Quyết định 195/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tây đến năm 2020
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 195/2006/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 195/2006/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 25/08/2006 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Quyết định195/2006/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 195/2006/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 195/2006/QĐ-TTg
NGÀY 25 THÁNG 8 NĂM 2006 PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG
THỂ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI TỈNH HÀ TÂY ĐẾN
NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây tại tờ trình số 4783/TTr-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2005 và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 4408/BKH/TĐ&GSĐT ngày 15 tháng 6 năm 2006 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tây đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tây đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm phát triển
a) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tây đến năm 2020 phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước; đảm bảo mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, xoá đói nghèo, đẩy mạnh công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội và công bằng xã hội; kết hợp đồng bộ giữa phát triển sản xuất với phát triển thị trường và phát triển kết cấu hạ tầng. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
b) Huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế với tốc độ nhanh hơn thời kỳ vừa qua; phát huy lợi thế về vị trí địa kinh tế, tài nguyên thiên nhiên và con người để phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lý theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp. Phấn đấu đến năm 2015, Hà Tây đạt trình độ phát triển ở mức bình quân chung của các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
c) Đặt sự phát triển của Hà Tây trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế, trong sự hợp tác chặt chẽ với các tỉnh trong nước, gắn với Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và trong quá trình đổi mới của đất nước để phát triển kinh tế đạt chất lượng cao hơn.
d) Đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá; kết hợp giữa phát triển đô thị như một trung tâm phát triển gắn với vành đai nông thôn. Các đô thị của Hà Tây phải được phát triển hiện đại, bảo đảm được chức năng là các đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội. Đô thị hoá gắn liền với các đề án tái định cư, hỗ trợ và đào tạo nghề cho nông dân nơi Nhà nước thu hồi đất.
đ) Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và bảo vệ di sản văn hoá, cân bằng sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững. Không làm tổn hại và suy thoái cảnh quan thiên nhiên và di sản văn hoá.
e) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh.
2. Các mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu tổng quát
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng phát triển mạnh kinh tế công nghiệp, dịch vụ để tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng lợi thế, trở thành ngành kinh tế quan trọng; phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao. Huy động mọi nguồn lực để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao, bền vững; sớm đưa Hà Tây trở thành tỉnh công nghiệp với một hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội tương đối hiện đại và đồng bộ, gắn kết chặt chẽ với hệ thống hạ tầng của vùng Hà Nội; văn hóa phát triển lành mạnh, hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc; kinh tế phát triển đạt và vượt mức bình quân chung của cả nước, từng bước trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của Vùng đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực và y tế chất lượng cao của Vùng; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao tích luỹ nội bộ.
b) Mục tiêu cụ thể
- Về phát triển kinh tế:
+ Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 ít nhất đạt 13,5%, giai đoạn 2011 - 2015 đạt trên 13% và giai đoạn 2016 - 2020 tăng khoảng 12%. Đưa mức GDP bình quân đầu người đạt và vượt mức trung bình cả nước trước năm 2015.
+ Tổng kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 2006 - 2010 tăng trên 17%/năm, thời kỳ 2011 - 2020 tăng 14,9%/năm. Đến năm 2010, đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu gấp 2,8 lần năm 2005, và năm 2020 đạt gấp 4 lần năm 2010.
+ Cơ cấu kinh tế năm 2010 đạt tỷ lệ: công nghiệp - xây dựng 45 - 46%; dịch vụ 34 - 35%; nông - lâm nghiệp - thủy sản 20 - 21%. Đến năm 2020 tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP còn dưới 9%; công nghiệp và dịch vụ 91%.
+ Trong giai đoạn 2006 - 2010: giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 3,5 - 4%/năm; giá trị trồng trọt và nuôi trồng thủy sản trên 1 ha canh tác đạt trên 40 triệu đồng.
- Về phát triển xã hội:
+ Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh mỗi năm 0,6‰, tỷ lệ nghèo giảm 1,5 -2%/năm (theo chuẩn nghèo mới); nâng mức sống của các hộ đã thoát nghèo, tránh tình trạng tái nghèo.
+ Đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa ít nhất đạt khoảng 45 - 50%; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động khoảng 77%.
+ Đến năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt khoảng 40%, đến năm 2020 khoảng 50 - 60%. Đến năm 2010, có 80 - 85% lao động có việc làm sau khi đào tạo.
+ Tốc độ đổi mới công nghệ đạt bình quân 20 - 25%/năm.
+ Đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.
- Về bảo vệ môi trường:
Môi trường luôn được quan tâm bảo vệ và ngày càng được cải thiện. Giảm đến mức thấp nhất tình trạng ô nhiễm ở các làng nghề và đến năm 2010, khoảng 90% dân số được sử dụng nước sạch; thu gom và xử lý trên 90% rác thải sinh hoạt; quản lý và xử lý 100% chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế.
Bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn và tôn tạo các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
3. Phương án tăng trưởng kinh tế đến năm 2020
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,5% giai đoạn 2006 - 2010; khoảng 13% giai đoạn 2011 - 2015 và khoảng 12% giai đoạn 2016 - 2020.
Cơ cấu kinh tế đến năm 2010: công nghiệp - xây dựng chiếm 45%, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 21%, dịch vụ chiếm 34%; đến năm 2015: công nghiệp - xây dựng chiếm 50%, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 14%, dịch vụ chiếm 36%; đến năm 2020: công nghiệp - xây dựng chiếm 54%, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 9%, dịch vụ chiếm 37%.
4. Lựa chọn phương hướng phát triển có tính đột phá đến năm 2010 và năm 2020
a) Phương hướng phát triển có tính đột phá
+ Chuyển dịch và nâng cao chất lượng cơ cấu trong công nghiệp bằng cách phát triển các ngành sản xuất chủ lực như: công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghiệp công nghệ cao; công nghiệp phụ trợ gắn với khu công nghiệp, khu công nghệ cao; phát triển các ngành có lợi thế về tài nguyên như xi măng, chế biến thực phẩm; đẩy nhanh tốc độ xây dựng khu công nghệ cao, khu công nghiệp tập trung; hình thành các khu công nghiệp mới, các cụm công nghiệp vừa và nhỏ; phát triển tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống.
+ Chuyển dịch và nâng cao chất lượng cơ cấu ngành dịch vụ; tập trung phát triển một số ngành dịch vụ chất lượng cao (tài chính, ngân hàng, thương mại, dịch vụ công nghệ, viễn thông, vận tải); phát triển thị trường bất động sản; phát triển du lịch toàn diện và trở thành ngành kinh tế quan trọng.
+ Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng chất lượng và hiệu quả, gắn với chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
b) Hướng ưu tiên trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
- Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, kết nối với hệ thống kết cấu hạ tầng của Hà Nội và các tỉnh trong Vùng.
- Chú trọng sự phát triển bền vững, giải quyết tốt các vấn đề về môi trường.
- Đầu tư phát triển các trung tâm kinh tế quan trọng của Tỉnh, từng bước trở thành Trung tâm kinh tế của Vùng.
- Xây dựng Hà Tây trở thành một trong những trung tâm đào tạo lao động kỹ thuật và cán bộ quản lý giỏi cho cả Vùng.
- Cơ cấu lại kinh tế nông thôn, gắn kinh tế nông thôn như một vành đai, vệ tinh phát triển của Hà Nội và các đô thị trong Tỉnh.
- Hoàn thiện quy hoạch không gian lãnh thổ theo hướng tạo ra các đô thị gắn kết với nhau và với các khu vực nông thôn.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển Hà Tây với các tỉnh, thành phố trong Vùng.
5. Phương hướng phát triển các ngành và lĩnh vực
a) Phát triển công nghiệp và hệ thống các khu công nghiệp
- Phát triển các ngành công nghiệp và sản phẩm chủ lực:
Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là khâu đột phá để phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tập trung các nguồn lực để phát triển công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao, tạo được sự chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp; tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm của Tỉnh.
Dự kiến công nghiệp Hà Tây sẽ phát triển với nhịp độ tăng bình quân hàng năm tính theo giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 24 - 25% thời kỳ 2006 - 2010; 18 - 19% thời kỳ 2011 - 2015 và 16 - 17% cho thời kỳ 2016 - 2020.
Coi ngành công nghiệp cơ khí (chế tạo và lắp ráp máy nông nghiệp, phương tiện vận tải v.v...), chế tạo và lắp ráp điện tử là ngành công nghiệp mũi nhọn của Tỉnh. Ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao (sản xuất phần mềm, vật liệu mới v.v...). Đồng thời, phát triển mạnh nhóm ngành có lợi thế về nguồn nguyên liệu địa phương, có truyền thống và thu hút nhiều lao động như: công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt, may mặc và da giày, các ngành nghề truyền thống v.v...
Tập trung phát triển các ngành công nghiệp sau:
+ Công nghiệp công nghệ cao: phát triển các ngành công nghiệp phần mềm, thiết bị tin học, tự động hóa, các loại vật liệu mới, cao cấp v.v...
+ Công nghiệp cơ khí, điện tử: cơ khí sản xuất máy nông nghiệp, cơ khí ô tô, xe máy, lắp ráp điện tử, máy tính v.v...
+ Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống.
+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: công nghiệp sản xuất xi măng, vật liệu xây, vật liệu lợp, đá xây dựng.
+ Công nghiệp hóa chất và phân bón.
+ Công nghiệp sản xuất giày dép, dệt may, đồ da, nhựa, giấy, bao bì.
+ Công nghiệp khai thác khoáng sản: các khoáng sản như đá vôi, đất sét, cát sỏi, nước khoáng, Pyrít.
- Phương hướng phát triển và phân bố sản xuất công nghiệp, các khu công nghiệp tập trung, cụm - điểm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp làng nghề:
+ Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, lập quy hoạch và từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp, các điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp làng nghề trên địa bàn Tỉnh với các khu, cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng nghề có tổng diện tích khoảng 8.080 ha, gồm 9 khu công nghiệp (trong đó có 1 khu công nghệ cao) có diện tích là 5600 ha; 29 cụm công nghiệp với diện tích với 1.210 ha và 177 điểm công nghiệp làng nghề với diện tích 1.270 ha.
Sau năm 2010, nghiên cứu hình thành một số khu, cụm công nghiệp mới gắn với các trục giao thông quan trọng và hình thành các đô thị mới. Định hướng phân bố các cơ sở sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ như sau:
Các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm bố trí gần hoặc trong vùng có nguyên liệu.
Các cơ sở may xuất khẩu, sản xuất giày vải có thể đặt ở vùng đông dân cư.
Các xí nghiệp khác, theo định hướng ngành nghề sẽ bố trí vào các khu, cụm công nghiệp.
+ Về phát triển công nghiệp nông thôn: khôi phục các làng nghề truyền thống, trên cơ sở đó từng bước phát triển công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn theo hướng công nghệ tiên tiến, hình thành các điểm công nghiệp gắn với các thị trấn, thị tứ, có quy mô xã và liên xã. Phấn đấu đến năm 2010, 90% số làng trong Tỉnh có nghề, trong đó có trên 400 làng đạt tiêu chuẩn làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Tỉnh. Phát triển làng nghề phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Tập trung phát triển một số ngành nghề truyền thống, có thế mạnh như: dệt, thêu, ren, nghề gỗ, cơ khí, chế biến nông sản, may, da giày, mây tre đan, chế biến trái cây.
b) Phát triển khu vực dịch vụ
- Phát triển thương mại:
Coi trọng thị trường Vùng đồng bằng sông Hồng và mở rộng giao lưu với các thị trường khác. Liên kết với các tỉnh xung quanh thành lập các hiệp hội xuất khẩu hàng nông sản, gắn lợi ích người sản xuất với các doanh nghiệp xuất khẩu. Phát triển thương nghiệp với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Củng cố và tổ chức lại hệ thống thương nghiệp nhà nước. Dự báo tổng mức lưu chuyển hàng hóa xã hội năm 2010 khoảng 19.080 tỷ đồng, năm 2015 khoảng 41.480 tỷ đồng, năm 2020 khoảng 93.920 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng tổng mức lưu chuyển hàng hoá xã hội tăng bình quân thời kỳ 2006 - 2010 là 17,6%/năm, thời kỳ 2011 - 2015 là 16,8/năm, thời kỳ 2016 - 2020 là 18%/năm.
Dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 250 triệu USD vào năm 2010, đạt 500 triệu USD vào năm 2015 và sẽ đạt 1,0 tỷ USD vào năm 2020. Các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ, hàng công nghiệp, nông sản - thực phẩm chế biến, vật liệu xây dựng.
Tiến hành quy hoạch phát triển hệ thống chợ, trung tâm giao dịch hàng hóa, mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tổng hợp, lò giết mổ gia súc, gia cầm, mạng lưới kho vận đầu mối, mạng lưới các điểm kinh doanh xăng dầu.
- Phát triển Hà Tây gắn với Hà Nội thành Trung tâm dịch vụ du lịch lớn của khu vực phía Bắc:
Ưu tiên phát triển du lịch sinh thái. Đầu tư cho du lịch theo hướng tạo thành một không gian du lịch thống nhất, trong đó tập trung hoàn chỉnh cụm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng hồ Suối Hai - núi Ba Vì. Không gian du lịch bao gồm 3 cụm du lịch chính là: cụm du lịch Hà Đông và phụ cận, cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì, cụm du lịch Hương Sơn - Quan Sơn.
Phát triển các sản phẩm du lịch như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa; du lịch làng nghề; du lịch tham quan trang trại, đồng quê; du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị, triển lãm; du lịch thể thao, vui chơi giải trí. Xây dựng, phát triển các tour du lịch.
Phát huy vị thế liền kề Hà Nội, tập trung phát triển mạnh các loại hình dịch vụ như: dịch vụ cải tiến kỹ thuật, dịch vụ pháp luật, dịch vụ thông tin, chuyển giao công nghệ, dịch vụ văn hoá - vui chơi nghỉ cuối tuần... Phối hợp với Hà Nội phát triển mạnh các loại dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thương mại và khoa học công nghệ v.v...
c) Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp và nông thôn
Quy hoạch đất nông nghiệp phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến. Phát triển nông nghiệp ven đô. Từng bước ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, trước mắt ứng dụng vào sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi và một số sản phẩm mũi nhọn (rau an toàn, hoa, quả; chăn nuôi lợn, gia cầm, thuỷ sản) gắn với việc xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá cố định 1994) bình quân đạt 3,5 - 4,0%/năm giai đoạn 2006 - 2010 và 3,0-3,5%/năm trong giai đoạn 2011 - 2020.
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp lên 50% vào năm 2010, trên 60% vào năm 2020.
Giá trị sản xuất trồng trọt đạt 38 - 40 triệu đồng/ha đất canh tác, trong đó có ít nhất 15% diện tích đạt trên 50 triệu đồng/ha vào năm 2010, đến năm 2020 có trên 40% diện tích đạt trên 50 triệu đồng/ha canh tác.
Về trồng trọt: quy hoạch các vùng chuyên canh cây lúa, đầu tư thâm canh cây lương thực, đưa các giống mới và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Phát triển cây công nghiệp hàng năm, rau an toàn, rau sạch, trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm (cây chè...).
Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản.
Làm tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng; tích cực trồng mới rừng tập trung, trồng cây phân tán. Phấn đấu đến năm 2010, trồng mới 2.000 ha rừng tập trung, cải tạo khoảng 20% diện tích rừng trồng hiện có (khoảng 2.000 ha). Nâng độ che phủ của rừng lên 11% vào năm 2010.
d) Phát triển các lĩnh vực xã hội
- Dân số, lao động, việc làm:
Dự kiến tốc độ tăng dân số trung bình vào khoảng 1,0%/năm thời kỳ 2006 - 2015, khoảng 0,9%/năm thời kỳ 2015 - 2020. Dân số tỉnh Hà Tây đến năm 2020 khoảng 2,922 triệu người.
Dân số đô thị dự kiến sẽ tăng khá nhanh, tỷ lệ đô thị hoá tăng từ 9,9% năm 2005 lên khoảng 45 - 50% vào năm 2020.
Số lao động được giải quyết việc làm tăng thêm trong thời kỳ 2006 - 2010 là 116,9 nghìn người, thời kỳ 2011 - 2015 là 124,2 nghìn người và thời kỳ 2016 - 2020 là 23,5 nghìn người.
Giảm tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp đến năm 2020 xuống còn khoảng 23% trong tổng số lao động.
Hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở (THCS) đúng độ tuổi vào năm 2008; hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học phổ thông (THPT) vào năm 2010. Phấn đấu đến năm 2010 có 80% trường tiểu học, 40% trường THCS, 50% trường THPT đạt chuẩn quốc gia; đến năm 2015 có 100% trường tiểu học, 60% trường THCS, 70% trường THPT đạt chuẩn quốc gia và đến năm 2020 có 100% trường THCS và THPT đạt chuẩn quốc gia.
Thành lập và xây dựng 14 trung tâm giáo dục thường xuyên, 14 trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp trên toàn Tỉnh. Mở rộng và phát triển quy mô đào tạo nghề; tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 45% vào năm 2010, khoảng 55 - 60% vào năm 2015 và 70 - 75% vào năm 2020. Phấn đấu đến năm 2010, nâng trường Cao đẳng Sư phạm và trường Cao đẳng Y tế cộng đồng lên thành các trường đại học; nâng trường Trung học Y tế thành trường Cao đẳng Y tế; xây dựng một trường đại học dân lập, khuyến khích mở rộng các loại trường ngoài công lập.
- Y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân:
Phát huy năng lực các cơ sở sẵn có trên địa bàn Tỉnh, phối hợp với các ngành Trung ương (trước hết là kết hợp quân dân y với các bệnh viện 103, 105, Viện Bỏng quốc gia v.v...), và kết hợp với Hà Nội (Bệnh viện tỉnh Hà Tây là vệ tinh cho các bệnh viện lớn của Trung ương) hình thành hai trung tâm y tế lớn, kỹ thuật cao ở thị xã Hà Đông và thị xã Sơn Tây; xây dựng và phát triển Hà Tây trở thành Trung tâm y tế lớn của vùng Bắc Bộ và cả nước.
Phấn đấu đến năm 2010 đạt 6,5 bác sĩ và 1 dược sĩ đại học/1 vạn dân, đến năm 2020 có 9 bác sĩ và 1,5 dược sĩ đại học/1 vạn dân.
Cải tạo, nâng cấp các trạm y tế xã đảm bảo 50% trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia vào năm 2010 và 100% vào năm 2015.
Đến năm 2010, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn dưới 16%, đến năm 2020 còn dưới 8%. Nâng cao hiệu quả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
- Văn hoá, thông tin, thể dục thể thao:
+ Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp văn hóa - thông tin Hà Tây, trên cơ sở khai thác và phát huy tiềm năng, truyền thống lịch sử, văn hóa của Tỉnh.
Đến năm 2010, đạt 85% gia đình văn hóa, 50% số làng văn hóa; 40% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa. Đến năm 2020, đạt 90% gia đình văn hóa, 60% số làng văn hóa; 60% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa.
Đầu tư bảo tồn, tu bổ, tôn tạo các di tích cách mạng, di tích lịch sử, văn hóa; bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể; xây dựng và nâng cấp các cơ sở văn hóa từ tỉnh đến huyện và cơ sở. Phát triển phong trào văn nghệ quần chúng, thông tin cổ động, đưa văn hóa thông tin về cơ sở. Xây dựng Chùa Hương trở thành di sản thế giới.
Tiếp tục phát triển báo, đài phát thanh - truyền hình, các tạp chí của Tỉnh.
+ Phát triển mạnh phong trào thể dục, thể thao quần chúng để làm nền tảng xây dựng thể thao thành tích cao. Phấn đấu đến năm 2020, có 30% dân số tập thể dục, thể thao thường xuyên, 20% tổng số hộ đạt gia đình thể thao, 100% số trường học thực hiện giáo dục thể chất có nề nếp; 100% huyện, thị có đủ 3 công trình là sân vận động, nhà thi đấu, bể bơi; 100% xã, phường giành đất cho hoạt động thể dục - thể thao và có từ 01 công trình thể thao trở lên. Phát triển thể thao thành tích cao.
Đầu tư xây dựng khu Liên hợp thể thao tại thị xã Hà Đông và Trung tâm đào tạo vận động viên cấp cao tại khu vực Láng - Hòa Lạc - Thạch Thất.
- Phát thanh - truyền hình:
Từng bước đổi mới thiết bị kỹ thuật, nội dung chương trình của hệ thống phát thanh - truyền hình của Tỉnh và các đài phát thanh cấp huyện; quy hoạch, củng cố, nâng cấp mạng lưới truyền thanh xã, phường, thị trấn.
6. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng
a) Mạng lưới giao thông
Cải tạo và nâng cấp mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh, gia tăng mối giao lưu giữa Hà Tây với Hà Nội và các tỉnh trong vùng Bắc Bộ.
Chú trọng xây dựng các tuyến giao thông trên địa bàn tỉnh, mới đấu nối với các trục đường quốc gia, tạo ra các trục kinh tế mới, các không gian phát triển công nghiệp và đô thị, nhất là tại các huyện Quốc Oai, Thanh Oai, Phú Xuyên v.v...
- Giao thông đường bộ
+ Quốc lộ:
Giai đoạn 2006 - 2010, triển khai xây dựng cầu Phùng trên quốc lộ 32. Các dự án xây dựng các tuyến quốc lộ do Trung ương quản lý, triển khai trên địa bàn như đường Láng - Hòa Lạc, quốc lộ 1 cũ, quốc lộ 6 .v.v..., phải bảo đảm tính hài hòa và có phương án giao cắt hợp lý với các tuyến đường địa phương.
Phối hợp, triển khai dự án đường vành đai 5 Hà Nội từ Yên Lệnh - Chùa Hương - Cầu Dặm - Xuân Mai - Sơn Tây - Vĩnh Thịnh nối quốc lộ 2C; trục Hà Nội - Hạ Long.
Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Bộ Giao thông vận tải triển khai xây dựng và hoàn thiện cầu Vĩnh Thịnh, quốc lộ 2C đoạn thuộc địa phận Hà Tây.
Giai đoạn 2006 - 2010, hoàn thiện đường Láng - Hoà Lạc kéo dài vào Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam.
Hoàn thành xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Hoà Lạc - Cầu Cời theo tiêu chuẩn tiền cao tốc.
Xây dựng đoạn Sơn Tây - Xuân Mai, quốc lộ 21 đạt cấp 1 đường đô thị (đến năm 2020).
Triển khai xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đoạn qua Hà Tây với mặt cắt tối thiểu 6 làn xe cơ giới.
Triển khai xây dựng đường vành đai 4 Hà Nội đoạn qua Hà Tây đến năm 2020.
Triển khai xây dựng đường 70 theo chương trình hợp tác giữa Hà Nội - Hà Tây.
+ Đường tỉnh:
Đến năm 2010, toàn bộ các tuyến đường tỉnh đều có kết cấu mặt đường bê tông nhựa và đá nhựa hoặc bê tông xi măng; bảo đảm cấp kỹ thuật tối thiểu là cấp 3 đồng bằng, xây dựng xong toàn bộ cầu vĩnh cửu với tải trọng H30 - XB80, bảo đảm tính đồng bộ giữa cầu và đường.
Giai đoạn 2006 - 2010, xây dựng xong các cầu Tế Tiêu, Phùng Xá, Cống Thần, Chùa Ngòi, cầu Am, cầu Đen, Đồng Quan I, Đồng Quan II, Văn Phương, Hòa Viên v.v...
Giai đoạn 2006 - 2010, khởi công và hoàn thành đường Lê Trọng Tấn.
Xây dựng đường Hoàng Quốc Việt (Hà Nội) kéo dài đoạn qua địa phận tỉnh Hà Tây (trục phát triển kinh tế Đan Phượng, Phúc Thọ, Sơn Tây).
Hoàn thành trục phát triển Sơn Tây - Thạch Thất - Quốc Oai - Xuân Mai - Miếu Môn (định hướng đến 2020).
Giai đoạn 2006 - 2010, khởi công xây dựng và hoàn thành đường Tế Tiêu - Yến Vĩ đạt tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng và trước năm 2020, khởi công xây dựng đường Đỗ Xá - Quan Sơn.
Xây dựng đường song song với quốc lộ 21 nối với quốc lộ 2C ở phía Bắc và xuống Hà Nam.
+ Giao thông đô thị: chú trọng nâng cấp mạng lưới giao thông tại các đô thị, nhất là tại các thị xã Hà Đông và Sơn Tây. Nâng dần tỷ lệ đất giành cho giao thông tại các đô thị lớn. Xây dựng mạng lưới giao thông đô thị hiện đại, đồng bộ tại các đô thị mới.
+ Giao thông nông thôn: đến năm 2010, toàn bộ đường huyện, đường ven đô thị, đường xã và liên xã được trải nhựa hoặc bê tông. Đường vào các làng nghề, cụm công nghiệp phải đạt tiêu chuẩn như đường tỉnh. Đường trục xã không còn đường đất, cải tạo bằng gạch hoặc bê tông. Củng cố mặt đê, củng cố đường giao thông nông thôn ở các vùng phân lũ, chậm lũ làm đường bê tông xi măng. Sau năm 2010, tiếp tục nâng cao chất lượng mạng lưới giao thông nông thôn.
+ Xây dựng và phát triển hệ thống các bến xe động và tĩnh.
- Giao thông đường thuỷ:
Tiến hành nạo vét luồng lạch tuyến đường thuỷ sông Đáy và sông Nhuệ. Mở thêm một số tuyến vận tải khu vực chùa Hương, Ba Vì và du lịch trên các hồ lớn Quan Sơn, Đồng Mô, Suối Hai v.v...
Cải tại, nâng cấp các cảng Hồng Vân, cảng Sơn Tây.
- Giao thông đường sắt:
Phối hợp với Hà Nội, Bộ Giao thông vận tải hoàn thành tuyến đường sắt trên cao: Hà Nội - Hà Đông, khách sạn Daewoo - Trung Kính - Hoà Lạc và đường sắt vành đai Hà Nội (dự kiến qua Cổ Nhuế - Hà Đông - Văn Điển - Ngọc Hồi - Yên Sở). Nghiên cứu kéo dài đường sắt trên cao Hà Nội - Hà Đông đến Ba La - Vân Đình.
b) Bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin
Hiện đại hoá mạng lưới bưu chính - viễn thông của Tỉnh, liên thông với các vùng trong nước và quốc tế.
Dự kiến mật độ điện thoại (cố định và di động) đến năm 2010 đạt 30 - 35 máy/100 dân, tỷ lệ người dân truy cập Internet đạt trên 20%.
Dự kiến đến năm 2020, mật độ điện thoại (cố định và di động) đạt 45 - 50 máy/100 dân, tỷ lệ người dân truy cập Internet đạt trên 30%.
c) Mạng lưới điện
Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cấp điện trung và hạ thế ở các đô thị. Mở rộng mạng lưới cấp điện cho các khu công nghiệp mới hình thành, thực hiện điện khí hoá nông thôn.
d) Phát triển hệ thống cấp thoát nước và thủy lợi
Đối với các đô thị và các huyện nằm dọc theo tuyến đường ống truyền dẫn của Dự án cấp nước từ hồ Hoà Bình của Vinaconex sẽ cấp nước từ dự án trên. Đối với các đô thị khác cần xây dựng, mở rộng các nhà máy nước.
Đối với khu vực nông thôn, phát triển hệ thống cấp nước theo nhiều quy mô phù hợp với mạng lưới phân bố dân cư và địa hình từng vùng, từng xã. Phấn đấu đến năm 2015, đạt 100% dân cư nông thôn được dùng nước sạch.
Xây dựng, nâng cấp mạng lưới thoát nước của thị xã Hà Đông, Sơn Tây, Xuân Mai.
Xử lý cục bộ nước thải công nghiệp, bệnh viện trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung. Từng bước tách riêng hệ thống thoát nước mưa và nước bẩn và xây dựng các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tại các đô thị.
Chú trọng đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải ở nông thôn nhất là cho các làng nghề, khu vực đông dân, khu vực chăn nuôi công nghiệp.
Duy tu, sửa chữa, cải tạo hệ thống và xây dựng mới các công trình thủy lợi.
Đẩy nhanh thực hiện dự án làm sống lại dòng sông Đáy, sông Tích, tạo ra nguồn cấp nước cho dân sinh và nước tưới chủ động cho một phần đất canh tác nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh.
đ) Khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường
Xây dựng tiềm lực về khoa học công nghệ có đủ năng lực nội sinh đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương, một số trung tâm nghiên cứu ứng dụng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Chú trọng hoạt động chuyển giao công nghệ, kể cả từ nước ngoài, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Cải thiện điều kiện môi trường ở các khu dân cư đang bị ô nhiễm. Có giải pháp phòng, chống ô nhiễm các khu vực sản xuất công nghiệp tập trung và các làng nghề, phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững. Phối hợp với Hà Nội và các địa phương trong vùng xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn quy mô vùng, xử lý môi trường nước sông Nhuệ, sông Đáy v.v...
e) Kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh và đối ngoại ở các cấp, các ngành và các địa phương; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng một số công trình phòng thủ ở một số điểm trọng yếu trên địa bàn Tỉnh.
Chú trọng phát triển kinh tế kết hợp với phục vụ, đáp ứng kịp thời tăng tiềm lực quốc phòng trên các lĩnh vực xây dựng hạ tầng, bưu chính viễn thông, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, thủy lợi v.v...
7. Phát triển theo lãnh thổ
a) Không gian đô thị và công nghiệp
Mở rộng không gian nội thị thị xã Hà Đông và hình thành các khu đô thị mới, phát triển hệ thống đô thị vệ tinh, các thị trấn huyện lỵ của Tỉnh gắn với Hà Nội và thị xã Hà Đông.
Dự kiến trong giai đoạn tới nâng cấp thị xã Hà Đông và thị xã Sơn Tây từ đô thị loại III lên thành phố Hà Đông và thành phố Sơn Tây; nâng cấp thị trấn Xuân Mai lên thị xã thuộc Tỉnh.
Phát triển các thị trấn, thị tứ và các điểm dân cư nông thôn.
Phát triển các khu công nghiệp, cụm - điểm công nghiệp gắn với quá trình đô thị hoá và phát triển đô thị khu vực nông thôn.
b) Không gian nông nghiệp và nông thôn.
Hình thành các khu vực nông nghiệp công nghệ cao ở khu vực ngoại vi các đô thị và vành đai nông nghiệp gần Hà Nội.
Khai thác lợi thế về sự đa dạng địa hình, để tạo ra sự đa dạng các sản phẩm nông nghiệp và mang tính sản xuất chuyên môn hoá tập trung.
Các vùng sản xuất tập trung:
- Vùng lúa cao sản, đặc sản ở các huyện phía Đông Nam của tỉnh như Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên.
- Vùng lạc, đậu tương phục vụ công nghiệp chế biến xuất khẩu, với các xí nghiệp ép dầu ở Xuân Mai, chế biến đậu tương ở Phú Xuyên v.v...
- Vùng chè thuộc Ba Vì, Chương Mỹ, Thạch Thất.
- Vùng dâu nuôi tằm tại các xã ven sông Đáy.
- Chăn nuôi trâu, bò siêu thịt và bò sữa tại Ba Vì và các huyện phía Bắc của Tỉnh.
c) Không gian văn hóa - du lịch
- Cụm Hà Đông và phụ cận: tập trung phát triển các sản phẩm chủ yếu như dịch vụ vui chơi giải trí, thương mại, du khảo văn hoá, du lịch làng nghề, City tour v.v... Phát triển các sản phẩm như du lịch mua sắm, hội thảo, hội nghị, du lịch trên sông Nhuệ, du lịch vui chơi giải trí, công viên, du lịch thể thao v.v...
- Cụm Ba Vì - Sơn Tây: tập trung phát triển du lịch sinh thái, du lịch về với tự nhiên kết hợp khai thác các giá trị văn hoá, lịch sử ở khu vực Sơn Tây.
- Cụm Hương Sơn - Quan Sơn: khai thác du lịch lễ hội kết hợp với du lịch sinh thái.
8. Các giải pháp chủ yếu
a) Xây dựng chính quyền các cấp vững mạnh
Đẩy nhanh tiến trình cải cách hành chính, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức và phân định rõ thẩm quyền giữa các cơ quan, các cấp; tăng cường kỷ luật hành chính, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí đi đôi với đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân. Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế - xã hội của các cấp, cơ quan, tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển.
b) Huy động các nguồn vốn đầu tư
Chính sách huy động vốn và thu hút đầu tư phải được xây dựng cụ thể và hấp dẫn đến từng dự án, chú trọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài (cả nguồn vốn ODA, FDI và các nguồn khác); đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền chính sách khuyến khích đầu tư để thu hút các nguồn vốn trong dân cư; chú trọng chính sách huy động vốn từ việc sử dụng có hiệu quả từ quỹ đất. Cùng với việc cố gắng bố trí vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, cần đẩy mạnh thu hút các nguồn lực trong các doanh nghiệp thông qua các hình thức cổ phần hoá, khoán, bán và cho thuê doanh nghiệp; chú trọng phát triển thị trường tài chính; đẩy nhanh xã hội hoá trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá - thể thao v.v...
c) Phối hợp phát triển giữa Hà Tây với Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong Vùng.
d) Phát triển khoa học và công nghệ.
đ) Có biện pháp thích hợp khuyến khích và hỗ trợ kinh tế ngoài quốc doanh.
e) Phát triển thị trường.
g) Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển.
h) Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính một cách triệt để, thông thoáng, tạo điều kiện tốt nhất cho mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển.
i) Dự kiến danh mục các dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư (xem Phụ lục kèm theo).
9. Tổ chức thực hiện quy hoạch
- Sau khi Quy hoạch được phê duyệt, cần công khai tuyên truyền, quảng bá, thu hút sự chú ý của toàn dân, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để huy động mọi nguồn lực tham gia thực hiện Quy hoạch. Đồng thời, tiến hành rà soát, xây dựng mới quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và các quy hoạch chi tiết.
- Xây dựng chương trình hành động và các chương trình phát triển của từng thời kỳ theo định hướng của Quy hoạch. Nghiên cứu ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách phát triển. Triển khai Quy hoạch bằng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm.
- Giám sát, kiểm tra việc thực hiện đầu tư phát triển theo quy hoạch. Tăng cường trách nhiệm các cấp, các ngành và các địa phương trong việc thực hiện quy hoạch. Cuối mỗi kỳ quy hoạch tổ chức đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch của từng thời kỳ, bổ sung và điều chỉnh lại mục tiêu cho phù hợp với tình hình thực tế.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nêu trong Quy hoạch này, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện theo quy định các nội dung sau:
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện; quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư; quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực v.v... để bảo đảm sự phát triển tổng thể và đồng bộ.
- Nghiên cứu xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của Tỉnh trong từng giai đoạn nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.
Điều 3. Giao các Bộ, ngành liên quan hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây nghiên cứu lập các quy hoạch nói trên; nghiên cứu xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong từng giai đoạn nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, khuyến khích, thu hút đầu tư v.v..., bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ và phướng hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nêu trong Quy hoạch. Đẩy nhanh việc đầu tư, thực hiện các công trình, dự án có quy mô, tính chất vùng và quan trọng đối với sự phát triển của Tỉnh đã được quyết định đầu tư. Nghiên cứu xem xét điều chỉnh, bổ sung vào các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án liên quan dự kiến sẽ được đầu tư nêu trong Quy hoạch.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 5. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
Phụ lục
DANH MỤC CÁC
DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ
GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định
số 195/2006/QĐ-TTg
ngày 25 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính
phủ)
(Không bao gồm các dự án chuyển tiếp)
I. Các dự án về nông nghiệp:
1. Nâng cấp trạm bơm đầu mối Vân Đình, huyện Ứng Hòa.
2. Trạm bơm tiêu Ngoại Độ II, huyện Ứng Hòa.
3. Trạm bơm tiêu Hạ Dục, huyện Chương Mỹ.
4. Trạm bơm tiêu Song Phương, huyện Hoài Đức.
5. Tiếp nước sông Tích, huyện Phúc Thọ.
6. Nâng cấp kè Cát Bi - Quang Lãng, huyện Phú Xuyên.
7. Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa, thị xã Hà Đông.
8. Kiên cố hóa 2 bên bờ sông Nhuệ, thị xã Hà Đông.
9. Nâng cấp hồ chứa Đông Mô - Ngại Sơn, thị xã Sơn Tây.
10. Nâng cấp công trình hồ chứa Suối Hai, huyện Ba Vì.
11. Nâng cấp trạm bơm tưới La Khê, thị xã Hà Đông.
12. Nâng cấp trạm bơm tưới Hồ Vân, huyện Thường Tín.
13. Nâng cấp trạm bơm tưới Phụng Châu, huyện Chương Mỹ.
14. Nâng cấp trạm bơm tưới Đan Hoài, huyện Hoài Đức.
15. Cải tạo và nâng cấp trạm bơm tiêu Lễ Nhuế, huyện Phú Xuyên.
16. Cải tạo sông Đáy và nâng cấp chất lượng đê, trên địa bàn Tỉnh.
17. Cứng hóa mặt đê cấp I-IV, trên địa bàn Tỉnh.
18. Tăng cường chất lượng đê Vân Cốc, huyện Phúc Thọ.
19. Hệ thống tưới tiêu Trung Hoàng - Tứ Nê, huyện Chương Mỹ.
20. Nâng cấp trạm bơm tiêu Thần, huyện Ứng Hòa.
21. Cải tạo, mở rộng hệ thống trạm bơm tưới Trung Hà, huyện Ba Vì.
22. Nâng cấp hệ thống trạm bơm tiêu Săn, huyện Thạch Thất.
23. Mở rộng trại giống lợn ngoại Thanh Hưng, huyện Thanh Oai.
24. Xây dựng trung tâm đào tạo chăn nuôi công nghệ cao, huyện Chương Mỹ.
25. Xây dựng khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, huyện Phúc Thọ.
26. Kiên cố hóa kênh chính Phù Sa, thị xã Sơn Tây.
27. Cải tạo, nâng cấp hồ Đồng Sương, huyện Chương Mỹ.
II. Các dự án về giao thông:
1. Cầu Đen thị xã Hà Đông.
2. Cầu Am thị xã Hà Đông.
3. Cầu Chùa Ngòi thị xã Hà Đông.
4. Đường tỉnh 77, đoạn km 0 đến km 5+800, huyện Phú Xuyên.
5. Đường Thanh Bình, thị xã Hà Đông.
6. Đường Ngô Quyền, thị xã Hà Đông.
7. Đầu tư cải tạo, nâng cấp 29 cầu yếu, trên địa bàn Tỉnh.
8. Hỗ trợ giao thông nông thôn (820 km), trên địa bàn Tỉnh.
9. Đường 73, đoạn từ km 22 đến km 31+700, tại Ứng Hòa - Mỹ Đức - Chương Mỹ.
10. Đường Phúc La - Văn Phú, thị xã Hà Đông.
11. Đường Lê Trọng Tấn kéo dài, thị xã Hà Đông.
12. Đường tỉnh 82, đoạn km 4+500 đến km10+200, tại Phúc Thọ.
13. Đường tỉnh 78, đoạn km 0 đến km 7+900, tại Ứng Hòa.
14. Đường trục phát triển, tại Đan Phượng.
15. Đường trục phát triển, tại Phúc Thọ.
16. Đường trục phát triển, tại Sơn Tây.
17. Đường trục phát triển, tại Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức.
18. Đường tỉnh 81, đoạn km 5 đến km 17, tại Quốc Oai - Chương Mỹ.
19. Cải tạo và nâng cấp 2 cảng sông Hồng Vân và Sơn Tây, tại Thường Tín và Sơn Tây.
20. Đường Tế Tiêu - Yến Vĩ, huyện Mỹ Đức.
21. Đường Đỗ Xá - Quan Sơn, huyện Mỹ Đức.
22. Đường trục dọc Tỉnh (tỉnh lộ 80 kéo dài), trên địa bàn Tỉnh.
23. Đường Cầu Lão - Ba Thá, huyện Ứng Hòa.
24. Cầu Vĩnh Thịnh, thị xã Sơn Tây.
25. Đường 87 - Đá Trông, tại Sơn Tây và Ba Vì.
26. Cải tạo và nâng cấp 300 km đường giao thông nông thôn tại các huyện, thị xã.
27. Sữa chữa, nâng cấp 200 cầu thuộc các tuyến đường giao thông nông thôn, tại các huyện, thị xã.
28. Cải tạo và nâng cấp 200 km đường giao thông tỉnh và 40 cầu, tại các huyện, thị xã.
III. Các dự án về du lịch:
1. Hạ tầng Khu du lịch sinh thái hồ Suối Hai, huyện Ba Vì.
2. Trung tâm văn hóa - du lịch Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.
3. Công viên du lịch sinh thái rừng quốc gia Ba Vì, tại Ba Vì, Sơn Tây.
4. Thành cổ Sơn Tây và Văn Thánh Đường Lâm.
IV. Các dự án về lao động - thương binh - xã hội:
1. Đài tưởng niệm các liệt sĩ, tại thị xã Hà Đông.
V. Các dự án về cấp nước:
1. Đầu tư nâng cấp hệ thống nước sạch thị xã Hà Đông.
2. Cải tạo, nâng cấp hệ thống nước sạch tại các huyện, thị xã.
VI. Các dự án về môi trường:
1. Nhà máy xử lý rác thải, huyện Chương Mỹ.
2. Nhà máy xử lý rác thải, thị xã Sơn Tây.
VII. Các dự án về văn hóa - thông tin:
1. Xây dựng tượng đài Ngô Sỹ Liên, huyện Chương Mỹ.
VIII. Các dự án về y tế:
1. Bệnh viện đa khoa 400 giường Hòa Lạc, tại Thạch Thất.
2. Bệnh viện phụ sản và nhi khoa tỉnh, tại thị xã Hà Đông.
3. Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng tỉnh, tại Thạch Thất.
IX. Các dự án về thể dục - thể thao:
1. Khu liên hợp thể thao tỉnh, thị xã Hà Đông.
2. Sân vận động của các huyện, thị xã.
3. Nhà thi đấu của các huyện, thị xã.
* Ghi chú: Về vị trí, quy mô, diện tích chiếm đất, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động các nguồn lực của từng thời kỳ.
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 195/2006/QD-TTg | Hanoi, August 25, 2006 |
DECISION
APPROVING THE MASTER PLAN ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF HA TAY PROVINCE UP TO 2020
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the People's Committee of Ha Tay province in Report No. 4783/TTr-UBND of November 18, 2005, and the opinions of the Planning and Investment Ministry in Official Letter No. 4408/BKH/TD&GSDT of June 15, 2006, on the approval of the master plan on socio-economic development of Ha Tay province up to 2020,
DECIDES:
Article 1.- To approve the master plan on socio-economic development of Ha Tay province up to 2020, with the following principal contents:
I. Development viewpoints
a/ The master plan on socio-economic development of Ha Tay province up to 2020 must conform with the national socio-economic development strategy; ensure the relationship between economic growth and proper settlement of social problems, hunger and poverty eradication, intensification of social evil prevention and fight, and assurance of social justice; harmoniously combine the production development with the market development and infrastructure development; and unceasingly improve the people's material and spiritual life.
b/ To mobilize all resources from all economic sectors and create a favorable environment for economic development at a rate higher than that in the past period; to bring into play the geo-economic, natural and human resource advantages for economic development at a high growth rate in parallel with the rational economic restructuring in the direction of raising the ratios of industry and service and reducing the ratios of agriculture and forestry. To strive for the objective that by 2015 Ha Tay province shall attain the average growth level of the provinces in the northern key economic region.
c/ To place the development of Ha Tay province in the context of international integration and competition, in close cooperation with other provinces throughout the country, in association with the northern key economic region and in the process of the national renewal, for a higher quality of economic development.
d/ To speed up the urbanization; to combine the urban development as a development center with the development of the surrounding rural areas. Ha Tay province's urban centers must be developed toward modernity, ensuring their functions as satellite towns of Ha Noi capital. The urbanization should be planned in schemes on resettlement of, supports and job training for, peasants whose land is recovered by the State.
e/ To attach the economic development with the protection of the environment, cultural heritages and ecological balance and the assurance of sustainable development. Not to cause harms to and degradation of natural landscape and cultural heritage.
f/ To closely associate the socio-economic development with the consolidation of defense, security, the political system and a strong administration.
2. Development objectives
a/ General objectives
To accelerate the economic and labor restructuring in the direction of strongly developing the industrial and service economy in order to quickly increase the industry and service ratios; to develop tourism into an important economic branch matching the province's potentials and advantages; to develop the agricultural economy in the direction of high-quality commodity production. To mobilize all resources for the economic growth at higher rates and in a sustainable manner; and turn as soon as possible Ha Tay province into an industrial province with a relatively modern and synchronous socio-economic infrastructure system closely linked with the infrastructure system of Ha Noi area, a healthy and modern culture deeply imbued with national identities, and an economy developed to reach and excel the average level of the whole country. The province shall gradually become a driving force for socio-economic development of the Red River delta and the northern key economic region, and one of the region's high-quality human resource training and healthcare centers, with firmly maintained defense, security, social order and safety, people's higher living standards and greater internal accumulation.
b/ Specific objectives
- Regarding economic development:
+ To strive for the average annual GDP growth rate of at least 13.5% in the 2006-2010 period, over 13% in the 2011-2015 period and around 12% in the 2016-2020 period. The province's per-capita GDP shall reach and excel the average level of the whole country before 2015.
+ The total export value shall increase over 17%/year in the 2006-2010 period, and 14.9%/year in the 2011-2020 period. By 2010 and 2020, the export value shall be 2.8 and 4 times that of 2005 respectively.
+ The economic structure by 2010 shall be industry- construction 45 - 46%; service 34 - 35%; agriculture- forestry-fishery 20 - 21%. By 2020, the ratio of agriculture in GDP structure shall be below 9%; while industry and service ratio shall be 91%.
+ In the 2006-2010 period, the agricultural production value shall increase 3.5-4%/year on average; while the cultivation and aquaculture value per hectare shall be more than VND 40 million.
- Regarding social development:
+ To reduce the annual birth rate by 0.06% and the rate of poor households (living below the new poverty line) by 1.5 ' 2%/year; to raise the living standards of households which have escaped from poverty, and prevent them from relapse into poverty.
+ By 2020, the urbanization rate shall be at least 45 ' 50% and the ratio of non-agricultural laborers to the total labor force shall be around 77%.
+ The rate of trained laborers shall reach around 40% by 2010 and around 50 ' 60% by 2020. By 2010, 80 ' 85% of laborers shall be employed after being trained.
+ The technological renewal rate shall reach an average of 20 ' 25%/year.
+ To combine the socio-economic development with the consolidation of security, defense, social order and safety.
- Regarding the environmental protection:
To pay a constant attention to the environmental protection and improvement. To minimize the pollution in craft villages and strive for the target that by 2010 some 90% of population shall be supplied with clean water, more than 90% of daily-life garbage shall be collected and treated, and 100% of hazardous industrial waste and medical waste shall be managed and treated.
To conserve and rationally use the natural resources, protect the biodiversity, conserve and embellish tangible and intangible cultural heritages.
3. The plan on economic growth up to 2020
The economic growth rate shall be 13.5% in the 2006-2010 period, around 13% in the 2011-2015 period and around 12% in the 2016-2020 period.
The economic structure shall be: industry- construction 45%, agriculture-forestry-fishery 21%, and service 34% by 2010; industry-construction 50%, agriculture-forestry-fishery 14%, and service 36% by 2015; and industry-construction 54%, agriculture-forestry-fishery 9%, and service 37% by 2020.
4. Selection of orientations for breakthrough development up to 2010 and 2020
a/ Orientations for breakthrough development
+ To restructure and raise the quality of the industrial sector through developing such key industries as mechanical engineering, electronics, hi-tech industry; and supporting industries in association with industrial parks and hi-tech parks; to develop industries having natural resource advantages such as cement production and food processing; to speed up the construction of hi-tech parks and industrial parks; to form new industrial parks and medium- and small-sized industrial clusters; to develop cottage industries and handicrafts and traditional craft villages.
+ To restructure and raise the quality of the service sector; to concentrate on developing a number of high-quality services (finance, banking, commercial, technological, telecommunications and transport services); to develop the real estate market; and comprehensively develop tourism into an important economic branch.
+ To develop agriculture-forestry-fishery in the direction of improving their quality and efficiency and restructuring them in the direction of agricultural and rural industrialization and modernization.
b/ Priorities in the process of socio-economic development
- To build the infrastructure system connected to the infrastructure systems of Ha Noi and the regional provinces.
- To attach importance to the sustainable development and proper solution of environmental problems.
- To invest in developing the province's important economic centers, thus step by step turning the province into an economic center of the region.
- To build Ha Tay province into a center for training of technical workers and managerial officials for the whole region.
- To restructure the rural economy, making the province's rural areas development satellites of Ha Noi and the province's urban centers.
- To finalize the spatial and territorial planning in the direction of forming urban centers which are connected with one another and with rural areas.
- To closely combine the development of Ha Tay province with the development of the provinces and cities in the region.
5. Orientations for development of branches and domains
a/ Development of industry and the system of industrial parks
- Development of key industries and products:
To develop industries, cottage industries and handicrafts so as to create a breakthrough for economic development and restructuring. To concentrate resources on developing industry at a high rate, thus making radical changes in quality, efficiency and competitiveness of industrial products; to quickly raise the industrial ratio in the province's GDP structure.
Ha Tay province's industrial production value is expected to grow at an annual average rate of around 24 ' 25% in the 2006 ' 2010 period, 18 ' 19% in the 2011-2015 period and 16 - 17% in the 2016-2020 period.
To consider the industries of mechanical engineering (manufacture and assembly of agricultural machines, means of transport, etc.), manufacture and assembly of electronic appliances the spearhead industries of the province. To prioritize the development of hi-tech industries (production of software, new materials, etc.). At the same time, to strongly develop groups of industries which have advantages in local raw materials, development tradition and are labor-intensive, such as: farm produce processing, construction materials production, textile and garment, leather and shoes, traditional crafts, etc.
To concentrate on developing the following industries:
+ Hi-tech industries: software, computer equipment, automation, production of new and high-class materials, etc.
+ Mechanical engineering and electronic industries: manufacture of agricultural machines, automobiles, motorbikes, assembly of electronic appliances and computers, etc.
+ Farm produce, food and beverage processing.
+ Production of construction materials: cement, construction materials, roofing materials, building stones.
+ Chemical and fertilizer industry.
+ Production of footwear, textile and garment, leather articles, plastics, paper and packages.
+ Exploitation of minerals: limestone, clay, sand, gravel, mineral water, pyrite.
- Orientations for development and distribution of industrial production establishments, industrial parks, industrial clusters and points and cottage industry and handicraft villages:
+ In the period from now to 2010, to plan and step by step build infrastructures and attract investment in industrial parks, industrial clusters, industrial points, cottage industry and handicraft villages in the province with a total area of around 8,080 hectares, including 9 industrial parks (including one hi-tech park) on a total area of 5,600 hectares; 29 industrial clusters on a total area of 1,210 hectares and 177 industrial points and craft villages on a total area of 1,270 hectares.
After 2010, to study the formation of a number of new industrial parks and clusters along important traffic routes and the formation of new urban centers. The orientation for location of industrial production establishments shall be as follows:
Food and foodstuff processing establishments shall be located near or within areas where raw materials are available.
Export garment and canvas shoe production establishments may be located in populated areas.
Other enterprises shall be located in industrial parks or clusters according to their business lines.
+ Regarding rural industry development: To restore traditional craft villages, thereby step by step developing small- and medium-sized industries in rural areas with the application of modern technologies, and forming industrial points attached to district towns and townships being of communal or inter-communal size. To strive for the target that by 2010, 90% of villages in the provinces shall become craft villages, of the which more than 400 villages shall attain the standards of industry-cottage industry and handicraft villages. The development of craft villages must couple with the environmental protection. To concentrate on developing a number of traditional crafts and trades having advantages such as: textile, embroidery, lacework, carpentry, mechanical engineering, farm produce processing, garment, leather and shoes, production of bamboo and rattan articles, fruit processing.
b/ Development of service sector
- Development of commerce:
To attach importance to the Red River delta market and expand goods exchange with other markets. To coordinate with neighboring provinces in establishing associations of export farm produce, combining benefits of producers with those of export enterprises. To develop trade with the participation of various economic sectors. To consolidate and reorganize the system of state-run trade establishments. To strive for the target that the total social commodity circulation value shall be around VND 19,080 billion by 2010, around VND 41,480 billion by 2015 and around VND 93,920 billion by 2020, and the average growth rate of the total social commodity circulation value shall be 17.6%/year in the 2006-2010 period, 16.8%/year in the 2011-2015 period and 18%/year in the 2016-2020 period.
The total export value is expected to reach USD 250 million by 2010, USD 500 million by 2015 and USD 1 billion by 2020. Major groups of exports shall be handicraft and fine-art articles, industrial goods, processed farm produce and foods, construction materials.
To plan the development of the system of marketplaces and commodity exchange centers, the network of trade centers, supermarkets, department stores, cattle and poultry slaughter houses, the network of major forwarding depots, and the network of filling stations.
- Development of Ha Tay province in association with Ha Noi city into a big service and tourist center of the North:
To prioritize the development of ecotourism. To invest in tourism in direction of forming an integral tourist space, with efforts concentrated on the completion of Suoi Hai lake ' Ba Vi mountain resorts for ecotourism and convalescence. The tourist space shall cover three main tourist sites: Ha Dong and its vicinity, Son Tay ' Ba Vi, and Huong Son ' Quan Son.
To develop such tourist products as ecological and convalescent tourism; cultural tourism; craft village tourism; farm and countryside sight-seeing; tourism combined with seminars, conferences or exhibitions; sport, entertainment and recreation tourism. To design and develop tours.
To take advantage of the position of a province neighboring Ha Noi city; to concentrate on vigorously developing such services as: technical innovation, legal, information, technology transfer, cultural and weekend vacation services. To coordinate with Ha Noi in strongly developing financial, banking, insurance, commercial, scientific and technological services.
c/ Development of agriculture ' forestry ' fishery and rural areas
To elaborate a planning on agricultural land in service of restructuring of crops and livestock toward industrialization, modernization and commodity production associated with processing industry. To develop suburban agriculture. To step by step apply high technologies to agricultural production, for the immediate future to production of plant varieties, livestock breeds and a number of key products (safe vegetables, flowers, fruits; pig and poultry farming, aquaculture) in association with the building of product brands.
The agricultural production value (at the fixed prices in 1994) shall averagely grow 3.5 ' 4.0%/year in the 2006 - 2010 period and 3.0 ' 3.5%/year in the 2011- 2020 period.
To restructure agriculture in the direction of raising the ratio of husbandry production value in the total agricultural production value to 50% by 2010 and over 60% by 2020.
The cultivation production value shall reach VND 38 ' 40 million/ha of arable land, and over VND 50 million/ha on 15% of the total arable land by 2010 and on 40% by 2020.
Regarding cultivation: To plan areas for specialized rice farming, invest in intensive farming of food crops, and introduce new varieties and scientific and technical advances to production. To develop annual industrial plants, safe vegetables, clean vegetables, flowers, ornamental trees, fruit trees, perennial industrial trees (i.e. tea).
To develop the cattle and poultry rearing and aquaculture.
To well manage and protect forests; to intensively plant new concentrated forests as well as scattered trees. To strive to plant 2,000 hectares of new concentrated forests, revamp 20% of the existing planted forest area (around 2,000 hectares), and raise the forest coverage to 11% by 2010.
d/ Development of social domains
- Population, labor and employment:
The average population growth rate shall be around 1.0%/year in the 2006-2015 period and around 0.9%/year in the 2015-2020 period. By 2020, Ha Tay province's population shall be around 2.922 million.
The urban population is expected to grow fairly fast with the urbanization rate increasing from 9.9% in 2005 to around 45 ' 50% by 2020.
To employ more 116,900 laborers in the 2006- 2010 period, 124,200 in the 2011-2015 period and 23,500 in the 2016-2020 period.
To reduce the ratio of agricultural laborers to 23% of the total workforce by 2020.
- Education and training:
To raise the comprehensive quality of the general education of all grades. To narrow the material foundation and education quality gap between the province and Ha Noi capital, between urban centers and rural areas and between districts of the province.
To complete the lower secondary education universalization for pupils of eligible age group by 2008; to complete the upper secondary education universalization by 2010. To strive for the target that 80% of the primary schools, 40% of the lower secondary schools and 50% of the upper secondary schools shall reach the national standards by 2010; 100% of the primary schools, 60% of the lower secondary schools and 70% of upper secondary schools by 2015; and 100% of both lower and upper secondary schools by 2020.
To establish and build 14 continuing education centers and 14 general technical and vocational education centers in the province. To expand and develop job training, thus raising the ratio of trained laborers to 45% by 2010, around 55 ' 60% by 2015 and 70 ' 75% by 2020. By 2010, to upgrade the Teachers Training College and the Community Medical College into universities; upgrade the Medical Intermediate School into the Medical College; build a people-founded university; and encourage the expansion of types of non-public schools.
- Health and people's health care:
To bring into play the capability of existing medical establishments in the province; to coordinate with the central branches (first of all military and civil medicine coordination with Hospitals 103 and 105, the National Burning Hospital, etc.) and cooperate with Ha Noi (Ha Tay provincial hospital shall operate as a satellite of big central hospitals) in forming two big hi-tech medical centers in Ha Dong and Son Tay provincial towns; to build and develop Ha Tay province into a big medical center of the North and the whole country.
To strive for the target that every 10,000 people shall have 6.5 medical doctors and one pharmacist of university degree by 2010, 9 medical doctors and 1.5 pharmacists of university degree by 2020.
To renovate and upgrade commune health stations to ensure that 50% then 100% of the commune health stations shall attain the national standards by 2010 and 2020 respectively.
To reduce the rate of malnourished under-five children to below 16% by 2010 and below 8% by 2020. To raise the efficiency of health care services for people.
- Culture, information, physical training and sports:
+ To continue stepping up the cause of culture and information of Ha Tay province on the basis of tapping and promoting its historical and cultural potentials and traditions.
To achieve the target that 85% of the families, 50% of the villages, 40% of the agencies, units and enterprises shall achieve the standards of cultured ones by 2010; 90% of the families, 60% of the villages and 60% of the agencies, units and enterprises, by 2020.
To invest in conservation, repair and embellishment of revolutionary vestiges, historical and cultural relics; to conserve intangible cultural heritages; to build and upgrade cultural institutions from provincial to district and grassroots levels. To develop the mass cultural and artistic movement, communication and propagation, and provide cultural and information services to the grassroots. To build Huong Pagoda into a world heritage.
To continue developing newspapers, radio and television stations and magazines of the province.
+ To strongly develop the mass physical training and sport movement serving as a foundation for building high-achievement sports. To strive for the target that by 2020, 30% of the population shall participate in regular physical training and sport activities, 20% of the families shall be recognized as sport families, 100% of the schools shall conduct regular physical education, 100% of the districts and towns shall have stadiums, gymnasiums and swimming pools, 100% of the communes and wards shall spare grounds for physical training and sport activities and have at least one sport facility. To develop high-achievement sports.
To invest in building a sport complex in Ha Dong provincial town and a center for training of high-level athletes in Lang ' Hoa Lac ' Thach That area.
- Radio and television:
To step by step renew equipment, techniques and programs of the province's radio and television system as well as district radio stations; to plan, consolidate and upgrade the commune, ward and township radio public-address systems.
6. Development of infrastructure system
a/ Communication network
To renovate and upgrade the communication network in the province, intensify the exchange between Ha Tay province and Ha Noi and other northern provinces.
To attach importance to building provincial roads, which are newly connected to national axial roads, thus creating new economic axes and industrial and urban development spaces, especially in Quoc Oai, Thanh Oai and Phu Xuyen districts.
- Road communication
+ National highways:
In the 2006-2010 period, to commence the building of Phung bridge on national highway 32. Projects on building of centrally-managed national highway sections in the province, including Lang ' Hoa Lac road, old national highway 1, national highway 6, etc., must ensure the harmony of the road system and the planned rational crossings with local roads.
To coordinate with Ha Noi in executing the project on belt road 5 running from Yen Lenh - Huong
Pagoda - Cau Dam - Xuan Mai - Son Tay - Vinh Thinh, linking to national highway 2C and Ha Noi - Ha Long axial road.
To coordinate with the People's Committee of Vinh Phuc province and the Transport Ministry in building and completing Vinh Thinh bridge and the section of national highway 2C in Ha Tay province.
In the 2006-2010 period, to complete expanding Lang ' Hoa Lac road to the Cultural Village of Vietnamese Nationalities.
To complete the building of Hoa Lac ' Cau Coi section of Ho Chi Minh road up to the pre-expressway standards.
To build Son Tay ' Xuan Mai section of national highway 21 into a grade-1 urban road (by 2020).
To build Cau Gie ' Ninh Binh expressway's section running through Ha Tay, with a cross-section of at least 6 motor lanes.
To build Ha Tay section of belt road 4 of Ha Noi by 2020.
To build road 70 under the cooperation program between Ha Noi and Ha Tay.
+ Provincial roads:
By 2010, to cover all provincial roads' surface with asphalt concrete and stones or cement concrete, satisfying the minimum technical requirements of grade-3 delta roads, and complete the building of all permanent bridges of a load of H30 ' XB80, ensuring the compatibility between bridges and roads.
In the 2006-2010 period, to complete the building of bridges of Te Tieu, Phung Xa, Cong Than, Chua Ngoi, Am, Den, Dong Quan I, Dong Quan II, Van Phuong, Hoa Vien, etc.
In the 2006-2010 period, to commence and complete the building of Le Trong Tan road.
To build the expanded section of Hoang Quoc Viet road (Ha Noi) running through Ha Tay province (on the economic development axis of Dan Phuong, Phuc Tho and Son Tay).
To complete the building of Son Tay -Thach That - Quoc Oai - Xuan Mai - Mieu Mon development axis (according to orientation toward 2020).
In the 2006-2010 period, to commence and complete the building of Te Tieu ' Yen Vi road up to the standards of a grade-3 delta road, and commence the building of Do Xa Quan Son road before 2020.
To build a road running in parallel with national highway 21, linking to national highway 2C to the north and leading to Ha Nam province.
+ Urban communication: To attach importance to upgrading the traffic network in urban centers, especially Ha Dong and Son Tay provincial towns. To gradually increase the land portions reserved for communication in big urban centers. To build a modern and synchronous urban communication network in new urban centers.
+ Rural communication: By 2010, all district, suburban, communal and inter-communal roads shall be asphalted or concreted. Roads to craft villages and industrial clusters must attain the standards of provincial roads. All existing earthen communal axial roads shall be bricked or concreted. To reinforce dike surfaces and rural roads in flood-diverting and 'slowing areas with cement concrete. After 2010, to continue raising the quality of rural communication network.
+ Building and development of the system of mobile and stationary car terminals.
- Waterway navigation:
To dredge channels and fairways on Day and Nhue rivers. To open some transport routes in Huong Pagoda, Ba Vi areas and tourist routes on big lakes of Quan Son, Dong Mo, Suoi Hai, etc.
To renovate and upgrade Hong Van and Son Tay ports.
- Railway transport:
To coordinate with Ha Noi and the Transport Ministry in completing the overhead railways of Ha Noi ' Ha Dong, Daewoo Hotel ' Trung Kinh ' Hoa Lac and the belt railway of Ha Noi (running through Co Nhue ' Ha Dong ' Van Dien ' Ngoc Hoi ' Yen So). To study the expansion of overhead Ha Noi ' Ha Dong railway to Ba La ' Van Dinh.
b/ Post, telecommunications and information technology
To modernize the province's post and telecommunications network, interconnected with other regions in the country and foreign countries.
By 2010, the number of telephones (mobile and fixed) shall be 30 ' 35 telephones per 100 people and over 20% of the population shall make access to the Internet. By 2020, there shall be 45 ' 50 telephones per 100 people and over 30% of the population shall have access to the Internet.
c/ Power network
To completely build the medium- and low-voltage power supply system in urban centers. To expand the power supply networks to newly formed industrial parks, and carry out the rural electrification.
d/ Development of water supply and drainage system and irrigation system
The urban centers and districts lying along the water pipelines of the Vinaconex Corporation's project on water supply from Hoa Binh reservoir shall be supplied with water under such project. For other urban centers, water plants shall be built or expanded.
For rural areas, to develop the multi-scale water supply system suitable to the population distribution and terrain in each area or commune. By 2015, 100% of the rural population shall be supplied with clean water.
To build and upgrade the water drainage network of Ha Dong, Son Tay and Xuan Mai provincial towns.
To locally treat industrial and hospital wastewater before discharging it into the general water drainage system. To step by step separate the rainwater drainage system from wastewater drainage system, and build daily-life wastewater treatment stations in urban centers.
To attach importance to the investment in wastewater drainage and treatment system in rural areas, especially in craft villages, populated areas and industrial husbandry areas.
To maintain, repair and renovate the system of existing irrigation works and build new ones.
To accelerate the execution of the project on revitalization of Day and Tich rivers, thus creating water supply sources for people's daily life and for irrigation of part of the province's agricultural land.
e/ Science, technology and environmental protection
To build up the scientific and technological potentials with sufficient internal strengths to satisfy local development requirements, and a number of research and application centers in service of local socio-economic development. To attach importance to technology transfer, both domestic and from abroad, to suit the trend of international economic integration.
To improve the environmental conditions in polluted population quarters. To devise measures to prevent and combat pollution in concentrated industrial areas and craft villages, and to develop agriculture and rural areas in a sustainable manner. To coordinate with Ha Noi and other localities in the region in building a regional solid waste treatment plant, and treating the water environment of Nhue and Day rivers.
f/ Combination of economic development and defense and security maintenance
To closely combine the socio-economic development with the consolidation of defense and security strengths and enhancement of external activities at all levels and in all branches and localities; to build up the all-people defense combined with the people's security posture; to firmly maintain political stability, social order and safety. To build a number of defense works in some strategic areas in the province.
To attach importance to the economic development combined with timely satisfaction of the requirement of consolidation of defense strengths in terms of infrastructure construction, post and telecommunications, industry, cottage industry and handicraft, agriculture, irrigation, etc.
7. Territory-based development
a/ Urban and industrial spaces
To expand the inner urban space of Ha Dong provincial town, to form new urban centers, and develop the system of the province's satellite urban centers and district capitals connected to Ha Noi and Ha Dong provincial town.
In the coming period, to upgrade Ha Dong and Son Tay provincial towns from grade-III urban centers into cities. To upgrade Xuan Mai townships into a provincial town.
To develop industrial parks, industrial clusters and points in association with the urbanization process and urban development in rural areas.
b/ Agricultural and rural spaces:
To form hi-tech agricultural zones in suburban areas and the agricultural belt near Ha Noi.
To tap the advantage of terrain diversity to create a diversity of agricultural products turned out by specialized and concentrated production.
Concentrated production areas:
- High-yield and specialty rice areas in the province's southeastern districts of Thanh Oai, Thuong Tin and Phu Xuyen.
- Areas for growing groundnut and soybean in service of export processing, with an oil extracting factory in Xuan Mai, a soybean processing plant in Phu Xuyen, etc.
- Tea areas in Ba Vi, Chuong My and Thach That districts.
- Silkworm mulberry areas in communes along Day river.
- Areas for raising meat buffaloes and cows and milch cows in Ba Vi district and the northern districts of the province.
c/ Cultural and tourist spaces:
- The cluster of Ha Dong provincial town and its vicinity: To concentrate on developing principal products, such as entertainment, recreation and commercial services, cultural study tours, craft village tours, city tours, etc. To develop such products as shopping tourism, seminar or conference tourism, tours on Nhue river, leisure tourism, park tourism, sport tourism, etc.
- Ba Vi - Son Tay cluster: To concentrate on developing ecotourism combined with exploitation of cultural and historical values in Son Tay area.
- Huong Son - Quan Son cluster: To exploit festival tourism combined with ecotourism.
8. Major solutions
a/ Building strong administrations at all levels:
To accelerate the administrative reform, raise the capability of the contingent of cadres and civil servants, clearly define powers of agencies and levels; to enhance the administrative discipline, combat authoritarianism and corruption and waste while assuring the people's mastery. This is an extremely important solution to raising the effectiveness of socio-economic management by administrations at all levels, and creating a favorable environment for attracting resources for development investment.
b/ Mobilizing investment capital sources:
Capital mobilization and investment attraction policies must be specifically and attractively formulated for application to each project, attaching importance to attraction of foreign investment capital (including ODA, FDI and other sources). At the same time, to intensify the propagation of the investment promotion policies to attract capital sources from the population. To attach importance to the policy on mobilizing capital from the efficient use of land fund. Apart from the allocation of investment capital from the state budget, it is necessary to step up the mobilization of resources in enterprises by modes of equitization; contracting, sale and lease of enterprises; to attach importance to development of the financial market; and to accelerate the socialization of such domains as healthcare, education, culture, sport, etc.
c/ Coordinating the development of Ha Tay province with the development of Ha Noi and other provinces and cities in the region.
d/ Developing sciences and technologies.
e/ Devising appropriate measures to encourage and support non-state economy.
f/ Developing markets.
g/ Developing human resources to satisfy the development requirements.
h/ Continuing the administrative reforms in a thorough and open manner, creating the best conditions for all economic sectors to participate in development investment.
i/ Drawing up the tentative list of projects prioritized for investment study (see the enclosed appendix).
9. Organization of implementation of the master plan
- After the master plan is approved, it is necessary to publicly propagate and popularize it to draw attention of the people and investors at home and abroad, with a view to mobilizing all resources for implementation thereof. At the same time, to review the existing development plannings of branches, domains and detailed plannings and to elaborate new ones.
- To work out action programs and development programs for each period in line with the master plan's orientations. To study and promulgate according to competence or submit to competent authorities for promulgation development mechanisms and policies. To organize the implementation of the master plan through five-year and annual socio-economic development plans.
- To supervise and inspect the development investment under the master plan. To enhance the responsibility of all levels, branches and localities for implementing the master plan. At the end of each planning period, to organize the appraisal of implementation of the master plan in such period, and supplement and adjust its objectives to suit the practical situation.
Article 2.- To assign the People's Committee of Ha Tay province to base itself on the province's socio-economic development objectives, tasks and orientations stated in the master plan to coordinate with the concerned ministries and branches in directing according to regulations the elaboration, submission for approval and implementation of the following:
- Socio-economic development general plannings of districts; plannings on development of urban system and population quarters; construction planning; land use planning and plans; development plannings of branches and domains, etc., in order to ensure the comprehensive and synchronous development.
- Study, formulation and promulgation according to competence or submission to competent state agencies for promulgation of a number of mechanisms and policies suitable to the province's development requirements in each period, in order to attract and mobilize resources for implementation of the master plan.
Article 3.- To assign the concerned ministries and branches to assist the People's Committee of Ha Tay province in studying and elaborating the above-said plannings; to study, formulate and submit to competent state agencies for promulgation a number of mechanisms and policies suitable with the province's socio-economic development requirements in each period in order to mobilize and efficiently use resources, promote and attract investment, etc., thus ensuring the realization and performance of the province's socio-economic development objectives, tasks and orientations stated in the master plan. To accelerate the investment in and execution of projects and works of regional scale and nature and important to the province's development for which investment decisions have been issued. To study and consider adjustments or supplements to branch development plannings, plans on investment in relevant projects and works eligible for investment specified in the master plan.
Article 4.- This Decision shall take effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
Article 5.- The president of the People's Committee of Ha Tay province, ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of government-attached agencies shall have to implement this Decision.
|
|
APPENDIX
LIST OF PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT STUDY IN THE 20062010 PERIOD
(Promulgated together with the Prime Ministers Decision No. 195/2006/QD-TTg of August 25, 2006)
(Excluding transitional projects)
I. AGRICULTURAL PROJECTS:
1. Upgrading of Van Dinh major pumping station, Ung Hoa district.
2. Ngoai Do II water drainage pumping station, Ung Hoa district.
3. Ha Duc water drainage pumping station, Chuong My district.
4. Song Phuong water drainage pumping station, Hoai Duc district.
5. Supply of water from Tich river, Phuc Tho district.
6. Upgrading of Cat Bi Quang Lang embankment, Phu Xuyen district.
7. Yen Nghia water drainage pumping station, Ha Dong provincial town.
8. Solidification of Nhue river banks, Ha Dong provincial town.
9. Upgrading of Dong Mo Ngai Son reservoir, Son Tay provincial town.
10. Upgrading of Suoi Hai reservoir, Ba Vi district.
11. Upgrading of La Khe irrigation pumping station, Ha Dong provincial town.
12. Upgrading of Ho Van irrigation pumping station, Thuong Tin district.
13. Upgrading of Phung Chau irrigation pumping station, Chuong My district.
14. Upgrading of Dan Hoai irrigation pumping station, Hoai Duc district.
15. Renovation and upgrading of Le Nhue water drainage pumping station, Phu Xuyen district.
16. Revamp of Day river and raising of the quality of dikes in the province.
17. Solidification of surface of dikes of grades I to IV in the province.
18. Raising of the quality of Van Coc dike, Phuc Tho district.
19. Trung Hoang Tu Ne irrigation and drainage system, Chuong My district.
20. Upgrading of Than water drainage pumping station, Ung Hoa district.
21. Renovation and expansion of Trung Ha irrigation pumping station system, Ba Vi district.
22. Upgrading San water drainage pumping station, Thach That district.
23. Expansion of Thanh Hung foreign pig breeding farm, Thanh Oai district.
24. Building of a hi-tech husbandry training center, Chuong My district.
25. Building of a hi-tech agricultural production zone, Phuc Tho district.
26. Solidification of Phu Sa main dike, Son Tay provincial town.
27. Renovation and upgrading of Dong Suong lake, Chuong My district.
II. COMMUNICATION PROJECTS:
1. Den bridge, Ha Dong provincial town.
2. Am bridge, Ha Dong provincial town.
3. Ngoi Pagoda bridge, Ha Dong provincial town.
4. Provincial road 77, section from km 0 to km 5+800, Phu Xuyen district.
5. Thanh Binh street, Ha Dong provincial town.
6. Ngo Quyen street, Ha Dong provincial town.
7. Investment in renovation and upgrading of 29 weak bridges in the province.
8. Support of rural communication (total road length of 820 km) in the province.
9. Road 73, section from km 22 to km 31+700, Ung Hoa My Duc Chuong My districts.
10. Phuc La-Van Phu road, Ha Dong provincial town.
11. Extended section of Le Trong Tan road, Ha Dong provincial town.
12. Provincial road 82, section from km 4+500 to km 10+200 in Phuc Tho district.
13. Provincial road 78, section from km 0 to km 7+900 in Ung Hoa district.
14. The development axial road in Dan Phuong district.
15. The development axial road in Phuc Tho district.
16. The development axial road in Son Tay provincial town.
17. The development axial road in Thanh Oai, Ung Hoa and My Duc districts.
18. Provincial road 81, section from km 5 to km 17, in Quoc Oai Chuong My districts.
19. Renovation and upgrading of Hong Van and Son Tay river ports, in Thuong Tin district and Son Tay provincial town.
20. Te Tieu Yen Vi road, My Duc district.
21. Do Xa Quan Son road, My Duc district.
22. An axial road along the province (a provincial road of 80 km long).
23. Cau Lao Ba Tha road, Ung Hoa district.
24. Vinh Thinh bridge, Son Tay provincial town.
25. Road 87 Da Trong, in Son Tay provincial town and Ba Vi district.
26. Renovation and upgrading 300 km of rural roads in districts and provincial towns.
27. Repair and upgrading of 200 bridges on rural roads in districts and provincial towns.
28. Renovation and upgrading of 200 km of provincial roads and 40 bridges in districts and provincial towns.
III. TOURIST PROJECTS:
1. Infrastructure of Suoi Hai lake eco-tourist resort, Ba Vi district.
2. Huong Son cultural and tourist center, My Duc district.
3. The ecotourist park in Ba Vi national park, Ba Vi district, Son Tay provincial town.
4. Son Tay ancient citadel and Van Thanh, Duong Lam.
IV. LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS PROJECTS:
1. Martyrs memorial in Ha Dong provincial town.
V. WATER SUPPLY PROJECTS:
1. Investment in upgrading of the clean water system in Ha Dong provincial town.
2. Renovation and upgrading of clean water systems in districts and provincial towns.
VI. ENVIRONMENTAL PROJECTS:
1. A garbage treatment plant, Chuong My district.
2. A garbage treatment plant, Son Tay provincial town.
VII. CULTURAL AND INFORMATION PROJECTS:
1. Building of Ngo Sy Lien monument, Chuong My district.
VIII. MEDICAL PROJECTS:
1. A general hospital of 400 beds in Hoa Lac, Thach That district.
2. The provincial gynecological, obstetrical and pediatric hospital, Ha Dong provincial town.
3. The provincial convalescence and functional rehabilitation hospital, Thach That district.
IX. PHYSICAL TRAINING AND SPORT PROJECTS:
1. The provincial sport complex, Ha Dong provincial town.
2. Stadiums of districts and provincial towns.
3. Gymnasiums of districts and provincial towns.
* Note: The locations, land areas and total capital amounts of the above-listed projects will be calculated, selected and specifically determined at the stage of formulation and submission for approval of investment projects, depending on the demands for and capabilities of balancing and mobilizing investment capital in each period.-
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây