Pháp lệnh về thủ tục bắt giữ tàu bay năm 2010

thuộc tính Pháp lệnh về thủ tục bắt giữ tàu bay 2010

Pháp lệnh 11/2010/UBTVQH12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thủ tục bắt giữ tàu bay
Cơ quan ban hành: Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:11/2010/UBTVQH12
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Pháp lệnh
Người ký:Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành:16/03/2010
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách, Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

PHÁP LỆNH

THỦ TỤC BẮT GIỮ TÀU BAY

CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 11/2010/UBTVQH12
NGÀY 16 THÁNG 3 NĂM 2010

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Căn cứ Nghị quyết số 11/2007/QH12 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XII (2007 - 2011) và năm 2008;

Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay.

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Pháp lệnh này quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục bắt giữ tàu bay tại cảng hàng không, sân bay để bảo đảm lợi ích của chủ nợ, chủ sở hữu, người thứ ba ở mặt đất bị thiệt hại hoặc người khác có quyền, lợi ích đối với tàu bay (sau đây gọi chung là người có quyền, lợi ích đối với tàu bay) hoặc để thi hành án dân sự và thẩm quyền, trình tự, thủ tục thả tàu bay đang bị bắt giữ.
2. Pháp lệnh này không áp dụng đối với tàu bay công vụ, trừ trường hợp tàu bay công vụ được dùng vào mục đích dân dụng.
 Điều 2. Đối tượng áp dụng
Pháp lệnh này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến bắt giữ tàu bay.
 Điều 3. Thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu bay
Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) nơi có cảng hàng không, sân bay mà tàu bay bị yêu cầu bắt giữ hạ cánh có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu bay.
 Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bắt giữ tàu bay là việc không cho phép tàu bay di chuyển khỏi cảng hàng không, sân bay bằng quyết định của Tòa án.
2. Người khác có quyền, lợi ích đối với tàu bay là người cho thuê tàu bay, người khai thác tàu bay hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đối với tàu bay theo quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam nhưng không phải là chủ nợ, chủ sở hữu, người thứ ba ở mặt đất bị thiệt hại.
3. Tàu bay đã sẵn sàng cất cánh là tàu bay đã có lệnh được phép cất cánh của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu.
4. Tàu bay có yếu tố nước ngoài là tàu bay thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài; tàu bay thuộc sở hữu chung trong đó có ít nhất một chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tàu bay mang quốc tịch nước ngoài.
 Điều 5. Trách nhiệm do bắt giữ tàu bay, yêu cầu bắt giữ tàu bay không đúng
1. Người yêu cầu bắt giữ tàu bay phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình; trường hợp yêu cầu bắt giữ tàu bay không đúng mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Thiệt hại xảy ra do hậu quả của việc yêu cầu bắt giữ tàu bay không đúng do các bên tự thoả thuận giải quyết; trường hợp không thoả thuận được và có tranh chấp thì có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài giải quyết theo quy định của pháp luật.
3. Tòa án quyết định bắt giữ tàu bay, không bắt giữ tàu bay, thả tàu bay, không thả tàu bay không đúng mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
 Điều 6. Biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu bay
1. Người yêu cầu bắt giữ tàu bay phải thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính, trừ trường hợp yêu cầu bắt giữ tàu bay để thi hành án được quy định tại khoản 1 Điều 32 của Pháp lệnh này theo một hoặc cả hai hình thức sau đây:
a) Nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
b) Gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá theo quyết định của Tòa án vào tài khoản phong toả tại ngân hàng nơi có trụ sở của Tòa án có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu bay trong thời hạn chậm nhất là 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được quyết định.
Trường hợp thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính vào ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày lễ thì tài sản bảo đảm được tạm gửi giữ tại Tòa án; Tòa án chỉ nhận khoản tiền hoặc giấy tờ có giá và tiến hành niêm phong, bảo quản. Vào ngày làm việc tiếp theo, người yêu cầu bắt giữ tàu bay phải gửi ngay tài sản đó vào ngân hàng dưới sự giám sát của Tòa án.
2. Giá trị bảo đảm tài chính do Tòa án ấn định tương đương với thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc yêu cầu bắt giữ tàu bay.
3. Khi quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ, Thẩm phán phải xem xét, xử lý biện pháp bảo đảm tài chính mà người yêu cầu bắt giữ tàu bay đã thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Tùy từng trường hợp cụ thể mà Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên biện pháp bảo đảm tài chính, nếu xét thấy yêu cầu bắt giữ tàu bay không đúng và giá trị bảo đảm tài chính có thể đủ hoặc chưa đủ để bồi thường thiệt hại;
b) Trả lại một phần giá trị bảo đảm tài chính, nếu xét thấy yêu cầu bắt giữ tàu bay không đúng và giá trị bảo đảm tài chính vượt quá trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại;
c) Trả lại toàn bộ giá trị bảo đảm tài chính, nếu xét thấy yêu cầu bắt giữ tàu bay là đúng.
 Điều 7. Lệ phí bắt giữ tàu bay
1. Người yêu cầu bắt giữ tàu bay phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
2. Lệ phí bắt giữ tàu bay được nộp cho Tòa án có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu bay quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh này trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm Tòa án có yêu cầu nộp lệ phí.
 Điều 8. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc bắt giữ tàu bay
Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc bắt giữ tàu bay; thực hiện quyền kiến nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm việc bắt giữ tàu bay kịp thời, đúng pháp luật.
 Điều 9. Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay hoặc thả tàu bay đang bị bắt giữ
1. Kèm theo đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay hoặc thả tàu bay đang bị bắt giữ phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu bắt giữ tàu bay hoặc thả tàu bay đang bị bắt giữ là có căn cứ, hợp pháp.
2. Trường hợp tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu bắt giữ tàu bay hoặc thả tàu bay đang bị bắt giữ bằng tiếng nước ngoài thì phải gửi kèm theo bản dịch sang tiếng Việt và được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với tài liệu, giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài lập, cấp, xác nhận theo pháp luật nước ngoài thì phải được hợp pháp hoá lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc được chuyển qua đường ngoại giao theo thông lệ quốc tế.
Điều 10. Thi hành quyết định bắt giữ tàu bay, quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ, quyết định hủy quyết định bắt giữ tàu bay, quyết định hủy quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ
1. Ngay sau khi ra quyết định bắt giữ tàu bay, quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ, quyết định hủy quyết định bắt giữ tàu bay hoặc quyết định hủy quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ, Chánh án Tòa án phân công một cán bộ Tòa án thực hiện việc giao quyết định.
2. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ thời điểm ban hành quyết định bắt giữ tàu bay hoặc quyết định thả tàu bay, cán bộ Tòa án đến cảng hàng không, sân bay giao quyết định cho Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không nơi tàu bay bị yêu cầu bắt giữ. Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không thực hiện quyết định bắt giữ tàu bay hoặc quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cán bộ Tòa án không thể đến được cảng hàng không, sân bay thì quyết định có thể được gửi qua fax hoặc thư điện tử (e-mail) theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp thời hạn bắt giữ tàu bay theo quyết định của Tòa án đã hết hoặc quyết định bắt giữ tàu bay bị hủy, Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không phải thực hiện việc thả tàu bay.
4. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm phối hợp thực hiện quyết định bắt giữ tàu bay khi có yêu cầu của Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không.
5. Không thực hiện việc bắt giữ tàu bay trong trường hợp tàu bay đã sẵn sàng cất cánh.
6. Trong thời gian tàu bay bị bắt giữ, chủ sở hữu tàu bay, người thuê tàu bay, người khai thác tàu bay có trách nhiệm thanh toán các chi phí phát sinh tại cảng hàng không, sân bay; người vận chuyển, người khai thác tàu bay vẫn phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đã cam kết.
Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không cho phép tàu bay rời cảng hàng không, sân bay sau khi các chi phí phát sinh liên quan đến việc bắt giữ tàu bay tại cảng hàng không, sân bay đã được thanh toán.
7. Chính phủ quy định việc thực hiện quyết định của Tòa án quy định tại khoản 2 Điều này; việc xử lý đối với tàu bay trong trường hợp chủ sở hữu tàu bay bỏ tàu bay, bán đấu giá tàu bay đang bị bắt giữ.
 Điều 11. Thông báo việc thực hiện quyết định bắt giữ tàu bay, quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ, quyết định hủy quyết định bắt giữ tàu bay, quyết định hủy quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ

Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Tòa án, Cục hàng không Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tại cảng hàng không, sân bay biết về việc thực hiện các quyết định quy định tại khoản 1 Điều 10 của Pháp lệnh này.
Trường hợp bắt giữ tàu bay để thi hành án, sau khi nhận được thông báo của Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không, Toà án có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan thi hành án dân sự biết.
 Điều 12. Trách nhiệm cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
Cục hàng không Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân các thông tin cần thiết về tàu bay khi có yêu cầu làm căn cứ cho việc đề nghị Tòa án có thẩm quyền ra quyết định bắt giữ tàu bay.
CHƯƠNG II
THỦ TỤC BẮT GIỮ TÀU BAY, THẢ TÀU BAY ĐANG BỊ BẮT GIỮ VÀ BẮT GIỮ LẠI TÀU BAY THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI CÓ QUYỀN, LỢI ÍCH ĐỐI VỚI TÀU BAY
Điều 13. Các trường hợp bắt giữ tàu bay theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay
1. Bắt giữ tàu bay theo yêu cầu của chủ sở hữu tàu bay. Trường hợp tàu bay là tài sản của nhiều chủ sở hữu thì người yêu cầu bắt giữ tàu bay phải được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các đồng chủ sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Bắt giữ tàu bay theo yêu cầu của chủ nợ trong trường hợp tàu bay là tài sản bảo đảm cho khoản nợ của chủ nợ và khoản nợ đó không được thanh toán đúng thời hạn theo thỏa thuận.
3. Bắt giữ tàu bay theo yêu cầu của người thứ ba ở mặt đất bị thiệt hại do tàu bay đang bay gây ra và người bị thiệt hại chưa được bồi thường tại thời điểm yêu cầu bắt giữ. Tàu bay bị bắt giữ là tàu bay gây ra thiệt hại hoặc tàu bay thuộc sở hữu của người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
4. Bắt giữ tàu bay theo yêu cầu của người khác có quyền, lợi ích liên quan đối với tàu bay.
Điều 14. Thời hạn bắt giữ tàu bay theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay
1. Thời hạn bắt giữ tàu bay theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay không quá 30 ngày, kể từ ngày tàu bay bị bắt giữ.
2. Thời hạn bắt giữ tàu bay quy định tại khoản 1 Điều này không phụ thuộc vào việc người yêu cầu bắt giữ tàu bay khởi kiện hay không khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền.
 Điều 15. Đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay
1. Người yêu cầu bắt giữ tàu bay phải làm đơn yêu cầu. Đơn yêu cầu phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;
b) Tên Tòa án nhận đơn yêu cầu;
c) Tên, địa chỉ và quốc tịch của người yêu cầu bắt giữ tàu bay;
d) Cảng hàng không, sân bay nơi tàu bay hạ cánh;
đ) Quốc tịch, số hiệu đăng ký, kiểu loại tàu bay và các đặc điểm khác của tàu bay bị yêu cầu bắt giữ;
e) Tên, địa chỉ và quốc tịch của chủ sở hữu tàu bay, người thuê tàu bay, người khai thác tàu bay;
g) Lý do yêu cầu bắt giữ tàu bay;
h) Dự kiến thiệt hại, chi phí có thể phát sinh do việc bắt giữ tàu bay;
i) Thời hạn yêu cầu bắt giữ tàu bay.
2. Trường hợp người yêu cầu bắt giữ tàu bay không biết chính xác, đầy đủ các nội dung quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều này thì ghi những gì mà mình biết có liên quan đến những vấn đề đó.
 Điều 16. Gửi đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay và các tài liệu, chứng cứ kèm theo của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay
Người yêu cầu bắt giữ tàu bay gửi đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay kèm theo tài liệu, chứng cứ cho Tòa án nơi có cảng hàng không, sân bay mà tàu bay bị yêu cầu bắt giữ hạ cánh.
Đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay có thể được gửi trước thời điểm tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay. Trong trường hợp này, phải gửi kèm theo lịch trình bay.
 Điều 17. Nhận đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay
Ngay sau khi nhận được đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án ghi vào sổ nhận đơn. Chánh án Tòa án phân công ngay một Thẩm phán giải quyết đơn.
 Điều 18. Xem xét đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay
1. Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Thẩm phán phải xem xét đơn và ra một trong các quyết định sau đây:
a) Thụ lý đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay nếu xét thấy có đủ điều kiện để ra quyết định bắt giữ tàu bay, yêu cầu người nộp đơn thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu bay và nộp lệ phí bắt giữ tàu bay;
b) Trả lại đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay nếu xét thấy không đủ điều kiện để ra quyết định bắt giữ tàu bay hoặc việc giải quyết đơn không thuộc thẩm quyền của Tòa án.
2. Trường hợp quyết định trả lại đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay, Tòa án phải cấp hoặc gửi ngay quyết định đó cùng đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người yêu cầu bắt giữ tàu bay.
Điều 19. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về quyết định trả lại đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay
1. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được quyết định trả lại đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay, người yêu cầu bắt giữ tàu bay có quyền khiếu nại bằng văn bản với Chánh án của Tòa án đã ra quyết định trả lại đơn.
2. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được khiếu nại về quyết định trả lại đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phải xem xét và ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên quyết định trả lại đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay;
b) Hủy quyết định trả lại đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay và nhận lại đơn yêu cầu cùng tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng và được gửi ngay cho người khiếu nại.
 Điều 20. Quyết định bắt giữ tàu bay theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay
1. Thẩm phán ra ngay quyết định bắt giữ tàu bay khi người yêu cầu bắt giữ tàu bay đã thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính, đã nộp lệ phí bắt giữ tàu bay và tàu bay đã hạ cánh xuống cảng hàng không, sân bay.
2. Quyết định bắt giữ tàu bay phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên Tòa án ra quyết định;
c) Tên, địa chỉ và quốc tịch của người yêu cầu bắt giữ tàu bay;
d) Quyền, lợi ích đối với tàu bay làm phát sinh quyền yêu cầu Tòa án bắt giữ tàu bay;
đ) Quốc tịch, số hiệu đăng ký, kiểu loại tàu bay và các đặc điểm khác nếu có của tàu bay bị yêu cầu bắt giữ;
e) Tên, địa chỉ và quốc tịch của chủ sở hữu tàu bay, người thuê tàu bay, người khai thác tàu bay;
g) Nhận định của Tòa án và những căn cứ pháp luật để chấp nhận đơn yêu cầu;
h) Các quyết định của Tòa án;
i) Thời hạn bắt giữ;
k) Cảng vụ hàng không nơi tàu bay hạ cánh thực hiện việc bắt giữ tàu bay.
3. Quyết định bắt giữ tàu bay có hiệu lực thi hành ngay, kể cả trong trường hợp có khiếu nại, kiến nghị.
4. Quyết định bắt giữ tàu bay được giao cho Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không; gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, người yêu cầu bắt giữ tàu bay, chủ sở hữu tàu bay, người thuê tàu bay, người khai thác tàu bay, hãng hàng không liên quan; Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao trong trường hợp tàu bay bị bắt giữ có yếu tố nước ngoài.
5. Trong trường hợp chưa thực hiện được việc bắt giữ tàu bay thì quyết định bắt giữ tàu bay có hiệu lực trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ban hành, trừ trường hợp người yêu cầu bắt giữ tàu bay đề nghị chấm dứt hiệu lực thi hành của quyết định này.
 Điều 21. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về quyết định bắt giữ tàu bay theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay
1. Chủ sở hữu tàu bay, người thuê tàu bay, người khai thác tàu bay có quyền khiếu nại bằng văn bản với Chánh án Tòa án về quyết định bắt giữ tàu bay. Thời hạn khiếu nại là 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định bắt giữ tàu bay.
2. Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được khiếu nại đối với quyết định bắt giữ tàu bay, Chánh án Tòa án phải xem xét và ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên quyết định bắt giữ tàu bay;
b) Hủy quyết định bắt giữ tàu bay.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng và được gửi ngay cho người khiếu nại.
 Điều 22. Kiến nghị và giải quyết kiến nghị về quyết định bắt giữ tàu bay theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay
1. Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị bằng văn bản với Chánh án Tòa án về quyết định bắt giữ tàu bay. Thời hạn kiến nghị là 48 giờ, kể từ thời điểm Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định của Tòa án.
2. Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được kiến nghị về quyết định bắt giữ tàu bay, Chánh án Tòa án phải xem xét và ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên quyết định bắt giữ tàu bay;
b) Hủy quyết định bắt giữ tàu bay.
3. Quyết định giải quyết kiến nghị của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng và được gửi ngay cho Viện kiểm sát.
 Điều 23. Căn cứ thả tàu bay đang bị bắt giữ theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay
1. Tàu bay đang bị bắt giữ sẽ được thả ngay khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Chủ sở hữu tàu bay, người thuê tàu bay hoặc người khai thác tàu bay đã thực hiện các biện pháp bảo đảm thay thế hoặc thực hiện xong nghĩa vụ về tài sản là căn cứ phát sinh yêu cầu bắt giữ tàu bay;
b) Nghĩa vụ về tài sản của chủ sở hữu tàu bay, người thuê tàu bay hoặc người khai thác tàu bay đã có người khác bảo lãnh thực hiện thay hoặc có thư cam kết của tổ chức bảo hiểm có uy tín. Bộ Tài chính thông báo danh sách các tổ chức bảo hiểm có uy tín;
c) Theo yêu cầu của chính người đã yêu cầu bắt giữ tàu bay;
d) Quyết định bắt giữ tàu bay đã bị hủy theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và điểm b khoản 2 Điều 22 của Pháp lệnh này;
đ) Thời hạn bắt giữ tàu bay theo quyết định của Tòa án đã hết.
2. Biện pháp bảo đảm thay thế do các bên thoả thuận. Trong trường hợp không có sự thoả thuận giữa các bên về mức độ và hình thức bảo đảm thay thế thì Tòa án quyết định mức độ và hình thức bảo đảm thay thế, nhưng không được vượt quá giá trị tàu bay bị bắt giữ hoặc nghĩa vụ tài sản là căn cứ cho việc bắt giữ tàu bay trong trường hợp nghĩa vụ tài sản nhỏ hơn giá trị của tàu bay.
 Điều 24. Yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ
1. Khi có một trong các căn cứ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Pháp lệnh này, chủ sở hữu tàu bay, người thuê tàu bay, người khai thác tàu bay, người đã yêu cầu bắt giữ tàu bay và những người có quyền và lợi ích đối với tàu bay có quyền yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ.
2. Đơn yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;
b) Tên Tòa án ra quyết định bắt giữ tàu bay;
c) Tên, địa chỉ của người yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ;
d) Quốc tịch, số hiệu đăng ký, kiểu loại tàu bay và các đặc điểm khác nếu có của tàu bay bị yêu cầu bắt giữ; cảng hàng không, sân bay nơi thực hiện bắt giữ;
đ) Số, ngày, tháng, năm của quyết định bắt giữ tàu bay;
e) Lý do yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ.
 Điều 25. Thủ tục giải quyết đơn yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ
1. Người yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ phải gửi đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án đã ra quyết định bắt giữ tàu bay.
2. Ngay sau khi nhận được đơn yêu cầu thả tàu bay, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán giải quyết việc thả tàu bay.
3. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu thả tàu bay và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy có căn cứ thì Thẩm phán được phân công giải quyết việc thả tàu bay phải ra quyết định thả tàu bay; trường hợp trả lại đơn thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu thả tàu bay biết và nêu rõ lý do.
 Điều 26. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về quyết định trả lại đơn yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ
1. Trong thời gian tàu bay bị bắt giữ, kể từ thời điểm nhận được thông báo trả lại đơn yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ quy định tại khoản 3 Điều 25 của Pháp lệnh này, người yêu cầu thả tàu bay có quyền khiếu nại bằng văn bản với Chánh án Tòa án về quyết định đó.
2. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được khiếu nại về quyết định trả lại đơn yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phải xem xét và ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên quyết định trả lại đơn yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ;
b) Hủy quyết định trả lại đơn yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ và nhận lại đơn yêu cầu cùng tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành thụ lý đơn yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng và được gửi ngay cho người khiếu nại.
 Điều 27. Quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay đang bị bắt giữ
1. Quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên Tòa án ra quyết định;
c) Căn cứ pháp luật để Tòa án ra quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ;
d) Quốc tịch, số hiệu đăng ký, kiểu loại tàu bay và các đặc điểm khác nếu có của tàu bay được yêu cầu thả; cảng hàng không, sân bay nơi thực hiện thả tàu bay;
đ) Tên, địa chỉ và quốc tịch của chủ sở hữu tàu bay, người thuê tàu bay, người khai thác tàu bay;
e) Lý do để thả tàu bay đang bị bắt giữ;
g) Các quyết định của Tòa án;
h) Cảng vụ hàng không thực hiện thả tàu bay.
2. Quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ có hiệu lực thi hành ngay, kể cả trong trường hợp có khiếu nại, kiến nghị.
3. Quyết định thả tàu bay được giao cho Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không; gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, người yêu cầu thả tàu bay, người yêu cầu bắt giữ tàu bay, chủ sở hữu tàu bay, người thuê tàu bay, người khai thác tàu bay, hãng hàng không liên quan; Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao trong trường hợp tàu bay bị bắt giữ có yếu tố nước ngoài.
 Điều 28. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay
1. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ, người yêu cầu bắt giữ tàu bay có quyền khiếu nại bằng văn bản với Chánh án Tòa án về quyết định đó.
2. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được khiếu nại về quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phải xem xét và ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ;
b) Hủy quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng và được gửi ngay cho người khiếu nại.
 Điều 29. Kiến nghị và giải quyết kiến nghị về quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay
1. Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị bằng văn bản với Chánh án Tòa án về quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ. Thời hạn kiến nghị là 48 giờ, kể từ thời điểm Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định của Tòa án.
2. Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được văn bản kiến nghị về quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ, Chánh án Tòa án phải xem xét và ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ;
b) Hủy quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ.
3. Quyết định giải quyết kiến nghị của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng và được gửi ngay cho Viện kiểm sát.
 Điều 30. Bắt giữ lại tàu bay theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay
1. Tàu bay bị bắt giữ đã được thả hoặc đã có biện pháp bảo đảm thay thế được thực hiện thì không thể bị bắt giữ lại trên cơ sở cùng một yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay đó, trừ các trường hợp sau đây:
a) Tổng giá trị bảo đảm thay thế đã nộp vẫn chưa đủ để thực hiện nghĩa vụ về tài sản;
b) Người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài sản thay cho chủ sở hữu tàu bay, người thuê tàu bay hoặc người khai thác tàu bay không thực hiện hoặc không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ tài sản đã bảo lãnh.
2. Không coi là tàu bay được thả nếu không có quyết định thả tàu bay của Tòa án có thẩm quyền hoặc tàu bay trốn thoát khỏi nơi bắt giữ, trừ trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 23 của Pháp lệnh này.
3. Thủ tục bắt giữ lại tàu bay theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay được thực hiện theo thủ tục bắt giữ tàu bay quy định tại Chương này.
CHƯƠNG III
THỦ TỤC BẮT GIỮ TÀU BAY, THẢ TÀU BAY ĐANG BỊ BẮT GIỮ ĐỂ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Điều 31. Quyền yêu cầu bắt giữ tàu bay để thi hành án
1. Người được thi hành án có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh này quyết định bắt giữ tàu bay để thi hành án.
2. Bắt giữ tàu bay để thi hành án theo quy định tại Pháp lệnh này là thực hiện việc kê biên đối với tàu bay quy định tại khoản 4 Điều 96 của Luật thi hành án dân sự. Tàu bay đã bị kê biên không được phép di chuyển khỏi cảng hàng không, sân bay.
 Điều 32. Căn cứ bắt giữ tàu bay để thi hành án
1. Khi có yêu cầu bắt giữ tàu bay để thi hành án theo quy định tại Điều 31 của Pháp lệnh này, Tòa án quyết định bắt giữ tàu bay trong các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện theo bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 của Luật thi hành án dân sự;
b) Người phải thi hành án về tài sản là chủ sở hữu tàu bay tại thời điểm yêu cầu bắt giữ;
c) Nghĩa vụ thi hành án là việc phải bồi thường thiệt hại do tàu bay đó gây ra cho người được thi hành án.
2. Tòa án chỉ quyết định bắt giữ tàu bay để thi hành án khi cơ quan thi hành án dân sự không thể áp dụng biện pháp kê biên tài sản khác hoặc các biện pháp cưỡng chế khác để thi hành án, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này hoặc người phải thi hành án ở nước ngoài và không có tài sản khác ở Việt Nam.
3. Tòa án nhân dân tối cao quy định việc bắt giữ tàu bay trong trường hợp người thi hành án chỉ có tài sản là tàu bay, tàu biển ở Việt Nam .
Điều 33. Đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay để thi hành án
1. Người yêu cầu bắt giữ tàu bay để thi hành án phải làm đơn yêu cầu kèm theo bản sao bản án, quyết định của Tòa án hoặc bản sao quyết định của Trọng tài.
2. Đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay để thi hành án phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;
b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nhận đơn yêu cầu;
c) Tên Tòa án nhận đơn yêu cầu;
d) Tên, địa chỉ và quốc tịch của người yêu cầu bắt giữ tàu bay;
đ) Cảng hàng không, sân bay nơi tàu bay hạ cánh;
e) Quốc tịch, số hiệu đăng ký, kiểu loại tàu bay và các đặc điểm khác của tàu bay bị yêu cầu bắt giữ;
g) Tên, địa chỉ và quốc tịch của chủ sở hữu tàu bay, người thuê tàu bay, người khai thác tàu bay;
h) Nghĩa vụ về tài sản phải thi hành án theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc theo phán quyết của Trọng tài;
i) Lý do yêu cầu bắt giữ tàu bay.
3. Trường hợp người yêu cầu bắt giữ tàu bay để thi hành án không biết chính xác, đầy đủ các nội dung quy định tại điểm e và điểm g khoản 2 của Điều này thì ghi những gì mà mình biết có liên quan đến những vấn đề đó.
 Điều 34. Gửi đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay và tài liệu, chứng cứ kèm theo để thi hành án
Người yêu cầu bắt giữ tàu bay gửi đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay kèm theo tài liệu, chứng cứ cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền để chuyển cho Tòa án nơi có cảng hàng không, sân bay mà tàu bay bị yêu cầu bắt giữ hạ cánh.
Đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay có thể được gửi trước thời điểm tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay. Trong trường hợp này phải gửi kèm theo lịch trình bay.
Điều 35. Nhận đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay để thi hành án
1. Ngay sau khi nhận được đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay và tài liệu, chứng cứ kèm theo, cơ quan thi hành án dân sự phải ghi vào sổ nhận đơn và có văn bản chuyển đơn, tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu bay quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh này. Trong văn bản chuyển đơn, cơ quan thi hành án dân sự phải nêu rõ lý do không thể áp dụng biện pháp kê biên tài sản khác hoặc biện pháp cưỡng chế khác để thi hành án.
2. Ngay sau khi nhận được văn bản chuyển đơn của cơ quan thi hành án dân sự kèm theo đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay và tài liệu, chứng cứ, Tòa án phải ghi vào sổ nhận đơn. Chánh án Tòa án phân công ngay một Thẩm phán giải quyết đơn.
 Điều 36. Xem xét đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay để thi hành án
1. Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được văn bản chuyển đơn, đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Thẩm phán phải xem xét đơn và ra một trong các quyết định sau đây:
a) Thụ lý đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay nếu xét thấy có đủ điều kiện để ra quyết định bắt giữ tàu bay, yêu cầu người nộp đơn nộp lệ phí bắt giữ tàu bay;
b) Trả lại đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay nếu xét thấy không đủ điều kiện để ra quyết định bắt giữ tàu bay hoặc việc giải quyết đơn không thuộc thẩm quyền của Tòa án.
2. Trường hợp quyết định trả lại đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay để thi hành án, Tòa án phải gửi quyết định đó cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền; cấp hoặc gửi ngay quyết định đó cùng đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người yêu cầu bắt giữ tàu bay.
 Điều 37. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về quyết định trả lại đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay để thi hành án
1. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được quyết định trả lại đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay để thi hành án, người yêu cầu có quyền khiếu nại bằng văn bản với Chánh án Tòa án về quyết định đó.
2. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được khiếu nại về quyết định trả lại đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay để thi hành án và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phải xem xét ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên quyết định trả lại đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay;
b) Huỷ quyết định trả lại đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay và nhận lại đơn yêu cầu cùng tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành thụ lý việc bắt giữ tàu bay.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án là quyết định cuối cùng và được gửi ngay cho người khiếu nại.
 Điều 38. Quyết định bắt giữ tàu bay để thi hành án
1. Thẩm phán ra ngay quyết định bắt giữ tàu bay khi người yêu cầu đã nộp lệ phí bắt giữ tàu bay và tàu bay đã hạ cánh xuống cảng hàng không, sân bay.
2. Quyết định bắt giữ tàu bay phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;
b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nhận đơn yêu cầu;
c) Tên Tòa án nhận đơn yêu cầu;
d) Tên, địa chỉ và quốc tịch của người yêu cầu bắt giữ tàu bay;
đ) Quốc tịch, số hiệu đăng ký, kiểu loại tàu bay và các đặc điểm khác nếu có của tàu bay bị yêu cầu bắt giữ; cảng hàng không, sân bay nơi tàu bay hạ cánh;
e) Tên, địa chỉ và quốc tịch của chủ sở hữu tàu bay, người thuê tàu bay, người khai thác tàu bay;
g) Nghĩa vụ về tài sản phải thi hành án theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc theo phán quyết của Trọng tài;
h) Nhận định của Tòa án và những căn cứ pháp luật để chấp nhận đơn yêu cầu;
i) Các quyết định của Tòa án.
3. Quyết định bắt giữ tàu bay có hiệu lực thi hành ngay, kể cả trong trường hợp có khiếu nại, kiến nghị.
4. Quyết định bắt giữ tàu bay được giao cho Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không; gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự, người yêu cầu bắt giữ tàu bay, chủ sở hữu tàu bay, người thuê tàu bay, người khai thác tàu bay, hãng hàng không liên quan; Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao trong trường hợp tàu bay bị bắt giữ có yếu tố nước ngoài.
5. Trong trường hợp chưa thực hiện được việc bắt giữ tàu bay thì quyết định bắt giữ tàu bay có hiệu lực trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ban hành, trừ trường hợp người yêu cầu bắt giữ tàu bay đề nghị chấm dứt hiệu lực thi hành của quyết định này.
 Điều 39. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về quyết định bắt giữ tàu bay để thi hành án
1. Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được quyết định bắt giữ tàu bay của Toà án, người phải thi hành án, chủ sở hữu tàu bay, người khai thác tàu bay, người thuê tàu bay có quyền khiếu nại bằng văn bản với Chánh án Tòa án về quyết định đó.
2. Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được khiếu nại về quyết định bắt giữ tàu bay để thi hành án, Chánh án Tòa án phải xem xét và ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên quyết định bắt giữ tàu bay;
b) Huỷ quyết định bắt giữ tàu bay.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng và được gửi ngay cho người khiếu nại.
 Điều 40. Kiến nghị và giải quyết kiến nghị về quyết định bắt giữ tàu bay để thi hành án
1. Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị bằng văn bản với Chánh án Tòa án về quyết định bắt giữ tàu bay để thi hành án. Thời hạn kiến nghị là 48 giờ, kể từ thời điểm Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định của Tòa án.
2. Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được kiến nghị về quyết định bắt giữ tàu bay để thi hành án, Chánh án Tòa án phải xem xét và ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên quyết định bắt giữ tàu bay;
b) Huỷ quyết định bắt giữ tàu bay.
3. Quyết định giải quyết kiến nghị của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng và được gửi ngay cho Viện kiểm sát.
 Điều 41. Căn cứ thả tàu bay đang bị bắt giữ để thi hành án
1. Người phải thi hành án đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án.
2. Người phải thi hành án đã thực hiện các biện pháp bảo đảm thay thế; nghĩa vụ về tài sản của người phải thi hành án đã có người khác bảo lãnh thực hiện thay. Trong các trường hợp này, phải được người được thi hành án chấp thuận.
3. Các căn cứ khác quy định tại Điều 105 của Luật thi hành án dân sự.
 Điều 42. Yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ để thi hành án
1. Khi có một trong các căn cứ quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh này, chủ sở hữu tàu bay, người thuê tàu bay, người khai thác tàu bay, người đã yêu cầu bắt giữ tàu bay và những người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ.
2. Đơn yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;
b) Tên Tòa án ra quyết định bắt giữ tàu bay;
c) Tên, địa chỉ của người yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ;
d) Quốc tịch, số hiệu đăng ký, kiểu loại tàu bay và các đặc điểm khác nếu có của tàu bay bị yêu cầu bắt giữ; cảng hàng không, sân bay nơi thực hiện bắt giữ;
đ) Số, ngày, tháng, năm của quyết định bắt giữ tàu bay;
e) Lý do yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ.
 Điều 43. Thủ tục giải quyết đơn yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ
1. Người yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ phải gửi đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án đã ra quyết định bắt giữ tàu bay.
2. Ngay sau khi nhận được đơn yêu cầu thả tàu bay, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán giải quyết việc thả tàu bay.
3. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu thả tàu bay và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy có căn cứ thì Thẩm phán được phân công giải quyết việc thả tàu bay phải ra quyết định thả tàu bay; trường hợp trả lại đơn thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu thả tàu bay biết và nêu rõ lý do.
Điều 44. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về quyết định trả lại đơn yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ để thi hành án
1. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được thông báo trả lại đơn yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ để thi hành án, người yêu cầu thả tàu bay có quyền khiếu nại bằng văn bản với Chánh án Tòa án về quyết định đó.
2. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được khiếu nại về quyết định trả lại đơn yêu cầu thả tàu bay và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phải xem xét và ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên quyết định trả lại đơn yêu cầu thả tàu bay;
b) Hủy quyết định trả lại đơn yêu cầu thả tàu bay và nhận lại đơn yêu cầu cùng tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành thụ lý đơn yêu cầu thả tàu bay đang bị bắt giữ.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng và được gửi ngay cho người khiếu nại.
 Điều 45. Quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ để thi hành án
1. Quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên Tòa án ra quyết định;
c) Căn cứ pháp luật để Tòa án ra quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ;
d) Quốc tịch, số hiệu đăng ký, kiểu loại tàu bay và các đặc điểm khác nếu có của tàu bay được yêu cầu thả;
đ) Tên, địa chỉ và quốc tịch của chủ sở hữu tàu bay, người thuê tàu bay, người khai thác tàu bay;
e) Lý do để thả tàu bay đang bị bắt giữ;
g) Các quyết định của Tòa án;
h) Cảng vụ hàng không nơi tàu bay bị bắt giữ thực hiện thả tàu bay.
2. Quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ có hiệu lực thi hành ngay, kể cả trong trường hợp có khiếu nại, kiến nghị.
3. Quyết định thả tàu bay được giao cho Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không; gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự, người yêu cầu thả tàu bay, người yêu cầu bắt giữ tàu bay, chủ sở hữu tàu bay, người thuê tàu bay, người khai thác tàu bay, hãng hàng không liên quan; Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao trong trường hợp tàu bay bị bắt giữ có yếu tố nước ngoài.
Điều 46. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ để thi hành án
1. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ, người yêu cầu bắt giữ tàu bay có quyền khiếu nại bằng văn bản với Chánh án Tòa án về quyết định đó.
2. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được khiếu nại về quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phải xem xét và ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên quyết định thả tàu bay;
b) Hủy quyết định thả tàu bay.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng và được gửi ngay cho người khiếu nại.
 Điều 47. Kiến nghị và giải quyết kiến nghị về quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ để thi hành án
1. Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị bằng văn bản với Chánh án Tòa án về quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ. Thời hạn kiến nghị là 48 giờ, kể từ thời điểm Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định của Tòa án.
2. Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được kiến nghị về quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ, Chánh án Tòa án phải xem xét và ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên quyết định thả tàu bay;
b) Hủy quyết định thả tàu bay.
3. Quyết định giải quyết kiến nghị của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng và được gửi ngay cho Viện kiểm sát.
CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 48. Hiệu lực thi hành
Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.
 Điều 49. Hướng dẫn thi hành
Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định chi tiết hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Pháp lệnh này; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.

TM. UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

CHỦ TỊCH

Nguyễn Phú Trọng

Tên văn bản : Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay
Loại văn bản : Pháp lệnh
Số hiệu : 11/2010/UBTVQH12
Ngày ban hành : 26/03/2010
Cơ quan ban hành : Uỷ ban Thường vụ Quốc hội,
Người ký : Nguyễn Phú Trọng,
Ngày hiệu lực : 01/01/2011
Văn bản liên quan : 0    Đóng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STANDING COMMITTEE
OF THE NATIONAL ASSEMBLY
----------------------

Ordinance No. 11/2010/UBTVQH12

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness 

---------------

 

ORDINANCE

ON PROCEDURES FOR ARREST OF AIRCRAFT

 

Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented by the Resolution No. 51/2001/QH10;

Pursuant to the Resolution No. 11/2007/QH12 on the law and ordinance making program of the XIIth National Assembly (2007 - 2011) and for 2008;

The Standing Committee of the National Assembly promulgates the Ordinance on procedures for arrest of aircraft.

 

CHAPTER I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

1. This Ordinance defines the jurisdiction, order and procedures for arresting aircraft at airports and airfields to secure the interests of creditors, owners or third parties on the ground that suffers damage, or of other persons with rights or interests related to the aircraft (hereinafter referred to as persons with rights or interests related to the aircraft), or to enforce civil judgments and the jurisdiction, order and procedures for releasing arrested aircraft.

2. This Ordinance is not applied to official-duty aircraft, except for cases where official-duty aircraft are used for civil purposes.

 Article 2. Subjects of application

This Ordinance is applied to Vietnamese agencies, organizations and individuals; and foreign agencies, organizations and individuals related to the arrest of aircraft.

 Article 3. Jurisdiction to arrest an aircraft

The people’s court of a province or centrally run city (hereinafter referred to as the provincial-level people’s court) of an airport or airfield at which an aircraft requested to be arrested lands has jurisdiction to decide to arrest the aircraft.

 Article 4. Interpretation of terms

In this Ordinance, the terms below are construed as follows:

1. Arrest an aircraft means prohibiting an aircraft from moving out an airport or airfield under a decision of a court.

2. Another person with rights or interests related to the aircraft means the aircraft lessor, the aircraft operator or another agency, organization or individual with rights and interests directly related to the aircraft under the provisions of the Vietnam Civil Aviation Law but is not a creditor, the owner or a third party on the ground that suffers damage.

3. Aircraft ready to take off means an aircraft obtaining orders to take off of the air traffic service establishment.

4. Aircraft involving foreign elements means an aircraft owned by a foreign organization or individual; an aircraft under common ownership of many owners in which at least one owner is a foreign organization or individual or an aircraft having foreign nationality. 

 Article 5. Liability for improper arrest of aircraft and request to arrest aircraft

1. The requestor of arrest of an aircraft shall take responsibilities for his/her/its request before the law. In case the request to arrest the aircraft is improper, thus causing the damage, the requestor must pay compensation.

2. Damage caused by an improper request for arrest of an aircraft shall be settled by agreement between the parties; in case they fail to reach an agreement and there arises a dispute, they have the right to request the court or arbitrator to settle in accordance with law regulations.

3. If a court decides to arrest an aircraft, not to arrest an aircraft, release an aircraft, or not to release an aircraft improperly, thus causing damage; it must pay compensation in accordance with law regulations.

 Article 6. Measures of financial security for request to arrest aircraft

1. The requestor of arrest of an aircraft must take one or both of the following financial security measures, except for cases of requesting the arrest of aircraft for judgment enforcement specified in Clause 1, Article 32 of this Ordinance:

a) Submit to the court a document of asset-secured guarantee issued by a bank or another credit institution or of another agency, organization or individual;

b) Deposit a sum of money, precious metals, gems or valuable papers under the decision of the court into a frozen account at a bank in the locality where the court competent to decide to arrest an aircraft is located within 48 hours from the time of receiving the decision.

In case the financial security measures are implemented on a public holiday or a weekend, the assets used as security shall be given to the court for temporary safekeeping; the court shall only receive the sum of money or valuable papers and apply the measures of sealing and preservation. On the following working day, the requestor of arrest of the aircraft must deposit such asset into the bank under the supervision of the court.

2. The amount of financial security shall be set by the court and equivalent to the damage that may arise as a result of the request for the arrest of the aircraft.

3. When deciding to release the arrested aircraft, the judge must consider and handle financial security measures taken by the requestor of arrest of the aircraft, unless otherwise agreed by the parties. Depending on specific cases, the judge shall issue a decision:

a) To uphold the applied financial security measures, if the court deems that the request for arrest of the aircraft is incorrect and the financial security amount may or may not be sufficient to compensate for damage; or,

b) To return a part of the financial security amount, if the court deems that the request for arrest of the aircraft is incorrect and the applied financial security amount exceeds the liability to compensate for damage; or,

c) To return the entire financial security amount, if the court deems that the request to arrest the aircraft is correct.

 Article 7. Fee for aircraft arrest

1. The requestor of arrest of an aircraft must pay the fee for aircraft arrest in accordance with law regulations.

2. The fee for aircraft arrest shall be paid the court competent to decide to arrest the aircraft specified in Article 3 of this Ordinance within 48 hours from the time the court requests the fee payment.

 Article 8. Inspection of the observance of law in arrest of aircraft

The People’s Procuracy shall inspect the observance of law in arrest of aircraft; exercise the right to propose in accordance with law regulations in order to ensure the lawful and timely arrest of aircraft.

 Article 9. Documents and evidence accompanying the written requests for arrest of aircraft or release of arrested aircraft

1. The written request for arrest of an aircraft or release of an arrested aircraft shall be accompanied by documents and evidence to prove that the request for arrest of the aircraft or release of the arrested aircraft is grounded and lawful.

2. The documents and evidence proving the request for arrest of the aircraft or release of the arrested aircraft that are in a foreign language shall be enclosed with their Vietnamese translations certified in accordance with Vietnam’s law regulations. Documents and papers made, issued or certified by a competent foreign agency in accordance with foreign laws must be consularly legalized, except for the one eligible for the exemption from consular legalization in accordance with a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party or the one transported via the diplomatic channel in accordance with international practice.  

Article 10. Enforcement of decisions on arrest of aircraft, decisions on release of arrested aircraft, decisions on cancellation of decisions on arrest of aircraft, decisions on cancellation of decisions on release of arrested aircraft

1. Right after issuing a decision on arrest of aircraft, decision on release of arrested aircraft, decision on cancellation of decision on arrest of aircraft or a decision on cancellation of decision on release of arrested aircraft, the chief justice of the court shall assign an officer of the court to perform the handover of the decision.

2. Within 12 hours from the time of issuing the decision on arrest of aircraft or decision on release of aircraft, the court’s officer shall arrive at the airport or airfield to hand over such decision to the director of the airport authority or the chief representative of the airport authority where the aircraft is requested to be arrested. The director or the chief representative of the airport authority shall enforce the decision on arrest of aircraft or decision on release of arrested aircraft in accordance with law regulations.

In case the court’s officer cannot reach the airport or airfield, the decision may be sent by fax or via email in accordance with law regulations.

3. In cases the time limit for arrest of aircraft under the court’s decision has expired or the decision on arrest of aircraft has been canceled, the director or the chief representative of the airport authority must release the aircraft.

4. Agencies, organizations and individuals at the airport or airfield are responsible for coordinating in implementing the decision on arrest of aircraft at the request of the director or the chief representative of the airport authority.

5. The arrest of aircraft shall not be implemented in case the aircraft has been ready to take off.

6. During the time the aircraft is arrested, the aircraft owner, aircraft lessee, or aircraft operator shall be responsible for paying expenses incurred at the airport or airfield; the carrier, the aircraft operator still have to perform its obligations committed in the contract.

The director or the chief representative of the airport authority may allow the aircraft to leave the airport or airfield after the expenses incurred by the arrest of the aircraft at the airport or airfield have been paid.

7. The Government defines the implementation of the court’s decisions as specified in Clause 2 of this Article; the handling of aircraft in case the aircraft owners abandon the aircraft, auction of the aircraft that are being arrested.

 Article 11. Notification of the implementation of decisions on arrest of aircraft, decisions on release of arrested aircraft, decisions on cancellation of decisions on arrest of aircraft, decisions on cancellation of decisions on release of arrested aircraft

The director or the chief representative of the airport authority shall be responsible for notifying in writing the court, the Civil Aviation Authority of Vietnam and relevant state management agencies at the airport or airfield of the implementation of the decisions specified in Clause 1, Article 10 of this Ordinance.

In cases an aircraft is arrested for judgment enforcement, after receiving a notice from the director or the chief representative of the airport authority, the court shall immediately notify the civil judgment enforcement agency.

 Article 12. Responsibilities for information provision of competent agencies and organizations

The Civil Aviation Authority of Vietnam shall, within the ambit of its tasks and powers, be responsible for providing agencies, organizations and individuals with necessary information about an aircraft upon request as a basis for requesting the competent court’s issuance of decision on arrest of the aircraft.

 

CHAPTER II

PROCEDURES FOR ARREST OF AIRCRAFT, RELEASE OF ARRESTED AIRCRAFT AND RE-ARREST OF AIRCRAFT AT THE REQUEST OF PERSONS WITH RIGHTS OR INTERESTS RELATED TO THE AIRCRAFT

 

Article 13. Cases of arrest of aircraft at the request of persons with rights or interests related to the aircraft

1. Arresting an aircraft at the request of the aircraft owner. In cases the aircraft is the property of more than one owner, the requestor of arrest of the aircraft must obtain the written consent of all co-owners, unless otherwise agreed. 

2. Arresting an aircraft at the request of a creditor in cases the aircraft is a security asset for the creditor’s debt and the debt is not paid within the time limit as agreed.

3. Arresting an aircraft at the request of a third party on the ground that suffers damage caused by the aircraft and the sufferer of the damage has not received the compensation at the time of requesting the arrest. The arrested aircraft is the aircraft that has caused the damage or the aircraft owned by the person liable for compensation for the damage.

4. Arresting an aircraft at the request of another person with rights or interests related to the aircraft.

Article 14. Time limit for arrest of aircraft at the request of people with rights or interests related to aircraft

1. The time limit for arrest of an aircraft at the request of a person with rights or interests related to the aircraft is 30 days at most, from the date the aircraft is arrested.

2. The time limit for arrest of an aircraft as specified in Clause 1 of this Article does not depend on whether the requestor of arrest of the aircraft initiates a lawsuit at the competent court or not.

 Article 15. Written requests for arrest of aircraft by persons with rights or interests related to aircraft

1. The requestor of arrest of an aircraft must submit a written request. The written request must contain the following contents:

a) Date of making the written request;

b) Name of the court receiving the written request;

c) Name, address and nationality of the requestor of arrest of the aircraft;

d) The airport or airfield at which the aircraft has landed;

dd) Nationality, registration mark, designation and type of the aircraft and other characteristics of the aircraft requested to be arrested;

e) Name, address and nationality of the aircraft owner, aircraft lessee, or aircraft operator;

g) Reason for requesting arrest of the aircraft;

h) Expected damages and expenses that may arise from the arrest of the aircraft;

i) Time limit for request for arrest of the aircraft.

2. In case the requestor of arrest of the aircraft does not know fully and accurately the information specified at Points dd and e, Clause 1 of this Article, the requestor shall write down the related contents he/she/it knows.

 Article 16. Submitting written requests for arrest of aircraft and accompanying documents and evidence by persons with rights or interests related to aircraft

The requestor of arrest of an aircraft shall submit the written request for arrest of the aircraft enclosed with documents and evidence to the court of the locality where the airport or airfield at which the aircraft requested to be arrested has landed is located.

The written request for arrest of the aircraft may be sent before the time the aircraft lands at the airport or airfield. In this case, the flight schedule is required to be enclosed the written request.

 Article 17. Receiving written requests for arrest of aircraft by persons with rights or interests related to aircraft

Right after receiving the written request for arrest of an aircraft and accompanying documents and evidence, the court shall record it in the petition receipt register. The chief justice of the court shall appoint one judge to settle the written request.

 Article 18. Settling written requests for arrest of aircraft by persons with rights or interests related to aircraft

1. Within 48 hours from the time of receiving the written request for arrest of an aircraft and accompanying documents and evidence, the assigned judge must consider the written request and issue a decision:

a) To accept the written request for arrest of the aircraft if seeing that conditions for issuance of the decision on arrest of aircraft are fully satisfied, require the person who files the written request to take financial security measures for the request for arrest of aircraft and pay the fee for aircraft arrest; or,

b) To return the written request for arrest of the aircraft if seeing that conditions for issuance of the decision on arrest of aircraft are not fully satisfied or the settlement of the written request falls beyond the court’s jurisdiction.

2. In case of issuing the decision on return of the written request for arrest of the aircraft, the court must immediately grant or send such decision together with the written request and accompanying documents and evidence to the requestor of arrest of the aircraft.

 

Article 19. Complaints about decisions on return of written requests for arrest of aircraft by persons with rights or interests related to aircraft and settlement thereof

1. Within 24 hours from the time of receiving the decision on return of written request for arrest of an aircraft, the requestor of arrest of the aircraft has the right to file a complaint with the chief justice of the court that has issued the decision on return of the written request.

2. Within 24 hours from the time of receiving the written complaint about the decision on return of the written request for arrest of aircraft and accompanying documents and evidence, the chief justice of the court must consider the written complaint and issue a decision:

a) To uphold the decision on return of the written request for arrest of aircraft; or,

b) To cancel the decision on return of the written request for arrest of aircraft and receive back the written request and accompanying documents and evidence to perform the acceptance of written request for arrest of aircraft.

3. The chief justice’s decision on settlement of complaint is final and shall be sent immediately to the complainant.

 Article 20. Decisions on arrest of aircraft at the request of persons with rights or interests related to the aircraft

1. The judge shall issue a decision on arrest of an aircraft right when the requestor of arrest of the aircraft has taken financial security measures, has paid the fee for aircraft arrest and the aircraft has landed at the airport or airfield.

2. A decision on arrest of an aircraft must contain the following contents:

a) Date of issuance of the decision;

b) Name of the court issuing the decision;

c) Name, address and nationality of the requestor of arrest of the aircraft;

d) Rights or interests related to the aircraft that give rise to the right to request the court to arrest the aircraft;

dd) Nationality, registration mark, designation and type of the aircraft and other characteristics (if any) of the aircraft requested to be arrested;

e) Name, address and nationality of the aircraft owner, aircraft lessee, or aircraft operator;

g) The court’s assessments and legal bases used to accept the written request;

h) The court’s decisions;

i) Time limit for arrest;

k) The airport authority where the aircraft lands that perform the arrest of aircraft.

3. The decision on arrest of aircraft shall take immediate effect, though complaints or proposals may arise.

4. The decision on arrest of aircraft shall be handed over to the director or the chief representative of the airport authority; be sent to the same-level procuracy, requestor of arrest of the aircraft, aircraft owner, aircraft lessee, aircraft operator, relevant airlines; and be sent to the Consular Department of the Ministry of Foreign Affairs in cases of arrested aircraft involving foreign elements.

5. In cases the arrest of aircraft cannot yet be implemented, the decision on arrest of the aircraft shall be valid for 12 months from the date of issuance, unless the requestor of arrest of the aircraft requests the termination of its validity.

 Article 21. Complaints about decisions on arrest of aircraft at the request of persons with rights or interests related to the aircraft and settlement thereof

1. An aircraft owner, aircraft lessee or aircraft operator may file a complaint about the decision on arrest of the aircraft to the chief justice of the court. The time limit for filing a complaint is 7 working days from the date of receiving the decision on arrest of the aircraft.

2. Within 48 hours from the time of receiving the written complaint about the decision on arrest of aircraft, the court’s chief justice must consider and issue a decision:

a) To uphold the decision on arrest of aircraft; or,

b) To cancel the decision on arrest of aircraft.

3. The chief justice’s decision on settlement of complaint is final and shall be sent immediately to the complainant.

 Article 22. Proposals on decisions on arrest of aircraft at the request of persons with rights or interests related to the aircraft and settlement thereof

1. The same-level procuracy may file a proposal on the decision on arrest of an aircraft with the chief justice of the court. The time limit for proposal is 48 hours from the time the same-level procuracy receives the court’s decision.

2. Within 48 hours from the time of receiving the written proposal on the decision on arrest of aircraft, the court’s chief justice must consider the written proposal and issue a decision:

a) To uphold the decision on arrest of aircraft; or,

b) To cancel the decision on arrest of aircraft.

3. The chief justice’s decision on settlement of proposal is final and shall be sent immediately to the procuracy.

 Article 23. Grounds for release of arrested aircraft at the request of persons with rights or interests related to the aircraft

1. An arrested aircraft shall be released in cases of any of the following grounds:

a) The aircraft owner, aircraft lessee, or aircraft operator has taken the substitute security measures or fulfilled the obligations on the property that is the basis for the request for arrest of the aircraft;

b) The property obligation of the aircraft owners, aircraft lessee, or aircraft operator has been guaranteed by another person or with a letter of commitment of a prestigious insurance organization. The Ministry of Finance shall announce the list of prestigious insurance organizations;

c) The requestor of arrest of aircraft proposes the termination of the arrest;

d) The decision on arrest of the aircraft has been canceled in accordance with Point b, Clause 2, Article 21 and Point b, Clause 2, Article 22 of this Ordinance;

dd) The time limit for arrest of the aircraft under a court’s decision has expired.

2. Substitute security measures shall be agreed upon by involved parties. In case there is no agreement between the involved parties on the level and form of substitute security, the court shall decide on the level and form of substitute security which, however, must not exceed the value of the arrested aircraft or the property obligation serving as the basis for the arrest of the aircraft in case the property obligation is smaller than the value of the aircraft.

 Article 24. Request for release of arrested aircraft

1. When any of the grounds prescribed at Points a, b and c, Clause 1, Article 23 of this Ordinance exists, the aircraft owner, aircraft lessee, or aircraft operator, requestor of arrest of an aircraft and persons with rights or interests related to the aircraft have the right to request the release of the arrested aircraft.

2. The written request on release of an arrested aircraft must contain the following contents:

a) Date of making the written request;

b) Name of the court issuing the decision on arrest of aircraft;

c) Name and address of the requestor of release of arrested aircraft;

d) Nationality, registration mark, designation and type of the aircraft and other characteristics (if any) of the aircraft requested to be arrested; the airport or airfield at which the arrest of the aircraft is performed;

dd) Number and date of the decision on arrest of the aircraft;

e) Reason for requesting the release of the arrested aircraft.

 Article 25. Procedures for settlement of written requests for release of arrested aircraft

1. The requestor of release of an arrested aircraft must send a written request and accompanying documents and evidence to the court issuing the decision on arrest of the aircraft.

2. Upon receiving the written request for release of the arrested aircraft, the chief justice of the court shall assign one judge to settle such release of the aircraft.

3. Within 24 hours from the time of receiving the written request for release of the aircraft and accompanying documents and evidence, if the request is grounded, the assigned judge must issue a decision on release of the aircraft; In case of returning the written request, the judge shall notify the latter in writing to the requestor of release of the aircraft, clearly stating the reason.

 Article 26. Complaints about decisions on return of written requests for release of arrested aircraft and settlement thereof

1. During the duration the aircraft is arrested, from the time of receiving the notice on return of the written request for release of arrested aircraft specified in Clause 3, Article 25 of this Ordinance, the requestor of release of the aircraft has the right to file a complaint about such decision with the chief justice of the court.

2. Within 24 hours from the time of receiving the written complaint about the decision on return of the written request for release of arrested aircraft and accompanying documents and evidence, the chief justice of the court must consider the written complaint and issue a decision:

a) To uphold the decision on return of the written request for release of the arrested aircraft; or,

b) To cancel the decision on return of the written request for release of the arrested aircraft and receive back the written request and accompanying documents and evidence to perform the acceptance of written request for release of the arrested aircraft.

3. The chief justice’s decision on settlement of complaint is final and shall be sent immediately to the complainant.

 Article 27. Decisions on release of arrested aircraft at the request of persons with rights or interests related to the arrested aircraft

1. The decision on release of an arrested aircraft at the request of a person with rights or interests related to the aircraft must contain the following contents:

a) Date of issuance of the decision;

b) Name of the court issuing the decision;

c) Legal bases for the court to issue the decision on release of the arrested aircraft;

d) Nationality, registration mark, designation and type of the aircraft and other characteristics (if any) of the aircraft requested to be released; the airport or airfield at which the release of the aircraft is performed;

dd) Name, address and nationality of the aircraft owner, aircraft lessee, or aircraft operator;

e) Reason for release of the arrested aircraft;

g) The court’s decisions;

h) The airport authority releasing the aircraft.

2. The decision on release of arrested aircraft shall take immediate effect, though complaints or proposals may arise.

3. The decision on release of the aircraft shall be handed over to the director or the chief representative of the airport authority; be sent to the same-level procuracy, requestor of release of the aircraft, requestor of arrest of the aircraft, aircraft owner, aircraft lessee, aircraft operator, relevant airlines; and be sent to the Consular Department of the Ministry of Foreign Affairs in cases of arrested aircraft involving foreign elements.

 Article 28. Complaints about decisions on release of arrested aircraft at the request of persons with rights or interests related to the aircraft and settlement thereof

1. Within 24 hours from the time of receiving the decision on release of an arrested aircraft, the requestor of arrest of the aircraft has the right to file a complaint about such decision with the chief justice of the court.

2. Within 24 hours from the time of receiving the written complaint about the decision on release of the arrested aircraft and accompanying documents and evidence, the chief justice of the court must consider the written complaint and issue a decision:

a) To uphold the decision on release of the arrested aircraft; or,

b) To cancel the decision on release of the arrested aircraft.

3. The chief justice’s decision on settlement of complaint is final and shall be sent immediately to the complainant.

 Article 29. Proposals on decisions on release of arrested aircraft at the request of persons with rights or interests related to the aircraft and settlement thereof

1. The same-level procuracy may file a proposal on the decision on release of an arrested aircraft with the chief justice of the court. The time limit for proposal is 48 hours from the time the same-level procuracy receives the court’s decision.

2. Within 48 hours from the time of receiving the written proposal on the decision on release of the arrested aircraft, the court’s chief justice must consider the written proposal and issue a decision:

a) To uphold the decision on release of the arrested aircraft; or,

b) To cancel the decision on release of the arrested aircraft.

3. The chief justice’s decision on settlement of proposal is final and shall be sent immediately to the procuracy.

 Article 30. Re-arrest of aircraft at the request of persons with rights or interests related to the aircraft

1. An aircraft that is released after being arrested or after a substitute security measure has been implemented may not be rearrested on the ground of the same request of a person with rights or interests related to the aircraft, except in the following cases:

a) The total value of the substitute security already paid is still insufficient for fulfilling the property obligation;

b) The guarantor of the performance of the property obligation for the aircraft owner, aircraft lessee, or aircraft operator fails to perform or is unable to perform part or the whole of the guaranteed property obligation.

2. An aircraft shall not be regarded as having been released if such release is effected without a decision of a competent court or the aircraft escapes from the place of arrest, except cases specified at Points d and dd, Clause 1, Article 23 of the Ordinance.

3. Procedures for re-arrest of the aircraft at the request of persons with rights or interests related to the aircraft shall comply with the procedures for arrest of aircraft specified in this Chapter.


CHAPTER III

PROCEDURES FOR ARREST OF AIRCRAFT, RELEASE OF AIRCRAFT ARRESTED FOR CIVIL JUDGMENT ENFORCEMENT

 

Article 31. Rights to request the arrest of aircraft for judgment enforcement

1. The judgment creditor has the right to request the competent court prescribed in Article 3 of this Ordinance to decide the arrest of an aircraft for judgment enforcement.

2. The arrest of an aircraft for judgment enforcement specified in this Ordinance means the distraint of the aircraft as prescribed in Clause 4, Article 96 of the Law on Enforcement of Civil Judgments. The aircraft that has been distrained is not allowed to move out of the airport or airfield.

 Article 32. Grounds for arrest of aircraft for judgment enforcement

1. Upon the request for arrest of an aircraft for judgment enforcement as defined in Article 31 of this Ordinance, the court shall decide to arrest the aircraft in the following cases:

a) To perform the judgments and rulings to be enforced specified in Article 2 of the Law on Enforcement of Civil Judgments;

b) The property-related judgment debtor is the aircraft owner at the time of requesting the arrest;

c) The judgment-executing obligation is the payment of compensation for damage caused by such aircraft to the judgment creditor.

2. The court only decides the arrest of the aircraft for judgment enforcement when the civil judgment enforcement agency cannot apply the distraint of other property or other coercive measures for judgment enforcement, except for cases specified at Point a, Clause 1 of this Article or the judgment debtor is abroad and have no another property in Vietnam.

3. The Supreme People’s Court shall promulgate the arrest of aircraft in case a judgment debtor only has the property being an aircraft or a seagoing ship in Vietnam.

Article 33. Written requests on arrest of aircraft for judgment enforcement

1. The requestor of arrest of an aircraft for judgment enforcement must submit a written request; and a copy of judgment or decision of the court or a copy of arbitral award.

2. A written request on arrest of aircraft for judgment enforcement must contain the following contents:

a) Date of making the written request;

b) Name of the civil judgment enforcement agency receiving the written request;

c) Name of the court receiving the written request;

d) Name, address and nationality of the requestor of arrest of the aircraft;

dd) The airport or airfield at which the aircraft has landed;

e) Nationality, registration mark, designation and type of the aircraft and other characteristics of the aircraft requested to be arrested;

g) Name, address and nationality of the aircraft owner, aircraft lessee, or aircraft operator;

h) Property obligations to be enforced under the judgment or decision of the court or the arbitral award;

i) Reason for requesting arrest of the aircraft.

3. In case the requestor of arrest of the aircraft for judgment enforcement does not know fully and accurately the information specified at Points e and g, Clause 2 of this Article, the requestor shall write down the related contents he/she/it knows.

 Article 34. Submitting written requests for arrest of aircraft and accompanying documents and evidence for judgment enforcement

The requestor of arrest of an aircraft shall submit the written request for arrest of the aircraft enclosed with documents and evidence to the competent civil judgment enforcement agency in order to that the agency transfers them to the court of the locality where the airport or airfield at which the aircraft has landed is located.

The written request for arrest of the aircraft may be sent before the time the aircraft lands at the airport or airfield. In this case, the flight schedule is required to be enclosed the written request.

Article 35. Receiving written requests for arrest of aircraft for judgment enforcement

1. Right after receiving the written request for arrest of an aircraft and accompanying documents and evidence, the civil judgment enforcement agency shall record it in the petition receipt register and send a document of transferring the written request and accompanying documents and evidence to the court competent to decide the arrest of the aircraft as specified in Article 3 of this Ordinance. In the document of transferring the written request, the civil judgment enforcement agency must clearly state the reason for failing to apply the distraint of other property or other coercive measures for judgment enforcement.

2. Right after receiving the document of transferring the written request of the civil judgment enforcement agency enclosed with the written request and accompanying documents and evidence, the court shall record it in the petition receipt register. The chief justice of the court shall appoint one judge to settle the written request.

 Article 36. Settling written requests for arrest of aircraft for judgment enforcement

1. Within 48 hours from the time of receiving the document of transferring a written request, the written request and accompanying documents and evidence, the assigned judge must consider the written request and issue a decision:

a) To accept the written request for arrest of the aircraft if seeing that conditions for issuance of the decision on arrest of aircraft are fully satisfied, require the person who files the written request to pay the fee for aircraft arrest; or,

b) To return the written request for arrest of the aircraft if seeing that conditions for issuance of the decision on arrest of aircraft are not fully satisfied or the settlement of the written request falls beyond the court’s jurisdiction.

2. In case of issuing the decision on return of the written request for arrest of the aircraft for judgment enforcement, the court must send the decision to the competent civil judgment enforcement agency; immediately grant or send such decision together with the written request and accompanying documents and evidence to the requestor of arrest of the aircraft.

 Article 37. Complaints about decisions on return of written requests for arrest of aircraft for judgment enforcement and settlement thereof

1. Within 24 hours from the time of receiving the decision on return of written request for arrest of an aircraft for judgment enforcement, the requestor has the right to file a complaint about the decision with the chief justice of the court.

2. Within 24 hours from the time of receiving the written complaint about the decision on return of the written request for arrest of the aircraft for judgment enforcement and accompanying documents and evidence, the chief justice of the court must consider the written complaint and issue a decision:

a) To uphold the decision on return of the written request for arrest of aircraft; or,

b) To cancel the decision on return of the written request for arrest of aircraft and receive back the written request and accompanying documents and evidence to perform the acceptance of the arrest of the aircraft.

3. The chief justice’s decision on settlement of complaint is final and shall be sent immediately to the complainant.

 Article 38. Decisions on arrest of aircraft for judgment enforcement

1. The judge shall issue a decision on arrest of an aircraft right when the requestor has paid the fee for aircraft arrest, and the aircraft has landed at the airport or airfield.

2. A decision on arrest of an aircraft must contain the following contents:

a) Date of making the written request;

b) Name of the civil judgment enforcement agency receiving the written request;

c) Name of the court receiving the written request;

d) Name, address and nationality of the requestor of arrest of the aircraft;

dd) Nationality, registration mark, designation and type of the aircraft and other characteristics (if any) of the aircraft requested to be arrested; the airport or airfield at which the aircraft has landed;

e) Name, address and nationality of the aircraft owner, aircraft lessee, or aircraft operator;

g) Property obligations to be enforced under the judgment or decision of the court or the arbitral award;

h) The court’s assessments and legal bases used to accept the written request;

i) The court’s decisions.

3. The decision on arrest of aircraft shall take immediate effect, though complaints or proposals may arise.

4. The decision on arrest of aircraft shall be handed over to the director or the chief representative of the airport authority; be sent to the same-level procuracy, civil judgment enforcement agency, requestor of arrest of the aircraft, aircraft owner, aircraft lessee, aircraft operator, relevant airlines; and be sent to the Consular Department of the Ministry of Foreign Affairs in cases of arrested aircraft involving foreign elements.

5. In cases the arrest of aircraft cannot yet be implemented, the decision on arrest of the aircraft shall be valid for 12 months from the date of issuance, unless the requestor of arrest of the aircraft requests the termination of its validity.

 Article 39. Complaints about decisions on arrest of aircraft for judgment enforcement and settlement thereof

1. Within 48 hours from the time of receiving the court’s decision on arrest of an aircraft, the judgment debtor, aircraft owner, aircraft operator or the aircraft lessee has the right to file a complaint about such decision with the chief justice of the court.

2. Within 48 hours from the time of receiving the written complaint about the decision on arrest of aircraft for judgment enforcement, the court’s chief justice must consider the written complaint and issue a decision:

a) To uphold the decision on arrest of aircraft; or,

b) To cancel the decision on arrest of aircraft.

3. The chief justice’s decision on settlement of complaint is final and shall be sent immediately to the complainant.

 Article 40. Proposals on decisions on arrest of aircraft for judgment enforcement and settlement thereof

1. The same-level procuracy may file a proposal on the decision on arrest of an aircraft for judgment enforcement with the chief justice of the court. The time limit for proposal is 48 hours from the time the same-level procuracy receives the court’s decision.

2. Within 48 hours from the time of receiving the written proposal on the decision on arrest of aircraft for judgment enforcement, the court’s chief justice must consider the written proposal and issue a decision:

a) To uphold the decision on arrest of aircraft; or,

b) To cancel the decision on arrest of aircraft.

3. The chief justice’s decision on settlement of proposal is final and shall be sent immediately to the procuracy.

 Article 41. Grounds for release of arrested aircraft for judgment enforcement

1. The judgment debtor has fulfilled the obligation of judgment enforcement.

2. The judgment debtor has taken substitute security measures; the property obligation of the judgment debtor has been guaranteed by another person. In these cases, the consent of the judgment creditor is required.

3. Other grounds shall comply with Article 105 of the Law on Enforcement of Civil Judgments.

 Article 42. Request for release of aircraft arrested for judgment enforcement

1. When any of the grounds prescribed at Article 41 of this Ordinance exists, the aircraft owner, aircraft lessee, or aircraft operator, requestor of arrest of an aircraft and persons with related rights or interests have the right to request the release of the arrested aircraft.

2. A decision on release of an arrested aircraft must contain the following contents:

a) Date of making the written request;

b) Name of the court issuing the decision on arrest of aircraft;

c) Name and address of the requestor of release of arrested aircraft;

d) Nationality, registration mark, designation and type of the aircraft and other characteristics (if any) of the aircraft requested to be arrested; the airport or airfield at which the arrest of the aircraft is performed;

dd) Number and date of the decision on arrest of the aircraft;

e) Reason for requesting the release of the arrested aircraft.

 Article 43. Procedures for settlement of written requests for release of arrested aircraft

1. The requestor of release of an arrested aircraft must send a written request and accompanying documents and evidence to the court issuing the decision on arrest of the aircraft.

2. Upon receiving the written request for release of the arrested aircraft, the chief justice of the court shall assign one judge to settle such release of the aircraft.

3. Within 24 hours from the time of receiving the written request for release of the aircraft and accompanying documents and evidence, if the request is grounded, the assigned judge must issue a decision on release of the aircraft; In case of returning the written request, the judge shall notify the latter in writing to the requestor of release of the aircraft, clearly stating the reason. 

Article 44. Complaints about decisions on return of written requests for release of aircraft arrested for judgment enforcement and settlement thereof

1. Within 24 hours from the time of receiving the notice on return of written request for release of an aircraft arrested for judgment enforcement, the requestor of release of the aircraft has the right to file a complaint about such decision with the chief justice of the court.

2. Within 24 hours from the time of receiving the written complaint about the decision on return of the written request for release of aircraft and accompanying documents and evidence, the chief justice of the court must consider the written complaint and issue a decision:

a) To uphold the decision on return of the written request for release of of the aircraft; or,

b) To cancel the decision on return of the written request for release of of the aircraft and receive back the written request and accompanying documents and evidence to perform the acceptance of written request for release of the arrested aircraft.

3. The chief justice’s decision on settlement of complaint is final and shall be sent immediately to the complainant.

 Article 45. Decisions on release of aircraft arrested for judgment enforcement

1. A decision on release of an arrested aircraft must contain the following contents:

a) Date of issuance of the decision;

b) Name of the court issuing the decision;

c) Legal bases for the court to issue the decision on release of the arrested aircraft;

d) Nationality, registration mark, designation and type of the aircraft and other characteristics (if any) of the aircraft requested to be released;

dd) Name, address and nationality of the aircraft owner, aircraft lessee, or aircraft operator;

e) Reason for release of the arrested aircraft;

g) The court’s decisions;

h) The airport authority where the aircraft is arrested that perform the release of aircraft.

2. The decision on release of arrested aircraft shall take immediate effect, though complaints or proposals may arise.

3. The decision on release of the aircraft shall be handed over to the director or the chief representative of the airport authority; be sent to the same-level procuracy, the civil judgment enforcement agency, requestor of release of the aircraft, requestor of arrest of the aircraft, aircraft owner, aircraft lessee, aircraft operator, relevant airlines; and be sent to the Consular Department of the Ministry of Foreign Affairs in cases of arrested aircraft involving foreign elements.

 

Article 46. Complaints about decisions on release of aircraft arrested for judgment enforcement and settlement thereof

1. Within 24 hours from the time of receiving the decision on release of an arrested aircraft, the requestor of arrest of the aircraft has the right to file a complaint about such decision with the chief justice of the court.

2. Within 24 hours from the time of receiving the written complaint about the decision on release of the arrested aircraft and accompanying documents and evidence, the chief justice of the court must consider the written complaint and issue a decision:

a) To uphold the decision on release of aircraft; or,

b) To cancel the decision on release of aircraft.

3. The chief justice’s decision on settlement of complaint is final and shall be sent immediately to the complainant.

 Article 47. Proposals on decisions on release of aircraft arrested for judgment enforcement and settlement thereof

1. The same-level procuracy may file a proposal on the decision on release of an arrested aircraft with the chief justice of the court. The time limit for proposal is 48 hours from the time the same-level procuracy receives the court’s decision.

2. Within 48 hours from the time of receiving the written proposal on the decision on release of arrested aircraft, the court’s chief justice must consider the written proposal and issue a decision:

a) To uphold the decision on release of aircraft; or,

b) To cancel the decision on release of aircraft.

3. The chief justice’s decision on settlement of proposal is final and shall be sent immediately to the procuracy.

 

CHAPTER IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 48. Effect

This Ordinance takes effect on January 01, 2011.

 Article 49. Implementation guidance

The Government, the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy shall, within the ambit of their duties and powers, detail and guide the implementation of articles and clauses as assigned in this Ordinance; and guide other necessary contents to meet state management requirements.

 

 

Hanoi, March 16, 2010

FOR THE STANDING COMMITTEE OF THE NATIONAL ASSEMBLY

THE CHAIRMAN

 

Nguyen Phu Trong

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Ordinance 11/2010/UBTVQH12 DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Ordinance 11/2010/UBTVQH12 PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Thông tư 06/2024/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá

Nông nghiệp-Lâm nghiệp