Quyết định 194/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước thời kỳ 2006 - 2020
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 194/2006/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 194/2006/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 24/08/2006 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 194/2006/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 194/2006/QĐ-TTg
NGÀY 24 THÁNG 8 NĂM 2006 PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG
THỂ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI TỈNH BÌNH PHƯỚC
THỜI KỲ 2006-2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước tại tờ trình số 27/TTr-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2006;
Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 3270/BKH-TĐ&GSĐT ngày 10 tháng 5 năm 2006 về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước thời kỳ 2006 - 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước thời kỳ 2006 - 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
I. Quan điểm phát triển
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước thời kỳ 2006 - 2020 phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước; bảo đảm mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đặc biệt là giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội và đoàn kết dân tộc; giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính nhà nước; giữa phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm và tỷ trọng hàng hoá; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở phát huy các thế mạnh, lợi thế của Tỉnh; huy động tối đa nội lực đi đôi với thu hút mạnh các nguồn lực bên ngoài, nhất là vốn đầu tư và khoa học - công nghệ. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh.
Đầu tư phát triển toàn diện, kết hợp đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá và phát triển nông thôn; hoàn thành cơ bản kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng trên địa bàn Tỉnh trong thời kỳ quy hoạch.
Thực hiện chiến lược phát triển con người, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực; không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, nhất là đồng bào vùng sâu và các đối tượng chính sách.
II. Mục tiêu phát triển
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển kinh tế nhanh và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát triển đô thị theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xây dựng Bình Phước trở thành tỉnh có kinh tế phát triển toàn diện, xã hội văn minh, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh, quốc phòng được giữ vững; phấn đấu trở thành tỉnh phát triển mạnh trong khu vực và cả nước.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Về kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 14% - 15%/năm thời kỳ 2006 - 2010, 15,5%/năm thời kỳ 2011 - 2015 và 13,5%/năm thời kỳ 2016 - 2020.
- GDP bình quân đầu người đạt 560 - 600 USD vào năm 2010 và 1.628 USD vào năm 2020 (theo giá thực tế).
- Cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp - xây dựng là 29,3%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 là 21,9%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 là 16,3%/năm, tương ứng với cơ cấu kinh tế sau:
+ Năm 2010: ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 42,9%, công nghiệp - xây dựng 28,8% và dịch vụ 28,3% trong GDP;
+ Năm 2020: ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 19,5%, công nghiệp - xây dựng 43% và dịch vụ 37,5% trong GDP.
- Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 410 triệu USD và năm 2020 là 2.700 triệu USD. Thu ngân sách đến năm 2010 đạt 1.500 - 1.600 tỷ đồng và năm 2020 đạt 6.370 tỷ đồng;
- Huy động nguồn vốn đầu tư toàn xã hội cho phát triển kinh tế - xã hội bình quân hàng năm chiếm 20% GDP.
b) Về xã hội:
- Năm 2010, có 100% huyện, thị hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, trong đó có 2 huyện, thị hoàn thành phổ cập trung học phổ thông; năm 2020 có 100% huyện, thị hoàn thành phổ cập trung học phổ thông.
Đến năm 2015 chuẩn hoá 100% đội ngũ giáo viên.
Số trường đạt chuẩn quốc gia đạt 42% - 43% vào năm 2010 và đạt 100% vào năm 2020.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 28% vào năm 2010 và đạt 55% – 60% vào năm 2020.
- Đến năm 2010, 100% số xã có bác sĩ, có 7 bác sĩ và 18 giường bệnh/1 vạn dân; năm 2015 có 10 bác sĩ và 22 giường bệnh/1 vạn dân và đến năm 2020 có 15 bác sĩ và 25 giường bệnh/1 vạn dân.
Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 26,5% năm 2005 xuống còn 20% vào năm 2010, dưới 15% vào năm 2015 và dưới 10% vào năm 2020. Giảm tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh từ 0,18% năm 2005 còn 0,1% vào năm 2010.
- Đến năm 2010, 100% số xã được phủ sóng phát thanh, sóng truyền hình.
- Giảm tỉ lệ hộ nghèo còn 5% vào năm 2010 và cơ bản không còn hộ nghèo (theo chuẩn mới) vào năm 2020 .
III. Định hướng phát triển ngành và lĩnh vực
1. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa. Phát triển sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển nông nghiệp bền vững. Đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, chuyên canh để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh phù hợp với tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh như: vùng trồng cây công nghiệp dài ngày (cao su, tiêu, điều); vùng cây ăn quả; vùng đồng cỏ phục vụ chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò). Phấn đấu chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành: đến năm 2010 giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 11,96% và năm 2020 chiếm 19,9% tổng giá trị của ngành.
Nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm giá trị sản xuất của ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản thời kỳ 2006 - 2010 là 8,6%, thời kỳ 2011 - 2015 là 7,6% và thời kỳ 2016 - 2020 là 6%.
2. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Tập trung cao độ mọi khả năng, nguồn lực để phát triển công nghiệp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành xây dựng. Nhanh chóng xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp; đẩy mạnh tiến độ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp trên cơ sở phân kỳ đầu tư hợp lý, phù hợp với tiến độ thu hút các dự án đầu tư. Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, trước hết là nhóm ngành chế biến nông sản; đổi mới thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm; mở rộng quy mô sản xuất, tạo ra lượng sản phẩm hàng hoá lớn cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Phát triển công nghiệp khai thác đá xây dựng, sản xuất xi măng, gạch ngói và sản xuất, phân phối điện, nước. Đa dạng hóa các loại hình sản xuất công nghiệp, thực hiện tốt công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn. Phát triển các ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nhàn rỗi theo thời vụ trong nông nghiệp và nông thôn. Liên kết chặt chẽ với thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, chủ động tiếp nhận một số cơ sở công nghiệp các khu đô thị lớn.
3. Thương mại - dịch vụ
Mở rộng giao thương với các địa phương trong và ngoài Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và với nước ngoài.
Đối với thị trường nước ngoài cần tập trung phát triển các mặt hàng chủ lực nằm trong chiến lược xuất khẩu của tỉnh như: cao su, hạt điều, đồ gỗ tinh chế, ...; mở rộng buôn bán với Campuchia và các nước trong khu vực cùng với việc phát triển kinh tế cửa khẩu Hoa Lư.
Đẩy mạnh phát triển du lịch và dịch vụ nhằm tăng cường sự đóng góp vào sự tăng trưởng chung của tỉnh, đồng thời, qua đó giới thiệu tiềm năng của Tỉnh để thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
Giá trị sản xuất, kinh doanh ngành thương mại - dịch vụ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt 16% - 17%/năm, 2011 - 2015 đạt 15,5%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 14,7%/năm.
4. Thu, chi ngân sách
Tăng nguồn thu ngân sách của Tỉnh trên cơ sở đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn cả về quy mô và hiệu quả. Tiếp tục khai thác có hiệu quả nguồn thu từ quỹ đất, quỹ nhà ở. Phấn đấu đến năm 2010, tổng mức huy động vào ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 17,9% GDP, năm 2015 đạt 22% GDP và năm 2020 đạt 23% GDP.
Trong những năm trước mắt, chi ngân sách nhà nước tập trung hợp lý cho những vấn đề cấp thiết như y tế, giáo dục, giao thông, một số lĩnh vực xã hội khác, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
5. Định hướng phát triển các lĩnh vực xã hội
Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia trên các lĩnh vực văn hóa - xã hội. Đặc biệt chăm lo về giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời làm tốt các chính sách xã hội khác.
- Giáo dục đào tạo
Coi trọng công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực. Đặc biệt chú trọng nguồn nhân lực làm khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề. Tăng cường chất lượng và hiệu quả trong giáo dục và đào tạo.
Tăng cường đào tạo và có chính sách ưu đãi để thu hút mạnh đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp, bổ sung đồ dùng, trang thiết bị phục vụ dạy và học. Từ nay đến năm 2010, thực hiện kiên cố hoá các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Xây dựng phương án đào tạo cán bộ cho các ngành, các cấp huyện và xã, bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và lực lượng lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh. Đẩy nhanh và nâng cao chất lượng xã hội hoá công tác đào tạo. Phát triển nhiều hình thức đào tạo nghề, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo.
- Y tế
Tăng cường, củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế từ tỉnh xuống cơ sở, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, giải quyết tốt vấn đề chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Củng cố và phát triển hệ thống y tế dự phòng. Đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt là Bệnh viện Đa khoa Tỉnh. Coi trọng phát triển nguồn dược liệu phục vụ cho việc chữa bệnh, nhất là trong lĩnh vực y học cổ truyền.
Thực hiện tốt chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình; phấn đấu mục tiêu gia đình chỉ có 1 - 2 con.
- Văn hoá, thông tin, thể dục - thể thao
Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa thông tin, thể dục - thể thao, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xã hội hóa văn hóa, thể dục - thể thao trong nhân dân, đặc biệt chú ý vùng nông thôn. Xây dựng và nâng cấp các cơ sở văn hoá, thể thao với quy mô hợp lý ở làng, bản. Bảo tồn các di tích cách mạng, di tích lịch sử, văn hoá. Đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư phát triển các hoạt động văn hoá thông tin. Xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới thư viện từ tỉnh xuống huyện. Phát triển nhanh và hiệu quả mạng lưới phát thanh, truyền hình, đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương. Tạo bước phát triển mới cả về quy mô và chất lượng phong trào thể dục - thể thao quần chúng.
- Giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.
Thực hiện đồng bộ và hiệu quả chương trình giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. Thực hiện có hiệu quả việc lồng ghép chương trình xóa đói, giảm nghèo với các chương trình xã hội khác trên địa bàn Tỉnh.
6. Quốc phòng, an ninh
Gắn kết hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng. Nâng cao sức mạnh tổng hợp của thế trận chiến tranh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc cùng với việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, bảo đảm sẵn sàng chiến đấu cao. Củng cố các đồn biên phòng, bảo đảm an ninh biên giới gắn liền với giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị 2 nước Việt Nam và Campuchia, xây dựng vùng biên giới vững mạnh toàn diện, góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia.
7. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
Từng bước nâng cấp và xây dựng mới kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó ưu tiên các trục đường chính và mạng lưới giao thông tại các khu trung tâm hành chính của các huyện, thị, các khu công nghiệp, các cửa khẩu. Đồng thời quan tâm đầu tư phát triển giao thông nông thôn.
Mở rộng và hiện đại hóa mạng lưới bưu chính, viễn thông. Phấn đấu đến năm 2010, 100% thị trấn, huyện lỵ được phủ sóng điện thoại di động, bình quân trên toàn tỉnh có 23 - 24 máy điện thoại/100 dân và đến năm 2020 đạt 35 máy/100 dân.
Đẩy mạnh điện khí hóa nông thôn. Từ nay đến năm 2020 toàn tỉnh đạt 100% xã, phường có điện.
Nâng tỷ lệ số hộ được dùng điện năm 2010 lên 90% và năm 2020 là 100%.
IV. Định hướng phát triển theo lãnh thổ
1. Phát triển vùng kinh tế
- Vùng I (vùng trung tâm): nằm ở phía Nam của tỉnh bao gồm các đơn vị hành chính: thị xã Đồng Xoài, huyện Chơn Thành; thị trấn An Lộc; các xã phía Nam của huyện Bình Long; thị trấn Tân Phú và xã Tân Lập thuộc huyện Đồng Phú. Định hướng tập trung phát triển công nghiệp - du lịch - dịch vụ gắn liền với các trục giao thông quan trọng: đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 14, quốc lộ 13, đường 741, tuyến đường sắt Chơn Thành - Đắc Nông, tuyến đường sắt Chơn Thành - Lộc Ninh - Campuchia. Đây là vùng có mật độ dân cư đông đúc, đô thị hóa cao và tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.
- Vùng II: nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh bao gồm các đơn vị hành chính: các xã phía Nam và Đông Nam huyện Lộc Ninh, Bù Đốp; các xã phía Bắc huyện Bình Long; các xã phía Nam huyện Phước Long, một phần huyện Bù Đăng và các xã còn lại của huyện Đồng Phú. Định hướng phát triển nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ - du lịch.
- Vùng III: nằm ở phía Tây và phía Đông của tỉnh bao gồm các đơn vị hành chính: các xã phía Bắc huyện Lộc Ninh, Bù Đốp và Bình Long; các xã phía Đông và Đông Nam của huyện Bù Đăng và một phần phía Đông của huyện Đồng Phú. Vùng có tiềm năng phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, kết hợp du lịch sinh thái.
2. Định hướng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn
- Các khu vực trung tâm phát triển
+ Khu vực 1: bao gồm thị xã Đồng Xoài, thị trấn Chơn Thành, thị trấn Tân Phú và các thị trấn vệ tinh Nghĩa Trung, Minh Lập, Nha Bích, Phú Riềng.
+ Khu vực 2: bao gồm thị trấn An Lộc, Lộc Ninh.
+ Khu vực 3: bao gồm thị trấn Thác Mơ, Phước Bình, Thanh Bình, Đức Phong.
- Các trục hành lang tăng trưởng
+ Trục hành lang quốc lộ 14
+ Trục hành lang quốc lộ 13
+ Trục hành lang đường 741
3. Định hướng quy hoạch các đơn vị hành chính đến năm 2020
Dự kiến đến năm 2020 tỉnh Bình Phước có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã bao gồm: 03 thị xã (Đồng Xoài, Bình Long, Phước Long), 09 huyện; trong đó có 130 xã, phường, thị trấn.
V. Một số giải pháp chủ yếu để thực hiện quy hoạch
1. Xây dựng chính quyền các cấp vững mạnh
Đẩy mạnh tiến trình cải cách hành chính, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức và phân định rõ thẩm quyền giữa các cơ quan các cấp, tăng cường kỷ luật hành chính, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí đi đôi với bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; qua đó nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền, tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển.
2. Huy động vốn đầu tư
- Đối với nguồn vốn ngân sách: ngoài các nguồn vốn đầu tư cho các dự án của Trung ương trên địa bàn, Tỉnh sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ để tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, trong đó có các công trình thuỷ lợi và cấp nước sinh hoạt, mở rộng mạng lưới giao thông nông thôn, lưới điện.
- Trong khuôn khổ của pháp luật về đất đai, có biện pháp phù hợp để huy động tối đa nguồn vốn từ quỹ đất cho phát triển đô thị, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
- Đối với các nguồn vốn bên ngoài: cùng với việc làm tốt công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, cần tranh thủ các nguồn vốn ODA để đầu tư cho các chương trình, dự án trọng điểm, ưu tiên cho hạ tầng nông thôn, chú ý đầu tư cho xã nghèo, vùng đặc biệt khó khăn.
- Có cơ chế, chính sách để động viên, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vốn phát triển kinh tế, nhất là phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nông thôn.
- Đẩy mạnh xã hội hoá các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, văn hoá - thông tin, thể dục - thể thao, nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển các lĩnh vực này.
Dự kiến huy động vốn đầu tư trong giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 14.134 tỷ đồng, giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 29.260 tỷ đồng và giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 61.675 tỷ đồng (giá năm 2005).
3. Giải pháp về quy hoạch
Đưa công tác quy hoạch vào nền nếp, trở thành công cụ đắc lực của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế. Triển khai phân cấp công tác lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện và giám sát quy hoạch. Thực hiện công tác đầu tư theo quy hoạch, phù hợp với khả năng cân đối về vốn và các nguồn lực khác.
4. Đổi mới, sắp xếp và phát triển các thành phần kinh tế
Thực hiện tốt Luật Doanh nghiệp; tháo gỡ các khó khăn của doanh nghiệp; sắp xếp tổ chức sản xuất, kinh doanh đối với các nông trường, lâm trường quốc doanh. Nghiên cứu, ban hành một số chính sách ưu đãi phát triển một số ngành mũi nhọn; hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp, tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn nhà đầu tư. Khuyến khích và hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ bằng việc bảo đảm hành lang pháp lý và sự công bằng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển.
5. Chính sách khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường
Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào các ngành sản xuất công, nông nghiệp, xây dựng và dịch vụ; nâng cao chất lượng công tác huấn luyện, chuyển giao công nghệ, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật. Chú trọng việc bảo vệ môi trường và giữ cân bằng sinh thái, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
6. Chính sách phát triển nguồn nhân lực
Coi trọng công tác giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí; có kế hoạch đào tạo lực lượng lao động phù hợp với định hướng phát triển ngành nghề sản xuất, kinh doanh; tạo động lực khuyến khích người lao động phát huy sức lực, trí tuệ nhằm nâng cao hiệu quả lao động. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Có chính sách thu hút nguồn lao động chất lượng cao từ các địa phương khác đến làm việc tại Tỉnh.
7. Tăng cường hợp tác với các tỉnh và mở rộng thị trường
Tăng cường hợp tác kinh tế với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, hình thành cơ chế riêng để kêu gọi các nhà đầu tư đến với Bình Phước; xây dựng chương trình vận động nguồn vốn ODA, FDI ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng đô thị và nông thôn, y tế, giáo dục, xoá đói, giảm nghèo.
Quan tâm mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước. Nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và phát triển thị trường một cách vững chắc; quan tâm hơn nữa việc tạo dựng và quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm hàng hoá có tiềm năng phát triển.
8. Tổ chức thực hiện
Công bố rộng rãi Quy hoạch được phê duyệt; nghiên cứu, triển khai thực hiện Quy hoạch đồng bộ và toàn diện; xây dựng các kế hoạch để thực hiện Quy hoạch đạt kết quả và hiệu quả cao; thường xuyên cập nhật để đề nghị điều chỉnh Quy hoạch khi cần thiết.
Điều 2. Quy hoạch này là định hướng, cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch chuyên ngành, các dự án đầu tư trên địa bàn Tỉnh theo quy định.
Điều 3. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong Quy hoạch, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện theo quy định:
- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị xã, quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư, quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực để bảo đảm sự phát triển tổng thể, đồng bộ.
- Nghiên cứu xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của Tỉnh và pháp luật của nhà nước trong từng giai đoạn, nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.
- Lập các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn; các chương trình phát triển trọng điểm, các dự án cụ thể để đầu tư tập trung hoặc từng bước bố trí ưu tiên hợp lý.
- Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch này kịp thời, phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh và cả nước trong từng giai đoạn Quy hoạch.
Điều 4. Giao các Bộ, ngành Trung ương liên quan hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước nghiên cứu lập các quy hoạch nói trên; nghiên cứu xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong từng giai đoạn. Đẩy nhanh việc đầu tư, thực hiện các công trình, dự án có quy mô lớn, có tầm ảnh hưởng liên vùng và quan trọng đối với sự phát triển của Tỉnh đã được quyết định đầu tư. Nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt việc điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án đầu tư được nêu trong Quy hoạch. Hỗ trợ Tỉnh tìm và bố trí các nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước để thực hiện Quy hoạch.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng (đã ký)
Phụ lục
DANH MỤC CÁC
CHƯƠNG TRÌNH,
DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định
số 194/2006/QĐ-TTg
ngày 24 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính
phủ)
I. Các chương trình, dự án về thủy lợi:
1. Hồ suối Cam 2 (thị xã Đồng Xoài);
2. Tưới và cấp nước trại giống (thị xã Đồng Xoài);
3. Hồ suối Phèn (huyện Lộc Ninh);
4. Hồ Kliêu (huyện Lộc Ninh);
5. Hồ Bình Giai (huyện Phước Long);
6. Hồ Phú Châu (huyện Phước Long);
7. Hồ Bù Gia Mập 1 (huyện Phước Long);
8. Hệ thống thủy lợi Hưng Phú (huyện Bù Đăng);
9. Hồ Văn Phòng (huyện Bù Đăng);
10. Hồ suối Heo (huyện Bình Long);
11. Hồ M26 (huyện Bù Đốp);
II. Các chương trình, dự án về công nghiệp:
12. Khu công nghiệp Chơn Thành;
13. Khu công nghiệp Tân Thành;
14. Khu công nghiệp Minh Hưng - Hàn Quốc;
15. Khu công nghiệp Nam Đồng Phú;
III. Các chương trình, dự án về y tế, giáo dục và các lĩnh vực khác:
16. Hoàn thiện các trường phổ thông để đạt chuẩn quốc gia (toàn Tỉnh);
17. Hệ thống cấp nước Khu trung tâm hành chính và Khu công nghiệp Nam Đồng Phú (huyện Đồng Phú);
18. Hệ thống cấp nước khu dân cư thị trấn Chơn Thành và các khu công nghiệp Chơn Thành (huyện Chơn Thành);
19. Đầu tư xây dựng và phát triển Vườn quốc gia Bù Gia Mập, giai đoạn 2005 - 2009 (huyện Phước Long);
20. Khu dân cư và trụ sở ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thị xã Đồng Xoài);
21. Chợ đầu mối (huyện Chơn Thành);
22. Hạ tầng kinh tế cửa khẩu Tỉnh (huyện Lộc Ninh);
23. Trung tâm thương mại cửa khẩu (huyện Lộc Ninh);
24. Xây dựng khu du lịch suối Cam (thị xã Đồng Xoài);
25. Xây dựng, tôn tạo khu du lịch sinh thái Tà Thiết (huyện Lộc Ninh);
26. Bệnh viện huyện Bù Đốp;
27. Bệnh viện huyện Bù Đăng;
28. Bệnh viện huyện Chơn Thành;
29. Trường Phổ thông trung học Chơn Thành (huyện Chơn Thành);
30. Xây dựng các phòng học thay thế phòng tạm, phòng xuống cấp (toàn Tỉnh);
31. Tượng đài chiến thắng Đồng Xoài (thị xã Đồng Xoài);
32. Cải tạo nâng cấp đường ĐT 750 (huyện Bù Đăng, Phước Long);
33. Đường vành đai và khu dân cư hồ Sa Cát;
34. Đường vành đai hồ suối Cam (thị xã Đồng Xoài);
35. Trung tâm thương mại thị xã Đồng Xoài (thị xã Đồng Xoài);
36. Nâng cấp trang thiết bị bệnh viện đa khoa tỉnh (vốn ODA Đức);
37. Trường Phổ thông trung học Tân Khai (huyện Bình Long);
38. Trường Phổ thông trung học Đồng Phú (huyện Đồng Phú);
39. Trường trung học Y tế (thị xã Đồng Xoài);
40. Trường đào tạo nghề (huyện Chơn Thành);
41. Trung tâm Giáo dục - lao động - việc làm (huyện Chơn Thành);
42. Sân vận động Tỉnh (thị xã Đồng Xoài);
43. Máy phát hình UH 10 KW - Đài Phát thanh truyền hình (huyện Phước Long);
44. Dự án xe thu hình lưu động Đài Phát thanh truyền hình (thị xã Đồng Xoài);
45. Nâng cấp, mở rộng đường quốc lộ 1A đoạn từ km 62 + 700 đến km 95 + 100 (huyện Bình Long).
* Ghi chú: về vị trí, quy mô, diện tích chiếm đất và tổng mức đầu tư của các dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tuỳ thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư của từng thời kỳ.
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 194/2006/QD-TTg | Hanoi, August 24, 2006 |
DECISION
APPROVING THE MASTER PLAN ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT IN BINH PHUOC PROVINCE IN THE 2006- 2020 PERIOD
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the People's Committee of Binh Phuoc province in Report No. 27/TTr-UBND of March 23, 2006;
At the proposal of the Ministry of Planning and Investment in Official Letter No. 3270/BKH-TD&GSDT of May 10, 2006, on the Master Plan on socio-economic development in Binh Phuoc province in the 2006-2020 period,
DECIDES:
Article 1.- To approve the Master Plan on socio-economic development in Binh Phuoc province in the 2006- 2020 period with the following principal contents:
I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS:
The Master Plan on socio-economic development in Binh Phuoc province in the 2006- 2020 period is in line with the national strategy on socio-economic development; ensures the relationships between economic growth and settlement of social issues, particularly employment, hunger elimination, poverty alleviation, and assurance of social justice and national unity; between economic development and maintenance of national defense and security, consolidation of the political system and state administration; between sustainable development and environmental protection.
To accelerate economic growth, step by step restructuring the economy in the direction of industrialization and modernizations and raising the product quality and commodity ratio; to raise the quality, efficiency and competitiveness of the economy.
Socio-economic development will be based on the promotion of the province's strengths and advantages; the utmost mobilization of internal resources and the strong attraction of external resources, particularly investment capital, science and technology. All economic sectors are encouraged to develop production and business.
To make investment in comprehensive development, stepping up urbanization and rural development; to fundamentally complete important socio-economic infrastructure in the province within the planning period.
To materialize the human resource development strategy, raising the people's intellectual level and the quality of human resources; to constantly improve and raise the living standards of people, particularly people in deep-lying areas and policy beneficiaries.
II. DEVELOPMENT OBJECTIVES
1. General objectives
To achieve fast and sustainable economic development, to restructure the economy and labor, to develop urban centers towards industrialization and modernization. To build Binh Phuoc into a province with allsided social, economic and cultural development, where the ecological environment is protected and national security and defense is maintained; to strive to be a strongly developed province in the region and the whole country.
2. Specific objectives
a/ Economically:
- To achieve an average annual economic growth rate (GDP) of 14% - 15% in the 2006- 2010 period, 15.5% in the 2011- 2015 period, and 13.5% in the 2016-2020 period.
- To achieve per-capita GDP of USD 560 ' 600 by 2010 and USD 1,628 by 2020 (according to actual prices).
- To restructure the economy towards increasing industrial and service ratios. The average annual growth rate of the industry- construction sector shall be 29.3% in the 2006-2010 period, 21.9% in the 2011-2015 period and 16.3% in the 2016- 2020 period, corresponding to the following economic structure:
+ By 2010: The agriculture-forestry- fishery sector shall represent 42.9%; the industry-construction: 28.8% and the service sector: 28.3% of the GDP;
+ By 2020: The agriculture-forestry-fishery sector shall represent 19.5%; the industry-construction sector, 43%, and the service sector, 37.5% of the GDP.
- Export turnover shall reach USD 410 million by 2010 and USD 2,700 million by 2020. Budget revenues shall reach VND 1,500 ' 1,600 billion by 2010 and VND 6,370 billion by 2020;
- The average social investment capital annually mobilized for socio-economic development shall account for 20% of GDP.
b/ Socially:
- By 2010, 100% of districts and townships shall complete lower secondary education universalization, of which one district and one township shall complete higher secondary education universalization; by 2020, 100% of districts and townships shall complete higher secondary education universalization.
By 2015, the whole contingent of teachers shall be standardized.
The number of schools reaching national standards shall represent 42% - 43% by 2010 and 100% by 2020.
- The percentage of trained laborers shall reach 28% by 2010 and 55% - 60% by 2020.
- By 2010, 100% of communes shall have medical doctors, with 7 doctors and 18 hospital beds for every 10,000 inhabitants; by 2015, 10 doctors and 22 hospital beds for every 10,000 inhabitants; and by 2020, 15 doctors and 25 hospital beds for every 10,000 inhabitants.
To reduce the rate of malnourished children from 26.5% in 2005 to 20% by 2010, under 15% by 2015 and under 10% by 2020. To reduce the mortality rate of newborns from 0.18% in 2005 to 0.1% by 2010.
- By 2010, 100% of communes shall be covered with radio and television broadcasting.
- To reduce the poverty rate to 5% by 2010 and basically zero (by the new poverty line) by 2020.
III. BRANCH AND DOMAIN DEVELOPMENT ORIENTATIONS
1. Agriculture, forestry, fishery
To step up the restructuring of agriculture and rural economy towards commodity production. To develop production in couple with the protection of ecological environment, ensuring sustainable agricultural development. To accelerate agricultural and rural industrialization and modernization. To develop agriculture in the direction of intensive and specialized farming in order to raise productivity, quality and efficiency; to form concentrated and specialized production zones suitable with the province's potential and comparative edges, including long-term industrial tree (rubber, pepper, cashew) zones; the fruit tree zones; pasture zones in service of cattle (buffalo and cow) raising. To strive to restructure the sector: by 2010, the husbandry production value shall account for 11.96% and by 2020, 19.9% of the total value of the sector.
The annual average growth rate of the agriculture-forestry-fishery sector shall be 8.6% in the 2006- 2010 period; 7.6% in the 2011- 2015 period; and 6% in the 2016- 2020 period.
2. Industry, cottage industry and handicraft
To concentrate to the utmost all capabilities and resources on industrial development while creating favorable conditions for the development of the construction sector. To quickly build and develop industrial parks and clusters; to speed up investment in industrial park infrastructure on the basis of rational investment phasing, in synchrony with the tempo of attraction of investment projects. To prioritize the development of the processing industry, first of all the agricultural product-processing industry; to renew equipment and technology, aiming to raise product quality; to expand production scale, creating a large volume of commodities for domestic consumption and export. To develop the industries of exploiting construction stone, producing cement, bricks and tiles, producing and distributing electricity and water. To diversify forms of industrial production, to well realize agricultural and rural industrialization. To develop rural crafts, cottage industry and handicraft, efficiently employing idle agricultural and rural laborer between harvests. To closely align with Ho Chi Minh City, Binh Duong province and the provinces in the southern key economic region, actively receiving a number of industrial establishments in big urban centers.
3. Trade- service sector
To expand trade with localities inside and outside the southern key economic region and with foreign countries.
For foreign markets, to focus on development of key commodities in the export strategy of the province, such as rubber, cashew, fine-art wood articles,'; to expand trade with Cambodia and regional countries together with the development of economic activities at Hoa Lu border gate.
To strongly develop tourism and services with a view to further contributing to the province's general growth, whereby introducing the province's potential to domestic and foreign investors.
The production and trade value of the trade-service sector shall annually grow on average by 16% - 17% in the 2006- 2010 period; 15.5% in the 2011-2015 period; and 14.7% in the 2016-2020 period.
4. Budget revenue and expenditure
To increase the province's budget revenue on the basis of boosting production and business development in the locality in both scale and efficiency. To continue tapping with efficiency revenues from the land fund and housing fund. To strive for the goal that the total remittance into the state budget in the province shall achieve 17.9% of GDP by 2010, 22% by 2015, and 23% by 2020.
In the coming years, state budget expenditure shall rationally focus on urgent issues such as healthcare, education, traffic, a number of social issues, particularly in rural, ethnic minority, deep-lying and remote areas.
5. Social development orientations
To well implement the national target socio-cultural programs. Especially to care for education and training with a view to raising the people's intellectual level and the human resource quality, while well implementing other social policies.
- Education and training
To attach importance to the education and training of human resources, particularly scientific and technological human resources of high qualifications, outstanding managerial officials and skilled workers. To raise the quality and efficiency of education and training.
To intensify training and adopt preferential policies to strongly attract teachers, meeting the quantitative and qualitative requirements. To increase investment in school and classroom material foundations, supplement equipment and facilities in service of teaching and learning. From now till 2010, to solidify primary, lower secondary and higher secondary schools. To draw up schemes on training of officials for branches, districts and communes, ensuring a rational structure between managerial officials, technicians and labor forces directly engaged in production and business. To accelerate and raise the quality of socialization of training. To diversify forms of training, raising the percentage of trained laborers.
- Healthcare
To enhance, consolidate and perfect the healthcare network from the provincial to grassroots level to well perform the tasks of protecting, caring for and improving the people's health. To constantly raise the quality of medical services, properly providing primary healthcare for people. To consolidate and develop the preventive medicine system. To invest in the upgrading and construction of medical examination and treatment establishments, particularly the provincial general hospital. To attach importance to developing sources of materia medica in service of treatment, particularly in the field of traditional medicine.
To well implement the population- family planning program; to strive for the goal of only 1- 2 children for each family.
- Culture, information, physical training and sports
To step up cultural, information, physical training and sport activities, to raise the quality and efficiency of socialization of cultural, physical training and sport activities among people, paying special attention to rural areas. To build and upgrade cultural and sport establishments of rational size in villages and hamlets. To preserve revolutionary, historical and cultural relics. To step up the socialization of investment in the development of cultural and information activities. To build a complete network of libraries in the province and districts. To quickly and efficiently develop the radio and television network, satisfying the local people's demand. To create steps of quantitative and qualitative development of mass physical training and sports morements.
- Employment, hunger elimination, poverty alleviation, raising of people's living standards
To coordinatively and efficiently implement the program on employment, hunger elimination, poverty alleviation and raising of people's living standards. To efficiently incorporate the hunger elimination and poverty alleviation program in other social programs in the province.
6. National defense and security
To closely combine two strategic tasks of national construction and defense and economic development with the maintenance of national security and defense. To heighten the integrated strength of the people's war posture, building firm defense zones together with the strong people's armed forces and ensuring high combat readiness. To consolidate border posts, ensuring border security in association with the maintenance of political security, social order and safety in the locality.
To consolidate and develop the relations of friendship between Vietnam and Cambodia, to build the allsidedly strong border areas, contributing to the maintenance of national independence and sovereignty.
7. Development of socio-economic infrastructure
To step by step upgrade and construct communications infrastructure, meeting the province's socio-economic development requirements, giving priority to main roads and communications networks in administrative centers of districts, townships, industrial parks and border gates. At the same time to pay attention to the development of rural communications.
To expand and modernize the postal and telecommunication network. To strive to achieve the goals that 100% of townships and district capitals will be covered with mobile phone waves and there will be 23-24 telephone sets for every 100 inhabitants by 2010, which will rise to 35 telephone sets for every 100 inhabitants by 2020.
To accelerate rural electrification. By 2020, 100% of communes and wards will be supplied with electricity.
To raise the percentage of electricity-using households to 90% in 2010 and 100% in 2020.
IV. TERRITORIAL DEVELOPMENT ORIENTATIONS
1. Development of economic zones
- Zone I (central zone): which lies to the south of the province, covering: Dong Xoai provincial town, Chon Thanh district, An Loc township; communes south of Binh Long district; Tan Phu district township and Tan Lap commune of Dong Phu district. It is oriented to concentrate on development of industry- tourism-services in association with important communications axes: Ho Chi Minh road, highway 14, highway 13, road 741, Chon Thanh-Dac Nong railway line, Chon Thanh-Loc Ninh-Cambodia railway line. This will be a region of dense population and high rate of urbanization, which will generate a driving force for the general socio-economic development of the province.
- Zone II: which lies in the heart of the province, covering: southern and southeastern communes of Loc Ninh and Bu Dop districts; northern communes of Binh Long district; southern communes of Phuoc Long district, part of Bu Dang district and the remaining communes of Dong Phu district. It is oriented to develop agriculture, industry, services and tourism.
- Zone III: which lies to the west and east of the province, covering: northern communes of Loc Ninh, Bu Dop and Binh Loc districts; eastern and southeastern communes of Bu Dang district and an eastern part of Dong Phuc district. This region has great potential for economic development of agriculture and forestry in association with eco-tourism.
2. Orientations for development of urban centers and rural population quarters
- Development center zones
+ Zone 1: covers Dong Xoai provincial town, the district towns of Chon Thanh and Tan Phuc and the satellite townships of Nghia Trung, Minh Lap, Nha Bich and Phu Rieng.
+ Zone 2: covers An Loc and Loc Ninh district towns.
+ Zone 3: covers the district towns of Thac Mo, Phuoc Binh, Thanh Binh and Duc Phong.
- Growth corridors
+ Highway 14 corridor
+ Highway 13 corridor
+ Road 741 corridor.
3. Orientations for planning on administrative units towards 2020
It is projected that by 2020, Binh Phuoc province shall have 12 administrative units at district or provincial town level including 3 provincial towns (Dong Xoai, Binh Long and Phuoc Long) and 9 districts, with 130 communes, wards and townships.
V. MAJOR SOLUTIONS TO REALIZATION OF THE MASTER PLAN
1. Building strong administrations at all levels
To accelerate administrative reform, raise the capabilities of officials and public servants and clearly define the competence of agencies of all levels, enhance administrative discipline, to fight red tape, corruption and waste while ensuring the people's mastery, thereby raising the efficiency of socio-economic management by administrations at all levels, creating a favorable environment for attraction of various resources for development investment.
2. Mobilizing investment capital
- With regard to the budget capital source: In addition to investment capital sources for centrally-run projects in the locality, the province shall use the central budget support capital for the construction of essential socio-economic infrastructure, including irrigation works and daily-life water supply facilities and for the expansion of rural traffic networks and power grids.
- Within the framework of the land law, to adopt appropriate measures to mobilize to the utmost capital sources from the land fund for development of urban centers, industries, cottage industry and handicrafts.
- With regard to external capital sources: While well attracting sources of foreign direct investment capital, it is necessary to make full use of the ODA capital sources for investment in key programs and projects, giving priority to rural infrastructure and paying attention to investment in poor communes and areas meeting with exceptional difficulties.
- Adopting mechanisms and policies to mobilize and encourage various economic sectors to invest capital in economic development, particularly rural production and business.
- Accelerating socialization in the fields of education and training, healthcare, culture and information, physical training and sports, aiming to mobilize all social resources for investment in the development of these fields.
It is expected to mobilize around VND 14,134 billion of investment capital in the 2006-2010 period, VND 29,260 billion in the 2011- 2015 period and VND 61,675 billion in the 2016- 2020 period (at the 2005 prices).
3. Planning solutions
To put planning work in order, making it an effective instrument of the State in economic management. To decentralize the elaboration, appraisal, approval, implementation and supervision of plannings. To make investment according to planning and in suitability with the capability of balancing capital and other resources.
4. Renewing, reorganizing and developing various economic sectors
To well implement the Enterprise Law; remove difficulties for enterprises; reorganize production and business activities of state-run agricultural and forestry farms. To study and promulgate preferential policies on development of some spearhead branches; to perfect the policy on industrial development, creating a favorable environment attractive to investors. To encourage and provide support, particularly legal and judicial support, for non-state enterprises to develop.
5. Policies on science, technology and environmental protection
To intensify the application of scientific and technical advances to industrial, agricultural, construction and service sectors; to raise the quality of training and transfer of technologies, efficiently employing scientific and technical workers. To attach importance to environmental protection and ecological balance, ensuring sustainable socio-economic development.
6. Human resource development policies
To attach importance to education and training, and raising of people's intellectual level; to draw up plans on training of the workforce in compatibility with the production and business development orientations; create motive forces, encouraging laborers to promote their strength and intellect in order to raise labor efficiency. To formulate plannings and plans on training so as to step by step raise the quality of state officials and employees. To adopt policies to attract high-quality laborers from other localities to work in the province.
7. Enhancing cooperation with other provinces and expand markets
To enhance economic cooperation with other localities throughout the country, particularly Ho Chi Minh City and provinces in the southern key economic region, to formulate separate mechanisms to call on investors to come to Binh Phuoc; to draw up a program on mobilization of ODA and FDI capital sources, prioritizing investment in the development of urban and rural infrastructure, healthcare, education, hunger elimination and poverty alleviation.
To pay attention to expanding domestic and foreign markets. To raise the quality and renew patterns of products, raising their competitiveness and developing their outlets in a sustainable manner; to pay more attention to the branding and advertising of commodities with great development potentials.
8. Organization of implementation
To widely publicize the approved Master Plan; to study and implement the Master Plan in a coordinative and comprehensive manner; to draw up plans for materialization of the Master Plan with high efficiency and results; to regularly update information for adjustment of the Master Plan when necessary.
Article 2.- This Master Plan shall serve as the orientation and basis for elaboration, submission for approval and implementation of specialized plannings and investment projects in the province according to regulations.
Article 3.- The People's Committee of Binh Phuoc province shall base itself on the socio-economic development objectives, tasks and orientations of the province laid down in the Master Plan to assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, directing the elaboration, submission for approval and implementation of the following according to regulations:
- Plannings on socio-economic development of districts, provincial towns; a planning on development of the system of urban centers and population quarters, the planning on construction; a planning and plans on land use; plannings on development of branches and domains in order to ensure synchronized and comprehensive development.
- A number of mechanisms and policies to be promulgated according to its competence or to be submitted to competent state bodies for promulgation, which meet the development requirements of the province and comply with the laws in each period, aiming to attract and mobilize resources for materialization of the Master Plan.
- Long-term, medium-term and short-term plans; key development programs and specific projects for concentrated investment or gradual investment with reasonable priority.
- Adjustments and supplements to this Master Plan, to be submitted to the Prime Minister for consideration and decision in time and in accordance with the socio-economic development situation of the province and the whole country in each period of the Master Plan.
Article 4.- To assign concerned ministries and branches to support the People's Committee of Binh Phuoc province in studying and elaborating the above-said plannings; studying, formulating and submitting to competent state bodies for promulgation mechanisms and policies meeting the socio-economic development requirements of the province in each period; stepping up investment in, and implementation of, big works and projects of inter-regional impact and importance to the development of the province, in which investment has been decided; studying and submitting to competent authorities for approval adjustments and supplements to branch development plannings, plans on investment in works and projects mentioned in the Master Plan; to support the province in seeking and allocating domestic and foreign investment capital for implementation of the Master Plan.
Article 5.- This Decision shall take effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
Article 6.- The president of the People's Committee of Binh Phuoc province, ministers, heads of ministerial-level agencies, and heads of government-attached agencies shall have to implement this Decision.
|
|
APPENDIX
LIST OF PROGRAMS AND PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT STUDY
(Issued together with the Prime Ministers Decision No. 194/2006/QD-TTg of August 24, 2006)
I. IRRIGATION PROGRAMS AND PROJECTS:
1. Cam stream reservoir 2 (Dong Xoai provincial town);
2. Irrigation and water supply for the breeding farm (Dong Xoai provincial town);
3. Phen stream reservoir (Loc Ninh district);
4. Klieu reservoir (Loc Ninh district);
5. Binh Giai reservoir (Phuoc Long district);
6. Phuc Chau reservoir (Phuoc Long district);
7. Bu Gia Map reservoir 1 (Phuoc Long district);
8. Hung Phuc irrigation system (Bu Dang district);
9. Van Phong reservoir (Bu Dang district);
10. Heo stream reservoir (Binh Long district);
11. M26 reservoir (Bu Dop district);
II. INDUSTRIAL PROGRAMS AND PROJECTS:
12. Chon Thanh industrial park;
13. Tan Thanh industrial park;
14. Minh Hung-Han Quoc industrial park;
15. Nam Dong Phu industrial park;
III. HEALTHCARE, EDUCATION AND OTHER PROGRAMS AND PROJECTS:
16. Consolidation of general education schools to reach national standards (kn the while province);
17. Water supply systems in the central administrative zone and Nam Dong Phu industrial park (Dong Phu district);
18. Water supply systems in Chon Thanh population quarter and Chon Thanh industrial parks (Chon Thanh district);
19. Investment in construction and development of Bu Gia Map national garden, the 2005-2009 period (Phuoc Long district);
20. Population quarters and headquarters of the agriculture and rural development sector (Dong Xoai provincial town);
21. The wholesale market (Chon Thanh district);
22. Provincial border-gate economic infrastructure (Loc Ninh district);
23. A border-gate trade center (Loc Ninh district);
24. Construction of Cam stream tourist resort (Dong Xoai provincial town);
25. Construction and renovation of Ta Thiet eco-tourism resort (Loc Ninh district);
26. Bu Dop district hospital;
27. Bu Dang district hospital;
28. Chon Thanh district hospital;
29. Chon Thanh higher secondary education school (Chon Thanh district);
30. Construction of classrooms to replace makeshift or degraded ones (throughout the province);
31. Dong Xoai victory monument (Dong Xoai provincial town);
32. Upgrading of DT750 road (Bu Dang and Phuoc Long districts);
33. Belt road and population quarter of Sa Cat reservoir;
34. Cam stream reservoir belt road (Dong Xoai provincial town);
35. A trade center of Dong Xoai provincial town (Dong Xoai provincial town);
36. Upgrading of equipment of the provincial general hospital (German ODA capital);
37. Tan Khai higher secondary school (Binh Long district);
38. Dong Phu higher secondary school (Dong Phu district);
39. An intermediate medical school (Dong Xoai provincial town);
40. A job-training school (Chon Thanh district);
41. An education-labor-employment center (Chon Thanh district);
42. A provincial stadium (Dong Xoai provincial town);
43. UH 10 KW image transmitter, Radio and Television station (Phuoc Long district);
44. A Project on procurement of a mobile television vehicle for the Radio and Television station (Dong Xoai provincial town);
45. Upgrading and expansion of highway 1A, the section from km 62+700 to km 95+100 (Binh Long district).
* Note: The locations, sizes, land areas and total investments of the above-mentioned projects shall be calculated, selected and specifically determined at the stage of formulation and submission of investment projects for approval, depending on the investment capital demand and the balancing capability in each period.-
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây