Quyết định 559/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển chợ đến năm 2010
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 559/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 559/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Vũ Khoan |
Ngày ban hành: | 31/05/2004 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách, Thương mại-Quảng cáo |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Quyết định559/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 559/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 559/QĐ-TTG
NGÀY 31 THÁNG 5 NĂM 2004 VỀ VIỆC PHÊ
DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CHỢ ĐẾN NĂM 2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 về phát triển và quản lý chợ;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển chợ đến năm 2010 với những nội dung chủ yếu như sau :
I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu tổng quát:
Phát triển và khai thác có hiệu quả mạng lưới chợ với sự đa dạng về loại hình và cấp độ chợ; đồng thời đổi mới về tổ chức và quản lý chợ trên tất cả các địa bàn, nhất là địa bàn nông thôn, miền núi; góp phần mở rộng thị trường, đẩy mạnh lưu thông hàng hoá và kinh doanh dịch vụ; tiêu thụ ngày càng nhiều nông sản hàng hoá và cung cấp ngày càng đầy đủ vật tư, hàng tiêu dùng, góp phần phát triển sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân, nhất là người dân ở nông thôn, miền núi.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Giai đoạn 1 (từ năm 2004 - 2005):
- Hoàn thành công tác quy hoạch phát triển chợ trên phạm vi cả nước; trên cơ sở đó, có kế hoạch thực hiện trong từng năm đến năm 2010.
- 40% cán bộ quản lý chợ ở địa bàn nông thôn, miền núi và 60 % cán bộ quản lý chợ ở địa bàn thành thị được đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ quản lý và khai thác chợ với trình độ và hình thức đào tạo phù hợp.
- Hình thành một số chợ đầu mối nông, lâm, thủy hải sản (gọi chung là chợ nông sản) và chợ loại I theo quy hoạch ở các vị trí trọng điểm về kinh tế - thương mại của vùng hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) theo mô hình mới; hoàn thành Chợ cà phê ở Đắk Lắk và giai đoạn I Chợ thóc gạo Cần Thơ, Chợ nông sản ở Nghệ An vào cuối năm 2005.
- ở khu vực thành thị: gắn quy hoạch chợ với quy hoạch phát triển các siêu thị, trung tâm bán buôn, trung tâm bán lẻ, trung tâm thương mại; đến cuối năm 2005, về cơ bản hoàn thành việc sửa chữa, nâng cấp các chợ lớn, trung tâm (là đầu mối phát luồng hàng hoá) và di chuyển xong các chợ đầu mối nông sản ở nội thành ra vùng ngoại ô; trong các khu đô thị mới đều có chợ; giải toả hết số chợ tạm, chợ cóc gây mất trật tự, ô nhiễm vệ sinh môi trường và ảnh hưởng đến an toàn giao thông; khắc phục dần tình trạng buôn bán hàng rong, buôn bán trên vỉa hè, lòng lề đường để bảo đảm văn minh đô thị và văn minh thương mại.
- ở khu vực nông thôn : đến cuối năm 2005, 25% số chợ trong quy hoạch đang hoạt động được nâng cấp, cải tạo; xây dựng thêm các chợ tại cụm dân cư mới và tại các xã chưa có chợ nhưng có nhu cầu họp chợ, phát huy vai trò của chợ trong các cụm kinh tế - thương mại dịch vụ ở thị trấn, thị tứ.
- ở khu vực miền núi: hoàn thành việc xây dựng các chợ tại các trung tâm cụm xã thuộc các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội (theo kế hoạch thực hiện của từng chương trình); xây dựng xong 25% số chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu nằm trong quy hoạch; duy trì các chợ phiên nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu trao đổi, mua bán và yêu cầu mở rộng các điểm kinh doanh, góp phần thúc đẩy sự hình thành các yếu tố của sản xuất hàng hoá và đáp ứng đòi hỏi trong cuộc sống hàng ngày của đồng bào.
b) Giai đoạn 2 (từ năm 2006 - 2010) :
- Các chợ trên các địa bàn (bao gồm cả chợ đầu mối nông sản, chợ loại I ở các vị trí trọng điểm, chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu) nằm trong quy hoạch được cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới theo hướng kiên cố hoá, từng bước hiện đại hoá; về cơ bản không còn chợ tạm thời, chợ tranh, tre, nứa, lá.
- Các chợ trong quy hoạch có bộ máy quản lý phù hợp, chủ yếu theo mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh và quản lý chợ.
- Cơ bản hoàn thành việc đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý chợ (trong quy hoạch) với trình độ và hình thức đào tạo phù hợp.
- Đưa hoạt động của chợ vào trật tự, nền nếp, góp phần tích cực vào việc tổ chức và quản lý kinh tế - xã hội, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá, phục vụ thuận tiện cho người tiêu dùng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với chợ.
II. PHẠM VI CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước; ưu tiên hỗ trợ đầu tư để thực hiện Chương trình đối với những vùng và địa phương có sản xuất hàng hoá nông sản lớn, tập trung và khu vực biên giới, các xã đặc biệt khó khăn ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc (nơi đang có nhu cầu bức xúc về chợ).
2. Thời gian thực hiện Chương trình từ năm 2004 đến năm 2010 chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ năm 2004 - 2005.
- Giai đoạn 2: Từ năm 2006 - 2010.
III. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Nội dung chủ yếu của Chương trình là xây dựng và thực hiện các dự án sau:
1. Quy hoạch hệ thống chợ trên địa bàn các tỉnh và trên phạm vi cả nước.
2. Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật và thiết kế mẫu áp dụng cho các loại hình và cấp độ chợ trong cả nước.
3. Xây dựng và thực hiện các dự án chợ đầu mối nông sản (cấp vùng và cấp tỉnh).
4. Xây dựng và thực hiện các dự án phát triển mạng lưới chợ ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc (trừ các chợ đầu mối nông sản).
5. Xây dựng và thực hiện các dự án phát triển mạng lưới chợ ở địa bàn thành thị và vùng nông thôn đồng bằng (trừ các chợ đầu mối nông sản).
IV. CÁC GIẢI PHÁP
1. Giải pháp về quy hoạch:
a) Đối với các tỉnh đã có quy hoạch chợ trước khi có Quyết định số 311/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tiếp tục tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn đến năm 2010 và Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ: cần tiến hành lập dự án sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn cho phù hợp với chủ trương, chính sách mới về thương mại nói chung, về phát triển và quản lý chợ nói riêng, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
b) Đối với các tỉnh chưa có quy hoạch chợ: trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói chung và quy hoạch phát triển thương mại nói riêng, cần tiến hành điều tra, đánh giá thực trạng các loại chợ hiện có; căn cứ vào những tiêu chí cơ bản như mật độ dân số, tập quán sinh hoạt, thị hiếu tiêu dùng, khả năng nguồn hàng, nhu cầu lưu chuyển, trao đổi, mua, bán trong và ngoài địa bàn để lập dự án quy hoạch phát triển mạng lưới chợ phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước, phù hợp với đặc điểm và tình hình thực tế của địa phương; trên cơ sở đó đề ra kế hoạch xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và di dời các chợ.
c) Trong quy hoạch phát triển hệ thống chợ của các tỉnh cần xác định danh mục các dự án chợ ưu tiên đầu tư, trong đó có phân chia bước đi cho giai đoạn từ năm 2004 - 2005, giai đoạn từ năm 2006 - 2010 và hàng năm.
d) Đối với các chợ hình thành tự phát, chưa được quy hoạch, chợ tạm: cần tiến hành xem xét, đánh giá từng chợ; chỉ đưa vào quy hoạch và có kế hoạch nâng cấp, cải tạo hoặc xây mới những chợ đang hoạt động có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu mua, bán của nhân dân trên địa bàn.
đ) Trên cơ sở Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, Quy hoạch phát triển thương mại và Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ của các tỉnh để xây dựng Quy hoạch phát triển tổng thể mạng lưới chợ của ngành thương mại trên phạm vi toàn quốc.
2. Giải pháp về cơ chế, chính sách:
a) Về đầu tư:
- Hoạt động đầu tư xây dựng chợ được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10 ngày 20 tháng 5 năm 1998, Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi), Nghị định số 35/2002/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2002 về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục A, B, C ban hành theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ. Riêng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thực hiện theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 và Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước hỗ trợ xây dựng chợ theo quy định của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ.
- Đối với các chợ ở miền núi và chợ biên giới, vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ của Chương trình này theo hướng lồng ghép với nguồn vốn thuộc các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội đối với miền núi đã và đang được thực hiện như Chương trình 135, Chương trình xoá đói giảm nghèo và việc làm... Riêng chợ cửa khẩu quốc gia, quốc tế, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu áp dụng chính sách ưu đãi đối với khu kinh tế cửa khẩu theo Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới.
- Dành một tỷ lệ thích đáng từ các nguồn thu ở chợ (ngoài thuế) để tái đầu tư, trước hết là sửa chữa, nâng cấp đối với các chợ đã xuống cấp nghiêm trọng, các chợ không bảo đảm điều kiện hoạt động.
b) Về tài chính, tín dụng :
- Bộ máy quản lý của chợ tổ chức theo mô hình ban quản lý hay doanh nghiệp đều thực hiện nguyên tắc: giao quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị tự cân đối, tự hạch toán thu chi, tự chịu trách nhiệm về tài chính, gắn với hiệu quả hoạt động và quản lý theo pháp luật.
- Tăng cường quản lý thu thuế đối với các hộ kinh doanh ngoài chợ, bảo đảm chống thất thu và công bằng giữa các hộ kinh doanh trong và ngoài chợ.
- Cục Thuế các tỉnh khi giao chỉ tiêu thu thuế cho các chợ cần khảo sát, đánh giá kỹ tình hình thực tế và tham khảo ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế ở từng chợ nhằm đưa ra mức thu phù hợp với doanh số bán của các hộ kinh doanh.
- Thương nhân hoạt động kinh doanh trong chợ thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 1998 và Nghị định số 02/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2002 về chính sách phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc được hưởng ưu đãi theo quy định của các Nghị định nói trên. Riêng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thực hiện theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 và Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
c) Về đất đai:
- Trong quá trình xây dựng quy hoạch tổng thể hoặc quy hoạch chi tiết để phát triển các khu kinh tế, khu cư dân mới, các tỉnh phải có quỹ đất để xây dựng các chợ của địa phương.
- Bố trí vị trí, địa điểm, diện tích chợ phù hợp quy hoạch, đáp ứng yêu cầu họp chợ trước mắt và khả năng mở rộng quy mô của chợ trong giai đoạn sau.
3. Giải pháp huy động và khai thác các nguồn lực để đầu tư xây dựng chợ:
a) Xác định và thông báo công khai danh mục các chợ được Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách (Trung ương và địa phương) kèm theo mức hỗ trợ; các chợ được xây dựng bằng nguồn vốn doanh nghiệp, cá nhân và hình thức, mức độ huy động vốn.
b) Thực hiện xã hội hoá trong việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp các chợ ở địa phương với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm trên cơ sở tự nguyện và cùng có lợi, với các hình thức chủ yếu sau:
- Các chủ thể sản xuất, kinh doanh có nhu cầu kinh doanh tại chợ góp vốn đầu tư xây dựng chợ hoặc các cơ sở hạ tầng liên quan đến chợ và tham gia quản lý chợ.
- Vận động các doanh nghiệp đóng trên địa bàn trích một phần kinh phí tiếp thị, quảng cáo để đầu tư xây dựng chợ; đổi lại họ sẽ được một diện tích nhất định trong chợ để trưng bày giới thiệu sản phẩm của mình.
- Đối với các chợ quy mô lớn có thể liên doanh, liên kết đầu tư với các đối tác trong và ngoài nước để tạo nguồn vốn.
4. Giải pháp bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý chợ:
a) Để khắc phục tình trạng đa số cán bộ quản lý các chợ trong biên chế nhà nước được điều động từ các ngành khác, không có nghiệp vụ chuyên ngành, chủ yếu là quản lý theo kinh nghiệm, cần mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về công tác quản lý chợ cho số cán bộ hiện có và đào tạo những cán bộ chuyên về công tác quản lý chợ lâu dài cho các địa phương.
b) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng được chia thành hai loại với nội dung phù hợp với hai nhóm đối tượng sau :
- Nhóm 1: các cán bộ quản lý nhà nước về chợ của các Sở Thương mại, Phòng Công - Thương hoặc Phòng Tài chính - Kế hoạch - Thương mại tại các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.
- Nhóm 2: cán bộ của các Ban Quản lý chợ, doanh nghiệp và hợp tác xã kinh doanh chợ, Tổ quản lý chợ và các nhân viên trực tiếp làm công tác quản lý chợ.
c) Các tỉnh phối hợp với các trường thuộc Bộ Thương mại tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên quản lý chợ. Ngoài ra, các tỉnh có thể tự tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn ngắn ngày tại địa phương với các hình thức thích hợp.
V. NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN
1. Nguồn vốn thực hiện Chương trình:
Nguồn vốn để thực hiện Chương trình được huy động từ vốn đầu tư phát triển của Nhà nước (bao gồm vốn từ ngân sách trung ương, địa phương và các nguồn viện trợ không hoàn lại), vốn vay tín dụng, vốn của các chủ thể sản xuất, kinh doanh, vốn của nhân dân đóng góp và các nguồn vốn hợp pháp khác. Trong đó, vốn của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư... là nguồn vốn chủ yếu để thực hiện Chương trình phát triển chợ đến năm 2010.
a) Ngân sách nhà nước :
- Sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện các dự án Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc và phạm vi của từng tỉnh.
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật đối với các dự án:
+ Xây dựng các chợ đầu mối nông sản:
Các tỉnh sử dụng ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn khác là chính, ngân sách trung ương hỗ trợ một phần xây dựng hạ tầng kỹ thuật đối với chợ đầu mối nông sản cấp vùng và chợ đầu mối nông sản cấp tỉnh.
+ Xây dựng các chợ ở các cụm xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo thuộc các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, định canh định cư của Nhà nước:
Do nguồn vốn ngân sách nhà nước dành cho xây dựng chợ thuộc trung tâm cụm xã (thuộc Chương trình 135) và chợ nằm trong danh sách các xã đặc biệt khó khăn (Chương trình xoá đói giảm nghèo và việc làm) còn thấp, ngân sách trung ương hỗ trợ thêm (mức cụ thể xét theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh) đối với những chợ chưa hoàn thành xây dựng do thiếu vốn đầu tư ở những nơi đang cần chợ để đáp ứng nhu cầu của sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân.
Trong số các chợ thuộc Chương trình 135, ưu tiên hỗ trợ đầu tư đối với các chợ biên giới (nằm trong quy hoạch) đang hoạt động nhưng chưa phải chợ kiên cố hoặc bán kiên cố.
Vốn đầu tư xây dựng các chợ cửa khẩu quốc gia, quốc tế, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu theo quy định tại Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới.
+ Chợ loại I theo quy hoạch ở vị trí trọng điểm về kinh tế thương mại của tỉnh, thành phố, làm trung tâm giao lưu hàng hóa và phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các thành phố, thị xã lớn.
b) Vốn tín dụng:
Các chủ đầu tư xây dựng các dự án phát triển mạng lưới chợ thực hiện vay vốn từ các tổ chức tín dụng theo quy định hiện hành.
c) Vốn huy động của các chủ thể sản xuất, kinh doanh và nhân dân:
Các chủ đầu tư xây dựng các dự án phát triển mạng lưới chợ được huy động vốn của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh, cộng đồng cư dân và các nguồn vốn hợp pháp khác để xây dựng nhà chợ, các sạp hàng, quầy hàng, công trình dịch vụ và các hạng mục khác của chợ.
2. Quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
Các Bộ, ủy ban nhân dân các tỉnh được giao vốn ngân sách nhà nước thực hiện các dự án của Chương trình có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn vốn đó đúng mục đích, đúng đối tượng và đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Việc phân bổ nguồn vốn ngân sách trung ương để thực hiện các dự án của Chương trình tại các địa phương theo kế hoạch hàng năm, không mang tính bình quân, chia đều cho từng tỉnh mà ưu tiên phát triển các chợ đầu mối nông sản tại các địa bàn có kinh tế hàng hoá phát triển, chợ biên giới, chợ ở miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc nằm trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của các Bộ, ngành:
a) Bộ Thương mại là cơ quan chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình trong phạm vi cả nước, có trách nhiệm:
- Xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch từng năm để triển khai Chương trình; chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên - Môi trường cùng các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh xây dựng dự án Quy hoạch mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc, thời gian thực hiện từ năm 2004 - 2005.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật và thiết kế mẫu đối với các loại hình và cấp độ chợ, thời gian thực hiện năm 2004.
- Hướng dẫn, chỉ đạo các tỉnh xây dựng các dự án về quy hoạch và phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn; phối hợp với ủy ban nhân dân các tỉnh Cần Thơ, Đắk Lắk, Nghệ An và các Bộ, ngành liên quan xây dựng thí điểm 3 chợ đầu mối nông sản cấp vùng theo mô hình mới: Chợ thóc gạo tại Cần Thơ, thời gian thực hiện từ năm 2004 - 2010, giai đoạn I (từ năm 2004 - 2005); Chợ cà phê tại Đắk Lắk, thời gian thực hiện từ năm 2004 - 2005; Chợ nông sản tại Nghệ An, thời gian thực hiện từ năm 2004 - 2010, giai đoạn I (từ năm 2004 - 2005); sau đó tổng kết, hoàn thiện mô hình để phổ biến, nhân rộng.
- Chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện Chương trình theo kế hoạch; tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện Chương trình tại các địa phương; định kỳ 6 tháng và hàng năm, tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Ủy quyền Bộ trưởng Bộ Thương mại thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển chợ đến năm 2010 (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) do Bộ Thương mại chủ trì, gồm Thứ trưởng Bộ Thương mại làm Trưởng ban và đại diện lãnh đạo của các Bộ, ngành có liên quan; xây dựng nội dung, quy chế hoạt động của Ban và cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện Chương trình; kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo do Bộ Thương mại tự cân đối.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
- Phối hợp với Bộ Thương mại, các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh trong việc xây dựng Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc.
- Hàng năm, xây dựng trình Chính phủ phê duyệt kế hoạch đầu tư xây dựng các chợ do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư.
- Xem xét, thẩm định những dự án thực hiện Chương trình thuộc chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư do pháp luật quy định.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Thương mại và các cơ quan liên quan có giải pháp cân đối các nguồn vốn, bố trí theo kế hoạch hàng năm trình Chính phủ quyết định để đầu tư thực hiện các dự án của Chương trình (các dự án sử dụng ngân sách nhà nước).
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Thương mại hướng dẫn các địa phương về việc sử dụng đất để triển khai Chương trình.
d) Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Bưu chính, Viễn thông giúp các tỉnh về các giải pháp xây dựng kết cấu hạ tầng như đường giao thông, bưu điện, thông tin liên lạc... tạo thuận lợi cho việc xây dựng chợ cũng như hoạt động của chợ, giữ gìn cảnh quan, môi trường.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh:
a) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển chợ hàng năm trình Chính phủ và báo cáo Ban Chỉ đạo. Kế hoạch này nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (được ghi thành mục riêng), có dự toán kinh phí để thực hiện Chương trình, trong đó đề xuất cụ thể phần vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan để xây dựng và thực hiện các dự án: quy hoạch phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh; xây dựng chợ đầu mối nông sản, thực phẩm cấp vùng và cấp tỉnh; phát triển mạng lưới chợ ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc; phát triển mạng lưới chợ ở địa bàn thành thị và vùng nông thôn đồng bằng.
Thời gian thực hiện các dự án trên từ năm 2004 - 2010. Thời gian hoàn thành từng dự án theo mục tiêu cụ thể đề ra trong Chương trình.
c) Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm huy động, khai thác các nguồn lực của địa phương, nhất là nguồn lực của các chủ thể sản xuất kinh doanh và nhân dân trên địa bàn để thực hiện các nhiệm vụ và các dự án được phân công trong Chương trình.
d) Trong quá trình xây dựng chợ, giao cho chính quyền cơ sở tổ chức thực hiện những phần việc mà người dân địa phương có thể đảm nhận để vừa góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận nhân dân, vừa nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong quá trình quản lý và khai thác chợ sau này.
đ) Chỉ đạo, triển khai kết hợp kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh, việc thực hiện các dự án của Chương trình, nhất là trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản (thực hiện các dự án cải tạo, nâng cấp, di dời và xây dựng mới các chợ trên địa bàn) theo đúng kế hoạch, đúng quy định, bảo đảm chất lượng, chống thất thoát và tiêu cực.
e) Ủy ban nhân dân các tỉnh thành lập Ban Quản lý Chương trình phát triển chợ (gọi tắt là Ban Quản lý) do một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban kiêm ủy viên thường trực là Giám đốc Sở Thương mại, kinh phí hoạt động của Ban Quản lý do ủy ban nhân dân các tỉnh tự cân đối. Ban Quản lý triển khai thực hiện Chương trình theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm do Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh quy định; thực hiện sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chỉ đạo, giúp Ủy ban nhân dân các tỉnh tổ chức thực hiện có hiệu quả các dự án đã được phân công trong Chương trình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
THE GOVERNMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 559/QD-TTg | Hanoi, May 31, 2004 |
DECISION
APPROVING THE PROGRAM ON DEVELOPMENT OF MARKETPLACES TILL 2010
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;
Pursuant to Decree No. 02/2003/ND-CP dated January 14, 2003 on development and management of marketplaces;
At the proposal of the Minister of Trade,
DECIDES:
Article 1. To approve the program on development of marketplaces till 2010 with the following principal contents:
I. PROGRAMS OBJECTIVES
1. Overall objectives:
To develop and efficiently exploit the networks of marketplaces with diversified types and grades; and at the same time to renovate the organization and management of marketplaces in all localities, especially in rural and mountainous areas; to contribute to expanding the market, stepping up goods circulation and service provision; to consume more and more commodity farm produce and provide more and more sufficiently supplies and consumer goods, contributing to developing production and improving the life of people, especially those in rural and mountainous areas.
2. Specific objectives:
a) Stage 1 (2004-2005):
- To accomplish the work of marketplace development planning nationwide, on that basis, to draw up the plan for implementation in each year till 2010.
- 40% of marketplace-managing officials in rural and mountainous areas and 60% of marketplace-managing officials in urban areas shall be professionally trained in marketplace-managing and exploitation with appropriate training degrees and forms.
- To form a number of pivotal marketplaces for agricultural, forestry, aquatic and marine products (referred collectively to as farm produce marketplaces) and class-I marketplaces according to plannings at key economic-trade locations of regions, provinces or centrally-run cities (referred collectively to as provinces) after new models; to complete Dak Lak coffee marketplace, stage I of Can Tho paddy marketplace, and Nghe An farm-produce marketplace by the end of 2005.
- In urban areas: To associate marketplace plannings with plannings on development of department stores, wholesale centers, retail centers and trade centers; by the end of 2005, to basically accomplish the repair and upgrading of large central marketplaces (pivotal places for goods circulation) and completely remove pivotal farm-produce marketplaces from inner cities to suburban areas; marketplaces shall be available in all new urban quarters; to eliminate all temporary marketplaces which cause disorder and environmental pollution and effect traffic safety; to step by step overcome the peddlery on streets, pavements, roadsides, roadbeds in order to ensure urban and commercial civilization.
- In rural areas: By the end of 2005, 25% of the marketplaces operating under plannings shall be upgraded or renovated; to build more marketplaces in new population clusters and communes where marketplaces are not available through the demands thereof arise, bring into play the role of marketplaces in economic-trade service clusters in townships and towns.
- In mountainous areas: To accomplish the construction of marketplaces in commune cluster centers under socio-economic development programs (according to the implementation plan of each program); to complete the construction of 2% of the border marketplaces, border-gate marketplaces and marketplaces in border-gate economic zones under plannings; to maintain fairs to better meet the exchange and trading demands as well as requirements on expansion of business places, contributing to promoting the formation of commodity-production elements and meet the peoples daily-life needs.
b) State 2 (2006-2010)
- Marketplaces in areas (including pivotal farm-produce marketplaces, class-I marketplaces in key locations, border marketplaces, border-gate marketplaces and marketplaces in border-gate economic zones) under plannings shall be renovated, upgraded or built along the direction of solidification and step-by-step modernization; temporary marketplaces, marketplaces made of thatch, bamboo or palm leaves shall basically no longer exist.
- Marketplaces under plannings shall have appropriate managerial apparatuses, mainly after the models of enterprises and cooperatives dealing in and managing marketplaces.
- To basically complete professional training and fostering for the contingent of marketplace-managing officials (under plannings) with appropriate training degrees and forms.
- To put marketplaces operation into order and discipline, actively contributing to socio-economic organization and management, boosting goods sale for the convenience of consumers and raising the effectiveness and efficiency of State management over marketplaces.
II. PROGRAMS SCOPE
1. The program shall be carried out nationwide; to prioritize investment support for the program implementation in areas and localities where farm-produce commodities are massively produced and concentrated as well as in border areas and communes meeting with exceptional difficulties in mountainous, island, deep-lying, remote and ethnic minority areas (where exist urgent demands for marketplaces).
2. The program implementation duration is from 2004 to 2010, divided into two stages:
- Stage 1: From 2004 to 2005.
- Stage 2: From 2006 to 2010.
III. PROGRAMS PRINCIPAL CONTENTS
The programs principal contents are to formulate and execute the following projects:
1. Planning on the marketplaces systems in the provinces and nationwide.
2. Formulating and promulgating technical standards and model designs applicable to various types and grades of marketplace nationwide.
3. Formulating and executing projects on pivotal farm-produce marketplaces (at regional and provincial levels).
4. Formulating and executing projects on development of marketplace networks in mountainous, island and ethnic minority areas (excluding pivotal farm-produce marketplaces).
5. Formulating and executing projects on development of marketplace networks in urban and delta areas (excluding pivotal farm-produce marketplaces).
IV. SOLUTIONS
1. Planning solutions:
a) For the provinces which had formulated marketplace plannings before the issuance of the Prime Ministers Decision No. 311/QD-TTg dated March 20, 2003 approving the scheme on continued organization of domestic market, concentrating efforts on rural trade development till 2010 and the Governments Decree No. 02/2003/ND-CP dated January 14, 2003 on development and management of marketplaces: It is necessary to formulate projects on amending, supplementing and perfecting plannings on development of marketplace systems in their respective localities to suit the new undertakings and policies on trade in general and on marketplace development and management in particular, and suit local socio-economic development.
b) For the provinces which have not yet drawn up marketplace plannings: On the basis of local socio-economic development plannings and plans in general and trade development plannings in particular, it is necessary to investigate and evaluate the actual situation of existing marketplaces; based on such basic criteria as population density, daily-life practices, consumers tastes, goods supply sources, demands for circulation, exchange and trading inside and outside localities, to formulate plannings on development of the marketplace networks in conformity with the States undertakings and policies as well as local characteristics and practical situation, on that basis, to draw up plans on building, renovating, upgrading and relocating marketplaces.
c) In plannings on the development of marketplace systems of the provinces, it is necessary to determine lists of projects on marketplaces where investment is prioritized, with specific steps taken for the 2004-2005 period, the 2006-2010 period and each year.
d) For marketplaces which are formed spontaneously not under plannings, and makeshift marketplaces: It is necessary to consider and evaluate them one by one; to include in the plannings, and draw up plans on upgrading, renovating or building, only those marketplaces which are operating efficiently, meeting the purchase-sale demands of local people.
e) On the basis of the national socio-economic development strategy, plannings on trade development and plannings on development of the marketplace networks of the provinces, to elaborate the overall planning on development of the marketplace networks of the trade service nationwide.
2. Solutions to mechanisms and policies:
a) On investment:
- Marketplace construction investment activities shall enjoy the preferential policies under Law No. 03/1998/QH10 dated May 20, 1998 on Domestic Investment Promotion (amended), the Governments Decree No. 51/1999/ND-CP dated July 8, 1999 detailing the implementation of the Law on Domestic Investment Promotion (amended), and Decree No. 35/2002/ND-CP dated March 29, 2002 amending and supplementing Lists A, B and C promulgated together with the Governments Decree No. 51/1999/ND-CP dated July 8, 1999. Particularly, the enterprise income tax preferences shall comply with Enterprise Income Tax Law No. 09/2003/QH11 dated June 17, 2003 and the Governments Decree No. 164/2003/ND-CP dated December 22, 2003 detailing the implementation of the Enterprise Income Tax Law.
- The sources of State budget investment capital in support of marketplace construction shall comply with the Governments Decree No 02/2003/ND-CP dated January 14, 2003 on development and management of marketplaces.
- For mountainous and border marketplaces, the State budget capital shall support the marketplace construction investment under this program along the direction of integrating it into capital sources of mountainous socio-economic development programs which have been being carried out such as Program 135, program on hunger elimination, poverty alleviation and employment, Particularly for national and international border-gate marketplaces and marketplaces in border-gate economic zones, the preferential policies for border-gate economic zones under the Prime Ministers Decision No. 53/2001/QD-TTg dated April 19, 2001 on policies towards border-gate economic zones shall apply.
- To set aside an appropriate percentage from marketplace revenues (excluding taxes) for reinvestment, first of all in repairing and upgrading marketplaces which have been seriously degraded or which fail to satisfy operation conditions.
b) On finance and credit:
- Marketplace management apparatuses, organized after the models of management boards or enterprises, shall observe the following principles: assigning financial autonomy to units for self-apportioning, accounting of revenues and expenditures and financial self-responsibility, associated with operation efficiency and managed under laws.
- To enhance the management of tax collection from households doing business outside marketplaces, combating under-collection and ensuring justice between among business households inside and outside marketplaces.
- The provincial Tax Departments, when assigning tax collection targets to marketplaces, should survey and evaluate carefully the practical situation and consul the Tax Consultancy Council in each marketplace in order to set collection rates suitable to sale turnovers of business households.
- Traders doing business in marketplaces subject to the regulation of Decree No. 20/1998/ND-CP dated March 31, 1998 and Decree No. 02/2002/ND-CP dated January 4, 2002 on policies for development of trade in mountainous, island and ethnic minority areas shall be entitled to the preferences prescribed in the above-said decrees. Particularly, enterprise income tax preferences shall comply with Enterprise Income Tax Law No. 09/2003/QH11 dated June 17, 2003 and the Governments Decree No. 164/2003/ND-CP dated December 22, 2003 detailing the implementation of the Enterprise Income Tax Law.
c) On land:
- In the course of elaborating master plannings or detailed plannings for development of new economic zones or population quarters, the provinces must have land funds for construction of local marketplaces.
- To arrange marketplace locations and acreage suitable to plannings, meeting the immediate demands for marketplace holding and possibility of expanding marketplace sizes in the up-coming period.
3. Solutions to mobilization and exploitation of different resources for marketplace construction investment:
a) To determine and publicize lists of marketplaces which are invested and built by the State with (central and local) budget support, enclosed with support levels; marketplaces which are built with capital sources from enterprises and individuals, and capital mobilization forms and levels.
b) To socialize the construction, renovation and upgrading of local marketplaces under the guideline of joint efforts of the State and people on the basis of voluntariness and mutual benefit in the following principal forms:
- Production/business subjects wishing to do business in marketplaces shall contribute investment capital for construction of marketplaces or marketplace-related infrastructures and participate in marketplace management.
- To mobilize enterprises in localities to deduct part of their marketing or advertisement funding for marketplace construction investment; in return therefore, they shall be given certain spaces in the marketplaces for display of their products.
- For large marketplaces, joint-ventures with domestic and foreign partners to create capital sources may be set up.
4. Solutions to training and fostering of marketplace-managing officials:
a) In order to put an end to the situation that most marketplace-managing officials on State payrolls are transferred from other branches, who have no professional qualifications and manage marketplaces mainly with their experience, it is necessary to organize courses on marketplace management training and fostering for incumbent officials and training of officials specialized in marketplace management work for localities.
b) Training and fostering programs shall be divided into two types with contents suitable to the following two groups of subjects:
- Group 1: Officials in charge of State management over marketplaces of the provincial/municipal Trade Services, the Industry-Commerce Sections or the Finance-Planning-Trade Sections in rural districts, provincial towns or cities; the presidents of the Peoples Committees of communes, wards and townships.
- Group 2: Officials of marketplaces managing boards, marketplace business enterprises and cooperatives, marketplace-managing teams and personnel directly engaged in marketplace management work.
c) The provinces shall coordinate with schools under the Ministry of Trade in organizing professional training and fostering courses for the contingent of officials, public servants, employees and personnel managing marketplaces. Besides, the provinces may also organize by themselves appropriate refresher courses in their localities.
V. CAPITAL SOURCES AND USE THEREOF
1. Capital sources for program implementation:
Capital sources for the program implementation shall be mobilized from the States development investment capital (including capital from the central and local budgets and non-refundable aid sources), credit loan capital, capital of production/business subjects, capital contributed by people, and other lawful capital sources. Of which, capital of enterprises, business households, organizations, individuals, population communities, shall constitute main capital sources for implementation of the program on development of marketplaces till 2010.
a) The State budget:
- The State budget shall be used for execution of projects on plannings on development of the marketplace networks nationwide and in each province.
- The State budget shall support the construction of technical infrastructures for the following projects:
+ Building pivotal farm-produce marketplaces:
The provinces shall mainly use local budgets and mobilize other capital sources, the central budget shall provide partial support for the construction of technical infrastructures of regional-level and provincial-level pivotal farm-produce marketplaces.
+ Building marketplaces in commune clusters in highland, deep-lying, remote and island areas under the States programs on socio-economic development, hunger elimination and poverty alleviation, and sedentarization:
As the State budget capital source for the construction of marketplaces in commune cluster centers (under Program 135) and marketplaces in communes on the list of those meeting with exceptional difficulties (the program on hunger elimination, poverty alleviation and employment) is still limited, the central budget shall provide additional support (specific support levels shall be considered at the proposals of the provincial Peoples Committees) for marketplaces whose construction has not yet been completed due to investment capital shortage in localities where marketplaces are required to meet production/business and peoples daily-life demands.
Among the marketplaces under Program 135, investment support priority shall be given to border marketplaces (under plannings) which are operating but neither solid nor semi-solid ones.
Investment capital for the construction of national and international border-gate marketplaces and marketplaces in border-gate economic zones shall comply with the Prime Ministers Decision No. 53/2001/QD-TTg dated April 19, 2001 on policies towards border-gate economic zones.
+ Class-I marketplaces under plannings in key economic-trade locations of provinces and cities, acting as goods exchange centers in service of consumption demands of big cities and towns.
b) Credit capital:
Investors building projects on development of the marketplace networks shall borrow capital from credit institutions according to current regulations.
c) Capital mobilized from production/business subjects and people:
Investors building projects on development of the marketplace networks may mobilize capital from enterprises, organizations, individuals, business households and population communities, and other lawful capital sources for the construction of market stores, stalls, counters, service works and other items of marketplaces.
2. Management and use of the State budget capital:
The ministries and the Peoples Committees of the provinces, which are assigned the State budget capital for implementation of the programs projects shall to manage and use such capital source for the right purposes and the right objects and strictly according to the States current regulations. The allocation of the central budget capital source for implementation of the programs projects in localities under annual plans must not be averaged out for every province but prioritized for the development of pivotal farm-produce marketplaces in localities with developed commodity economy, as well as border marketplaces and marketplaces in mountainous, island and ethnic minority areas under plannings approved by competent authorities.
VI. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. Responsibilities of ministries and branches:
a) The Ministry of Trade, which directs and organizes the implementation of the program nationwide, shall have the responsibilities:
- To elaborate the master plan and annual plans for the program implementation; direct and guide the provincial Peoples Committees in elaborating plans for implementation of the program.
- To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Fisheries, the Ministry of Construction, the Ministry of Natural Resources and Environment, the concerned ministries of branches, as well as the provincial Peoples Committees in, formulating a project on planning of the marketplace networks nationwide, to be implemented from 2004 to 2005.
- To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Construction in, promulgating technical standards and model designs for marketplace types and grades, to be implemented in 2004.
- To guide and direct the provinces in formulating projects on plannings and development of the marketplace networks in their respective localities; to coordinate with the Peoples Committees of Can Tho city, and Dak Lak and Nghe An provinces, as well as concerned ministries and branches in experimentally building 3 regional-level pivotal farm-produce marketplaces after the new models: Can Tho paddy marketplace, to be implemented from 2004 to 2010, stage I (2004-2005): Dak Lak coffee marketplace, to be implemented in 2004-2005; and Nghe An farm-produce marketplace, to be implemented from 2004 to 2010, stage I (2004-2005); then review and perfect the models for dissemination and wide application.
- To direct localities in implementing the program according to plans; to examine and evaluate the progress of implementation of the program in localities; biannually and annually, to synthesize results of the program implementation and report thereon to the Prime Minister.
- To authorize the Minister of Trade to set up the Steering Committee for the program on development of marketplaces till 2010 (called the Steering Committee for short), managed by the Ministry of Trade, which is composed of a Vice Minister of Trade as its head and representatives of leader-ship of the concerned ministries and branches; to elaborate the Committees operation contents and regulations and the inter-branch coordination mechanism for the program implementation; operation funding of the Steering Committee shall be apportioned by the Ministry of Trade itself.
b) The Ministry of Planning and Investment shall have the responsibilities:
- To coordinate with the Ministry of Trade, the concerned ministries and branches as well as the provincial Peoples Committees in elaborating the planning on development of the marketplace networks nationwide.
- Annually, to elaborate and submit to the Government for approval plans on investment in the construction of marketplaces with the States investment or investment capital support.
- To consider and evaluate the program implementation projects which fall under the law prescribed functions, tasks and powers of the Ministry of Planning and Investment.
- To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance, Vietnam State Bank, the Ministry of Trade and relevant agencies in, finding solutions to balance capital sources, allocate them under annual plans and submit them to the Government for decision for investment in implementation of the programs projects (financed with the State budget).
c) The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Construction and the Ministry of Trade in, guiding localities to use land for the program implementation.
d) The Ministry of Transport, the Ministry of Construction and the Ministry of Post and Telematics shall assist the provinces in working out solutions on construction of infrastructures such as traffic roads, post offices, communication, to create favorable conditions for the construction of marketplaces and their operation, protect scenic places and the environment.
2. Responsibilities of the provincial Peoples Committees:
a) To elaborate annual plans on implementation of the program on development of marketplaces to submit them to the Government and report them to the Steering Committee. Such plans are included in the provincial socio-economic development plans (inscribed in separate items) with funding estimates for the program implementation, which specially propose capital amounts supported by the central budget.
b) To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Trade, the Ministry of Planning and Investment as well as the concerned ministries and branches in, formulating and executing the following projects: planning on development of the marketplace networks in the provinces; building regional-level and provincial-level pivotal farm-produce and food marketplaces; developing the marketplace networks in mountainous, island and ethnic minority areas; and developing the marketplace networks in urban and delta rural areas.
The above-said projects shall be carried out from 2004 to 2010. The time of completion of each project shall comply with the specific objectives set by the program.
c) To elaborate and promulgate mechanisms, policies and solutions in order to mobilize and exploit local resources, especially resources of production/business subjects and local people for the performance of assigned tasks and projects under the program.
d) In the course of construction of market-places, to assign grassroots administrations to perform jobs which local people are able to assume in order to contribute to creating jobs, increasing incomes for a section of population, and raising the peoples sense of responsibility in the future management and exploitation of marketplaces.
e) To direct, examine and inspect the observance of undertakings and policies on development and management of marketplaces in the provinces, the execution of the programs projects, especially in the domain of capital construction investment (execution of projects on renovating, upgrading, relocating and building marketplaces in localities) strictly according to the plans and regulations, ensuring quality and preventing losses and negative phenomena.
f) The provincial Peoples Committees shall each set up a Managing Board for the marketplace development program (called the Managing Board for short), which is composed of a vice-president of the provincial Peoples Committee as its head, the director of the provincial Trade Service as its deputy-head and standing member; the operation funding of the Managing Boards shall be apportioned by provincial Peoples Committees themselves. The Managing Boards shall implement the program strictly according to their functions, tasks, powers and responsibilities defined by the presidents of the provincial Peoples Committees; be subject to the direction and guidance by the Steering Committee, assist the provincial Peoples Committees in efficiently executing the projects assigned to them under the program.
Article 2. This Decision takes implementation effect 15 days after its publication in the Official Gazette.
Article 3. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.
| FOR THE PRIME MINISTER |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây