Chỉ thị 20/CT-TTg 2019 lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025

thuộc tính Chỉ thị 20/CT-TTg

Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:20/CT-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thị
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:29/07/2019
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư

TÓM TẮT VĂN BẢN

Không bố trí vốn NSNN cho dự án có thể đầu tư từ nguồn khác

Ngày 29/7/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 20/CT-TTg về việc lập Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Theo đó, vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước sẽ không được bố trí cho các lĩnh vực, dự án mà các thành phần kinh tế khác có thể đầu tư. Nguồn vốn này sẽ được tiếp tục ưu tiên cho các vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các vùng thường xuyên bị thiên tai, bão lũ và các vùng khó khăn khác.

Việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn phải thực hiện theo các nguyên tắc: Nhằm thực hiện các mục tiêu định hướng phát triển kinh tế xã hội tại các chiến lược, kế hoạch phát triển; Phù hợp với kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia; Phân bổ vốn đầu tư công theo đúng nguyên tắc, tiêu chí được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Không bố trí vốn cho chương trình, dự án không thuộc lĩnh vực đầu tư công…

Xem chi tiết Chỉ thị20/CT-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

--------------

Số: 20/CT-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự Do - Hạnh phúc

------------

Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2019

 

 

CHỈ THỊ

Về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025

 

Căn cứ Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước; Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là các bộ, ngành, địa phương) triển khai lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 theo quy định dưới đây:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Căn cứ các Nghị quyết của Trung ương, mục tiêu, định hướng phát triển trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020; Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ Chính trị về cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững (Nghị quyết số 07-NQ/TW); các Nghị quyết của Quốc hội: số 142/2016/QH13 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 (Nghị quyết số 142/2016/QH13), số 25/2016/QH14 về kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 (Nghị quyết số 25/2016/QH14), số 26/2016/QH14 về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 (Nghị quyết số 26/2016/QH14), số 71/2018/QH14 về điều chỉnh kế hoạch đầu tư cô ng trung hạn giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2018 về phê duyệt Đề án cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025 (Quyết định số 63/QĐ-TTg); các Nghị quyết của Chính phủ; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch tài chính 05 năm địa phương giai đoạn 2016 - 2020, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch phát triển ngành, trên cơ sở tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công các năm 2016 - 2018, ước thực hiện năm 2019 và dự kiến kế hoạch năm 2020, các bộ, ngành và địa phương đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của bộ, ngành và địa phương quản lý phân theo từng nguồn vốn cụ thể; bao gồm: kế hoạch đầu tư nguồn ngân sách nhà nước (vốn ngân sách trung ương (bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ) và vốn cân đối ngân sách địa phương); vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn vay khác của ngân sách địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài. Trong báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công cần tập trung phân tích các nội dung sau:

1. Tình hình triển khai thực hiện kế hoạch theo ngành, lĩnh vực, chương trình, dự án theo từng nguồn vốn so với kế hoạch được duyệt, bao gồm: tình hình phân bổ và điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn hằng năm cho các dự án đã được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, kế hoạch vốn kéo dài năm trước chuyển sang (nếu có), điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 (nếu có), kết quả giải ngân, trong đó chia ra: vốn thuộc kế hoạch năm, vốn năm trước được kéo dài sang năm sau; số lượng dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư so với quyết định đầu tư ban đầu; số lượng dự án thực hiện chậm tiến độ so với quyết định đầu tư và kế hoạch đầu tư đã được phê duyệt; tình hình lập, thẩm định, phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các dự án đầu tư công và điều chỉnh dự án đầu tư công (nếu có) theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tình hình thực hiện các dự án đầu tư từ nguồn tiền bán tài sản trên đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Các Bộ: Y tế, Quốc phòng và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh báo cáo tình hình thực hiện đầu tư, xây dựng 05 bệnh viện tuyến trung ương và tuyến cuối từ nguồn ứng vốn Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp (chi tiết tổng số vốn được ứng từ Quỹ, số vốn đã giải ngân, số vốn đã xuất Quỹ nhưng chưa giải ngân, số vốn chưa xuất Quỹ), số vốn bố trí từ dự toán chi đầu tư phát triển của ngân sách trung ương các năm 2017 - 2019 (bao gồm số vốn đã hoàn ứng) và việc triển khai thực hiện.

Đối với vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương, các địa phương báo cáo rõ số vốn cân đối ngân sách địa phương được giao hằng năm so với số vốn trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ giao, tình hình triển khai kế hoạch đầu tư công vốn cân đối ngân sách địa phương, nguồn ngân sách địa phương theo quy định tại Nghị quyết số 71/2018/QH14, bội chi ngân sách địa phương từng năm và bình quân 05 năm 2016 - 2020; tình hình đầu tư từ nguồn bội chi này; việc sử dụng tăng thu ngân sách địa phương hằng năm cho đầu tư.

2. Số dự án có nợ đọng xây dựng cơ bản (XDCB) đã bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, tình hình bố trí vốn các năm 2016 - 2019 để thanh toán nợ đọng XDCB, số vốn còn lại phải bố trí để thanh toán nợ đọng XDCB trong năm 2020.

3. Số vốn ứng trước đã bố trí thu hồi trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, tình hình bố trí vốn các năm 2016 - 2019 để thu hồi vốn ứng trước, dự kiến bố trí số vốn còn lại để thu hồi trong kế hoạch năm 2020. Số vốn ứng trước đến hết kế hoạch năm 2015 đã tổng hợp trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 nhưng chưa bố trí đủ nguồn kế hoạch hằng năm để thu hồi và số vốn ứng trước phát sinh đến nay chưa được tổng hợp trong kế hoạch đầu tư công trung hạn (nếu có), đề xuất biện pháp xử lý.

4. Số dự án hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2016 - 2020, số dự án khởi công mới trong giai đoạn 2016 - 2020 nhưng chưa được bố trí vốn hằng năm, số dự án chuyển tiếp sang giai đoạn 2021 - 2025, chi tiết dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C.

5. Việc quản lý, điều hành và chấp hành quy định pháp luật về đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020.

6. Các kết quả đầu tư công đã đạt được, như: năng lực tăng thêm, nâng cao chất lượng dịch vụ công,... và những tác động tới việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 của cả nước và của bộ, ngành, địa phương; việc quản lý và sử dụng các dự án đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng.

7. Các khó khăn, vướng mắc và các tồn tại, hạn chế trong triển khai thực hiện; các nguyên nhân khách quan và chủ quan, bài học kinh nghiệm; trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân.

8. Các giải pháp, kiến nghị về cơ chế chính sách cần triển khai trong 02 năm còn lại của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.

9. Các cơ quan được giao là chủ chương trình, các bộ, ngành và địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu tổ chức đánh giá tình hình thực hiện chương trình theo các nội dung dưới đây:

a) Tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020.

b) Tình hình phân bổ và giao vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020, tình hình lồng ghép giữa các chương trình, tình hình huy động nguồn lực và lồng ghép các nguồn vốn thực hiện chương trình các năm 2016 - 2019 và dự kiến năm 2020, tình hình giải ngân vốn của Chương trình.

c) Việc quản lý, điều hành và chấp hành các quy định trong quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020.

d) Các kết quả đạt được, trong đó làm rõ kết quả đạt được các mục tiêu đã được phê duyệt tại các Quyết định đầu tư chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia; các khó khăn, vướng mắc và các tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện, làm rõ các nguyên nhân khách quan, chủ quan, bài học kinh nghiệm và trách nhiệm của các cấp, các ngành.

đ) Các giải pháp, chính sách cần triển khai đến hết kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020 nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của chương trình đề ra.

II. LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện theo các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, bám sát dự kiến trình Đại hội Đảng các cấp về các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021 - 2025 (trong đó có các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ chủ yếu về tài chính, ngân sách, đầu tư); Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị; Quyết định số 63/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020.

1. Mục tiêu và định hướng đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025

Mục tiêu đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025: Thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển nền kinh tế, đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội thiết yếu, phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021 - 2025. Trong đó vốn đầu tư công tập trung bố trí vốn để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, các dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, có tính kết nối và lan tỏa vùng, miền. Tiếp tục ưu tiên các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các vùng thường xuyên bị thiên tai, bão lũ và các vùng khó khăn khác. Không bố trí vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước vào các lĩnh vực, dự án mà các thành phần kinh tế khác có thể đầu tư. Quán triệt nguyên tắc ưu tiên bố trí, sử dụng vốn ngân sách nhà nước như là vốn mồi để khai thác tối đa các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác. Tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo phương thức đối tác công - tư để tập trung đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, đặc biệt đối với các dự án có sức lan tỏa rộng và tác động lớn tới phát triển kinh tế; các dự án hạ tầng xã hội phục vụ cộng đồng dân sinh thuộc ngành y tế, giáo dục...

2. Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025

a) Việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn nhằm thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của quốc gia, của các ngành, lĩnh vực, địa phương và các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành, lĩnh vực được phê duyệt.

b) Phù hợp với kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác; bảo đảm các cân đối vĩ mô, ưu tiên an toàn nợ công.

c) Việc phân bổ vốn đầu tư công phải tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 do cấp có thẩm quyền quyết định.

d) Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của các bộ, ngành và địa phương để xác định nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025 phù hợp với các mục tiêu phân bổ nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025; chủ động sắp xếp thứ tự các nhiệm vụ chi ưu tiên, các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo mức độ cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025; tập trung bố trí vốn đầu tư công để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình, dự án quan trọng quốc gia, chương trình, dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của các cấp, các ngành; hoàn trả các khoản vốn ngân sách nhà nước ứng trước kế hoạch; các khoản vốn vay của ngân sách địa phương.

đ) Không bố trí vốn cho chương trình, dự án không thuộc lĩnh vực đầu tư công.

e) Bố trí đủ vốn chuẩn bị đầu tư từ kế hoạch năm 2020 và kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 để tổ chức lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án đầu tư khởi công mới giai đoạn 2021 - 2025, vốn để lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

g) Bố trí vốn kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 để thanh toán đủ số nợ đọng xây dựng cơ bản phát sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2015.

h) Bảo đảm công khai, minh bạch và công bằng trong lập kế hoạch đầu tư công trung hạn.

i) Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các cấp, các ngành và nâng cao hiệu quả đầu tư.

3. Rà soát danh mục dự án đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020 chuyển tiếp sang giai đoạn 2021 - 2025

Các bộ, ngành và địa phương tổ chức rà soát các dự án đã được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, lập danh mục dự án đang đầu tư theo từng nguồn vốn; chia ra nhóm các dự án: (i) Danh mục dự án dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2016 - 2020 nhưng chưa bố trí đủ vốn; (ii) Danh mục dự án chuyển tiếp, hoàn thành sau năm 2020; (iii) Danh mục dự án đã được giao kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 nhưng chưa được giao kế hoạch đầu tư công hằng năm; (iv) Danh mục dự án sử dụng vốn nước ngoài đã ký Hiệp định nhưng chưa có trong danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.

4. Rà soát số vốn nợ đọng xây dựng cơ bản và số vốn ứng trước

Các bộ, ngành và địa phương tổng hợp, rà soát số vốn nợ đọng xây dựng cơ bản phát sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 nhưng chưa được tổng hợp vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 (nếu còn), số vốn ứng trước đến hết kế hoạch năm 2015 còn lại phải thu hồi trong giai đoạn 2021 - 2025; số vốn ứng trước phát sinh trong giai đoạn 2016 - 2020 nhưng chưa bố trí kế hoạch vốn để thu hồi (nếu có).

5. Lập danh mục và bố trí vốn kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án đầu tư công

Trên cơ sở các căn cứ và các nguyên tắc, mục tiêu, định hướng đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 quy định tại điểm 1 và 2 của Mục II, các bộ, ngành và các địa phương lựa chọn danh mục và bố trí vốn kế hoạch đầu tư trung hạn của từng nguồn vốn trong từng ngành, lĩnh vực, chương trình theo thứ tự ưu tiên như sau:

a) Dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn;

b) Vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;

c) Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư;

d) Dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt;

đ) Dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch;

e) Dự án khởi công mới phải đáp ứng điều kiện sau:

- Chương trình, dự án cần thiết, có đủ điều kiện được bố trí vốn kế hoạch theo quy định.

- Sau khi đã bố trí đủ vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định.

- Bảo đảm bố trí đủ vốn để hoàn thành chương trình, dự án theo tiến độ đầu tư đã được phê duyệt.

III. PHÂN CÔNG VÀ TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:

a) Trước ngày 15 tháng 8 năm 2019, hướng dẫn việc triển khai thực hiện Chỉ thị này, trong đó hướng dẫn cụ thể về tiến độ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn.

b) Trước ngày 31 tháng 12 năm 2019, xây dựng các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025, trình cấp thẩm quyền theo quy định.

c) Trước ngày 31 tháng 7 năm 2020, rà soát và tổng hợp kế hoạch đầu tư công trung hạn của cả nước giai đoạn 2021 - 2025, trình cấp thẩm quyền theo quy định.

d) Trước ngày 31 tháng 12 năm 2019, đánh giá tình hình triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020; tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp triển khai có hiệu quả kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 trong thời gian còn lại, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Bộ Tài chính:

a) Trước ngày 31 tháng 01 năm 2020, chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan báo cáo cấp thẩm quyền dự kiến khả năng cân đối ngân sách nhà nước cho chi đầu tư phát triển trong giai đoạn 2021 - 2025.

b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Xác định vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước chi cho đầu tư phát triển của quốc gia theo từng ngành, lĩnh vực trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

- Rà soát, tổng hợp kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương. Chủ tịch ủy ban nhân dàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ và những quy định trong Chỉ thị này, khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện theo tiến độ quy định tại Luật Đầu tư công và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đảm bảo việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 có chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả./.

 

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng,
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tôi cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, các đơn vị trực thuộc;
- Lưu: VT, KTTH

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Xuân Phúc

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THEPRIME MINISTER
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence – Freedom - Happiness
---------------

No.20/CT-TTg

Hanoi, July29, 2019

 

DIRECTIVE 
On planning medium-term public investment for the period of 2021 – 2025
------------------------

Pursuant to the Law on Public Investment and the Law on State Budget; the Prime Minister requests ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies and other central agencies as well as People s Committees of provinces and municipalities (hereinafter referred to as ministries, agencies and localities) to deploy medium-term public investment planning for the period of 2021 - 2025 according to the following regulations:

I. EVALUATION OF IMPLEMENTATION OF THE MEDIUM-TERM PUBLIC INVESTMENT PLAN FOR THE PERIOD OF 2016-2020

Pursuant to the Central Resolution, development objectives and orientations in the 10-year socio-economic development strategy for the period of 2011-2020; Resolution No.07-NQ/TW dated November 18, 2016 of the Politburo on restructuring the state budget and managing public debts to ensure a safe and sustainable national finance (Resolution No.07-NQ/TW); Resolutions of the National Assembly: No.142/2016/QH13 on the 2016-2020 5-year socio-economic development plan (Resolution No.142/2016/QH13), No.25/2016/QH14 on the 5-year national financial plan for the period of 2016-2020 (Resolution No.25/2016/QH14), No.26/2016/QH14 on the medium-term public investment plan for the period of 2016-2020 (Resolution No.26/2016/QH14), No.71/2018/QH14 on adjusting the medium-term public investment plan for the period of 2016-2020; Decision No.63/QD-TTg dated January 12, 2018 approving the Scheme on restructuring public investment in the period of 2017-2020, with orientations towards 2025 (Decision No.63/QD- TTg); Resolutions of the Government; Resolutions of People s Councils at all levels on 5-year socio-economic development plans and financial plans for the period of 2016-2020, medium-term public investment plans for the period of 2016-2020, regional and territorial socio-economic development planning, sector development planning; based on the results of implementation of public investment plans in the years from 2016 to 2018, the ongoing implementation in 2019 and the planning for 2020, ministries, sectors and localities shall assess the implementation of the medium-term public investment plan for the period of 2016-2020 according to each specific capital source, including: State budget capital (central budget capital (including Government bond capital) and local budget-balanced capital); capital from revenue left for investment but not yet included in the state budget balance; State credit capital for development investment; local bond capital and other loans of local budget; official development assistance (ODA) and concessional loans from foreign donors. The implementation evaluation report on the medium-term public investment plan shall focus on analyzing some contents as follows:

1. The implementation of plans of branches, domains, programs and projects for each capital source in reality compared with the approved plans, including: the allocation and adjustment of annual capital investment plans for projects assigned by the Prime Minister in the medium-term public investment plan for the period of 2016-2020 and the previous year s capital plans (if any), adjustments of the medium-term public investment plan for the 2016 period - 2020 (if any) and disbursement results, in which contents shall be mentioned as: capital for the annual plans, capital for the previous year s plans extended to the next year; the number of projects adjusting the total investment compared to the initial investment decisions; the number of projects carried out slowly compared to the approved investment decisions and investment plans; the situation of making, appraising and approving decisions on investing in public investment projects and adjusting public investment projects (if any) in accordance with the Law on Public Investment and guiding documents of the Government and the Prime Minister. 

The implementation of investment projects funded by the proceeds from the sale of assets on land and the transfer of land use rights. 

Ministry of Health, Ministry of National Defense and People s Committee of Ho Chi Minh City shall report on the implementation of investment and construction of 05 central and national-level hospitals from the advance funding of the Business Arrangement and Development Assistance Fund (the details of total capital disbursed from the Fund, the amount of disbursed capital, the amount of capital provided but not yet disbursed, the amount of uninvested capital), the amount of capital allocated from development investment expenditure estimates of State budget for the period of 2017-2019 (including the amount of paid capital) and the implementation of capital investment.

Regarding investment capital included in local budget balances, localities shall clearly report on the local budget balances allocated annually compared to the amount of medium-term capital for the period of 2016-2020 assigned by the Prime Minister; the implementation of public investment plans with local budget balances and local budgets as prescribed in Resolution No.71/2018/QH14, annual amount of local overspent budgets and the average amount of 05 years from 2016 to 2020; the investment of such overspent budgets; the use of annual local budget extra-revenue for investment.

2. The number of projects with outstanding debts in capital construction, allocated with capital in the medium-term public investment plan for the period of 2016-2020; the situation of capital allocation in years from 2016 to 2019 to pay for outstanding debts in capital construction; the remaining capital to pay for outstanding debts in capital construction in 2020.

3. Advance capital with the need to be recovered in the medium-term public investment plan for the period of 2016-2020; the situation of capital allocation in years from 2016 to 2019 to recover advance capital as well as the arrangements in the 2020 plan to recover the remaining capital. The amount of advance capital to the end of the 2015 plan mentioned in the medium-term public investment plan for the period of 2016-2020 with insufficient arrangement to recover in annual; the advance capital that has not been mentioned in the medium-term public investment plan (if any); proposed remedial measures.

4. The number of projects completed, handed over and put into use in the period 2016-2020; the number of new projects started in the period of 2016-2020 not yet allocated with annual capital; the number of projects left to the period of 2021 – 2025; details of projects in Group A, Group B, Group C.

5. The management, administration and compliance with the law provisions on public investment in the period of 2016-2020.

6. Achievements of public investment, such as: capacity to increase and improve the quality of public services, ... and impacts on the implementation of objectives in socio-economic development plans for the period of 2016-2020 of the whole country and ministries, agencies and localities; The management and use of investment projects completed, handed over and put into use in the period of 2016-2020.

7. Difficulties, problems, shortcomings and limitations in implementation; objective and subjective causes, lessons and experiences; responsibilities of agencies, organizations and individuals at all levels.

8. Solutions and recommendations on policies and mechanisms to be implemented in the remaining 2 years of the medium-term public investment plan for the period of 2016-2020.

9. Agencies assigned with programs, the ministries, agencies and localities shall implement the national target program and other target programs on organizing the evaluation of the program implementation according to the following contents:

a) The implementation of national target programs and other target programs in the period of 2016-2020.

b) The allocation and provision of capital for implementation of national target programs and other target programs in the period of 2016-2020; the integration of programs, mobilization of resources and integration of capital sources implementing the programs in years from 2016 to 2019 with expectations towards 2020, the capital disbursement of the program.

c) The management, administration and observance of regulations in the management of national target programs and other target programs for the period of 2016-2020.

d) The achievements, especially achievements of approved objectives in the investment decisions of the national target program and other target programs; difficulties, problems, shortcomings and limitations in the implementation process; objective and subjective causes, lessons and experiences as well as responsibilities at all levels.

e) Solutions and policies with the need to be implemented until the end of the period of 2016-2020 to effectively implement the set objectives of the program.

II. MEDIUM-TERM PUBLIC INVESTMENT PLANNING FOR THE PERIOD OF 2021 - 2025

The planning of medium-term public investment for the period of 2021 - 2025 shall comply with the provisions of the Law on Public Investment, the Law on State Budget, closely follow the plans to be submitted to the Party Congress at all levels on objectives, orientations and tasks of socio-economic development in 10 years from 2021 to 2030 as well as 5-year socio-economic development plans for the period of 2021 - 2025 (including main objectives, orientations and tasks on finance, budget and investment); Resolution No.07-NQ/TW of the Politburo; Decision No.63/QD-TTg of the Prime Minister; the implementation and results of the medium-term public investment plan for the period of 2016-2020.

1. Objectives and orientations for public investment in the period of 2021 - 2025

The objectives of public investment in the period of 2021 - 2025: Attracting and effectively using investment capital sources to develop the economy; investing in economic and social infrastructure systems; serving for the implementation of the objectives and targets of the 10-year socio-economic development strategy in the period of 2021 - 2030 and the 5-year socio-economic development plan in the period of 2021 – 2025, in which public investment capital shall be used to complete and accelerate the implementation of national target programs, national important projects, key projects with great significance for socio-economic development of the whole country, connectivity and regional wide-spreading.  Investment capital from the state budget shall be preferentially invested in mountainous areas, ethnic minority areas, areas frequently hit by natural disasters and floods, as well as other difficult areas. Investment capital from the state budget shall not be invested the fields and projects in which other economic sectors can invest. The principle of prioritizing the allocation and use of state budget capital to maximize the exploitation of capital sources of other economic sectors shall be thoroughly grasped. Breakthroughs shall be  made to attract domestic and foreign private sector capital in the form of public-private partnerships, thus focusing on investing in developing important socio-economic infrastructure systems, especially projects with wide-spreading and great significance for socio-economic development; social infrastructure projects serving the community in the fields of health and education.

2. Principles for medium-term public investment planning for the period of 2021-2025

a) The medium-term public investment planning shall aim at implementing the development objectives and orientations in the 10-year socio-economic development strategy in the period of 2021-2030, 5-year socio-economic development plan in the period of 2021-2025 of the whole country, each sector, domain and locality as well as socio-economic development plans and approved branch and field plans.

b) Being in line with the 5-year national financial plan in the period of 2021-2025, the ability to balance public investment capital sources and attract investment capital sources of other economic sectors; ensuring macro-economic balance and public debt safety.

c) The allocation of public investment capital shall comply with the principles, criteria and norms of public investment allocation in the period 2021-2025 decided by the competent authorities.

d) Assessing the implementation of the tasks of socio-economic development as well as medium-term public investment plans for the period of 2016-2020 of ministries, agencies and localities to determine the key and important tasks to be implemented in the period of 2021 - 2025 in accordance with the objectives of allocating public investment capital in the same period; actively arranging the order of priority expenditures, programs and projects approved by competent authorities according to the urgency, importance and implementation capability in the period of 2021-2025; focusing on allocating public investment capital to complete and accelerate the implementation of important national programs and projects, key programs and projects with great significance for socio-economic development of the whole country and agencies at all levels; repaying the advance capital provided by State budget for the plans; paying loans of local budgets.

e) Not allocating capital for programs and projects not in the field of public investment.

f) Arranging sufficient capital for investment preparation for the 2020 plan and the public investment plan for the period of 2021-2025 for the purposes of formulation, appraisal and decision of investment; preparing, appraising and making investment decisions for new investment projects in the period of 2021-2025. The capital for formulation, appraisal, decision or approval, announcement and adjustment of the plans shall be in accordance with law provisions on planning.

g) Arranging capital for public investment plan in the period of 2021 - 2025 to fully pay the amount of outstanding capital construction debts arising before January 1, 2015.

h) Ensuring publicity, transparency and fairness in medium-term public investment planning.

i) Ensuring centralized and unified management of objectives, mechanisms and policies; implementing decentralization in investment management in accordance with the law provision, thus creating autonomy for agencies at all levels and improving investment efficiency.

3. Review the list of public investment projects for the period of 2016-2020 in transition to the period of 2021-2025

Ministries, agencies and localities shall review of the projects that have been assigned in the medium-term public investment plan for the period of 2016-2020 and make lists of projects under each capital source into groups as follows: (i) List of projects expected to be completed in the period of 2016-2020 but not yet allocated enough capital; (ii) List of transitional projects to be completed after 2020; (iii) List of projects assigned in the medium-term investment plans for the period of 2016-2020 but not yet allocated annual public investment; (iv) List of projects using foreign capital signed in Agreements but not yet included in the list of medium-term public investment plans for the period of 2016-2020.

4. Review the outstanding debts in capital construction and the advance capital

Ministries, agencies and localities shall summarize and review the outstanding debts in capital construction arising before January 1, 2015 but not yet mentioned in the medium-term public investment plan for the period of 2016-2020 (if any), the amount of advance capital in the end of the 2015 plan to be recovered in the period of 2021-2025; the amount of advance capital arising in the period of 2016 – 2020 but not yet recover (if any).

5. Categorize and allocate public investment capital for public investment projects in the period of 2021-2025 for

On the basis of the principles, objectives and orientations of public investment in the period of 2021-2025 as prescribed in Points 1 and 2 of Section II, ministries, agencies and localities shall select and arrange medium-term investment of each capital source for each branch, domain and program in the following order of priority:

a) Projects completed, handed over and put into use but not allocated enough capital;

b) Counterpart funds for projects using ODA and concessional loans from foreign donors;

c) Investment capital of the State implementing the projects in the form of public-private partnerships;

d) Transitional projects with approved schedules;

e) Projects expected to be completed in the period of the plan;

f) Newly started projects shall satisfy the following conditions:

- Necessary programs and projects meeting the conditions for allocating planned capital according to regulations.

- Allocated with enough capital to pay outstanding debts for capital construction according to regulations.

- Ensure sufficient capital for the completion of the programs or projects according to the approved investment schedules.

III. DISTRIBUTION AND DEVELOPMENT PROGRESS OF THE MEDIUM-TERM PUBLIC INVESTMENT PLAN FOR THE PERIOD OF 2021 - 2025

1. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned agencies in:

a) Before August 15, 2019, guiding the implementation of this Directive, which provides specific guidance on the medium-term public investment planning progress.

b) Before December 31, 2019, formulating principles, criteria and norms for allocation of investment capital from state budget for development in the period of 2021-2025 and submitting them to competent authorities according to regulations.

c) Before July 31, 2020, reviewing and summarizing the medium-term public investment plan for the period of 2021-2025 and submitting them to competent authorities according to regulations.

d) Before December 31, 2019, assessing the implementation of medium-term public investment plans for the period of 2016-2020; summarizing difficulties, obstacles, lessons and experiences and proposing solutions to effectively implement the medium-term public investment plan for the period of 2016-2020 in the remaining time, the reporting the results to the Prime Minister.

2. Ministry of Finance shall:

a) Before January 31, 2020, assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and concerned agencies in reporting to the competent authorities to estimate the ability to balance the state budget for development investment expenditures in period of 2021 - 2025.

b) Coordinate with the Ministry of Planning and Investment in:

- Determining the investment capital from state budget for national development investment for each branch and domain in the medium-term public investment plan in the period of 2021-2025.

- Reviewing and summarizing medium-term public investment plans for the period of 2021-2025.

3. Ministers, Heads of the Government-attached and other central agencies, Chairpersons of the People s Committees of the provinces and municipalities shall, based on their functions and tasks and the provisions of this Directive, urgently organize the implementation following the schedule as prescribed in the Law on Public Investment and the guidelines of the Ministry of Planning and Investment, thus ensuring the quality, savings and effectiveness of medium-term public investment planning for the period 2021 -2025./.

 

THE PRIME MINISTER

 

(Signed)

 

 

Nguyen Xuan Phuc

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Directive 20/CT-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Directive 20/CT-TTg PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất