Tiêu chuẩn TCVN 8113-3:2010 Đo dòng lưu chất bằng vòi phun và vòi phun Venturi

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8113-3:2010

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8113-3:2010 ISO 5167-3:2003 Đo dòng lưu chất bằng thiết bị chênh áp gắn vào ống dẫn có mặt cắt ngang chảy đầy-Phần 3: Vòi phun và vòi phun Venturi
Số hiệu:TCVN 8113-3:2010Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2010Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8113-3:2010

ISO 5167-3:2003

ĐO DÒNG LƯU CHẤT BẰNG THIẾT BỊ CHÊNH ÁP GẮN VÀO ỐNG DẪN CÓ MẶT CẮT NGANG CHẢY ĐẦY – PHẦN 3: VÒI PHUN VÀ VÒI PHUN VENTURI

Measurement of fluid flow by means of pressure differential devices inserted in circular cross-section conduits running full - Part 3: Nozzles and Venturi nozzles

Lời nói đầu

TCVN 8113-3: 2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 30 Đo lưu lượng lưu chất trong ống dẫn kín biên soạn, Tng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TCVN 8113-3: 2010 hoàn toàn tương đương với ISO 5167-3:2003;

Bộ tiêu chuẩn TCVN 8113 (ISO 5167) Đo dòng lưu chất bằng thiết bị chênh áp gắn vào ống dẫn có mặt cắt ngang chảy đầy gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 8113-1:2009 (ISO 5167-1:2003), Phần 1: Nguyên lý và yêu cầu chung;

- TCVN 8113-2:2009 (ISO 5167-2:2003), Phần 2: Tấm tiết lưu;

- TCVN 8113-3:2010 (ISO 5167-3:2003), Phần 3: Vòi phun và vòi phun Venturi;

- TCVN 8113-4:2010 (ISO 5167-4:2003), Phần 4: ng Venturi.

Lời giới thiệu

Bộ tiêu chuẩn TCVN 8113 (ISO 5167), bao gồm bốn phần, đề cập đến các hình dạng hình học và phương pháp sử dụng (các điều kiện lắp đặt và vận hành) của các tấm tiết lưu, các vòi và ống Venturi khi lắp đặt vào đường ống chảy đầy để xác định lưu lượng lưu chất đang chảy trong đường ống đó. Bộ tiêu chuẩn này cũng cung cấp các thông tin cần thiết để tính toán lưu lượng và độ không đảm bảo liên quan.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 8113 (ISO 5167) chỉ áp dụng với các thiết bị chênh áp mà theo đó dòng chảy là nhỏ hơn tốc độ âm thanh khi chảy qua mặt cắt ngang đo và khi lưu chất là đơn pha, không áp dụng để đo dòng có đặc tính xung. Từng thiết bị này chỉ có thể được sử dụng trong các giới hạn quy định của cỡ ống và số Reynolds.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 8113 (ISO 5167) đề cập đến các thiết bị được hiệu chuẩn trực tiếp, đầy đủ về số lượng, độ mở và chất lượng cho phép áp dụng các hệ thống kết hợp dựa trên cơ sở các kết quả và hệ số của nó được cho với các giới hạn độ không đảm bảo cụ thể có thể dự đoán được.

Các thiết bị đưa vào đường ống được gọi là "thiết bị sơ cấp”. Thuật ngữ thiết bị sơ cấp cũng bao gồm các lỗ lấy áp. Tất cả các phương tiện và thiết bị khác cần cho phép đo được gọi là “thiết bị thứ cấp”. Bộ tiêu chuẩn TCVN 8113 (ISO 5167) đề cập đến các thiết bị sơ cấp; các thiết bị thứ cấp1) ít khi được đề cập.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 8113 (ISO 5167)bao gồm bốn phần sau:

a) TCVN 8113-1:2009 nêu các thuật ngữ và định nghĩa chung, các ký hiệu, nguyên tắc và các yêu cầu cũng như các phương pháp đo và độ không đảm bảo được sử dụng liên quan đến TCVN 8113-2 (ISO 5167-2), TCVN 8113-3 (ISO 5167-3) và TCVN 8113-4 (ISO 5167-4).

b) TCVN 8113-2 (ISO 5167-2) quy định các tấm tiết lưu có thể được sử dụng với các lỗ lấy áp kiểu góc, các lỗ lấy áp kiểu DD/2 2) và các lỗ lấy áp kiểu mặt bích.

c) TCVN 8113-3 (ISO 5167-3) quy định các vòi phun ISA 19323), các vòi phun bán kính dài và các vòi phun Venturi, khác nhau về hình dạng và vị trí lỗ lấy áp.

d) TCVN 8113-4 (ISO 5167-4) quy định các ống Venturi kinh điển4).

Vấn đề an toàn không được đề cập đến trong bộ tiêu chuẩn TCVN 8113 (ISO 5167). Đây là trách nhiệm của người sử dụng phải đảm bảo hệ thống đáp ứng các qui định an toàn thích hợp.

 

ĐO DÒNG LƯU CHẤT BẰNG THIẾT BỊ CHÊNH ÁP GẮN VÀO ỐNG DẪN CÓ MẶT CẮT NGANG CHẢY ĐẦY – PHẦN 3: VÒI PHUN VÀ VÒI PHUN VENTURI

Measurement of fluid flow by means of pressure differential devices inserted in circular cross-section conduits running full - Part 3: Nozzles and Venturi nozzles

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định dạng hình học và phương pháp sử dụng (điều kiện lắp đặt và vận hành) của vòi phun và vòi phun Venturi khi được lắp vào ống dẫn chảy đầy để xác định lưu lượng của lưu chất chảy trong ống dẫn.

Tiêu chuẩn này cung cấp các thông tin cơ bản để tính lưu lượng và được áp dụng kết hợp với các yêu cầu trong TCVN 8113-1 (ISO 5167-1).

Tiêu chuẩn này áp dụng cho vòi phun và vòi phun Venturi trong điều kiện dòng lưu chất đơn pha chảy trong ống có vận tốc qua phân đoạn đo lường nhỏ hơn vận tốc âm. Thêm vào đó, mỗi thiết bị có thể được sử dụng trong giới hạn quy định của cỡ ống và số Reynold. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho phép đo dòng có đặc tính xung. Tiêu chuẩn này không đề cập đến việc sử dụng vòi phun và vòi phun Venturi trong ống có kích thước nhỏ hơn 50 mm hoặc lớn hơn 630 mm, hoặc các ống có số Reynold nhỏ hơn 10 000.

Tiêu chuẩn này đề cập đến :

a) Hai loại vòi phun tiêu chuẩn

1) vòi phun ISA1 1932;

2) vòi phun bán kính dài;

b) Vòi phun Venturi

Hai loại vòi phun tiêu chuẩn về cơ bản là khác nhau và được mô tả trong những tiêu chuẩn riêng rẽ của bộ tiêu chuẩn TCVN 8113 (ISO 5167). Vòi phun Venturi có mặt phía dòng vào giống như vòi phun ISA 1932, nhưng có phần phân kỳ và, bởi vậy, vị trí của lỗ lấy áp phía dòng vào khác nhau, và được mô tả riêng rẽ. Vòi phun theo thiết kế này có tổn thất áp thấp hơn vòi phun thông thường. Đối với cả hai loại vòi phun và vòi phun Venturi đều thực hiện việc hiệu chuẩn trực tiếp, nhằm đạt hiệu quả về số lượng, sự phun và chất lượng đáp ứng hệ thống ứng dụng được dựa trên kết quả và hệ số được nêu với giới hạn có thể dự báo của độ không đảm bảo đo.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8112: 2009 (ISO 4006:1991), Đo dòng lưu chất trong ống dẫn kín - Từ vựng và ký hiệu

TCVN 8113 -1: 2009 (ISO 5167-1:2003), Đo dòng lưu chất bằng thiết bị chênh áp gắn vào ống dẫn có mặt cắt ngang chảy đầy- Phần 1: Nguyên lý và yêu cầu chung.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 8112 (ISO 4006) và TCVN 8113 -1 (ISO 5167-1).

4. Nguyên lý của phương pháp đo và phương pháp tính

Nguyên lý của phương pháp đo được dựa trên việc lắp đặt vòi phun hoặc vòi phun Venturi vào trong đường ống có lưu chất chảy đầy. Việc lắp thiết bị sơ cấp tạo nên chênh lệch áp suất tĩnh giữa phía dòng vào và cổ đo. Lưu lượng có thể được xác định từ giá trị chênh áp đo được và từ đặc tính của dòng lưu chất đã biết cũng như các điều kiện sử dụng thiết bị. Giả thiết thiết bị có dạng hình học giống với hình dạng của thiết bị đã được hiệu chuẩn và các điều kiện sử dụng cũng giống nhau, nghĩa là như được quy định trong tiêu chuẩn này.

Lưu lượng khối lượng có thể được xác định từ Công thức (1):

 (1)

Giới hạn độ không đảm bảo đo có thể được tính toán theo quy trình nêu ở Điều 8, TCVN 8113-1 (ISO 5167-1)

Tương tự, giá trị lưu lượng thể tích có thể được tính bằng Công thức (2):

 (2)

trong đó r là khối lượng riêng của lưu chất ở nhiệt độ và áp suất mà thể tích được công bố.

Việc tính toán lưu lượng, được thực hiện bằng cách thay thế các số hạng khác nhau trong vế phải của Công thức (1) bằng các giá trị bằng số. Bảng A.1 đến Bảng A.4 được đưa ra tạo sự thuận tiện cho người sử dụng. Bảng A.1 đến Bảng A.3 đưa ra các giá trị của C như là hàm số của b. Bảng A.4 đưa ra hệ số giãn nở e. Các giá trị này không được sử dụng cho phép nội suy chính xác. Không được phép ngoại suy từ các giá trị này.

Hệ số xả C có thể phụ thuộc vào ReD, bản thân ReD lại phụ thuộc vào qm và phải đạt được bằng cách tính lặp lại. [Xem TCVN 8113-1 (ISO 5167-1) về hướng dẫn việc lựa chọn qui trình tính toán lặp lại và các ước lượng ban đầu].

Đường kính Dd đề cập trong Công thức (1) là những giá trị đường kính tại điều kiện làm việc. Các phép đo tại những điều kiện khác phải được hiệu chính về sự giãn nở hoặc co lại của thiết bị sơ cấp và đường ống theo các giá trị nhiệt độ và áp suất của lưu chất trong suốt quá trình đo.

Cần biết khối lượng riêng và độ nhớt của lưu chất tại điều kiện làm việc. Trong trường hợp lưu chất có thể nén được, thì cũng cần phải biết thêm số mũ đẳng entropi của lưu chất ở điều kiện làm việc.

5. Vòi phun và vòi phun Venturi

5.1 Vòi phun ISA 1932

5.1.1 Hình dạng chung

Phần vòi phun nằm trong đường ống phải tròn. Vòi phun bao gồm phần hội tụ, với biên dạng được lượn tròn, và cổ đo hình trụ.

Hình 1 chỉ ra mặt cắt của vòi phun ISA 1932 tại mặt phẳng xuyên qua đường tâm của cổ đo.

Các chữ cái trong nội dung tiếp theo được chỉ ra trên Hình 1.

5.1.2. Biên dạng của vòi phun

5.1.2.1. Biên dạng của vòi phun có thể được phân loại bằng những sự khác biệt sau :

- Đầu vào phẳng phần A, vuông góc với đường tâm;

- Phần hội tụ xác định bằng hai bán kính cung tròn B và C;

- Cổ đo hình trụ E;

- Hạ bậc F là tùy chọn (điều này chỉ được thực hiện nếu có hư hại xảy ra với cạnh G).

5.1.2.2 Đầu vào phẳng phần A bị giới hạn bởi đường tròn trong trục xoay, có đường kính 1,5d, và vòng tròn bên trong đường ống với đường kính D.

Khi d = 2D/3, độ dài bán kính của phần phẳng là "không".

Khi d lớn hơn 2D/3, mặt phía dòng vào của vòi phun không bao gồm đầu vào phẳng trong đường ống. Trong trường hợp này, vòi phun được sản xuất nếu D lớn hơn 1,5d, và đầu vào phẳng được làm bằng sao cho đường kính lớn nhất của biên dạng hội tụ bằng D [xem 5.1.2.7 và Hình 1 b)].

5.1.2.3. Cung tròn B tiếp tuyến với đầu vào phẳng phần A khi d <>D/3 trong khi bán kính R1 bằng với 0,2d ± 0,02d đối với b < 0,5="" và="" với="">d ± 0,006d với b ³ 0,5. Tâm của cung tròn cách 0,2d tính từ mặt phẳng đầu vào và cách 0,75d tính từ đường tâm trục

5.1.2.4. Cung tròn C tiếp tuyến với cung tròn B và với cổ đo E. Bán kính R2 của nó bng d/3 ± 0,033d đối với b < 0,5="" và="" với="">d/3 ± 0,01d đối với b ³ 0,5. Tâm của cung tròn là d/2 + d/3 = 5d/6 tính từ đường tâm trục và tại

 = 0,3041d

Từ đầu vào phẳng phần A

5.1.2.5. Cổ đo E có đường kính d và chiều dài bn = 0,3d.

Giá trị d của đường kính cổ đo phải được tính đến như giá trị trung bình của ít nhất bốn phép đo đường kính phân bố trên mặt phẳng trục và có các góc phân bố tương đối đều nhau.

Cổ đo phải là hình trụ. Đường kính các mặt cắt ngang không được chênh lệch quá 0,05 % với giá trị đường kính trung bình. Yêu cầu này phải được cân nhắc để đảm bảo độ lệch chiều dài của bất kỳ phép đo đường kính phù hợp với độ lệch kỳ vọng yêu cầu của thiết bị.

5.1.2.6. Hạ bậc F phải có đường kính cn ít nhất bằng 1,06d và chiều dài ít hơn hoặc bằng 0,03d. Tỷ lệ chiều cao (cn - d)/2 của hạ bậc so với chiều dài của trục hạ bậc không được lớn hơn 1,2.

Cạnh đầu ra G phải sắc.

a) d £ (2/3)D

b) d > (2/3)D

CHÚ DẪN:

1 Phần cắt

a Xem 5.1.2.7

b Hướng dòng chảy

Hình 1 - Vòi phun ISA 1932

5.1.2.7. Tổng chiều dài của vòi phun, không bao gồm hạ bậc F, phụ thuộc vào b và bằng 0,604 1 d đối với

 đối với

5.1.2.8. Biên dạng của đầu vào hội tụ phải được kiểm tra bằng dưỡng.

Hai đường kính của đầu vào hội tụ trên cùng mặt phẳng vuông góc với đường tâm trục không được chênh lệch từ mỗi đường quá 0,1 % giá trị trung bình của chúng.

5.1.2.9. Bề mặt của mặt phía dòng vào và cổ đo phải được làm bóng sao cho đảm bảo tiêu chí độ nhám Ra £ 10-4d

5.1.3. Mặt phía dòng ra

5.1.3.1. Độ dày H không được vượt quá 0,1D.

5.1.3.2. Ngoài điều kiện nêu trong 5.1.3.1, biên dạng và mặt phẳng kết thúc của mặt phía dòng ra không được quy định (xem 5.1.1).

5.1.4. Vật liệu và chế tạo

Vòi phun ISA 1932 có thể được chế tạo bằng bất kỳ vật liệu và công nghệ nào, nhưng phải đảm bảo giữ được tính chất ban đầu trong suốt các phép đo lưu lượng.

5.1.5. Lỗ lấy áp

5.1.5.1. Lỗ lấy áp kiểu góc phải được sử dụng phía dòng vào của vòi phun.

Lỗ lấy áp phía dòng vào có thể hoặc là kiểu lỗ lấy áp đơn hoặc là kiểu khe hình khuyên. Cả hai loại lỗ lấy áp này có thể đặt tại vị trí hoặc là trên đường ống hoặc trên các mặt bích của nó hoặc vòng đỡ như chỉ ra trên Hình 1.

Khoảng cách giữa đường tâm của các lỗ lấy áp phía dòng vào riêng biệt và mặt A bằng một nửa đường kính hoặc một nửa chiều rộng của lỗ lấy áp, sao cho lỗ lấy áp xuyên qua thành ống ở mặt A. Đường tâm của các lỗ lấy áp phía dòng vào riêng biệt và đường tâm của thiết bị sơ cấp càng vuông góc càng tốt.

Đường kính d1 của lỗ lấy áp đơn và chiều rộng a của khe hình khuyên được quy định dưới đây. Đường kính tối thiểu được xác định trong thực tế để ngăn chặn tắc ống và đưa ra tính năng động phù hợp.

Đối với lưu chất sạch và hơi nước

- đối với d £ 0,65

- đối với d > 0,65

0,005 D £ a hoặc d1 £ 0,03 D;

0,01 D £ a hoặc d1 £ 0,02 D

Đối với mọi giá trị của b

- đối với lưu chất sạch:

- đối với hơi nước, trong trường hợp buồng hình khuyên

- đối với hơi nước và đối với khí hóa lỏng, trong trường hợp lỗ lấy áp đơn

1 mm £ a hoặc d1 < 10="">

1 mm £ a £ 10 mm;

4 mm £ d1 £ 10 mm.

Các khe hình khuyên thường xuyên qua các đường ống trên toàn bộ chu vi nhưng không có đứt đoạn. Nếu không, mỗi khoang hình khuyên phải được nối với bên trong đường ống bằng ít nhất bốn lỗ, các trục trong số đó là ở các góc bằng nhau và diện tích mở riêng biệt ít nhất là 12 mm2.

Các đường kính trong b của các vòng đỡ phải lớn hơn hoặc bằng với đường kính đường ống D, để đảm bảo rằng các vòng đỡ không nhô vào đường ống, nhưng phải nhỏ hơn hoặc bằng 1,04 D. Hơn nữa, điều kiện sau đây phải được đáp ứng:

Chiều dài c của vòng đỡ phía dòng vào (xem Hình 1) không được lớn hơn 0,5D.

Độ dày f của khe phải lớn hơn hoặc bằng hai lần chiều rộng của khe hình khuyên. Diện tích mặt cắt ngang của khoang hình khuyên, gh, phải lớn hơn hoặc bằng một nửa diện tích tổng của phần mở nối khoang với bên trong đường ống.

Tất cả các bề mặt của vòng đỡ tiếp xúc với lưu chất phải sạch và được gia công tốt.

Các lỗ lấy áp nối các khoang hình khuyên với thiết bị thứ cấp có dạng ống là lỗ lấy áp thành ống, có hình trụ tại điểm xuyên qua ống và với đường kính j từ 4 mm đến 10 mm.

Các vòng đỡ phía dòng vào và phía dòng ra không nhất thiết phải đối xứng lẫn nhau, nhưng phải phù hợp với các yêu cầu trước đó.

Đường kính của đường ống phải được đo theo quy định tại 6.4.2, vòng đỡ được coi như là một phần của thiết bị sơ cấp. Cũng áp dụng khoảng cách yêu cầu ở 6.4.4 để s phải được đo từ cạnh phía dòng vào của hạ bậc được hình thành bởi các vòng đỡ.

5.1.5.2. Lỗ lấy áp phía dòng ra có thể là lỗ lấy áp kiểu góc như mô tả tại 5.1.5.1 hoặc như được mô tả ở phần này.

Khoảng cách giữa tâm của lỗ lấy áp và mặt phía dòng vào của vòi phun phải:

- £ 0,15 D đối với b £ 0,67

- £ 0,20 D đối với b > 0,67

Khi lắp đặt lỗ lấy áp, phải tính đến độ dày của vòng đệm và/hoặc vật liệu gắn kín.

Đường tâm của lỗ lấy áp phải càng vuông góc với đường tâm của đường ống càng tốt nhưng trong mọi trường hợp chỉ lệch nhau 3°. Tại điểm xuyên vào ống, lỗ phải là hình trụ. Các cạnh phải ngang bằng với bề mặt trong của đường ống và càng lượn sắc nét càng tốt để đảm bảo không có tất cả các mép sắc hoặc dây chắn mép tại các cạnh trong, có thể lượn tròn nhưng phải giữ càng nhỏ càng tốt và có thể đo bán kính của nó phải nhỏ hơn một phần mười đường kính lỗ lấy áp. Không có bất thường xuất hiện bên trong các lỗ kết nối, trên cạnh của lỗ khoan trong thành ống hoặc trên thành đường ống gần với lỗ lấy áp. Sự phù hợp của lỗ lấy áp với các yêu cầu trên có thể được đánh giá bằng trực quan.

Đường kính lỗ lấy áp phải nhỏ hơn 0,13 D và nhỏ hơn 13 mm.

Không có hạn chế đối với đường kính tối thiểu, được xác định trong thực tế bởi sự cần thiết phải ngăn ngừa tắc nghẽn và đưa ra tính năng động phù hợp. Lỗ lấy áp phía dòng vào và phía dòng ra nên có cùng đường kính.

Lỗ lấy áp phải tròn và trụ trên độ dài ít nhất là 2,5 lần đường kính trong của lỗ lấy áp, đo được từ thành trong của đường ống.

Đường tâm của lỗ lấy áp có thể đặt ở bất kỳ mặt phẳng trục nào của đường ống.

Trục của lỗ lấy áp phía dòng vào và trục của lỗ lấy áp phía dòng ra có thể đặt ở các mặt phẳng trục khác nhau.

5.1.6. Hệ số của vòi phun ISA 1932

5.1.6.1. Giới hạn sử dụng

Loại vòi phun này chỉ được sử dụng theo tiêu chuẩn này khi

- 50 mm £ D £ 500 mm

- 0,3 £ b £ 0,8

Và khi ReD nằm trong giới hạn

- đối với 0,30 £ b <>

- đối với 0,44 £ b <>

7 x 104 £ ReD £ 107

2 x 104 £ ReD £ 107

Thêm vào đó, độ nhám tương đối của đường ống phải phù hợp với giá trị nêu trong Bảng 1.

Bảng 1 - Giới hạn trên của độ nhám tương đối của đường ống phía dòng vào đối với vòi phun ISA 1932

b

£ 0,35

0,36

0,38

0,40

0,42

0,44

0,46

0,48

0,50

0,60

0,70

0,77

0,80

104 Ra/D

8,0

5,9

4,3

3,4

2,8

2,4

2,1

1,9

1,8

1,4

1,3

1,2

1,2

CHÚ THÍCH Bảng này dựa trên hầu hết các dữ liệu thu được từ phạm vi ReD £ 106; tại các số Reynolds lớn hơn các giới hạn nghiêm ngặt hơn về độ nhám đường ống có thể được yêu cầu.

Thực nghiệm cho thấy với mọi giá trị của hệ số xả C nêu trong tiêu chuẩn này đều dựa trên độ nhám tương đối của đường ống Ra/D £ 1,2 x 10-4. Các đường ống có độ nhám tương đối cao hơn có thể được sử dụng nếu nhám ở khoảng cách ít nhất là 10 D phía dòng vào của vòi phun là trong giới hạn của Bảng 1. Thông tin về cách xác định Ra được nêu trong TCVN 8113-1 (ISO 5167-1)

5.1.6.2. Hệ số xả, C

Hệ số xả C, được tính theo Công thức 3:

(3)

Để thuận tiện, giá trị của C là hàm số của bReD được nêu trong Bảng A.1. Không được sử dụng các giá trị nêu ra cho phép nội suy chính xác. Không được phép ngoại suy từ các giá trị này.

5.1.6.3. Hệ số giãn n, e

Hệ số giãn nở, e, được tính theo Công thức 4:

 (4)

Công thức 4 chỉ áp dụng cho các giá trị của b, DReD như quy định trong 5.1.6.1. Kết quả thử để xác định e chỉ biết đối với không khí, hơi nước và khí thiên nhiên. Tuy nhiên, không có đối tượng nào được biết sử dụng cùng một công thức cho các khí khác và hơi với số mũ đẳng entropi được biết.

Tuy nhiên, Công thức 4 chỉ được áp dụng nếu p2/p1 ³ 0,75.

Để thuận tiện, giá trị của hệ số giãn nở đối với dải số mũ đẳng entropi, tỷ số áp suất và tỷ số đường kính được nêu trong Bảng A.4 . Không được sử dụng các giá trị nêu ra cho phép nội suy chính xác. Không được phép ngoại suy từ các giá trị này.

5.1.7. Độ không đảm bảo đo

5.1.7.1. Độ không đảm bảo đo của hệ số xả C

Khi b, D, ReDRa/D được giả thiết là không có sai số, độ không đảm bảo đo tương đối của giá trị C

- 0,8 % đối với b £ 0,6;

- (2b - 0,4) % đối với b > 0,6.

5.1.7.2. Độ không đảm bảo đo của hệ số giãn nở e

Độ không đảm bảo đo tương đối của e bằng

%

5.1.8. Tổn thất áp, Dv

Tổn thất áp, Dv, đối với vòi phun ISA 1932 xấp xỉ với độ chênh áp Dp bằng Công thức (5):

 (5)

Tổn tht áp là sự chênh lệch áp suất tĩnh giữa áp suất đo tại thành ống phía dòng vào của thiết bị sơ cấp mà tại đó ảnh hưởng của áp suất tác động đến thiết bị là không đáng kể (xấp xỉ khoảng D phía dòng vào của thiết bị sơ cấp) và áp suất đo ở mặt phía dòng ra của thiết bị sơ cấp nơi áp suất tĩnh được phục hồi ổn định bằng sự giãn nở vòi phun có thể được coi là hoàn thành (xấp xỉ khoảng 6D phía dòng vào của thiết bị sơ cấp).

Hệ số tổn thất áp, K, của vòi phun ISA 1932 là

 (6)

Trong đó K được xác định theo Công thức 7

 (7)

5.2. Vòi phun bán kính dài

5.2.1. Quy định chung

Có hai loại vòi phun bán kính dài như sau:

- vòi phun tỷ số cao (0,25 £ b £ 0,8) và

- vòi phun tỷ số thấp (0,20 £ b £ 0,5).

Đối với b giá trị giữa 0,25 và 0,5 có thể sử dụng cho cả hai loại thiết kế.

Hình 2 minh họa dạng hình học của vòi phun bán kính dài, chỉ ra mặt cắt ngang qua đường tâm cổ đo.

Chữ cái tham chiếu sử dụng trong phần lời được chỉ ra trên Hình 2.

Cả hai loại vòi phun bao gồm đầu vào hội tụ, dạng hình một phần tư elip và cổ đo hình trụ.

Phần của vòi phun nằm trong đường ống phải tròn, trừ các lỗ lấy áp.

5.2.2. Biên dạng vòi phun tỷ số cao

5.2.2.1. Mặt trong được đặc trưng bởi

- phần hội tụ A;

- cổ đo hình trụ B; và

- mặt phẳng cuối C.

5.2.2.2. Phần hội tụ A có hình dạng một phần tư elip.

Tâm elip có khoảng cách D/2 từ đường tâm trục. Đường tâm elip chính song song với đường tâm trục. Giá trị một nửa trục chính là D/2. Giá trị một nửa trục nhỏ hơn là (D - d)/2.

Biên dạng phần hội tụ phải được kiểm tra bằng dưỡng. Hai đường kính của phần hội tụ trên cùng một mặt phẳng vuông góc với đường tâm không được chênh lệch quá 0,1% so với giá trị trung bình của chúng.

5.2.2.3. Cổ đo B có đường kính d và chiều dài 0,6d.

Giá trị d của đường kính của cổ đo phải được lấy như giá trị trung bình của phép đo ít nhất bốn đường kính phân bố trên mặt phẳng trục và phân bố tương đối đều nhau.

Cổ đo phải hình trụ. Đường kính của mặt cắt ngang bất kỳ không được chênh lệch quá 0,05 % so với giá trị đường kính trung bình. Phép đo phải được thực hiện tại số mặt cắt ngang đủ lớn để xác định rằng cổ đo không phân kỳ theo hướng dòng chảy; trong giới hạn độ không đảm bảo đo công bố có thể hội tụ ở mức độ nhẹ. Phần gần nhất đầu ra là đặc biệt quan trọng về khía cạnh này. Yêu cầu này được coi là thỏa mãn khi độ chệch chiều dài của bất kỳ phép đo đường kính nào phù hợp với yêu cầu đối với các độ chệch trung bình.

5.2.2.4. Khoảng cách giữa thành đường ống và bề mặt ngoài của cổ đo phải lớn hơn hoặc bằng 3 mm.

5.2.2.5. Độ dày H phải lớn hơn hoặc bằng 3 mm và nhỏ hơn hoặc bằng 0,15D. Độ dày F của cổ đo phải lớn hơn hoặc bằng 3 mm, ngoại trừ D £ 65 mm, trong trường hợp này F phải lớn hơn hoặc bằng 2 mm. Độ dày phải đủ để ngăn xoáy.

5.2.2.6. Bề mặt của mặt trong phải có độ nhám Ra £ 10-4d.

5.2.2.7. Hình dạng của mặt phía dòng vào (bên ngoài) không quy định nhưng phải phù hợp với 5.2.2.4 và 5.2.2.5 và đoạn cuối cùng của 5.2.1.

5.2.3. Biên dạng vòi phun tỷ số thấp

5.2.3.1. Yêu cầu nêu trong 5.2.2 đối với vòi phun tỷ số cao cũng áp dụng với vòi phun tỷ số thấp ngoại trừ hình dạng elip nêu trong 5.2.3.2.

(Mời xem tiếp trong file tải về)

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi