Thông tư 28/2014/TT-BTNMT thống kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

thuộc tính Thông tư 28/2014/TT-BTNMT

Thông tư 28/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Cơ quan ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:28/2014/TT-BTNMT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Mạnh Hiển
Ngày ban hành:02/06/2014
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đất đai-Nhà ở

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------

Số: 28/2014/TT-BTNMT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 02 tháng 6 năm 2014

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI VÀ LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

Căn cứ Luật Thống kê ngày 26 tháng 6 năm 2003;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;

Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về thời gian thực hiện, chỉ tiêu, biểu mẫu, nội dung, phương pháp, trình tự thực hiện, kiểm tra, giao nộp, lưu trữ kết quả thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn.
2. Việc kiểm kê đất đai theo chuyên đề để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường các cấp; công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là công chức địa chính cấp xã).
2. Người sử dụng đất, người được Nhà nước giao quản lý đất và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Điều 3. Mục đích thống kê, kiểm kê đất đai
1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và làm cơ sở để quản lý, sử dụng đất đạt hiệu quả.
2. Cung cấp thông tin, số liệu, tài liệu làm căn cứ để lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
3. Làm cơ sở đề xuất việc điều chỉnh chính sách, pháp luật về đất đai.
4. Cung cấp số liệu để xây dựng niên giám thống kê các cấp và phục vụ nhu cầu thông tin đất đai cho các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo và các nhu cầu khác của Nhà nước và xã hội.
Điều 4. Nguyên tắc thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
1. Loại đất, đối tượng sử dụng đất, đối tượng quản lý đất được thống kê, kiểm kê theo hiện trạng sử dụng tại thời điểm thống kê, kiểm kê.
Trường hợp đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhưng tại thời điểm thống kê, kiểm kê chưa thực hiện theo các quyết định này thì thống kê, kiểm kê theo hiện trạng đang sử dụng; đồng thời phải thống kê, kiểm kê riêng theo quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa thực hiện để theo dõi, quản lý.
Trường hợp mục đích sử dụng đất hiện trạng đã thay đổi khác với mục đích sử dụng đất trên hồ sơ địa chính thì kiểm kê theo hiện trạng đang sử dụng, đồng thời kiểm kê thêm các trường hợp tự chuyển mục đích sử dụng đất đó.
2. Trường hợp đất đang sử dụng vào nhiều mục đích thì ngoài việc thống kê, kiểm kê theo mục đích sử dụng chính, còn phải thống kê, kiểm kê thêm các trường hợp sử dụng đất kết hợp vào các mục đích khác. Mục đích sử dụng đất chính được xác định theo quy định tại Điều 11 của Luật Đất đai và Điều 3 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
3. Số liệu kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất được tổng hợp thống nhất từ bản đồ đã sử dụng để điều tra, khoanh vẽ đối với từng loại đất của từng loại đối tượng sử dụng đất, đối tượng được Nhà nước giao quản lý đất (sau đây gọi là bản đồ kết quả điều tra kiểm kê) theo quy định tại Thông tư này.
Số liệu thống kê đất đai được thực hiện trên cơ sở tổng hợp các trường hợp biến động về sử dụng đất trong năm thống kê từ hồ sơ địa chính và các hồ sơ, tài liệu khác về đất đai liên quan, có liên hệ với thực tế sử dụng đất, để chỉnh lý số liệu thống kê, kiểm kê của năm trước.
4. Diện tích các khoanh đất tính trên bản đồ kết quả điều tra kiểm kê đất đai cấp xã theo đơn vị mét vuông (m2); số liệu diện tích trên các biểu thống kê, kiểm kê đất đai thể hiện theo đơn vị hécta (ha); được làm tròn số đến hai chữ số thập phân sau dấu phẩy (0,01ha) đối với cấp xã; làm tròn số đến một chữ số thập phân sau dấu phẩy (0,1ha) đối với cấp huyện và làm tròn số đến 01ha đối với cấp tỉnh và cả nước.
Điều 5. Thời điểm thực hiện và nộp báo cáo kết quả thống kê đất đai
1. Thời điểm thống kê đất đai định kỳ hàng năm được tính đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm (trừ năm thực hiện kiểm kê đất đai).
2. Thời điểm hoàn thành và nộp báo cáo kết quả thống kê đất đai định kỳ hàng năm được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoàn thành và nộp báo cáo kết quả lên Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) trước ngày 01 tháng 02 năm sau;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn thành và nộp báo cáo kết quả lên Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) trước ngày 16 tháng 02 năm sau;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thành và nộp báo cáo kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 01 tháng 3 năm sau;
d) Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thành và báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31 tháng 3 năm sau.
Điều 6. Thời điểm thực hiện và nộp báo cáo kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
1. Thời điểm kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất định kỳ 05 năm được tính đến hết ngày 31 tháng 12 của năm có chữ số tận cùng là 4 và 9.
2. Thời điểm hoàn thành và nộp báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất định kỳ 05 năm được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thành và nộp báo cáo kết quả lên Ủy ban nhân dân cấp huyện trước ngày 01 tháng 6 của năm sau;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn thành và nộp báo cáo kết quả lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 15 tháng 7 của năm sau;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thành và nộp báo cáo kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 01 tháng 9 của năm sau;
d) Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thành và nộp báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 01 tháng 11 của năm sau.
Điều 7. Trách nhiệm thực hiện, thẩm quyền phê duyệt và công bố kết quả thống kê đất đai
1. Thống kê đất đai của cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện; công chức địa chính cấp xã có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện và ký xác nhận các biểu thống kê đất đai; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt các biểu thống kê và báo cáo kết quả thống kê đất đai gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Thống kê đất đai của cấp huyện do Phòng Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện; Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường ký xác nhận các biểu thống kê đất đai; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt biểu thống kê số 01/TKĐĐ và ký báo cáo kết quả thống kê đất đai gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Thống kê đất đai của cấp tỉnh do Sở Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ký xác nhận các biểu thống kê đất đai; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt biểu thống kê số 01/TKĐĐ và báo cáo kết quả thống kê đất đai gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Thống kê đất đai của cả nước do Tổng cục Quản lý đất đai giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện; Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai ký xác nhận các biểu thống kê đất đai; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ký báo cáo kết quả thống kê gửi Thủ tướng Chính phủ, quyết định công bố kết quả thống kê đất đai của cả nước.
Điều 8. Trách nhiệm thực hiện, thẩm quyền phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
1. Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện; công chức địa chính cấp xã có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện và ký xác nhận các biểu kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt các biểu kiểm kê, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và báo cáo kết quả kiểm kê đất đai gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp huyện do Phòng Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện; Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường ký xác nhận các biểu kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký duyệt biểu kiểm kê đất đai số 01/TKĐĐ, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và báo cáo kết quả kiểm kê đất đai gửi Ủy ban nhân cấp tỉnh.
3. Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp tỉnh do Sở Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ký xác nhận các biểu kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký duyệt biểu kiểm kê đất đai số 01/TKĐĐ, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và báo cáo kết quả kiểm kê đất đai gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước do Tổng cục Quản lý đất đai giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện; Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai ký xác nhận các biểu kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ký báo cáo kết quả kiểm kê đất đai trình Thủ tướng Chính phủ, ký quyết định công bố kết quả kiểm kê đất đai của cả nước.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quyết định việc thuê đơn vị tư vấn thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên phạm vi toàn tỉnh hoặc từng đơn vị hành chính cấp huyện nhằm bảo đảm yêu cầu chất lượng và thời gian thực hiện ở địa phương theo quy định tại Thông tư này. Tổng cục Quản lý đất đai được thuê đơn vị tư vấn thực hiện một số công việc cụ thể trong quá trình thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Chương II
HỆ THỐNG CHỈ TIÊU, BIỂU THỐNG KÊ VÀ KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI
Điều 9. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai về loại đất
Chỉ tiêu loại đất thống kê, kiểm kê được phân loại theo mục đích sử dụng đất và được phân chia từ khái quát đến chi tiết theo quy định như sau:
1. Nhóm đất nông nghiệp, bao gồm:
a) Đất sản xuất nông nghiệp gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm;
Trong đất trồng cây hàng năm gồm các loại: Đất trồng lúa (gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương); đất trồng cây hàng năm khác (gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác).
b) Đất lâm nghiệp gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;
c) Đất nuôi trồng thủy sản;
d) Đất làm muối;
đ) Đất nông nghiệp khác.
2. Nhóm đất phi nông nghiệp, bao gồm:
a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất quốc phòng;
d) Đất an ninh;
đ) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa; đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội; đất xây dựng cơ sở y tế; đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo; đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao; đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ; đất xây dựng cơ sở ngoại giao và đất xây dựng công trình sự nghiệp khác;
e) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp; đất cụm công nghiệp; đất khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
g) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông; đất thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa; đất danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng; đất khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải; đất công trình công cộng khác;
h) Đất cơ sở tôn giáo;
i) Đất cơ sở tín ngưỡng;
k) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
l) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối;
m) Đất có mặt nước chuyên dùng;
n) Đất phi nông nghiệp khác.
3. Nhóm đất chưa sử dụng gồm đất bằng chưa sử dụng; đất đồi núi chưa sử dụng; núi đá không có rừng cây.
4. Việc giải thích cách xác định đối với từng loại đất được thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.
Điều 10. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai về loại đối tượng sử dụng đất; loại đối tượng được Nhà nước giao quản lý đất
1. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai về loại đối tượng sử dụng đất bao gồm:
a) Hộ gia đình, cá nhân trong nước;
b) Tổ chức trong nước gồm:
- Tổ chức kinh tế gồm các doanh nghiệp và các hợp tác xã;
- Cơ quan, đơn vị của Nhà nước gồm cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân cấp xã); tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị quốc phòng, an ninh;
- Tổ chức sự nghiệp công lập gồm các đơn vị sự nghiệp do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập, có chức năng thực hiện các hoạt động dịch vụ công theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức khác gồm tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác (không phải là cơ quan, đơn vị của Nhà nước, tổ chức sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế);
c) Tổ chức nước ngoài gồm:
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư;
- Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;
d) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở; doanh nghiệp của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc doanh nghiệp liên doanh giữa người Việt Nam định cư ở nước ngoài với tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước hoặc doanh nghiệp người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân trong nước sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam;
đ) Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo gồm:
- Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất để sử dụng nhằm bảo tồn bản sắc dân tộc, như đất làm đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
- Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo.
2. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai về loại đối tượng được Nhà nước giao quản lý đất bao gồm:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao quản lý đất gồm các loại: Đất chưa giao, chưa cho thuê sử dụng; đất xây dựng các công trình công cộng do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý (công trình giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm của cấp xã); đất sông, suối trong nội bộ xã; đất mặt nước chuyên dùng không có người sử dụng; đất nông nghiệp do Nhà nước thu hồi ở khu vực nông thôn trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 64, các Điểm a, b, c và d tại Khoản 1 Điều 65 của Luật Đất đai;
b) Tổ chức phát triển quỹ đất được Nhà nước giao quản lý đất do Nhà nước thu hồi theo quy định của pháp luật đất đai;
c) Cộng đồng dân cư và tổ chức khác được Nhà nước giao quản lý đất bao gồm:
- Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao quản lý đối với đất lâm nghiệp để bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Tổ chức được Nhà nước giao quản lý đối với đất có công trình công cộng gồm đường giao thông, cầu, cống từ liên xã trở lên; đường giao, hệ thống thoát nước, đất có mặt nước chuyên dùng trong đô thị; hệ thống công trình thủy lợi, đê, đập, sông, suối liên xã trở lên; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm do các cấp huyện, tỉnh quản lý; các đảo chưa có người ở; tổ chức được Nhà nước giao đất để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT).
3. Việc giải thích cách xác định đối với từng loại đối tượng sử dụng đất, đối tượng được Nhà nước giao quản lý đất được thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.
Điều 11. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai theo khu vực tổng hợp
1. Đất khu dân cư nông thôn: Gồm các loại đất thuộc khu vực được xác định sử dụng chủ yếu để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình công cộng phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân; đất vườn, ao gắn liền với nhà ở và các loại đất khác thuộc phạm vi ranh giới khu dân cư nông thôn trong địa giới hành chính các xã, trừ khu đô thị mới trong trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
Ranh giới của khu dân cư nông thôn được xác định theo quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng khu dân cư nông thôn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp khu dân cư nông thôn chưa có quy hoạch được duyệt thì xác định theo ranh giới của thửa đất có nhà ở ngoài cùng của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, các điểm dân cư tương tự hiện có.
Đối với trường hợp dân cư sinh sống dọc theo kênh, mương, đường giao thông hoặc dân cư ở riêng lẻ ở nơi chưa có quy hoạch hoặc nằm ngoài phạm vi quy hoạch khu dân cư nông thôn được duyệt thì chỉ thống kê diện tích thửa đất có nhà ở và vườn, ao gắn liền với nhà ở; trường hợp không xác định được phạm vi ranh giới phần đất ở và vườn, ao gắn liền thì chỉ thống kê diện tích đất ở đã được công nhận, trường hợp thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất thì diện tích đất ở được xác định tạm thời bằng hạn mức giao đất ở mới do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
2. Đất đô thị: Gồm các loại đất được xác định thuộc phạm vi địa giới hành chính các phường, thị trấn; các khu đô thị mới đã hình thành trên thực tế thuộc phạm vi quy hoạch phát triển của các quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Đất khu công nghệ cao: Gồm các loại đất thuộc khu công nghệ cao được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ để sử dụng cho các mục đích phục vụ sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao và đào tạo nhân lực công nghệ cao.
4. Đất khu kinh tế: Gồm các loại đất thuộc khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ để sử dụng cho các mục đích xây dựng các khu phi thuế quan, khu báo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế.
5. Đất khu bảo tồn thiên nhiên: Được xác định sử dụng vào các mục đích theo quy định của Luật Đất đai và đồng thời để bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; khu bảo tồn thiên nhiên đã được xác lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ bao gồm vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan.
6. Đất cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học: Được xác định sử dụng cho mục đích chăm sóc, nuôi dưỡng, cứu hộ, nhân giống loài hoang dã, cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền phục vụ mục đích bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.
7. Đất có mặt nước ven biển: Là khu vực đất có mặt nước biển ngoài đường mép nước triều kiệt trung bình trong nhiều năm, không thuộc địa giới của các đơn vị hành chính cấp tỉnh và đang được sử dụng vào các mục đích, bao gồm các loại: đất mặt nước ven biển nuôi trồng thuỷ sản; đất mặt nước ven biển có rừng, đất mặt nước ven biển sử dụng vào mục đích khác.
Điều 12. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê tổng diện tích đất của đơn vị hành chính
1. Chỉ tiêu tổng diện tích đất của đơn vị hành chính được xác định bao gồm toàn bộ diện tích các loại đất trong phạm vi đường địa giới của từng đơn vị hành chính đã được xác định theo quy định của pháp luật.
2. Đối với các đơn vị hành chính tiếp giáp với biển thì diện tích của đơn vị hành chính đó bao gồm diện tích các loại đất của phần đất liền và các đảo trên biển (nếu có); được tính đến đường mép nước biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm (gọi chung là đường mép nước biển); trường hợp chưa xác định được đường mép nước biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm thì xác định theo đường mép nước biển triều kiệt tại thời điểm kiểm kê. Đất mặt nước ven biển ngoài đường mép nước biển đang sử dụng thì được thống kê riêng, không tổng hợp vào diện tích của đơn vị hành chính đó.
3. Đối với các khu vực có tranh chấp hoặc không thống nhất về địa giới hành chính thì thực hiện thống kê, kiểm kê theo nguyên tắc sau:
a) Trường hợp đường địa giới hành chính đang quản lý ngoài thực địa không thống nhất với đường địa giới hành chính thể hiện trên bản đồ địa giới hành chính đã xác định thì tổng diện tích đất của đơn vị hành chính được thống kê theo đường địa giới hành chính đang quản lý thực tế;
b) Trường hợp có tranh chấp địa giới hành chính thì thực hiện như sau:
- Việc thống kê, kiểm kê đất đai đối với khu vực tranh chấp địa giới hành chính do địa phương đang tạm thời quản lý đất khu vực tranh chấp đó thực hiện; trường hợp không xác định được bên nào đang quản lý khu vực tranh chấp thì các bên cùng thống kê, kiểm kê đối với khu vực tranh chấp.
Khu vực tranh chấp địa giới hành chính được thống kê, kiểm kê để xác định vị trí, diện tích theo từng loại đất, từng loại đối tượng sử dụng đất, loại đối tượng được nhà nước giao quản lý đất vào biểu riêng, đồng thời được thể hiện rõ trong Báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Diện tích khu vực tranh chấp địa giới hành chính không được thống kê, kiểm kê vào tổng diện tích đất của các đơn vị hành chính đang có tranh chấp nhưng phải được tổng hợp vào tổng diện tích đất của đơn vị hành chính cấp trên trực tiếp của các đơn vị hành chính đang có tranh chấp địa giới đó.
Điều 13. Hệ thống biểu thống kê, kiểm kê đất đai
1. Hệ thống biểu thống kê, kiểm kê đất đai bao gồm:
a) Biểu 01/TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai: Áp dụng trong thống kê và kiểm kê đất đai để tổng hợp chung đối với các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng và đất có mặt nước ven biển đang sử dụng vào các mục đích;
b) Biểu 02/TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê diện tích đất nông nghiệp: Áp dụng trong thống kê và kiểm kê đất đai để tổng hợp đối với các loại đất chi tiết thuộc nhóm đất nông nghiệp; trường hợp đất đang sử dụng vào nhiều mục đích thì biểu này chỉ tổng hợp theo mục đích sử dụng đất chính;
c) Biểu 03/TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê diện tích đất phi nông nghiệp: Áp dụng trong thống kê và kiểm kê đất đai để tổng hợp đối với các loại đất chi tiết thuộc nhóm đất phi nông nghiệp; trường hợp đất đang sử dụng vào nhiều mục đích thì biểu này chỉ tổng hợp theo mục đích sử dụng đất chính;
d) Biểu 04/TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê diện tích đất theo từng đơn vị hành chính: Áp dụng trong thống kê và kiểm kê đất đai để tổng hợp số liệu diện tích đất đai theo từng đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của cấp thực hiện thống kê, kiểm kê (gồm cấp huyện, cấp tỉnh, vùng và cả nước);
đ) Biểu 05a/TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê diện tích đất theo mục đích được giao, được thuê, được chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa thực hiện: Áp dụng trong thống kê, kiểm kê đất đai để tổng hợp đối với các trường hợp đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, nhưng tại thời điểm thống kê, kiểm kê chưa sử dụng đất theo mục đích mới. Mục đích sử dụng đất trong biểu này được tổng hợp theo mục đích sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Biểu 05b/TKĐĐ - Tổng hợp các trường hợp được giao, được thuê, được chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa thực hiện: Áp dụng trong thống kê, kiểm kê đất đai để liệt kê danh sách các trường hợp được giao, được thuê, được chuyển mục đích nhưng chưa thực hiện;
e) Biểu 06a/TKĐĐ - Kiểm kê diện tích đất đã chuyển mục đích sử dụng đất khác với hồ sơ địa chính: Áp dụng trong kiểm kê đất đai để tổng hợp đối với các trường hợp mục đích sử dụng đất hiện trạng đã có biến động so với giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có và hồ sơ địa chính đang quản lý, kể cả trường hợp đã xác định hoặc chưa xác định được tình trạng pháp lý của việc chuyển mục đích sử dụng đất.
Biểu 06b/TKĐĐ - Danh sách các trường hợp đã chuyển mục đích sử dụng đất khác với hồ sơ địa chính: Áp dụng trong kiểm kê đất đai để liệt kê danh sách các trường hợp mục đích sử dụng đất hiện trạng đã có biến động so với giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có và hồ sơ địa chính đang quản lý, kể cả trường hợp đã xác định hoặc chưa xác định được tình trạng pháp lý của việc chuyển mục đích sử dụng đất;
g) Biểu 07/TKĐĐ - Kiểm kê diện tích đất đai có sử dụng kết hợp vào mục đích khác: Áp dụng trong kiểm kê đất đai để tổng hợp đối với các thửa đất sử dụng vào các mục đích chính (gồm đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp, đất ở, đất quốc phòng, đất an ninh, đất thủy lợi, đất công trình năng lượng, đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng) có sử dụng kết hợp vào mục đích khác (sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản hoặc sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp);
h) Biểu 08/TKĐĐ - Kiểm kê diện tích đất khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học: Áp dụng trong kiểm kê đất đai để tổng hợp theo các loại đất và loại đối tượng sử đất thuộc khu bảo tồn thiên nhiên và cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;
i) Biểu 09/TKĐĐ - Kiểm kê diện tích đất trong các khu vực tổng hợp: Áp dụng trong kiểm kê đất đai để tổng hợp diện tích theo các loại đất có trong các khu vực tổng hợp;
k) Biểu 10/TKĐĐ - Phân tích nguyên nhân tăng, giảm diện tích của các loại đất: Áp dụng để phân tích nguyên nhân tăng, giảm diện tích đất theo mục đích sử dụng trong kỳ thống kê, kiểm kê đất đai;
l) Biểu 11/TKĐĐ - Cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất và đối tượng sử dụng, quản lý đất: Áp dụng để tính toán cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất và đối tượng sử dụng, quản lý đất của Biểu 03/TKĐĐ;
m) Biểu 12/TKĐĐ - Biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất: Áp dụng trong thống kê, kiểm kê đất đai để tính toán sự tăng, giảm diện tích các loại đất do chuyển mục đích sử dụng đất trên cơ sở tổng hợp số liệu từ Biểu 10/TKĐĐ. Đối với số liệu thống kê thì so sánh với số liệu của kỳ thống kê trước và kỳ kiểm kê gần nhất; đối với số liệu kiểm kê thì so sánh với với số liệu của 02 kỳ kiểm kê gần nhất;
n) Biểu 13/TKĐĐ - So sánh hiện trạng sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất trong kỳ quy hoạch: Áp dụng trong thống kê, kiểm kê đất đai để so sánh hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê, kiểm kê đất đai với kế hoạch sử dụng đất của năm thống kê, kiểm kê;
o) Biểu 14/TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê diện tích đất quốc phòng, đất an ninh: Áp dụng trong thống kê, kiểm kê đất đai để tổng hợp các loại đất đang sử dụng trong khu vực đất quốc phòng, đất an ninh.
2. Nội dung, mã ký hiệu chỉ tiêu, hình thức các mẫu biểu thống kê, kiểm kê đất đai thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này.
3. Các Biểu 01/TKĐĐ, 02/TKĐĐ và 03/TKĐĐ quy định tại Khoản 1 Điều này ngoài việc sử dụng để thống kê, kiểm kê toàn bộ diện tích trong phạm vi địa giới hành chính, còn được sử dụng để thống kê, kiểm kê và báo cáo diện tích đất của riêng khu vực tranh chấp địa giới hành chính quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 12 của Thông tư này.
Chương III
NỘI DUNG THỰC HIỆN THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI VÀ LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
Điều 14. Nội dung thực hiện thống kê đất đai hàng năm
1. Thu thập các hồ sơ, tài liệu, số liệu liên quan đến biến động đất đai trong kỳ thống kê; số liệu kiểm kê đất đai hoặc số liệu thống kê đất đai được thực hiện trong năm trước.
2. Xử lý, tổng hợp số liệu và lập các biểu thống kê đất đai ở các cấp theo quy định.
3. Phân tích, đánh giá, hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai, đề xuất các giải pháp tăng cường về quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
4. Xây dựng báo cáo thống kê đất đai.
Điều 15. Nội dung thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
1. Thu thập các hồ sơ, tài liệu bản đồ, số liệu về quản lý đất đai thực hiện trong kỳ kiểm kê; hồ sơ kết quả kiểm kê đất đai kỳ trước và kết quả thống kê hàng năm trong kỳ kiểm kê; chuẩn bị bản đồ phục vụ cho điều tra kiểm kê.
2. Điều tra, khoanh vẽ hoặc chỉnh lý các khoanh đất theo các tiêu chí kiểm kê lên bản đồ điều tra kiểm kê; tính diện tích các khoanh đất và lập Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai. Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 03 kèm theo Thông tư này.
3. Xử lý, tổng hợp số liệu và lập các biểu kiểm kê đất đai theo quy định cho từng đơn vị hành chính các cấp; xây dựng báo cáo thuyết minh hiện trạng sử dụng đất.
4. Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp; xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
5. Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tình hình biến động đất đai trong kỳ kiểm kê; đề xuất các giải pháp tăng cường về quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
6. Xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Điều 16. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập để thể hiện sự phân bố các loại đất tại thời điểm kiểm kê đất đai, được lập theo từng đơn vị hành chính các cấp.
2. Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp được lập theo quy định như sau:

Đơn vị hành chính

Diện tích tự nhiên (ha)

Tỷ lệ bản đồ

Cấp xã

Dưới 120

1: 1000

Từ 120 đến 500

1: 2000

Trên 500 đến 3.000

1: 5000

Trên 3.000

1: 10000

Cấp huyện

Dưới 3.000

1: 5000

Từ 3.000 đến 12.000

1: 10000

Trên 12.000

1: 25000

Cấp tỉnh

Dưới 100.000

1: 25000

Từ 100.000 đến 350.000

1: 50000

Trên 350.000

1: 100000

Cấp vùng

 

1: 250000

Cả nước

 

1: 1000000

Trường hợp đơn vị hành chính thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất có hình dạng đặc thù (chiều dài quá lớn so với chiều rộng) thì được phép lựa chọn tỷ lệ bản đồ lớn hơn hoặc nhỏ hơn một bậc so với quy định trên đây.
3. Nội dung thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm:
a) Cơ sở toán học gồm khung bản đồ, lưới kilômét, lưới kinh vĩ tuyến, chú dẫn, trình bày ngoài khung và các nội dung có liên quan;
b) Biên giới quốc gia và đường địa giới hành chính các cấp: Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất của vùng kinh tế - xã hội dạng giấy chỉ thể hiện đến địa giới hành chính cấp huyện; bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước dạng giấy chỉ thể hiện đến địa giới hành chính cấp tỉnh. Khi đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì biểu thị đường địa giới hành chính cấp cao nhất.
Trường hợp không thống nhất đường địa giới hành chính giữa thực tế đang quản lý với hồ sơ địa giới hành chính thì trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện đường địa giới hành chính thực tế đang quản lý. Trường hợp đang có tranh chấp về địa giới hành chính thì trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện đường địa giới hành chính khu vực đang tranh chấp theo ý kiến của các bên liên quan;
c) Ranh giới các khoanh đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã thể hiện ranh giới và ký hiệu các khoanh đất theo chỉ tiêu kiểm kê đất đai. Ranh giới các khoanh đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh, các vùng kinh tế - xã hội và cả nước thể hiện theo các chỉ tiêu tổng hợp; được tổng hợp, khái quát hóa theo quy định biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng các cấp;
d) Địa hình: Thể hiện đặc trưng địa hình của khu vực (không bao gồm phần địa hình đáy biển, các khu vực núi đá và bãi cát nhân tạo) và được biểu thị bằng đường bình độ, điểm độ cao và ghi chú độ cao. Khu vực núi cao có độ dốc lớn chỉ biểu thị đường bình độ cái và điểm độ cao đặc trưng;
đ) Thủy hệ và các đối tượng có liên quan phải thể hiện gồm biển, hồ, ao, đầm, phá, thùng đào, sông, ngòi, kênh, rạch, suối. Đối với biển thể hiện theo đường mép nước biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm; trường hợp chưa xác định được đường mép nước biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm thì xác định theo đường mép nước biển triều kiệt tại thời điểm kiểm kê để thể hiện. Các yếu tố thủy hệ khác có bờ bao thì thể hiện theo chân phía ngoài đường bờ bao (phía đối diện với thủy hệ); trường hợp thủy hệ tiếp giáp với có đê hoặc đường giao thông thì thể hiện theo chân mái đắp của đê, đường phía tiếp giáp với thủy hệ; trường hợp thủy hệ không có bờ bao và không tiếp giáp đê hoặc đường giao thì thể hiện theo mép đỉnh của mái trượt của thủy hệ;
e) Giao thông và các đối tượng có liên quan thể hiện phạm vi chiếm đất của đường sắt, đường bộ và các công trình giao thông trên hệ thống đường đó theo yêu cầu sau:
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã thể hiện tất cả các loại đường giao thông các cấp, kể cả đường trục chính trong khu dân cư, đường nội đồng, đường mòn tại các xã miền núi, trung du;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện đường bộ biểu thị từ đường liên xã trở lên; khu vực miền núi phải biểu thị cả đường đất nhỏ;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh biểu thị từ đường liên huyện trở lên;
- Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng kinh tế - xã hội và cả nước biểu thị từ đường tỉnh lộ trở lên, khu vực miền núi phải biểu thị cả đường liên huyện;
g) Các yếu tố kinh tế, xã hội;
h) Các ghi chú, thuyết minh.
4. Hình thức thể hiện nội dung bản đồ hiện trạng các cấp thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 04 kèm theo Thông tư này.
5. Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm các nội dung:
a) Căn cứ pháp lý; mục đích, yêu cầu của việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
b) Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính;
c) Thời điểm xây dựng và hoàn thành việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
d) Các nguồn tài liệu được sử dụng và phương pháp, công nghệ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
đ) Đánh giá chất lượng bản đồ hiện trạng sử dụng đất về mức độ đầy đủ, chi tiết và độ chính xác của các yếu tố nội dung;
e) Những vấn đề còn tồn tại, hạn chế của bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
g) Kết luận, kiến nghị biện pháp khắc phục hạn chế, tồn tại.
Điều 17. Báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai
1. Nội dung Báo cáo kết quả thống kê đất đai bao gồm:
a) Tình hình tổ chức thực hiện, nguồn số liệu, tài liệu sử dụng để tổng hợp thống kê đất đai tại cấp xã và đánh giá độ tin cậy của tài liệu, số liệu thu thập;
b) Đánh giá hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tình hình biến động và phân tích nguyên nhân biến động về sử dụng đất giữa năm thống kê với số liệu thống kê năm trước và số liệu kiểm kê năm gần nhất; tình hình sử dụng đất theo quyết định được giao đất, được thuê đất, được chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa thực hiện; đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm;
c) Đề xuất, kiến nghị biện pháp tăng cường quản lý sử dụng đất đai.
2. Nội dung Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai bao gồm:
a) Tình hình tổ chức thực hiện; phương pháp điều tra, thu thập số liệu kiểm kê đất đai, nguồn gốc số liệu thu thập tại cấp xã và đánh giá độ tin cậy của số liệu thu thập và số liệu tổng hợp; các thông tin khác có liên quan đến số liệu; nguồn tài liệu và phương pháp lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
b) Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo các chỉ tiêu kiểm kê; đánh giá tình hình biến động và phân tích nguyên nhân biến động về sử dụng đất giữa năm kiểm kê với 02 kỳ kiểm kê gần nhất; đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất trong kỳ kiểm kê đất; tình hình sử dụng đất theo quyết định được giao đất, được thuê đất, được chuyển mục đích sử dụng đất; tình hình chuyển mục đích sử dụng đất khác với hồ sơ địa chính; tình hình tranh chấp địa giới hành chính (nếu có);
c) Đề xuất, kiến nghị biện pháp tăng cường quản lý, sử dụng đất đai.
Chương IV
PHƯƠNG PHÁP, TRÌNH TỰ THỰC HIỆN THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI VÀ LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
Điều 18. Phương pháp thực hiện thống kê đất đai
1. Phương pháp thực hiện thống kê đất đai ở cấp xã như sau:
a) Việc thống kê đất đai ở cấp xã được thực hiện trên cơ sở tổng hợp các trường hợp biến động đất đai trong kỳ thống kê để làm căn cứ chỉnh lý số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của năm trước.
Kết quả tổng hợp các trường hợp biến động đất đai phải được cập nhật vào Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai của từng xã;
b) Đối với các xã, phường, thị trấn đã lập hồ sơ địa chính hoặc cơ sở dữ liệu đất đai và đã được cập nhật đầy đủ, thường xuyên đối với các trường hợp được giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất và đăng ký chuyển quyền sử dụng đất thì việc tổng hợp các trường hợp biến động đất đai được thực hiện căn cứ vào hồ sơ địa chính, có liên hệ với tình hình thực tế sử dụng đất để tổng hợp; ngoài ra cần căn cứ vào các hồ sơ thanh tra, biên bản kiểm tra sử dụng đất của các cấp đã thực hiện trong kỳ, có liên hệ thực tế việc chấp hành các kết luận thanh tra, kiểm tra để tổng hợp bổ sung các trường hợp đã biến động chưa làm thủ tục hành chính về đất đai theo quy định;
c) Đối với các xã, phường, thị trấn đã có hồ sơ địa chính hoặc cơ sở dữ liệu đất đai nhưng chưa được cập nhật, chỉnh lý đầy đủ, thường xuyên đối với các trường hợp giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất và đăng ký biến động chuyển quyền sử dụng đất trong kỳ thống kê thì việc tổng hợp các trường hợp biến động đất đai được thực hiện căn cứ vào hồ sơ địa chính và các hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, hồ sơ thanh tra, hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai, biên bản kiểm tra sử dụng đất của các cấp trong kỳ có liên hệ tình hình sử dụng đất trên thực tế tại thời điểm thống kê để tổng hợp số liệu.
2. Phương pháp tổng hợp số liệu thống kê đất đai ở các cấp, các vùng kinh tế - xã hội và cả nước được thực hiện trên máy tính điện tử bằng phần mềm thống nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đối với các xã chưa có điều kiện tổng hợp số liệu thống kê đất đai bằng phần mềm thì Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện tổng hợp lại bằng phần mềm để kiểm tra và giao nộp sản phẩm.
Điều 19. Phương pháp thực hiện kiểm kê đất đai
1. Phương pháp thu thập thông tin hiện trạng sử dụng đất phục vụ tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai cấp xã thực hiện như sau:
a) Thông tin hiện trạng sử dụng đất để tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai cấp xã được thu thập bằng phương pháp điều tra, khoanh vẽ từ hồ sơ địa chính và các hồ sơ thủ tục hành chính về đất đai, hồ sơ thanh tra, kiểm tra sử dụng đất đã thực hiện ở các cấp trong kỳ, kết hợp điều tra thực địa để rà soát chỉnh lý khu vực biến động và khoanh vẽ bổ sung các trường hợp sử dụng đất chưa thể hiện trên tài liệu bản đồ sử dụng để điều tra kiểm kê.
Kết quả điều tra, khoanh vẽ phải thể hiện được các khoanh đất theo các chỉ tiêu kiểm kê quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Thông tư này lên bản đồ điều tra kiểm kê (mỗi khoanh đất phải đồng nhất một loại đất, do một loại đối tượng sử dụng hoặc đối tượng được Nhà nước giao quản lý cần kiểm kê) để tính toán diện tích và tổng hợp vào Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai làm cơ sở để tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
b) Bản đồ sử dụng để điều tra kiểm kê ở cấp xã được quy định như sau:
- Địa phương có bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở hoặc bản đồ giải thửa (cũ) thì phải được sử dụng cho điều tra kiểm kê. Trước khi sử dụng loại bản đồ này phải kiểm tra, rà soát, chỉnh lý thống nhất với hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất đã thực hiện ở địa phương; được tổng hợp theo các khoanh đất kiểm kê. Trường hợp địa phương có bản đồ địa chính ở nhiều loại tỷ lệ khác nhau thì có thể thu về cùng một tỷ lệ thống nhất để phục vụ điều tra thực địa;
- Khu vực không có bản đồ địa chính, bản đồ địa chính cơ sở mà có ảnh vệ tinh hoặc ảnh hàng không mới chụp (trước thời điểm kiểm kê không quá 2 năm) có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn độ chính xác bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã cần thành lập thì sử dụng bình đồ ảnh vệ tinh đã được nắn chỉnh về cơ sở toán học của bản đồ hiện trạng cần thành lập; điều vẽ nội nghiệp đối với những nội dung có hình ảnh rõ nét theo yêu cầu của bản đồ kết quả điều tra kiểm kê, cập nhật chỉnh lý các yếu tố nền địa lý, đường địa giới hành chính và các yếu tố khoanh đất trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã lập tại thời điểm gần nhất với thời điểm kiểm kê, trường hợp có sai khác giữa hình ảnh trên ảnh vệ tinh, ảnh máy bay với bản đồ hiện trạng thì chỉnh lý theo hình ảnh của ảnh vệ tinh, ảnh máy bay, giữ nguyên các yếu tố nền ảnh ở dạng raster để phục vụ điều tra, khoanh vẽ;
- Khu vực không có bản đồ địa chính, bản đồ địa chính cơ sở, ảnh vệ tinh hoặc ảnh hàng không mới chụp thì sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất kỳ trước để điều tra kiểm kê.
Trước khi sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đối chiếu nội dung các mảnh bản đồ, lập sơ đồ bảng chắp các mảnh bản đồ nhằm chỉ thị việc sử dụng và tích hợp và ghép biên các mảnh bản đồ cụ thể cho điều tra kiểm kê;
- Địa phương có bản đồ địa hình hoặc bản đồ nền địa chính ở tỷ lệ tương đương hoặc lớn hơn bản đồ hiện trạng cần thành lập, bản đồ kiểm kê rừng của ngành nông nghiệp thì được kết hợp sử dụng phục vụ cho điều tra, khoanh vẽ các khoanh đất và các đối tượng hình tuyến;
- Các loại bản đồ sử dụng cho điều tra kiểm kê quy định trên đây phải được chuyển đổi về cơ sở toán học của bản đồ hiện trạng cần thành lập. Trường hợp bản đồ lựa chọn điều tra kiểm kê còn ở dạng giấy thì thực hiện số hóa để phục vụ cho biên tập bản đồ kết quả điều tra kiểm kê. Độ phân giải khi quét bản đồ tối thiểu phải đạt 150 dpi; bản đồ chỉ được số hóa sau khi đã nắn ảnh quét đạt các hạn sai theo quy định;
c) Việc khoanh vẽ ranh giới các khoanh đất được thực hiện theo thứ tự:
- Khoanh vẽ nội nghiệp các khoanh đất từ các sơ đồ, bản đồ của hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ thanh tra, kiểm tra sử dụng đất ở các cấp; hồ sơ kiểm kê rừng của ngành nông nghiệp đã thực hiện (nếu có);
- Việc khoanh vẽ khoanh đất trên thực địa được thực hiện theo phương pháp quan sát trực tiếp, căn cứ vào các địa vật rõ nét có sẵn trên bản đồ và trên thực địa để xác định vị trí các khoanh đất và khoanh vẽ lên bản đồ.
Trường hợp xác định được kích thước, diện tích đối tượng cần khoanh vẽ thì kết quả khoanh vẽ khoanh đất phải đảm bảo phù hợp với diện tích, kích thước đối tượng đã xác định.
Trường hợp không xác định được vị trí ranh giới khoanh đất tương ứng với yếu tố hình tuyến trên bản đồ và thực địa thì áp dụng phương pháp giao hội cạnh hoặc tọa độ vuông góc từ các điểm chi tiết rõ nét trên thực địa đã được biểu thị trên bản đồ để thể hiện các điểm góc đường ranh giới khoanh đất lên bản đồ; việc xác định chiều dài cạnh giao hội hoặc cạnh vuông góc có thể được đo bằng thước dây hoặc các dụng cụ đo khác có độ chính xác tương đương.
2. Phương pháp lập bản đồ kết quả điều tra kiểm kê của đơn vị hành chính cấp xã thực hiện theo quy định sau đây:
a) Bản đồ kết quả điều tra kiểm kê được lập cho từng đơn vị hành chính cấp xã dưới dạng số trong hệ tọa độ VN-2000, múi chiếu 30, kinh tuyến trục của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trên cơ sở tích hợp, tiếp biên các tài liệu bản đồ đã được sử dụng để điều tra khoanh vẽ thực địa; được sử dụng làm tài liệu phục vụ tính toán, tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã;
b) Nội dung bản đồ kết quả điều tra kiểm kê cần thể hiện bao gồm:
- Ranh giới và ký hiệu các khoanh đất theo chỉ tiêu kiểm kê;
- Biên giới quốc gia và đường địa giới hành chính các cấp;
- Thủy hệ và các đối tượng có liên quan;
- Giao thông và các đối tượng có liên quan;
- Cơ sở toán học gồm khung bản đồ, lưới tọa độ vuông góc, yếu tố địa hình (dáng đất, điểm độ cao và ghi chú độ cao) và các nội dung khác (trừ ranh giới thửa đất) của bản đồ đã sử dụng để điều tra kiểm kê (nếu có);
- Các yếu tố kinh tế, xã hội;
- Các ghi chú, thuyết minh.
c) Ranh giới các khoanh đất thể hiện trên bản đồ kết quả điều tra kiểm kê được phản ánh đúng theo trạng thái đã được xác định trong quá trình khoanh vẽ, không tổng hợp, không khái quát hóa, đảm bảo thể hiện vị trí, diện tích các khoanh đất với độ chính xác cao nhất theo kết quả điều tra thực địa. Khoanh đất trên bản đồ kết quả điều tra kiểm kê phải thể hiện nhãn khoanh đất gồm số thứ tự khoanh đất; diện tích khoanh đất; mã loại đất; mã loại đối tượng sử dụng đất hoặc đối tượng quản lý đất theo hình thức như sau:

Mã loại đất

Số thứ tự khoanh đất

Mã đối tượng

Diện tích khoanh đất

* Trường hợp khoanh đất có mục đích chính và mục đích phụ thì thể hiện mục đích chính trước và thể hiện mục đích phụ sau trong ngoặc đơn:

Mã loại đất chính (Mã loại đất phụ)

Số thứ tự khoanh đất

Mã đối tượng

Diện tích khoanh đất

* Trường hợp khoanh đất có nhiều mục đích sử dụng mà không phân biệt mục đích sử dụng chính, mục đích sử dụng phụ thì thể hiện:

Mã loại đất 1 + Mã loại đất 2

Số thứ tự khoanh đất

Mã đối tượng

Diện tích khoanh đất

Nhãn khoanh đất được tạo dưới dạng cell. Mã ký hiệu loại đất, loại đối tượng sử dụng, đối tượng quản lý đất theo quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này. Số thứ tự khoanh đất được thể hiện bằng số Ả Rập, từ 01 đến hết trong phạm vi toàn xã, thứ tự đánh số từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, theo đường zích zắc (ziczac). Đối với các yếu tố chiếm đất không tạo thành thửa đất được khép vùng theo đường địa giới hành chính và được đánh số thứ tự như thửa đất;
d) Trường hợp bản đồ sử dụng để điều tra kiểm kê có bản gốc dạng số thì thực hiện tích hợp, ghép biên các mảnh bản đồ dạng số; đối chiếu ranh giới khoanh đất trên bản đồ tài liệu đã được sử dụng để điều tra khoanh vẽ với nội dung bản đồ số để xác định và thể hiện ranh giới khoanh đất trên bản đồ tích hợp dạng số.
Trường hợp ranh giới khoanh đất được xác định bằng phương pháp giao hội hoặc tọa độ vuông góc thì có thể chuyển vẽ lên bản đồ số đã tích hợp bằng một trong các phương pháp: Quét, số hóa các yếu tố nội dung đã khoanh vẽ ngoài thực địa cần chuyển vẽ lên bản đồ kết quả điều tra kiểm kê hoặc tính tọa độ các đỉnh của khoanh đất và đưa lên bản đồ bằng cách nạp tọa độ các điểm hoặc thực hiện dựng hình bằng phương pháp giao hội hoặc tọa độ vuông góc;
đ) Trường hợp bản đồ sử dụng để điều tra kiểm kê không có bản gốc dạng số thì thực hiện quét, số hóa các yếu tố nội dung của bản đồ kết quả điều tra kiểm kê, tích hợp và xử lý tiếp biên trên bản đồ kết quả điều tra kiểm kê dạng số;
e) Thông tin bản đồ được tổ chức theo các lớp, trong đó ranh giới các khoanh đất trong cùng một hệ thống chỉ tiêu được xác định cùng lớp thông tin bản đồ. Việc phân lớp thông tin bản đồ kết quả điều tra thực hiện theo quy định về phân lớp bản đồ hiện trạng tại Phụ lục số 04 kèm theo Thông tư này;
g) Độ chính xác số hóa, chuyển vẽ, khoanh vẽ các yếu tố nội dung của bản đồ kết quả điều tra kiểm kê thực hiện như sau:
- Bản đồ số hóa phải bảo đảm sai số kích thước các cạnh khung trong của bản đồ sau khi nắn so với kích thước lý thuyết không vượt quá 0,2 mm và đường chéo không vượt quá 0,3 mm tính theo tỷ lệ bản đồ;
- Sai số tương hỗ chuyển vẽ các khoanh đất không vượt quá ± 0,5 mm tính theo tỷ lệ bản đồ hiện trạng;
- Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất không được vượt quá ± 0,3 mm tính theo tỷ lệ bản đồ hiện trạng;
3. Tính diện tích các khoanh đất theo quy định như sau:
Trên bản đồ kết quả điều tra kiểm kê, các đối tượng cần tính diện tích (các khoanh đất, đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất) phải được khép vùng, xác định quan hệ không gian (topology);
Trường hợp các đối tượng dạng vùng cùng kiểu (cùng kiểu đối tượng giao thông hoặc cùng kiểu đối tượng thủy văn…), giao cắt cùng mức thì đối tượng được tính theo đường ranh giới chiếm đất ngoài cùng. Trường hợp các đối tượng dạng vùng không cùng kiểu (không cùng kiểu đối tượng giao thông hoặc không cùng kiểu đối tượng thủy văn) hoặc cùng kiểu nhưng giao cắt không cùng mức thì diện tích phần giao nhau của hình chiếu thẳng đứng của các đối tượng đó trên mặt đất được tính cho đối tượng nằm trực tiếp trên mặt đất;
Diện tích các khoanh đất được tính bằng phương pháp giải tích trên bản đồ dạng số;
Kết quả tính diện tích các khoanh đất được lập thành Bảng liệt kê các khoanh đất thể hiện các thông tin: Mã số khoanh đất, diện tích khoanh đất, thuộc tính khoanh đất tương ứng với chỉ tiêu kiểm kê cụ thể.
4. Phương pháp tổng hợp số liệu kiểm kê thực hiện như sau:
a) Số liệu kiểm kê cấp xã được tổng hợp từ Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai bằng phần mềm thống nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đối với các chỉ tiêu kiểm kê bằng các phương pháp phiếu điều tra trực tiếp hoặc chỉ tiêu kiểm kê theo chuyên sâu khác thực hiện gắn với kiểm kê định kỳ mà không tổng hợp được bằng phần mềm thì sử dụng công cụ tính toán truyền thống để tổng hợp và được quy định cụ thể trong từng kỳ kiểm kê;
b) Số liệu kiểm kê cấp huyện, tỉnh, vùng kinh tế - xã hội và cả nước được tổng hợp từ số liệu kiểm kê của của đơn vị hành chính trực thuộc bằng phần mềm thống nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 20. Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
1. Cơ sở toán học của bản đồ hiện trạng sử dụng đất quy định như sau:
a) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh được thành lập trên mặt phẳng chiếu hình, múi chiếu 30 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài ko = 0,9999. Kinh tuyến trục của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại Phụ lục số 04 kèm theo Thông tư này;
b) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp vùng kinh tế - xã hội sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 60, có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài: ko = 0,9996;
c) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cả nước sử dụng lưới chiếu hình nón đồng góc với hai vĩ tuyến chuẩn 110 và 210, vĩ tuyến gốc là 40, kinh tuyến Trung ương là 1080 cho toàn lãnh thổ Việt Nam;
d) Khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất được trình bày như sau:
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 chỉ biểu thị lưới kilômét, với kích thước ô vuông lưới kilômét là 10cm x 10cm;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:25000 biểu thị lưới kilômét, với kích thước ô vuông lưới kilômét là 8cm x 8cm;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:50000, 1:100000, 1:250000 và 1:1000000 chỉ biểu thị lưới kinh tuyến, vĩ tuyến. Kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:50000 là 5’ x 5’. Kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:100000 là 10’ x 10’. Kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:250000 là 20’ x 20'. Kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:1000000 là 10 x 10;
đ) Các thông số của file chuẩn của bản đồ hiện trạng sử dụng đất như sau:
- Hệ tọa độ bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo hệ tọa độ quốc gia VN-2000;
- Đơn vị làm việc (Working Units) gồm đơn vị làm việc chính (Master Units) là mét (m); đơn vị làm việc phụ (Sub Units) là milimét (mm); độ phân giải (Resolution) là 1000.
2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã được thành lập trên cơ sở biên tập, tổng hợp, khái quát hóa từ bản đồ kết quả điều tra kiểm kê đất. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện và tỉnh được lập trên cơ sở tích hợp, tiếp biên, tổng hợp, khái quát hóa nội dung từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị trực thuộc. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất các vùng kinh tế - xã hội và cả nước được lập trên cơ sở tích hợp, tiếp biên, tổng hợp, khái quát nội dung từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị hành chính cấp tỉnh và các vùng.
Địa phương có các bản đồ địa hình, bản đồ kiểm kê rừng của ngành nông nghiệp và bản đồ nền địa chính thì sử dụng thêm các bản đồ này để tham khảo hoặc bổ sung các yếu tố nội dung cần thiết ngoài ranh giới các khoanh đất mà bản đồ kết quả điều tra kiểm kê đất chưa có.
3. Việc tổng hợp, khái quát hóa nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất của từng cấp bảo đảm yêu cầu sau:
a) Mức độ tổng hợp, khái quát hóa nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất của từng cấp phải tương ứng với tỷ lệ bản đồ dạng giấy được in ra. Ranh giới khoanh đất và các yếu tố hình tuyến được khái quát hóa, làm trơn;
b) Ranh giới các khoanh đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã thể hiện ranh giới và ký hiệu các khoanh đất theo chỉ tiêu kiểm kê đất đai. Ranh giới các khoanh đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh, các vùng kinh tế - xã hội và cả nước thể hiện theo các chỉ tiêu tổng hợp quy định tại Phụ lục số 04 kèm theo Thông tư này.
- Nhãn khoanh đất trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp chỉ thể hiện mã loại đất;
c) Các khoanh đất thể hiện trên bản đồ hiện trạng khi có diện tích theo quy định như sau:

Tỷ lệ bản đồ

Diện tích khoanh đất trên bản đồ

Từ 1:1000 đến 1:10000

≥ 16 mm2

Từ 1:25000 đến 1:100000

≥ 9 mm2

Từ 1:250000 đến 1:1000000

≥ 4 mm2

Trường hợp khoanh đất có diện tích nhỏ hơn theo quy định trên đây thì được ghép vào các khoanh đất lớn hơn liền kề. Riêng đối với các đảo có diện tích nhỏ hơn quy định trên đây thì vẫn phải được thể hiện trên bản đồ hiện trạng kèm theo ghi chú tên đảo (nếu có) mà không thực hiện tổng quát hóa;
d) Các yếu tố hình tuyến (sông, suối, kênh mương…) có chiều dài dưới 2 cm trên bản đồ thì được phép loại bỏ; yếu tố hình tuyến có độ rộng dưới 0,5mm trên bản đồ được biên tập thành 1 nét theo tâm của yếu tố hình tuyến đó.
Trường hợp đường sắt và đường ô tô đi sát nhau cho phép dịch chuyển vị trí đường ô tô để đảm bảo giữ vị trí đúng cho đường sắt;
Các yếu tố thuỷ hệ hình tuyến khi tổng hợp phải xem xét giữ được tính chất đặc trưng của đối tượng để đảm bảo phản ánh đúng mật độ, kiểu phân bố, đặc điểm sử dụng và phải giữ vị trí đầu nguồn, không được bỏ dòng chảy đặc biệt như suối nước nóng, nước khoáng;
đ) Đối với đường bờ biển khi tổng quát hóa phải bảo đảm giữ được hình dáng đặc trưng của từng kiểu bờ. Đối với khu vực có nhiều cửa sông, bờ biển có dạng hình cong tròn được phép gộp 2 hoặc 3 khúc uốn nhỏ nhưng phải giữ lại các cửa sông, dòng chảy đổ ra biển và các bãi bồi;
e) Các yếu tố địa hình, địa vật, ghi chú thuyết minh khác được lựa chọn, bổ sung hoặc loại bỏ đảm bảo phù hợp về mật độ thông tin, khả năng đọc và tính mỹ quan của bản đồ;
4. Khi sử dụng phần mềm để biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số thì ngoài việc thực hiện theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này, còn phải thực hiện theo các yêu cầu:
a) Tệp tin bản đồ phải ở dạng mở, cho phép chỉnh sửa, cập nhật thông tin khi cần thiết và có khả năng chuyển đổi khuôn dạng;
b) Các ký hiệu dạng điểm trên bản đồ phải thể hiện bằng các ký hiệu dạng cell được thiết kế sẵn trong các tệp *.cell;
c) Các đối tượng dạng đường (là một trong các dạng LineString, Chain, Complex Chain hoặc Polyline, … theo phần mềm biên tập) phải thể hiện liên tục, không đứt đoạn và chỉ được dừng tại các điểm nút giao nhau giữa các đường thể hiện các đối tượng cùng kiểu;
d) Những đối tượng dạng vùng (polygon) phải được vẽ ở dạng pattern, shape, complex shape hoặc fill color. Những đối tượng dạng vùng phải là các vùng khép kín;
đ) Các đối tượng trên bản đồ phải thể hiện đúng lớp, màu sắc, lực nét và các thông số kèm theo như quy định tại bảng phân lớp đối tượng. Đối với các đối tượng tham gia đóng vùng khoanh đất vẽ nửa theo tỷ lệ (như đường giao thông, địa giới …) thì sao lưu nguyên trạng phần tham gia đóng vùng và chuyển về lớp riêng để tham gia đóng vùng. Mỗi khoanh đất phải có một mã loại đất, khi biên tập lược bỏ để in không được xóa mà phải chuyển về lớp riêng để lưu trữ. Sản phẩm phải có ghi chú lý lịch kèm theo;
e) Tệp tin bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số hoàn thành phải ở định dạng file *.dgn của phần mềm Microstation, kèm theo file nguồn ký hiệu và lý lịch bản đồ; file phải ở dạng mở, cho phép chỉnh sửa, cập nhật thông tin khi cần thiết và có khả năng chuyển đổi khuôn dạng; fonts chữ, số tiếng Việt, bảng mã Unicode; thư viện các ký hiệu độc lập được tạo sẵn trong thư viện “HT” cho các dãy tỷ lệ có tên tương ứng là ht1-5.cell, ht10-25.cell, ht50-100.cell, ht250-1tr.cell,…; thư viện các ký hiệu hình tuyến theo dãy tỷ lệ có tên tương ứng là ht1-5.rsc, ht10-25.rsc, ht50-100.rsc, ht250-1tr.rsc…; bảng màu có tên là ht.tbl.
Điều 21. Trình tự thực hiện thống kê đất đai hàng năm
1. Công tác chuẩn bị ở các cấp như sau:
a) Tổng cục Quản lý đất đai thực hiện các công việc sau:
- Ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện thống kê đất đai định kỳ trong trường hợp cần thiết trước thời điểm thực hiện thống kê 03 tháng;
- Thu thập tài liệu kết quả thống kê đất đai năm trước, kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm gần nhất của cả nước; kế hoạch sử dụng đất của năm thống kê;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện chỉ đạo, thực hiện các công việc sau:
- Ban hành văn bản chỉ đạo, đôn đốc thực hiện thống kê đất đai định kỳ trong trường hợp cần thiết trước thời điểm thống kê 01 tháng;
- Thu thập kết quả thống kê đất đai năm trước, kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm gần nhất; hồ sơ kế hoạch sử dụng đất của năm thống kê; thu thập, rà soát, tổng hợp các trường hợp biến động đất đai đã giải quyết trong kỳ thống kê (gồm hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng, đăng ký biến động, thanh tra, kiểm tra sử dụng đất) chuyển cho cấp xã tổng hợp đối với trường hợp chưa gửi thông báo chỉnh lý biến động cho cấp xã theo quy định về chỉnh lý hồ sơ địa chính;
c) Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các công việc sau:
- Thu thập, đánh giá, lựa chọn tài liệu có liên quan phục vụ cho công tác thống kê đất đai gồm kết quả thống kê đất đai năm trước, kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm gần nhất; hồ sơ kế hoạch sử dụng đất của năm thống kê; hồ sơ địa chính; các hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng, hồ sơ đăng ký biến động và hồ sơ thanh tra, biên bản kiểm tra sử dụng đất đã lập ở các cấp trong kỳ;
- Chuẩn bị biểu mẫu phục vụ thống kê.
2. Tổ chức thực hiện thống kê đất đai ở các cấp như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các công việc sau:
- Xác định và tổng hợp các trường hợp biến động sử dụng đất trong năm thống kê, lập bảng liệt kê danh sách các trường hợp biến động vào mẫu Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai; xác định và tổng hợp danh sách các trường hợp biến động đã hoàn thành thủ tục hành chính nhưng chưa thực hiện trong thực tế; cập nhật các trường hợp thay đổi vào sổ mục kê đất đối với nơi có bản đồ địa chính;
- Tổng hợp số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất cấp xã gồm các Biểu: 01/TKĐĐ, 02/TKĐĐ, 03/TKĐĐ, 05a/TKĐĐ và 05b/TKĐĐ;
- Phân tích số liệu thống kê hiện trạng dụng đất và tình hình biến động đất đai của địa phương, lập các Biểu: 10/TKĐĐ, 11/TKĐĐ và 12/TKĐĐ;
- Xây dựng báo cáo kết quả thống kê đất đai;
- Kiểm tra, hoàn thiện, trình duyệt, in sao và giao nộp báo cáo kết quả thống kê đất đai cấp xã về cấp huyện;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh chỉ đạo, thực hiện các công việc sau:
- Tiếp nhận và kiểm tra số liệu thống kê đất đai của cấp dưới trực tiếp giao nộp. Chỉ đạo cấp dưới trực tiếp chỉnh sửa, hoàn thiện số liệu, báo cáo kết quả thống kê đất đai (nếu có);
- Tổng hợp số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh gồm các Biểu: 01/TKĐĐ, 02/TKĐĐ, 03/TKĐĐ, 04/TKĐĐ và 05a/TKĐĐ;
- Phân tích số liệu thống kê, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động sử dụng đất của địa phương, lập các Biểu: 10/TKĐĐ, 11/TKĐĐ; 12/TKĐĐ và 13/TKĐĐ;
- Xây dựng báo cáo kết quả thống kê đất đai cấp huyện, cấp tỉnh;
- Kiểm tra, hoàn thiện, trình duyệt, in sao và giao nộp báo cáo kết quả thống kê đất đai của địa phương lên cơ quan cấp trên trực tiếp theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này;
c) Tổng cục Quản lý đất đai chỉ đạo, thực hiện các công việc sau:
- Tiếp nhận và kiểm tra, xử lý số liệu, báo cáo kết quả thống kê đất đai của cấp tỉnh; chỉ đạo cấp tỉnh chỉnh sửa, hoàn thiện số liệu, báo cáo (nếu có);
- Tổng hợp số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất của các vùng và cả nước gồm các Biểu: 01/TKĐĐ, 02/TKĐĐ, 03/TKĐĐ, 04/TKĐĐ và 05a/TKĐĐ;
- Phân tích số liệu thống kê, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai các vùng và cả nước, lập các Biểu: 10/TKĐĐ, 11/TKĐĐ; 12/TKĐĐ và 13/TKĐĐ;
- Xây dựng Báo cáo kết quả thống kê đất đai của cả nước;
- Kiểm tra, hoàn thiện, trình duyệt, in sao, gửi báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thống kê đất đai của các vùng và cả nước;
- Trình Bộ trưởng quyết định công bố kết quả thống kê đất đai của cả nước.
Điều 22. Trình tự thực hiện kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
1. Công tác chuẩn bị ở các cấp như sau:
a) Tổng cục Quản lý đất đai thực hiện các công việc sau:
- Trước thời điểm kiểm kê đất đai 18 tháng phải hoàn thành việc xây dựng kế hoạch thực hiện trình Bộ trưởng;
- Trước thời điểm kiểm kê đất đai 06 tháng phải hoàn thành việc xây dựng dự án kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trình Bộ trưởng để trình Chính phủ phê duyệt;
- Trước thời điểm kiểm kê đất đai 04 tháng phải hoàn thành việc xây dựng các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện;
- Trước thời điểm kiểm kê đất đai 02 tháng phải hoàn thành việc tập huấn;
- Thu thập tài liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kết quả thống kê đất đai 05 năm gần nhất, kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất hai kỳ trước đó;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức, chỉ đạo thực hiện các công việc sau:
- Trước thời điểm kiểm kê đất đai 05 tháng phải hoàn thành việc xây dựng phương án kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các cấp hành chính tại địa phương;
- Trước thời điểm kiểm kê đất đai 03 tháng phải thành lập Ban chỉ đạo kiểm kê đất đai; hoàn thành việc xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện kiểm kê đất đai (nếu có);
- Trước thời điểm kiểm kê đất đai 01 tháng phải hoàn thành việc chuẩn bị nhân lực, thiết bị kỹ thuật, tài chính theo quy định và tổ chức tập huấn cho các cấp xã, huyện;
- Trước thời điểm kiểm kê đất đai 01 tháng phải hoàn thành việc thu thập, đánh giá, lựa chọn loại các tài liệu đất đai có liên quan phục vụ cho điều tra kiểm kê gồm hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kết quả thống kê đất đai 05 năm gần nhất, kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất hai kỳ trước đó; thu thập, rà soát, tổng hợp các trường hợp biến động đất đai đã giải quyết trong kỳ kiểm kê ở cấp tỉnh chuyển cho cấp xã đối với trường hợp chưa gửi thông báo chỉnh lý biến động cho cấp xã;
- Chuẩn bị bản đồ dạng số phục vụ cho điều tra kiểm kê, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở các cấp theo phương án được duyệt chuyển cho các cấp xã, huyện thực hiện;
- Rà soát phạm vi địa giới hành chính; xác định các trường hợp đường địa giới hành chính cấp tỉnh đang có tranh chấp hoặc không thống nhất giữa hồ sơ địa giới với thực địa; làm việc với Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính liên quan để thống nhất xác định phạm vi kiểm kê và chỉ đạo cho các cấp huyện, xã thực hiện;
- Phổ biến, quán triệt nhiệm vụ đến các ngành, các cấp và tuyên truyền cho người dân về chủ trương, kế hoạch kiểm kê;
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức, chỉ đạo thực hiện các công việc sau:
- Xây dựng kế hoạch, phương án kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và tổ chức chỉ đạo thực hiện trên địa bàn cấp huyện;
- Chuẩn bị nhân lực, thiết bị kỹ thuật, tài chính theo quy định để phục vụ cho kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Thu thập, đánh giá, lựa chọn các tài liệu đất đai có liên quan phục vụ kiểm kê đất đai gồm hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kết quả thống kê đất đai 05 năm gần nhất, kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất hai kỳ trước đó; thu thập, rà soát, tổng hợp các trường hợp biến động đất đai đã giải quyết trong kỳ kiểm kê chuyển cho cấp xã đối với trường hợp chưa gửi thông báo chỉnh lý biến động cho cấp xã;
- Phổ biến, quán triệt nhiệm vụ đến các ngành, các cấp và tuyên truyền cho người dân về chủ trương, kế hoạch thực hiện kiểm kê đất đai;
- Rà soát phạm vi địa giới hành chính; xác định các trường hợp đang có tranh chấp địa giới hoặc không thống nhất giữa hồ sơ địa giới với thực địa; làm việc với Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính liên quan để thống nhất xác định phạm vi kiểm kê và chỉ đạo các xã thực hiện;
d) Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện các công việc sau:
- Xây dựng kế hoạch, phương án kiểm kê đất đai trên địa bàn xã;
- Chuẩn bị nhân lực, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho kiểm kê đất đai;
- Thu thập các tài liệu, số liệu về đất đai hiện có phục vụ cho kiểm kê gồm các loại bản đồ phục vụ cho điều tra khoanh vẽ hiện trạng; hồ sơ địa chính; các hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng, hồ sơ đăng ký biến động đất đai, hồ sơ thanh tra, kiểm tra sử dụng đất; hồ sơ quy hoạch sử dụng đất; kết quả thống kê đất đai của 05 năm gần nhất, kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất hai kỳ trước đó và các hồ sơ, tài liệu đất đai khác có liên quan;
- Rà soát, đối chiếu, đánh giá khả năng sử dụng, lựa chọn các tài liệu, số liệu, bản đồ thu thập để sử dụng cho kiểm kê;
- In ấn bản đồ, biểu mẫu phục vụ cho điều tra, kiểm kê;
- Rà soát phạm vi địa giới hành chính; trường hợp đường địa giới hành chính cấp xã đang có tranh chấp hoặc không thống nhất giữa hồ sơ địa giới với thực địa thì làm việc với Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính liên quan để thống nhất xác định phạm vi kiểm kê;
- Phổ biến, quán triệt nhiệm vụ đến các cán bộ và tuyên truyền cho người dân về chủ trương, kế hoạch kiểm kê;
- Rà soát, chỉnh lý, cập nhật thông tin hiện trạng sử dụng đất từ hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ thanh tra, kiểm tra trong kỳ kiểm kê đất đai vào bản đồ sử dụng để điều tra kiểm kê;
- Rà soát, thu thập ý kiến để xác định các khu vực có biến động trên thực địa trong kỳ kiểm kê cần chỉnh lý bản đồ, cần điều tra bổ sung, khoanh vẽ ngoại nghiệp.
2. Tổ chức thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở các cấp như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện các công việc sau:
- Điều tra, khoanh vẽ thực địa để bổ sung, chỉnh lý các khoanh đất theo các chỉ tiêu kiểm kê quy định tại các Điều 9, 10 và 11 của Thông tư này;
- Chuyển vẽ, xử lý tiếp biên, đóng vùng các khoanh đất lên bản đồ kết quả điều tra kiểm kê dạng số và đóng vùng các khoanh đất theo yêu cầu của kiểm kê chuyên sâu; tính diện tích các khoanh đất;
- Lập Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai từ kết quả điều tra thực địa;
- Tổng hợp số liệu hiện trạng sử dụng đất cấp xã gồm các Biểu: 01/TKĐĐ, 02/TKĐĐ, 03/TKĐĐ, 05a/TKĐĐ, 06a/TKĐĐ, 05b/TKĐĐ, 06b/TKĐĐ, 07/TKĐĐ, 08/TKĐĐ và 09/TKĐĐ;
- Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai, lập các Biểu: 10/TKĐĐ, 11/TKĐĐ và 12/TKĐĐ; xây dựng báo cáo thuyết minh hiện trạng sử dụng đất;
- Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, xây dựng báo cáo thuyết minh;
- Xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê đất đai;
- Kiểm tra, nghiệm thu kết quả kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp xã;
- Hoàn thiện, trình duyệt, in sao và giao nộp báo cáo kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất về cấp huyện;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh tổ chức, chỉ đạo, thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của từng cấp gồm các công việc sau:
- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện ở các cấp;
- Tiếp nhận và kiểm tra thẩm định kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp dưới giao nộp. Chỉ đạo chỉnh sửa, hoàn thiện số liệu, báo cáo kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất (nếu có);
- Tổng hợp số liệu hiện trạng sử dụng đất của cấp huyện, cấp tỉnh gồm các Biểu: 01/TKĐĐ, 02/TKĐĐ, 03/TKĐĐ, 04/TKĐĐ, 05a/TKĐĐ, 06a/TKĐĐ, 07/TKĐĐ, 08/TKĐĐ và 09/TKĐĐ;
- Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai của địa phương, lập các Biểu: 10/TKĐĐ, 11/TKĐĐ, 12/TKĐĐ và 13/TKĐĐ; xây dựng báo cáo thuyết minh hiện trạng sử dụng đất;
- Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp huyện, cấp tỉnh và xây dựng báo cáo thuyết minh;
- Xây dựng Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp huyện, cấp tỉnh;
- Kiểm tra, nghiệm thu kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp huyện, cấp tỉnh;
- Hoàn thiện, trình duyệt, in sao và giao nộp báo cáo kết quả kiểm kê đất đai lên cấp trên trực tiếp;
c) Tổng cục Quản lý đất đai chỉ đạo, thực hiện các công việc sau:
- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện ở các địa phương;
- Tiếp nhận và kiểm tra thẩm định, xử lý kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp tỉnh giao nộp; chỉ đạo cấp tỉnh chỉnh sửa, hoàn thiện số liệu, báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương (nếu có);
- Tổng hợp số liệu hiện trạng sử dụng đất các vùng và cả nước, gồm các Biểu: 01/TKĐĐ, 02/TKĐĐ, 03/TKĐĐ, 04/TKĐĐ, 05a/TKĐĐ, 06a/TKĐĐ, 07/TKĐĐ, 08/TKĐĐ và 09/TKĐĐ;
- Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai của cả nước; lập các Biểu: 10/TKĐĐ, 11/TKĐĐ, 12/TKĐĐ và 13/TKĐĐ; xây dựng báo cáo thuyết minh hiện trạng sử dụng đất;
- Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng, cả nước; xây dựng báo cáo thuyết minh hiện trạng sử dụng đất;
- Xây dựng Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai của cả nước trình Bộ trưởng phê duyệt;
- Nghiệm thu kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các vùng và cả nước;
- Hoàn thiện, trình duyệt, in sao và gửi báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả kiểm kê đất đai của các vùng và cả nước;
- Trình Bộ trưởng quyết định công bố kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước.
Điều 23. Thống kê, kiểm kê định kỳ đất quốc phòng, an ninh.
1. Việc thống kê, kiểm kê định kỳ đất quốc phòng, đất an ninh do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện.
2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an rà soát các địa điểm và diện tích sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh; thống nhất về số liệu thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, đất an ninh ở địa phương.
3. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ đất quốc phòng, đất an ninh bao gồm các loại đất theo quy định tại Điều 61 của Luật Đất đai.
Biểu thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, đất an ninh thực hiện theo mẫu Biểu 14/TKĐĐ quy định tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này.
4. Việc nộp kết quả thống kê, kiểm kê định kỳ đất quốc phòng, đất an ninh quy định như sau:
a) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm gửi kết quả thống kê, kiểm kê định kỳ đất quốc phòng, đất an ninh ở từng địa phương cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để tổng hợp; gửi kết quả thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, đất an ninh trên phạm vi cả nước về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
b) Kết quả thống kê định kỳ đất quốc phòng, đất an ninh bao gồm:
- Biểu số liệu hiện trạng sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh;
- Báo cáo kết quả thống kê định kỳ đất quốc phòng, đất an ninh;
c) Kết quả kiểm kê định kỳ đất quốc phòng, đất an ninh bao gồm:
- Biểu số liệu hiện trạng sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất quốc quốc phòng, đất an ninh;
- Báo cáo kết quả kiểm kê, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh;
d) Thời gian gửi kết quả thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, đất an ninh cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo thời gian gửi kết quả thống kê, kiểm kê đất đai của Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 5 và Điểm b Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này;
đ) Thời gian gửi kết quả thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, đất an ninh về Bộ Tài nguyên và Môi trường như sau:
- Kết quả thống kê định kỳ: Trước ngày 15 tháng 3 của năm thực hiện thống kê đất đai;
- Kết quả kiểm kê định kỳ: Trước ngày 01 tháng 9 của năm thực hiện kiểm kê đất đai.
Chương V
KIỂM TRA, THẨM ĐỊNH KẾT QUẢ THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI
Điều 24. Kiểm tra kết quả thống kê đất đai định kỳ
1. Nội dung kiểm tra bao gồm:
a) Mức độ đầy đủ của tài liệu, số liệu và tính pháp lý của hồ sơ thống kê đất đai;
b) Mức độ đầy đủ, chính xác của kết quả thu thập về các trường hợp biến động đất đai trong Bảng liệt kê các trường hợp biến động ở cấp xã;
c) Tính chính xác trong việc tổng hợp số liệu trong các biểu thống kê;
d) Tính thống nhất số liệu giữa các biểu số liệu kiểm kê của từng cấp; giữa biểu số liệu với báo cáo kết quả thống kê đất đai;
đ) Chất lượng báo cáo kết quả thống kê đất đai về mức độ đầy đủ nội dung; chất lượng phân tích để phản ánh hiện trạng sử dụng đất; chất lượng nội dung đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất.
2. Trách nhiệm kiểm tra kết quả thống kê đất đai quy định như sau:
a) Đơn vị, cá nhân trực tiếp thực hiện thống kê đất đai có trách nhiệm tự kiểm tra kết quả trong suốt quá trình thực hiện thống kê;
b) Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra kết quả thống kê đất đai của cấp xã trước khi tiếp nhận; kiểm tra kết quả thống kê đất đai của cấp huyện trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ký duyệt;
c) Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh (đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai) kiểm tra kết quả thống kê đất đai của cấp huyện trước khi tiếp nhận;
d) Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra kết quả thống kê đất đai của cấp tỉnh trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký duyệt;
đ) Tổng cục Quản lý đất đai chịu trách nhiệm kiểm tra kết quả thống kê đất đai của các tỉnh và cả nước trước khi trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Kết quả kiểm tra, thẩm định quy định tại các Điểm b, c, d, và đ Khoản 2 Điều này được lập thành văn bản thể hiện kết quả kiểm tra từng nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 25. Kiểm tra, thẩm định kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất định kỳ
1. Nội dung kiểm tra, thẩm định gồm:
a) Mức độ đầy đủ của tài liệu, số liệu và tính pháp lý của hồ sơ kiểm kê đất đai;
b) Tính chính xác của việc xác định loại đất, loại đối tượng sử dụng, quản lý đất và việc khoanh vẽ trên bản đồ kết quả điều tra kiểm kê của cấp xã;
c) Tính chính xác trong việc tổng hợp số liệu trong các biểu;
d) Tính thống nhất số liệu giữa biểu số liệu cấp xã với bản đồ kết quả điều tra kiểm kê của cấp xã; giữa các biểu số liệu kiểm kê của từng cấp; giữa biểu số liệu với bản đồ hiện trạng sử dụng đất của từng cấp; giữa biểu số liệu với báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
đ) Chất lượng báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất về mức độ đầy đủ nội dung; chất lượng phân tích để phản ánh hiện trạng sử dụng đất; chất lượng nội dung đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất;
e) Chất lượng bản đồ hiện trạng sử dụng đất về hình thức, mức độ đầy đủ của nội dung; sự thống nhất giữa màu và ký kiệu loại đất; mức độ chính xác các khoanh đất trên bản đồ; mức độ sai lệch diện tích các loại đất giữa bản đồ hiện trạng với số liệu kiểm kê.
2. Trách nhiệm kiểm tra, thẩm định kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất quy định như sau:
a) Đơn vị, cá nhân trực tiếp thực hiện từng nhiệm vụ về kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất có trách nhiệm tự kiểm tra kết quả trong suốt quá trình thực hiện;
b) Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, thẩm định kết quả của cấp xã trước khi tiếp nhận; kiểm tra kết quả của cấp huyện trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ký duyệt;
c) Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh (đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai) kiểm tra kết quả thống kê đất đai của cấp huyện trước khi tiếp nhận;
d) Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, thẩm định kết quả của cấp tỉnh trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký duyệt;
đ) Tổng cục Quản lý đất đai kiểm tra, thẩm định kết quả của cấp tỉnh; kiểm tra kết quả của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trước khi tiếp nhận; kiểm tra, thẩm định kết quả của cả nước trước khi trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Kết quả kiểm tra, thẩm định quy định tại các Điểm b, c, d, đ và e Khoản 2 Điều này được lập thành văn bản thể hiện kết quả kiểm tra từng nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 26. Hồ sơ giao nộp
1. Hồ sơ giao nộp kết quả thống kê đất đai quy định như sau:
a) Hồ sơ của cấp xã giao nộp gồm:
- Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai (danh sách các trường hợp biến động - 01 bộ giấy hoặc dạng số);
- Biểu số liệu thống kê đất đai (02 bộ giấy và 01 bộ số - nếu có);
- Báo cáo kết quả thống kê đất đai (01 bộ giấy);
b) Hồ sơ của cấp huyện giao nộp gồm:
- Biểu số liệu thống kê đất đai cấp xã (01 bộ số);
- Biểu số liệu thống kê đất đai cấp huyện (01 bộ giấy và 01 bộ số);
- Báo cáo kết quả thống kê đất đai cấp huyện (01 bộ giấy và 01 bộ số);
c) Hồ sơ của cấp tỉnh giao nộp gồm:
- Biểu số liệu thống kê đất đai cấp xã, huyện (01 bộ số);
- Biểu số liệu thống kê đất đai cấp tỉnh (01 bộ giấy và 01 bộ số);
- Báo cáo kết quả thống kê đất đai cấp tỉnh (01 bộ giấy và 01 bộ số);
d) Hồ sơ kết quả thống kê đất đai của các vùng và cả nước gửi Thủ tướng Chính phủ gồm:
- Biểu số liệu thống kê đất đai (dạng giấy);
- Báo cáo kết quả thống kê đất đai (dạng giấy).
2. Hồ sơ giao nộp kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất quy định như sau:
a) Hồ sơ của cấp xã giao nộp gồm:
- Bản đồ kết quả điều tra kiểm kê file diện tích tạo vùng *.POL kết nối cơ sở dữ liệu của bản đồ và Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai kèm theo (01 bộ số);
- Biểu số liệu kiểm kê đất đai (02 bộ giấy và 01 bộ số - nếu có);
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất (01 bộ giấy và 01 bộ số khuôn dạng *.DGN; file diện tích tạo vùng *.POL và báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất);
- Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai (01 bộ giấy);
b) Hồ sơ của cấp huyện gồm:
- Bản đồ kết quả điều tra kiểm kê và Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai kèm theo (01 bộ số);
- Biểu số liệu kiểm kê đất đai cấp xã (01 bộ giấy và 01 bộ số);
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã (01 bộ số);
- Biểu số liệu kiểm kê đất đai cấp huyện (01 bộ giấy và 01 bộ số);
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện (01 bộ giấy và 01 bộ số);
- Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai cấp huyện (01 bộ giấy và 01 bộ số);
- Báo cáo thuyết minh hiện trạng sử dụng đất, thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất (01 bộ giấy và 01 bộ số);
c) Hồ sơ của cấp tỉnh gồm:
- Bản đồ kết quả điều tra kiểm kê và Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai kèm theo (01 bộ số);
- Biểu số liệu kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện (01 bộ số);
- Biểu số liệu kiểm kê đất đai các tỉnh (01 bộ giấy và 01 bộ số);
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp tỉnh (01 bộ giấy và 01 bộ số);
- Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai cấp tỉnh (01 bộ giấy và 01 bộ số);
- Báo cáo thuyết minh hiện trạng sử dụng đất, thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất (01 bộ giấy và 01 bộ số);
d) Hồ sơ của các vùng, cả nước gửi Thủ tướng Chính phủ gồm:
- Biểu số liệu kiểm kê đất đai của cả nước và các vùng có chi tiết tới từng tỉnh (01 bộ giấy);
- Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai của cả nước (01 bộ giấy);
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cả nước (01 bộ giấy).
Điều 27. Lưu trữ, quản lý và cung cấp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
1. Tài liệu kết quả thống kê, kiểm kê đất đai của các cấp xã, huyện, tỉnh và cả nước (dạng giấy và dạng số) nêu tại Khoản 1 Điều 26 được quản lý, lưu trữ lâu dài.
2. Tài liệu thống kê, kiểm kê đất đai của xã được lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã và Phòng Tài nguyên và Môi trường. Bản đồ kết quả điều tra kiểm kê cấp xã được lưu tại các cấp xã, huyện, tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Tài liệu thống kê, kiểm kê đất đai của cấp huyện được lưu tại Phòng Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường.
4. Tài liệu thống kê, kiểm kê đất đai của cấp tỉnh được lưu tại Sở Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. Tài liệu thống kê, kiểm kê đất đai của vùng và cả nước được lưu tại Bộ Tài nguyên và Môi trường.
6. Việc quản lý và cung cấp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện theo quy định về quản lý và cung cấp dữ liệu hồ sơ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Chương VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 28. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17 tháng 7 năm 2014.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
Điều 29. Tổ chức thực hiện
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Tổng cục Quản lý đất đai có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Thông tư này tại địa phương.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ TN&MT;
- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT, Cổng TTĐT Bộ TN&MT;
- Lưu: VT, PC, TCQLĐĐ (CĐKTK).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Mạnh Hiển

Phụ lục số 01

GIẢI THÍCH CÁCH XÁC ĐỊNH LOẠI ĐẤT, LOẠI ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG ĐẤT, LOẠI ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ ĐẤT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất)

I. Loại đất

Số thứ tự

Loại đất

Giải thích cách xác định

1

Nhóm đất nông nghiệp

Nhóm đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

Đất sản xuất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

Đất trồng cây hàng năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm; kể cả đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ. Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.

1.1.1.1

Đất trồng lúa

Đất trồng lúa ruộng và nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính.

Trường hợp đất trồng lúa nước có kết hợp nuôi trồng thủy sản thì ngoài việc thống kê theo mục đích trồng lúa nước còn phải thống kê theo mục đích phụ là nuôi trồng thủy sản.

Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại, đất trồng lúa nương.

1.1.1.1.1

Đất chuyên trồng lúa nước

Đất chuyên trồng lúa nước là ruộng trồng lúa nước (gồm cả ruộng bậc thang), hàng năm cấy trồng từ hai vụ lúa trở lên, kể cả trường hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác hoặc có khó khăn đột xuất mà chỉ trồng cấy được một vụ hoặc không sử dụng trong thời gian không quá một năm.

1.1.1.1.2

Đất trồng lúa nước còn lại

Đất trồng lúa nước còn lại là ruộng trồng lúa nước (gồm cả ruộng bậc thang), hàng năm chỉ trồng được một vụ lúa, kể cả trường hợp trong năm có thuận lợi mà trồng thêm một vụ lúa hoặc trồng thêm cây hàng năm khác hoặc do khó khăn đột xuất mà không sử dụng trong thời gian không quá một năm.

1.1.1.1.3

Đất trồng lúa nương

Đất trồng lúa nương là đất chuyên trồng lúa trên sườn đồi, núi dốc từ một vụ trở lên, kể cả trường hợp trồng lúa không thường xuyên theo chu kỳ và trường hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác. 

1.1.1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

Đất trồng cây hàng năm khác là đất trồng các cây hàng năm (trừ đất trồng lúa), gồm chủ yếu để trồng rau, màu, cây thuốc, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tằm, đất trồng cỏ hoặc cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc.

Đất trồng cây hàng năm khác bao gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác.

1.1.1.2.1

Đất bằng trồng cây hàng năm khác

Đất bằng trồng cây hàng năm khác là đất bằng phẳng ở đồng bằng, thung lũng, cao nguyên để trồng cây hàng năm khác.

1.1.1.2.2

Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác

Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác là đất trồng cây hàng năm khác trên sườn đồi, núi dốc, kể cả trường hợp trồng cây hàng năm khác không thường xuyên nhưng theo chu kỳ.

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch là trên một năm; kể cả loại cây có thời gian sinh trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như thanh long, chuối, dứa, nho, v.v.

Các loại cây lâu năm bao gồm:

- Cây công nghiệp lâu năm: Gồm các cây lâu năm có sản phẩm thu hoạch không phải là gỗ, được dùng để làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, ca cao, dừa, v.v;

- Cây ăn quả lâu năm: Gồm các cây lâu năm có sản phẩm thu hoạch là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến;

- Vườn tạp là vườn trồng xen lẫn nhiều loại cây lâu năm hoặc cây lâu năm xen lẫn cây hàng năm mà không được công nhận là đất ở;

- Các loại cây lâu năm khác không phải đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả lâu năm, chủ yếu là cây lấy gỗ, lấy bóng mát, tạo cảnh quan trong các đô thị, khu dân cư nông thôn.

Trường hợp đất trồng cây lâu năm có kết hợp nuôi trồng thủy sản, kinh doanh dịch vụ thì ngoài việc thống kê theo mục đích trồng cây lâu năm còn phải thống kê thêm theo các mục đích khác là nuôi trồng thủy sản, sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (trường hợp sử dụng đồng thời vào cả hai mục đích khác thì thống kê theo cả hai mục đích đó).

1.2

Đất lâm nghiệp

Đất lâm nghiệp là đất đang có rừng (gồm rừng tự nhiên và rừng trồng) đạt tiêu chuẩn rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và đất mới được trồng rừng hoặc trồng kết hợp khoanh nuôi tự nhiên. Riêng đất đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi rừng bằng hình thức tự nhiên mà chưa đạt tiêu chuẩn rừng thì chưa thống kê vào đất lâm nghiệp mà thống kê theo hiện trạng (thuộc nhóm đất chưa sử dụng).

Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

Trường hợp đất lâm nghiệp được phép sử dụng kết hợp nuôi trồng thủy sản, kinh doanh dịch vụ dưới tán rừng thì ngoài việc thống kê theo mục đích lâm nghiệp còn phải thống kê thêm theo các mục đích khác là nuôi trồng thủy sản, sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (trường hợp sử dụng đồng thời vào cả hai mục đích khác thì thống kê cả hai mục đích phụ đó).

1.2.1

Đất rừng sản xuất

Đất rừng sản xuất là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

Đất rừng phòng hộ là đất để sử dụng vào mục đích phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió, chắn cát, chắn sóng ven biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

1.2.3

  Đất rừng đặc dụng

Đất rừng đặc dụng là đất để sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vườn rừng quốc gia, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường sinh thái theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

1.3

Đất nuôi trồng thuỷ sản

Đất nuôi trồng thủy sản đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thủy sản nước lợ, nước mặn và nước ngọt.

1.4

Đất làm muối

Đất làm muối là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối.

1.5

Đất nông nghiệp khác

Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

2

Nhóm đất phi nông nghiệp

Nhóm đất phi nông nghiệp gồm các loại đất sử dụng vào mục đích không thuộc nhóm đất nông nghiệp, bao gồm đất ở; đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng; đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; đất phi nông nghiệp khác.

2.1

Đất ở

Đất ở là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ cho đời sống; đất vườn, ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư (kể cả trường hợp vườn, ao gắn liền với nhà ở riêng lẻ) đã được công nhận là đất ở. Đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.

Trường hợp đất ở có kết hợp sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (kể cả nhà chung cư có mục đích hỗn hợp) thì ngoài việc thống kê theo mục đích đất ở phải thống kê cả mục đích phụ là đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.

2.1.1

Đất ở tại nông thôn

Đất ở tại nông thôn là đất ở thuộc phạm vi địa giới hành chính các xã, trừ đất ở tại khu đô thị mới đã thực hiện theo quy hoạch phát triển các quận, thành phố, thị xã, thị trấn nhưng hiện tại vẫn thuộc xã quản lý.

2.1.2

Đất ở tại đô thị

Đất ở tại đô thị là đất ở thuộc phạm vi địa giới hành chính các phường, thị trấn, kể cả đất ở tại các khu đô thị mới đã thực hiện theo quy hoạch phát triển các quận, thành phố, thị xã, thị trấn nhưng hiện tại vẫn do xã quản lý.

2.2

Đất chuyên dùng

Đất chuyên dùng bao gồm đất trụ sở cơ quan nhà nước; đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất quốc phòng; đất an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng.

2.2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

Đất xây dựng trụ sở cơ quan là đất sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở  hoặc văn phòng làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

2.2.2

Đất quốc phòng

Đất quốc phòng là đất được sử dụng làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc; đất sử dụng xây dựng căn cứ quân sự; đất sử dụng xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng; đất sử dụng làm ga, cảng quân sự; đất xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng; đất sử dụng xây dựng kho tàng quân sự; đất làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí; đất xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng, nhà công vụ của quân đội; đất xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng quản lý.

Trường hợp đất quốc phòng được phép kết hợp sử dụng vào các mục đích phụ gồm sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp thì ngoài việc thống kê vào mục đích quốc phòng phải thống kê theo mục đích phụ là đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.

2.2.3

Đất an ninh

Đất an ninh là đất được sử dụng làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc; đất sử dụng xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về an ninh; đất xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho an ninh; đất làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí; đất xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng, nhà công vụ của công an; đất xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Công an quản lý.

Trường hợp đất an ninh được phép kết hợp sử dụng vào các mục đích phụ gồm sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp thì ngoài việc thống kê vào mục đích an ninh phải thống kê theo mục đích phụ là đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.

2.2.4

Đất xây dựng công trình sự nghiệp

Đất xây dựng công trình sự nghiệp đất xây dựng các công trình sự nghiệp công lập, ngoài công lập thuộc các ngành và lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, ngoại giao và các công trình sự nghiệp khác.

2.2.4.1

        Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp

Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp là đất xây dựng trụ sở hoặc văn phòng đại diện của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -  xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp; tổ chức kinh tế; trụ sở của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (trừ các cơ sở văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và  công nghệ, dịch vụ xã hội).

2.2.4.2

        Đất xây dựng cơ sở văn hóa

Đất xây dựng cơ sở văn hoá là đất sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình về văn hóa bao gồm: Quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, nhà văn hoá, nhà bảo tàng, nhà triển lãm, thư viện, cơ sở sáng tác văn học, cơ sở sáng tác nghệ thuật, nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật, trụ sở của các đoàn nghệ thuật, nhà bán sách, báo, văn hoá phẩm, rạp chiếu phim, rạp xiếc, nhà hát và các công trình văn hóa khác.

2.2.4.3

        Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội

Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội là đất sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình dịch vụ xã hội gồm: khu nuôi dưỡng người già, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; cơ sở chuyên dịch vụ tổ chức lễ cưới và các cơ sở dịch vụ xã hội khác được Nhà nước cho phép hoạt động.

2.2.4.4

        Đất xây dựng cơ sở y tế

         Đất cơ sở y tế là đất sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình về y tế bao gồm: bệnh viện, nhà hộ sinh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở phục hồi chức năng; nhà an dưỡng, cơ sở điều trị cho người bị nhiễm HIV/AIDS và các cơ sở y tế khác được nhà nước cho phép hoạt động; kể cả phần diện tích để làm văn phòng, làm nơi kinh doanh, dịch vụ như phòng khám, chữa bệnh chất lượng cao theo yêu cầu, nhà bán thuốc, nhà nghỉ, nhà hàng, bãi gửi xe có thu tiền thuộc phạm vi cơ sở y tế (trừ cơ sở y tế do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý).

2.2.4.5

        Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo

Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo là đất sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình phục vụ giáo dục và đào tạo bao gồm: nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường phổ thông, trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học, học viện, cơ sở dạy nghề và các cơ sở giáo dục và đào tạo khác; kể cả phần diện tích làm văn phòng, ký túc xá cho học sinh, sinh viên, làm nơi bán đồ dùng học tập, nhà hàng, bãi đỗ xe và các khu chức năng khác thuộc phạm vi cơ sở giáo dục và đào tạo (trừ cơ sở giáo dục và đào tạo do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý).

2.2.4.6

        Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao

Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao là đất sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình phục vụ thể dục thể thao bao gồm: sân vận động, sân gôn, bể bơi, cơ sở tập luyện, huấn luyện, thi đấu thể dục thể thao, kể cả phần diện tích làm văn phòng, nơi bán vé, bán đồ lưu niệm, bán dụng cụ thể dục thể thao, khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, bãi đỗ xe và các khu chức năng khác thuộc phạm vi cơ sở thể dục thể thao (trừ cơ sở thể dục thể thao do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý).

2.2.4.7

        Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ

Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ là đất sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ (trừ đất xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản).

2.2.2.8

        Đất xây dựng cơ sở ngoại giao

Đất xây dựng cơ sở ngoại giao là đất sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở của các đại sứ quán, lãnh sự quán, văn phòng đại diện của các tổ chức ngoại giao nước ngoài, các tổ chức phi Chính phủ có chức năng ngoại giao; cơ sở ngoại giao đoàn do Nhà nước quản lý.

2.2.2.9

        Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác

Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác là đất sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và các công trình sự nghiệp khác.

2.2.5

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp là đất làm mặt bằng để xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp (kể cả trụ sở, văn phòng đại diện, sân kho và nhà kho của tổ chức kinh tế); đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.

2.2.5.1

     Đất khu công nghiệp

Đất khu công nghiệp là đất chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2.2.5.2

     Đất cụm công nghiệp

Đất cụm công nghiệp là đất để xây dựng tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập.

2.2.5.3

 Đất khu chế xuất

       Đất khu chế xuất là đất khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2.2.5.4

     Đất thương mại, dịch vụ

Đất thương mại, dịch vụ là đất sử dụng xây dựng các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, thương mại và các công trình khác phục vụ cho kinh doanh, dịch vụ, thương mại (kể cả trụ sở, văn phòng đại diện của các tổ chức kinh tế).

2.2.5.5

     Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp là đất làm mặt bằng để xây dựng cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp nằm độc lập ngoài các cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất, kinh doanh tập trung (kể cả sân kho và nhà kho của tổ chức kinh tế) và các công trình khác phục vụ cho sản xuất.

2.2.5.6

     Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản

Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản là đất để thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản gắn liền với khu vực khai thác khoáng sản, đất xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động khoáng sản và hành lang an toàn trong hoạt động khoáng sản; trừ khoáng sản là đất, đá, cát, sỏi sử dụng để sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm, sứ, thuỷ tinh.

2.2.5.7

     Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm

Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm là đất để khai thác nguyên liệu đất, đá, cát, sỏi và đất làm mặt bằng chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm, sứ, thuỷ tinh gắn liền với khu vực khai thác.  

2.2.6

Đất sử dụng vào mục đích công cộng

Đất sử dụng vào mục đích công cộng là đất sử dụng vào các mục đích giao thông; thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa; đất danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng; đất khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và công trình công cộng khác.

2.2.6.1

Đất giao thông

Đất giao thông là đất sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình giao thông bao gồm đường sắt, đường tàu điện, đường bộ (kể cả đường tránh, đường cứu nạn, đường trong khu dân cư và đường trên đồng ruộng phục vụ nhu cầu đi lại chung của mọi người, cầu, cống, kè, vỉa hè, tường chắn, hệ thống thoát nước, hệ thống thông tin, tín hiệu, hệ thống cấp điện phục vụ cho giao thông đường sắt, đường tàu điện, đường bộ, đường thủy và đường hàng không, hành lang bảo vệ an toàn công trình giao thông mà phải thu hồi đất); điểm dừng xe, điểm đón trả khách, trạm thu phí giao thông, bến phà, bến ô tô, bãi đỗ xe, ga đường sắt; cảng đường thuỷ nội địa, bến cảng, cảng cá và công trình đường thủy khác; cảng hàng không (kể cả đất xây dựng trụ sở các cơ quan nhà nước hoạt động thường xuyên và đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, khu vực cất, hạ cánh và sân đỗ tàu bay; cơ sở kinh doanh dịch vụ như văn phòng, nhà làm việc, nhà kho, sân kho, cơ sở chế biến thức ăn phục vụ hành khách, cơ sở sản xuất - sửa chữa - bảo dưỡng phương tiện giao thông, khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng thuộc phạm vi cảng hàng không, cảng đường thuỷ, ga đường sắt, ga tàu điện, bến xe ô tô).

Đối với các công trình giao thông ngầm dưới lòng đất hoặc trên không mà không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất trên bề mặt (không phải thu hồi đất để giao xây dựng công trình giao thông) thì không thống kê vào đất giao thông.

2.2.6.2

Đất thuỷ lợi

Đất thuỷ lợi là đất sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình thủy lợi bao gồm đê điều, hệ thống dẫn nước để cấp nước, thoát nước, tưới nước, tiêu nước (kể cả hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi mà phải thu hồi đất); các công trình thuỷ lợi đầu mối như nhà máy nước, trạm bơm, trạm điều hành, trạm xử lý nước thải (kể cả nhà làm việc, nhà kho, cơ sở sản xuất - sửa chữa - bảo dưỡng công trình thuỷ lợi thuộc phạm vi công trình đầu mối); kè, cống, đập và hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy lợi là chính.

Đối với các công trình thủy lợi ngầm dưới lòng đất hoặc trên không mà không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất trên bề mặt (không phải thu hồi đất để giao xây dựng công trình thuỷ lợi) thì không thống kê vào đất thủy lợi.

Trường hợp đất công trình thủy lợi có kết hợp sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, kinh doanh - dịch vụ du lịch thì ngoài việc thống kê vào mục đích thuỷ lợi còn phải thống kê theo mục đích phụ là đất nuôi trồng thủy sản và đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.

2.2.6.3

     Đất có di tích lịch sử - văn hoá

Đất có di tích lịch sử - văn hoá là đất có các di tích lịch sử - văn hoá đã được Nhà nước xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bảo vệ; kể cả diện tích mặt nước, vườn cây gắn liền với công trình di tích lịch sử - văn hóa và diện tích làm nơi bán vé, nhà hàng, nhà bán đồ lưu niệm, bãi đỗ xe, khách sạn, nhà nghỉ và các công trình khác phục vụ tham quan du lịch nằm trong khu di tích lịch sử  - văn hoá; trừ đất các di tích lịch sử văn hóa đang sử dụng vào mục đích đất ở; cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, rừng đặc dụng và các loại đất phi nông nghiệp khác.

2.2.6.4

     Đất danh lam thắng cảnh

Đất danh lam thắng cảnh là đất có các danh lam, thắng cảnh đã được Nhà nước xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bảo vệ phục vụ cho tham quan thắng cảnh; kể cả diện tích làm nơi bán vé, nhà hàng, nhà bán đồ lưu niệm, bãi đỗ xe, khách sạn, nhà nghỉ và các công trình khác phục vụ tham quan du lịch nằm trong khu danh lam thắng cảnh.

Đối với diện tích đất có rừng thuộc các khu danh lam thắng cảnh thì thống kê vào diện tích đất rừng đặc dụng.

2.2.6.5

    Đất sinh hoạt cộng đồng

Đất sinh hoạt cộng đồng là đất làm nơi hội họp của cộng đồng dân cư thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố hoặc sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình dùng  dùng cho hoạt động của cộng đồng như nhà văn hóa (xã, thôn), trụ sở thôn, xóm, bản, câu lạc bộ,…

2.2.6.6

    Đất khu vui chơi, giải trí công cộng

Đất khu vui chơi, giải trí công cộng là đất sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình hoặc không có công trình nhưng được xác định chủ yếu cho các hoạt động vui chơi giải trí công cộng, gồm công viên, vườn hoa, bãi tắm, và khu vực dành cho vui chơi giải trí công cộng khác (trừ cơ sở chiếu phim, rạp xiếc, nhà hát, cơ sở dịch vụ trò chơi).

2.2.6.7

Đất công trình năng lượng

Đất công trình năng lượng là đất sử dụng vào mục đích xây dựng công trình về năng lượng bao gồm nhà máy điện và các công trình phụ trợ của nhà máy điện như bãi để nguyên liệu, nhiên liệu, chất thải, trạm biến thế, hệ thống làm mát, nhà điều hành…; công trình đập, kè, hồ chứa nước, đường dẫn nước phục vụ chủ yếu cho nhà máy thuỷ điện; hệ thống tải điện như cột điện, đường dây tải điện, trạm biến áp; hệ thống đường ống dẫn, kho chứa, trạm bơm xăng, dầu, khí (kể cả hành lang bảo vệ an toàn công trình năng lượng mà phải thu hồi đất); cơ sở khai thác, cơ sở chế biến xăng, dầu, khí; các công trình kinh doanh dịch vụ như văn phòng, nhà làm việc, cơ sở sản xuất - sửa chữa - bảo dưỡng công trình, thiết bị  thuộc phạm vi nhà máy điện và cơ sở khai thác, cơ sở chế biến xăng, dầu, khí.

Đối với các công trình năng lượng ngầm dưới lòng đất hoặc trên không mà không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất trên bề mặt (không phải thu hồi đất để giao xây dựng công trình năng lượng) thì không thống kê vào đất công trình năng lượng.

 Trường hợp đất công trình năng lượng có kết hợp sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, kinh doanh - dịch vụ du lịch thì ngoài việc thống kê vào mục đích năng lượng còn phải thống kê mục đích phụ là đất nuôi trồng thủy sản và đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.

2.2.6.8

Đất công trình bưu chính, viễn  thông

Đất công trình bưu chính, viễn thông là đất sử dụng vào mục đích xây dựng công trình về bưu chính, viễn thông gồm hệ thống cột và đường cáp truyền thông tin; các trạm thu - phát, xử lý tín hiệu viễn thông (kể cả hành lang bảo vệ an toàn công trình bưu chính, viễn thông mà phải thu hồi đất); cơ sở giao dịch với khách hàng; các công trình kinh doanh dịch vụ như văn phòng, nhà làm việc, cơ sở sản xuất - sửa chữa - bảo dưỡng công trình, thiết bị thuộc phạm vi công trình bưu chính, viễn thông; điểm bưu điện - văn hoá xã.

Đối với các công trình bưu chính viễn thông ngầm dưới lòng đất hoặc trên không mà không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất trên bề mặt (không phải thu hồi đất để giao xây dựng công trình bưu chính viễn thông) thì không thống kê vào đất công trình bưu chính viễn thông.

2.2.6.9

Đất chợ

Đất chợ là đất xây dựng công trình hoặc không có công trình dành làm nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa, trừ đất sử dụng làm trung tâm thương mại, siêu thị.

2.2.6.10

Đất bãi thải, xử lý chất thải

Đất bãi thải, xử lý chất thải là đất sử dụng làm bãi để chất thải, rác thải, làm khu xử lý chất thải, rác thải nằm ngoài các khu công nghiệp.

2.2.6.11

Đất công trình công cộng khác

Đất công trình công cộng khác là đất xây dựng các công trình phục vụ cho cộng đồng ngoài các công trình đã quy định tại các điểm trên (từ điểm 2.2.6.1 đến 2.2.6.10).

2.3

Đất cơ sở tôn giáo

Đất cơ sở tôn giáo là đất có các công trình tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo; đất trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.

2.4

Đất cơ sở tín ngưỡng

Đất cơ sở tín ngưỡng là đất có các công trình tín ngưỡng gồm đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.

2.5

  Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng 

Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng đất để làm nơi mai táng tập trung, đất có công trình làm nhà tang lễ và công trình để hỏa táng.

2.6

Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối là đất có mặt nước của các đối tượng thủy văn dạng tuyến không có ranh giới khép kín để tạo thành thửa đất được hình thành tự nhiên hoặc nhân tạo phục vụ cho mục đích thoát nước, dẫn nước.

Trường hợp đất sông suối và mặt nước chuyên dùng có kết hợp sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, kinh doanh - dịch vụ du lịch thì ngoài việc thống kê vào mục đích chuyên dùng còn phải thống kê theo mục đích phụ là đất nuôi trồng thủy sản và đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.

2.7

Đất có mặt nước chuyên dùng

Đất có mặt nước chuyên dùng là đất có mặt nước của các đối tượng thủy văn dạng ao, hồ, đầm có ranh giới khép kín để hình thành thửa đất, thuộc phạm vi các đô thị và các khu dân cư nông thôn hoặc ngoài khu đô thị, khu dân cư nông thôn nhưng không sử dụng chuyên vào mục đích chuyên nuôi trồng thuỷ sản, thuỷ điện, thủy lợi.

Trường hợp sông cắt ngang các hồ chứa nước thì cần xác định phần diện tích sông theo dòng chảy liên tục; diện tích hồ sẽ không gồm phần đã tính vào diện tích sông.

Trường hợp đất mặt nước chuyên dùng có kết hợp sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, kinh doanh - dịch vụ du lịch thì ngoài việc thống kê vào mục đích chuyên dùng còn phải thống kê theo mục đích phụ là đất nuôi trồng thủy sản và đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.

2.8

Đất phi nông nghiệp khác

Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở.

3

Nhóm đất chưa sử dụng

Đất chưa sử dụng là đất chưa được đưa vào sử dụng cho các mục đích  theo quy định của Luật Đất đai, bao gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây.

3.1

Đất bằng chưa sử dụng

Đất bằng chưa sử dụng đất chưa sử dụng tại vùng bằng phẳng ở đồng bằng, thung lũng, cao nguyên.

3.2

Đất đồi núi chưa sử dụng

Đất đồi núi chưa sử dụng đất chưa sử dụng trên đất dốc thuộc vùng đồi, núi.

3.3

Núi đá không có rừng cây

Núi đá không có rừng cây là đất chưa sử dụng ở dạng núi đá mà trên đó không có rừng cây.

4

Đất có mặt nước ven biển

Đất có mặt nước ven biển là đất có mặt nước biển ngoài đường mép nước triều kiệt trung bình trong nhiều năm, không thuộc địa giới của các đơn vị hành chính cấp tỉnh và đang được sử dụng vào các mục đích, bao gồm các loại: đất mặt nước ven biển nuôi trồng thuỷ sản; đất mặt nước ven biển có rừng ngập mặn, đất mặt nước ven biển sử dụng vào mục đích khác.

4.1

Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thuỷ sản

Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thuỷ sản là đất có mặt nước ven biển không thuộc địa giới hành chính của tỉnh, đang sử dụng để nuôi trồng thủy sản.

4.2

Đất mặt nước ven biển có rừng ngập mặn

Đất mặt nước ven biển có rừng là đất có mặt nước ven biển không thuộc địa giới hành chính đang có rừng ngập mặn.

4.3

Đất mặt nước ven biển có mục đích khác

Đất mặt nước ven biển có mục đích khác là đất có mặt nước ven biển không thuộc địa giới hành chính đang sử dụng làm nơi tắm biển, du lịch biển, nơi neo đậu tàu thuyền, nơi thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản biển.

II. Người sử dụng, quản lý đất

Số thứ tự

Người sử dụng, quản lý đất

Giải thích cách xác định

1

Người sử dụng đất

Người sử dụng đất là người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất hoặc đang sử dụng đất chưa được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; bao gồm hộ gia đình, cá nhân; tổ chức (trong nước); tổ chức nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo.

1.1

Hộ gia đình, cá nhân trong nước

Hộ gia đình, cá nhân trong nước là người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất và nhận quyền sử dụng đất.

1.2

Tổ chức kinh tế

Tổ chức kinh tế là tổ chức trong nước được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

1.3

Cơ quan, đơn vị của Nhà nước

Cơ quan, đơn vị của Nhà nước bao gồm cơ quan của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị quốc phòng, an ninh; Ủy ban nhân dân cấp xã.

1.4

Tổ chức sự nghiệp công lập

Tổ chức sự nghiệp công lập gồm các đơn vị sự nghiệp do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập, có chức năng thực hiện các hoạt động dịch vụ công theo quy định của pháp luật.

1.5

Tổ chức khác

Tổ chức khác gồm tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác (không phải là cơ quan, đơn vị của Nhà nước, tổ chức sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế).

1.6

Tổ chức nước ngoài

Tổ chức nước ngoài được Nhà nước giao đất theo quy định của pháp luật, cho thuê đất; bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

1.6.1

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài  

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư được Nhà nước cho thuê đất.

1.6.2

Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao

 Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ được Nhà nước cho thuê đất.

1.7

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài ngoài gồm người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở; doanh nghiệp của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc doanh nghiệp liên doanh giữa người Việt Nam định cư ở nước ngoài với tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước hoặc doanh nghiệp người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân trong nước sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam.

1.8

Cộng đồng dân cư  và cơ sở tôn giáo

Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất để sử dụng nhằm bảo tồn bản sắc dân tộc, như đất làm đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;

Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo.

2

Người được giao quản lý đất

Người được giao quản lý đất là tổ chức trong nước, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được Nhà nước giao đất để quản lý trong các trường hợp qui định tại Điều 8 của Luật Đất đai.

2.1

Uỷ ban nhân dân cấp xã

Uỷ ban nhân dân cấp xã là người được Nhà nước giao quản lý đất chưa giao, chưa cho thuê; đất xây dựng các công trình công cộng do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý gồm (công trình giao thông, thủy lợi trong nội bộ xã; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm); đất sông, ngòi, rạch, suối, đất có mặt nước chuyên dùng; đất do Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trong các trường hợp quy định tại các Khoản 1 Điều  64 và các Điểm a, b, c, d Khoản 1 Điều 65 của Luât Đất đai.

Phụ lục số 04

KÝ HIỆU VÀ PHÂN LỚP CÁC YẾU TỐ NỘI DUNG

BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất)

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Ký hiệu và phân lớp các yếu tố nội dung bản đ hiện trạng sử dụng đất được áp dụng thống nhất đ lập bản đ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, cấp vùng kinh tế - xã hội và cả nước.

2. Ký hiệu gồm có 3 loại:

a) Ký hiệu vẽ theo tỷ lệ: vẽ đúng theo hình dạng, kích thước của địa vật tính theo tỷ lệ bản đ;

b) Ký hiệu vẽ nửa theo tỷ lệ: ký hiệu có một chiều tỷ lệ với kích thước thực của địa vật, chiều kia biểu thị quy ước không theo tỷ lệ bản đ;

c) Ký hiệu không theo tỷ lệ là ký hiệu vẽ quy ước, không theo đúng tỷ lệ, kích thước của địa vật; các ký hiệu này dùng trong trường hợp địa vật không vẽ được theo tỷ lệ bản đ và một số trường hợp địa vật vẽ được theo tỷ lệ nhưng cần sử dụng thêm ký hiệu quy ước đặt vào vị trí quy định đ tăng thêm khả năng đọc, khả năng định hướng của bản đ.

3. Mỗi ký hiệu có tên gọi, mẫu trình bày và giải thích nguyên tắc thể hiện.

4. Kích thước và ghi chú lực nét bên cạnh ký hiệu tính bằng mi li mét (mm), nếu ký hiệu không có ghi chú lực nét bên cạnh thì qui ước lực nét là 0,15 mm. Ký hiệu nửa theo tỷ lệ chỉ ghi kích thước qui định cho phần không theo tỷ lệ, phần còn lại vẽ theo tỷ lệ bản đ thành lập.

5. Trong phần giải thích ký hiệu chỉ giải thích những ký hiệu chưa được phổ biến rộng rãi hoặc ký hiệu dễ gây hiểu nhầm lẫn và giải thích một số quy định, chỉ dẫn biểu thị.

6. Tâm của ký hiệu xác định như sau:

a) Tâm của ký hiệu không theo tỷ lệ được bố trí trùng với tâm của đối tượng bản đồ;

b) Ký hiệu có dạng hình học như hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật... thì tâm của ký hiệu là tâm của hình hình học;

c) Ký hiệu tượng hình có chân là vòng tròn ở chân như ký hiệu thể hiện trường học, trạm biến thế... thì tâm của ký hiệu là tâm của vòng tròn đó.

d) Ký hiệu tượng hình có chân dạng đường đáy như ký hiệu thể hiện đình, chùa, tháp, đài phun nước... thì tâm của ký hiệu là điểm giữa của đường đáy.

7. Những ký hiệu có kèm theo dấu (*) là ký hiệu quy định biểu thị trên bản đồ hiện trạng có tỷ lệ lớn nhất của cột tỷ lệ bản đ đó.

8. Bản đ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, huyện và tỉnh được lập kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:

 

STT

Tỉnh, Thành phố

Kinh độ

STT

Tỉnh, Thành phố

Kinh độ

1

Lai Châu

103000'

33

Tiền Giang

105045'

2

Điện Biên

103000'

34

Bến Tre

105045'

3

Sơn La

104000'

35

TP. Hải Phòng

105045'

4

Kiên Giang

104030'

36

TP. Hồ Chí Minh

105045'

5

Cà Mau

104030'

37

Bình Dương

105045'

6

Lào Cai

104045'

38

Tuyên Quang

106000'

7

Yên Bái

104045'

39

Hoà Bình

106000'

8

Nghệ An

104045'

40

Quảng Bình

106000'

9

Phú Thọ

104045'

41

Quảng Trị

106015'

10

An Giang

104045'

42

Bình Phước

106015'

11

Thanh Hoá

105000'

43

Bắc Cạn

106030'

12

Vĩnh Phúc

105000'

44

Thái Nguyên

106030'

13

Đồng Tháp

105000'

45

Bắc Giang

107000'

14

TP. Cần Thơ

105000'

46

Thừa Thiên - Huế

107000'

15

Bạc Liêu

105000'

47

Lạng Sơn

107015'

16

Hậu Giang

105000'

48

Kon Tum

107030'

17

TP. Hà Nội

105000'

49

Quảng Ninh

107045'

18

Ninh Bình

105000'

50

Đồng Nai

107045'

19

Hà Nam

105000'

51

Bà Rịa - Vũng Tàu

107045'

20

Hà Giang

105030'

52

Quảng Nam

107045'

21

Hải Dương

105030'

53

Lâm Đồng

107045'

22

Hà Tĩnh

105030'

54

TP. Đà Nẵng

107045'

23

Bắc Ninh

105030'

55

Quảng Ngãi

108000'

24

Hưng Yên

105030'

56

Ninh Thuận

108015'

25

Thái Bình

105030'

57

Khánh Hoà

108015'

26

Nam Định

105030'

58

Bình Định

108015'

27

Tây Ninh

105030'

59

Đắk Lắk

108030'

28

Vĩnh Long

105030'

60

Đắc Nông

108030'

29

Sóc Trăng

105030'

61

Phú Yên

108030'

30

Trà Vinh

105030'

62

Gia Lai

108030'

31

Cao Bằng

105045'

63

Bình Thuận

108030'

32

Long An

105045'

 

 

 

 
 

II. KÝ HIỆU BẢN Đ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

1. Biên giới quốc gia, đường địa giới hành chính các cấp và khoanh đất

 

2. Đối tượng kinh tế, văn hóa, xã hội

 

3. Đường giao thông và các đối tượng có liên quan

 

4. Địa hình

 

 

5. Màu loại đất

 

6. Ghi chú

 

 

7. Mẫu khung và trình bày khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất

a) Mẫu khung và trình bày khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã

 

b) Mẫu khung và trình bày khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện

 

 

c) Mẫu khung và trình bày khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh

 

d) Mẫu khung và trình bày khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp vùng và cả nước

 

 

đ) Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất

 

 

e) Ký xác nhận bản đồ hiện trạng sử dụng đất

 

 

8. Loại đất thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp

STT

Loại đất

Thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp

Huyện

Tỉnh

Vùng và cả nước

1

Đất nông nghiệp

NNP

 

 

 

 

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

 

 

 

 

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

 

 

**

**

1.1.1.1

Đất trồng lúa

LUA

**

**

x

x

1.1.1.1.1

Đất chuyên trồng lúa nước

LUC

x

x

*

*

1.1.1.1.2

Đất trồng lúa nước còn lại

LUK

x

x

*

*

1.1.1.1.3

Đất trồng lúa nương

LUN

x

x

*

*

1.1.1.3

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

**

x

x

x

1.1.1.3.1

Đất bằng trồng cây hàng năm khác

BHK

x

*

*

*

1.1.1.3.2

Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác

NHK

x

*

*

*

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

x

*

*

*

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

 

 

x

x

1.2.1

Đất rừng sản xuất

RSX

x

x

*

*

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

RPH

x

x

*

*

1.2.3

Đất rừng đặc dụng

RDD

x

x

*

*

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

x

x

*

*

1.4

Đất làm muối

LMU

x

x

*

*

1.5

Đất nông nghiệp khác

NKH

x

x

*

*

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

 

 

 

 

2.1

Đất ở

OCT

 

 

x

x

2.1.1

Đất ở tại nông thôn

ONT

x

x

*

*

2.1.2

Đất ở tại đô thị

ODT

x

x

*

*

2.2

Đất chuyên dùng

CDG

 

 

x

x

2.2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

TSC

**

**

*

*

2.2.2

Đất quốc phòng

CQP

x

x

x

*

2.2.3

Đất an ninh

CAN

x

x

x

*

2.2.4

Đất xây dựng công trình sự nghiệp

DSN

**

**

*

*

2.2.4.1

Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp

DTS

x

*

*

 

2.2.4.2

Đất xây dựng cơ sở văn hóa

DVH

x

x

*

 

2.2.2.3

Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội

DXH

x

*

*

 

2.2.4.4

Đất xây dựng cơ sở y tế

DYT

x

x

*

 

2.2.2.5

Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo

DGD

x

x

*

 

2.2.2.6

Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao

DTT

x

x

*

 

2.2.2.7

Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ

DKH

x

*

*

 

2.2.2.8

Đất xây dựng cơ sở ngoại giao

DNG

x

x

*

 

2.2.2.9

Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác

DSK

x

*

*

 

2.2.5

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

CSK

 

 

**

x

2.2.5.1

Đất khu công nghiệp

SKK

x

x

x

 

2.2.5.2

Đất cụm công nghiệp

SKN

x

x

*

 

2.2.5.3

Đất khu chế xuất

SKT

x

x

x

 

2.2.5.4

Đất thương mại, dịch vụ

TMD

x

*

 

 

2.2.5.5

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

SKC

x

x

*

 

2.2.5.6

Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản

SKS

x

x

 

 

2.2.5.7

Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm

SKX

x

x

 

 

2.2.6

Đất có mục đích công cộng

CCC

 

 

x

x

2.2.6.1

Đất giao thông

DGT

x

x

x

x

2.2.6.2

Đất thủy lợi

DTL

x

x

x

x

2.2.6.3

Đất có di tích lịch sử - văn hóa

DDT

x

x

*

 

2.2.6.4

Đất danh lam thắng cảnh

DDL

x

x

*

 

2.2.6.5

Đất sinh hoạt cộng đồng

DSH

x

x

*

 

2.2.6.6

Đất khu vui chơi, giải trí công cộng

DKV

x

x

*

 

2.2.6.7

Đất công trình năng lượng

DNL

x

*

 

 

2.2.6.8

Đất công trình bưu chính, viễn thông

DBV

x

*

 

 

2.2.6.9

Đất chợ

DCH

x

x

*

 

2.2.6.10

Đất bãi thải, xử lý chất thải

DRA

x

x

*

 

2.2.6.11

Đất công trình công cộng khác

DCK

x

x

*

 

2.3

Đất cơ sở tôn giáo

TON

x

*

 

 

2.4

Đất cơ sở tín ngưỡng

TIN

x

*

 

 

2.5

Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng

NTD

x

x

x

 

2.6

Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

SON

x

x

x

x

2.7

Đất có mặt nước chuyên dùng

MNC

x

x

*

*

2.8

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

x

x

*

 

3

Đất chưa sử dụng

CSD

x

x

x

x

3.1

Đất bằng chưa sử dụng

BCS

x

x

x

*

3.2

Đất đồi núi chưa sử dụng

DCS

x

x

x

*

3.3

Núi đá không có rừng cây

NCS

x

x

x

*

4

Đất có mặt nước ven biển(quan sát)

MVB

x

x

x

 

4.1

Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản

MVT

x

x

*

 

4.2

Đất mặt nước ven biển có rừng

MVR

x

x

*

 

4.3

Đất mặt nước ven biển có mục đích khác

MVK

x

x

*

 

 

Ghi chú:           

- Dấu nhân (x): loại đất phải thể hiện trên bản đồ;

- Dấu sao (*): loại đất khuyến khích thể hiện trên bản đồ khi khoanh đất có diện tích đủ lớn để thể hiện.

- Dấu sao (**): loại đất cho phép thể hiện trên bản đồ khi khu vực có nhiều khoanh đất nhỏ khó thể hiện loại đất chi tiết hơn.

 

2. Giải thích ký hiệu

2.1. Giao thông và các đối  tượng liên quan

a) Đường sắt:

- Ký hiệu biểu thị chung cho các loại đường sắt, hầm đường sắt. Thể hiện trục tâm ký hiệu trùng với trục tâm của vị trí đường ray và phải ghi chú tên riêng nếu có;

- Khi khoanh đất xác định cho giao thông đường sắt thể hiện được bằng 2 nét theo tỷ lệ thì phải khép kín vùng, tô màu đất giao thông, gán mã sử dụng đất. đồng thời cũng thể hiện ký hiệu đường sắt với. Vẽ nửa theo tỷ lệ khi khoanh đất xác định cho giao thông đường sắt không thể hiện được theo tỷ lệ bản đồ.

b) Đường bộ và đê:

- Giới hạn sử dụng của đường bộ (bao gồm cả hầm đường bộ), đê có độ rộng từ 1,0 mm theo tỷ lệ bản đồ trở lên thì thể hiện bằng đường 2 nét, thể hiện là vùng khép kín, tô màu, gán mã sử dụng đất và ghi chú tên riêng đầy đủ. Khi giới hạn sử dụng của đường, đê có độ rộng nhỏ hơn 1,0 mm theo tỷ lệ bản đồ thì thể hiện bằng đường 1 nét;

- Đối với bản đồ tỷ lệ 1:1000, 1:2000 và 1:5000, lòng đường (mặt đường hoặc phần có trải mặt) có độ rộng từ 1,0 mm theo tỷ lệ bản đồ trở lên thì phải thể hiện và thể hiện bằng ký hiệu nét đứt;

- Khi ghi chú đường, đê thì tùy theo độ rộng, chiều dài của đường mà dùng cỡ chữ và phân bố chữ cho thích hợp theo phạm vi của đối tượng; đường, đê kéo dài trên bản đồ phải dùng ghi chú lặp lại cách nhau từ 20 - 25 cm để dễ phân biệt và không nhầm lẫn;

- Khi thể hiện đê phải kèm theo ghi chú “đê” để phân biệt với các loại đường giao thông khác. Khi đê là đường bộ thì phải ghi chú như đường bộ;

c) Cầu thể hiện bằng ký hiệu theo tỷ lệ, theo nửa tỷ lệ hoặc không theo tỷ lệ tùy thuộc tỷ lệ bản đồ và phải ghi chú tên riêng (không phân biệt vật liệu xây dựng hay cấu trúc). Khi thành lập bản đồ tỷ lệ lớn hơn hoặc bằng 1:25000 thì chỉ thể hiện các cầu chính, quan trọng. Khi thành lập bản đồ tỷ lệ nhỏ hơn hoặc bằng 1:250 000 thì các loại cầu được thể hiện chung một ký hiệu.

2.2. Thủy hệ và các đối tượng liên quan

a) Đường mép nước, đường bờ và dòng chảy ổn định, kênh, mương, … khi thể hiện bằng 2 nét theo tỷ lệ thì phải khép kín vùng, tô màu, gán mã sử dụng đất. Khi thể hiện bằng 1 nét thì thể hiện trùng với vị trí trục tâm của yếu tố.

Khi thể hiện đối tượng thủy hệ không được ngắt tại vị trí cầu, cống trên bản đồ. Đối tượng thủy hệ có dòng chảy đều phải vẽ mũi tên chỉ hướng nước chảy, đối tượng thủy hệ kéo dài trên bản đồ phải vẽ nhắc lại khoảng 15 cm một lần để dễ xác định và không nhầm lẫn;

b) Cống, đập trên sông, hồ, kênh, mương…: thể hiện cống, đập quan trọng có ý nghĩa định hướng trên bản đồ nếu khoảng hở trên bản đồ cho phép (không phân biệt loại vật liệu xây dựng) và phải ghi chú tên riêng.

2.3. Địa hình và đối tượng có liên quan

a) Điểm độ cao, đường bình độ: các trường hợp dáng đất được đo vẽ hoặc chuyển vẽ chính xác thì dùng các ký hiệu đường bình độ chính xác để thể hiện. Trường hợp đo vẽ không chính xác hay chuyển vẽ dáng đất từ bản đồ địa hình hoặc các tài liệu khác lên bản đồ địa chính mà độ chính xác không cao thì dùng đường bình độ vẽ nháp để thể hiện;

b) Sườn đất dốc: ký hiệu này dùng chung để thể hiện các sườn đất dốc có độ dài từ 1cm trên bản đồ trở lên mà không thể hiện được bằng đường bình độ, không phân biệt sườn dốc tự nhiên hay nhân tạo;

c) Bãi cát, đầm lầy: thể hiện các bãi cát tự nhiên và các bãi lầy, đầm lầy không phân biệt lầy ngọt hay lầy mặn khi chúng có diện tích từ 16 mi li mét vuông theo tỷ lệ bản đồ trở lên.

2.4. Ký hiệu nhãn khoanh đất

Ký hiệu nhãn khoanh đất được đặt song song với khung Nam bản đồ, kiểu chữ, cỡ chữ theo mẫu quy định. Trường hợp diện tích và hình dạng khoanh đất không đủ khoảng trống để bố trí nhãn khoanh đất thì có thể đặt ký hiệu nhãn khoanh đất ở vị trí phù hợp và đặt mũi tên hướng vào khoanh đất.

2.5. Ghi chú

a) Những ghi chú không ghi kích thước chữ thì có thể tùy chọn kích thước cho phù hợp với đối tượng trên bản đồ nhưng kiểu chữ phải tuân thủ theo đúng quy định;

b) Những đối tượng ghi chú có nhiều mẫu thì có thể lựa chọn kiểu chữ cho phù hợp;

c) Chữ, số ghi chú được sắp xếp song song với khung Nam của mảnh bản đồ, đầu các chữ, số ghi chú hướng lên phía khung Bắc; ghi chú đối tượng hình tuyến và ghi chú khoanh đất hẹp thì sắp xếp theo hướng kéo dài của đối tượng đó.

2.6. Khung và trình bày khung bản đ

a) Khung và trình bày khung bản đồ phải thực hiện theo mẫu qui định, kích thước chữ tùy vào tỷ lệ bản đ mà thể hiện cho phù hợp, đảm bảo mỹ quan của bản đ. Sơ đ vị trí, bảng chú giải bản đ, biểu đ cơ cấu sử dụng đất, quy định ký duyệt và ký hiệu chỉ hướng Bắc tuỳ thuộc vào hình dạng lãnh thổ, đơn vị hành chính mà bố trí vị trí thích hợp;

b) Lưới kinh, vĩ tuyến và lưới kilômét thể hiện theo quy định. Đ giảm sức tải của bản đ cho phép thể hiện bằng mắt lưới chữ thập có chiều dài 10mm x 10mm, giá trị kinh tuyến, vĩ tuyến, lưới kilômét thể hiện theo mẫu. Khi giao điểm lưới ki lô mét đè lên yếu tố nội dung quan trọng khác dẫn tới khó đọc hoặc nhầm lẫn nội dung thì được phép ký hiệu dấu (+) hoặc không thể hiện.

2.7. Màu loại đất trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất

ST

LOẠI ĐẤT

Thông số màu loại đất

Số màu

Red

Green

Blue

1

Đất nông nghiệp

NNP

1

255

255

100

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

2

255

252

110

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

3

255

252

120

1.1.1.1

Đất trồng lúa

LUA

4

255

252

130

1.1.1.1.1

Đất chuyên trồng lúa nước

LUC

5

255

252

140

1.1.1.1.2

Đất trồng lúa nước còn lại

LUK

6

255

252

150

1.1.1.1.3

Đất trồng lúa nương

LUN

7

255

252

180

1.1.1.3

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

11

255

240

180

1.1.1.3.1

Đất bằng trồng cây hàng năm khác

BHK

12

255

240

180

1.1.1.3.2

Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác

NHK

13

255

240

180

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

14

255

210

160

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

18

170

255

50

1.2.1

Đất rừng sản xuất

RSX

19

180

255

180

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

RPH

24

190

255

30

1.2.3

Đất rừng đặc dụng

RDD

29

110

255

100

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

34

170

255

255

1.4

Đất làm muối

LMU

37

0

0

0

1.5

Đất nông nghiệp khác

NKH

38

245

255

180

2

Đất phi nông nghiệp

NNP

39

255

255

100

2.1

Đất ở

OCT

40

255

180

255

2.1.1

Đất ở tại nông thôn

ONT

41

255

208

255

2.1.2

Đất ở tại đô thị

ODT

42

255

160

255

2.2

Đất chuyên dùng

CDG

43

255

160

170

2.2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

TSC

45

255

170

160

2.2.2

Đất quốc phòng

CQP

52

255

100

80

2.2.3

Đất an ninh

CAN

53

255

80

70

2.2.4

Đất xây dựng công trình sự nghiệp

DSN

44

255

160

170

2.2.2.1

Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp

DTS

48

250

170

160

2.2.2.2

Đất xây dựng cơ sở văn hóa

DVH

69

255

170

160

2.2.2.3

Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội

DXH

80

255

170

160

2.2.2.4

Đất xây dựng cơ sở y tế

DYT

72

255

170

160

2.2.2.5

Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo

DGD

75

255

170

160

2.2.2.6

Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao

DTT

78

255

170

160

2.2.2.7

Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ

DKH

79

255

170

160

2.2.2.8

Đất xây dựng cơ sở ngoại giao

DNG

82

255

170

160

2.2.2.9

Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác

DSK

83

255

170

160

2.2.5

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

CSK

54

255

160

170

2.2.5.1

Đất khu công nghiệp

SKK

55

250

170

160

2.2.5.2

Đất cụm công nghiệp

SKN

61

250

170

160

2.2.5.3

Đất khu chế xuất

SKT

55

250

170

160

2.2.5.4

Đất thương mại, dịch vụ

TMD

62

250

170

160

2.2.5.5

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

SKC

56

250

170

160

2.2.5.6

Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản

SKS

57

205

170

205

2.2.5.7

Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm

SKX

58

205

170

205

2.2.6

Đất có mục đích công cộng

CCC

59

255

170

160

2.2.6.1

Đất giao thông

DGT

60

255

170

50

2.2.6.2

Đất thủy lợi

DTL

63

170

255

255

2.2.6.3

Đất có di tích lịch sử - văn hóa

DDT

84

255

170

160

2.2.6.4

Đất danh lam thắng cảnh

DDL

94

255

170

160

2.2.6.5

Đất sinh hoạt cộng đồng

DSH

68

255

170

160

2.2.6.6

Đất khu vui chơi, giải trí công cộng

DKV

70

255

170

160

2.2.6.7

Đất công trình năng lượng

DNL

66

255

170

160

2.2.6.8

Đất công trình bưu chính viễn thông

DBV

67

255

170

160

2.2.6.9

Đất chợ

DCH

81

255

170

160

2.2.6.10

Đất bãi thải, xử lý chất thải

DRA

85

205

170

205

2.2.6.11

Đất công trình công cộng khác

DCK

95

255

170

160

2.3

Đất cơ sở tôn giáo

TON

87

255

170

160

2.4

Đất cơ sở tín ngưỡng

TIN

88

255

170

160

2.5

Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng

NTD

89

210

210

210

2.6

Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

SON

91

160

255

255

2.7

Đất có mặt nước chuyên dùng

MNC

92

180

255

255

2.8

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

93

255

170

160

3.

Đất chưa sử dụng

CSD

97

255

255

254

3.1

Đất bằng chưa sử dụng

BCS

98

255

255

254

3.2

Đất đồi núi chưa sử dụng

DCS

99

255

255

254

3.3

Núi đá không có rừng cây

NCS

100

230

230

200

4

Đất có mặt nước ven biển (chỉ tiêu quan sát)

MVB

101

180

255

255

4.1

Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản

MVT

102

180

255

255

4.2

Đất mặt nước ven biển có rừng

MVR

103

180

255

255

4.3

Đất mặt nước ven biển có mục đích khác

MVK

104

180

255

255

 

III. BẢNG PHÂN LỚP (LEVEL), MÀU, TÊN KIỂU KÝ HIỆU TRÊN BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

STT

Tên đối tượng

THỂ HIỆN TRONG PHẦN MỀM MICROSTATION

 

Lớp

(Level)

Màu

(Color)

Tên, kiểu ký hiệu

 

Linestyle

cell

 
 

I

TRÌNH BÀY KHUNG BẢN ĐỒ

 

 

 

 

 

1

Tên bản đồ, tên địa danh ngoài khung bản đồ và chữ, số thể hiện tỷ lệ bản đồ

59

0

 

 

 

2

Khung bản đồ

61

0

 

 

 

3

Lưới ki lô mét và lưới kinh, vĩ độ

62

207

 

 

 

4

Giá trị lưới ki lô mét và lưới kinh, vĩ độ

62

0

 

 

 

5

Nguồn tài liệu

56

0

 

 

 

6

Đơn vị xây dựng

57

0

 

 

 

7

Chú dẫn và sơ đồ vị trí

56

0

 

 

 

8

Tên nước (Việt Nam) và tên quốc gia lân cận

58

0

 

 

 

9

Tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lân cận

58

0

 

 

 

10

Tên huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tên huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh lân cận

36

0

 

 

 

11

Tên xã, phường, thị trấn và tên xã, phường, thị trấn lân cận

37

0

 

 

 

12

Tên thôn xóm, ấp, bản, mường, …

38

0

 

 

 

13

Ghi chú tên riêng

39

0

 

 

 

II

BIÊN GIỚI, ĐƯỜNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH

 

 

 

 

 

14

Biên giới quốc gia xác định

1

0

BgQGxd

 

 

15

Biên giới quốc gia chưa xác định

1

215

BgQGcxd

 

 

16

Đường địa giới hành chính cấp tỉnh xác định

2

0

RgTxd

 

 

17

Đường địa giới hành chính cấp tỉnh chưa xác định

2

215

RgTcxd

 

 

18

Đường địa giới hành chính cấp huyện xác định

3

0

RgHxd

 

 

19

Đường địa giới hành chính cấp huyện chưa xác định

3

215

RgHcxd

 

 

20

Đường địa giới hành chính cấp xã xác định

4

0

RgXxd

 

 

21

Đường địa giới hành chính cấp xã chưa xác định

4

215

RgXcxd

 

 

III

ĐỊA HÌNH

 

 

 

 

 

22

Bình độ và độ cao bình độ cái

26

206

BdCai

 

 

23

Bình độ cơ bản

27

206

BdCoBan

 

 

24

Điểm độ cao, ghi chú điểm độ cao

29

0

 

CDDC

 

25

Ghi chú dải núi, dãy núi

29

0

 

 

 

26

Ghi chú tên núi

29

0

 

 

 

IV

GIAO THÔNG VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CÓ  LIÊN QUAN

 

 

 

 

 

27

Đường sắt

10

0

DgSat

 

 

28

Quốc lộ nửa theo tỷ lệ

11

0, 214

DgQlo

 

 

29

Đường tỉnh nửa theo tỷ lệ

13

0,254

DgT

 

 

30

Đường hầm

15

0

DgHam

 

 

31

Đường huyện nửa theo tỷ lệ

16

0

DgH

 

 

32

Đường liên xã nửa theo tỷ lệ

17

0

DgLxa

 

 

33

Đường đất nhỏ nửa theo tỷ lệ

18

0

DgXa

 

 

34

Đường mòn

19

0

DgMon

 

 

35

Cầu sắt

20

0

CauSat

 

 

36

Cầu bê tông

20

0

CauBT

 

 

37

Cầu phao

20

0

CauPhao

 

 

38

Cầu treo

20

0

CauTreo

 

 

39

Cầu tre, gỗ dân sinh

20

0

CauTam

 

 

40

Ghi chú đường giao thông

20

0

 

 

 

V

THỦY HỆ VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CÓ LIÊN QUAN

 

 

 

 

 

41

Thủy hệ vẽ theo tỷ lệ

21

207

Tv2nét

 

 

42

Thủy hệ vẽ nửa theo tỷ lệ

22

207

Tv1nét

 

 

43

Tên biển

23

207

 

 

 

44

Tên vịnh

23

207

 

 

 

45

Tên cửa biển, cửa sông

23

207

 

 

 

46

Tên hồ, ao, sông, suối, kênh, mương

23

207

 

 

 

47

Ghi chú tên quần đảo, bán đảo

43

0

 

 

 

48

Ghi chú tên đảo

43

0

 

 

 

49

Ghi chú hòn đảo

43

0

 

 

 

50

Ghi chú tên mũi đất

43

0

 

 

 

51

Đê vẽ nửa theo tỷ lệ

22

0

DeNTL

 

 

52

Đập

24

0

Dap

 

 

53

Cống

24

0

Cong

 

 

VI

RANH GIỚI

 

 

 

 

 

54

Khoanh đất

5

0

RgLdat

 

 

55

Khu dân cư nông thôn

6

41

RgSD

 

 

56

Đất đô thị

12

42

RgSD

 

 

57

Đất khu công nghệ cao

14

55

RgSD

 

 

58

Đất khu kinh tế

25

54

RgSD

 

 

59

Đất khu bảo tồn thiên nhiên

28

84

RgSD

 

 

60

Đất cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

31

30

RgSD

 

 

61

Đất có mặt nước ven biển

32

104

RgSD

 

 

62

Hộ gia đình cá nhân

34

0

RgSD

 

 

63

Tổ chức trong nước

40

0

RgSD

 

 

64

Tổ chức kinh tế

41

0

RgSD

 

 

65

Cơ quan, đơn vị của Nhà nước

42

0

RgSD

 

 

66

Tổ chức sự nghiệp công

44

0

RgSD

 

 

67

Tổ chức khác

45

 

RgSD

 

 

68

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

46

0

RgSD

 

 

69

Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao

47

0

RgSD

 

 

70

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài

55

 

 

 

 

71

Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo

48

0

RgSD

 

 

72

Cộng đồng dân cư

49

       0

RgSD

 

 

73

Cơ sở tôn giáo

50

       0

RgSD

 

 

74

Ủy ban nhân dân cấp xã

51

0

RgSD

 

 

75

Tổ chức phát triển quỹ đất

52

       0

RgSD

 

 

76

Cộng đồng dân cư và Tổ chức khác

53

0

RgSD

 

 

77

Màu loại đất

30

 

 

 

 

78

Mã loại đất

33

0

 

 

 

79

Mã đối tượng sử dụng đất

60

0

 

 

 

80

Số thứ tự khoanh đất

35

 

 

 

 

81

Diện tích khoanh đất

54

 

 

 

 

VII

ĐỐI TƯỢNG KINH TẾ VĂN HÓA XÃ HỘI

 

 

 

 

 

82

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

8

0

 

UB.T

 

83

Ủy ban nhân dân cấp huyện

8

0

 

UB.H

 

84

Ủy ban nhân dân cấp xã

8

0

 

UB.X

 

85

Sân bay

9

0

 

SB

 

86

Đình, chùa, miếu, đền…

9

0

 

CHUA

 

87

Nhà thờ

9

0

 

NT

 

88

Đài phát thanh, truyền hình

9

0

 

PTTH

 

89

Sân vận động

9

0

 

SVD

 

90

Trường học

9

0

 

TH

 

91

Bệnh viện, trạm y tế

9

0

 

BVTX

 

92

Bưu điện

9

0

 

BD

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 128/QĐ-TCT của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định số 963/QĐ-TTg ngày 12/9/2024 về thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về chỉ đạo, đôn đốc việc rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách đặc thù và các văn bản có liên quan để thực hiện Kết luận 77-KL/TW ngày 02/5/2024 của Bộ Chính trị về Đề án "Phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố"

Đất đai-Nhà ở, Cơ cấu tổ chức, Chính sách

Quyết định 129/QĐ-TCT của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định số 963/QĐ-TTg ngày 12/9/2024 ban hành Quy chế làm việc của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về chỉ đạo, đôn đốc việc rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách đặc thù và các văn bản có liên quan để thực hiện Kết luận 77-KL/TW ngày 02/5/2024 của Bộ Chính trị về Đề án "Phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố"

Đất đai-Nhà ở, Cơ cấu tổ chức, Chính sách

văn bản mới nhất