Quyết định 177/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước

thuộc tính Quyết định 177/1999/QĐ-TTg

Quyết định 177/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:177/1999/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:30/08/1999
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức, Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 177/1999/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 177/1999/QĐ-TTG
NGÀY 30 THÁNG 8 NĂM 1999 VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
QUỸ HỖ TRỢ SẮP XẾP VÀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần;

Nhằm thúc đẩy triển khai tích cực và vững chắc việc sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH :

 

Điều 1. Thành lập Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Trung ương, địa phương và các Tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ Quyết định thành lập (Tổng công ty 91) để giải quyết chế độ cho người lao động, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhà nước trong quá trình sắp xếp lại và thực hiện cổ phần hóa (sau đây gọi tắt là Quỹ sắp xếp doanh nghiệp).

 

Điều 2. Quỹ sắp xếp doanh nghiệp sử dụng:

1. Chi cho việc đào tạo, đào tạo lại để giải quyết việc làm mới cho số lao động dôi dư trong quá trình chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.

2. Trợ cấp cho số lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động, bị mất việc khi sắp xếp lại doanh nghiệp và khi doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi sở hữu theo chế độ hiện hành (sau khi đã sử dụng hết Quỹ dự phòng mất việc làm).

3. Hỗ trợ cho người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa có vốn nhà nước không đủ bán cho số cổ phần theo giá ưu đãi đối với người lao động trong doanh nghiệp.

4. Bổ sung vốn cho các doanh nghiệp nhà nước cần ưu tiên củng cố và đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

 

Điều 3. Nguồn vốn hình thành của Quỹ:

Về nguyên tắc : Nguồn vốn hình thành do quá trình sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là chuyển đổi sở hữu) thu từ các doanh nghiệp nhà nước thuộc địa phương chuyển về Quỹ sắp xếp doanh nghiệp ở địa phương, thu từ các doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty 91 chuyển về Quỹ sắp xếp doanh nghiệp ở Tổng công ty 91; thu từ các doanh nghiệp nhà nước thuộc các Bộ, ngành và tiền Ngân sách Trung ương cấp theo kế hoạch hàng năm chuyển về Quỹ sắp xếp doanh nghiệp ở Trung ương; tiền từ Ngân sách địa phương cấp chuyển về Quỹ sắp xếp doanh nghiệp ở địa phương.

Nguồn hình thành cụ thể.

1. Tiền thu từ bán phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi sở hữu.

2. Cổ tức, các khoản thu từ phần vốn góp của nhà nước tại các công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn.

3. Tiền bán các tài sản không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản thanh lý, tiền thu được từ công nợ khó đòi đã bị loại trừ ra khỏi giá trị doanh nghiệp khi chuyển đổi sở hữu.

4. Tiền thu từ thanh lý tài sản nhà nước khi doanh nghiệp nhà nước giải thể.

5. Nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho việc sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

6. Tiền Ngân sách Nhà nước cấp theo kế hoạch hàng năm (nếu có).

 

Điều 4. Quỹ sắp xếp doanh nghiệp được tổ chức ở các cấp sau đây :

 

1. Quỹ sắp xếp doanh nghiệp ở Trung ương được tập trung vào một tài khoản do Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý. Bộ quản lý ngành cùng Bộ Tài chính duyệt kế hoạch sử dụng Quỹ từng năm. Doanh nghiệp được hưởng các khoản chi của Quỹ, tổ chức thực hiện và quyết toán với Bộ Tài chính.

2. Quỹ sắp xếp doanh nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Quỹ sắp xếp doanh nghiệp địa phương) được tập trung vào một tài khoản thuộc Sở Tài chính - Vật giá do Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý (sau đây gọi tắt là ủy ban nhân dân tỉnh). Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá, giúp ủy ban nhân dân tỉnh quản lý điều hành Quỹ.

3. Quỹ sắp xếp doanh nghiệp ở Tổng công ty 91 được tập trung tại một tài khoản riêng của Tổng công ty do Hội đồng quản trị quản lý và phê duyệt kế hoạch sử dụng Quỹ. Tổng Giám đốc tổ chức thực hiện và quyết toán Quỹ với Bộ Tài chính.

4. Đối với các doanh nghiệp hạch toán độc lập trực thuộc Bộ, ủy ban nhân dân tỉnh do Giám đốc doanh nghiệp nhà nước, Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) được sử dụng tiền bán cổ phần để chi trả cho các nội dung quy định tại khoản 1, 2 Điều 2 của Quyết định này. Số còn lại nộp vào Quỹ sắp xếp doanh nghiệp Trung ương (đối với doanh nghiệp trực thuộc Bộ, ngành Trung ương), Quỹ sắp xếp doanh nghiệp địa phương (đối với doanh nghiệp trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh). Trường hợp doanh nghiệp cần củng cố phát triển thì cơ quan quản lý Quỹ ưu tiên cấp lại cho doanh nghiệp theo phương án được phê duyệt.

 

Điều 5. Quản lý Quỹ:

1. Quỹ sắp xếp doanh nghiệp chỉ được chi trả theo đúng các quy định tại Điều 2 của Quyết định này.

2. Mọi hoạt động thu, chi của Quỹ phải được hạch toán riêng và có đủ chứng từ hợp pháp.

3. Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 có nhiệm vụ quản lý Quỹ, báo cáo thường xuyên và định kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

4. Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm điều hòa Quỹ trong phạm vi cả nước để phục vụ cho sắp xếp doanh nghiệp, cổ phần hóa; tổng hợp và quyết toán hàng năm các khoản thu, chi của Quỹ sắp xếp doanh nghiệp trong cả nước.

 

Điều 6. Trách nhiệm của các Bộ, ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91:

1. Phối hợp với cơ quan quản lý Quỹ sắp xếp doanh nghiệp Trung ương kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ, địa phương, Tổng công ty 91 quản lý và nộp đầy đủ số còn lại của tiền chuyển đổi sở hữu sau khi đã chi tại khoản 1, 2 Điều 2 Quyết định này vào Quỹ.

2. Quyết định việc giải quyết chính sách cho người lao động trong doanh nghiệp nhà nước do Bộ, địa phương, Tổng công ty 91 quản lý khi thực hiện chuyển đổi sở hữu.

3. Thẩm tra, quyết định và chi cho các nhu cầu hỗ trợ tài chính tại Điều 2 Quyết định này. Đối với Bộ quản lý ngành sau khi quyết định thông báo cho Bộ Tài chính cấp phát.

4. Kiểm tra các khoản chi phí cho việc chuyển đổi sở hữu và việc sử dụng Quỹ sắp xếp doanh nghiệp tại các doanh nghiệp thuộc phạm vi Bộ, địa phương, Tổng công ty 91 quản lý; bảo đảm Quỹ được sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ, có hiệu quả vào các nhiệm vụ nói tại Điều 2 của Quyết định này.

 

Điều 7. Trách nhiệm của Bộ Tài chính:

1. Sau khi có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, ban hành quy chế quản lý, thu nộp và sử dụng nguồn vốn của Quỹ sắp xếp doanh nghiệp.

2. Việc cấp phát từ Quỹ này phải đảm bảo sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả trong việc chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp.

3. Chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn của Quỹ sắp xếp doanh nghiệp.

4. Điều hòa nguồn vốn của Quỹ sắp xếp doanh nghiệp ở địa phương, Quỹ sắp xếp doanh nghiệp ở Tổng công ty 91 khi xét thấy cần thiết.

5. Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động của Quỹ sắp xếp doanh nghiệp trong cả nước.

 

Điều 8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính để hướng dẫn việc sử dụng Quỹ trong việc đào tạo, đào tạo lại lao động để giải quyết việc làm mới và trợ cấp cho số lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động, bị mất việc khi chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước.

 

Điều 9. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

 

Điều 10. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng Quản trị Tổng công ty 91 có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
No: 177/1999/QD-TTg
Hanoi, August 30, 1999
 
DECISION
ON ORGANIZATION AND OPERATION OF FUNDS FOR SUPPORT OF STATE ENTERPRISE RESTRUCTURE AND EQUITIZATION
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Government’s Decree No. 44/1998/ND-CP of June 29, 1998 on the transformation of State enterprises into joint-stock companies;
With a view to actively and steadily accelerating the restructure and equitization of State enterprises;
At the proposal of the Minister of Finance,
DECIDES:
Article 1.- To set up funds for support of the restructure and equitization of State enterprises run by the central government, localities or State corporations established by the Prime Minister�s decisions (Corporation 91), with a view to applying the entitlement regime for laborers and providing financial support for State enterprises in the process of their re-arrangement and equitization (hereafter referred to as enterprise restructure funds for short).
Article 2.- The enterprise restructure funds shall be used for:
1. Expenditures on the training and re-training so as to give jobs to redundant laborers in the process of ownership change and restructure of State enterprises.
2. Subsidies to laborers who voluntarily terminate the labor contracts or lose their jobs due to the restructure or ownership change of State enterprises according to the current regulations (after using up the severance reserve fund).
3. Support for laborers in the equitized State enterprises where the State-owned capital is not enough to cover the preferential shares to be sold to laborers in such enterprises.
4. Addition of capital to the State enterprises which need to be prioritized for consolidation, and investment in the equitized State enterprises according to the plans already ratified by the competent agencies.
Article 3.- Sources of capital for the creation of the funds:
In principle, the funds shall be created with capital sources arising in the process of restructuring, equitizing, selling, business contracting and leasing (hereafter referred to as ownership conversion for short) State enterprises, including: revenues from the locally-run State enterprises, which shall be remitted to the enterprise arrangement funds in the localities; revenues from State enterprises of Corporations 91, which shall be remitted to the enterprise restructure funds in Corporations 91; revenues from State enterprises of the ministries and branches as well as central budget money allocated according to the annual plans, which shall be remitted to the centrally-run enterprise arrangement funds; and the local budget allocations, which shall be remitted to the locally-run enterprise restructure funds.
Concrete capital sources:
1. The proceeds from the sale of State capital at enterprises subject to the ownership change.
2. The share dividends and revenues from the State’s capital contributions at the joint-stock companies and limited liability companies.
3. The proceeds from the sale of the redundant assets, assets in stock and liquidated assets, and money gained from the recovered bad debts which had already been excluded from the value of enterprises in the ownership conversion process.
4. The money gained from the liquidation of the State properties upon the dissolution of State enterprises.
5. Aid sources from organizations and individuals inside and outside the country for the restructure and equitization of State enterprises.
6. The State budget allocations made according to the annual plans (if any).
Article 4.- The enterprise restructure funds shall be set up at the following levels:
1. The central enterprise restructure fund shall be concentrated in one account to be managed by the Minister of Finance. The branch-managing ministry shall, together with the Finance Ministry, ratify the annual plan on the use of the fund. Enterprises entitled to expenditures from the fund shall make the expenditures therefrom and the final settlement of accounts thereof with the Finance Ministry.
2. The enterprise restructure fund in a province or centrally-run city (hereafter referred to as the local enterprise restructure fund for short) shall be concentrated in one account of the provincial/municipal Finance - Pricing Department, and managed by the president of the People’s Committee of the concerned province or centrally-run city (hereafter referred to as the provincial People’s Committee for short). The director of the Finance- Pricing Department shall assist the provincial People’s Committee in managing the fund.
3. The enterprise restructure fund at a corporation 91 shall be concentrated in the Corporation’s separate account to be managed by the Managing Board, which shall also ratify the fund-using plan. The general director shall organize the use of the fund and make the final settlement of accounts thereof the fund with the Finance Ministry.
4. For independent cost-accounting enterprises attached to ministries or provincial People’s Committees, the State enterprise directors or Managing Boards (for enterprises with Managing Boards) shall be entitled to use the proceeds from the sale of shares to offset the expenditures stipulated in Clauses 1 and 2, Article 2 of this Decision. The remainder shall be remitted to the central enterprise restructure fund (for enterprises under the ministries and centrally-run branches) or the local enterprise restructure fund (for enterprises under the provincial People’s Committees). Where an enterprise needs to be consolidated and develop, the fund-managing agency shall give priority to the re-allocation of the fund to such enterprise according to the ratified plan.
Article 5.- Management of the funds:
1. The enterprise restructure funds shall be used in strict compliance with the stipulations in Article 2 of this Decision.
2. All the funds’ revenues and expenditures must be separately accounted and evidenced by valid vouchers and invoices.
3. The provincial People’s Committee presidents and the Managing Boards of corporations 91 shall have to manage the funds, and make regular and periodical reports thereon as stipulated by the Minister of Finance.
4. The Minister of Finance shall have to regulate the funds in the whole country to serve the enterprise restructure and equitization; sum up and make the final settlement of accounts of revenues and expenditures of the enterprise restructure funds throughout the country.
Article 6.- Responsibilities of the ministries, provincial People’s Committees and Managing Boards of Corporations 91:
1. To coordinate with the agencies managing the central enterprise restructure funds in inspecting and urging State enterprises of the ministries, localities and corporations 91 to manage and fully remit to the funds the remaining sums of money gained from their ownership change, after paying the expenditures mentioned in Clauses 1 and 2, Article 2 of this Decision.
2. To decide the regime of entitlements for laborers in the State enterprises managed by the ministries, localities and Corporations 91 upon the change of ownership.
3. To inspect and decide expenditures on financial support as mentioned in Article 2 of this Decision. For the branch-managing ministries, they must notify such decisions to the Ministry of Finance for allocation.
4. To inspect the ownership conversion expenditures and the use of the enterprise arrangement funds at enterprises managed by the ministries, localities and Corporations 91, ensuring that the funds are used for the right purposes, according to the prescribed regime and in an efficient manner for the performance of the tasks mentioned in Article 2 of this Decision.
Article 7.- Responsibilities of the Finance Ministry:
1. To issue, after getting approval from the Prime Minister, the regulation on the management, collection, remittance and use of capital sources of the enterprise restructure funds.
2. To ensure that the funds’ allocations be used for the right purposes and efficiently in the change of ownership of enterprises.
3. To direct and organize the inspection and management of the use of capital sources of the enterprise restructure funds.
4. To regulate capital sources of the local enterprise restructure funds and the enterprise restructure funds in corporations 91 when deeming it necessary.
5. To take the State management responsibility for operations of the enterprise restructure funds throughout the country.
Article 8.- The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall have to coordinate with the Finance Ministry in guiding the use of the said funds in the training and re-training of laborers so as to create new jobs and provide allowances for those laborers who voluntarily terminate the labor contracts or who lose their jobs upon the change of ownership of the State enterprises.
Article 9.- This Decision takes effect 15 days after its signing.
Article 10.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities and the managing boards of corporations 91 shall have to implement this Decision.
 

 
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 177/1999/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe