Quyết định 184/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên giai đoạn từ nay tới năm 2010

thuộc tính Quyết định 184/1998/QĐ-TTg

Quyết định 184/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên giai đoạn từ nay tới năm 2010
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:184/1998/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:24/09/1998
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 184/1998/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 184/1998/QĐ-TTG
NGÀY 24 THÁNG 9 NĂM 1998 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH
TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI VÙNG TÂY NGUYÊN
GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại công văn số 1896 NN-KH/TTr ngày 7 tháng 5 năm 1998 và của Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư tại Công văn số 3408/HĐTĐ ngày 20 tháng 5 năm 1998,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên (4 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng) giai đoạn từ nay đến năm 2010 với những nội dung chính như sau:

 

I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU:

 

1. Về kinh tế:

- Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm từ nay đến năm 2000 đạt từ 7 đến 8%/năm, giai đoạn 2001 - 2010 đạt từ 8 đến 9%. GDP bình quân đầu người đến năm 2000 đạt 260 USD, đến năm 2010 đạt từ 600 đến 900 USD.

- Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến năm 2010: Công nghiệp, xây dựng đạt từ 35 đến 40%, nông, lâm nghiệp đạt từ 25 đến 30%, du lịch, dịch vụ đạt từ 30 đến 35%.

- Phấn đấu thực hiện tỷ lệ tích luỹ từ GDP đạt từ 10 đến 11% thời kỳ từ nay đến năm 2000 và đạt 14 đến 15% thời kỳ 2001 - 2010.

- Thực hiện đổi mới thiết bị và công nghệ đối với các cơ sở hiện có, trang bị công nghệ tiên tiến hiện đại cho cơ sở xây dựng mới, nhất là những có sở phục vụ chế biến nông, lâm sản tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường và hướng về xuất khẩu.

- Tăng cường đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng, phấn đấu nâng tỷ lệ che phủ lên từ 65-70% vào năm 2010.

- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ưu tiên giải quyết vấn đề nước, giao thông, điện, xây dựng trường học, trạm xá, thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình.

2. Về xã hội và môi trường.

- Thực hiện có hiệu quả chương trình định canh, định cư, từng bước quy hoạch, bố trí sắp xếp hợp lý dân cư tại chỗ và người từ các vùng khác chuyển đến Tây Nguyên, ổn định đời sống đồng bào các dân tộc.

- Tạo việc làm, mở rộng diện người trong độ tuổi lao động có việc làm, phấn đấu tăng tỷ lệ lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc tiếp cận với phương thức sản xuất và công nghệ mới.

- Phấn đấu đến năm 2000 xoá đói, từng bước giảm nghèo, đảm bảo nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở, đi lại, học tập và chữa bệnh nhằm nâng cao đời sống của đồng bào. Thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

- Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ và giữ gìn nguồn nước, tăng độ phì nhiêu của đất, bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học, các loài động, thực vật quý hiếm.

- Chú trọng cải thiện điều kiện sống cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Xây dựng xã hội công bằng văn minh, cộng đồng xã hội lành mạnh, xoá bỏ các hủ tục tệ nạn xã hội.

3. Về an ninh quốc phòng.

Thực hiện chiến lược xây dựng kinh tế gắn kết với củng cố an ninh quốc phòng, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền quốc gia. Đặc biệt chú trọng những trọng điểm phòng thủ chiến lược và căn cứ hậu cần trọng yếu của vùng và chung cả nước.

 

II. NHỮNG NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU:

 

1. Về nông nghiệp và lâm nghiệp:

- Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp đạt khoảng 6% giai đoạn từ nay tới năm 2000 và khoảng 7% giai đoạn từ 2001 đến 2010.

- Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, phát huy ưu thế và tiềm năng hiện có, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng. Chú trọng giữ gìn cảnh quan môi trường và bảo vệ hệ sinh thái, phát triển bền vững.

- Thực hành đầu tư thâm canh cao, có hiệu quả, kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước hiện đại hoá những khâu quan trọng để thúc đẩy sản xuất phát triển đáp ứng nhu cầu sản xuất, dân sinh và xuất khẩu.

- Từng bước mở rộng diện tích theo quy hoạch trồng cây cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè, cây ăn quả, cây dược liệu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Mở rộng diện tích và thâm canh ngô; hạn chế tiến tới xoá bỏ việc phá rừng làm nương, rẫy. Chú trọng sử dụng hợp lý quỹ đất và cơ cấu quỹ đất thay đổi theo hướng đa dạng hoá sản phẩm; mở rộng các vùng cây chuyên canh tạo ra tỷ suất hàng hoá nông sản với chất lượng cao.

- Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, lấy chăn nuôi gia đình là chính nhằm tạo ra nguyên liệu thịt, sữa, da... phục vụ công nghiệp chế biến.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng tăng cường công tác bảo vệ, cải tạo tu bổ rừng tự nhiên hiện có, nhất là rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; đẩy mạnh việc trồng rừng mới, từng bước khôi phục diện tích rừng nhằm tăng độ che phủ. Thực hiện giao đất, giao và khoán rừng để kết hợp làm vườn và sản xuất nông lâm nghiệp. Khai thác hợp lý vốn rừng gắn với chương trình định canh, định cư, đẩy mạnh trồng cây phân tán, coi trọng lợi ích bảo vệ môi trường sinh thái kết hợp lợi ích lâm sinh.

2. Về công nghiệp:

- Chú trọng phát triển công nghiệp có sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ như: chế biến cà phê, cao su, mía đường, công nghiệp thực phẩm, vật liệu xây dựng, giấy, sành sứ... Từng bước phát triển ngành cơ khí sữa chữa, khuyến khích phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở cả khu vực thành thị và nông thôn.

- Từng bước đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, đặc biệt là công nghiệp chế biến sản phẩm các vùng cây chuyên canh, sản phẩm lâm nghiệp nhằm tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng. Gắn công nghiệp với nông, lâm nghiệp để thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài. Chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc hình thành các khu công nghiệp tập trung nhằm phát huy ưu thế, tiềm năng của vùng Tây Nguyên.

- Tập trung phát triển công nghiệp với quy mô thích hợp, ưu tiên việc ứng dụng công nghệ đòi hỏi ít vốn nhưng tạo ra nhiều việc làm cho người lao động và góp phần công nghiệp hoá nông thôn. ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.

3. Phát triển thương mại, du lịch và dịch vụ:

Phát triển ngành thương mại, du lịch và dịch vụ tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế toàn vùng nhằm phát huy được lợi thế, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra. Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng về thương mại, du lịch và dịch vụ bình quân thời kỳ từ nay tới năm 2010 đạt từ 10-15%/năm.

- Phát triển mạng lưới kinh doanh thương mại đa dạng, phù hợp với địa bàn Tây Nguyên, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia lưu thông nhằm tạo động lực cho sản xuất phát triển. Từng bước xây dựng các trung tâm thương mại tập trung ở các thành phố, thị xã để trao đổi hàng hoá, giới thiệu sản phẩm với các vùng khác và các nước Lào, Cămpuchia, Thái Lan.

- Hình thành, phát triển mạng lưới chợ nhằm mở rộng dịch vụ, giao lưu hàng hoá. Chú trọng việc hướng dẫn, tổ chức và quản lý tốt mạng lưới thương nghiệp liên kết, tư nhân để cung cấp và thu mua hàng hoá cho đồng bào ở vùng khó khăn và vùng đồng bào dân tộc ít người.

- Khai thác lợi thế về địa lý, khí hậu, cảnh quan môi trường... để phát triển cơ sở du lịch hiện có. Đồng thời xây dựng mới các trung tâm du lịch tại Đà Lạt, Suối Vàng, Lạc Thiện, Buôn Hồ..., hình thành các tuyến du lịch nội vùng gắn kết với vùng kinh tế trọng điểm và du lịch liên vùng: Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu... Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, khai thác gắn với tôn tạo và bảo tồn thiên nhiên, duy trì và phát triển tài nguyên du lịch, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Tiến tới chiến lược phát triển du lịch quốc tế trong tương lai.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành thương mại, du lịch và dịch vụ theo hướng ưu tiên Du lịch, Viễn thông, Tài chính, Chuyển giao công nghệ... khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia các hoạt động này.

4. Phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị;

- Xây dựng và phân bố hợp lý các đô thị trung bình và nhỏ giữ chức năng trung tâm kinh tế, văn hoá, dịch vụ của khu vực, phù hợp với mạng lưới đô thị cả nước được hình thành và phát triển theo Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020.

- Phát triển mạng lưới đô thị gắn với việc cải tạo và nâng cấp các tuyến đường giao thông và quá trình hình thành các vùng sản xuất hàng hoá. Nâng cấp, từng bước hoàn chỉnh hệ thống giao thông đường bộ của các tỉnh trong vùng.

- Phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, đường hàng không... theo quy hoạch. Chú trọng mạng lưới giao thông nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, tạo điều kiện phát triển cho vùng khó khăn, căn cứ kháng chiến cũ và vùng có vị trí chiến lược trọng yếu. Phấn đấu đến năm 2010 tất cả các xã có đường ô tô đến trung tâm cụm xã.

- Coi trọng việc xây dựng hệ thống thủy lợi, nhất là đập thuỷ điện, đập chứa nước gắn với hệ thống kênh mương của các vùng sản xuất tập trung. Kết hợp xây dựng giao thông với hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi, cầu cống và các công trình phục vụ sản xuất và đời sống.

- Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cấp, thoát nước các đô thị, các khu công nghiệp; chú trọng giải quyết các nhu cầu nước sạch của dân cư nông thôn. Coi trọng việc bảo vệ, khai thác nguồn nước.

- Từng bước thực hiện điện khí hoá Tây Nguyên, phấn đấu đến năm 2000 có 60% số dân được sử dụng điện và đến năm 2010 có 80% dân cư được cung cấp điện. Trước mắt đầu tư phát triển lưới điện đến các vùng dân cư tập trung, vùng có khả năng khai thác và phát triển nông, lâm nghiệp để tăng tỷ suất hàng hoá. Chú trọng phát triển các trạm nhỏ cho vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, căn cứ kháng chiến cũ và trung tâm cụm xã.

- Xây dựng kết hợp với nâng cấp hệ thống các trường học, trạm xá, bệnh viện, điểm sinh hoạt văn hoá, vui chơi, giải trí nhằm đáp ứng nhu cầu dân sinh.

- Hiện đại hoá mạng lưới bưu chính viễn thông theo hướng đồng bộ hoá, tự động hoá, số hoá đáp ứng yêu cầu thông tin trong nước và giao lưu quốc tế.

5. Giáo dục, Khoa học, Văn hoá, Y tế và Xã hội:

- Chú trọng phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo, từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục để nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và nâng cao đời sống. Phấn đấu toàn bộ trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000. Mở rộng hệ thống trường đào tạo nội trú và bán trú cho con em đồng bào dân tộc ít người.

- Nghiên cứu vận dụng khoa học công nghệ tiên tiến làm nền tảng và động lực phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Đặc biệt là phải đưa nhanh khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống nhằm thúc đẩy nông, lâm nghiệp phát triển.

- Coi trọng hiệu quả công tác văn hoá, truyền thanh, truyền hình và các hoạt động thể dục thể thao. Giữ gìn và phát huy truyền thống và bản sắc dân tộc xứng đáng với vai trò là nguồn động lực phát triển. Từng bước xoá bỏ các hủ tục, mê tín dị đoan, phát triển các hình thức văn hoá quần chúng, văn hoá dân gian, tạo điều kiện cho mọi tầng lớp dân cư được hưởng thụ văn hoá nghệ thuật.

- Cải tạo và xây dựng mới cơ sở y tế; củng cố và phát triển hệ thống trạm y tế xã, phường, phòng khám đa khoa, bệnh viện... phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phòng chống dịch, khám chữa bệnh cho nhân dân. Phấn đấu từng bước, tiến tới thanh toán các bệnh xã hội. Tuyên truyền, giáo dục công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình đạt hiệu quả, giáo dục vệ sinh môi trường sống. Từng bước xã hội hoá công tác y tế, nâng cao chất lượng phục vụ đồng bào các dân tộc.

- Phấn đấu hoàn thành định canh, định cư; nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng căn cứ cách mạng và vùng biên giới; từng bước ổn định đời sống cho nhân dân, trước hết là 1 triệu đồng bào dân tộc. Tiến hành xây dựng các vùng kinh tế mới theo quy hoạch. Xúc tiến tích cực chương trình xoá đói giảm nghèo; phấn đấu để các hộ có điều kiện tự lực vươn lên, đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc, các gia đình chính sách có mức sống từ trung bình trở lên so với cộng đồng.

- Lồng ghép có hiệu quả các chương trình quốc gia, chương trình mục tiêu và các dự án cụ thể nhằm đạt hiệu quả thiết thực về kinh tế - xã hội.

- Phát triển kinh tế gắn với an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền quốc gia. Đưa lực lượng quân đội tham gia có hiệu quả vào các chương trình kinh tế kết hợp với quốc phòng như: trồng cao su, bảo vệ và trồng rừng, mở và xây dựng đường, xoá mù chữ...

 

III. NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU:

 

Căn cứ vào nội dung của Quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt, cần phải có những giải pháp đồng bộ, phù hợp, có hiệu quả nhằm huy động được nội lực và nguồn lực từ nước ngoài phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên.

Phải có giải pháp hợp lý sử dụng nguồn tài nguyên quý giá là quỹ đất, nguồn lao động, tài nguyên rừng, tài nguyên nước... phát triển kinh tế, giữ gìn môi trường và tăng độ che phủ.

- Thực hiện các giải pháp khuyến khích để từng bước thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài tạo điều kiện ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, mở rộng thị trường.

- Ưu tiên đầu tư tập trung, dứt điểm nhằm đạt hiệu quả thiết thực, tạo động lực phát triển kinh tế và cải thiện đời sống.

- Thực hiện chính sách khuyến khích kinh tế cao đối với những doanh nghiệp, ngành tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường nhằm tăng thị phần và hướng về xuất khẩu.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ các yêu cầu phát triển trước mắt và lâu dài.

Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể của vùng đã được phê duyệt, các tỉnh trong vùng phải rà soát lại Quy hoạch tổng thể của từng địa phương, có sự sắp xếp ưu tiên và điều chỉnh cho phù hợp với Quy hoạch của vùng.

Để thực hiện được Quy hoạch tổng thể vùng, các tỉnh phải vận dụng sáng tạo các cơ chế, chính sách nhằm tạo động lực cho sự phát triển. Trên địa bàn từng tỉnh, Uỷ ban nhân dân phải cụ thể hoá phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Quy hoạch bằng các chương trình, dự án cụ thể, bằng các kế hoạch trung hạn, ngắn hạn nhằm điều hành, quản lý và tổ chức thực hiện theo định hướng đã đề ra.

 

Điều 2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên có trách nhiệm tổ chức, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch này theo đúng nội dung đã được phê duyệt.

Các Bộ, ngành Trung ương có trách nhiệm phối hợp giúp đỡ các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên trong quá trình rà soát lại Quy hoạch của từng tỉnh, tổ chức thực hiện các dự án thành phần, đảm bảo sự phát triển thống nhất giữa kế hoạch, Quy hoạch của từng tỉnh với Quy hoạch vùng và chung cả nước.

Quá trình thực hiện Quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải kết hợp với các Bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh vùng Tây Nguyên tiến hành tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm để có bổ sung điều chỉnh kịp thời nhằm làm cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội đúng định hướng và đạt hiệu quả cao.

 

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan nganh Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No. 184/1998/QD-TTg
Hanoi, September 24, 1998
 
DECISION
ON THE RATIFICATION OF THE GENERAL PLANNING FOR SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF THE CENTRAL HIGHLANDS IN THE PERIOD FROM NOW TO THE YEAR 2010
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30,1992;
After considering the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development in Official Dispatch No. 1896 NN-KH/TTr of May 7, 1998 and of the Chairman of the State Evaluation Council for the investment projects in Official Dispatch No. 3408/HDTD of May 20, 1998,
DECIDES:
Article 1.- To ratify the General Planning for Socio-Economic Development of the Central Highlands (4 provinces : Kon Tum, Gia Lai, Dak Lak and Lam Dong) in the period from now to the year 2010 with the following main contents:
I. MAIN DEVELOPMENT OBJECTIVES
1. On economy:
- To strive for an average annual GDP growth of 7%-8% from now to the year 2000, 8%-9% in the 2001-2010 period, and a per capita GDP of 260 USD by the year 2000 and from 600 to 900 USD by the year 2010.
- Step by step to restructure the economy so that by the year 2010: industry and construction shall account for from 35% to 40%, agriculture and forestry from 25% to 30%, and tourism and services from 30% to 35% of GDP.
- To strive for an accumulation rate from GDP of from 10% to 11% in the period from now to the year 2000, and from 14% to 15% in the 2001-2010 period.
- To carry out renovation of equipment and technology at the existing establishments, and equip the new establishments with modern and advanced technology, especially those serving the processing of farm and forestry products in order to create competitive and export-oriented products on the market.
- To increase investment in protecting and developing forests, and strive to raise the forest cover rate to 65-70% in by the year 2010.
- To increase investment in building the infrastructure with priority for the settlement of the question of water, communication, electricity, building of schools, medical stations, communication and liaison, broadcasting and television.
2. On social welfare and the environment:
- To carry out efficaciously the program of sedentarization of farming and population, step by step to conduct planning and rational distribution of the population on the spot as well as the people coming to the Central Highlands from other regions, to stabilize the life of the people of ethnic minorities.
- To create jobs, increase the number of employed persons in the working age, strive to increase the rate of the labor force in industry, small industries and handicrafts, construction and the service sector. To create conditions for the people of ethnic minorities to have access to the new mode of production and technology.
- To strive to eradicate famine by the year 2000, alleviate poverty step by step, ensure vital necessity in food, clothing, housing, traveling, study and healthcare aimed at raising the living standard of the people. To observe a civilized lifestyle, preserve and develop the national cultural identity.
- To develop the economy along with protecting and improving the ecology, protect and develop the forests, protect and conserve the water sources, increase the fertility of the soil, protect and develop the biodiversity and the kinds and species of rare animals and plants.
- To pay attention to improving the living conditions of the people in deep-lying areas, remote areas, and border areas. To build an equitable and civilized society and a healthy social community, to eradicate harmful habits and social evils.
3. On national security and defense:
To carry out the strategy of economic build-up associated with strengthening security and national defense, preserving social order and safety, and firmly upholding national sovereignty. To pay special attention to the key areas of strategic defense and crucial logistic bases of the regions and of the whole country.
II. MAIN DEVELOPMENT TASKS
1. On agriculture and forestry:
- To strive for a growth rate of about 6% in agriculture and forestry from now to the year 2000 and about 7% in the period from 2001 to 2010.
- To develop agriculture in the direction of commodity production, to develop the existing advantages and potentials in a way conformable with the natural conditions of each region. To pay attention to preserving landscapes and the environment and protecting the ecology and ensure sustainable development.
- To conduct high and effective investment in intensive farming, combining agriculture with forestry and processing industry, to step by step modernize important processes in it, in order to promote the production and meet the need of production, the people's life and export.
- To expand step by step the acreage according to the planning in the planting of coffee, rubber trees, cashew, pepper, tea, fruit trees, medicinal plants and short-term industrial trees. To expand the acreage and practice intensive farming of maize; to restrict and eventually to eradicate the deforestation for farming land. To pay attention to the rational use of the land fund and to restructure the land fund in the direction of diversification of products; to expand the areas of specialized farming in order to create a rate of commodity farm products with high quality.
- To develop the breeding of domestic animals and poultry with family stockbreeding as the main occupation in order to produce meat, milk and leather as materials of the processing industry.
- To develop forestry in the direction of strengthening the protection, transformation and supplementation of the existing natural forests, especially the headwater forests, special-use forests and protection forests; to promote the planting of new forests, to restore step by step the forest acreage in order to increase the forest cover. To carry out land allocation, to allocate and contract forests in order to combine horticulture with agricultue and forestry. To exploit the forest fund rationally in association with the program of sedentarisation of farming and population, to promote the planting of scattered trees, to give importance to the benefits from protecting the ecological environment combined with the benefits of forest ecology.
2. On industry:
- To pay attention to developing those industries which use on-the-spot raw material resources like: processing of coffee, rubber, sugarcane, food industry, building materials, paper, earthenware and porcelain...To develop step by step the repair engineering industry, to encourage the development of small industry and handicraft production in both the urban and rural areas.
- To carry out step by step in-depth investment, renovate equipment, especially in the processing industries in the crop specialization areas and in the production of forest products in order to restructure the economy of the whole region. To link industry with agriculture and forestry in order to promote production.
- To encourage domestic and foreign investment. To prepare the necessary conditions for the formation of industrial parks aimed at developing the advantages and potentials of the Central Highlands.
- To focus efforts on developing industry at the appropriate size, with preference given to the application of technologies that require little fund but that create many jobs for laborers and contribute to the rural industrialization. To apply scientific and technical advances to agricultural and forestry production.
3. Developing trade, tourism and services:
- To develop trade, tourism and services in order to generate the motive force to promote economic development in the whole region aimed at developing the advantages and achieving the set socio-economic targets. To strive for an annual growth rate of 10-15% for trade, tourism and services from now to the year 2010.
- To develop a diversified trading business network suited to the territory of the Central Highlands, to encourage all economic sectors to take part in goods circulation in order to create a motive force for the development of production. To build step by step concentrated trading centers in the cities and towns in order to exchange goods and introduce products to other areas and to Laos, Cambodia and Thailand.
- To create and develop the network of markets in order to expand services and the circulation of commodities. To pay attention to guiding, organizing and managing well the cooperative and private trading network in order to supply and purchase goods to and from people in the difficult areas and areas inhabited by ethnic minorities.
- To make the most of the advantages in geography, climate, landscapes and environment... in order to develop the existing tourist sites, at the same time to build new tourist centers in Da Lat, Suoi Vang, Lac Thien, Buon Ho..., to form travel tours in the region linked to the key economic areas and inter-regional travel tours in other areas: Eastern South Vietnam, the Central coastal area, the Mekong river delta, Ho Chi Minh City, Ba Ria-Vung Tau... To build in a synchronous way the infrastructure, the material and technical bases and tourist exploitation centers linked with upgrading and preserving nature, preserving and developing the tourist resources, to develop the national cultural identity and eventually to develop the strategy of international tourism in the future.
- To restructure trade, tourism and the service industry by giving preference to tourism, telecom-munications, finance and technology transfer, to encou-rage all economic sectors to take part in these activities.
4. To develop the infrastructure and urban centers:
- To build and rationally distribute the medium and small towns as economic, cultural and service centers of the whole region in conformity with the urban network of the country to be formed and developed according to the General Planning for the development of Vietnamese urban centers up to the year 2020.
- To develop the urban network associated with the renovation and upgrading of the communi-cation lines and the process of formation of commodity production areas. To upgrade and perfect step by step the land road system of the provinces in the region.
- To develop the land and air route networks... according to planning. To pay attention to the rural communication network, especially in the deep-lying, remote and border areas, to create conditions for the development of the difficult areas, former resistance bases and areas of key strategic importance. To strive so that all the communes will be accessible to motor vehicles up to the centers of commune groups by the year 2010.
- To attach importance to the building of the water conservancy systems, especially hydro-electric dams and water reservoirs linked to the system of irrigation canals of the concentrated production areas. To combine the building of land roads with the perfection of the systems of water conservancy works, bridges and culverts and other works catering for production and life.
- To upgrade the existing systems of water supply and drainage and build new ones in the urban centers and industrial zones. To pay attention to meeting the need in clean water of the rural population. To give importance to the protection and exploitation of the water sources.
- To carry out step by step the electrification of the Central Highlands so that by 2000 60% of the population and by the year 2010 80% of the population will be supplied with electricity. In the immediate future to invest in extending the electric grid to the densely populated areas, the areas susceptible to the exploitation and development of agriculture and forestry in order to increase the rate of commodity goods. To pay attention to developing small electric stations in the difficult, deep-lying and remote areas and the former resistance bases and the centers of commune groups.
- To build along with upgrading the systems of schools, medical stations, hospitals, centers for cultural activities, entertainment and recreation centers aimed at meeting the need of the population.
- To modernize the post and telecommunication networks in the direction of synchronization, automation and digitalization in order to meet the communication needs in the country and international exchanges.
5. On education, science, culture, healthcare and social welfare:
- To pay attention to developing the system of education and training, to raise step by step the quality and efficiency of education in order to arise the people's cultural level, and train on the spot human resources to meet the needs of development of production and improving the living standard. To strive so that all children in the school age can afford schooling, to universalize primary education by the year 2000. To expand the system of boarding and half boarding schools for children of ethnic minorities.
- To study in order to apply advanced science and technology as basis and motive force for socio-economic development in the region. Especially, it is necessary to quickly introduce science and technique into production and life aimed at promoting the development of agriculture and forestry.
- To give importance to the efficiency of cultural activities, broadcasting, television and physical training and sport activities. To preserve and develop the national tradition and identity in its worthy role as the motive source of development. To eradicate step by step the harmful customs and superstition, to develop various forms of mass culture, folk culture and create conditions for all strata of the population to enjoy culture and arts.
- To transform the existing medical establishments and build new ones, to strengthen and develop the system of medical stations at the communes and wards, the polyclinical consulting rooms and hospitals... in service of primary healthcare, the prevention and fight against epidemics, and the consulting and treatment establishments for the people. To strive step by step in order eventually to eradicate communicable diseases. To popularize and conduct effective education on population work and family planning. To conduct education on hygiene in living environment. To step by step socialize the medical work and raise its quality in service of the ethnic minorities.
- To strive to complete the sedentarization of farming and population, especially in the deep-lying and remote areas, the highlands, the former revolutionary bases and border areas; to step by step stabilize the life of the people, first of all the one million people of ethnic minorities. To build new economic zones according to planning. To actively step up the program for eradication of famine and alleviation of poverty; to strive so that all households have the conditions to progress on their own especially the households of ethnic minorities, the families beneficiaries of welfare policies with a living standard of the medium or higher level compared with the community.
- To effectively integrate the national programs, the target programs and concrete projects aimed at practical socio-economic effects.
- To develop the economy associated with security and national defense, to firmly defend national sovereignty. To involve effectively the army in the economic programs combined with national defense such as: planting rubber trees, protecting and planting forests, building roads, eradicating illiteracy...
III. MAIN SOLUTIONS
On the basis of the contents of the ratified General Planning, it is necessary to take synchronous, appropriate and effective measures to mobilize the internal and foreign resources in service of the socio-economic development of the Central Highlands.
A rational solution should be adopted to use the precious natural resources namely land fund, labor, forest resources, and water resources to develop the economy, preserve the environment and increase the forest cover.
- To carry out incentive measures to step by step attract domestic and foreign investment to create conditions for applying modern science and technology and expand the market.
- To practice preferential concentrated and definitive investment aimed at practical results and creating the motive force to develop the economy and improve the living conditions.
- To carry out high economic incentive policies for those enterprises and branches that create export-oriented and competitive products in order to increase the market share.
- To invest in building the technical infrastructure in service of the immediate and long-term develop-ment needs.
On the basis of the ratified General Planning of the region, the provinces in the region must revise the general planning of each locality, with preferential arrangement and readjustment to make it conform with the planning of each region.
In order to successfully realize the general planning of the region, the provinces must creatively apply the mechanisms and policies aimed at creating the motive force for development. On the territory of each province, the People's Committee must concretize the orientation for socio-economic development of the Planning through programs and concrete projects, medium-term and short-term plans aimed at operating, managing and organizing the implemen-tation according to the set orientation.
Article 2.- The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government and the People's Committees of the provinces in the Central Highlands shall have to organize, monitor and implement this Planning according to the ratified contents.
The ministries and the branches at the central level shall have to coordinate with and assist the provinces in the Central Highlands in the process of revising the planning in each province, organize the implementation of the component projects, ensure the unified development of the plan, the planning of each province, of each region and the whole country.
In the process of implementing the Planning, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Agriculture and Rural Development shall have to coordinate with the related ministries and branches and the People's Committees of the provinces in the Central Highlands shall have to review and evaluate and draw experience in order to make timely supplements and readjustments so that the socio-economic development process follow the right track and achieve high efficiency.
Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its signing. The Presidents of the People's Committees of the provinces in the Central Highlands and the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the related agencies attached to the Government shall have to implement this Decision.
 

 
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT




Phan Van Khai
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 184/1998/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất