đó được gửi trực tiếp cho người chịu trách nhiệm trên các công trình được thanh tra.

Điều 49. Đình chỉ hoạt động.

Đoàn thanh tra được quyền quyết định đình chỉ tạm thời toàn bộ hay một phần hoạt động nếu có sự vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần các quy định của Quy chế này. Đoàn thanh tra phải báo cáo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc đình chỉ tạm thời đó. Cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định xử lý.

Điều 50. Trách nhiệm giúp đỡ cán bộ thanh tra.

Nhà điều hành có trách nhiệm và tạo điều kiện thuận lợi để đoàn thanh tra thực hiện các chức năng quy định tại Điều 47 Quy chế này. Nhà điều hành phải bố trí nơi ăn ở, phương tiện đi và đến các công trình biển khi cần thiết.

Điều 51. Thực hiện quyết định thanh tra.

Nhà điều hành có trách nhiệm thực hiện quyết định của đoàn thanh tra. Nhà điều hành có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền về các quyết định đó theo quy định của pháp luật.

Chương 7:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 52. Khen thưởng.

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác an toàn hoặc có những đóng góp lớn vào việc ứng cứu khẩn cấp, giảm thiểu những thiệt hại về người, môi trường và tài sản do tai nạn hoặc thiên tai gây ra, sẽ được khen thưởng theo các quy định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 53. Vi phạm.

Tổ chức, cá nhân bị coi là vi phạm Quy chế này nếu có những hành vi sau đây:

Trì hoãn việc chấp hành các quy định của Quy chế này, các quyết định, chỉ thị, yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền hoặc các điều khoản, điều kiện đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận;

Tự mình hoặc liên kết với người khác làm cho bên thứ ba vi phạm hoặc không thực hiện các quy định tại mục 1 Điều này.

Điều 54. Xử lý vi phạm.

Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Quy chế này sẽ bị xử lý theo Điều 43 Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993 và Chương lX Nghị định số 84/CP ngày 17 tháng 12 năm 1996.

Chương 8:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 55. Hướng dẫn thi hành Quy chế.

Tổng công ty Dầu khí Việt Nam trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quy chế này.

Điều 56. Hiệu lực.

Quy chế này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quy chế này đều bị bãi bỏ./.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No: 41/1999/QD-TTg
Hanoi, March 08, 1999
 
DECISION
PROMULGATING THE REGULATION ON SAFETY CONTROL IN PETROLEUM ACTIVITIES
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Labor Code of June 23, 1994;
Pursuant to the Petroleum Law of July 6, 1993;
Pursuant to the Law on Environmental Protection of December 27, 1993;
Pursuant to Decree No. 84/CP of December 17, 1996 of the Government detailing the implementation of the Petroleum Law,
DECIDES:
Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on safety control in petroleum activities.
Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its signing. All previous provisions contrary to this Decision are now annulled.
Article 3.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities and heads of concerned bodies, the Managing Board chairman and the general director of Vietnam Petroleum Corporation shall have to implement this Decision.
 

 
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT




Ngo Xuan Loc
 
REGULATION
ON SAFETY CONTROL IN PETROLEUM ACTIVITIES
(Issued together with Decision No. 41/1999/QD-TTg of March 8, 1999 of the Prime Minister)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Purposes
This Regulation prescribes the implementation of the Petroleum Law of July 6, 1993, the Labor Code of June 23, 1994 and other legal documents relating to safety control in the oil and gas industry.
Article 2.- Objets and scope of application
This Regulation shall apply to petroleum activities, including prospection, exploration, field development, oil and gas exploitation, storage, and transport; oil refinery, oil and gas processing, oil and gas products distribution as well as technical services related to these activities, which are conducted within the territory, exclusive economic zones and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam.
This Regulation shall also apply to projects, pineline systems, accompanied equipment and vessels used in service of the above-mentioned activities.
Article 3.- Terms used herein
In this Regulation, the following terms are construed as follows:
"Safety work" is the adoption of executive and technical measures to protect human beings, environment and property.
"Project" is a complex involving equipment and structures built fixedly or temporarily on land or offshore to service the petroleum activities.
"Competent bodies" are State agencies, including the agencies performing the State management over petroleum; the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs; the Health Ministry; the Ministry of Public Security, the Ministry of Science, Technology and Environment, the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities and other agencies prescribed by law or authorized by the Government.
"Risk evaluation" is the evaluation of potential risks, and at the same time the determination of measures to minimize risks to the reasonable extent possible.
"The operator" is an organization or individual that is allowed to carry out petroleum activities and designated as an executive company to participate, on behalf of parties or other contractors, in a project.
"Risk analysis" is the analysis, determination and systematic classification of risks for human beings, environment and property.
"Risk" is a possibility where incidents and/or accidents may occur with their consequences.
"Incidents" are all unintended occurrences which may cause accidents.
"Accidents" are unintended occurrences which cause damage to human health or casualties, to property, factories, products or environment; and/or disrupt production.
Article 4.- Submitting documents
When applying for license to invest in petroleum projects, organizations and individuals shall have to justify their safety control capability and commitments to ensure safety during the course of project execution.
Organizations and individuals that conduct petroleum activities are obliged to prepare then submit to the Vietnam Petroleum Corporation for consideration and for approval by the competent bodies the following documents:
- The safety control program;
- The report on risks evaluation;
- The emergency rescue plan.
These documents shall be submitted before conducting oil and gas prospection and exploration, field development, oil and gas exploitation, building new oil and gas projects, modifying oil and gas projects, making cancellation and cleaning upon the termination of exploitation or conclusion of the project.
Article 5.- Required contents of the documents
1. The safety control program must at least include the following contents:
- The safety policy and objectives;
- The safety control organization, description of levels responsible for the safety work;
- The program for training of laborers in safety, their capabilities and experiences;
- The safety standards and regulations to be applied in the process of activities.
2. The risk evaluation report must at least include the following contents:
- The determination of the purposes and objectives of the risk evaluation;
- Description of activities and works under the project;
- The adopted risk norms;
- Determination, analysis and evaluation of risks;
- Measures to minimize risks.
3. The emergency rescue plan must be proper for its coordination with the national plan thereon, and must at least cover the following contents:
- The plan of organization, responsibility division, individuals� responsibilities, the reporting system in cases of accidents or dangerous circumstances;
- The plan of contacts with and reporting to competent bodies;
- Description of internal and external resources available or to be mobilized for effectively coping with emergencies.
The competent bodies may request the operators to cooperate with one another in order to work out a common plan against emergencies.
Chapter II
OBLIGATIONS OF OPERATORS AND LABORERS
Article 6.- Obligations of operators
The operators shall ensure that all activities must be conducted safely and in compliance with the provisions of this Regulation, including cases where they perform the work for other operators that are contractors or subcontractors.
Article 7.- Obligations of laborers
While working, the laborers shall have to abide by the regulations and process on safety and working environment so as to protect the health and safety of their own and of others as well as to protect equipment and machinery at workplaces.
Article 8.- The safety control system
The operators shall have to establish, maintain and develop the safety control systems so as to ensure that all activities are planned, organized, carried out and maintained according to the provisions of this Regulation and other provisions of law.
The safety control systems must ensure the effective control of risks throughout the course of operation from the stage of designing to the stage of construction, test-run, commissioning and cancellation of projects.
The safety control systems must be systematically and constantly updated. All updated information must be notified to the competent bodies and disseminated to the relevant laborers.
The safety control system must be indicated in writing with the following main contents:
- The determination of objectives in the field of safety and working environment for petroleum activities;
- The list of relevant up-to-date regulations of the State;
- The concrete requirements for the implementation of the State’s regulations in the field of safety and working environment;
- The justification of the organization of petroleum activities, including reporting channels, responsibilities, assignment of management, task performance;
- The justification of the demand for personnel and their working capacity;
- The justification of documentation and information system;
- Regulations and guidances for making activities conform to the set objectives;
- Regulations on inspection and evaluation of projects;
- Regulations on evaluation of work performance and handling of cases of failure to meet the requirements of competent bodies as well internal requirements.
Article 9.- Risk control
The operators shall ensure that all potential risks must be determined, analyzed and evaluated for all projects and accompanied equipment and for activities at all stages of petroleum operation. Basing themselves on these outcomes, the operators shall have to deploy measures in order to minimize and control risks and to prove that the risks are acceptable.
All reports on risk analysis and evaluation must be updated according to operation process so as to create basis for making decisions relating to safety in petroleum activities.
The operators shall have to determine locations and specific operating conditions, to which safety should be attached to when conducting activities.
Article 10.- Safety and working environment
The operators must provide the laborers fully with safety means, ensure the labor safety and hygiene and improve the working conditions systematically.
The work places must meet either Vietnamese standards or international standards on working environment, which have been approved by the competent bodies in order to protect the laborers’ health and ensure their safety.
Article 11.- Drawing up plans of working environment
The operators shall have to examine and make plans of working environment according to laborers� health status and working conditions regularly or when there appear any changes in the working method or conditions. The working environment plans must be always kept at the work place. Any changes in the working conditions should be publicized among laborers.
Article 12.- Monitoring laborers’ health
The operators shall have to ensure that all laborers are given medical examinations upon their recruitment and periodically during their working process. The periodical health checkups aim to monitor the laborers’ health status, detect occupational diseases and to ensure that the laborers have good health suitable to their jobs.
Article 13.- Hazardous substances
The operators shall have to determine and tightly control all hazardous substances used, stored, produced or treated at the work places, and at the same time to ensure that those who perform work involving hazardous matters must be trained in skills to work with such hazardous matters.
Article 14.- Professional skills and training of laborers
The operators must ensure to employ only persons fully qualified for their assigned jobs. They shall have also to determine the laborers’ professional skills and experiences required for the jobs of importance in term of safety. The training must be carried out when necessary and tightly controlled.
Article 15.- Applicable standards
While carrying out petroleum activities, the operators shall have to apply current Vietnamese standards or other standards approved by competent bodies or authorized agencies.
Chapter III
DESIGNING AND BUILDING REQUIREMENTS
Article 16.- General requirements
All projects must be designed, built, equipped and installed in a way to ensure their safe operations and stand the projected loading capacity in the process of operation as well as the loading capacity when accidents occur.
All projects must be designed in a way to ensure that no single trouble shall lead to a chain incident.
The above-said requirements shall also apply to mobile platforms or floating facilities.
Article 17.- Project designing
Before selecting project designing options, the operators shall have to map out the overall idea on the operation and maintenance of the project throughout the its life, and to analyze risks, thus creating grounds for the selection of designing option for the arrangement and selection of components and whole of the project.
In designing, the standards to be applied to the project construction must be determined; studies on working environment should be carried out in order to optimize the working environment conditions during the operation process.
These above requirements shall also apply to mobile platforms or floating facilities.
Article 18.- The project location
All projects must be arranged in safe distances from other construction works, including beacons, maritime signals, cables, pipeline systems.
All projects must be marked with necessary signals such as light, sound, colors so that they can be easily identified from other traffic means during night time or in bad weather conditions.
Article 19.- Danger zones
Projects must be classified and divided into various zones according to risk levels.
The most important functional section, the "Central Control Room", must be arranged outside the regions classified as danger zone.
Dwelling houses on marine projects must be protected and isolated from oil and gas drilling, exploitation and treatment areas.
Article 20.- Technological safety protection system
The oil and gas exploitation, treatment and/or processing systems, including pipeline system, must be equipped with safety system and emergency stop system. The safety system must be capable of detecting incidents or abnormal working status, and capable of preventing and minimizing damage that may happen.
The determination of the location of emergency valves must be based on the risk evaluation. The emergency valves should be arranged in a way to minimize the leakage consequences that may happen.
Article 21.- Emergency exit
All projects must be built with emergency exits and fully equipped with rescue means in order to ensure safe evacuation of people.
Article 22.- Fire prevention and fighting system
All projects must be designed in a way to minimize the possibility of fires and explosion as well as their consequences, and must be equipped with fire and smoke - detecting systems as well as with proper fire-fighting system.
Article 23.- Project construction
All projects must be built according to the approved designs. Any changes in the approved designs must be accepted by competent bodies.
The manufacture, assembly and installation of key components of projects must be expertised by independent organizations. The expertise must be conducted to a necessary extent so as to be able to confirm their compatibility with the provisions of this Regulation and the approved standards. The project certificates granted by the expertising organizations may be used as documents evidencing the project quality.
Article 24.- Test-running and putting projects into operation
Before test-running projects, the operators shall have to proceed with necessary examinations and tests of project items and ensure that their contingency plans have been already in place.
During the test-run, the operators shall have to apply measures in order to be ready to promptly and effectively cope with any incidents which may occur.
Projects shall be put into operation only after they have been confirmed as having met the set requirements.
Chapter IV
PROJECT OPERATING REQUIREMENTS
Article 25.- General requirements
The operators shall have to elaborate and keep up necessary regulations so as to carry out petroleum activities in a safe manner.
All such regulations must be strictly observed and considered, amended and/or supplemented in time or when there is any change in the operating conditions.
Article 26.- Operation management and project maintenance
Before starting the operation of projects, processes necessary for the safe operation and maintenance of the projects must be prepared and disseminated to the laborers and kept at the projects.
Necessary inspections and tests of projects must be conducted periodically in order to check the satisfaction of safety requirements.
The operators shall have to promptly repair and replace damaged equipment at the projects if such equipment cause unsafety to people, projects or environment.
The operators shall have to immediately stop all activities if their continuity will endanger human beings, projects and environment.
Article 27.- Information and communication system
Projects must be equipped with necessary means for internal and external communications, for communications with the mainland, vessels and airplanes at any time.
Article 28.- Hazardous materials
Organizations and individuals that conduct petroleum activities shall have to minimize the use of hazardous materials.
The preservation, transportation and use of hazardous materials shall be effected rationally and safely and in compliance with relevant requirements, regulations and criteria by persons well trained in this field.
The location and time for conducting seismological activities on mainland or coastal areas must be notified to the public and competent bodies before their commencement.
Article 29.- Drilling and drilled well-related work
Before conducting the drilling and/or activities at drilled wells, the instructions on such activities must be available. Such instructions must cover all important aspects of the safety, including processes, organizational matters, responsibility assignment.
Technical properties of all equipment in service of the wells operation and maintenance must be indicated in the operation and maintenance processes and accompanied with parameters on the working capacity limits of such equipment.
The drilling activities and the operation of drilled wells must always be conducted in a safe manner and in accordance with the required processes. Measures must be taken to prevent overflows with substances flowing out of wells.
Article 30.- Closing and abandoning wells
When drilled wells are not used, well-closing measures must be applied to avoid gas and liquid inter-flows between areas in the wells or flows through well mouths. A drilled well shall be abandoned only after at least two blocking valves are placed and these valves have been quality-tested.
When a drilled well is temporarily closed from use, the well-closing must be made in a way that equipment may be re-installed perfectly in term of both the technical requirements and the safety.
The well heads must be protected so as not to be affected by or not to affect marine navigation, fishing or other activities and to ensure the well’s wholeness.
When a well is closed permanently, all equipment rising above the sea bed or land surface must be cut at least three meters thereunder and such part must be recovered. It is prohibited to use the method of cutting the casings with explosive in order to recover the well heads.
Where the mechanical methods have been tried many times but still failed to cut the casings, the competent bodies may consider and permit the use of cutting method with special-use explosive.
Article 31.- Project modification and transformation
Before conducting a project modification and transformation, risks and working environment must be evaluated in order to select the modification and transformation options. The project modification and transformation must not reduce the safety level and working environment requirements.
Article 32.- Diving and undersea activities
Organizations and individuals that conduct petroleum activities shall have to ensure that diving activities are carried out safely by persons who have been properly trained therein.
Before conducting undersea activities, the operators shall have to prepare plans, clearly describing the process of performing the activities, the equipment to be used and safety measures to be applied.
During the course of diving activities, the rescue and first-aid work must be always in the stand-by position.
Article 33.- Cargo and personnel transportation
Organizations and individuals that conduct petroleum activities shall have to provide necessary and safe means for the transportation of personnel and cargo.
Goods, equipment, raw materials and materials transported to and from projects and vessels must be clearly marked for distinction between types of goods, equipment, raw materials and materials, with the names of consignors and consignees as well as destination being distinctly inscribed.
Baskets are not allowed to be used for transport of personnel in bad weather conditions.
If goods are miscarried or gone astray in the course of transportation, competent bodies must be notified thereof. The operators shall have to find and recover the miscarried or astray goods if such goods threaten other activities or cause environmental pollution.
The operators shall have to set weather condition norms for safe handling of goods.
Article 34.- Work - licensing system
The operators shall have to establish and follow the system of licensing performance of work, ensuring that dangerous work shall be performed by authorized persons, and that appropriate measures shall be applied and constant supervision be made so as to avoid accidents.
Before the performance of any work which requires preventive measures and particular safety, the operators shall have to ensure the granting of occupational safety license. Such types of work include the ignition work, travel into or out of danger areas, jobs at places where performers may fall into the sea and other dangerous work.
Before performing dangerous and complicated jobs not yet mentioned in the common operation processes, the operators shall have to analyze the degree of danger for such jobs and apply appropriate safety measures.
Article 35.- Rescue readiness
The operators shall have to establish and maintain the emergency rescue system so that necessary rescue measures shall be effectively applied when accidents or incidents occur, causing damage to people, environment or property, and at the same time notify the competent bodies thereof.
The risk evaluation results shall be used as the input data for organizing the emergency rescue work.
Article 36.- Emergency rescue training and practice
The emergency rescue training and practice at projects must be carried out regularly. The risk evaluation results shall serve as basis for determining type of rescue training and practice as well as its frequency. The training and practice results must be recorded and evaluated in order to complete the emergency rescue plans. Competent bodies may join in such practices.
The new arrivals at projects must be guided in detail in organization of rescue, equipment and facilities and emergency exits.
Article 37.- Stand-by ship
Based on the risk evaluation results, the competent bodies shall prescribe the latest rescue time permitted. The competent bodies may request stand-by ship for sea projects and floating facilities where people work so as to rescue people in cases of emergency, to join in fire-fighting, prevent collision and to protect safety zones and other safety purposes.
The operators may agree to share the use of stand-by ship at the request of competent bodies.
Article 38.- Safety zones and corridors
The safety zones around projects must be established and protected by necessary measures.
The safety zone distance for offshore drilling and/or exploitation projects shall be 500 m from the outer edge of the projects to all directions for fixed projects or from the anchoring point for mobile projects.
For inland projects, including gas processing plants, oil refineries, petro-chemical factories, depots, pipelines and their accompanied constructions, the scope of safety zone shall be considered and determined by competent bodies.
Except for special cases prescribed by the State bodies managing the petroleum activities, unauthorized persons are not allowed to enter and operate in the safety zones.
Within two nautical miles from the outer edge of the sea projects and from two sides of the pipelines, no means and vessel are allowed to anchor.
Article 39.- Project dismantling plans
Before dismantling a project, the operators shall, within six months, have to submit to the competent bodies a project-dismantling plan, stating clearly the dismantling time and method, cleaning work and place for gathering and storing recovered materials.
Chapter V
DOSSIERS MANAGEMENT AND REPORTING REGIME
Article 40.- General requirements
The operators shall have to compile and keep documents and submit reports as required by this Regulation.
Article 41.- Recording incidents, accidents
The operators shall have to establish a system of recording, investigating, evaluating and overcoming accidents, incidents, human or material losses. On the basis of investigation and analysis, the cause(s) of accidents and/or incidents must be determined and overcoming and preventive measures must be adopted in order to avoid similar occurrences.
Article 42.- Reporting on serious accidents and emergencies
The operators shall have to immediately report to Vietnam Petroleum Corporation and the concerned competent bodies, including competent bodies in the localities where activities have been carried out, on the serious accidents and/or emergencies. Such reports must describe the status quo and rescue measures taken and to be taken.
Article 43.- Periodical reporting on safety work
Within the last 15 days of every quarter and year, the operators shall have to submit to the competent bodies and the Vietnam Petroleum Corporation quarterly and yearly reports on the implementation of their approved safety control programs as well as on accidents and/or incidents, if any. Such reports must evaluate the efficiency of the safety control work and preventive measures to avoid similar incidents and/or accidents.
Chapter VI
STATE MANAGEMENT AND INSPECTION OVER SAFETY
Article 44.- Bodies performing State management over petroleum
Bodies performing the State management over petroleum shall coordinate with concerned competent bodies in performing the function of State management and inspection over the safety in petroleum activities. The bodies performing the State management over petroleum shall consider, approve or accept documents submitted according to the requirement of this Regulation.
Article 45.- Concerned competent bodies
The concerned competent bodies with the responsibilities and rights prescribed in Article 44 of this Regulation shall include:
1. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and Health Ministry as prescribed in the Labor Code.
2. The Ministry of Public Security as prescribed in the Ordinance on Fire Prevention and Fighting.
3. The Ministry of Science, Technology and Environment as prescribed in the Law on Environmental Protection and the Ordinance on Radiation Safety and Control.
Other ministries and State bodies shall perform the function of State management over safety according to their respective tasks and powers.
Article 46.- The Vietnam Petroleum Corporation
According to the provisions of Article 191 of the Labor Code of June 23, 1994 and Article 37 of Decree No. 84/CP of December 17, 1996, the Vietnam Petroleum Corporation shall inspect and supervise the petroleum activities of the operators with a view to ensure the observance of this Regulation; consider and evaluate documents as prescribed in Article 4 of this Regulation before they are submitted to competent bodies.
Article 47.- Inspection conditions and contents
The petroleum safety inspection is a specialized inspection as prescribed in Chapter VII of the Petroleum Law, which aims to ensure the observance of this Regulation. The bodies performing the State management over petroleum shall perform the function of safety inspection and issue the inspection decisions. The inspection decisions shall be notified to the inspection objects, clearly stating the inspection contents and the inspection team’s composition.
The inspection team shall have the following obligations and rights:
1. To be entitled to visit projects where organizations and individuals have conducted petroleum activities, and to projects where other employers have conducted activities for safety inspection.
2. To investigate serious accidents.
3. To examine dossiers, documents, books.
4. To check components, equipment of petroleum projects.
5. To request the supply of kept files, including files recorded in computers, floppy disks, compaq disks, books, diagrams, audio tapes, video tapes or other documents concerning safety and health. The inspection team may check, photocopy documents on spot or temporarily bring them for photocopy in other places.
6. To inspect, seize or take samples of, materials, products, tools, equipment or hazardous substances being manufactured, used or found at projects.
7. To check, take photos of, to film, to tape or duplicate information kept in computers or disks.
8. To interview and obtain comments from laborers.
9. When conducting the investigation, the investigation team shall have to abide by provisions of law and shall not obstruct petroleum activities illegally.
Article 48.- The right to issue decisions
The inspection team shall be entitled to determine violations and adopt implementation measures, which must be made in writing with the prescription of implementation time limit. These documents shall be addressed to responsible organizations and individuals. Where because of urgent safety demand, such documents shall be forwarded directly to responsible persons at the inspected projects.
Article 49.- Suspension of operation
The inspection team may decide the temporary suspension of the whole or part of the operation if serious violation(s) or repeated violations of the provisions of this Regulation are detected. The inspection team shall have to immediately report to the competent bodies on such temporary suspension. The competent bodies shall issue handling decisions.
Article 50.- Responsibility to assist inspectors
The operators shall have to assist and create favorable conditions for the inspection team to perform its functions prescribed in Article 47 of this Regulation. The operators shall have to arrange accommodation and dining places for the team as well as means for its travel to and from the projects, when necessary.
Article 51.- Executing inspection decision
The operators shall have to execute decisions of the inspection team. They may complain with competent bodies about such decisions according to the provisions of law.
Chapter VII
COMMENDATION AND VIOLATION HANDLING
Article 52.- Commendation
Organizations and individuals that have recorded achievements in the safety work or made great contributions to the emergency rescue and the minimization of damage caused to people, environment and property by accidents or natural calamities shall be commended according to the regulations of the Socialist Republic of Vietnam.
Article 53.- Violations
Organizations and individuals shall be considered violators of this Regulation if committing the following acts:
1. Delaying the implementation of the provisions of this Regulation, as well as decisions, directives and requirements of the competent bodies or the provisions and conditions approved by the competent bodies;
2. Making by themselves or jointly with others the third party to commit violations or fail to comply with the provisions of Item 1, this Article.
Article 54.- Handling of violations
Organizations and individuals that violate the provisions of this Regulation shall be handled according to Article 43 of the Petroleum Law of July 6, 1993 and Chapter IX of Decree No. 84/CP of December 17, 1996.
Chapter VIII
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 55.- Guiding the implementation of the Regulation
The Vietnam Petroleum Corporation shall, within the scope of its functions and powers, have to guide the implementation of this Regulation.
Article 56.- Effect
This Regulation takes effect 15 days after its signing. All previous stipulations contrary to this Regulation shall all be annulled.
 

 
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT




Ngo Xuan Loc

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 41/1999/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất