Quyết định 159/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đổi mới và hiện đại hoá công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2015, tàm nhìn đến năm 2025
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 159/2008/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 159/2008/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | |
Ngày ban hành: | 04/12/2008 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách, Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Quyết định159/2008/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 159/2008/QĐ-TTg
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 159/2008/QĐ-TTg |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐỔI MỚI VÀ HIỆN ĐẠI HÓA CÔNG NGHỆ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG ĐẾN NĂM 2015, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025”
------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG ĐỔI MỚI, HIỆN ĐẠI HÓA CÔNG NGHỆ
1. Quan điểm đổi mới, hiện đại hóa công nghệ
a. Đổi mới, hiện đại hóa công nghệ phải dựa trên điều kiện thực tế của từng mỏ, tận dụng năng lực hiện có nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất, quan tâm đúng mức tới sử dụng tổng hợp và triệt để tài nguyên khoáng sản.
b. Ưu tiên lựa chọn thiết bị, công nghệ mới theo hướng sản xuất sạch với các tiêu chí năng suất cao, ít tiêu hao nguyên, nhiên liệu, năng lượng, bảo đảm an toàn và thân thiện với môi trường sinh thái. Coi trọng và đẩy mạnh việc áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn trong sản xuất để vừa nâng cao hiệu quả sản xuất vừa cải thiện và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
c. Áp dụng ngay từ đầu công nghệ hiện đại, có trình độ cơ giới hóa và tự động hóa cao đối với các mỏ mới xây dựng có quy mô lớn; nâng cao tối đa mức độ cơ giới hóa các khâu sản xuất, áp dụng các hệ thống khai thác, chế biến hợp lý để giảm thiểu tổn thất tài nguyên và ô nhiễm môi trường đối với các mỏ mới xây dựng quy mô vừa và nhỏ.
d. Đối với các mỏ, các nhà máy tuyển, chế biến hiện đang hoạt động, tùy điều kiện thực tế của từng mỏ để cải tạo, đổi mới công nghệ theo hướng thay thế dần các thiết bị cũ bằng các thiết bị mới tiên tiến đi đôi với đổi mới công nghệ cho phù hợp. Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin, nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề; cố gắng tăng cường cơ giới hóa, giảm lao động thủ công trong các công đoạn sản xuất ở các mỏ, xưởng tuyển quy mô nhỏ; nâng cao mức độ tự động hóa ở các mỏ, nhà máy tuyển.
đ. Đi đôi với phát huy tối đa nội lực cần tăng cường hợp tác quốc tế để thực hiện đổi mới, hiện đại hóa công nghệ.
2. Mục tiêu đổi mới, hiện đại hóa công nghệ
a. Mục tiêu tổng quát
Phấn đấu đưa ngành công nghiệp khai khoáng trở thành một ngành có trình độ công nghệ đạt trình độ khu vực vào năm 2015 và trình độ thế giới vào năm 2025. Đến năm 2015, ngành công nghệ khai khoáng Việt Nam có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi chuyên môn, giỏi nghiệp vụ và đội ngũ công nhân lành nghề, trình độ kỹ thuật tiên tiến, hoạt động bảo đảm an toàn lao động, đạt tiêu chuẩn về môi trường, hoàn nguyên sau khai thác, gắn với chế biến sâu tạo giá trị gia tăng cao, công nghệ sản xuất đạt trình độ cơ giới hóa, tự động hóa cao. Khoa học công nghệ trở thành lực lượng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, bảo đảm an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
b. Mục tiêu cụ thể:
- Trong công nghệ khai thác lộ thiên, phấn đấu đến năm 2015 đạt trình độ cơ giới hóa các công đoạn sản xuất ngang tầm của khu vực và đến năm 2025 đạt trình độ thế giới; công nghệ thông tin được áp dụng phổ biến trong quản lý sản xuất kinh doanh, quản trị tài nguyên ở những mỏ lớn. Đối với các mỏ vừa và nhỏ, phấn đấu áp dụng rộng rãi cơ giới hóa ở mức độ phù hợp với điều kiện cụ thể của từng mỏ, giảm tối đa lao động thủ công, chú trọng công tác bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng triệt để tài nguyên.
- Trong công nghệ khai thác hầm lò, phấn đấu áp dụng cơ giới hóa đồng bộ ở các mỏ có điều kiện thuận lợi và cơ giới hóa ở mức cao nhất trong điều kiện cho phép ở các mỏ có điều kiện không thuận lợi. Chấm dứt hoạt động khai thác thủ công, không bảo đảm các điều kiện an toàn lao động, lãng phí tài nguyên và hủy hoại môi trường.
- Trong công nghệ tuyển khoáng, áp dụng các công nghệ tiên tiến của thế giới ở các nhà máy tuyển lớn; cơ giới hóa ở mức cao nhất trong điều kiện cho phép, tiến tới xóa bỏ lao động thủ công ở các xưởng tuyển quy mô vừa và nhỏ; nâng cao mức thu hồi các khoáng vật có ích chính, thu hồi tối đa các khoáng vật có ích đi kèm để sử dụng tổng hợp và tiết kiệm tài nguyên, giảm mất mát tài nguyên vào đuôi thải; hạn chế sử dụng các loại thuốc tuyển độc hại, gây ô nhiễm môi trường.
- Trong công nghệ khai thác và chế biến dầu khí, phấn đấu đạt mức công nghệ tiên tiến của thế giới nhằm khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên dầu khí trong nước; tích cực mở rộng các hoạt động dầu khí ở nước ngoài và sớm đưa các phát hiện dầu khí mới vào khai thác.
- Tăng cường phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, phấn đấu đạt trình độ tiên tiến của khu vực vào năm 2015 và của thế giới vào năm 2025. Xây dựng lực lượng cán bộ, công nhân ngành công nghiệp khai khoáng mạnh cả về chất và lượng để có thể điều hành được các hoạt động của ngành đạt được các mục tiêu đặt ra.
3. Nội dung đổi mới, hiện đại hóa ngành công nghiệp khai khoáng
a. Đổi mới hiện đại hóa quy trình và thiết bị công nghệ
- Giai đoạn đến năm 2015
+ Khai thác lộ thiên
. Trong khai thác quặng sa khoáng: Nghiên cứu chuyển đổi công nghệ khai thác bằng máy xúc, vận chuyển ôtô ở những nơi có điều kiện phù hợp sang khai thác bằng sức nước kết hợp với máy xúc, vận chuyển bằng bơm cát.
. Trong khâu khoan - nổ mìn - làm tơi đất đá:
Triển khai áp dụng công nghệ phá vỡ đất đá tiên tiến như sử dụng các loại máy xới làm tơi đất đá hoặc máy xúc có răng gầu tích cực, lực xúc lớn để xúc đất đá ở những mỏ có điều kiện thích hợp để giảm thiểu công tác nổ mìn, giảm ô nhiễm môi trường.
Triển khai công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả nổ mìn: xác định nhanh tính chất khối đá mỏ và tự động thiết kế hộ chiếu khoan nổ mìn, công nghệ nổ mìn trong các lỗ khoan ngập nước, công nghệ nổ mìn áp dụng ở các tầng khai thác lớn, công nghệ nổ mìn giảm chấn động…; thay thế thiết bị khoan xoay cầu đã cũ (của Liên Xô cũ) bằng các thiết bị khoan đập xoay thủy lực.
Đổi mới công nghệ phá đá quá cỡ bằng nổ mìn bằng công nghệ sử dụng búa đập thủy lực, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
. Trong công tác bốc xúc, vận tải:
Loại bỏ công nghệ khai thác và xúc bốc thủ công, thay thế phương tiện vận chuyển tàu điện cần vẹt bằng ôtô có tải trọng phù hợp với điều kiện của mỏ.
Từng bước thay thế các máy xúc chạy điện đã quá cũ, máy xúc tay gầu kéo cáp bằng các loại máy xúc thủy lực (gầu thuận hay gầu ngược) dung tích gầu phù hợp, có quỹ đạo xúc linh hoạt, có khả năng xúc chọn lọc cao.
Triển khai áp dụng hệ thống vận tải liên tục bằng băng tải, đường ống, hệ thống vận tải liên hợp ôtô - băng tải và ô tô - trục tải ở những mỏ có điều kiện phù hợp.
. Trong công tác khai đào, ổn định bờ mỏ:
Triển khai áp dụng công nghệ khai thác với chiều cao tầng khai thác lớn cùng với việc sử dụng các thiết bị công suất lớn nhằm tăng năng suất lao động và sản lượng khai thác, hạ giá thành sản phẩm.
Đưa vào áp dụng công nghệ khai thác với góc dốc bờ công tác cao ở các khu vực mỏ có điều kiện phù hợp.
Áp dụng các giải pháp phù hợp nâng cao độ ổn định bờ mỏ (sử dụng hình dạng bờ mỏ hợp lý, khoan giảm áp, nổ mìn tạo biên bằng các lỗ khoan nhỏ, gia cường khối đá bằng các phương pháp neo …).
. Từng bước thay thế, loại bỏ các thiết bị, công nghệ cũ, lạc hậu; đầu tư đồng bộ thiết bị có công suất lớn ở các mỏ khai thác lộ thiên quy mô lớn.
. Triển khai công nghệ đổ thải hợp lý ở các khu vực phía dưới còn khoáng sản sẽ được khai thác bằng công nghệ hầm lò.
+ Khai thác hầm lò
. Hoàn thiện công nghệ và triển khai áp dụng công nghệ đào lò đá bằng phương pháp khoan nổ mìn theo hướng đầu tư đồng bộ thiết bị khoan, bốc xúc, vận tải, sử dụng hộ chiếu nổ mìn hợp lý và tổ chức lao động khoa học để nâng cao tốc độ đào lò, phát triển rộng rãi chống lò bằng vì neo, bê tông phun và hỗn hợp vì neo - bê tông phun; tăng cường áp dụng vì chống thuỷ lực, cơ giới hóa và đồng bộ dây chuyền đào lò đá sử dụng phương pháp khoan nổ mìn với các thiết bị khoan, bốc xúc, vận tải.
. Phát triển công nghệ chống lò bằng vì neo dẻo cốt thép ở các điều kiện địa chất kỹ thuật khác nhau; phát triển áp dụng công nghệ chống lò đá bằng vì neo, vì neo - bê tông phun, bê tông phun ở các đường lò đá.
. Triển khai công nghệ gia cường khối đá mỏ để phục vụ cho các quá trình đào lò ở các khu vực có điều kiện địa chất phức tạp.
. Ứng dụng tự động hóa cho các khâu thông gió, kiểm soát khí mỏ, vận chuyển xếp dỡ, thoát nước, cung cấp điện,…
. Trong công nghệ khai thác than ở lò chợ, tập trung đầu tư cơ giới hóa khấu than bằng máy khấu combai, máy bào than, cùng với các loại vì chống thủy lực (cột thủy lực đơn và giá thủy lực), dàn chống tự hành trong các lò chợ.
. Phát triển công nghệ cơ giới hóa khấu than trong các gương lò ngắn, sử dụng dàn chống tự hành có kết cấu hạ trần than nóc, nổ mìn trong lỗ khoan dài và máy đào lò theo các sơ đồ công nghệ chia lớp bằng, chia lớp ngang - nghiêng đối với các vỉa dày dốc.
. Thay thế các thiết bị ở các công đoạn công nghệ như khoan, đào lò, bốc xúc, vận tải… đã già cỗi, lạc hậu, có hệ số sử dụng có ích thấp bằng các thiết bị tiên tiến, hiệu suất sử dụng cao hơn.
. Nghiên cứu áp dụng công nghệ khí hóa than dưới lòng đất để khai thác than vùng đồng bằng sông Hồng.
+ Công nghệ sàng, tuyển
. Cải tạo, hoàn thiện công nghệ, đầu tư bổ sung thiết bị các dây chuyền tuyển hiện có theo hướng sử dụng các thiết bị có năng suất cao, tiêu tốn ít năng lượng, dễ điều chỉnh (máy tuyển từ thế hệ mới sử dụng nam châm đất hiếm, bàn đãi khí, máy tuyển từ và trọng lực đa hướng…); áp dụng tin học để theo dõi và điều chỉnh quá trình sản xuất.
. Đổi mới, áp dụng rộng rãi các thiết bị đo lường, điều khiển, tự động hóa trong các nhà máy tuyển nhằm cải thiện và ổn định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật: thiết bị xác định trọng lượng quặng vào, thiết bị xác định nồng độ bùn ở các công đoạn tuyển nổi, bể cô đặc, thiết bị lấy mẫu tự động, thiết bị đo, cấp thuốc tuyển tự động, thiết bị phân tích hóa, thiết bị xác định độ ẩm quặng tinh.
. Đầu tư mới hoặc lắp đặt bổ sung, thay thế các thiết bị lọc ép tăng áp xoáy lốc phân cấp, xoáy lốc nước ở các nhà máy tuyển nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống xử lý bùn nước và tuyển cấp hạt mịn, cải thiện việc sử dụng nước tuần hoàn và xử lý môi trường ở các nhà máy tuyển.
. Phát triển công nghệ tuyển than và quặng chất lượng thấp, công nghệ sử dụng chất thải nhà máy tuyển để sản xuất vật liệu xây dựng, tận dụng triệt để tài nguyên.
. Đổi mới, sử dụng các loại thuốc tuyển nổi thế hệ mới có hoạt tính và tính chọn riêng cao, ít gây ô nhiễm môi trường trong các nhà máy tuyển nổi.
. Nghiên cứu lựa chọn công nghệ, thuốc tuyển phù hợp để tuyển quặng apatit nghèo (loại II, loại IV) nhằm tận dụng triệt để tài nguyên.
. Cải tiến và hoàn thiện các quy trình công nghệ tuyển nhằm nâng cao mức thực thu các khoáng vật có ích chính, nâng cao hiệu quả tuyển cấp hạt mịn, thu hồi các nguyên tố có ích đi kèm, sử dụng tổng hợp và tiết kiệm tài nguyên.
. Cải tiến công nghệ đánh tơi, khử bùn để nâng cao tỷ lệ thu hồi khoáng sản có ích, giảm tổn thất tài nguyên trong tuyển các loại quặng sa khoáng chứa nhiều sét như thiếc, cromit…
+ Khai thác và chế biến dầu khí
. Lựa chọn công nghệ khoan và khai thác phù hợp, chú ý công nghệ khoan thân giếng nhỏ, khoan ngang, khoan dưới áp suất cân bằng. Triển khai và phát triển công nghệ khai thác mỏ có điều kiện địa chất phức tạp như móng nứt nẻ, áp suất nhiệt độ cao, mỏ có chứa khí CO2, triển khai công nghệ dàn, đầu giếng, tương đồng với các đặc điểm dầu Việt Nam có nhiều parafin, khí có CO2…, công nghệ khai thác thứ cấp, tam cấp nhằm gia tăng thu hồi dầu và duy trì sản lượng giếng.
. Trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, tàng trữ, xử lý, sử dụng, chế biến và phân phối sản phẩm dầu khí, chú trọng công nghệ chế biến dầu thô, công nghệ hóa dầu, công nghệ xử lý và sử dụng khí, công nghệ xử lý chất thải, phòng chống sự cố, bảo vệ an toàn và môi trường.
- Giai đoạn sau năm 2015
+ Mở rộng áp dụng các công nghệ nâng cao hiệu quả nổ mìn, công nghệ nổ mìn tạo biên nhằm bảo vệ bờ mỏ.
+ Phát triển công nghệ phá vỡ và khấu đất đá bằng phương pháp cơ học, giảm khối lượng khoan nổ mìn (máy phay cắt liên hợp, máy xới bánh xích có lưỡi gạt phía trước và bộ phận xới phía sau, đầu đập thủy lực để phá vỡ trực tiếp đất đá…).
+ Triển khai công nghệ khai thác xuống sâu, công nghệ khai thác với góc dốc bờ công tác cao ở các mỏ có điều kiện phù hợp.
+ Phát triển công nghệ cơ giới hóa đồng bộ dây chuyền khai thác theo hướng sử dụng máy combai đào lò và khoan nổ mìn với đồng bộ thiết bị khoan - bốc xúc - vận tải hiện đại.
+ Triển khai áp dụng rộng rãi hệ thống vận tải liên tục bằng băng tải, hệ thống vận tải liên hợp ô tô - băng tải và ô tô - trục tải ở các mỏ lộ thiên.
+ Sử dụng các thiết bị có công suất lớn và hiện đại; thay thế các thiết bị hoạt động theo chu kỳ bằng các thiết bị hoạt động có cơ cấu liên tục như máy xúc nhiều gầu, băng tải, thiết bị, đào đá liên tục ở các mỏ có điều kiện phù hợp.
+ Phát triển công nghệ đổ thải, thoát nước khi khai thác xuống sâu; đổ thải hợp lý ở các khu vực phía dưới còn khoáng sản sẽ được khai thác bằng công nghệ hầm lò;
+ Tiếp tục lựa chọn công nghệ, thuốc tuyển phù hợp để tuyển quặng apatit nghèo (loại II, loại IV) nhằm tận dụng triệt để tài nguyên.
+ Duy trì hoạt động cải tiến và hoàn thiện các quy trình công nghệ tuyển hiện có nhằm nâng cao mức thực thu các khoáng vật có ích chính, đặc biệt trong cấp hạt mịn, thu hồi tối đa các nguyên tố có ích đi kèm, sử dụng tổng hợp và tiết kiệm tài nguyên.
+ Phát triển các công nghệ vi sinh để nâng cao hiệu quả xử lý các loại quặng khó tuyển, công nghệ hòa tách đống để giảm chi phí sản xuất, xử lý quặng nghèo, sử dụng triệt để và tiết kiệm tài nguyên.
+ Lựa chọn, phát triển công nghệ hợp lý khai thác than đồng bằng Bắc Bộ có điều kiện địa chất mỏ phức tạp.
+ Phát triển công nghệ thông tin, tự động hóa trong quá trình thăm dò, khai thác, thu gom, vận chuyển, chế biến, phân phối và sử dụng các sản phẩm dầu khí.
b. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh
- Giai đoạn đến năm 2015
+ Xây dựng, cập nhật hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản trị tài nguyên, lập kế hoạch khai thác hợp lý.
+ Tăng cường ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin và hệ thống GIS trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh và quản trị tài nguyên.
+ Cải tiến, đổi mới tổ chức, phương thức quản lý, điều hành sản xuất theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, giảm đầu mối, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị.
+ Triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000.
+ Chuyển hết các công ty nhà nước khai thác mỏ khoáng sản sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước không cần giữ 100% vốn, cần chuyển thành các công ty cổ phần để tạo điều kiện thu hút vốn của các nhà đầu tư và áp dụng mô hình quản lý hợp lý đối với các doanh nghiệp này.
+ Đổi mới, xây dựng các chính sách, văn bản pháp quy, chế độ bình đẳng với các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản theo hướng hiện đại hóa.
+ Đào tạo nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động từ công nhân đến các chuyên viên kỹ thuật, đảm bảo tiếp thu, nắm chắc và làm chủ được các công nghệ hiện đại, đáp ứng đủ cho nhu cầu hoạt động của ngành.
- Giai đoạn sau năm 2015
+ Duy trì cập nhật hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản trị tài nguyên, lập kế hoạch khai thác hợp lý.
+ Tiếp tục ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin và hệ thống GIS trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh và quản trị tài nguyên.
+ Duy trì công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nâng cao tay nghề cho người lao động.
c. Đổi mới hoạt động khoa học và công nghệ
- Giai đoạn đến năm 2015
+ Tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất, trang thiết bị nghiên cứu, phòng thí nghiệm cho các cơ sở khoa học công nghệ, tổ chức tư vấn trong ngành để phục vụ công tác nghiên cứu, thiết kế, triển khai công nghệ và chế tạo sản phẩm mới.
+ Duy trì và sử dụng có hiệu quả Quỹ khoa học và công nghệ; nâng cao năng lực của các tổ chức khoa học và công nghệ độc lập, các bộ phận nghiên cứu triển khai ở các Tập đoàn, Tổng Công ty và Công ty.
+ Tăng cường đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ thông qua các Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước, cấp Bộ và cấp Tập đoàn/Tổng Công ty.
+ Tăng cường hoạt động nghiên cứu tiếp thu, làm chủ công nghệ mới; nghiên cứu triển khai các đề án cải tiến, hoàn thiện công nghệ hiện có.
+ Tăng cường mối liên kết giữa các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp sản xuất trong việc đề xuất, triển khai và áp dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất.
+ Phát huy tối đa các nguồn lực trong nước trên cơ sở tăng cường hợp tác các tổ chức, các nhà khoa học trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu, trao đổi thông tin, ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới.
+ Tích cực thu hút đầu tư nước ngoài và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu, trao đổi thông tin, ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản.
- Giai đoạn sau năm 2015
+ Tiếp tục duy trì và phát huy có hiệu quả Quỹ khoa học và công nghệ tại các Tập đoàn, Tổng Công ty và Công ty.
+ Tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực cho các tổ chức khoa học và công nghệ, các bộ phận nghiên cứu triển khai ở các Tập đoàn, Tổng Công ty và Công ty.
+ Tiếp tục duy trì mối liên kết giữa các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp trong hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ sự phát triển của ngành công nghiệp khai khoáng.
+ Tập trung nghiên cứu chế tạo các thiết bị công nghệ phục vụ ngành khai thác như vì chống thủy lực, các loại dàn chống tự hành, các loại máng cào lò chợ, thiết bị cầu chuyển tải, các loại máy xúc… để thay thế nhập ngoại.
+ Tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu, trao đổi thông tin, ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới, đặc biệt trong nghiên cứu công nghệ khai thác, chế biến than đồng bằng Bắc Bộ, khí hóa và hóa lỏng than, thu hồi và sử dụng tổng hợp tài nguyên.
d. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường
- Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ môi trường ở các cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản.
- Khuyến khích và đẩy mạnh áp dụng các công nghệ sạch, thân thiện môi trường, các giải pháp sản xuất sạch hơn trong khai thác và chế biến khoáng sản.
- Khuyến khích các doanh nghiệp triển khai áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14 000.
- Triển khai có kết quả Chương trình “Phục hồi môi trường ở các vùng khai thác khoáng sản” thuộc Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020.
- Tăng cường các hoạt động tập huấn, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.
- Tăng cường công tác quan trắc, báo cáo hiện trạng môi trường.
II. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các giải pháp
a. Nhóm giải pháp về đầu tư trang thiết bị, công nghệ tiên tiến
- Xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch thay thế, nâng cấp, đổi mới công nghệ và thiết bị ở các Tập đoàn, Tổng công ty và Công ty khai thác và chế biến khoáng sản.
- Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế chuyển giao, ứng dụng công nghệ phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công nghệ.
b. Nhóm giải pháp về thúc đẩy hoạt động nghiên cứu kế hoạch và công nghệ, hợp tác quốc tế và đào tạo nguồn nhân lực
- Nâng cao năng lực và vai trò của bộ phận quản lý công nghệ của các doanh nghiệp trong việc tư vấn hoạch định, áp dụng và đổi mới công nghệ.
- Tăng cường năng lực về nghiên cứu và phát triển cho các tổ chức khoa học và công nghệ, tạo các cơ chế thông thoáng trong hoạt động chuyển giao công nghệ;
- Đẩy mạnh liên kết giữa viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức tài chính và doanh nghiệp, có sự điều phối, hỗ trợ của nhà nước trong hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.
- Xây dựng và triển khai các Chương trình khoa học và công nghệ chuyên ngành khai thác và chế biến khoáng sản phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công nghệ.
- Tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút nguồn lực và khoa học và công nghệ từ bên ngoài.
- Đào tạo nâng cao trình độ quản lý, trình độ khoa học và công nghệ, nâng cao tay nghề cho các cán bộ quản lý và người lao động trong các doanh nghiệp.
- Hình thành và phát triển thị trường khoa học và công nghệ trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản; hoàn thiện hệ thống pháp luật cần thiết cho thị trường công nghệ vận hành.
c. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách và quản lý nhà nước
- Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp nâng cao năng lực về nghiên cứu và phát triển; quản lý công nghệ; sử dụng có hiệu quả các quỹ phát triển khoa học và công nghệ phục vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ.
- Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm tăng cường sự phối kết hợp các chương trình đổi mới, hiện đại hóa ngành công nghiệp khai khoáng với các chương trình, dự án về chế tạo thiết bị công nghiệp.
- Rà soát, bổ sung, sửa đổi và tuyên truyền nâng cao nhận thức về các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động khoáng sản.
- Củng cố, tăng cường năng lực bộ phận quản lý nhà nước, thanh tra hoạt động khoáng sản từ cấp Trung ương tới địa phương; tăng cường quản lý hoạt động cấp phép khai thác mỏ nhỏ ở địa phương.
- Rà soát sửa đổi, bổ sung và ban hành mới cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ.
- Xây dựng các tiêu chí, định mức đánh giá mức độ đổi mới, hiện đại hóa công nghệ (về tiêu hao nhiên liệu, năng lượng, vật tư, nguyên liệu,…) và cơ chế kiểm tra, đánh giá, giám sát việc tuân thủ các tiêu chí, định mức.
2. Kinh phí thực hiện Đề án
a. Kinh phí thực hiện Đề án được đảm bảo từ các nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn huy động từ các nguồn khác (vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay của các tổ chức tín dụng, tài trợ quốc tế).
Kinh phí để thực hiện các nội dung phục vụ quản lý nhà nước như: rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước; nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ; đào tạo, tuyên truyền nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực; xây dựng các tiêu chí, định mức đánh giá mức độ đổi mới, hiện đại hóa công nghệ, kiểm tra giám sát thực hiện… được bố trí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thông qua các kế hoạch, chương trình hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương.
Kinh phí để thực hiện các chương trình/đề án đổi mới, hiện đại hóa công nghệ cụ thể tại doanh nghiệp được huy động từ các nguồn của doanh nghiệp, nguồn vốn vay, vốn tài trợ của nước ngoài và một phần từ nguồn vốn ngân sách nhà nước để hỗ trợ cho thực hiện đầu tư, đổi mới công nghệ.
b. Hàng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cân đối ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.
3. Tổ chức thực hiện
a. Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Sở Công thương các địa phương chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Đề án “Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2015, tầm nhìn 2025” tại Bộ và địa phương mình. Định kỳ hàng năm Bộ Công thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Đề án.
b. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp các Bộ Công thương, Xây dựng xây dựng và triển khai các Chương trình khoa học và công nghệ, khoa học và công nghệ chuyên ngành khai thác và chế biến khoáng sản phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công nghệ; ban hành các tiêu chí, định mức đánh giá mức độ đổi mới, hiện đại hóa công nghệ (về tiêu hao nhiên liệu, năng lượng, vật tư, nguyên liệu…); rà soát, sửa đổi và kiểm tra giám sát việc thực hiện các định mức, quy trình, quy phạm vận hành trong các lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản thuộc Bộ mình phụ trách.
c. Các doanh nghiệp, trước hết là các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới, hiện đại hóa công nghệ đến năm 2015, định hướng 2025 trong doanh nghiệp mình phù hợp với nội dung của Đề án.
d. Các tổ chức khoa học và công nghệ hoạt động trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản chủ động xây dựng các dự án đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực nghiên cứu; tăng cường gắn kết các hoạt động khoa học và công nghệ với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp để xây dựng và thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu và phát triển, tư vấn, thiết kế, chế tạo thiết bị phục vụ các kế hoạch, chương trình đầu tư đổi mới, hiện đại hóa công nghệ, nắm bắt và làm chủ công nghệ nhập của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản.
đ. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức rà soát, trong phạm vi quyền hạn của mình hoặc trình Chính phủ ban hành bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động khoáng sản; củng cố, tăng cường năng lực bộ phận quản lý nhà nước, thanh tra hoạt động khoáng sản ở cấp Trung ương.
e. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương củng cố, tăng cường năng lực bộ phận quản lý nhà nước, thanh tra hoạt động khoáng sản tại địa phương; tăng cường quản lý hoạt động cấp phép khai thác mỏ nhỏ ở địa phương.
g. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp các Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng soạn thảo, trình Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp nghiên cứu, đầu tư đổi mới công nghệ, nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, phát triển thị trường khoa học và công nghệ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
THỦ TƯỚNG |
PHỤ LỤC
CÁC DỰ ÁN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN SỬ DỤNG KINH PHÍ TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 159/2008/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ)
Dự án 1: Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm về công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản
- Cơ quan chủ trì: Bộ Công thương.
- Cơ quan phối hợp: các Bộ Khoa học và Công nghệ, Xây dựng và một số Bộ, ngành khác có liên quan.
- Thời gian thực hiện: 2008 - 2012.
Dự án 2: Đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực nghiên cứu của các tổ chức khoa học và công nghệ trong ngành khai thác và chế biến khoáng sản.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Công thương.
- Cơ quan phối hợp: các Bộ Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Tập đoàn, Tổng công ty và Viện nghiên cứu có liên quan.
- Thời gian thực hiện: 2008 - 2012.
Dự án 3: Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp khai khoáng
- Cơ quan chủ trì: Bộ Công thương
- Cơ quan phối hợp: các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Xây dựng, các Tập đoàn, Tổng công ty, các Trường đào tạo chuyên ngành khai thác và chế biến khoáng sản.
- Thời gian thực hiện: 2008 - 2012.
Dự án 4: Xây dựng và ban hành các tiêu chí, định mức đánh giá mức độ đổi mới, hiện đại hóa công nghệ (về tiêu hao nhiên liệu, năng lượng, vật tư, nguyên liệu…); rà soát, sửa đổi và kiểm tra giám sát việc thực hiện các định mức, quy trình, quy phạm vận hành trong các lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Cơ quan phối hợp: các Bộ Công thương, Xây dựng và một số Bộ, ngành khác có liên quan;
- Thời gian thực hiện: 2008 - 2012.
Dự án 5: Rà soát, sửa đổi và xây dựng bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động khoáng sản.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Công thương, Xây dựng; Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương các địa phương.
- Thời gian thực hiện: 2008 - 2010.
Dự án 6: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về khoáng sản ở các cấp
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Cơ quan phối hợp: Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương các địa phương.
- Thời gian thực hiện: 2008 - 2010.
Dự án 7: Rà soát, sửa đổi và xây dựng bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế, chính sách hỗ trợ và khuyến khích nghiên cứu, đầu tư đổi mới công nghệ, nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính
- Cơ quan phối hợp: Các Bộ Khoa học và Công nghệ, Công thương, Xây dựng và một số Bộ, ngành khác có liên quan.
- Thời gian thực hiện: 2008 - 2010.
THE PRIME MINISTER |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 159/2008/QD-TTg |
Hanoi, December 04, 2008 |
APPROVING THE SCHEME ON TECHNOLOGY RENEWAL AND MODERNIZATION IN MINING INDUSTRY UP TO 2015 WITH A VISION TO 2025
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government:
At the proposal of the Minister of Industry and Trade,
DECIDES:
Article 1. - To approve the Scheme technology renewal and modernization in mining industry up to 2015 with a vision to 2025 with the following principal contents:
I. VIEWPOINTS, OBJECTIVES AND CONTENTS OF TECHNOLOGY RENEWALAND MODERNIZATION
1. Viewpoints of technology renewal and modernization
a/ Technology renewal and modernization must be based on the practical conditions of each mine, make full use of existing capacity to meet the requirements of raising production efficiency, and pay due attention to the integrated and thorough use of mineral resources.
b/ Priority will be given to selecting new equipment and technologies toward clean production to satisfy the criteria of high productivity, conservation of raw materials, fuel and energy, and eco-environmental safety and friendliness. To attach importance to, and step up, the application of cleaner production solutions in order to raise production efficiency while minimizing environmental pollution.
c/ To apply right from the beginning modern technologies of high mechanization and automation to new large-sized mines; to maximize mechanization at production stages and apply rational mining and processing systems in order to minimize natural resource waste and environmental pollution for new medium- and small-sized mines.
d/ For operating mines and sorting and processing factories, depending on their practical conditions, to improve and renew their technologies through gradually replacing old equipment with advanced one and rationally renewing technologies. To enhance the application of information technology and improve managerial capacity, professional qualifications and skills, to increase mechanization for reducing manual labor at production stages at small-sized mines and sorting workshops; to increase automation at mines and sorting factories.
e/ To associate the full promotion of internal resources with international cooperation for technology renewal and modernization.
2. Objectives of technology renewal and modernization
a/ General objectives
To strive to turn mining into an industry reaching the regional technological level by 2015 and international level by 2025. By 2015, Vietnams mining industry will have professionally capable managers and technically skilled workers, ensure labor safety, satisfy environmental standards for post-mining environmental restoration, and be linked with deep processing to create high added value, and highly mechanized and automated production technologies. Science and technology will play an important role in raising production and business efficiency and competitiveness enterprises and ensuring labor safety and environmental protection.
b/ Specific objectives
- Open-pit mining technologies: To strive for the target that production stages will be mechanized up to the regional level by 2015 and international level by 2025; information technology will be widely applied to production, business and natural resource management at big mines. For medium- and small-sized mines, to strive to mechanize mining to a reasonable extent depending on the specific conditions of each mine, minimize manual labor and attached importance to environmental protection and full extraction and use of natural resources.
- Underground mining technologies: To strive to synchronously mechanize mining at mines with favorable conditions and mechanize mining to the utmost at mines with unfavorable conditions. To put an end to manual mining which fails to ensure labor safety, wastes natural resources and deteriorates the environment.
- Mineral sorting technologies: To apply world advanced technologies in large sorting factories; to mechanize sorting to the utmost when conditions permit, proceeding to no longer employ manual laborers at medium- and small-sized sorting workshops; to increase the recovery of principal useful minerals and full extraction of accompanied useful minerals for the integrated and economical use of natural resources and reduction of waste of natural resources in tailings; to restrict the use of hazardous and polluting collectors.
- Oil and gas extraction and processing technologies: To strive to reach the world advanced technological level in order to rationally, efficiently and economically extract and use domestic oil and gas resources; to actively expand overseas oil and gas activities and soon put into operation newly discovered oil and gas fields.
- To further develop scientific and technological potential for reaching the regional advanced level by 2015 and international level by 2025. To build the mining industry's staff and workers who are both qualitatively and quantitatively strong to administer the industry's activities for achieving the set objectives.
3. Contents of renewal and modernization of the mining industry
a/ Renewal and modernization of technological processes and equipment
- Up to 2015
+ Open-pit mining
* Spread mineral mining: To replace technologies of mining by shovels and transportation by automobiles in places with appropriate conditions with hydraulic mining in combination with shovels and transportation by sand pumps.
* Drilling-blasting-soil/rock loosening:
To apply advanced soil/rock-breaking technologies such as soil/rock loosening machines or heavy-duty shovels with bucket teeth for shoveling soil and rock at mines with appropriate conditions in order to minimize blasting and at environmental pollution.
To apply new technologies for raising blasting efficiency: To quickly identify characteristics of mine rock blocks and automatically design drilling and blasting guidelines, blasting technologies applicable at submerged boreholes or large mining benches, vibration-reducing blasting technologies; to replace old rotary drilling equipment (of the former Soviet Union) with hydraulic rotary percussive drilling equipment.
To replace blasting technologies for breaking oversized rocks with technologies using hydraulic hammers in order to minimize environmental pollution.
* Excavation and transportation:
To get rid of manual mining and excavation technologies and replace trolley tramcars with automobiles of a tonnage suitable to mines' conditions.
To step by step replace old electric shovels and cable-pulled bucket-handle shovels with hydraulic shovels (shovels with front or rear loader buckets) with an appropriate capacity of bucket, flexible shoveling orbit and high selectivity.
To apply systems of endless conveyance by conveyor belts, pipelines, automobiles in combination with conveyor belts or automobiles in combination with hoists at mines with appropriate conditions.
* Excavation and pit wall stabilization:
To apply mining technologies with high working beaches together with using heavy-duty equipment in order to in crease labor productivity and mining output and reduce product costs.
To apply mining technologies with high slope of working walls in mine areas with appropriate conditions.
To apply appropriate solutions for increasing the stability of pit walls (using appropriate shapes of pit walls, de-pressurization drilling, smooth-wall blasting using small boreholes, rock block reinforcement by anchoring methods, etc.).
* To step by step replace and discard obsolete equipment and technologies; to invest in heavy-duty equipment at large-scale open-pit mines.
* To apply rational waste-discarding technologies in areas where there are underground minerals to be extracted.
+ Underground mining
* To improve and apply road-heading technologies by drilling and blasting methods through investing in synchronous drilling, excavation and transportation equipment, using rational blasting guidelines and organizing scientific working activities in order to speed up road-heading and develop pit propping by anchors, shotcrete or anchors in combination with shotcrete; to increase the use of hydraulic supports, mechanize and synchronize road-heading chains with the application of drilling and blasting methods with drilling, excavation and transportation equipment.
* To develop technologies of pit propping with reinforced anchors under different geo-technical conditions; to develop the application of technologies of rock-pit propping with anchors, anchors in combination with shotcrete or shotcrete at rock headings.
* To apply mine rock-block reinforcement technologies for road-heading processes in areas with complicated geological conditions.
* To automate air ventilation, mine gas control, transportation and loading/unloading, water drainage, electricity supply, etc.
* Technologies of coal longwall mining: To mechanize coal stoping with stoping road-headers, coal planers in association with hydraulic supports (hydraulic single props and hydraulic stands), and self-propelled support rigs at headings.
* To develop stoping mechanization technologies in shortwall faces, use self-propelled support rigs with coal roof-support structure, blasting in long boreholes and road-heading machines according to flat- and horizontal-inclined layering technological plans applicable to steep and thick seams.
* To replace obsolete and low-efficiency equipment at drilling, road-heading, excavation and transportation stages with advanced and more efficient equipment.
* To apply underground coal gasification technologies for mining coal in the RedRiver basin.
+ Screening and sorting technologies
* To renovate and improve technologies and add equipment to existing sorting chains through using high-performance, energy-efficient and easy-to-adjust equipment (new-generation magnetic sorters using rare earth magnet, buddles, multi-direction magnetic and gravity sorters, etc.); to use computers for monitoring and adjusting production processes.
* To renew and widely apply measurement, controlling and automation equipment in sorting factories in order to improve and stabilize econo-technical norms: equipment for identifying the weight of input ores; equipment for identifying the concentration of mud at the stages of flotation, condensation tanks; automatic sampling devices; automatic equipment for measuring and supplying collectors; equipment for chemical analysis; and equipment for measuring the humidity of refined ores.
* To furnish new, add or replace high-pressure filler, devolved vortex and water vortex equipment in sorting factories in order to raise the efficiency of systems for treating water mud and sorting fine particles, improve the use of re-cycled water and environmental treatment at sorting factories.
* To develop low-quality coal and ore sorting technologies and technologies using sorting factories' wastes for producing construction materials and thoroughly using natural resources.
* To renew and use at flotation factories new-generation flotation collectors which are highly active, selective and less polluting.
* To research and select appropriate technologies and collectors for sorting apatite base ores (of grades II and IV) in order to make full use of natural resources.
* To renovate and improve sorting technological processes for increasing the actual rate of recovery of principal useful minerals and the efficiency of sorting fine particles, the recovery of accompanied useful elements, and the integrated and economical use of natural resources.
* To improve loosening and desilting technologies for raising the rate of recovery of useful minerals and reducing losses of natural resources in sorting clay-containing mineral sand ores, such as tin, chromite, etc.
+ Oil and gas extraction and processing
* To select appropriate drilling and extraction technologies, paying attention to technologies of drilling small well bodies, lateral driling under balanced pressure. To apply and develop mining technologies under complicated geological conditions such as cracked foundations, high pressure and temperature, CO2 containing mines; to apply shaft and pithead technologies, suitable to Vietnamese paraffin-containing oil, CO2-containing gas, etc., secondary and three-level extraction technologies for increasing oil recovery and maintaining well output.
* Collection, transportation, storage, disposal, use, processing and distribution of oil and gas products: To attach importance to crude oil processing, petro-chemistry, gas treatment and use, and waste treatment technologies, preventing incidents, ensuring safety and protecting the environment.
- After 2015
+ To expand the application of technologies, for raising the blasting efficiency and smooth-wall blasting technologies in order to protect pit walls.
+ To develop technologies of soil and rock breaking and stoping by mechanical methods; reduce the drilling and blasting volume (combine milling-cutting machines, crawler hoeing machines with front leveling blades and rear hoeing parts, hydraulic rams for directly breaking soil and rock, etc.).
+ To apply deep extraction technologies and extraction technologies with highs slope of working walls at mines with appropriate conditions.
+ To develop technologies for synchronously mechanizing the extraction chain through using road-headers and conduct drilling and blasting operations with modem drilling-excavation-transportation equipment.
+ To widely apply systems of endless conveyance by conveyor belts, automobiles in combination with conveyor belts or automobiles in combination with hoists at open-pit mines.
+ To use heavy-duty and modern equipment; to replace cyclically operated equipment with continuously operated equipment, such as multiple bucket shovels, conveyor belts, and continuous rock excavation equipment at mines with appropriate conditions.
+ To develop discharge and water drainage technologies for deep extraction; to rationally discharge water in areas where there are minerals to be extracted.
+ To select appropriate technologies and collectors for sorting apatite base ores (of grades II and IV) in order to make full use of natural resources.
+ To maintain renovating and improving existing sorting technological processes for increasing the actual rate of recovery of principal useful minerals, especially those of fine particles, full recovery of accompanied useful elements, integrated and economical use of natural resources.
+ To develop microbiological technologies for treating more efficiently hard-to-sort ores, and mixing-separation technologies in order to reduce production costs, process base ores and thoroughly and economically use natural resources.
+ To select and develop rational technologies for mining coal in the northern delta region with complicated mining-geological conditions.
+ To develop computerization and automation in prospecting, extraction, collection, transportation, processing, distribution and use of oil and gas products.
b/ Renewing, and raising the effectiveness of, production and business management and administration
- Up to 2015
+ To build and update database management systems for natural resource management and rational mining planning.
+ To promote the application of information technology achievements and the Geographical Information System (GIS) to production and business management and administration and natural resource management.
+ To improve and renovate organization and production management and administration modes toward streamlining, effectiveness, fewer management levels and increased autonomy and accountability of units.
+ To apply the quality management system according to ISO 9000.
+ All state mining companies will switch to operate under the Enterprise Law. Enterprises in which the State needs not to hold 100% of their capital should be transformed into joint-stock companies to attract investor capital and apply appropriate management models.
+ To renew and formulate policies, regulatory documents and mechanisms equally applicable to mining enterprises towards modernization.
+ To provide training for improving skills of workers and technicians so that they can receive, grasp and master modern technologies, meeting the industry’s demands.
- After 2015
+ To keep updating database management systems for natural resource management and rational mining planning.
+ To further apply information technology achievements and the GIS to production and business management and administration and natural resource management.
+ To organize training and retraining for managerial staff and laborers.
c/ Renewal of scientific and technological activities.
- Up to 2015
+ To increase material foundations, research equipment and laboratories for the mining industry’s science and technology institutions and consultancy organizations to carry out research, designing, technology development and manufacture of new products.
+ To maintain and efficiently use scientific and technological funds; to raise the capacity of independent scientific and technological organizations and research and development sections in business groups, corporations and companies.
+ To increase investment in scientific and technological activities through state, ministerial, and business group/corporation-level key scientific and technological programs.
+ To intensify activities of researching, receiving and mastering new technologies; to research and develop schemes to renew and improve existing technologies.
+ To increase links between research institutes, universities and production enterprises in proposing, developing and applying research outcomes to production.
+ To utilize to the utmost domestic resources on the basis of intensifying cooperation with organizations and scientists in the areas of training, research, information exchange, application and transfer of new technologies.
+ To actively attract foreign investment and international cooperation in the areas of training, research, information exchange, application and transfer of new technologies for mineral extraction and processing.
- After 2015
+ To maintain and efficiently use scientific and technological funds of business groups, corporations and companies.
+ To further raise the capacity of scientific and technological organizations and research and development sections in business groups, corporations and companies.
+ To maintain links between research institutes, universities and enterprises in scientific and technological activities for the mining industry development.
+ To research and manufacture technological equipment for mining operations, such as hydraulic supports, self-propelled support rigs, longwall mining scrapers, conveyor equipment and shovels, to substitute imported ones.
+ To further intensify international cooperation in the areas of training, research, information exchange, application and transfer of new technologies, especially in the research of technologies for mining and processing coal in the northern delta region, coal gasification and liquefaction, recovery and integrated use of natural resources.
d/ Promotion of environmental protection
- To enhance environmental management and protection at mineral extraction and processing establishments.
- To encourage and step up the application of clean and environmentally friendly technologies and cleaner production solutions to mineral extraction and processing.
- To encourage enterprises to apply the environmental managements system according to ISO 14000.
- To successfully implement the program on environmental restoration in mining areas under the national environmental protection strategy up to 2010 with a vision toward 2020.
- To intensify training activities to raise public awareness about environmental protection.
- To enhance environmental status observation and reporting.
II. SOLUTIONS, ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. Solutions
a/ Group of solutions concerning investment in advanced equipment and technologies
- To formulate and implement programs and plans to replace, upgrade and renew technologies and equipment in business groups, corporations and companies engaged in mineral extraction and processing.
- To encourage and support enterprises, organizations and individuals of all economic sectors to transfer and apply technologies for technology renewal and modernization.
b/ Group of solutions to promote scientific and technological research, international cooperation and human resource training activities
- To raise the capacity and role of enterprises' technology management sections in planning consultancy, and technology application and renewal.
- To raise the research and development capacity of scientific and technological organizations, and create flexible mechanisms for technology transfer activities.
- To strengthen links between research institutes, universities, financial institutions and enterprises, with the State's coordination and support of enterprises' technology renewal activities.
- To formulate and implement scientific and technological programs specialized in mineral extraction and processing for technology renewal and modernization.
- To intensify international cooperation to attract external resources and science and technology from foreign countries.
- To provide training for improving managerial, scientific and technological qualifications and job skills for managers and laborers in enterprises.
- To form and develop a science and technology market in mineral extraction and processing; to improve the legal system necessary for the operation of the technology market.
c/ Group of solutions concerning mechanisms, policies and state management
- To formulate mechanisms and policies to support and encourage enterprises to raise their research and development and technology management capacity; to efficiently use scientific and technological development funds for technology research, development and application.
- To formulate mechanisms and policies to improve the coordination and combination of programs on renewal and modernization of the mining industry with programs and projects on manufacture of industrial equipment.
- To review, supplement and amend, and conduct propaganda for raising public awareness about, legal documents on management of mineral activities.
- To consolidate and enhance the capacity of mineral state management bodies and inspectorates from the central to local level; to strictly manage licensing of the mining at local small mines.
- To review, amend, supplement or promulgate mechanisms and policies to encourage and support enterprises to invest in technology renewal.
- To formulate criteria and norms for the appraisal of technology renewal and modernization (regarding consumption of fuel, energy, supplies and raw material) and mechanisms for the inspection, assessment and supervision of the compliance with criteria and norms.
2. Funds for the Scheme implementation
a/ Funds for the Scheme implementation will come from the state budget and other sources of capital (own capital of enterprises, loans of credit institutions and international financial supports).
Funds for the implementation of state management-related activities, such as review and finalization of documents on state management; raising of scientific and technological research capacity; formulation of mechanisms and policies to promote and support technology transfer and renewal; training and public information for awareness raising and capacity building; formulation of criteria and norms for the assessment of the extent of technology renewal and modernization, and inspection and supervision of the compliance with those criteria and norms, will be allocated from the state budget under annual plans and programs of ministries, branches and localities.
Funds for the implementation of specific programs and schemes on technology renewal and modernization at enterprises will come from enterprises own capital, loans, foreign financial supports, and state budget supports for technology investment and renewal.
b/ Annually, the Ministry of Science and Technology, the Ministry of Finance, the Ministry of and Investment and provincial-level Peoples Committees shall allocate budget funds for the performance of the Scheme's tasks.
3. Organization of implementation
a/ The Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Construction and provincial-level Industry and Trade Services shall guide, direct, inspect and supervise the implementation of the Scheme on renewal and modernization of mining technologies up to 2015 with a vision to 2025 in their ministries and localities. Annually, the Ministry of Industry and Trade shall report on the Scheme implementation to the Prime Minister.
b/ The Ministry of science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Construction in, formulating and implementing scientific and technological programs specialized in mineral extraction and processing for technology renewal and modernization; promulgating criteria and norms for the appraisal of technology renewal and modernization (regarding consumption of fuel, energy, supplies and raw materials); reviewing, amending, inspecting and supervising the compliance with, operation norms, processes and regulations in mineral extraction and processing activities under their management.
c/ Enterprises, first of all state groups and corporations engaged in mineral extraction and processing, shall formulate and implement their roadmaps for technology renewal and modernization up to 2015 and orientations to 2025 in compliance with the Scheme's contents.
d/ Scientific and technological organizations operating in the area of mineral extraction and processing shall take the initiative in formulating projects on intensive investment and research capacity building; closely link their scientific and technological activities with enterprises' actual demands in the formulation and implementation of programs and schemes on research and development, consultancy, designing and equipment manufacture to assist enterprises in implementing their mineral extraction and processing investment plans and programs on technology renewal and modernization, master of imported technologies.
e/ The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, reviewing according to their powers, or submitting to the Government for promulgation or amendment legal documents on management of mineral activities; consolidating and raising the capacity of mineral state management bodies and inspectorates at the central level.
f/ Provincial-level Committees shall direct provincial-level Natural Resources and Environment Services and Industry and Trade Services in consolidating and enhancing the capacity of mineral state management sections and inspectorates in their localities; and strictly manage the licensing of mining at local small-sized mines.
g/ The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Science and Technology, the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Construction in, elaborating and submitting to the Government for promulgation appropriate mechanisms and policies to support and encourage enterprises to research, invest in technology renewal, receive advanced technologies transferred and develop the science and technology market.
Article 2.
- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
Article 3.
- Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial-level People's Committees shall implement this Decision.
|
|
PRIME MINISTER |
APPENDIX
STATE BUDGET-FUNDED PROJECTS FOR THE SCHEME IMPLEMENTATION
(To the Prime Ministers Decision No. 159/2008/QD-TTg dated December 4, 2008)
Key scientific and technological program on mineral extraction and processing technologies
- Responsible agency: Ministry of Industry and Trade.
- Coordinating agencies: Ministry of Science and Technology, Ministry of Construction and concerned ministries and branches.
- Implementation duration: 2008- 2012.
Project 2: Intensive investment and raising the research capacity of scientific and technological organizations operating in the mineral extraction and processing industry.
Intensive investment and raising the research capacity of scientific and technological organizations operating in the mineral extraction and processing industry.
- Responsible agency: Ministry of Industry and Trade.
- Coordinating agencies: Ministry of Construction, Ministry of Science and Technology and concerned business groups, corporations and research institutes.
- Implementation duration: 2008-2012.
Project 3: Training human resources for sustainable development of the mining industry
Training human resources for sustainable development of the mining industry
- Responsible agency: Ministry of Industry and Trade.
- Coordinating agencies: Ministry of Education and Training, Ministry of Construction, business groups, corporations, and training schools specialized in mineral extraction and processing.
- Implementation duration: 2008-2012.
Project 4: Formulation and promulgation of criteria and norms for the assessment of the extent of technology renewal and modernization (regarding consumption of fuel, energy, supplies and raw materials); review, amendment, and inspection and supervision of the compliance with, operation norms, processes and regulations in mineral extraction and processing.
Formulation and promulgation of criteria and norms for the assessment of the extent of technology renewal and modernization (regarding consumption of fuel, energy, supplies and raw materials); review, amendment, and inspection and supervision of the compliance with, operation norms, processes and regulations in mineral extraction and processing.
- Responsible agency: Ministry of Science and Technology.
- Coordinating agencies: Ministry of Industry and Trade, Ministry of Construction and concerned ministries and branches.
- Implementation duration: 2008-2012.
Project 5: Review, amendment and elaboration of legal documents on management of mineral activities.
Review, amendment and elaboration of legal documents on management of mineral activities.
- Responsible agency: Ministry of Natural Resources and Environment.
- Coordinating agencies: Ministry of Industry and Trade, Ministry of Construction, Vietnam Geology and Mineral Department, and provincial-level Natural Resources and Environment Services and Industry and Trade Services.
- Implementation duration: 2008-2010.
Project 6: Raising the capacity of mineral state management bodies at all levels
Raising the capacity of mineral state management bodies at all levels
- Responsible agency: Ministry of Natural Resources and Environment.
- Coordinating agencies: Vietnam Geology and Mineral Department and provincial-level Natural Resources and Environment Services and Industry and Trade Services.
- Implementation duration: 2008-2010.
Project 7: Review, amendment and elaboration of legal documents on mechanisms and policies to support and promote research, investment in technology renewal, receipt of advanced technologies transferred, and setting up of scientific and technological development funds.
Review, amendment and elaboration of legal documents on mechanisms and policies to support and promote research, investment in technology renewal, receipt of advanced technologies transferred, and setting up of scientific and technological development funds.
- Responsible agency: Ministry of Finance.
- Coordinating agencies: Ministry of Science and Technology, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Construction and concerned ministries and branches.
- Implementation duration: 2008-2010.
Project 1: Key scientific and technological program on mineral extraction and processing technologies
DECISION
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây