Chỉ thị 49/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển dịch vụ trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 - 2010

thuộc tính Chỉ thị 49/2004/CT-TTg

Chỉ thị 49/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển dịch vụ trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 - 2010
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:49/2004/CT-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Chỉ thị
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:24/12/2004
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách, Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Chính sách phát triển kinh tế - Ngày 24/12/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 49/2004/CT-TTg về phát triển dịch vụ trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 - 2010. Chỉ thị nêu rõ: trong kế hoạch năm 2005 và các năm 2006 - 2010, cần đặt cao vị trí và vai trò của khu vực dịch vụ, xem ngành dịch vụ là một trong những ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế đất nước... Mục tiêu đặt ra là: tập trung phát triển các lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng như du lịch, bảo hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, kho bãi, chuyển tải, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, bưu chính viễn thông, xây dựng, xuất khẩu lao động... khuyến khích phát triển dịch vụ mới có sức cạnh tranh cao, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng dịch vụ giai đoạn 2006 - 2010 cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành và nội ngành dịch vụ, tăng dần tỷ trọng dịch vụ trong GDP của cả nước, tiến tới đạt khoảng 45% vào năm 2010... Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và khả năng cạnh tranh của trên thị trường nội địa, khu vực và quốc tế, đẩy mạnh khai thác tiềm năng và lợi thế của từng lĩnh vực dịch vụ, tăng cường sự hợp tác giữa các lĩnh vực dịch vụ để cùng cạnh tranh và phát triển. Thực hiện việc khảo sát, đánh giá sức cạnh tranh của từng lĩnh vực dịch vụ hiện tại và trong tương lai, phân loại các dịch vụ cần được bảo hộ, các lĩnh vực loại trừ tạm thời, loại trừ hoàn toàn cho việc mở cửa các ngành dịch vụ và dành đãi ngộ quốc gia, tối huệ quốc cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài...

Xem chi tiết Chỉ thị49/2004/CT-TTg tại đây

tải Chỉ thị 49/2004/CT-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHỈ THỊ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 49/2004/CT-TTG
NGÀY 24 THÁNG 12 NĂM 2004 VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
TRONG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI 5 NĂM 2006 - 2010

 

Trong những năm qua, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dịch vụ phát triển. Nhờ vậy khu vực dịch vụ đã có sự chuyển biến tích cực, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống của dân cư, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Một số lĩnh vực dịch vụ như: bưu chính viễn thông; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; vận tải hàng không; vận tải biển; du lịch, xuất khẩu lao động, ... đã có tốc độ tăng trưởng nhanh; chất lượng dịch vụ được nâng lên đáng kể; thu hút nhiều lao động, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ còn thấp so với tốc độ tăng trưởng kinh tế chung; tỷ trọng trong GDP gần đây có xu hướng giảm dần, cơ cấu chuyển dịch chậm, nhiều dịch vụ chưa hình thành và được khai thác có hiệu quả. Môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách về phát triển dịch vụ còn thiếu và chưa đồng bộ; chưa có sự gắn kết giữa các ngành để hỗ trợ và bổ sung cho nhau phát triển. Chất lượng và hiệu quả kinh doanh dịch vụ còn thấp; giá trị gia tăng thấp; giá dịch vụ của một số ngành còn khá cao so với các nước trong khu vực và thế giới, một số loại dịch vụ quan trọng có ý nghĩa quan trọng đối với năng lực cạnh tranh quốc gia chưa phát triển đúng mức.

Nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém trên là nhận thức về vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế của các Bộ, ngành, địa phương còn có nhiều hạn chế; chưa quan tâm đúng mức; thiếu biện pháp thiết thực để phát triển, ít kinh nghiệm trong điều hành quản lý; thiếu thông tin, số liệu để xây dựng kế hoạch, chính sách, thiếu cập nhật thực tiễn hoạt động của thị trường dịch vụ trong, ngoài nước.

Để phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những yếu kém nêu trên, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển dịch vụ, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng góp tỷ trọng tương xứng với tiềm năng vào tăng trưởng kinh tế chung, gia tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ, thu hút mạnh mẽ hơn nữa sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, đầu tư nước ngoài vào khu vực dịch vụ, gia tăng xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu đổi mới kinh tế và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

1. Trong kế hoạch năm 2005 và các năm 2006 - 2010, cần đặt cao vị trí và vai trò của khu vực dịch vụ; xem ngành dịch vụ là một trong những ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế đất nước với các mục tiêu sau:

- Tập trung phát triển các lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng như du lịch, bảo hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, kho bãi, chuyển tải, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, bưu chính viễn thông, xây dựng, xuất khẩu lao động... khuyến khích phát triển dịch vụ mới có sức cạnh tranh cao; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng dịch vụ giai đoạn 2006 - 2010 cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế; đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành và nội ngành dịch vụ, tăng dần tỷ trọng dịch vụ trong GDP của cả nước, tiến tới đạt khoảng 45% vào năm 2010.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên thị trường nội địa, khu vực và quốc tế; đẩy mạnh khai thác tiềm năng và lợi thế của từng lĩnh vực dịch vụ, tăng cường sự hợp tác giữa các lĩnh vực dịch vụ để cùng cạnh tranh và phát triển.

- Đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ và dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch, tài chính - ngân hàng, thu kiều hối và bán hàng tại chỗ, bưu chính viễn thông, vận tải hàng không và đường biển; giảm thâm hụt cán cân dịch vụ.

- Đẩy mạnh xã hội hóa để phát triển các dịch vụ văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, dịch vụ việc làm,... theo cơ chế thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và từng bước hội nhập quốc tế.

- Khảo sát, đánh giá sức cạnh tranh của từng lĩnh vực dịch vụ hiện tại và trong tương lai, phân loại các dịch vụ cần được bảo hộ, các lĩnh vực loại trừ tạm thời, loại trừ hoàn toàn cho việc mở cửa các ngành dịch vụ và dành đãi ngộ quốc gia, tối huệ quốc cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.

2. Về định hướng xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển dịch vụ.

Trong quá trình chuẩn bị Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra các định hướng chính về cơ cấu, chính sách, cơ chế vĩ mô để thúc đẩy phát triển dịch vụ; các Bộ, ngành chủ động xây dựng chiến lược, quy hoạch và Chương trình hành động phát triển dịch vụ ngành, cũng như các giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện trên cơ sở các định hướng chung và chiến lược phát triển ngành.

a) Về định hướng chung đầu tư phát triển dịch vụ.

- Tiếp tục huy động các nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước để nâng cấp, xây dựng mới kết cấu hạ tầng, trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại nhằm tạo thuận lợi cho phát triển dịch vụ.

- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (Trung ương và địa phương) cần được ưu tiên bố trí cho việc phát triển, củng cố, nâng cấp, hiện đại hóa có trọng điểm kết cấu hạ tầng, đặc biệt là giao thông vận tải, cảng hàng không, cảng biển, bưu chính viễn thông, du lịch, tài chính, ngân hàng. Hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật hiện đại cho các ngành dịch vụ chủ yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước, quốc tế và phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

- Mở cửa thị trường dịch vụ theo cam kết quốc tế, tăng cường công tác vận động, xúc tiến đầu tư nước ngoài vào ngành dịch vụ, đáp ứng trên 30% vốn bằng nguồn FDI.

- Tiến hành mạnh mẽ việc cổ phần hóa, tổ chức hoạt động kinh doanh theo các mô hình mới có hiệu quả để huy động nguồn lực của toàn xã hội cho đầu tư, phát triển dịch vụ, trước hết là ở các ngành: bảo hiểm, ngân hàng, du lịch, vận tải hành khách và hàng hóa, bưu chính viễn thông, kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ hàng hoá và một số ngành khác.

b) Về định hướng đầu tư một số ngành dịch vụ chủ yếu

- Dịch vụ giao thông vận tải:

+ Đầu tư duy trì, củng cố, nâng cấp và phát triển có trọng điểm cơ sở vật chất hạ tầng giao thông vận tải. Nâng cấp các công trình giao thông đường bộ hiện có, xây dựng mới một số công trình trọng điểm, từng bước xây dựng hệ thống đường cao tốc, trước hết là hệ thống nối liền các khu kinh tế trọng điểm, các trục giao thông quan trọng có lưu lượng giao thông lớn, kết nối các khu vực du lịch, các khu di tích lịch sử văn hóa đặc sắc của Việt Nam cũng như khu vực. Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đi lại của nhân dân.

+ Cải tạo, nâng cấp và đồng bộ hóa mạng đường sắt hiện có, hiện đại hóa hệ thống thông tin, tín hiệu, nâng cao chất lượng dịch vụ, phấn đấu bắt kịp trình độ khu vực.

+ Đầu tư đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống cảng biển. Hình thành một số cảng biển theo mô hình cảng mở, từng bước gia tăng dịch vụ chuyển tải. Phát triển đội tàu vận tải biển quốc gia theo hướng chuyên dùng, hiện đại. Trẻ hóa đội tàu, kết hợp việc đóng mới trong nước và mua tàu ở nước ngoài. Đẩy mạnh hơn nữa tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp dịch vụ hàng hải. Nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp xuất khẩu dịch vụ vận tải và thuyền viên, chú trọng phát triển loại hình dịch vụ hàng hải trọn gói.

+ Đầu tư cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa và xây dựng mới hệ thống cảng hàng không quốc tế, các cơ sở phục vụ điều hành và kiểm soát bay. Đầu tư mua sắm máy bay mới và hiện đại hóa đội bay, đủ sức cạnh tranh với thị trường hàng không khu vực. Từng bước mở cửa thị trường, thu hút sự tham gia của các hãng hàng không quốc tế.

- Dịch vụ du lịch:

Du lịch Việt Nam phải thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở huy động các nguồn lực của toàn xã hội để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa - lịch sử của đất nước; phấn đấu thu hút trên 6 triệu lượt khách quốc tế và trên 25 triệu khách du lịch trong nước vào năm 2010. Vốn ngân sách nhà nước tiếp tục tập trung vào việc hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch, trước hết là các trọng điểm du lịch quốc gia và các vùng có tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là các khu du lịch gắn với các di tích văn hóa - lịch sử đã được quy hoạch và có chiến lược phát triển đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tiếp tục hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho việc thực hiện Chương trình hành động quốc gia về du lịch.

- Dịch vụ xây dựng:

Tạo lập khuôn khổ pháp lý và động lực thúc đẩy phát triển các hoạt động đầu tư xây dựng, hình thành thị trường xây dựng với quy mô ngày càng rộng lớn, đa dạng, phong phú; tiếp tục mở rộng phân cấp, xác định rõ quyền và trách nhiệm của các chủ thể tham gia xây dựng nhằm bảo đảm chất lượng, hiệu quả xây dựng.

- Dịch vụ tài chính:

Tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia và cạnh tranh bình đẳng trên thị trường tài chính và dịch vụ tài chính; điều chỉnh cơ chế, chính sách để thị trường tài chính và thị trường dịch vụ tài chính hoạt động phù hợp với điều kiện của nền kinh tế và thực hiện các cam kết quốc tế về tài chính và dịch vụ tài chính. Lành mạnh hóa tình hình tài chính và tăng cường tiềm lực tài chính của các tổ chức dịch vụ tài chính nhà nước. Tăng cường khả năng kiểm soát của nhà nước đối với các loại dịch vụ tài chính.

- Dịch vụ ngân hàng:

Đẩy mạnh việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán qua ngân hàng, tăng cường các tiện ích ngân hàng nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế, kể cả cá nhân người tiêu dùng, sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong quan hệ thương mại, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút kiều hối. Nâng cao khả năng huy động vốn của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các nguồn vốn trung và dài hạn, đồng thời đơn giản hóa các quy trình, thủ tục nhằm tiếp tục mở rộng các hoạt động cấp tín dụng theo hướng an toàn, hiệu quả phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Tiếp tục các chính sách đa dạng hóa hoạt động của các ngân hàng thương mại theo hướng tiếp cận dịch vụ tài chính mới, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước, chuẩn bị cho quá trình hội nhập vào kinh tế thế giới và khu vực, nhất là khi thực hiện các cam kết theo Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và các cam kết sau khi gia nhập WTO.

- Dịch vụ bưu chính, viễn thông:

Xây dựng, phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin rộng khắp theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng và phát triển ứng dụng công nghệ thông tin theo những mục tiêu của Chiến lược phát triển Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Dịch vụ khoa học công nghệ:

Tập trung phát triển mạnh các loại hình dịch vụ khoa học công nghệ nhằm phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng dưới đây:

+ Các dịch vụ đòi hỏi kỹ thuật cao, như hướng dẫn lắp đặt và vận hành dây chuyền công nghệ; phục hồi, sửa chữa, hiệu chỉnh máy móc, thiết bị, dụng cụ thử nghiệm, phương tiện đo kiểm, thiết bị khoa học kỹ thuật có bộ phận điều khiển tự động.

+ Xử lý số liệu, tính toán, phân tích phục vụ trực tiếp nghiên cứu, triển khai, kiểm định và thử nghiệm; lập các báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi.

+ Các hoạt động liên quan tới bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; các hoạt động hỗ trợ chuyển giao công nghệ, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, trình diễn công nghệ; các dịch vụ về thông tin, tư vấn khoa học công nghệ, môi giới, xúc tiến công nghệ; các loại hình tổ chức hỗ trợ ươm tạo công nghệ, khởi lập doanh nghiệp; từng bước xây dựng thị trường chuyển giao công nghệ.

+ Các hoạt động đào tạo, huấn luyện cán bộ kỹ thuật, bồi dưỡng và nâng cao kiến thức quản lý kinh doanh.

- Xuất khẩu lao động:

Tập trung phát triển và nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động; chuyên gia, lao động xuất khẩu phải qua đào tạo, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp, ngoại ngữ, thể chất, tác phong và kỷ luật lao động; tăng tỷ lệ lao động có nghề, lao động có trình độ cao và chuyên gia cho xuất khẩu lao động; đầu tư phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo cho xuất khẩu lao động, trong đó tập trung cho các trường dạy nghề đầu ngành có chất lượng cao; sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo hướng chuyên môn hoá hoạt động dịch vụ này; đa dạng hóa hình thức sở hữu doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

3. Để chuẩn bị cho việc xây dựng cơ chế, chính sách phát triển và tổ chức quản lý dịch vụ cho thời gian còn lại của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 và giai đoạn 2006 - 2010, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, ngành, địa phương thực hiện một số công việc sau đây:

a) Trên cơ sở phân loại dịch vụ của Tổ chức Thương mại thế giới và hướng dẫn của Bộ Thương mại và Tổng cục Thống kê, các Bộ, ngành phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ do ngành mình phụ trách, đề xuất cơ chế, chính sách thích hợp để đẩy mạnh dịch vụ ngay từ năm 2005 và các năm sau, đưa dịch vụ vào nội dung của Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010.

b) Bộ Thương mại: rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách về xuất nhập khẩu và thương mại dịch vụ phù hợp với các định chế của Tổ chức thương mại thế giới WTO và Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS ). Phổ cập các thông tin, hướng dẫn các ngành và các địa phương chuẩn bị điều kiện thực hiện các cam kết về thương mại và dịch vụ sau khi gia nhập WTO, các cam kết tự do hoá thương mại và dịch vụ trong khuôn khổ ASEAN (CEPT/AFTA, AFAS,...) đến năm 2010 và giai đoạn tiếp theo. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc tổng hợp và chỉ đạo thực hiện hoạt động xuất, nhập khẩu dịch vụ.

c) Tổng cục Thống kê: chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại và các Bộ, ngành hữu quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong đầu năm 2005:

- Các Danh mục phân loại về dịch vụ và xuất, nhập khẩu dịch vụ theo hướng tuân thủ tương thích với các bảng danh mục chuẩn mực quốc tế và được mở rộng theo thực tiễn và yêu cầu của Việt Nam.

- Hệ thống chế độ báo cáo thống kê về dịch vụ và thương mại quốc tế dịch vụ; trước mắt tập trung đối với một số ngành dịch vụ chủ yếu như: bưu chính viễn thông; vận tải hàng không, vận tải đường biển, bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, du lịch.

Tổ chức thu thập và tổng hợp báo cáo thống kê về dịch vụ và thương mại quốc tế dịch vụ theo chế độ quy định để phục vụ công tác hoạch định chính sách, quản lý và điều hành nền kinh tế của Chính phủ và các cuộc họp giao ban của Tổ công tác liên ngành về dịch vụ (đã được thành lập theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 995/QĐ-BKH ngày 26 tháng 8 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

d) Bộ Nội vụ: chủ trì cùng Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ rà soát lại các ngành, hoạt động dịch vụ hiện chưa rõ cơ quan quản lý; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trong năm 2005 việc bổ sung chức năng quản lý nhà nước cho các Bộ, ngành liên quan. Phối hợp với các Bộ, ngành kiện toàn tổ chức và cán bộ để thực hiện công tác thống kê theo quy định của Luật Thống kê.

đ) Bộ Kế hoạch và Đầu tư: phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách đầu tư cho khu vực dịch vụ theo hướng khuyến khích xã hội hóa; mở rộng cho các thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, nhằm thu hút vốn đầu tư từ các nước có thị trường vốn đầu tư lớn, những tập đoàn xuyên quốc gia, hướng mạnh vào một số lĩnh vực dịch vụ như: thương mại, du lịch, tài chính, ngân hàng, giao thông vận tải, bưu chính, viễn thông,...

e) Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần bố trí cán bộ chuyên trách, theo dõi, thống kê và tổng hợp hoạt động dịch vụ trong ngành, địa phương theo các chuẩn mực, tiêu chí của chế độ báo cáo thống kê dịch vụ và thương mại dịch vụ được ban hành; nắm tình hình và báo cáo về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan khác theo chế độ quy định về tình hình phát triển dịch vụ và các vấn đề cần giải quyết (vào ngày 20 hàng tháng và hàng tháng cuối quý) để Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổ công tác liên ngành tổng hợp, báo cáo Chính phủ trong phiên họp thường kỳ hàng tháng của Chính phủ về tình hình phát triển dịch vụ.

Để chủ động hội nhập trong lĩnh vực dịch vụ, ngay từ bây giờ, Bộ Thương mại có trách nhiệm thông báo ngay cho các Bộ, ngành, các địa phương và các doanh nghiệp các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường dịch vụ; các Bộ, ngành cần chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện các cam kết mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; chỉ đạo các công ty cung cấp dịch vụ rà soát lại hoạt động dịch vụ trong ngành để có kế hoạch mở rộng, chiếm giữ địa bàn và khách hàng trong nước trước khi các tổ chức dịch vụ nước ngoài tham gia hoạt động tại Việt Nam; nghiên cứu các cơ chế phù hợp để thu hút thêm nguồn vốn, chủ động mở cửa dần đối với thị trường dịch vụ chủ yếu, như du lịch, vận tải hàng không, vận tải biển, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, phân phối bán lẻ, bưu chính viễn thông và một số loại dịch vụ khác.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chịu trách nhiệm theo dõi tổng hợp tình hình thực hiện Chỉ thị này và định kỳ tổng hợp, báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, người đứng đầu các tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Chỉ thị này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 49/2004/CT-TTg

Hanoi, December 24, 2004

 

DIRECTIVE

ON SERVICE DEVELOPMENT IN THE 2006-2010 FIVE YEAR SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT PLAN

THE PRIME MINISTER

Over the past years, the State has adopted many undertakings and policies to create favorable conditions for the development of service activities. As the result, the service sector has witnessed positive changes, better and better meeting people’s production, consumption and daily-life demands and contributing to speeding up economic growth. Some service domains such as post and telecommunications, finance, banking, insurance, air transport, sea transport, tourism, labor export… have seen high growth rates; the quality of services has been raised considerably, having attracted a large number of laborers and contributed to boosting export.

However, the growth rate of the service sector remains low as compared to the general economic growth rate; recently, its proportion to GDP tends to gradually sink, the restructuring remains slow, many services have not yet been formed and exploited efficiently. The legal environment as well as mechanisms and policies for service development are still inadequate and inconsistent while branches have failed to closely coordinate with one another for mutual support and development. The quality and efficiency of service business remain low; the added value is low; the service charges in a number of branches remain rather high as compared to those of other countries in the region and world, some services of great significance for the national competitiveness have not yet been properly developed.

The above-stated weaknesses are attributed mainly to the limitations in the ministries’, branches’ and localities’ awareness of the role of services in the economy; the failure to pay due attention thereto, the absence of practical development measures and management and administration experiences; the shortage of information and data for formulation of plans and policies, and the failure to be updated with information on practical operations of service markets at home and abroad.

In order to further promote the obtained results and address the above-stated weaknesses, thereby to create a breakthrough in service development, to accelerate the process of economic restructuring, to raise the competitiveness of service products, further attract the participation of all economic sectors and foreign investment in the service sector, increase export and meet the requirements of economic renewal and international economic integration, the Prime Minister instructs:

1. In the 2005 as well as 2006-2010 plans, it is necessary to heighten the position and role of the service sector; to consider it one of the spearhead sectors for national economic development with the following objectives:

- To concentrate on developing potential service domains such as tourism, insurance, air transport, sea transport, warehousing and storing yards, transshipment, finance, banking, audit, post and telecommunications, construction, labor export, etc. and encourage the development of new services of high competitiveness; to strive for a growth rate of the service sector in the 2006-2010 period higher than that of the entire economy; to boost the restructuring within the service sector and gradually raise the service proportion to the national GDP to around 45% by 2010.

- To raise the quality of service products and the competitiveness of service enterprises on domestic, regional and international markets; to further exploit potentials and advantages of each service domain and enhance cooperation among service domains for competition and development.

- To boost service export and services for on-spot collection of foreign currencies through activities of tourism, finance-banking, foreign exchange collection and on-spot goods sale, post and telecommunications, air and sea transport; to reduce service deficit.

- To boost the socialization so as to develop cultural, educational, medical, physical training and sport, employment… services according to market mechanism, thus meeting the people’s increasing demands and step-by-step integrating into international market.

- To survey and assess the competitiveness of each service domain at present and in future, to classify domains which need to be protected and domains temporarily banned or definitely banned so as to open service domains and render national treatment and most favored nation treatment to foreign service providers.

2. On the orientations for formulation of strategies and plannings on service development.

In the process of preparing the 2006-2010 five-year plan, the Ministry of Planning and Investment shall put forth major orientations on the structure, macro policies and mechanisms in order to boost service development; ministries and branches shall take initiative in formulating the strategies, plannings and action programs for the development of services within their branches, as well as specific solutions to the implementation thereof on the basis of the general orientations and strategies on their branches’ development.

a) On the general orientations for service development investment

- To continue mobilizing investment capital sources from all economic sectors at home and abroad in order to upgrade and build infrastructures and equip modern technical facilities in order to create favorable conditions for service development.

- To prioritize the State budget capital sources (both central and local budget) for development, consolidation, upgrading and modernization of key infrastructures, especially communications and transport, airports, seaports, post and telecommunications, tourism, finance and banking. To render support in modern technical equipment and facilities to major service domains so as to raise their competitiveness on domestic and international markets and to better and better satisfy people’s production and consumption demands.

- To open the service market according to international commitments, enhance the mobilization and promotion of foreign investment in service domains, ensuring that more than 30% of capital demand shall be satisfied with FDI sources.

- To vigorously boost the equitization and organization of business activities after new and effective models so as to mobilize resources from the entire society for service development investment, first of all in the domains of insurance, banking, tourism, passenger and cargo transportation, post and telecommunications, real estate business, goods wholesales and retail and other domains.

b) On orientations for investment in some major service domains

- Communications and transport services:

+ To invest in the maintenance, consolidation, upgrading and focal development of material foundations of communications and transport infrastructures. To upgrade the existing land-road traffic works, build some key works and step by step build systems of expressways, first of all, the system linking key economic zones, important traffic axes with high traffic flow and special tourist sites as well as cultural and historical relics of Vietnam and the region. To raise the quality of passenger-and cargo-transportation services, thus meeting in time socio-economic development requirements and people’s traveling demands.

+ To renovate, upgrade and synchronize the existing railway networks, modernize the information and signaling system and raise service quality, striving to catch up with the regional level.

+ To make investment so as to synchronize and modernize the system of seaports. To build a number of seaports after the model of open ports and step-by-step increase transshipment services. To further boost the equitization of maritime service enterprises. To raise the quality and professionalism in exportation of transport services and crewmembers, to pay attention to the development of package maritime services.

+ To invest in renovating, upgrading, modernizing and building a system of international airports and flight-control and -administration establishments. To step by step open the market and attract international airlines to participate therein.

- Tourist services:

Vietnamese tourism should become a spearhead economic branch on the basis of mobilizing the entire society’s resources so as to efficiently exploit the country’s potentials and advantages regarding natural and ecological conditions and cultural-historical traditions; to strive to attract over 6 million foreign tourists and over 25 million domestic tourists by 2010. To continue concentrating on providing State budget capital for investment in the development of tourist infrastructures, first of all, in national key tourist sites and regions with tourist development potentials, especially tourist sites associated with cultural-historical relics for which the plannings and development strategies till 2010 have already been approved by the Prime Minister. To continue providing State budget support for the implementation of the national action program on tourism.

- Construction services:

To create legal framework and motive forces for boosting the development of construction investment activities and form a large, diversified and abundant construction market; to further decentralize and clearly define rights and responsibilities of subjects participating in construction with a view to ensuring construction quality and efficiency.

- Financial services:

To create a favorable environment for organizations of all economic sectors to participate and compete in a healthy manner in the financial market and financial services; to adjust mechanisms and policies for financial market and financial service market to operate in accordance with the conditions of the economy as well as international commitments on finance and financial services. To enhance the State’s capability to control over assorted types of financial services.

- Banking services:

To boost the modernization of the via-bank payment system and enhance banking facilities in order to encourage economic sectors, including individual consumers, to use via-bank payment services and restrict the use of cash in commercial relations, to continue formulating and perfecting mechanisms and policies to attract foreign currencies. To raise the commercial banks’ capability to mobilize capital, especially medium- and long-term capital sources, and at the same time, to simplify process and procedures for further expansion of credit-providing activities in a safe and efficient manner in accordance with international practices, thus better and better satisfying capital demands for economic growth. To continue adhering to the policies of diversifying activities of commercial banks along the direction of approaching new financial services, meeting customers’ diversified demands, raising the competitiveness of domestic commercial banks and preparing for regional and international economic integration, especially in realizing the commitments under the Vietnam- US Bilateral Trade Agreement and commitments after joining in the WTO.

- Post and telecommunications services:

To build and develop a widespread post, telecommunications and information technology network along the direction of modernization and higher service quality as well competitiveness so as to better satisfy socio-economic development requirements, ensure security and defense, develop and apply information technology according to objectives set in the Strategy on development of Vietnam’s post and telecommunications till 2010 and orientations till 2020, which has been approved by the Prime Minister.

- Scientific and technological services:

To concentrate on developing scientific and technological services in service of the process of national industrialization and modernization along the following directions:

+ Hi-tech services, such as services on installation and operation of technological chains; renovation, repair and adjustment of machinery, equipment, testing devices, measuring facilities, and scientific and technical equipment with automatic control units.

+ Data processing, calculation and analysis in direct service of research, development, expertise and testing; elaboration of pre-feasibility study reports.

+ Activities related to the protection of intellectual property rights; activities in support of technology transfer and application of new techniques to production, technological demonstration; services on scientific and technological information and consultancy, technological brokerage and promotion; technology nurseries and business commencement; to step by step build a technology transfer market.

+ Activities of training and fostering technical personnel and raising business administration knowledge.

- Labor export:

To concentrate on developing and raising the efficiency of labor export; exported specialists and laborers must be trained so as to meet the requirements on profession, foreign languages, physical strength, behavior and working disciplines; to raise the percentage of skilled laborers, laborers of high qualification and specialists for export; to invest in the development of a network of training establishments for labor export, focusing on top job-training schools of high quality; to reorganize and renew State enterprises along the direction of specialization in these services; to diversify ownership forms of labor export enterprises.

3. In order to prepare for the formulation of mechanisms and policies for the development and organize the management of services in the remaining period of the 2006-2010

a) On the basic of the classification of services by the World Trade Organization and the guidance of the Ministry of Trade and the General Department of Statistics, the ministries and branches shall coordinate with the provincial/municipal People’s Committees in taking initiative in formulating strategies on development of services under their management, propose appropriate mechanisms and policies to boost services right in 2005 and the following years, and incorporate services in the contents of the 2006-2010 five-year plan.

b) The Ministry of Trade: To revise and perfect mechanisms and policies on service import, export and trading in order to make them suit the World Trade Organization’s institutions and the General Agreement on Trade in Services (GATS). To disseminate information to and guide branches and localities in preparing conditions for the realization of commitments on trade and services after joining in the WTO, and commitments on trade and service liberalization within
ASEAN framework (CEPT/AFTA, AFAS, etc.) up to 2010 and in the following period. The Ministry of Trade shall bear responsibility before the Government for the synthesis and direction of service import and export activities.

c) The General Department of Statistics: To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Trade and concerned ministries and branches in formulating and submitting to the Government for promulgation in early 2005:

- Classification lists of services and service import and export, which are formulated in compatibility with the internationally standardized lists and expanded according to Vietnam’s practical situation and requirements.

- The system of statistical reporting regimes for services and international trade in services; first of all, focusing on a number of main services such as post and telecommunications; air transport, sea transport, insurance, finance, banking and tourism.

To collect and synthesize statistical reports on services and international trade in services according to the prescribed regimes in service of the formulation of policies and management and administration of the economy by the Government as well as briefings of the inter-branch task-force on services (already set up under the Prime Minister’s direction in the Minister of Planning and Investment’s Decision No. 995/QD-BKH dated August 26, 2004)

d) The Ministry of Home Affairs: To assume the prime responsibility for, and coordinate with the General Department of Statistics, the Ministry of Planning and Investment and the Government Office in revising service domains and activities, for which the managing agencies have not yet been identified; to propose the Prime Minister to supplement the State management functions for concerned ministries and branches in 2005.

e) The Ministry of Planning and Investment: To coordinate with the Ministry of Finance and concerned agencies in studying the amendments and supplements to mechanisms and policies on investment in the service sector along the direction of encouraging the socialization; opening it for all economic sectors, including enterprises with 100% foreign capital, so as to attract investment capital from countries with large investment capital market and transnational groups, focusing on some service domains such as trade, tourism, finance, banking, communications and transport, post and telecommunications...

f) The ministries, branches and provincial/municipal People’s Committees shall have to arrange full-time officials to monitor, make statistics and synthesize service activities within their branches and localities according to standards and norms of the statistical reporting regimes applicable to services and service trading already promulgated; to grasp thoroughly the situation and report on the service development as well as problems to be settled (on the 20th every month and the last month of quarter) to the Ministry of Planning and Investment, the General Department of Statistics, the Government Office and other agencies according to the prescribed regimes for the Ministry of Planning and Investment and the inter-branch task-force to synthesize and report the service development situation to the Goverment at the Goverment’s monthly regular meetings.

In order to take initiative in integration in service domains, right from now, the Ministry of Trade shall have to immediately notify ministries, branches, localities and enterprises of international commitments on opening the service market; the ministries and branches shall have to prepare conditions for the realization of commitments which Vietnam has signed or acceded to; to direct service-providing companies to revise service activities within their respective branches so as to work out plans on expansion and maintenance of domestic market and customers before foreign service organizations start their activities in Vietnam; to study and work out appropriate mechanisms to further attract capital sources, take initiative in gradually opening main service markets such as tourism, air transport, sea transport, finance and banking, insurance, retail distribution, post and telecommunications and other services.

4. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, monitoring and synthesizing the implementation of this Directive and periodically, synthesizing and reporting the implementation results to Government.

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies, the presidents of the provincial/municipal People’s Committees, the heads of State budget-funded organizations, the chairmen of the Managing Boards and the general directors (directors) of State enterprises shall have to implement this Directive.

 

 

PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Directive 49/2004/CT-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất