Quyết định 5170/QĐ-BYT lập Ban soạn thảo Xây dựng Chiến lược Quốc gia Phục hồi chức năng Việt Nam

thuộc tính Quyết định 5170/QĐ-BYT

Quyết định 5170/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc thành lập Ban soạn thảo Xây dựng Chiến lược Quốc gia Phục hồi chức năng Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn 2050
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:5170/QĐ-BYT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Thanh Long
Ngày ban hành:14/12/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Cơ cấu tổ chức

TÓM TẮT VĂN BẢN

Bộ Y tế thành lập Ban soạn thảo Xây dựng Chiến lược Phục hồi chức năng

Ngày 14/12/2020, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 5170/QĐ-BYT về việc thành lập Ban soạn thảo Xây dựng Chiến lược Quốc gia Phục hồi chức năng Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn 2050.

Theo đó, danh sách Ban soạn thảo Xây dựng Chiến lược Quốc gia Phục hồi chức năng Việt Nam bao gồm: Ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế - Trưởng ban; Lãnh đạo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Phó trưởng Ban; Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế - Phó Trưởng ban; Lãnh đạo Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội - Phó Trưởng ban; Lãnh đạo Vụ Khoa giáo-Văn xã, Văn phòng Chính phủ - Ủy viên;….

Bên cạnh đó, Ban soạn thảo có các nhiệm vụ sau: Xây dựng dự thảo đề cương và dự thảo chi tiết Chiến lược quốc gia về Chiến lược Quốc gia Phục hồi chức năng Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn 2050, tổ chức nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo; Tổ chức xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và trình Dự thảo Quyết định theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật;…

Ngoài ra, kinh phí xây dựng Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia Phục hồi chức năng Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn 2050 được ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Ban soạn thảo sẽ tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định5170/QĐ-BYT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ Y TẾ
______

Số: 5170/QĐ-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2020

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thành lập Ban soạn thảo Xây dựng Chiến lược Quốc gia Phục hồi chức năng Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn 2050

_________

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

 

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính Phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Thành lập Ban soạn thảo Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia Phục hồi chức năng Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn 2050 gồm các Ông/Bà có tên trong danh sách kèm theo.

Điều 2. Ban soạn thảo Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia Phục hồi chức năng Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn 2050 có các nhiệm vụ sau:

1.  Xây dựng dự thảo đề cương và dự thảo chi tiết Chiến lược quốc gia về Chiến lược Quốc gia Phục hồi chức năng Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn 2050 và tổ chức nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo;

2.  Tổ chức xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và trình Dự thảo Quyết định theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật;

3.  Xây dựng tờ trình Chính phủ, báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến góp ý về Dự thảo Quyết định, đăng tải các tài liệu dự thảo trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ hoặc Bộ Y tế.

Điều 3. Kinh phí xây dựng Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia Phục hồi chức năng Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn 2050 được ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành và thay thế Quyết định số 2698/QĐ-BYT ngày 26/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thành lập Ban soạn thảo Xây dựng Chiến lược Quốc gia Phục hồi chức năng Việt Nam giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2050.

Ban soạn thảo sẽ tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 5. Các ông, bà: Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục trưởng, Vụ trưởng các Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và các ông, bà có tên tại Điều 1, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như điều 5;

- PTTg. Vũ Đức Đam (để b/c);

- Các đ/c Thứ trưởng Bộ Y tế;

- Lưu: VT, KCB.

BỘ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Nguyễn Thanh Long

 

 

 

BỘ Y TẾ
______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

 

 

 

DANH SÁCH

Ban soạn thảo Xây dựng Chiến lược Quốc gia Phục hồi chức năng Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn 2050

(Kèm theo Quyết định số: 5170/QĐ-BYT ngày 14/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

_____________

 

I.   Ban soạn thảo

A. Trưởng Ban

1.  Ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế

B. Các Phó trưởng Ban

2.  Lãnh đạo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Phó trưởng Ban

3.  Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, Phó Trưởng ban

4.  Lãnh đạo Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Phó Trưởng ban

C. Các Ủy viên/Thành viên

5.  Lãnh đạo Vụ Khoa giáo-Văn xã, Văn phòng Chính phủ

6.  Đại diện Bộ Tư pháp

7.  Đại diện Bộ Giáo dục-Đào tạo

8.  Đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam

9.  Ông Lê Văn Khảm, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế

10.  Bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế

11.  Bà Phan Lê Thu Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ Y tế

12.  Ông Nguyễn Tuấn Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế

13.  Lãnh đạo Cục Khoa học-Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế

14.  Lãnh đạo Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế

15.  Lãnh đạo Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em, Bộ Y tế

16.  Lãnh đạo Cục Bảo vệ trẻ em, Bộ lao động-Thương binh và Xã hội

17.  Bà Trần Thị Mai Oanh, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Bộ Y tế

18.  Ông Hoàng Văn Minh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y tế công cộng

19.  Ông Nguyễn Văn Chi, Giám đốc Bệnh viện Điều dưỡng-Phục hồi chức năng Trung ương

20.  Ông Nguyễn Tấn Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện C Đà Năng

21.  Ông Trần Trọng Hải, Chủ tịch Hội Phục hồi chức năng Việt Nam

22.  Ông Cao Minh Châu, Tổng thư ký Hội Phục hồi chức năng Việt Nam

23.  Ông Đặng Văn Thanh, Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp Hội Người khuyết tật Việt Nam

24.  Đại diện Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin

25.  Đại diện Hội Cha mẹ trẻ tự kỷ Việt Nam

26.  Đại diện Hội Cựu chiến binh

27.  Đại diện Hội Chữ thập đỏ Việt Nam

II. Tổ biên tập giúp việc cho Ban soạn thảo gồm các ông, bà có tên sau:

1.  Ông Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, Tổ trưởng

2.  Bà Phạm Thị Hải Hà, Phó Cục trưởng Cục Bảo Trợ xã hội, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Tổ phó

3.  Ông Trần Ngọc Nghị, Trưởng phòng, Phòng Phục hồi chức năng và Giám định, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, Tổ phó

4.  Ông Ngô Vũ Thắng, Trưởng phòng Tài chính, Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ Y tế

5.  Bà Trần Lan Anh, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái

6.  Ông Phạm Văn Minh, Chủ nhiệm Bộ môn PHCN Trường Đại học Y Hà Nội

7.  Ông Lương Tuấn Khanh, Giám đốc Trung tâm PHCN, Bệnh viện Bạch Mai

8.  Ông Vũ Văn Hoàn, Trưởng khoa, phụ trách khoa Tổ chức và nhân lực y tế, Viện Chiến lược và Chính sách y tế

9.  Bà Nguyễn Thị Thanh Lịch Phó trưởng phòng, Phòng Phục hồi chức năng và Giám định, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế

10.  Ông Phạm Đại Đồng, Trưởng phòng Chính sách xã hội, Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội

11.  Ông Nguyễn Văn Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện Chỉnh hình- PHCN Hà Nội, Bộ LĐTBXH

12.  Ông Nguyễn Hải Thanh, Trưởng khoa Kỹ thuật chỉnh hình, Trường Đại học Lao động xã hội, Bộ LĐTBXH

13.  Ông Nguyễn Thế Hiển, CVC Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế

14.  Ông Trịnh Quang Dũng, Trưởng Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhi Trung ương

15.  Bà Lê Thanh Vân, Chủ nhiệm Bộ môn Vật lý trị liệu, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh-Phó Chủ tịch Hội Vật lý trị liệu Việt Nam

16.  Bà Cao Bích Thủy, Chủ nhiệm Bộ môn Vật lý trị liệu-Phục hồi chức năng, Trường ĐH Y dược Đà Nẵng

17.  Bà Phạm Thị Cẩm Hưng, Chủ nhiệm Khoa Phục hồi chức năng, Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương

18.  Bà Hoàng Thị Thu Hương, chuyên viên Vụ Pháp chế, Bộ Y tế

III. Tổ chuyên gia, tư vấn cho Ban soạn thảo gồm các ông, bà có tên sau:

1.  PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam

2.  PGS.TS. Trần Trọng Hải, Chủ tịch Hội Phục hồi chức năng Việt Nam

3.  GS.TS. Cao Minh Châu, Tổng thư ký Hội Phục hồi chức năng Việt Nam, Phó Trưởng ban

4.  PGS.TS. Nguyễn Trọng Lưu, Phó Chủ tịch Hội PHCN Việt Nam, Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện 108

5.  GS.TS. Nguyễn Thanh Liêm, Viện trưởng Viện nghiên cứu Tế bào gốc và công nghệ gen Vinmec, nguyên Giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương

6.  PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thủy, Tổng thư ký Hội Phục hồi chức năng Việt Nam-Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất