Nghị định 21/2010/NĐ-CP về quản lý biên chế công chức

thuộc tính Nghị định 21/2010/NĐ-CP

Nghị định 21/2010/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý biên chế công chức
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:21/2010/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:08/03/2010
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Cán bộ-Công chức-Viên chức

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quản lý biên chế công chức - Nghị định về quản lý biên chế công chức đã được Chính phủ ban hành ngày 08/3/2010. Đó là Nghị định số 21/2010/NĐ-CP áp dụng cho: các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập; hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội; Kiểm toán Nhà nước; tòa án nhân dân; viện kiểm sát nhân dân; các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; các cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; các đơn vị sự nghiệp công lập ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. Theo Nghị định này, quản lý biên chế công chức bao gồm các nội dung: xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về biên chế công chức, hướng dẫn xác định biên chế công chức và quản lý biên chế công chức; lập kế hoạch biên chế công chức hàng năm, điều chỉnh biên chế công chức; quyết định biên chế công chức, phân bổ, sử dụng biên chế công chức; hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc quản lý biên chế công chức; thống kê, tổng hợp và báo cáo về biên chế công chức. Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng biên chế công chức, biên chế công chức dự phòng, biên chế công chức làm việc ở nước ngoài của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quản lý biên chế công chức được giao đối với các cơ quan nói trên; giải quyết khiếu nại, tố cáo về quản lý biên chế công chức thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2010. Bãi bỏ những quy định về biên chế công chức tại Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19/6/2003 của Chính phủ về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước.

Từ ngày 20/7/2020, Nghị định này bị hết hiệu lực bởi Nghị định 62/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế công chức.

Xem chi tiết Nghị định21/2010/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
------------

Số: 21/2010/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------------

Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2010

NGHỊ ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC

----------------------------

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về quản lý biên chế công chức, bao gồm: nguyên tắc quản lý biên chế công chức, căn cứ xác định biên chế công chức, nội dung quản lý biên chế công chức.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Văn phòng Chủ tịch nước.
4. Văn phòng Quốc hội.
5. Kiểm toán Nhà nước.
6. Tòa án nhân dân.
7. Viện kiểm sát nhân dân.
8. Các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
9. Các cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
10. Các đơn vị sự nghiệp công lập ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, bao gồm:
a) Các đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước;
b) Các đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam;
c) Các đơn vị sự nghiệp công lập của tổ chức chính trị - xã hội.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý biên chế công chức
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và quy định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Bảo đảm thống nhất, đồng bộ giữa quản lý biên chế công chức với tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
3. Kết hợp giữa quản lý biên chế công chức với tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm của công chức.
4. Đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, bảo đảm biên chế công chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
5. Công khai, minh bạch, dân chủ trong quản lý biên chế công chức.
Điều 4. Căn cứ xác định biên chế công chức
1. Đối với cơ quan, tổ chức ở Trung ương
a) Vị trí việc làm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền quy định;
b) Tính chất, đặc điểm, mức độ phức tạp và quy mô, phạm vi, đối tượng quản lý của ngành, lĩnh vực;
c) Quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của luật chuyên ngành;
d) Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;
đ) Thực tế tình hình quản lý biên chế công chức được giao của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương
a) Các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Quy mô dân số, diện tích tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
c) Số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã;
d) Đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
3. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập
a) Các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Quy định của Chính phủ về công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 5. Nội dung quản lý biên chế công chức
1. Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về biên chế công chức, hướng dẫn xác định biên chế công chức và quản lý biên chế công chức.
2. Lập kế hoạch biên chế công chức hàng năm, điều chỉnh biên chế công chức.
3. Quyết định biên chế công chức; phân bổ, sử dụng biên chế công chức.
4. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc quản lý biên chế công chức.
5. Thống kê, tổng hợp và báo cáo về biên chế công chức.
Chương 2.
KẾ HOẠCH BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC VÀ
ĐIỀU CHỈNH BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC HÀNG NĂM
MỤC 1. KẾ HOẠCH BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC HÀNG NĂM
Điều 6. Lập kế hoạch biên chế công chức hàng năm

Cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 2 của Nghị định này có trách nhiệm lập kế hoạch biên chế công chức hàng năm theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
Điều 7. Cơ sở lập kế hoạch biên chế công chức hàng năm
1. Căn cứ xác định biên chế công chức quy định tại Điều 4 của Nghị định này.
2. Văn bản của cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn xác định biên chế công chức.
Điều 8. Nội dung kế hoạch biên chế công chức hàng năm
1. Báo cáo kết quả sử dụng biên chế công chức được giao của năm trước liền kề; kèm theo biểu mẫu thống kê, tổng hợp số liệu biên chế công chức hiện có theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
2. Xác định số lượng biên chế công chức.
3. Giải pháp thực hiện kế hoạch biên chế công chức sau khi được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt, dự kiến nguồn công chức bổ sung, thay thế, thực hiện chính sách tinh giản biên chế và dự toán kinh phí để thực hiện.
Điều 9. Thời hạn gửi kế hoạch biên chế công chức hàng năm
1. Chậm nhất là ngày 20 tháng 7 năm trước liền kề, các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 1, 2 và điểm a khoản 10 Điều 2 Nghị định này gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hàng năm để thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ; các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và điểm b, c khoản 10 Điều 2 Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền kế hoạch biên chế công chức hàng năm để quyết định và gửi Bộ Nội vụ để tổng hợp chung về biên chế công chức.
2. Sau ngày 20 tháng 7 năm trước liền kề, nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị không gửi kế hoạch biên chế công chức hàng năm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì giữ ổn định số biên chế công chức đã được giao.
Điều 10. Hồ sơ kế hoạch biên chế công chức hàng năm
1. Hồ sơ kế hoạch biên chế công chức hàng năm, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt kế hoạch biên chế công chức hàng năm;
b) Kế hoạch biên chế công chức hàng năm;
c) Các tài liệu liên quan đến việc lập kế hoạch biên chế công chức kèm theo.
2. Văn bản đề nghị phê duyệt kế hoạch biên chế công chức hàng năm do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị ký và phải có những nội dung chủ yếu sau:
a) Sự cần thiết và căn cứ của việc lập kế hoạch biên chế công chức hàng năm;
b) Nội dung chính của kế hoạch biên chế công chức hàng năm;
c) Kiến nghị, đề xuất.
MỤC 2. ĐIỀU CHỈNH BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC HÀNG NĂM
Điều 11. Căn cứ điều chỉnh biên chế công chức
1. Thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện.
3. Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 12. Hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 1, 2 và điểm a khoản 10 Điều 2 Nghị định này lập hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức gửi Bộ Nội vụ để giải quyết theo thẩm quyền; các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và điểm b, c khoản 10 Điều 2 Nghị định này lập hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức gửi cơ quan có thẩm quyền để xem xét, quyết định.
2. Hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị điều chỉnh biên chế công chức;
b) Đề án điều chỉnh biên chế công chức;
c) Các tài liệu liên quan đến việc điều chỉnh biên chế công chức kèm theo.
3. Văn bản đề nghị điều chỉnh biên chế công chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị ký và phải có những nội dung chủ yếu sau:
a) Sự cần thiết và căn cứ của việc điều chỉnh biên chế công chức;
b) Nội dung chính của đề án điều chỉnh biên chế công chức;
c) Kiến nghị, đề xuất.
Chương 3.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC
Điều 13. Trách nhiệm của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập
1. Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc lập kế hoạch biên chế công chức hàng năm.
2. Căn cứ vào biên chế được giao:
a) Giao biên chế công chức của các cơ quan, tổ chức hành chính trực thuộc;
b) Giao biên chế công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc.
3. Thực hiện chế độ thống kê và báo cáo về tình hình thực hiện quản lý biên chế công chức theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
4. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý biên chế công chức đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc.
5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quản lý biên chế công chức thuộc thẩm quyền.
Điều 14. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
1. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng biên chế công chức, biên chế công chức dự phòng, biên chế công chức làm việc ở nước ngoài của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Giao biên chế công chức sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đối với từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Giao biên chế công chức làm việc ở nước ngoài sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đối với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
4. Điều chỉnh biên chế công chức trong phạm vi biên chế công chức dự phòng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định tại Nghị định này.
5. Ban hành văn bản hướng dẫn xác định biên chế công chức đối với ngành, lĩnh vực theo đề nghị của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập.
6. Tổng hợp, thống kê biên chế công chức trong phạm vi cả nước, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền.
7. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quản lý biên chế công chức được giao đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quản lý biên chế công chức thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính
1. Xây dựng định mức phân bổ dự toán chi quản lý hành chính theo biên chế công chức của cơ quan, tổ chức quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 2 Nghị định này; hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, định mức phân bổ dự toán chi quản lý hành chính theo biên chế công chức của các cơ quan, tổ chức thuộc Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp,
2. Bố trí kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm theo biên chế công chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập; các cơ quan thuộc thẩm quyền quyết định biên chế của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Điều 16. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định giao biên chế công chức trong cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong biên chế công chức được cấp có thẩm quyền giao.
Điều 17. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp huyện lập kế hoạch biên chế công chức hàng năm.
2. Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh biên chế công chức và triển khai thực hiện sau khi được Hội đồng nhân dân quyết định.
3. Thực hiện chế độ thống kê và báo cáo về tình hình thực hiện quản lý biên chế công chức theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
4. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý biên chế công chức đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc.
5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quản lý biên chế công chức thuộc thẩm quyền.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2010.
Bãi bỏ những quy định về biên chế công chức tại Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước.
Điều 19. Trách nhiệm thi hành
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính QG;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, TCCV (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

 

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence – Freedom - Happiness

No.: 21/2010/ND-CP

Hanoi, March 08, 2010

 

 

DECREE

ON THE MANAGEMENT OF CIVIL SERVANT PAYROLLS

 

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the November 13, 2008 Law on Cadres and Civil Servants;

At the proposal of the Minister of Home Affairs,

 

DECREES:

Chapter 1 GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

This Decree stipulates the management of civil servant payrolls, including principles on the management of civil servant payrolls, bases for identifying civil servant payrolls and contents of management of civil servant payrolls.

Article 2. Subjects of application

1. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, and organizations established by the Government or the Prime Minister which are other than public non­-business units.

2. People's Councils and People's Committees of provinces and centrally run cities.

3. The President Office.

4. The National Assembly Office.

5. The State Audit Office.

6. People's courts.

7. People's procuracies.

8. Communist Party of Vietnam bodies at central, provincial and district levels.

9. Socio-political organizations' agencies at central, provincial and district levels.

10. Public non-business units at central, provincial and district levels, including:

a/ Public non-business units of the State;

b/ Public non-business units of the Communist Party of Vietnam;

c/ Public non-business units of socio-political organizations.

Article 3. Principles on the management of civil servant payrolls

1. Compliance with the law on cadres and civil servants and regulations of Communist Party of Vietnam competent bodies.

2. Assurance of uniformity and synchrony between management of civil servant payrolls and recruitment, employment and management of civil servants.

3. Combination between management of civil servant payrolls and civil servant title and working position standards.

4. Satisfaction of administrative reform requirements ensuring that civil servant payrolls suit the functions and tasks of agencies organizations and units.

5. Publicity, transparency and democracy in the management of civil servant payrolls.

Article 4. Bases for identifying civil servant payrolls

1. For central agencies and organizations

a/Working positions suitable to the functions, tasks, powers and organizational structure of each agency, organization or unit decided by competent authorities;

b/ Nature, characteristics, level of complexity and scale, scope and subjects of management of sectors or domains;

c/ Professional management processes prescribed by relevant specialized laws;

d/ Level of modernization of working offices, facilities and equipment and application of information technologies;

e/ Practical management of assigned civil servant payrolls of agencies, organizations or units.

2. For local agencies and organizations

a/ Bases specified in Clause 1 of this Article;

b/ Size of population, natural area and level of socio-economic development of localities;

c/ Number of district-level and commune-level administrative units;

d/ Characteristics of political security and social order and safety.

3. For public non-business units

a/ Bases specified in Clause 1 of this Article;

b/ The Government's regulations on civil servants in the leadership and managerial apparatuses of public non-business units.

Article 5. Contents of management of civil servant payrolls

1. Formulating and promulgating legal documents on civil servant payrolls, guiding the identification and management of civil servant payrolls.

2. Making annual civil servant payrolls plans, adjusting civil servant payrolls.

3. Deciding on civil servant payrolls; assigning and using civil servant payrolls.

4. Guiding, inspecting and examining the management of civil servant payrolls.

5. Making statistics on, summarizing and reporting on civil servant payrolls.

 

Chapter II

ANNUAL PLANS ON AND ADJUSTMENT OF CIVIL SERVANT PAYROLLS

 

Section 1. ANNUAL PLANS ON CIVIL SERVANT PAYROLLS

Article 6. Making of annual civil servant payroll plans

Agencies, organizations and units mentioned in Clause 2 of this Decree shall make annual civil servant payroll plans under this Decree and the guidance of the Ministry of Home Affairs.

Article 7. Bases for making annual civil servant payroll plans

1. Bases for identifying civil servant payrolls specified in Article 4 of this Decree.

2. Documents of competent agencies guiding the identification of civil servant payrolls.

Article 8. Contents of an annual civil servant payroll plan

1. Report on results of the use of the assigned civil servant payroll of the preceding year, enclosed with statistical forms and summarized data available on the civil servant payroll under the guidance of the Ministry of Home Affairs.

2. Identification of the civil servant payroll.

3. Solutions to implementing the civil servant payroll plan after assignment or approval by competent authorities, projected sources of additional and substitute civil servants, implementation of the payroll streamlining policy and its estimated fund.

Article 9. Time limits for sending annual plans on civil servant payrolls

1. Not later than July 20 of the preceding year, agencies, organizations and units mentioned in Clauses 1 and 2 and at Point a, Clause 10, Article 2 of this Decree shall send their annual civil servant payroll plans to the Ministry of Home Affairs for appraisal and submission to the Prime Minister; agencies, organizations and units mentioned in Clauses 3, 4, 5, 6, 7, 8 and 9, and at Points b and c, Clause 10, Article 2 of this Decree shall send their annual civil servant payroll plans to competent agencies for decision and sending to the Ministry of Home Affairs for general summarization of civil servant payrolls.

2. After July 20 of the preceding year, any agencies, organizations or units that fail to send their annual civil servant payroll plans under Clause 1 Of this Article shall keep unchanged their assigned civil servant payrolls.

Article 10. Dossiers of annual civil servant payroll plans

1. A dossier of the annual civil servant payroll plan comprises:

a/ Written request for approval of the annual civil servant payroll plan;

b/ The annual civil servant payroll plan;

c/ Documents related to the making of the civil servant payroll plan.

2. The written request for approval of an annual civil servant payroll plan shall be signed by the head of the agency, organization or unit, and must contain the following principal details:

a/ The necessity and grounds for making the annual civil servant payroll plan;

b/ Major contents of the annual civil servant payroll plan;

c/ Recommendations, proposals.

 

Section 2. ANNUAL ADJUSTMENT OF CIVIL SERVANT PAYROLLS

Article 11. Bases for adjusting civil servant payrolls

1. Establishment, reorganization or dissolution of agencies, organizations or units under decisions of competent agencies.

2. Establishment, consolidation, division or adjustment of administrative boundaries of provincial-level and district-level administrative units.


3. Adjustment of functions, tasks and powers of agencies, organizations or units under decisions of competent agencies.

Article 12. Dossiers of adjustment of civil servant payrolls

Agencies, organizations and units specified in Clauses 1 and 2 and at Point a, Clause 10, Article 2 of this Decree shall make dossiers of adjustment of civil servant payrolls and send them to the Ministry of Home Affairs for settlement according to its competence; agencies, organizations and units specified in Clauses 3, 4, 5, 6, 7, 8 and 9 and at Points b and c, Clause 10, Article 2 of this Decree shall make dossiers of adjustment of civil servant payrolls and send them competent agencies for consideration and decision.

A dossier of adjustment of a civil servant payroll comprises:

a/ A written request for adjustment of a civil servant payroll;

b/ The scheme on the adjustment of the civil servant payroll;

c/ Documents related to the adjustment of the civil servant payroll;.

3. A written request for adjustment of a civil servant payroll shall be signed by the head of the agency, organization or unit and must contain the following principal details:

a/ The necessity and grounds for making the annual civil servant payroll plan;

b/ Major contents of the annual civil servant payroll plan;

c/ Recommendations, proposals.

Chapter III

RESPONSIBILITIES FOR MANAGEMENT OF CIVIL SERVANT PAYROLLS

 

Article 13. Responsibilities of ministers, heads of ministerial-level agencies, government-attached agencies and organizations established by the Government or the Prime Minister which are other than public non-business units

1. To direct agencies, organizations and units under their respective management to make annual civil servant payroll plans.

2. Based on the assigned payrolls:

a/ To assign civil servant payrolls to administrative agencies and organizations under their respective management;

b/ To assign civil servant payrolls within the leadership and managerial apparatuses of their attached public non-business units.

3. To implement the regime of statistics and reporting on the management of civil servant payrolls under this Decree and the guidance of the Ministry of Home Affairs.

4. To inspect and examine the observance of the regulations on management of civil servant payrolls by their attached agencies, units and public non-business units.

5. To settle complaints and denunciations on the management of civil servant payrolls under their respective competence.

Article 14. Responsibilities of the Minister of Home Affairs

1. To submit to the Prime Minister for approval the total civil servant payrolls, reserve civil servant payrolls and overseas-working civil servant payrolls of ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, organizations established by the Government or the Prime Minister which are other than public non-business units, and of provinces and centrally run cities.

2. To assign civil servant payrolls after they are approved by the Prime Minister to each ministry, ministerial-level agency, government-attached agency and organization established by the Government or the Prime Minister which is other than a public non-business unit, and of each province or centrally run city.

3. To assign overseas-working civil servant payrolls after they are approved by the Prime Minister to ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies.

4. To adjust civil servant payrolls within the reserve civil servant payrolls approved by the Prime Minister under this Decree.

5. To issue documents guiding the identification of civil servant payrolls of sectors and domains at the proposal of ministers and heads of ministerial-level agencies, government- attached agencies and organizations established by the Government or the Prime Minister which are other than public non-business units.

6. To summarize and make statistics on civil servant payrolls nationwide and report them to the Government, the Prime Minister and competent agencies.

7. To inspect and examine the management of assigned civil servant payrolls by ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and organizations established by the Government or the Prime Minister which are other than public non-business units, and People's Committees of provinces and centrally run cities under this Decree and other relevant laws.

8. To settle complaints and denunciations on the management of civil servant payrolls under his/her competence.

Article 15. Responsibilities of the Minister of Finance

1. To formulate tentative levels of expenses for administrative management based on civil servant payrolls of agencies and organizations specified in Clauses 1, 3, 4, 5, 6. 7, 8 and 9, Article 2 of this Decree; to guide provincial-level People's Committees in formulating tentative levels of expenses for administrative management based on civil servant payrolls of agencies and organizations within the People's Councils and People's Committees at all levels.

2. To allocate state budget funds to assure civil servant payrolls of ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and organizations established by the Government of the Prime Minister which are other than public non-business units; and agencies with their payrolls decided by the Communist Party of Vietnam, the National Assembly Standing Committee and the President.

Article 16. Responsibilities of provincial-level People's Councils

Provincial-level People's Councils shall decide to assign civil servant payrolls of the agencies of the People's Councils, People's Committees and public non-business units of provincial-level and district-level People's Committees within the civil servant payrolls assigned by competent authorities.

Article 17. Responsibilities of chairpersons of provincial-level People's Committees

1. To direct their attached agencies, organizations and non-business units and district-level People's Committees in making annual civil servant payroll plans.

2. To submit civil servant payrolls to provincial-level People's Councils and implement them after they are decided by the People's Councils.

3. To make statistics and report on the management of civil servant payrolls under this Decree and the guidance of the Ministry of Home Affairs.

4. To examine the observance of the regulations on management of civil servant payrolls by their attached agencies, units and public non-business units.

5. To settle complaints and denunciations on the management of civil servant payrolls under their respective competence.

 

Chapter IV IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 18. Effect

1. This Decree takes effect on May 1, 2010.

2. To annul the provisions on civil servant payrolls in the Government's Decree No. 71/ 2003/ND-CP of June 19, 2003, on the decentralization of the management of payrolls of state administrative and non-business agencies and units.

Article 19. Implementation responsibility

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, heads of organizations established by the Government or the Prime Minister which are other than public non-business units, presidents of People's Councils and chairpersons of the People's Committees of provinces and centrally run cities, and concerned agencies, organizations and individuals shall implement this Decree.-

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT

PRIME MINISTER

 

 

NGUYEN TAN DUNG

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 21/2010/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất