Quyết định 88/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược tổng thể ngành thuốc lá Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 88/2007/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 88/2007/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 13/06/2007 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 88/2007/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 88/2007/QĐ-TTg NGÀY 13 THÁNG 6 NĂM
2007 PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC TỔNG THỂ
NGÀNH THUỐC LÁ VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ Công nghiệp tại tờ trình số 1902/TTr-BCN ngày 03 tháng 5 năm 2007 về việc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược tổng thể ngành thuốc lá Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020; ý kiến của các Bộ, ngành, cơ quan liên quan,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chiến lược tổng thể ngành thuốc lá Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau đây:
I. Quan điểm
1. Nhà nước không khuyến khích tiêu dùng sản phẩm thuốc lá, thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ quy định hạn mức sản lượng sản xuất, nhập khẩu, chính sách thuế để hạn chế tiêu thụ thuốc lá, tuyên truyền vận động giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá;
2. Thực hiện đổi mới cơ chế quản lý ngành thuốc lá phù hợp cam kết WTO, từng bước thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC);
3. Nhà nước độc quyền trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm thuốc lá, bao gồm sản xuất và nhập khẩu. Chỉ các doanh nghiệp nhà nước đã được cấp phép và các doanh nghiệp liên doanh giữa doanh nghiệp đã được cấp phép với nước ngoài, trong đó Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối mới được sản xuất sản phẩm thuốc lá. Thực hiện cơ chế quản lý thương mại nhà nước trong nhập khẩu sản phẩm thuốc lá;
4. Sản phẩm thuốc lá là mặt hàng hạn chế kinh doanh. Nhà nước thực hiện kiểm soát lưu thông, tiêu thụ thuốc lá trên thị trường, quản lý chặt chẽ việc bán buôn, bán lẻ các sản phẩm thuốc lá;
5. Năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá của từng doanh nghiệp và của toàn ngành thuốc lá được xác định 3 ca/ngày là năng lực của máy móc thiết bị có tại thời điểm ban hành Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ do Bộ Công nghiệp công bố;
6. Sản lượng sản phẩm thuốc lá do doanh nghiệp cung cấp ra thị trường trong nước hàng năm (bao gồm cả sản xuất và nhập khẩu) không được vượt quá năng lực sản xuất được ghi trong giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá. Bộ Công nghiệp quy định sản lượng sản xuất sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu trong nước, nước ngoài của các doanh nghiệp trong từng thời kỳ;
7. Sản xuất sản phẩm thuốc lá là lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Không đầu tư xây dựng mới, đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất sản phẩm thuốc lá tiêu thụ trong nước vượt quá tổng năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá được cơ quan có thẩm quyền xác định. Chỉ được phép đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ sản xuất thuốc lá để chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, giảm thiểu độc hại và bảo vệ môi trường;
8. Hợp tác quốc tế trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc chung của hội nhập kinh tế quốc tế và các cam kết quốc tế của Việt Nam, không làm tăng năng lực sản xuất thuốc lá tiêu thụ trong nước, nâng cao chất lượng sản phẩm, chống thuốc lá giả, thuốc lá nhập lậu;
9. Sản xuất các sản phẩm thuốc lá mới mang nhãn hiệu nước ngoài để tiêu thụ tại Việt Nam phải trong phạm vi năng lực sản xuất cho phép và phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận;
10. Đầu tư nước ngoài sản xuất sản phẩm thuốc lá phải trên cơ sở liên doanh, hợp tác với doanh nghiệp đã có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá; đáp ứng đủ các điều kiện để được cấp giấy phép sản xuất; phù hợp với Chiến lược tổng thể ngành thuốc lá; Nhà nước chiếm phần vốn chi phối; phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận;
11. Máy móc thiết bị, nguyên liệu, giấy cuốn điếu thuốc lá là hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành, kiểm soát chặt chẽ trong sản xuất, nhập khẩu và sử dụng;
12. Đầu tư vùng trồng thuốc lá nhằm phát huy tiềm năng về đất đai, lao động, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đặc biệt quan tâm phát triển trồng thuốc lá ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, góp phần xóa đói giảm nghèo;
13. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ của ngành thuốc lá ngang tầm với trình độ các nước trong khu vực;
14. Tiếp tục tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá theo hướng có quy mô lớn, thành lập Tập đoàn Thuốc lá Việt Nam theo hướng sản xuất kinh doanh đa ngành, đa sở hữu; hiện đại hóa thiết bị, công nghệ đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu độc hại, bảo vệ môi trường; có hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh cao; Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam giữ vai trò nòng cốt trong việc thực hiện này.
II. Mục tiêu
1. Tổ chức sản xuất ngành thuốc lá đến năm 2020
a) Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam là nòng cốt, tiến hành sắp xếp các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá có quy mô nhỏ, sản xuất kinh doanh không có hiệu quả thành các doanh nghiệp đủ mạnh, có khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế.
b) Thành lập Tập đoàn Thuốc lá Việt Nam hoạt động kinh doanh đa ngành trên cơ sở tiếp tục sắp xếp, tổ chức các doanh nghiệp đầu mối quản lý sản xuất kinh doanh về sản xuất thuốc lá là Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn (Công ty Thuốc lá Bến Thành), Tổng công ty Khánh Việt, Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (Công ty Thuốc lá Đồng Nai).
2. Sản xuất sản phẩm thuốc lá
a) Năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá nội tiêu của toàn ngành
Năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá của từng doanh nghiệp và toàn ngành thuốc lá là năng lực máy móc thiết bị có tại thời điểm ban hành Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ, được tính toán 3 ca/ngày, do Bộ Công nghiệp xác định và công bố.
Năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá của từng doanh nghiệp và toàn ngành thuốc lá là cơ sở để quản lý đầu tư máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá và sản lượng sản xuất sản phẩm thuốc lá của doanh nghiệp.
b) Sản lượng sản phẩm thuốc lá hàng năm
Thuốc lá là mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng nhưng phải duy trì sản xuất trong nước để đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời để hạn chế nhập lậu sản phẩm thuốc lá.
Sản lượng sản phẩm thuốc lá hàng năm của toàn ngành thuốc lá cung cấp cho thị trường trong nước (cả sản xuất và nhập khẩu) không được vượt năng lực sản xuất thực tế do Bộ Công nghiệp xác định và công bố tại thời điểm ngày 14 tháng 8 năm 2000. Từng doanh nghiệp không được vượt quá năng lực sản xuất được ghi trong giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá.
Bộ Công nghiệp quy định sản lượng sản xuất sản phẩm thuốc lá nhãn hiệu trong nước, nước ngoài đối với các doanh nghiệp trong từng thời kỳ, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, theo hướng giảm dần nhu cầu sử dụng sản phẩm thuốc lá.
c) Cơ cấu sản phẩm
Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng tỷ trọng sản lượng thuốc lá trung cao cấp, giảm dần thuốc lá phổ thông cấp thấp.
Cơ cấu sản phẩm |
Tỷ lệ (%) |
||
Năm 2010 |
Năm 2015 |
Năm 2020 |
|
Thuốc lá cao cấp |
27,0 |
32,0 |
35,0 |
Thuốc lá trung cấp |
10,5 |
23,0 |
30,0 |
Thuốc lá phổ thông |
62,5 |
45,0 |
35,0 |
Tổng số |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
Đến năm 2010:
Thuốc lá đầu lọc đạt 100%, thuốc lá trung cao cấp tăng dần và đạt tỷ lệ 37,5% trong sản lượng tiêu thụ nội địa. Tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu đạt 64%.
Đến năm 2020:
Thuốc lá đầu lọc trung cao cấp là chủ yếu, chiếm tỷ trọng 65%. Tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu đạt 70%.
d) Lộ trình giảm Tar và Nicotine
Thực hiện Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về Chính sách Quốc gia phòng chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2000 - 2010, Công ước khung FCTC đã được Việt Nam tham gia ký kết và phê chuẩn, lộ trình giảm Tar và Nicotine cho thuốc lá điếu đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 quy định như sau:
Chỉ tiêu |
2005 - 2010 |
2010 - 2015 |
2015 - 2020 |
Tar (mg/điếu) |
£ 16 |
£ 12 |
£ 10 |
Nicotine (mg/điếu) |
£ 1,4 |
£ 1,0 |
£ 1,0 |
đ) Sản xuất nguyên liệu
- Sản xuất nông nghiệp:
Đến năm 2010:
Diện tích trồng thuốc lá khoảng 39.200 ha, năng suất bình quân đạt 2 tấn/ha, sản lượng 78.400 tấn/năm.
Đến năm 2020:
Ổn định diện tích trồng thuốc lá khoảng 40.300 ha, năng suất bình quân 2,2 tấn/ha, sản lượng 88.660 tấn/năm. Nâng cao trình độ kỹ thuật canh tác nông nghiệp đạt mức tiên tiến trên thế giới, sản xuất phần lớn các loại nguyên liệu cho thuốc lá trung cao cấp.
- Chế biến nguyên liệu:
Năm 2010 sử dụng 80% nguyên liệu qua chế biến và trên 30% nguyên liệu trong nước thay thế cho nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất thuốc lá cao cấp. Từ năm 2015, tất cả các đơn vị sản xuất thuốc lá sử dụng 100% nguyên liệu thuốc lá qua chế biến.
e) Sản xuất phụ liệu
Sản xuất phụ liệu thuốc lá các loại như cây đầu lọc, giấy sáp các loại, giấy vấn điếu, giấy nhôm, các loại bao bì (nhãn, thùng carton) đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu.
g) Hợp tác quốc tế
Tiếp tục hợp tác với các tập đoàn thuốc lá quốc tế lớn là các đối tác chiến lược để sản xuất các nhãn thuốc quốc tế dưới các hình thức liên doanh, hợp tác gia công và li-xăng để tăng khả năng cạnh tranh, đẩy lùi thuốc lá nhập lậu nhưng không tăng sản lượng tiêu thụ trong nước; từng bước đẩy mạnh xuất khẩu các nhãn thuốc lá có giá trị cao.
Hợp tác đầu tư và liên doanh nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh sản phẩm thuốc lá phải phù hợp với các nguyên tắc chung của hội nhập kinh tế quốc tế, các cam kết quốc tế của Việt Nam và bảo đảm các điều kiện:
- Đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm nhưng không làm tăng năng lực sản xuất thuốc lá tiêu thụ trong nước.
- Đầu tư nước ngoài sản xuất sản phẩm thuốc lá phải trên cơ sở liên doanh, hợp tác với doanh nghiệp đã có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá; phù hợp với Chiến lược tổng thể ngành thuốc lá; Nhà nước chiếm phần vốn chi phối; phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận và đáp ứng đủ các điều kiện để được cấp giấy phép sản xuất.
- Giảm thiểu độc hại, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, tuân thủ Công ước khung FCTC, tuân thủ các quy định về quản lý sản xuất sản phẩm thuốc lá.
- Khuyến khích đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá gắn liền với đầu tư vùng nguyên liệu, sử dụng phụ liệu sản xuất trong nước.
h) Đầu tư
Cải tạo và nâng cấp các nhà máy thuốc điếu hiện có theo hướng hiện đại hóa dây chuyền thiết bị công nghệ, bổ sung máy móc thiết bị có công suất cao và tự động hóa nhưng không tăng năng lực sản xuất. Thanh lý, tiêu hủy các thiết bị cũ, lạc hậu, gây ô nhiễm. Đến năm 2015, máy móc thiết bị hiện đại chiếm 40%; năm 2020, máy móc thiết bị hiện đại chiếm 55% năng lực sản xuất của toàn ngành.
- Di dời một số nhà máy theo quy hoạch
Di dời một số nhà máy sản xuất ra khỏi trung tâm thành phố theo quy hoạch như: Công ty Thuốc lá Sài Gòn, Công ty Thuốc lá Thăng Long, Công ty Thuốc lá Bến Thành...
Đầu tư nâng năng lực nghiên cứu khoa học kỹ thuật để tăng chất lượng và giá trị sản phẩm, giảm thiểu chất độc hại và gây ô nhiễm môi trường.
III. Các giải pháp thực hiện Chiến lược
1. Giải pháp tổ chức sắp xếp lại ngành thuốc lá
a) Giải pháp sắp xếp, sáp nhập
- Xác định các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá có quy mô nhỏ, sản xuất kinh doanh không hiệu quả, thiếu khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế.
- Tiến hành tổ chức sắp xếp vào các doanh nghiệp mạnh hoặc sáp nhập thành doanh nghiệp mới, đủ mạnh, sản xuất kinh doanh đa ngành.
b) Giải pháp thành lập Tập đoàn thuốc lá Việt Nam
- Tập trung còn 4 đầu mối sản xuất kinh doanh thuốc lá chủ đạo của ngành là Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn, Tổng công ty Khánh Việt, Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai.
- Thành lập Tập đoàn Thuốc lá Việt Nam trên cơ sở liên kết các doanh nghiệp đầu mối, hoạt động kinh doanh đa ngành.
Các giải pháp tổ chức sắp xếp ngành thuốc lá dựa trên cơ sở tự nguyện, được bàn bạc, thống nhất giữa các địa phương, doanh nghiệp liên quan.
2. Giải pháp tổ chức tiêu thụ sản phẩm thuốc lá
- Củng cố và tổ chức lại hệ thống phân phối hợp lý, nắm vững thị trường bán buôn, tiến tới kiểm soát được hệ thống bán lẻ, xây dựng hệ thống bán lẻ với điểm bán cố định có quản lý. Chủ động kiểm soát và điều tiết giá cả thị trường theo hướng tăng thu ngân sách và giảm lượng tiêu dùng thuốc lá.
- Tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu thuốc lá điếu, hợp tác hoặc gia công cho nước ngoài.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, mua bán thuốc lá nhập lậu. Hỗ trợ kinh phí từ ngân sách và đóng góp của các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá để ngăn chặn, đẩy lùi thuốc lá nhập lậu và hỗ trợ trang bị phương tiện, nhân lực cho lực lượng chống buôn lậu.
3. Giải pháp về đầu tư và nghiên cứu khoa học
a) Đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ
Tập trung đầu tư nâng cấp các thiết bị chủ yếu theo hướng hiện đại hoá.
- Thiết bị vấn điếu đóng bao: thay thế và bổ sung các dây chuyền vấn ghép đầu lọc có công suất từ 6.000 - 10.000 điếu/phút; các dây chuyền đóng bao 250 - 400 bao/phút.
- Thiết bị dây chuyền sợi: tiếp tục bổ sung nâng cấp, hiện đại hóa phân xưởng sợi các nhà máy đạt mức trung bình tiên tiến và hiện đại.
- Đầu tư phát triển vùng trồng nguyên liệu, nâng cao chất lượng nguyên liệu, đầu tư thay thế 01 dây chuyền chế biến nguyên liệu 3 tấn/giờ. Đầu tư 1 dây chuyền sản xuất thuốc lá tấm 5.000 tấn/năm.
- Trang bị mới dây chuyền trương nở sợi, đổi mới công nghệ trong chế biến tách cọng, chế biến nguyên liệu, chế biến sợi, sử dụng hương liệu, phụ liệu theo hướng giảm các chất độc hại, phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và xu hướng quốc tế.
- Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, hiện đại hoá các nhà xưởng; tự động hóa hệ thống kho tàng, vận chuyển phù hợp với máy móc thiết bị hiện đại.
- Hiện đại hóa một số cơ sở sản xuất phụ liệu.
b) Nghiên cứu khoa học
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, nâng cao trình độ công nghệ trong một số lĩnh vực: nguyên liệu, thuốc điếu, quản lý chất lượng sản phẩm, phụ liệu...
- Đầu tư xây dựng Viện Kinh tế - Kỹ thuật Thuốc lá trở thành cơ quan nghiên cứu R&D của ngành.
Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn từ Quỹ đầu tư trồng và chế biến nguyên liệu thuốc lá, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp, vốn vay thương mại, vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp, vốn huy động hợp pháp theo quy định của pháp luật.
4. Các giải pháp về đầu tư phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá
- Đầu tư trọng điểm vùng nguyên liệu chất lượng cao như Cao Bằng, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Ninh Thuận, Tây Ninh, Gia Lai, Đắk Lắk...
- Nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc: tuyển chọn giống thuốc lá, quy trình kỹ thuật canh tác, sơ chế, sấy thuốc lá, phân cấp nguyên liệu thuốc lá.
- Quản lý sản xuất kinh doanh nguyên liệu: tạo nguồn vốn từ Quỹ đầu tư trồng và chế biến nguyên liệu thuốc lá. Xây dựng chính sách giá hợp lý, triển khai phương thức thu mua thích hợp. Phát triển các hình thức xây dựng trang trại, liên doanh liên kết kể cả hợp tác liên doanh nước ngoài đầu tư trồng, chế biến nguyên liệu thuốc lá.
5. Giải pháp về hợp tác quốc tế
- Tiếp tục hợp tác với các Tập đoàn BAT, Philip Morris, Imperial, Japan Tobacco sản xuất các nhãn thuốc lá quốc tế đã được cấp phép dưới hình thức liên doanh, hợp tác và li - xăng. Hợp tác sản xuất thêm một số nhãn mác quốc tế để thay thế thuốc lá nhập lậu.
- Phát triển liên doanh trồng nguyên liệu và chế biến sợi phục vụ nhu cầu thị trường.
- Hợp tác với các tập đoàn BAT, Sampoerna, Universal, Dimon... trong các chương trình: nghiên cứu phát triển, nâng cao chất lượng nguyên liệu trồng trong nước, xuất khẩu nguyên liệu, phụ liệu thay thế nhập khẩu.
- Nghiên cứu khả năng hợp tác liên doanh các ngành nghề khác theo định hướng kinh doanh đa ngành của ngành thuốc lá Việt Nam.
6. Các giải pháp về nguồn nhân lực và đào tạo
Đa dạng hóa hình thức đào tạo, gắn liền đào tạo với thực tế sản xuất. Bố trí sắp xếp lại lao động sản xuất. Tinh giảm bộ máy quản lý, có cơ chế, chính sách bồi dưỡng nhân tài, động viên phát huy sáng kiến, sức sáng tạo của người lao động. Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo chuyển giao kỹ thuật, công nghệ.
7. Giải pháp bảo vệ môi trường và sản xuất sạch
- Thực hiện việc di dời các đơn vị sản xuất thuốc lá theo quy hoạch đúng tiến độ và đầu tư cơ sở mới có hiệu quả.
- Đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại, sử dụng công nghệ sản xuất sạch hơn để nâng cao chất lượng sản phẩm và khắc phục gây ô nhiễm môi trường. Kết hợp công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại để xử lý có hiệu quả: khí thải, chất thải rắn, nước thải, chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất theo hướng sản xuất sạch hơn.
8. Giải pháp đa dạng ngành nghề kinh doanh
Thực hiện đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới, chuẩn bị phương án đầu tư vào các ngành nghề khác để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng thu cho ngân sách, giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho các vùng trồng cây thuốc lá: hệ thống thủy lợi, đường giao thông,...; hỗ trợ vay vốn bằng hiện vật cho nông dân trồng thuốc lá như phân bón, thuốc trừ sâu, than sấy... Duy trì Quỹ đầu tư trồng và chế biến nguyên liệu thuốc lá, có chế tài xử phạt khi xảy ra tranh chấp, không thực hiện hợp đồng.
- Hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới có giá trị và chất lượng cao; chính sách hỗ trợ cho ngành thuốc lá để giải quyết lượng lao động mất việc làm, giải quyết lao động dôi dư phù hợp với lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt của Nhà nước.
b) Chính sách quản lý chuyên ngành
- Đối với sản xuất:
+ Nhà nước độc quyền trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm thuốc lá, bao gồm sản xuất và nhập khẩu.
+ Quản lý năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá của từng doanh nghiệp và của toàn ngành thuốc lá, trên cơ sở năng lực của máy móc thiết bị có tại thời điểm ban hành Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ do Bộ Công nghiệp công bố, được xác định 3 ca/ngày.
+ Quy định sản lượng sản xuất: sản lượng sản phẩm thuốc lá do doanh nghiệp cung cấp ra thị trường trong nước hàng năm (bao gồm cả sản xuất và nhập khẩu) không được vượt quá năng lực sản xuất được ghi trong giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá. Bộ Công nghiệp quy định sản lượng sản xuất sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu trong nước, nước ngoài của các doanh nghiệp trong từng thời kỳ (quy định sản lượng nhãn thuốc lá quốc tế theo các hình thức nhượng quyền, hợp tác sản xuất, liên doanh).
Quản lý việc cung cấp tem thuốc lá theo đúng hạn mức sản lượng sản xuất, hạn mức nhập khẩu sản phẩm thuốc lá quy định cho các doanh nghiệp theo từng thời kỳ.
- Đối với nhập khẩu:
+ Đối với nhập khẩu sản phẩm thuốc lá:
Đưa vào danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành và quản lý nhập khẩu theo hình thức thương mại Nhà nước kết hợp với các biện pháp phi thuế quan.
Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam là đầu mối duy nhất nhập khẩu sản phẩm thuốc lá. Sản lượng thuốc lá nhập khẩu đảm bảo không làm tăng tổng sản lượng thuốc lá tiêu thụ tại Việt Nam.
Sản phẩm thuốc lá nhập khẩu phải đáp ứng các quy định: ghi rõ nơi sản xuất, hàm lượng Tar và Nicotine, dán tem nhập khẩu phân biệt với tem thuốc lá sản xuất trong nước, ghi lời cảnh báo sức khoẻ...
Ngoài các loại thuế theo quy định, thuế nhập khẩu thuốc lá có lộ trình phù hợp (thuế %, thuế tuyệt đối) nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh của ngành thuốc lá.
+ Đối với mặt hàng thuốc lá lá nguyên liệu:
Tiếp tục duy trì biện pháp quản lý hạn ngạch thuế quan như kết quả đàm phán gia nhập WTO.
+ Đối với mặt hàng máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá, sợi thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá:
Máy móc thiết bị, nguyên liệu, giấy cuốn điếu thuốc lá là hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành, kiểm soát chặt chẽ trong sản xuất, nhập khẩu và sử dụng đảm bảo không tăng năng lực sản xuất thuốc lá, hạn chế tình trạng sản xuất thuốc lá trốn thuế, thuốc lá giả nhãn mác, kém chất lượng.
Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan phù hợp với quy định của WTO, Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) về các lĩnh vực xuất nhập khẩu, đầu tư,… theo nguyên tắc “Đảm bảo khả năng cạnh tranh của ngành thuốc lá Việt Nam, Nhà nước có thể kiểm soát được sản xuất, tiêu thụ thuốc lá và thực hiện được các cam kết của Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế”.
+ Chống buôn lậu thuốc lá, buôn bán thuốc lá giả:
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc bán thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả, kém chất lượng…; dành một khoản kinh phí cần thiết trên cơ sở trích một phần kinh phí ngân sách và đóng góp của ngành thuốc lá để tiêu hủy thuốc lá nhập lậu, hỗ trợ trang bị đầu tư phương tiện thông tin, giao thông, nhân lực... cho lực lượng chống buôn lậu; quan tâm hỗ trợ, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho đồng bào vùng biên giới.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
- Bộ Công nghiệp: chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương để tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược này.
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Thương mại, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Văn hóa - Thông tin, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo thẩm quyền chức năng được giao, phối hợp với Bộ Công nghiệp trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược này.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Công nghiệp và các Bộ, ngành cụ thể hoá Chiến lược trên địa bàn tỉnh, thành phố cho phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phối hợp với Bộ Công nghiệp thực hiện chủ trương sắp xếp các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá do tỉnh, thành phố quản lý.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No.88/2007/QD-TTg | Hanoi, June 13, 2007 |
DECISION
APPROVING THE OVERALL STRATEGY OF VIETNAM’S TOBACCO INDUSTRY UP TO 2010 AND A VISION TOWARDS 2020
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;
At the proposal of the Ministry of Industry in Document No. 1902/TTr-BCN dated May 3, 2007, submitting to the Prime Minister for approval the overall strategy of Vietnam’s tobacco industry up to 2010 and a vision towards 2020; and comments of relevant ministries and branches,
DECIDES:
Article 1. To approve the overall strategy of Vietnam's tobacco industry up to 2010 and a vision towards 2020 with the following principal contents:
I. VIEWPOINTS
1. The State does not encourage tobacco product consumption, carries out measures to closely monitor, and impose quotas of, the tobacco output and import, adopts tax policies to limit tobacco consumption, and conducts propaganda to reduce tobacco use demand;
2. To reform the tobacco industry's management mechanism in accordance with WTO commitments, and step by step implement the Framework Convention on Tobacco Control (FCTC)
3. The State holds monopoly in tobacco product supply, including production and import. Only licensed state enterprises, and joint ventures between licensed enterprises and foreign partners in which the State holds a majority share, may produce tobacco products. To perform state management of tobacco product import;
4. Tobacco products are commodities subject to restricted trading. The State control tobacco circulation and consumption on the market and strictly manages the wholesale and retail of tobacco products;
5. The tobacco product production capacity of each enterprise and the whole tobacco industry determined as three shifts per day, is the capacity of machinery and equipment existing at the time of promulgation of the Government's Resolution No. 12/2000/NQ-CP dated August 14, 2000, and announced by the Ministry of Industry;
6. The annual output of tobacco products supplied to the domestic market (including production and import) by enterprises must not exceed the capacity specified in their tobacco product production permits. The Ministry of Industry shall specify enterprises' output of domestic-and foreign-branded tobacco products in each period;
7. Tobacco product production is a conditional investment domain. Not to invest in building a new and expanding establishments producing tobacco products for domestic consumption in excess of the aggregate tobacco product production capacity determined by competent authorities. To allow only intensive investment and renewal of tobacco production technologies and equipment for the purpose of product restructuring with a view to raising product value and quality, reducing harmful effects, and protecting the environment;
8. To carry out international cooperation with a view to conforming with common principles of international economic integration and Vietnam's international commitments, refrain from increasing the capacity of tobacco production for domestic consumption, improving product quality, and fighting fake and smuggled cigarettes;
9. The production of new foreign-branded tobacco products for sale in Vietnam must be within the licensed production capacity and approved by the Prime Minister;
10. Foreign investment in tobacco product production must be in the form of joint venture or cooperation with licensed tobacco production enterprises; fully satisfy the conditions for obtaining a production permit; conform with the tobacco industry’s overall strategy; have the State held a majority share; and be approved by the Prime Minister;
11. Machinery, equipment, materials and paper for making cigarettes are commodities subject to line management and tight control of production, import and use;
12. Investment in tobacco growing areas aims to tap land and labor potentials and satisfy the market demand. To pay special attention to developing tobacco growing in mountainous, deep-lying and remote areas, making contribution to hunger eradication and poverty alleviation;
13. To boost scientific and technological research and application in the tobacco industry and raise its scientific and technological level to the regional one;
14. To continue reorganizing and rearranging tobacco production enterprises into big ones and to form the Vietnam Tobacco Group with multiple ownership and multiple business lines; to modernize equipment and technology to improve product quality, reduce harmful effects and protect the environment; to be highly profitable and competitive; the Vietnam National Tobacco Corporation plays a key role in this work.
II. OBJECTIVES
1. Organization of the tobacco industry's production up to 2020
a) The Vietnam National Tobacco Corporation plays a key role in reorganizing inefficient small tobacco production enterprises into strong ones which are nationally and internationally competitive.
b) To form the Vietnam Tobacco Group doing multiple business lines on the basis of further rearranging and restructuring key enterprises controlling tobacco production and trading, which are the Vietnam National Tobacco Corporation, Saigon Industry Corporation (Ben Thanh Tobacco Company), Khanh Viet Corporation, and Dong Nai Food Industry Corporation (Dong Nai Tobacco Company).
2. Tobacco product production
a) Total capacity of tobacco product production for domestic consumption
The tobacco product production capacity of each enterprise and the whole tobacco industry, determined as three shifts per day, is the capacity of machinery and equipment existing at the time of promulgation of the Government's Decree No. 12/2000/ND-CP dated August 14, 2000, and determined and announced by the Ministry of Industry.
The tobacco production capacity of each enterprise and the whole tobacco industry is the basis for managing special-use equipment investment as well as enterprises' tobacco product output.
b) Annual tobacco product output
Tobacco is a commodity whose consumption is not encouraged, but whose domestic production must be maintained to satisfy the market demand and at the same time limit the smuggling of tobacco products.
The tobacco industry's aggregate annual output of tobacco products for supply to the domestic market (including production and import) must not exceed the actual production capacity determined and announced by the Ministry of Industry on August 14, 2000. Each enterprise's output may not exceed the production capacity specified in its tobacco production permit.
The Ministry of Industry shall specify enterprises’ output of domestic- and foreign-branded tobacco products in each period to meet the domestic market demand with a view to gradually reducing the demand for tobacco product use.
c) Product structure
To restructure products with a view to raising the ratio of medium- and high-grade cigarettes and gradually reducing low-grade ones.
Product structure | Ratio (%) | ||
2010 | 2015 | 2020 | |
High-grade cigarettes | 27.0 | 32.0 | 35.0 |
Medium-grade cigarettes | 10.5 | 23.0 | 30.0 |
Low-grade cigarettes | 62.5 | 45.0 | 35.0 |
Total | 100.0 | 100.0 | 100.0 |
By 2010:
100% of the tobacco output will be filter cigarettes. The output of medium- and high-grade cigarettes will increase gradually and account for 37.5% of the total output for domestic consumption. The material localization rate will reach 64%.
By 2020:
Medium- and high-grade filter cigarettes will be the majority, accounting for 65% of the total output.
The material localization rate will reach 70%.
d) Roadmap for tar and nicotine reduction
In implementation of the Government’s Resolution No. 12/2000/NQ-CP dated August 14, 2000, on the national policy on tobacco harm prevention and control in the 2000-2010 period, Vietnam has acceded to the Framework Convention on Tobacco Control and ratified the roadmap for reduction of tar and nicotine amounts in cigarettes up to 2010 and visions towards 2020, prescribed as follows:
Particulars | 2005-2010 | 2010-2015 | 2015-2020 |
Tar (mg/cigarette) | ≤ 16 | ≤12 | ≤10 |
Nicotine (mg/cigarette) | ≤ 1.4 | ≤ 1.0 | ≤ 1.0 |
e) Material production
- Agricultural production:
By 2010:
The tobacco growing area will reach around 39,200 hectares, the average yield will reach 2tons/hectare, the annual output will reach 78,400 tons.
By 2020:
The tobacco growing area will stay at 40,300 hectares, the average yield will reach 2.2 tons/hectare, the annual output will reach 88,660 tons.
The level of fanning techniques will be raised to world standards to produce a majority of materials for medium- and high-grade cigarettes.
- Material processing:
By 2010, 80% of processed materials will be used and over 30% of domestic materials will replace imported materials for the production of high-grade cigarettes. From 2015 onward, all tobacco production units will use 100% of processed tobacco materials.
e) Supplementary material production
The production of tobacco supplementary materials such as filter tips, wax paper of all kinds, cigarette paper, aluminum paper, packages of all kind (label, carton) fully meets the domestic and export production demand.
f) International cooperation
To continue cooperation with major international tobacco groups as strategic partners in producing cigarettes of international brands in the forms of joint venture, export processing and licensing, to raise the tobacco industry's competitiveness and reduce smuggled cigarettes without increasing the output for domestic consumption; to step by step boost the export of branded cigarettes of high value.
Investment cooperation and joint ventures with foreign partners in tobacco product production and trading must comply with common principles of international economic integration as well as Vietnam’s international commitments and must satisfy the following conditions:
- Intensive investment, and technology and equipment renewal aim to raise product quality and value without increasing the tobacco production capacity for domestic consumption.
- Foreign investment in tobacco product production must be in the form of joint venture or cooperation with licensed tobacco product producers, conform with the tobacco industry's overall strategy; have the State held a majority share; be approved by the Prime Minister; and fully satisfy the conditions for obtaining a production permit.
- To reduce harmful effects, protect the environment and community health, and observe the Framework Convention on Tobacco Control and regulations on management of tobacco product production.
- To encourage investment in tobacco product production associated with investment in raw material zones and use of domestic supplementary materials.
g) Investment
- Intensive investment
To renovate and upgrade existing cigarette plants with a view to modernizing production chains and technologies and supplementing automated high-capacity machinery and equipment without raising the production capacity. To liquidate and destroy obsolete, outdated and polluting equipment. By 2015, modern equipment will account for 40% of
the tobacco industry's production capacity and for 55% by 2020.
- Relocation of several plants under planning
To relocate a number of plants out of city centers under planning, including the Saigon Tobacco Company, Thang Long Tobacco Company and Ben Thanh Tobacco Company.
-Other domains
To invest in raising the capacity of scientific and technological research to increase product quality and value and reduce harmful and polluting substances.
III. SOLUTIONS FOR STRATEGY IMPLEMENTATION
1. Tobacco industry restructuring solutions
a) Rearrangement and merger
- To identify small, inefficient and domestically and internationally uncompetitive tobacco production enterprises.
- To merge these enterprises with other strong ones or consolidate them into strong ones doing diversified business lines.
b) Formation of Vietnam Tobacco Group
-To retain the tobacco industry's four key tobacco production and trading enterprises which are the Vietnam National Tobacco Corporation, Saigon Industry Corporation, Khanh Viet Corporation and Dong Nai Food Industry Corporation.
- To form the Vietnam Tobacco Group doing diversified business lines on the basis of the key enterprises.
Solutions for restructuring the tobacco industry shall be adopted through discussions and agreements between concerned localities and enterprises in a voluntary manner.
2. Solutions on tobacco product sale organization
- To properly consolidate and reorganize the distribution network, control the wholesale market and gradually control the retail sale network, and build up a network of fixed retail dealers under supervision. To actively control and regulate the market prices in the direction of increasing budget revenues and reducing tobacco consumption.
- To actively seek to expand cigarette export markets and boost cooperation with, or export processing for, foreign partners.
- To increase inspection and supervision of smuggled cigarette transport and trading. To use state budget funds and tobacco producers' contributions to prevent and stop cigarette smuggling and increase equipment and personnel for anti-smuggling forces.
3. Investment and scientific research solutions
a) Intensive investment, technology and equipment renewal
To focus investment in modernizing major equipment.
- Cigarette rolling and packing equipment: To replace with and supplement filter tip rolling chains with a capacity of 6,000-10,000 cigarettes/minute; packing chains with a capacity of 250-400 packs/minute.
- Tobacco shred chains: To continue upgrading and modernizing plants' shred workshops to advanced and modern levels.
- To invest in the development of raw material zones, improve raw material quality, invest in one raw material processing chain with an hourly capacity of three tons and a leaf tobacco production chain with an annual capacity of 5,000 tons.
- To equip a shred dilating chain, renew technologies in stem removal, raw material processing, shred processing, and use of flavorings and supplementary materials with a view to reducing harmful substances, meeting increasingly high requirements of consumers and international trends.
- To invest in infrastructure improvement and workshop modernization; to automate warehouse and transport systems to fit modern machinery and equipment.
- To modernize a number of supplementary material production units.
b) Scientific research
- To boost research into and application of scientific and technological achievements, improve the technological level in the areas of raw material, cigarette, product quality control and supplementary material.
- To invest in building the Tobacoo Economics and Technology Institute into the tobacco industry’s research and development agency.
c) Capital sources
To diversify forms of mobilizing capital from the investment fund for tobacco material growing and processing, enterprises' development investment capital, commercial loans, capital mobilized through corporate bond issuance, and other legally mobilized capital under law.
4. Solutions on investment in tobacco raw material zone development
- To make focal investment in high-quality raw material zones such as Cao Bang, Bac Son (Lang Son province), Ninh Thuan, Tay Ninh, Gia Lai and Dak Lak.
- To research into and apply scientific and technological advances to the selection of tobacco varieties; processes for tobacco growing, preliminary processing and drying; and the classification of tobacco materials.
- Management of raw material production and trading: To generate capital from the investment fund for tobacco material growing and processing. To adopt reasonable pricing policies and suitable procurement modes. To develop the forms of farm construction, and joint venture or association, including foreign-invested joint venture, for tobacco material growing and processing.
5. International cooperation solutions
- To continue cooperation with BAT, Philip, Morris, Imperial, and Japan Tobacco groups in producing cigarettes of international brands already licensed in the form of joint venture, cooperation or licensing. To cooperate in additionally producing cigarettes of some international brands to replace smuggled cigarettes.
- To develop joint ventures growing raw materials and processing shreds to satisfy the market demand.
- To cooperate with BAT, Sampoerna, Universal and Dimon groups in such programs as research and development, improvement of the domestic raw material quality, export of raw materials, and import-substituting materials.
- To study possibilities for setting up joint ventures in other businesses under the tobacco industry’s strategy of diversifying business lines.
6. Human resources and training solutions
To diversify training forms, closely combine training with production practices. To rearrange laborers. To downsize the management apparatus, adopt mechanisms and policies to foster talents and encourage laborers' initiatives and creativity. To increase international cooperation in technology and skill transfer training.
7. Clean production and environmental protection solutions
- To timely relocate tobacco production units under planning and ensure efficient investment of new establishments.
- To invest in renewing technologies, machinery and equipment, apply cleaner production technologies to improve product quality and address environmental pollution. To combine traditional technologies with modern ones to effectively treat waste gas, solid wastes, wastewater, harmful wastes discharged from the production process.
8. Business line diversification solutions
To diversify business lines, seek new investment opportunities, prepare schemes on investment in other trades to raise capital use efficiency, increase budget revenues, generate jobs and increase laborers' income.
a) Production policies
-To invest in infrastructure in service of tobacco growing areas, including irrigation systems and roads; to provide tobacco farmers with loans in kind such as fertilizer, pesticide and coal for drying. To maintain the investment fund for tobacco material growing and processing, and impose sanctions when contract breaches or disputes occur.
- To provide state budget funds for research into and development of new products of high quality and value; adopt policies to assist the tobacco industry in dealing with job cuts in accordance with the State's roadmap fur special consumption tax increase.
b) Policies on line management
- For production:
+ The State holds monopoly in tobacco product supply, including production and import.
+ To manage the tobacco product production capacity of each enterprise and the whole tobacco industry, determined as three shifts/day, on the basis of the capacity of machinery and equipment existing at the time of promulgation of the Government's Resolution No. 12/2000/NQ-CP dated August 14, 2000, and announced by the Ministry of Industry.
+ Output determination: The output of tobacco products annually supplied to the domestic market by enterprises (including production and import) must not exceed the production capacity specified in their tobacco product production permits. The Ministry of Industry shall determine enterprises' output of domestic- and foreign-branded tobacco products in each period (determining the output of international branded cigarettes in the forms of franchise, production cooperation and joint venture).
The cigarette stamp supply shall be managed according to quotas for production and import of tobacco products determined for enterprises in each period.
- For import:
+ For import of tobacco products
To include tobacco products in the list of commodities subject to line management and import management in the form of state trade combined with non-tariff measures.
The Vietnam National Tobacco Corporation is the sole importer of tobacco products. The volume of tobacco imports must ensure that total tobacco sales in Vietnam are not increased.
Imported tobacco products must satisfy the requirements of clearly stating the place of manufacture, and tar and nicotine amounts; being affixed with import stamps to distinguish them from domestically made cigarettes; and health warnings.
Apart from prescribed taxes, the tobacco import tax has a suitable roadmap (ad valorem tax, specific tax) to create a healthy competitive environment for the tobacco industry.
+ For leaf tobacco raw materials:
To maintain the tariff quota-based management measure according to WTO admission negotiation results.
+ For special-use equipment and machinery, tobacco shreds, cigarette paper:
Machinery and equipment, raw materials, and cigarette paper are goods subject to line management and tight control over production, import and use, ensuring not to raise the tobacco production capacity, to reduce tax-evading production of cigarettes, and production of cigarettes with fake brands and poor quality.
- Other policies:
+ Legal framework completion
To conduct studies on amendments and supplements to relevant legal provisions in compliance with WTO regulations and the FCTC in such domains as import-export and investment on the principle of ''ensuring the competitiveness of Vietnam’s tobacco industry, state control of the tobacco industry, state control of the tobacco production and consumption, and realization of Vietnam's commitments to its international economic integration.
+ Combating cigarette smuggling and fake cigarette trading.
To intensify the inspection and control of the trading of smuggled, fake and poor quality cigarettes; to allocate certain funds from the state budget and the tobacco industry's contributions to destroy smuggled cigarettes, support investment in communication equipment, vehicles and personnel for anti-smuggling forces; to pay attention to supporting, eradicating hunger, reducing poverty, generating jobs for inhabitants in border regions.
Article 2. Organization of implementation
- The Ministry of Industry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries, branches and localities in implementing this strategy.
- The Ministries of Planning and Investment; Finance; Agriculture and Rural Development; Construction; Trade; Labor, War Invalids and Social Affairs; Science and Technology; Natural Resources and Environment; Health; and Culture and Information, the State Bank of Vietnam, and the Vietnam Development Bank shall, according to their assigned functions and powers, coordinate with the Ministry of Industry in implementing this strategy.
- Provincial/municipal People’s Committees shall coordinate with the Ministry of Industry and other ministries and branches in materializing this strategy in their provinces/cities in accordance with their local socio-economic development master plans; coordinate with the Ministry of Industry in arranging tobacco production enterprises under their management.
Article 3.
This Decision takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.
Article 4.
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, presidents of municipal/provincial People's Committee, and relevant agencies shall implement this Decision.
| PRIME MINISTER |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây