Quyết định 167/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển hoạt động văn hoá - thông tin vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 167/2006/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 167/2006/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Phạm Gia Khiêm |
Ngày ban hành: | 14/07/2006 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách, Thông tin-Truyền thông, Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 167/2006/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 167/2006/QĐ-TTg NGÀY 14 THÁNG 7 NĂM 2006
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN "PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ - THÔNG TIN
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2010"
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Di sản văn hoá ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Phê duyệt Đề án "Phát triển hoạt động văn hoá - thông tin vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010", với những nội dung chủ yếu sau:
1. Tên Đề án: "Phát triển hoạt động văn hoá - thông tin vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010".
2. Chủ Đề án: Bộ Văn hoá - Thông tin và ñy ban nhân dân các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.
3. Mục tiêu của Đề án:
a) Bảo tồn, kế thừa có chọn lọc, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống và các giá trị văn hoá tiêu biểu, loại bỏ dần những cái lỗi thời lạc hậu; xây dựng và phát triển những giá trị mới về văn hoá, nghệ thuật; hình thành nếp sống văn minh, gia đình văn hoá mới vùng đồng bằng sông Cửu Long;
b) Đoàn kết, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, nâng cao đời sống văn hoá trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội; góp phần đẩy lùi âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch, ngăn chặn và bài trừ các luận điệu lừa bịp, xuyên tạc, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội;
c) Phát hiện, bồi dưỡng đội ngũ những người sáng tác văn học - nghệ thuật là người các dân tộc;
d) Tổ chức điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phố biến các giá trị văn hoá - nghệ thuật; bảo tồn, phát huy các nghề thủ công truyền thống của các dân tộc vùng đồng bằng sông Cửu Long.
4. Nội dung phát triển hoạt động văn hoá - thông tin vùng đồng bằng sông Cửu Long
a) Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng nội dung tuyên truyền
- Đẩy mạnh việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị và các ngày lễ kỷ niệm lớn của Đảng và dân tộc;
- Phát huy hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin đại chúng;
- Tổ chức hệ thống xuất bản, phát hành sách, báo, văn hoá phẩm trên địa bàn toàn vùng;
- Xây dựng các đội thông tin lưu động, đội chiếu bóng thành lực lượng mạnh, mang tính chuyên nghiệp, xung kích.
b) Tổ chức tốt hoạt động văn hoá - thông tin các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long
Tổ chức các hội diễn, hội thi, lễ hội dân gian, ngày hội văn hoá - thể thao các dân tộc; đẩy mạnh thực hiện phong trào: "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá". Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số ở vùng đồng bằng sông Cửu Long để xây dựng đời sống văn hoá, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, đời sống tinh thần của đồng bào.
c) Xây dựng hệ thống thiết chế văn hoá đồng bộ từ tỉnh xuống cơ sở
- Quy hoạch đất đai để xây dựng các thiết chế văn hoá - thông tin cho từng cấp;
- Xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật để tổ chức hoạt động văn hoá - thông tin.
d) Xây dựng và phát triển đời sống văn hoá cơ sở
- Xây dựng gia đình văn hoá, khóm, ấp, khu phố văn hoá, cơ quan văn minh, sạch đẹp, an toàn;
- Sưu tầm, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc;
- Tăng cường các hoạt động văn hoá, thể thao chuyên nghiệp phục vụ nhân dân ở cơ sở; giao lưu văn hoá, thể thao trong vùng, giữa các vùng và các dân tộc;
- Xây dựng, tổ chức các hoạt động văn hoá - thông tin ở cơ sở.
đ) Xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất cho các hoạt động văn hoá - thông tin
- Trang bị xe chuyên dùng hoặc thuyền văn hoá và các trang thiết bị đồng bộ cho các đội thông tin lưu động cấp huyện, thị;
- Hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà văn hoá cấp xã, phường;
- Đầu tư xây dựng một số thiết chế văn hoá cho mô hình mới là các cụm, tuyến dân cư vùng vượt lũ; các xã, đồn biên phòng biên giới, hải đảo, ven biển;
- Hỗ trợ thiết bị hoạt động văn hoá - thông tin cho các chùa Khmer Nam Bộ.
e) Xây dựng các mô hình tổ chức hoạt động văn hóa - thông tin
- Tổ chức khảo sát, nghiên cứu và hội thảo khoa học để đánh giá, thẩm định các công trình nghiên cứu, các mô hình đã và đang hoạt động tốt;
- Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, động viên khen thưởng, rút kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình hoạt động có hiệu quả cao;
- Nâng cao chất lượng các mô hình gia đình, khóm, ấp, khu phố văn hóa, cơ quan, trường học, chợ văn hóa…; tiếp tục nghiên cứu, bổ sung tiêu chí, cách làm các mô hình khu văn hóa gia đình, khu du lịch sinh thái, xã văn hóa.
g) Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuộc lĩnh vực hoạt động văn hóa - thông tin
Củng cố đội thanh tra chuyên ngành, xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp sai phạm.
h) Xây dựng kế hoạch ngân sách chi thực hiện Đề án
Xây dựng kế hoạch phải phù hợp với nguồn thu và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; phù hợp với kế hoạch hành động đồng thời tranh thủ các nguồn của các quỹ hỗ trợ phát triển văn hóa; huy động sự hỗ trợ của các cấp, các ngành.
5. Giải pháp thực hiện:
Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương trong từng thời gian, triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp sau:
a) Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp đối với việc tổ chức, thực hiện Đề án;
b) Đổi mới tăng cường công tác phối hợp; thống nhất và nâng cao nhận, thức trách nhiệm của ngành văn hóa - thông tin và các cấp, ban, ngành, đoàn thể có liên quan ở Trung ương và địa phương trong việc thực hiện Đề án;
c) Đổi mới tăng cường công tác quản lý nhà nước tại các cấp, ngành ở địa phương;
d) Phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động văn hoá - thông tin
Kiện toàn bộ máy cán bộ quản lý về văn hoá - thông tin từ tỉnh đến cơ sở; bồi dưỡng về trình độ chính trị cho cán bộ; ưu tiên đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số; ưu đãi đối với cán bộ là người dân tộc và công tác trong vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa; đầu tư, biên soạn giáo trình với nội dung thiết thực đối với cơ sở và các vùng đồng bảo dân tộc thiểu số.
đ) Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang bị cho hoạt động văn hóa - thông tin;
e) Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong hoạt động văn hóa - thông tin nhằm huy động tiềm lực sẵn có ở cơ sở của các địa phương, các ngành và của nhân dân để nâng cao mức hưởng thụ về đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân;
g) Đổi mới và đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền vận động nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình triển khai thực hiện Đề án này đến năm 2010;
h) Thực hiện tốt công tác sơ kết, tổng kết, động viên khen thưởng
- Động viên kịp thời với những cá nhân, tập thể có nhiều thành tích. Có chính sách khuyến khích xã hội hóa hoạt động văn hóa;
- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về tổ chức, quản lý hoạt động văn hóa.
6. Thời gian thực hiện Đề án: từ năm 2006 đến năm 2010:
a) Giai đoạn I: từ năm 2006 đến năm 2008;
b) Giai đoạn II: từ năm 2009 đến năm 2010.
7. Nguồn vốn thực hiện:
a) Ngân sách trung ương bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước cấp cho ngành văn hóa - thông tin (xây dựng cơ bản, hoạt động sự nghiệp và vốn dành cho Chương tình mục tiêu quốc gia về văn hóa);
b) Ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho một số địa phương có khó khăn;
c) Ngân sách địa phương;
d) Đóng góp của nhân dân;
đ) Đóng góp của các tổ chức chính trị - xã hội;
e) Tài trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch xác định lượng hóa các loại nguồn vốn cùng cơ chế quản lý cụ thể và chỉ đạo, hướng dẫn triển khai Đề án này.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Văn hoá - Thông tin xây dựng dự toán chi thuộc nhiệm vụ của ngân sách trung ương thực hiện Đề án; hướng dẫn các địa phương bố trí kinh phí, cơ chế quản lý các nguồn kinh phí để bảo đảm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan liên quan, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin tổ chức thực hiện Đề án này.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long căn cứ vào nội dung Đề án và hướng dẫn của Bộ Văn hóa - Thông tin phối hợp với các ngành liên quan xây dựng kế hoạch triển khai hàng năm, bố trí kinh phí thực hiện; tổ chức thực hiện cụ thể Đề án theo các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra; hướng dẫn, lồng ghép thực hiện Đề án này với các đề án về văn hóa - xã hội, Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2006 - 2010.
Điều 3.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Hậu Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Phạm Gia Khiêm
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 167/2006/QD-TTg | Hanoi, July 14, 2006 |
DECISION
APPROVING THE SCHEME ON DEVELOPMENT OF CULTURAL AND INFORMATION ACTIVITIES IN THE MEKONG RIVER DELTA UP TO 2010
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 29, 2001 Law on Cultural Heritages;
At the proposal of the Minister of Culture and Information,
DECIDES:
Article 1.- To approve the Scheme on development of cultural and information activities in the Mekong River delta up to 2010, with the following principal contents:
1. The scheme's name: "Development of cultural and information activities in the Mekong River delta up to 2010."
2. The scheme's managers: The Ministry of Culture and Information and the People's Committees of Mekong River delta provinces.
3. Objectives of the scheme:
a/ To conserve, selectively inherit, preserve and promote traditional cultural values and typical cultural values, to gradually do away with obsolete and backward things; to build and develop new cultural and artistic values; to shape a civilized lifestyle and a new type of cultured families in the Mekong River delta.
b/ To unite and promote the aggregate strength of the whole nation, improve the cultural life in all economic, political and social activities; to help repel the peaceful evolution ploy of hostile forces, prevent and combat deceptive and distorting allegations, contributing to socio-economic stability and development;
c/ To discover and train ethnic minority people who are able to create literary and artistic works;
b/ To survey, collect, study and popularize cultural and artistic values; to conserve and promote traditional crafts of various ethnic groups in the Mekong River delta.
4. Contents of development of cultural and information activities in the Mekong River delta
a/ Stepping up and raising the quality of propagada work
- To step up propaganda about the Party's guidelines and the State's policies and law, political tasks and great anniversaries of the Party and the nation;
- To promote the operation efficiency of the mass media system;
- To organize a system for publishing and distributing books, newspapers and cultural publications in the whole region;
- To build itinerant communication teams and film projection teams strong and professional.
b/ Effectively organizing cultural and information activities in the Mekong River delta
To organize performances, contests, folk festivals, and cultural and sport festivals of ethnic groups; to step up the movement "All people unite to build a cultured life." To conserve and promote traditional cultural values of ethnic groups in the Mekong River delta so as to build a cultured life and raise their cultural enjoyment level and improve their spiritual life.
c/ Building a comprehensive system of cultural institutions from provincial to grassroots levels
- To plan land areas for building cultural and information institutions at each level;
- To build material foundations and supply technical equipment and facilities for the organization of cultural and information activities.
d/ Building up and developing grassroots cultural life
- To build cultured families, villages, hamlets and population centers and civilized, clean, beautiful and safe working offices;
- To collect, conserve and promote traditional cultural values of ethnic groups;
- To intensify professional cultural and sport events in service of local people; to organize cultural and sport exchanges within the region, between regions and ethnic groups;
- To develop and organize grassroots cultural and information activities.
e/ Working out plans on investment in material foundations for cultural and information activities
- To equip special-use vehicles or boats and adequate equipment to district-level itinerant communication teams;
- To provide financial support for the construction of commune-level cultural houses;
- To invest in the construction of some model cultural institutions in population clusters and lines in flooded areas, border communes and border-guard stations in border regions, islands and coastal areas.
- To supply equipment for cultural and information activities in southern Khmer pagodas.
e/ Building models of organization of cultural and information activities
- To organize surveys, study and symposiums to assess and appraise research works and good models;
- To organize preliminary and final reviews so as to assess, commend, draw experiences from and expand the application of good models;
- To improve the quality of the models of cultured families, villages, hamlets, population centers, working offices, schools and marketplaces; to continue studying, adding criteria for, and methods of, building models of cultured family quarters, eco-tourist resorts and communes.
f/ Enhancing inspection and examination of cultural and information activities
To consolidate specialized inspection teams, work out annual inspection plans; and to detect and promptly handle violations.
h/ Working out plans on budget expenditures for the realization of the scheme
To work out such plans in conformity with local revenue sources, local socio-economic development and action plans, at the same time, to make use of cultural development assistance funds and mobilize supports of various authorities and branches.
5. Solutions:
On the basis of the actual local conditions in each period, the following solutions shall be applied in a synchronous and effective manner:
a/ Enhancing the role and responsibility of local Party committees and administrations at all levels in the realization of the scheme;
b/ Renewing and enhancing coordination; unifying and raising the awareness and responsibility of the culture and information service as well as central and local authorities, departments, branches and associations involved in the realization of the scheme;
c/ Renewing and enhancing state management work of all local authorities and branches;
d/ Developing human resources for cultural and information activities
To strengthen the managing apparatus and personnel in charge of culture and information from provincial to grassroots levels; to provide political training to cadres; to prioritize the training of ethnic minority cadres; to give incentives to ethnic minority cadres working in ethnic minority regions, remote and deep-lying areas; to invest in, and compile teaching programs with practical contents for grassroots cadres and those working in ethnic minority areas.
e/ Further investing in material foundations and supplying equipment for cultural and information activities;
f/ Stepping up socialization of cultural and information activities in order to mobilize available potentials at the grassroots level, of branches and people so as to improve the peoples cultural and spiritual life;
g/ Renewing and accelerating information and communication work with a view to raising the awareness of all authorities, branches and people in the Mekong River delta in the process of realization of this scheme up to 2010;
h/ Properly organizing the work of preliminary and final reviews, and commendation work
- To promptly commend individuals and collectives that have recorded outstanding achievements. To adopt policies to encourage socialization of cultural activities;
- To strictly handle violations in organization and management of cultural activities.
6. The scheme's implementation duration: From 2006 to 2010
a/ Phase I: From 2006 to 2008;
b/ Phase II: From 2009 to 2010.
7. Capital sources:
a/ Central budget allocations apportioned within the state budget estimates allocated to the culture and information service (for capital construction, non-business activities and national target programs on culture);
b/ Targeted allocations from the state budget to some difficulty-hit localities;
c/ Local budgets;
d/ Contributions of the population;
e/ Contributions of socio-political organizations;
f/ Financial aids of foreign organizations and individuals.
Article 2.- Organization of implementation
1. The Ministry of Culture and Information shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in, working out plans on capital sources, formulating specific management mechanisms, and directing and guiding the realization of this scheme.
2. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Culture and Information in, estimating funds to be allocated from the central budget for the realization of the scheme; guide localities in allocating funds and formulating management mechanisms so as to ensure the effective realization of the scheme.
3. Ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies and other concerned agencies shall, within the scope of their functions and tasks, coordinate with the Ministry of Culture and Information in realizing this scheme.
4. The People's Committees of Mekong River delta provinces shall base themselves on the scheme and the guidance of the Ministry of Culture and Information to coordinate with concerned branches in formulating annual plans and allocating funds for the realization of the scheme; organize the realization of the scheme according to set objectives, criteria, tasks and solutions; guide and integrate this scheme into other socio-cultural schemes and national target programs on culture to be implemented in the 2006-2010 period.
Article 3.-
1. This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies and Government-attached agencies, presidents of the People's Committees of Can Tho city and An Giang, Bac Lieu, Ben Tre, Ca Mau, Dong Thap, Kien Giang, Long An, Soc Trang, Tien Giang, Hau Giang, Tra Vinh and Vinh Long provinces shall implement this Decision.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây