Quyết định 124/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 124/2006/QĐ-TTg

Quyết định 124/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:124/2006/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:30/05/2006
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Chính sách, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Quản lý khai thác tài nguyên - Ngày 30/5/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 124/2006/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Theo đó, nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư thăm dò, khai thác và chế biến quặng sắt, trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ tài nguyên... Mục tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu quặng sắt cho các cơ sở luyện gang, công nghiệp xi măng, xuất khẩu một phần ở các mỏ không nằm trong quy hoạch vùng nguyên liệu cho các cơ sở luyện kim và để đổi đối lưu nhập khẩu than cốc và than mỡ (dự kiến năm 2006 là 1,5 triệu tấn, năm 2010: 9 triệu tấn, năm 2015: 15 triệu tấn và năm 2020: 16 triệu tấn)... Vốn đầu tư cho công tác thăm dò (khoảng 60 tỷ đồng), chủ yếu từ nguồn vốn của chủ đầu tư. Vốn đầu tư cho khai thác và tuyển quặng sắt (khoảng 6.900 tỷ đồng) do chủ đầu tư thu xếp từ các nguồn vốn tự có, vốn vay và các hình thức huy động vốn hợp pháp khác... Xây dựng cơ chế và chính sách ưu đãi về tài chính, thuế, đất đai đối với dự án đầu tư khai thác quặng sắt làm nguyên liệu cho sản xuất phôi thép trong nước. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực thăm dò, khai thác và chế biến quặng sắt theo quy hoạch phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước. Tạo nguồn vốn ngân sách và tín dụng nhà nước để hỗ trợ cho công tác thăm dò và đầu tư khai thác một số mỏ quặng sắt... Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Quyết định124/2006/QĐ-TTg tại đây

tải Quyết định 124/2006/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 124/2006/QĐ-TTg NGÀY 30 THÁNG 5 NĂM 2006

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN

VÀ SỬ DỤNG QUẶNG SẮT ĐẾN NĂM 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ Công nghiệp tại các văn bản số 4469/TTr-KH ngày 19 tháng 8 năm 2005; số 387/BCN-KH ngày 18 tháng 01 năm 2006 và ý kiến của các Bộ, cơ quan liên quan,

 

QUYẾT ĐỊNH :

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm

a) Quặng sắt Việt Nam phải được thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo đảm an ninh trật tự xã hội tại các địa bàn có quặng sắt.

b) Quy hoạch thăm dò và khai thác quặng sắt là cơ sở để lập lại trật tự trong hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật, đảm bảo lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp và của nhân dân ở những vùng có quặng sắt.

c) Xây dựng và phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng sắt với công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam, nâng cao hệ số thu hồi khoáng sản.

d) Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư thăm dò, khai thác và chế biến quặng sắt, trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ tài nguyên.

2. Mục tiêu

a) Đáp ứng nhu cầu nguyên liệu quặng sắt cho các cơ sở luyện kim trong nước, dành một phần xuất khẩu để đối lưu đổi lấy than cốc, than mỡ cho nhu cầu luyện kim.

b) Công tác thăm dò địa chất tập trung vào các điểm quặng manhetit có triển vọng và tiến hành kết hợp với việc thực hiện những nhiệm vụ địa chất khác.

c) Chuẩn bị đầy đủ cơ sở tài liệu về trữ lượng, chất lượng, điều kiện khai thác của các mỏ sẽ đưa vào khai thác trước năm 2020.

d) Xác định các vùng thăm dò, khai thác, thể hiện các vùng cấm và hạn chế hoạt động khoáng sản để đảm bảo cho các hoạt động khoáng sản thực hiện đúng quy định của pháp luật.

3. Nội dung Quy hoạch

a) Nhu cầu quặng sắt: đáp ứng nhu cầu quặng sắt cho các cơ sở luyện gang, công nghiệp xi măng, xuất khẩu một phần ở các mỏ không nằm trong quy hoạch vùng nguyên liệu cho các cơ sở luyện kim và để đổi đối lưu nhập khẩu than cốc và than mỡ (dự kiến năm 2006 là 1,5 triệu tấn; năm 2010 là 9 triệu tấn; năm 2015 là 15 triệu tấn và năm 2020 là 16 triệu tấn).

b) Quy hoạch thăm dò: từ nay đến năm 2020 tiến hành quy hoạch thăm dò 14 mỏ và vùng mỏ, trong đó: thăm dò bổ sung 2 mỏ, giao địa phương quản lý 3 mỏ. Kết quả của công tác thăm dò phải đảm bảo chuẩn bị đủ trữ lượng để khai thác ổn định cho các vùng mỏ tại địa bàn Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang; chuẩn bị tài nguyên để sau năm 2015 quy hoạch khai thác và chế biến các khu mỏ mới: Trấn Yên (Yên Bái), Tòng Bá (Hà Giang), Thanh Sơn (Phú Thọ), Mộ Đức (Quảng Ngãi). Chi tiết theo Phụ lục I.

c) Quy hoạch khai thác, chế biến:

- Quy hoạch khai thác:

+ Từ nay đến năm 2020 sẽ khai thác 26 mỏ thuộc địa bàn 9 tỉnh để đáp ứng đủ nhu cầu về quặng sắt cho các hộ tiêu thụ; trong đó: Lào Cai 6 mỏ; Yên Bái 4 mỏ; Hà Giang 2 mỏ; Tuyên Quang 2 mỏ; Cao Bằng 3 mỏ; Bắc Kạn 4 mỏ; Thái Nguyên 2 mỏ; Thanh Hoá 2 mỏ và Hà Tĩnh 1 mỏ. Công suất khai thác năm 2010 là 9 triệu tấn/năm; giai đoạn 2011 - 2015 là 14 - 15 triệu tấn/năm; giai đoạn 2016 - 2020 là 15 - 16 triệu tấn/năm. Chi tiết theo Phụ lục II và Phụ lục III.

+ Sản lượng trên có thể điều chỉnh tùy theo thực tế phát triển ngành luyện kim Việt Nam và yêu cầu cụ thể của các dự án đầu tư nước ngoài về luyện kim tại Việt Nam.

- Quy hoạch chế biến: phần lớn quặng sắt của các mỏ đều có chất lượng thấp, cần phải chế biến, làm giàu trước khi tiêu thụ. Đầu tư đồng bộ giữa khâu khai thác và tuyển khoáng để làm giàu quặng đảm bảo yêu cầu cho khâu luyện kim.

- Sản lượng khai thác, chế biến quặng sắt trên từng địa phương như sau:

+ Giai đoạn đến 2010:

(1) Tại tỉnh Lào Cai: khai thác và chế biến quặng sắt mỏ Quý Xa và các mỏ khác với tổng công suất 3,5 - 4,5 triệu tấn/năm để cung cấp cho Nhà máy sản xuất gang tại Lào Cai có công suất 500.000 tấn/năm, cho Công ty Gang thép Thái Nguyên và cho xuất khẩu đổi than mỡ, than cốc và nguyên liệu khác.

(2) Tại Cao Bằng: khai thác và chế biến quặng sắt các mỏ trên địa bàn của tỉnh với tổng công suất 350.000 - 450.000 tấn/năm để cung cấp cho 02 lò cao xây dựng tại Cao Bằng với công suất 30.000 tấn gang/năm và cung cấp cho Công ty Gang thép Thái Nguyên.

(3) Tại Bắc Kạn: khai thác và chế biến quặng sắt các mỏ trên địa bàn của tỉnh với tổng công suất 200.000 - 350.000 tấn/năm để cung cấp cho 02 lò cao (25 m3) đang xây dựng tại Bắc Kạn và cung cấp cho Công ty Gang thép Thái Nguyên.

(4) Tại Thái Nguyên: khai thác và chế biến quặng sắt mỏ Trại Cau, mỏ Tiến Bộ và các mỏ khác trên địa bàn của tỉnh với tổng công suất 400.000 - 500.000 tấn/năm để cung cấp cho Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II và III của Công ty Gang thép Thái Nguyên với tổng công suất 750.000 tấn gang lỏng/năm.

(5) Tại Hà Tĩnh: chuẩn bị khai thác mỏ sắt Thạch Khê công suất ban đầu là 5 triệu tấn/năm.

+ Giai đoạn sau 2010:

(6) Tại Hà Tĩnh: khai thác và chế biến quặng sắt mỏ Thạch Khê với tổng công suất từ 5 - 8 triệu tấn/năm để cung cấp cho Nhà máy thép liên hợp Hà Tĩnh công suất 2,5 - 4,5 triệu tấn/năm.

Các tỉnh khác có quặng sắt (như Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Giang, Thanh Hoá) chỉ được phép xây dựng khu luyện thép trên địa bàn của tỉnh khi đã có tài liệu thăm dò xác định chắc chắn nguồn quặng sắt, các yếu tố nguồn lực khác và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Vốn đầu tư

a) Vốn đầu tư cho công tác thăm dò (khoảng 60 tỷ đồng), chủ yếu từ nguồn vốn của chủ đầu tư.

b) Vốn đầu tư cho khai thác và tuyển quặng sắt (khoảng 6.900 tỷ đồng) do chủ đầu tư thu xếp từ các nguồn vốn tự có, vốn vay và các hình thức huy động vốn hợp pháp khác.

c) Trong trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định hình thức hỗ trợ cụ thể.

5. Giải pháp và chính sách thực hiện

a) Giải pháp

- Quản lý và phát hiện tiềm năng quặng sắt: sớm xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý dữ liệu địa chất về quặng sắt bằng công nghệ tin học trên phạm vi cả nước để lưu trữ quốc gia; tiếp tục nghiên cứu, xây dựng chương trình điều tra nhằm phát hiện thêm các mỏ và điểm quặng sắt có tiềm năng thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc và Trung Trung Bộ; khoanh định diện tích mỏ và các công trình phục vụ khai thác của các mỏ, điểm mỏ trong quy hoạch để sử dụng đất hợp lý, nhằm giảm thiểu đền bù và giải tỏa sau này. Đẩy mạnh công tác thăm dò chi tiết để chuẩn bị tài nguyên cho các dự án đưa vào khai thác giai đoạn 2006 - 2020.

- Về khai thác và sử dụng quặng sắt:

+ Ưu tiên các dự án khai thác mỏ phục vụ sản xuất phôi thép trong nước.

+ Áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực khai thác, chế biến quặng sắt, nâng cao năng suất lao động, quản lý giá thành chặt chẽ để sản phẩm có khả năng cạnh tranh.

+ Tập trung nghiên cứu lựa chọn các công nghệ luyện kim thích hợp để sử dụng hiệu quả tối đa nguồn quặng sắt và các nguyên liệu khác trong nước.

 

+ Đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học, công nghệ khai thác, chế biến quặng.

- Giải pháp về cơ sở hạ tầng: ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống đường bộ, đường sắt, cảng tại các tỉnh có nguồn quặng đang và sẽ được khai thác phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế đất nước.

b) Các chính sách

- Xây dựng chính sách sử dụng, kinh doanh xuất nhập khẩu quặng sắt với phương châm sử dụng tiết kiệm và hợp lý tài nguyên, nâng cao hiệu quả kinh tế của việc khai thác, chế biến quặng sắt, đưa dần các hoạt động xuất khẩu quặng sắt đi theo đường chính ngạch, trên cơ sở hợp đồng trung và dài hạn, đảm bảo hài hoà sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương và nâng cao giá trị kinh tế của khoáng sản quặng sắt.

- Xây dựng cơ chế và chính sách ưu đãi về tài chính, thuế, đất đai đối với dự án đầu tư khai thác quặng sắt làm nguyên liệu cho sản xuất phôi thép trong nước. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực thăm dò, khai thác và chế biến quặng sắt theo quy hoạch phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước. Tạo nguồn vốn ngân sách và tín dụng nhà nước để hỗ trợ cho công tác thăm dò và đầu tư khai thác một số mỏ quặng sắt.

- Có chính sách thu hút đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học chuyên ngành địa chất, tuyển khoáng và khai thác thực hiện các dự án thăm dò, khai thác quặng sắt và luyện kim trong nước.

- Về hợp tác quốc tế:

+ Đối với các dự án mỏ Quý Xa và Thạch Khê, để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đồng thời đảm bảo sự đồng bộ giữa khâu khai thác mỏ và luyện kim, có thể hợp tác đầu tư phần mỏ dưới hình thức liên doanh với nước ngoài, phía Việt Nam nắm cổ phần chi phối.

+ Đối với các mỏ khai thác quy mô nhỏ, khai thác tận thu, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tự làm.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Đề xuất cơ chế, chính sách để phát triển ổn định và bền vững ngành công nghiệp khai thác và chế biến quặng sắt.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lập và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản quặng sắt phù hợp với Quy hoạch này và chỉ đạo tổ chức thực hiện.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính cân đối vốn ngân sách xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào tại các khu liên hợp mỏ - luyện kim Quý Xa, Thạch Khê.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức quản lý và bảo vệ tài nguyên quặng sắt trên địa bàn khi mỏ chưa giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác theo quy định; ngăn ngừa tình trạng khai thác và xuất khẩu trái phép quặng sắt. Tổ chức lập và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt đối với các mỏ thuộc thẩm quyền cấp giấy phép.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục I

DANH MỤC CÁC MỎ, ĐIỂM QUẶNG PHẢI TIẾN HÀNH THĂM DÒ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 124/2006/QĐ-TTg

ngày 30 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

_________

 

TT

Mỏ,

vùng mỏ

Mức độ

thăm dò

Thời gian thăm dò

Vốn đầu tư

(triệu VNđ)

Địa chỉ sử dụng

1

Nà Rụa,

Cao Bằng

Thăm dò

2005 - 2007

10.000

Cung cấp quặng giàu cho Thái Nguyên, hoặc cho khu gang thép Cao Bằng

2

Bông Quang,

Cao Bằng

Thăm dò

2007 - 2009

4.000

Làm cơ sở để khai thác ổn định mỏ Nà Lũng

3

Bản Quân,

Khuổi Giang,

Bắc Kạn

Thăm dò

2008 - 2010

6.000

Phục vụ cho gang thép Thái Nguyên và phát triển công nghiệp khai khoáng Pb, Zn, sắt vùng Chợ Đồn

4

Làng Lếch,
Lào Cai

Thăm dò bổ sung

2008 - 2010

 

4.000

Chuẩn bị trữ lượng và mỏ vệ tinh cho Quý Xa

5

Làng Vinh,
Lào Cai

Thăm dò bổ sung

2008 - 2010

 

3.000

Chuẩn bị trữ lượng và mỏ vệ tinh cho Quý Xa

6

Mộ Đức

Quảng Ngãi

Thăm dò

Sau 2010

10.000

Làm cơ sở quy hoạch công nghiệp, luyện kim miền Trung cho khu kinh tế Dung Quất

7

Núi 300,

Yên Bái

Thăm dò

Sau 2010

4.000

Làm cơ sở quy hoạch khai thác và làm giàu sau 2015.

8

Núi Vi,
Yên Bái

Thăm dò

Sau 2010

4.000

Làm cơ sở quy hoạch khai thác và làm giàu sau 2015.

9

Làng Thảo,
Yên Bái

Thăm dò

Sau 2010

4.000

Làm cơ sở quy hoạch khai thác và làm giàu sau 2015.

10

Tòng Bá,
Hà Giang

Thăm dò

Sau 2010

3.000

Làm cơ sở quy hoạch khai thác và làm giàu sau 2015.

11

Nam Lương Hà Giang

Thăm dò

Sau 2010

2.000

Giao địa phương quản lý

12

Lũng Rầy Hà Giang

Th¨m dß

Sau 2010

1.000

Giao địa phương quản lý

13

Sàng Thần Hà Giang

Thăm dò

Sau 2010

3.000

Giao địa phương quản lý

14

Xóm Gường,
Phú Thọ

Thăm dò

Sau 2010

4.000

Làm cơ sở quy hoạch khai thác và làm giàu sau 2015.

 

Phụ lục II

DANH MỤC CÁC MỎ QUẶNG SẮT DO TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ

VÀ DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ HUY ĐỘNG VÀO KHAI THÁC ĐẾN NĂM 2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số 124/2006/QĐ-TTg

ngày 30 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

________

TT

Các mỏ

Dự kiến công suất khai thác (103 tấn/năm)

2006

2007

2008

2009

2010

2011 - 2015

2016 - 2020

I

Lào Cai

170

1.280

1.820

1.820

1.820

3.520

3.520

1

Mỏ Quý Xa

60

1.000

1.500

1.500

1.500

3.000

3.000

2

Mỏ Làng Lếch

 

50

50

50

50

100

100

3

Mỏ Làng Cọ

 

50

50

50

50

100

100

4

Mỏ Làng Vinh

 

50

50

50

50

100

100

5

Mỏ Kíp Tước

50

50

50

50

50

100

100

6

Tính quặng sắt Dự án Đồng Sin Quyền

60

80

120

120

120

120

120

II

Yên Bái

50

100

100

100

100

400

400

1

Mỏ Làng Thảo

50

50

50

50

50

100

100

2

Mỏ Làng Mỵ

 

50

50

50

50

100

100

3

Mỏ Núi Vi

 

 

 

 

 

100

100

4

Mỏ Núi 300

 

 

 

 

 

100

100

III

Hà Giang

 

 

100

100

100

200

200

1

Mỏ Tòng Bá

 

 

50

50

50

100

100

2

Mỏ Sàng Thần

 

 

50

50

50

100

100

IV

Tuyên Quang

60

60

60

60

60

60

30

1

Mỏ Phục Ninh

30

30

30

30

30

30

 

2

Mỏ Tân Tiến

30

30

30

30

30

30

30

V

Tỉnh Cao Bằng

250

270

270

270

270

370

420

1

Mỏ Nà Rụa

 

 

 

 

 

100

200

2

Mỏ Nà Lũng

150

150

150

150

150

150

100

3

Mỏ Ngườm Cháng

100

120

120

120

120

120

120

VI

Bắc Kạn

20

180

180

180

180

400

400

1

Mỏ Bản Phắng

20

45

45

45

45

100

100

2

Mỏ Khuổi Giang

 

45

45

45

45

100

100

3

Mỏ Pù ô

 

45

45

45

45

100

100

4

Mỏ Bản Quân

 

45

45

45

45

100

100

VII

Thái Nguyên

280

970

970

970

970

870

770

1

Khu vực Trại Cau

230

320

320

320

320

220

170

 

Trong đó: cám tồn kho

50

50

50

50

50

50

 

2

Mỏ Tiến Bộ

 

600

600

600

600

600

600

VIII

Thanh Hoá

30

100

100

100

100

100

100

1

Mỏ Làng Sam

30

60

60

60

60

60

60

IX

Tỉnh Hà Tĩnh

 

 

 

 

4.400

8.000

8.000

1

Mỏ Thạch Khê

 

 

 

 

4.400

8.000

8.000

X

Các mỏ khác

500

700

800

800

1.000

1.000

2.000

Tổng cộng hàng năm

1.360

3.660

4.500

4.500

9.000

14.920

15.840

 

Phụ lục III

DANH MỤC CÁC MỎ KHAI THÁC TRONG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2010

(Ban hành kèm theo Quyết định số 124/2006/QĐ-TTg

ngày 30 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

_________

 

Dự án

Nội dung chủ yếu

Địa chỉ tiêu thụ

Công suất

thiết kế (103tấn/năm)

Thời gian khởi công

Chủ đầu tư

Mỏ sắt Trại Cau,

Thái Nguyên

Khai thác lộ thiên trữ lượng còn lại, sử dụng công nghệ KT và CB hiện có, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Công ty Gang thép Thái Nguyên

350

Đang khai thác

Công ty Gang thép Thái Nguyên

Mỏ sắt Tiến Bộ,

Thái Nguyên

Khai thác lộ thiên, xây dựng quy trình chế biến nâng cao hàm lượng sắt, giảm hàm lượng Mn.

Công ty Gang thép Thái Nguyên

300

Đang chuẩn bị đầu tư

Công ty Gang thép Thái Nguyên

Mỏ Tân Tiến,

Phúc Ninh,

Tuyên Quang

Khai thác lộ thiên.

Phối liệu với quặng Trại Cau

và Tiến Bộ

60

Đang khai thác

Công ty Gang thép Thái Nguyên

Mỏ Nà Rụa,

Cao Bằng

Khai thác lộ thiên. Thăm dò bổ sung cho thiết kế khai thác.

Gang thép Thái Nguyên, các lò cao ở khu vực Cao Bằng và xuất khẩu.

200 - 500

Chuẩn bị đầu tư

Tổng công ty Sông Hồng và doanh nghiệp trong nước

Nà Lũng,

Cao Bằng

Khai thác lộ thiên.

Lò cao Cao Bằng;

Xuất khẩu;

150

Đang khai thác

Tổng công ty khoáng sản VN

Ngườm Cháng,
Cao Bằng

Khai thác lộ thiên.

Phối liệu với quặng Trại Cau và quặng Tiến Bộ

120

Đang khai thác

Công ty Gang thép Thái Nguyên.

Mỏ Thạch Khê

Khai thác lộ thiên.

Liên hợp thép Hà Tĩnh và xuất khẩu

5.000

Trước 2010

Liên doanh NN

Quý Xa,

Lào Cai

Khai thác lộ thiên. Xây dựng cơ sở chế biến làm giàu.

Tiêu thụ nội địa và xuất khẩu

1.500

Đang khai thác

các điểm lộ.

Liên doanh NN

Kíp Tước,

Lào Cai

Khai thác lộ thiên; quy mô nhỏ

Xuất khẩu hoặc tiêu thụ nội địa

60

2008 - 2010 (đã bị KT từng phần)

Tổng công ty Khoáng sản VN

Làng Lếch,

Lào Cai

Khai thác lộ thiên.

Xuất khẩu hoặc tiêu thụ nội địa

60

2008 - 2010 (đã bị KT từng phần)

Công ty Khoáng sản Lào Cai

Làng Sam - Ngọc Lặc, Thanh Hoá

Khai thác lộ thiên.

Gang thép Thái Nguyên GĐII

100

2005 - 2006

Liên doanh

trong nước

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 124/2006/QD-TTg

Hanoi, May 30, 2006

 

DECISION

APPROVING THE PLANNING ON EXPLORATION, EXPLOITATION, PROCESSING AND USE OF IRON ORES UP TO 2010, WITH ORIENTATIONS TOWARD 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

At the proposal of the Industry Ministry in Documents No. 4469/TTr-KH of August 19, 2005, and No. 387/BCN-KH of January 18, 2006; and after considering opinions of concerned ministries and agencies,

DECIDES:

Article 1.- To approve the planning on exploration, exploitation, processing and use of iron ores up to 2010, with orientations toward 2020, with the following principal contents:

1. Viewpoints:

a/ Vietnam's iron ores should be explored, exploited, processed and used rationally, economically and efficiently, while the eco-environment should be protected and social security and order be ensured in localities having iron ores.

b/ The planning on exploration and exploitation of iron ores shall serve as a basis for restoring order in mineral activities according to the provisions of law, guaranteeing the interests of the State, enterprises and people in localities having iron ores.

c/ Building and developing the iron ore exploitation and processing industry with modern technologies, suitable to Vietnam's conditions; increasing the mineral recovery co-efficient.

d/ Encouraging various economic sectors to invest in exploration, exploitation and processing of iron ores on the basis of observing the provisions of law on mineral activities, ensuring labor safety and protecting natural resources.

2. Objectives

a/ To meet domestic metallurgical establishments' demand for iron ore materials, set aside part of iron ore materials for export in exchange for coke and fat coal for metallurgical purposes.

b/ To carry out geological surveys primarily in potential magnetite-ore places and in combination with other geological tasks.

c/ To prepare adequate documents on reserves, quality and exploitation conditions of mines which shall be put to exploitation before 2020.

d/ To identify exploration and exploitation areas, including areas where mineral activities are banned or restricted, ensuring that mineral activities are carried out in accordance with the provisions of law.

3. The Planning's contents

a/ Demand for iron ores: To meet the iron ore demands of pig-iron refinery establishments and cement industry; to export part of iron ores exploited from mines outside material areas already planned for metallurgical establishments in exchange for coke and fat coal (planned to be 1.5 million tons in 2006; 9 million tons by 2010; 15 million tons by 2015; and 16 million tons by 2020).

b/ Planning on exploration: From now to 2020, to explore as planned 14 mines and mine areas, of which 2 mines shall be additionally explored and 3 mines shall be transferred to localities for management. The exploration results should ensure sufficient reserves for stable exploitation in mine areas in Cao Bang, Tuyen Quang and Ha Giang; to prepare resources for planning the exploitation and processing in new mine areas in Tran Yen (Yen Bai), Tong Ba (Ha Giang), Thanh Son (Phu Tho), and Mo Duc (Quang Ngai) after 2015. See details in Appendix I enclosed herewith.

c/ Planning on exploitation and processing:

- Planning on exploitation:

+ From now to 2020, to exploit 26 mines in 9 provinces to fully meet the consumer households' demand for iron ores, including 6 mines in Lao Cai, 4 mines in Yen Bai, 2 mines in Ha Giang, 2 mines in Tuyen Quang, 3 mines in Cao Bang, 4 mines in Bac Kan, 2 mines in Thai Nguyen, 2 mines in Thanh Hoa, and 1 mine in Ha Tinh. The exploitation output shall be 9 million tons/year by 2010; 14-15 million tons/year in the 2011-2015 period; and 15-16 million tons/year in the 2016-2020 period. See details in Appendices II and III.

+ The above-said output may be adjusted, depending on the actual development of Vietnam's metallurgical industry and specific requirements of foreign investment projects on metallurgy in Vietnam.

- Planning on processing: Since the most of iron ores in mines are of low quality, they should be processed and enriched before consumption. To make coordinated investment in the mineral exploitation and sorting to enrich ores, meeting the requirements of the metallurgical stage.

- The iron ore exploitation and processing output in each locality shall be as follows:

+ In the period from now to 2010:

(1) In Lao Cai province: To exploit and process iron ores in Quy Xa mine and other mines with a total output of 3.5-4.5 million tons/year for supply to a pig-iron manufacturing factory in Lao Cai with a capacity of 500,000 tons/year, to Thai Nguyen Pig Iron and Steel Company, and for export in exchange for fat coal, coke and other materials.

(2) In Cao Bang: To exploit and process iron ores with a total output of 350,000-450,000 tons/year in mines within the province for supply to two kilns to be built in Cao Bang with a capacity of 30,000 tons of pig iron/year, and to Thai Nguyen Pig Iron and Steel Company.

(3) In Bac Kan: To exploit and process iron ores with a total output of 200,000-350,000 tons/year in mines within the province for supply to two kilns (25 m3) being built in Bac Kan, and to Thai Nguyen Pig Iron and Steel Company.

(4) In Thai Nguyen: To exploit and process iron ores with a total output of 400,000-500,000 tons/year in Trai Cau mine, Tien Bo mine and other mines within the province for supply to Thai Nguyen Pig Iron and Steel Company's project on production expansion, phases II and III, with a total capacity of 750,000 tons of liquid pig iron/year.

(5) In Ha Tinh: To prepare for exploitation of Thach Khe iron mine with an initial capacity of 5 million tons/year.

+ In the post-2010 period

(6) In Ha Tinh: To exploit and process iron ores with a total output of 5-8 million tons/year in Thach Khe mine for supply to Ha Tinh Steel Complex with a capacity of 2.5-4.5 million tons/year.

For other provinces where exist iron ores (such as Tuyen Quang, Yen Bai, Ha Giang and Thanh Hoa), steel refinery zones may be built only when there are exploration documents ascertaining the existence of iron resources and other resources, and the approval of competent authorities is obtained.

4. Investment capital

a/ Investment capital for exploration (around VND 60 billion) shall primarily come from the source of investors' capital.

b/ Investment capital for iron ore exploitation and sorting (around VND 6,900 billion) shall be mobilized by investors from their own capital, loans and, in other lawful forms.

c/ In special cases, the Prime Minister shall consider and decide on specific forms of support.

5. Solutions to and policies for implementation

a/ Solutions

- To manage and discover iron ore potential: To soon build and apply a national computerized system for management of geological data on iron ores for national archive; to continue studying and formulating investigation programs in order to discover more potential iron-ore mines and spots in northern mountainous and Middle-Central Vietnam provinces; to demarcate areas of mines and structures in service of exploitation of mines and mine spots in the planning to ensure the rational use of land, minimizing compensation and ground clearance expenses in the future. To step up the work of detailed exploration in order to prepare natural resources for projects which shall be put to exploitation during the 2006-2020 period.

- Exploitation and use of iron ores:

+ Priority shall be given to mine exploitation projects to serve the domestic manufacture of steel cast.

+ To apply advanced techniques and technologies to the exploitation and processing of iron ores; to raise labor productivity and closely control cost in order to turn out competitive products.

+ To concentrate efforts on studying and selecting appropriate metallurgical technologies for the most efficient use of iron ore and other materials in the country.

+ To step up international cooperation in the domain of ore exploitation and processing science and technology.

- Infrastructure-related solutions: Priority shall be given to investment in the construction of roads, railways and ports in provinces where ores are being and to be exploited in service of national economic development.

b/ Policies

- To work out policies on the use, import and export of iron ores under the guideline of economical and rational use of natural resources, raising the economic efficiency of the exploitation and processing of iron ores, gradually making the export of iron ores officially quota-regulated on the basis of medium- and long-term contracts, ensuring harmony in local socio-economic development and raising the economic value of iron-ore minerals.

- To work out preferential financial, tax and land mechanisms and policies for investment projects on exploitation of iron ores for use as materials for domestic manufacture of steel cast. To encourage all economic sectors to invest in the exploration, exploitation and processing of iron ores under the planning to meet the domestic production demand. To create state budget and credit capital sources for supporting the exploration and investing in the exploitation of several iron-ore mines.

- To adopt policies to attract geological, mineral-sorting and exploitation managers and scientists for domestic iron-ore exploration and exploitation and metallurgical projects.

- Regarding international cooperation:

+ For projects on Quy Xa and Thach Khe mines, in order to encourage foreign investors and, at the same time, ensure coordinated mine exploitation and metallurgy, it is possible to cooperate with foreign partners in the form of joint venture in making investment in the mines, with the Vietnamese parties holding dominant shares.

+ Domestic enterprises are encouraged to conduct small-scale exploitation or full extraction of certain mines.

Article 2.- Organization of implementation

1. The Ministry of Industry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches and localities in, organizing the implementation of the planning on zoning off areas for exploration, exploitation, processing and use of iron ores up to 2010, with orientations toward 2020. To propose mechanisms and policies for stable and sustainable development of the iron-ore exploitation and processing industry.

2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall formulate and submit to the Prime Minister for approval a planning on basic geological survey on iron-ore mineral resources, in compliance with this planning, and direct the implementation thereof.

3. The Ministry of Planning and investment and the Ministry of Finance shall balance budget capital for construction of technical infrastructure outside the fences of mine-metallurgical complexes in Quy Xa and Thach Khe.

4. Provincial/municipal People's Committees shall manage and protect iron-ore resources in their respective localities when the mines are not yet assigned to organizations or individuals for management and exploitation according to regulations; to prevent illegal exploitation and export of iron ores. To formulate and submit to People's Councils of the same level for approval plannings on exploration, exploitation, processing and use of iron ores in mines which fall under their licensing competence.

Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 4.- Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies, and presidents of provincial/municipal People's Committees shall have to implement this Decision.

 

 





 

APPENDIX I

LIST OF ORE MINES AND PLACES SUBJECT TO EXPLORATION
(Issued together with the Prime Minister's Decision No. 124/2006/QD-TTg of May 30, 2006)

No.

Mines and mine areas

Extent of exploration

Exploration duration

Investment capital (VND million)

Places of use

1

Na Rua, Cao Bang

Exploration

2005-2007

10,000

Supply of enriched ores to Thai Nguyen, or to Cao Bang Pig-Iron and Steel Zone

2

Bong Quang, Cao Bang

Exploration

2007-2009

4,000

For use as a basis for stable exploitation of Na Lung mine

3

Quan village, Khuoi Giang, Bac Kan

Exploration

2008-2010

6,000

For Thai Nguyen Pig-Iron and Steel Company and development of the exploitation of lead, zinc and iron in Cho Don zone

4

Lech village, Lao Cai

Additional exploration

2008-2010

4,000

Preparation of reserves and satellite mines for Quy Xa

5

Vinh village, Lao Cai

Additional exploration

2008-2010

3,000

Preparation of reserves and satellite mines for Quy Xa

6

Mo Duc, Quang Ngai

Exploration

After 2010

10,000

For use as a basis for Central Vietnam industrial and metallurgical planning for Dung Quat economic zone

7

Mount 300, Yen Bai

Exploration

After 2010

4,000

For use as a basis for exploitation and enriching planning after 2015

8

Vi Mount, Yen Bai

Exploration

After 2010

4,000

For use as a basis for exploitation and enriching planning after 2015

9

Thao village, Yen Bai

Exploration

After 2010

4,000

For use as a basis for exploitation and enriching planning after 2015

10

Tong Ba, Ha Giang

Exploration

After 2010

3,000

For use as a basis for exploitation and enriching planning after 2015

11

Nam Luong, Ha Giang

Exploration

After 2010

2,000

To be assigned to the locality for management

12

Lung Ray, Ha Giang

Exploration

After 2010

1,000

To be assigned to the locality for management

13

Sang Than, Ha Giang

Exploration

After 2010

3,000

To be assigned to the locality for management

14

Guong hamlet, Phu Tho

Exploration

After 2010

4,000

For use as a basis for exploitation and enriching planning after 2015

 

APPENDIX II

LIST OF CENTRALLY MANAGED IRON-ORE MINES AND PROJECTED PROGRESS OF EXPLOITATION UP TO 2020
(Issued together with the Prime Ministers Decision No. 124/2006/QD-TTg of May 30, 2006)

No.

Mines

Projected exploitation capacity (1,000 tons/year)

2006

2007

2008

2009

2010

2011-2015

2016-2020

I

Lao Cai

170

1,280

1,820

1,820

1,820

3,520

3,520

1

Quy Xa mine

60

1,000

1,500

1,500

1,500

3,000

3,000

2

Lech village mine

 

50

50

50

50

100

100

3

Co village mine

 

50

50

50

50

100

100

4

Vinh village mine

 

50

50

50

50

100

100

5

Kip Tuoc mine

50

50

50

50

50

100

100

6

Iron ores for the Dong Sin Quyen project

60

80

120

120

120

120

120

II

Yen Bai

50

100

100

100

100

400

400

1

Thao village mine

50

50

50

50

50

100

100

2

My village mine

 

50

50

50

50

100

100

3

Vi mount mine

 

 

 

 

 

100

100

4

Mount-300 mine

 

 

 

 

 

100

100

III

Ha Giang

 

 

100

100

100

200

200

1

Tong Ba mine

 

 

50

50

50

100

100

2

Sang Than mine

 

 

50

50

50

100

100

IV

Tuyen Quang

60

60

60

60

60

60

30

1

Phuc Ninh mine

30

30

30

30

30

30

 

2

Tan Tien mine

30

30

30

30

30

30

30

V

Cao Bang province

250

270

270

270

270

370

420

1

Na Rua mine

 

 

 

 

 

100

200

2

Na Lung mine

150

150

150

150

150

150

100

3

Nguom Chang mine

100

120

120

120

120

120

120

VI

Bac Kan

20

180

180

180

180

400

400

1

Phang village mine

20

45

45

45

45

100

100

2

Khuoi Giang mine

 

45

45

45

45

100

100

3

Pu O mine

 

45

45

45

45

100

100

4

Quan village mine

 

45

45

45

45

100

100

VII

Thai Nguyen

280

970

970

970

970

870

770

1

Trai Cau zone

230

320

320

320

320

220

170

 

Of which: slack iron-ore in stock

50

50

50

50

50

50

 

2

Tien Bo mine

 

600

600

600

600

600

600

VIII

Thanh Hoa

30

100

100

100

100

100

100

1

Sam village mine

30

60

60

60

60

60

60

IX

Ha Tinh province

 

 

 

 

4,400

8,000

8,000

1

Thach Khe mine

 

 

 

 

4,400

8,000

8,000

X

Other mines

500

700

800

800

1,000

1,000

2,000

 

Annual total

1,360

3,660

4,500

4,500

9,000

14,920

15,840

 


APPENDIX III

LIST OF MINES TO BE EXPLOITED IN THE PERIOD FROM NOW TO 2010
(Issued together with the Prime Minister's Decision No. 124/2006/QD-TTg of May 30, 2006)

Project

Principal contents

Places of consumption

Designed capacity (1,000 tons/year)

Starting time

Investor

Trai Cau Iron Mine, Thai Nguyen

Open-cast exploitation of remaining reserves, use of existing exploitation and processing technologies, raising of product quality

Thai Nguyen Pig-Iron and Steel Company

350

Under exploitation

Thai Nguyen Pig-Iron and Steel Company

Tien Bo Iron Mine, Thai Nguyen

Open-cast exploitation, building of a processing process for increasing iron content and reducing manganese content

Thai Nguyen Pig-Iron and Steel Company

300

In preparation for investment

Thai Nguyen Pig-Iron and Steel Company

Tan Tien mine, Phuc Ninh, Tuyen Quang

Open-cast exploitation

Materials shall be combined with ores of Trai Cau and Tien Bo mines

60

Under exploitation

Thai Nguyen Pig-Iron and Steel Company

Na Rua mine, Cao Bang

Open-cast exploitation. Additional exploration for exploitation design

Thai Nguyen Pig-Iron and Steel Company, kilns in Cao Bang zone, and for export

200-500

Investment preparation

Song Hong Corporation and domestic enterprises

Na Lung, Cao Bang

Open-cast exploitation

Cao Bang kiln; export

150

Under exploitation

Vietnam Minerals Corporation

Nguom Chang, Cao Bang

Open-cast exploitation

Materials shall be combined with ores of Trai Cau and Tien Bo mines

120

Under exploitation

Thai Nguyen Pig-Iron and Steel Company

Thach Khe mine

Open-cast exploitation

Ha Tinh Steel Complex, and for export

5,000

Before 2010

Joint ventures with foreign parties

Quy Xa, Lao Cai

Open-cast exploitation. Building of a processing and enriching establishment

Domestic consumption and export

1,500

Open-cast places are under exploitation

Joint ventures with foreign parties

Kip Tuoc, Lao Cai

Open-cast exploitation, small-scale

Export or domestic consumption

60

2008-2010 (having been partially exploited)

Vietnam Minerals Corporation

Lech village, Lao Cai

Open-cast exploitation

Export or domestic consumption

60

2008-2010 (having been partially exploited)

Lao Cai Minerals Company

Sam village - Ngoc, Lac, Thanh Hoa

Open-cast exploitation

Thai Nguyen Pig-Iron and Steel Company, phase II

100

2005-2006

Domestic joint ventures

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 124/2006/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất