Quyết định 5292/QĐ-BYT 2017 Kế hoạch thí điểm phương pháp xác định nhiễm mới HIV

thuộc tính Quyết định 5292/QĐ-BYT

Quyết định 5292/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành "Kế hoạch thí điểm phương pháp xác định nhiễm mới HIV tại một số tỉnh/thành phố của Việt Nam"
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:5292/QĐ-BYT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Thanh Long
Ngày ban hành:14/11/2017
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Thí điểm phương pháp xác định nhiễm mới HIV tại 06 tỉnh/thành phố

"Kế hoạch thí điểm phương pháp xác định nhiễm mới HIV tại một số tỉnh/thành phố của Việt Nam" do Bộ Y tế ban hành ngày 24/11/2017 tại Quyết định số 5292/QĐ-BYT được thực hiện từ năm 2017 - 2019 tại 06 tỉnh/thành phố là: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Nghệ An, Điện Biên, Sơn La.
Mục tiêu của của Kế hoạch này là nghiên cứu ứng dụng sinh phẩm xét nghiệm chẩn đoán nhiễm mới HIV tại Việt Nam qua thực hiện 05 hoạt động: Đánh giá đặc tính sinh phẩm tại phòng xét nghiệm tham chiếu quốc gia về HIV; Thí điểm áp dụng phương pháp xác định phân bố tỷ lệ nhiễm mới trong số người xét nghiệm dương tính HIV; Thí điểm sinh phẩm xác định tỷ lệ nhiễm mới HIV trong chương trình giám sát trọng điểm tại 20 tỉnh tham gia HSS/HSSV; Đánh giá tính khả thi việc sử dụng sinh phẩm xét nghiệm chẩn đoán nhiễm mới HIV (từ tháng 01 - 12/2018); Ứng dụng kết quả xác định tỷ lệ nhiễm mới HIV chương trình dự phòng, giám sát và đánh giá (từ tháng 06 - 12/2019).
Trong đó, việc thí điểm áp dụng phương pháp xác định phân bố tỷ lệ nhiễm mới trong số những người xét nghiệm dương tính HIV tại các địa bàn thí điểm phải đảm bảo nguyên tắc: Mẫu sau khi được khẳng định dương tính với HIV bằng phương cách III, sẽ được tiếp tục thực hiện với sinh phẩm xác định nhiễm mới HIV để xác định tình trạng mới nhiễm trong 06 tháng trở lại hai đã nhiễm trong giai đoạn trước đó.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định5292/QĐ-BYT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

B Y T
-------
Số: 5292/QĐ-BYT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2017
 
 
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH “KẾ HOẠCH THÍ ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NHIỄM MỚI HIV TẠI MỘT SỐ TỈNH/THÀNH PHỐ CỦA VIỆT NAM”.
-----------
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
 
 
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch Thí điểm phương pháp xác định nhiễm mới HIV tại một số tỉnh/thành phố của Việt Nam”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh/thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Nghệ An, Điện Biên, Sơn La và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
 
 Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để chỉ đạo);
- Website của Bộ Y tế;
- Lưu: VT, AIDS.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Long
 
KẾ HOẠCH
THÍ ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NHIỄM MỚI HIV TẠI MỘT SỐ TỈNH/THÀNH PHỐ CỦA VIỆT NAM.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5292/QĐ-BYT ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
 
Phần I
CƠ SỞ XÂY DỰNG MÔ HÌNH
 
I. Tình hình dịch HIV/AIDS, giám sát và xét nghiệm HIV tại Việt Nam
Tính đến cuối năm 2016, cả nước hiện có 215.621 người nhiễm HIV, 88.668 người nhiễm HIV giai đoạn AIDS và 90.181 người nhiễm HIV tử vong. Tuy nhiên trong số báo cáo hiện mắc HIV, vẫn còn đáng kể số trường hợp không tìm thấy thực tế, hoặc đã tử vong, ước tính số thực tế có khoảng 80% trong số đang trong danh sách báo cáo. Trong số những người được báo cáo xét nghiệm mới phát hiện nhiễm HIV trong năm 2016, nữ chiếm tỷ lệ 31,1%, nam chiếm tỷ lệ 68,9%, lây truyền qua đường tình dục chiếm 54,2%, lây truyền qua đường máu chiếm 32,8%, mẹ truyền sang con chiếm 2,3%, không rõ chiếm 10,7%. Trong những năm gần đây, yếu tố nguy cơ lây truyền HIV trong nhóm nghiện chích ma túy được khống chế, các biện pháp can thiệp mạnh như điều trị Methadone và can thiệp giảm tác hại khác đã làm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy. Tuy nhiên lây nhiễm HIV trong nhóm tiêm chích ma túy và vợ, bạn tình của người tiêm chích ma túy vẫn là nguyên nhân lây truyền HIV tại Việt Nam. Ngoài ra nhóm người quan hệ tình dục đồng giới, nhóm người chuyển giới nữ đang có dấu hiệu gia tăng về tỷ lệ nhiễm HIV.
Giám sát trọng điểm được thực hiện tại Việt Nam từ năm 2000 cho đến nay được thực hiện tại 20 tỉnh/thành phố trên các nhóm đối tượng nghiện chích ma túy, mại dâm và nhóm tình dục đồng giới. Sử dụng chiến lược II với 2 sinh phẩm có nguyên lý và phương pháp chuẩn bị kháng nguyên khác nhau và chỉ xác định được tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong các nhóm quần thể nguy cơ cao. Hiện tại Giám sát trọng điểm được thực hiện lồng ghép với giám sát hành vi HSS+ tại 20 tỉnh/thành phố và lồng ghép giám sát phát hiện có trả kết quả cho bệnh nhân tại 20 tỉnh/thành phố. Giám sát phát hiện được thực hiện từ rất sớm từ năm 1986 và đến nay triển khai tại 63 tỉnh, thành phố sử dụng Chiến lược III để chẩn đoán các trường hợp nhiễm HIV với 3 sinh phẩm có nguyên lý và phương pháp chuẩn bị kháng nguyên khác nhau. Tuy nhiên việc thực hiện giám sát phát hiện và giám sát trọng điểm chỉ sử dụng các sinh phẩm phát hiện kháng thể và không xác định được tỷ lệ nhiễm mới HIV tại Việt Nam.
Phương cách xét nghiệm HIV tại Việt Nam được nghiên cứu và phát triển từ năm 2011 và khuyến cáo sử dụng với 12 tổ hợp kết hợp giữa các sinh phẩm nhanh, giữa sinh phẩm nhanh và sinh phẩm ELISA và ngưng kết hạt từ năm 2014 và cập nhật 2015. Tuy nhiên các phương cách này không thể xác định được tỷ lệ nhiễm mới HIV trong các bệnh nhân nhiễm HIV
Cho đến hiện nay tỷ lệ nhiễm mới HIV tại Việt Nam mới chỉ dừng ở mức ước tính và sử dụng các nghiên cứu thuần tập, chưa có phương pháp nào được thí điểm để xác định tỷ lệ nhiễm mới. Tỷ lệ nhiễm mới HIV rất quan trọng và là ưu tiên để xác định các phương pháp điều trị dự phòng phù hợp; phát hiện các thay đổi, xu hướng trong hình thái nhiễm HIV; đề xuất các can thiệp hiệu quả cho nhóm nguy cơ cao; đánh giá hiệu quả các can thiệp với nhóm nguy cơ cao.
II. Các phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm mới HIV
1. Phương pháp sử dụng kỹ thuật miễn dịch gắn men tóm bắt BED (thử nghiệm BED)
Thử nghiệm BED dựa trên nguyên tắc xác định thời gian nhiễm HIV của một người bằng cách xác định sự có mặt của một số dấu ấn trong huyết thanh hoặc huyết tương. Thử nghiệm BED sử dụng một peptide có 3 nhánh được thiết kế đặc hiệu, sử dụng các trình tự, hay các đoạn, gp41 của các phân nhóm HIV-1 khác nhau. Đoạn peptide chung cho nhiều phân nhóm này sau đó được dùng để đo lường tỷ lệ đang tăng lên của kháng thể IgG đặc hiệu HIV so với IgG toàn phần sau giai đoạn chuyển đổi huyết thanh. Tỷ lệ kháng thể IgG kháng HIV so với kháng thể IgG toàn phần tăng lên theo thời gian nhiễm cho phép ước tính thời gian nhiễm.
Tuy nhiên kỹ thuật BED với hạn chế là ước lượng cao tỉ lệ nhiễm mới HIV-1 do phân loại sai một số các trường hợp nhiễm cũ (theo định nghĩa nhiễm cũ là nhiễm ≥ 1 năm) thành mới mắc trong các nghiên cứu cắt ngang. Tỉ lệ đã nhiễm cũ bị phân loại sai là nhiễm mới được gọi là tỷ lệ sai gần đây của kỹ thuật (tỷ lệ FRR). Kỹ thuật BED đã được xác định tỷ lệ phân loại sai FRR tại Việt Nam vào năm 2012.
2. Phương pháp sử dụng kỹ thuật miễn dịch gắn men ái tính kháng nguyên giới hạn rIDR-M Limiting Antigen Avidity Enzyme Immunoassay (sinh phẩm LAg-Avidity)
Kỹ thuật miễn dịch gắn men ái lực kháng nguyên giới hạn rIDR-M là xét nghiệm ái lực đã điều chỉnh do tổ chức CDC Hoa Kỳ nghiên cứu phát triển. Kỹ thuật này sử dụng một protein tái tổ hợp chung cho nhiều phân nhóm (rIDR-M) gộp 3 trình tự của các khu vực quyết định miễn dịch (rIDR) của gp41, đại diện cho các đa dạng phân nhóm HIV-1 từ A đến E (nhóm M). Nghiên cứu gần đây cho thấy kỹ thuật mới này cho phép phân biệt được giữa nhiễm mới và nhiễm cũ. Một tham số quan trọng trong kỹ thuật xác định tỷ lệ nhiễm mới HIV-1 là giá trị trung bình thời gian nhiễm mới của kỹ thuật được kiểm tra ở một số phân nhóm khác nhau của HIV-1, số liệu ban đầu của nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về thời gian nhiễm mới do phân nhóm HIV-1. Kết quả nghiên cứu cho thấy kỹ thuật này đáp ứng giống nhau với tất cả các phân nhóm HIV-1 khác nhau đang lưu hành trên thế giới. Kỹ thuật Lag avidity cũng đã được đánh giá FRR tại Việt Nam năm 2012.
3. Phương pháp sử dụng kỹ thuật I-P nhanh (Rapid I-P test)
Sinh phẩm Asanté™ HIV-1 Rapid Recency™ Assay là sinh phẩm xét nghiệm nhanh, và có nguyên lý tương tự như Sedia™ HIV-1 LAg-Avidity EIA, vừa chuẩn đoán nhiễm HIV và cho biết thời gian nhiễm HIV (dưới 6 tháng hoặc trên 6 tháng). Hiện nay sinh phẩm Asanté™ HIV-1 Rapid Recency™ Assay đã được sử dụng tại Hoa Kỳ trong các chương trình nghiên cứu và giám sát trọng điểm.
Với sự hỗ trợ của chương trình PEPFAR, sinh phẩm Asanté™ HIV-1 Rapid Recency™ Assay đang được tiến hành kỹ thuật dùng cho chẩn đoán tại 10 nước Châu Phi nhằm ước tính tỷ lệ nhiễm mới của các phụ nữ mang thai, dưới 25 tuổi tại tất cả các cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS do PEPFAR hỗ trợ tại 10 nước này nhằm kết hợp xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV vào chương trình dịch vụ xét nghiệm thường quy cho phụ nữ mang thai.
Kỹ thuật HIV Asanté™ Rapid HIV-1 được phát triển năm 2016. Kỹ thuật này cho biết kết quả trong thời gian ngắn từ 20 đến 45 phút. Đây là một kỹ thuật cho phép phân biệt một trường hợp đã nhiễm trong vòng 6 tháng qua hay đã nhiễm từ lâu. Dựa trên trên nguyên lý miễn dịch như kỹ thuật Lag - avidity. Sinh phẩm HIV Asanté™ Rapid HIV-1 sử dụng kháng nguyên tái tổ hợp HIV-1 rIDR-M cho vùng nhiễm mới và kháng nguyên gp 41 à gp 36 cho vùng hiện nhiễm.
Khi tiến hành xét nghiệm trên mẫu bệnh phẩm: Nếu mẫu chỉ có vạch chứng là mẫu âm tính. Nếu mẫu xuất hiện 1 vạch ở vùng mới nhiễm mà không xuất hiện vạch ở vùng hiện nhiễm là mẫu nhiễm mới. Nếu mẫu có xuất hiện cả 2 vạch màu ở vùng mới nhiễm và hiện nhiễm có nghĩa mẫu đã nhiễm lâu trên 6 tháng.
Ứng dụng của xét nghiệm phát hiện tỷ lệ nhiễm mới HIV là cách hiệu quả giúp giảm lây nhiễm HIV trong nhóm nguy cơ cao. Việc triển khai xét nghiệm này trong giám sát trọng điểm sẽ giúp ước tính được xu hướng lây nhiễm mới HIV tại Việt Nam.
III. Căn cứ thực hiện kế hoạch
- Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030
- Đề án Giám sát dịch tễ học HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS với mục tiêu: Tăng cường mạng lưới xét nghiệm đảm bảo công tác giám sát, dự phòng, chẩn đoán và theo dõi hỗ trợ điều trị chính xác, kịp thời.
- Nghị định số 75/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính Phủ ban hành Quy định điều kiện thực hiện xét nghiệm HIV.
- Thông tư số 09/2012/TT – BYT ngày 24/5/2012 Hướng dẫn giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và hướng dẫn các giám sát lây truyền các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
 
Phần II
NỘI DUNG KẾ HOẠCH
 
I. Mục tiêu:
1. Mục tiêu chung: Nghiên cứu ứng dụng sinh phẩm xét nghiệm chẩn đoán nhiễm mới HIV tại Việt Nam.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá đặc tính của sinh phẩm sử dụng trong xét nghiệm chẩn đoán nhiễm mới HIV trong giai đoạn thí điểm tại một số tỉnh/thành phố của Việt Nam.
- Xác định phân bố tỷ lệ nhiễm mới HIV trong nhóm người xét nghiệm HIV dương tính tại 6 tỉnh/thành phố.
- Xác định tỷ lệ nhiễm mới HIV trong các nhóm giám sát trọng điểm HIV tại Việt Nam.
- Đánh giá tính khả thi việc triển khai thí điểm xét nghiệm chẩn đoán nhiễm mới HIV trong hệ thống giám sát dịch tễ học HIV tại Việt Nam.
II. Thời gian thực hiện: 2017-2019
II. Địa bàn thực hiện thí điểm: 6 tỉnh/thành phố bao gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Nghệ An, Điện Biên, Sơn La.
III. Các chỉ số mong đợi:
- Độ nhạy, độ đặc hiệu của sinh phẩm đối với các chủng HIV tại Việt Nam.
- Tỷ lệ nhiễm mới HIV trong các nhóm giám sát dịch HIV.
- Tính khả thi: cung ứng, bảo quản, sử dụng, chi phí hiệu quả.
- Sự chấp thuận của đối tượng tham gia nghiên cứu.
IV. Các hoạt động
1. Đánh giá đặc tính sinh phẩm tại phòng xét nghiệm tham chiếu quốc gia về HIV (xác định độ nhạy và độ đặc hiệu của sinh phẩm).
- Xây dựng quy trình và đề cương thẩm định đánh giá chất lượng sinh phẩm.
- Sử dụng nguồn mẫu lưu trữ tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh để đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu và khả năng phát hiện ca nhiễm mới của sinh phẩm.
- Đánh giá khả năng chẩn đoán nhiễm mới HIV của sinh phẩm trên các mẫu bệnh phẩm HIV đã được chẩn đoán HIV dương tính/ âm tính còn lại từ nghiên cứu đánh giá phương cách xét nghiệm HIV quốc gia được lựa chọn.
- Cỡ mẫu gồm có: 20 mẫu có chuyển đổi huyết thanh nhằm xác định độ nhạy, độ đặc hiệu trong phát hiện các bệnh nhân nhiễm mới HIV; 200 mẫu HIV dương tính; 200 mẫu HIV âm tính.
- Mẫu dương và mẫu âm tính được chọn cho đánh giá chất lượng sinh phẩm dựa trên khuyến cáo của WHO (CDC/WHO 2002). Theo khuyến cáo này, cỡ mẫu được tính toán dựa trên giả thuyết rằng độ nhạy và độ đặc hiệu của sinh phẩm trên 98%, để có khoảng tin cậy là 95%, và dao động nhỏ hơn ±2% với độ nhạy và độ đặc hiệu. Trong nghiên cứu này, mẫu huyết thanh/huyết tương đã được khẳng định đặc tính nhiễm từ các nghiên cứu trước như nghiên cứu đánh giá sinh phẩm LAg, BED hay nghiên cứu đánh giá phương cách.
- Thu thập phân tích báo cáo kết quả đánh giá chất lượng sinh phẩm.
- Công bố kết quả đánh giá chất lượng sinh phẩm tại Phòng xét nghiệm tham chiếu quốc gia về xét nghiệm HIV.
2. Thí điểm áp dụng phương pháp xác định phân bố tỷ lệ nhiễm mới trong số người xét nghiệm dương tính HIV tại 6 tỉnh/ thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa và Nghệ An.
- Xây dựng và phê duyệt đề cương nghiên cứu khoa học xác định phân bố tỷ lệ nhiễm mới trong số người xét nghiệm dương tính HIV.
- Triển khai thí điểm phương pháp xác định phân bố tỷ lệ nhiễm mới HIV trong số người xét nghiệm dương tính HIV tại 6 tỉnh/thành phố:
√ Nguyên tắc: Mẫu sau khi được khẳng định dương tính với HIV bằng phương cách III, sẽ được tiếp tục thực hiện với sinh phẩm xác định nhiễm mới HIV (sinh phẩm thứ 4) để xác định tình trạng mới nhiễm trong 6 tháng trở lại hay đã nhiễm HIV trong giai đoạn trước đó.
√ Tập huấn các nội dung về quy trình lấy mẫu, xét nghiệm, tư vấn, thu thập tổng hợp báo cáo số liệu cho các cán bộ xét nghiệm, cán bộ giám sát, đánh giá, cán bộ tư vấn và dự phòng cho các đơn vị có tham gia nghiên cứu;
√ Tổng hợp phân tích số liệu xác định nhiễm mới HIV nhằm đưa ra các can thiệp mới và hiệu quả để tiếp cận với nhóm/ mạng lưới nguy cơ cao như đưa bệnh nhân vào chăm sóc và điều trị ARV ngay sau khi phát hiện, thông báo và xét nghiệm cho bạn tình, dự phòng PrEP cho bạn tình trái dấu.
√ Tổng hợp báo cáo, phân tích số liệu giai đoạn thí điểm tại 6 tỉnh/thành phố nhằm xác định tính khả thi áp dụng sinh phẩm xác định tỷ lệ nhiễm mới HIV trong chẩn đoán nhiễm HIV.
- Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu giai đoạn thí điểm.
3. Thí điểm sinh phẩm xác định tỷ lệ nhiễm mới HIV trong chương trình giám sát trọng điểm tại 20 tỉnh tham gia HSS/HSS+.
- Xây dựng và phê duyệt đề cương nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm mới trong các nhóm giám sát trọng điểm tại 20 tỉnh/thành phố.
- Xây dựng quy trình triển khai thực hiện.
- Tổ chức triển khai áp dụng phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm mới HIV trong các nhóm giám sát trọng điểm tại 20 tỉnh/thành phố:
√ Tập huấn cho các cán bộ tham gia vào chương trình giám sát trọng điểm về thực hiện và biện giải kết quả xét nghiệm HIV sử dụng phương pháp xác định nhiễm mới HIV.
√ Giám sát, hỗ trợ kỹ thuật sử dụng phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm mới HIV trong giám sát trọng điểm HSS/HSS+.
√ Tổng hợp báo cáo, phân tích số liệu giai đoạn kỹ thuật trong chương trình giám sát trọng điểm nhằm xác định tính khả thi áp dụng phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm mới HIV trong giám sát thường quy.
- Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu giai đoạn thí điểm.
4. Đánh giá tính khả thi việc sử dụng sinh phẩm xét nghiệm chẩn đoán nhiễm mới HIV trong hệ thống giám sát dịch tễ học HIV tại Việt Nam
5. Ứng dụng kết quả xác định tỷ lệ nhiễm mới HIV chương trình dự phòng, giám sát và đánh giá.
- Phân tích các đặc tính nhân chủng học, địa lý, xã hội và các nguy cơ lây nhiễm của các ca phát hiện nhiễm mới HIV.
- Xác định các can thiệp ưu tiên, bao gồm ưu tiên và mục tiêu cụ thể tập trung vào các thông điệp dự phòng, các dịch vụ xét nghiệm và tiếp cận.
V. Kế hoạch hoạt động
STT
Nội dung
Đơn vị thực hiện
Đơn vị phối hợp
Thời gian
1
Xây dựng và trình phê duyệt Kế hoạch thí điểm
Cục PC HIV/AIDS
Viện VSDT TW
Viện Pasteur Tp.HCM
 
2
Thống nhất các nội dung với các tỉnh và các đối tác có liên quan
Cục PC HIV/AIDS
Viện VSDT TW
Viện Pasteur Tp.HCM
Viện Pasteur Nha Trang
Viện VSDT Tây Nguyên
Tổ chức CDC
10-12/2017
3
Đánh giá đặc tính sinh phẩm xác định nhiễm mới HIV
Viện VSDTTW
Viện Pasteur Tp.HCM
Cục PC HIV/AIDS
Tổ chức CDC
 
 
- Xây dựng và phê duyệt quy trình đề cương nghiên cứu.
10/2017
 
- Tổ chức triển khai thực hiện đánh giá đặc tính sinh phẩm theo quy định.
11-12/2017
 
- Báo cáo, công bố kết quả đánh giá đặc tính của sinh phẩm
12/2017
4
Thí điểm áp dụng phương pháp xác định phân bố tỷ lệ nhiễm mới HIV trong số người dương tính HIV tại 6 tỉnh/thành phố:
Cục Phòng, chống HIV/AIDS Viện VSDT TW
Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh
 
Đơn vị thường trực phòng, chống HIV/AIDS các tỉnh/thành phố.
Đơn vị tham gia nghiên cứu
 
 
- Tập huấn cho các cán bộ xét nghiệm
1-3/2018
 
- Phân phối sinh phẩm và vật tư tiêu hao
3-5/2018
 
- Thực hiện xét nghiệm phát hiện nhiễm mới và tổng hợp phân tích kết quả.
6-12/2018
5
Thí điểm sinh phẩm xác định tỷ lệ nhiễm mới HIV trong chương trình giám sát trọng điểm tại 20 tỉnh tham gia HSS/HSS +
Cục PC HIV/AIDS
 
Viện VSDT Trung Ương
Viện Pasteur Nha Trang
Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh
Viện VSDT Tây Nguyên Các Đơn vị thường trực phòng, chống HIV/AIDS các tỉnh/thành phố
1-12/2019
 
- Xây dựng quy trình, tập huấn cho cán bộ tham gia giám sát trọng điểm
 
- Đánh giá tính khả thi của việc thí điểm trong giám sát trọng điểm HSS/HSS+
 
- Áp dung trong xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV tại 20 tỉnh tham gia HSS/ HSS+
6
Đánh giá tính khả thi việc sử dụng sinh phẩm xét nghiệm chẩn đoán nhiễm mới HIV trong hệ thống giám sát dịch tễ học HIV tại Việt Nam
Cục Phòng, chống HIV/AIDS
Viện VSDT Trung Ương
Viện Pasteur Nha Trang
Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh
Viện VSDT Tây Nguyên Các Đơn vị thường trực phòng, chống HIV/AIDS các tỉnh/thành phố
1-12/2018
7
Ứng dụng kết quả nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm mới HIV trong chương trình dự phòng, giám sát và đánh giá.
Cục PC HIV/AIDS
Viện VSDT TW
Viện Pas teur TP. Hồ Chí Minh
Viện Pasteur Nha Trang
Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên
Đơn vị thường trực PC HIV/AIDS các tỉnh/thành phố
Tổ chức CDC
6-12/2019
 
- Phân tích các đặc tính nhân chủng học, địa lý, xã hội và các nguy cơ lây nhiễm của các ca phát hiện mới nhiễm.
 
- Xác định các can thiệp ưu tiên.
VI. Kinh phí hoạt động
Sử dụng các nguồn kinh phí hợp pháp theo quy định từ các nguồn:
- Ngân sách chương trình mục tiêu y tế dân số.
- Ngân sách từ PEPFAR thông qua các dự án VAAC – US.CDC và các hợp tác với các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện.
- Nguồn kinh phí hợp pháp khác.
 
Phần III.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 
1. Cục Phòng, chống HIV/AIDS chịu trách nhiệm:
a) Quản lý, điều phối việc triển khai kế hoạch thí điểm phương pháp xác định nhiễm mới HIV tại một số tỉnh/thành phố của Việt Nam.
b) Tổng hợp, phân tích, xây dựng báo cáo và công bố các kết quả nghiên cứu.
c) Ứng dụng kết quả nghiên cứu trong xây dựng các hướng dẫn trong giám sát, dự phòng lây nhiễm HIV tại Việt Nam.
2. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương phối hợp với Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên chịu trách nhiệm:
a) Tổ chức triển khai nghiên cứu đánh giá chất lượng các phương pháp xác định nhiễm mới HIV.
b) Xây dựng các quy trình, đào tạo và giám sát hỗ trợ kỹ thuật cho các tỉnh/thành phố có triển khai thí điểm phương pháp xác định nhiễm mới HIV trên địa bàn phụ trách.
c) Báo cáo số liệu nghiên cứu về Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế.
3. Sở Y tế các tỉnh/thành phố chịu trách nhiệm:
a. Chỉ đạo đơn vị thường trực phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nghiên cứu này.
b. Kiểm tra, giám sát, thực hiện thí điểm phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm mới HIV trên địa bàn quản lý đảm bảo chất lượng, chính xác và kịp thời.
4. Đơn vị thường trực phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nghiên cứu và báo cáo kết quả thực hiện về Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế./.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF HEALTH

Decision No.5292/QD-BYT dated November 24, 2017 of the Ministry of Health on promulgating the pilot plan for assays to estimate HIV incidence in certain provinces and cities in Vietnam

Pursuant to the Government s Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017 on functions, tasks, power and organizational structure of the Ministry of Health;

At the request of Director of Vietnam Administration of HIV/AIDS Control,

DECIDES:

Article 1.To issue a pilot plan for assays to estimate HIV incidence in certain provinces and cities in Vietnam together with this document.

Article 2.This Decision takes effect on the signing date.

Article 3.TheChief of the Ministry Office, Directors, Directors General; heads of units affiliated to the Ministry of Health; Directors of Departments of Health of Hanoi, Ho Chi Minh City, Thanh Hoa, Nghe An, Dien Bien, Son La; and heads of relevant units shall implement this document./.

For the Minister

The Deputy Minister

Nguyen Thanh Long

 

 

PILOT PLAN

FOR ASSAYS TO ESTIMATE HIV INCIDENCE IN CERTAIN PROVINCES AND CITIES IN VIETNAM
(Issued together with Decision No. 5292/QD-BYT dated November 24, 2017 of the Minister of Health)

Part I

BASES FOR ESTABLISHMENT OF MODEL

I. Development of HIV/AIDS pandemic, HIV surveillance and testing in Vietnam

By the end of 2016, 215,621 people have infected with HIV, 88,668 people have infected with HIV integrated with AIDS and 90,181 people have died of HIV. However, in the number of reported cases of HIV infection, there are still significant unfounded or death cases, approximately accounting for 80% of the cases in the report. Among those who have infected with HIV in 2016, women accounted for 31.1%, men accounted for 68.9%, sexually transmitted infections accounted for 54.2%, blood transmission accounted for 32.8%, mother-to-child transmission accounted for 2.3%, and others accounted for 10.7%. Recently, HIV risk factors in the population of people who inject drugs are restricted, strong interventions like methadone treatment and other harm reduction interventions have reduced the HIV transmission within the population of people who inject drugs. However, the HIV transmission among people who inject drugs and their wives or sexual partners is still a cause of HIV transmission in Vietnam. In addition, the homosexual contact population and transgender women population shows increased signs in HIV infections.

Sentinel surveillance has been conducted in Vietnam since 2000 in 20 provinces and cities (hereinafter referred to as provinces) on people who inject drugs, sex workers and homosexual contact populations. The strategy II has been used with 2 test kits with different principles and preparation of antigens, and only HIV prevalence in key risk populations has been possibly estimated. Currently, HIV sentinel surveillance plus behavior component (HSS+) has been held in 20 provinces and plus active surveillance that gives testing results to patients in 20 provinces. Active surveillance has been early carried out since 1986 in 63 provinces. The Strategy III has been used with 3 test kits with different principle and preparation of antigens to estimate HIV infections. Nevertheless, the active surveillance and sentinel surveillance only use test kits that could detect antibodies but not HIV incidence in Vietnam.

HIV testing algorithms have been studied and developed since 2011 and recommended with 12 test kits of rapid tests, rapid tests and ELISAs, and particle agglutination tests since 2014 and updated in 2015. However, these algorithms cannot determine the HIV incidence in patients infected with HIV.

The HIV incidence in Vietnam has just been estimated using cohort studies so far; no assay is used to estimate HIV incidence on a trial basis.The HIV incidence is considered crucial and preferred to determine preventive treatments as deemed appropriate; detect variations and trends of patterns of HIV infection; propose effective interventions in key risk populations; and verify if these interventions are effective.

II. Assays to estimate HIV incidence

1. The BED capture enzyme immunoassay (BED-CEIA)

BED-CEIA is a test that determines the stage of HIV infection of a person by identifying the presence of certain biomarkers in his/her serum or plasma. BED-CEIA uses a 3-branched specific peptide containing the gp41 sequences from HIV-1 subtypes. The peptide for subtypes is thereafter used to measure the increasing proportion of anti-HIV-1 specific IgG to total IgG after seroconversion. The increasing proportion of anti-HIV-1 specific IgG to total IgG by progression of HIV stage entitles the estimation of stage of HIV infection.

However, in cross-sectional studies, BED-CEIA reveals its weakness in high estimates of HIV-1 incidence due to misclassifying certain prevalence cases (prevalence means infection ≥ 1 year) as incidence cases. The prevalence misclassified as incidence is called false recent rate (FRR). FRR has been applied to BED-CEIA in Vietnam since 2012.

2. rIDR-M Limiting Antigen Avidity Enzyme Immunoassay (LAg-Avidity)

LAg-Avidity is an avidity-based assay developed by the CDC of USA. This assay uses a recombinant protein for multiple subtypes (rIDR-M) that covered 3 sequences from the immunodominant region (rIDR) of gp41 from all major subtypes and recombinants of HIV-1 from A to E (group M). Recent researches show that this new assay entitles the distinction between incidence and prevalence.  

An important parameter in Lag-Avidity is mean value of incidence time is checked in certain subtypes of HIV-1, initial data of the research shows that there is no difference in incidence time due to subtype HIV-1. The research findings show that this assay has the same response of all major HIV-1 subtypesin the world.

FRR has been verified in Lag avidity in Vietnam since 2012

3. Rapid HIV-1 incidence-prevalence (I-P) test (Rapid I-P test)

Asanté™ HIV-1 Rapid Recency™ Assay is a rapid blood test version in the same manner with Sedia™ HIV-1 LAg-Avidity EIA that estimates HIV infection or stages of HIV infection (under 6 months or above 6 months). Up to now, Asanté™ HIV-1 Rapid Recency™ Assay has been used in USA in study programs and sentinel surveillance.

With the assistance of PEPFAR, Asanté™ HIV-1 Rapid Recency™ Assay has been used for diagnosis procedures in 10 countries in Africa to estimate incidence of pregnant woman under 25 years of age at all HIV/AIDS health facilities funded by PEPFAR with the purpose of including the HIV incidence estimate in the regular pregnancy-testing program.

The Asanté ™ Rapid HIV-1 Assay was developed in 2016. This test gives short-term results within 20 to 45 minutes. This test may distinguish between recent HIV infection (within 6 months) and long-term HIV infection. According to the immunoassay in the same manner with Lag-avidity, HIV Asanté™ Rapid HIV-1 assay uses recombinant antigen HIV-1 (rIDR-M) for incidence region and gp41 and gp36 antigen for prevalence region.

Interpretation of results: A sample is negative when only the control line appears on the test strip. A sample is considered a recent infection when the incidence line is visible, but the prevalence line is not visible.  A sample is considered a long-term infection (longer than 6 months) when both incidence line and prevalence line are visible.

Assays to estimate HIV incidence contribute to decreased transmission of HIV in key risk populations. The initiation of these assays in sentinel surveillance helps to estimate the trend of HIV incidence in Vietnam.

III. Bases for plan

- National HIV/AIDS control strategy by 2020, with a vision to 2030

- Scheme for surveillance of HIV/AIDS epidemiology, monitoring and evaluation of HIV/AIDS control programs with the purposes of: Enhancing the testing network to ensure the surveillance, prevention, diagnosis, and treatment in an accurate and timely manner.

- The Government s Decree No. 75/2016/ND-CP dated July 1, 2016 on conditions for HIV testing.

- Circular No. 09/2012/TT-BYT dated May 24, 2012 on guidelines for surveillance of HIV/AIDS epidemiology and surveillance of sexually transmitted diseases.

Part II

MAIN CONTENTS

I. Objectives:

1. General objectives: Study the application of HIV incidence test kits in Vietnam.

2. Specific objectives:  

- Evaluate characteristics of HIV incidence test kits in the pilot stage in certain provinces of Vietnam.

- Identify HIV incidence rates in groups of HIV-positive people in 6 provinces.

- Identify HIV incidence rates in groups of HIV-sentinel surveillance in Vietnam.

- Verify if HIV incidence assays initiated on a trial basis in the system of surveillance of HIV epidemiology in Vietnam is feasible.

II. Time for performance:2017-2019

II. Administrative division for trial performance:6 provinces below: Hanoi, Ho Chi Minh City, Thanh Hoa, Nghe An, Dien Bien, Son La.

III. Expected indicators:

- Sensitivity and specificity of test kits equivalent to HIV strains in Vietnam.

- HIV incidence rates among group of HIV surveillance.

- Feasibility rates in terms of provision, storage, use, and costs.

- The consent of research participants.

IV. Activities

1. Evaluate the characteristics of test kits at HIV national reference laboratory (identify the sensitivity and specificity).

- Formulate process and outline of evaluating quality of test kits.

- Use the source of samples kept at National Institute for Hygiene and Epidemiology and Pasteur Institute in Ho Chi Minh City to evaluate the sensitivity, specificity and incidence detection of test kits.

- Evaluate capacity of HIV incidence test kits on remaining HIV samples, status of which are known, from the study of evaluating national HIV testing algorithms.

- Sample size: 20 seroconversion samples intended for identifying the sensitivity and specificity in patients infected with HIV recently; 200 HIV positive samples; and 200 HIV negative samples.

- HIV positive and negative samples are chosen to evaluate the quality of assays as recommended by WHO (CDC/WHO 2002). Referring to the recommendation, the sample size is calculated with the hypothese that the sensitivity and specificity is 98% to get the confidence interval of 95% and fluctuation of ± 2%. In this research, the characteristics of the serum/plasma sample have been known from the previous studies, namely studies to evaluate Lag, BED, or algorithm.

- Collect and analyze test kit quality evaluation report.

- Publish the test kit quality evaluation report at the HIV national reference laboratory.

2. Estimate HIV incidence rates in groups of HIV-positive people in 6 provinces: Hanoi, Ho Chi Minh City, Dien Bien, Son La, Thanh Hoa and Nghe An.

- Formulate and approve the scientific research outline determining the incidence distribution among HIV-positive people.

- Initiate methods to determine distribution of HIV incidence on a trial basis among HIV-positive people in 6 provinces:

√ Rules:  The sample which is known positive with HIV by the third algorithm will be thereafter checked by the fourth algorithm to determine whether it is recent infection (within 6 months) or long-term infection.

√ Provide training in procedures for taking samples, testing, counseling, and reporting data for respective health workers in charge working for research participants;

√ Aggregate and analyze data of HIV incidence to give new and effective interventions to access key risk populations, in particular: providing patients with antiretroviral (ARV) care and treatment as soon as practicable after detection, giving tests to sexual partners, giving PrEP (Pre-exposure prophylaxis) to opposite-sex partners.

√ Report and analyze data in the pilot stage in 6 provinces to determine the feasibility of HIV incidence assays in diagnosis of HIV infection.

- Hold a seminar to publish research findings in the pilot stage.

3. Determine HIV incidence test kits in the sentinel surveillance program in 20 provinces participating in HSS/HSS+.

- Formulate and approve the scientific research outline determining the incidence sentinel surveillance groups in 20 provinces.

- Formulate the initiation process.

- Initiate HIV incidence assays in sentinel surveillance groups in 20 provinces;

√ Provide training for health workers participating in the sentinel surveillance program in terms of implementation and explanation for HIV testing results using the HIV incidence assays.

√ Supervise and provide technical assistance for HIV incidence assays in sentinel surveillance HSS/HSS+.

√ Report and analyze data in the technical stage in the sentinel surveillance to determine the feasibility when applying the HIV incidence assays in regular surveillance.

- Hold a seminar to publish research findings in the pilot stage.

4. Verify if HIV incidence test kits used in the system of surveillance of HIV epidemiology in Vietnam are feasible.

5. Apply the HIV incidence results in the preventive, surveillance, and evaluation program.

- Analyze characteristics in terms of anthropology, geography, society and risks of HIV incidence cases.

- Identify priority interventions, including priority and specific objectives focusing on preventive messages, testing services and access.

V. Action plan

No.

Description

Implemented by

Cooperated by

Time

1

Formulate and submit the trial plan for approval

Vietnam Administration of HIV/AIDS Control

National Institute for Hygiene and Epidemiology

Pasteur Institute in Ho Chi Minh City

 

2

Reach a consensus on certain matters with the provinces and certain partners

Vietnam Administration of HIV/AIDS Control

National Institute for Hygiene and Epidemiology

Pasteur Institute in Ho Chi Minh City

Pasteur Institute in Nha Trang

Central Highland Institute of Hygiene and Epidemiology

CDC

10-12/2017

3

Evaluate characteristics of HIV incidence test kits

National Institute for Hygiene and Epidemiology

Pasteur Institute in Ho Chi Minh City

Vietnam Administration of HIV/AIDS Control

CDC

 

 

- Formulate and submit research outline for approval.

October 2017

 

- Initiate the evaluation of characteristics of test kits as prescribed.

November – December 2017

 

- Report and publish the evaluation of characteristics of assays

December 2017

4

Determine HIV incidence rates in groups of HIV-positive people in 6 provinces

Vietnam Administration of HIV/AIDS Control, National Institute for Hygiene and Epidemiology

Pasteur Institute in Ho Chi Minh City

HIV/AIDS control standing units of provinces

Research participants

 

 

- Train experiment workers

January – March 2018

 

- Distribute test kits and consumables

March – May 2018

 

- Conduct incidence assays and analyze the results.

June - December 2018

5

Determine HIV incidence test kits in the sentinel surveillance program in 20 provinces participating in HSS/HSS+.

Vietnam Administration of HIV/AIDS Control

 

National Institute for Hygiene and Epidemiology

Pasteur Institute in Nha Trang

Pasteur Institute in Ho Chi Minh City

Central Highland Institute of Hygiene and Epidemiology, HIV/AIDS control standing units of provinces

January – December 2019

 

- Formulate the process and training for participants of sentinel surveillance

 

- Evaluate the feasibility of trial sentinel surveillance HSS/HSS+

 

- Apply to HIV incidence assays in 20 provinces participating HSS/ HSS+

6

Verify if HIV incidence test kits used in the system of surveillance of HIV epidemiology in Vietnam is feasible.

Vietnam Administration of HIV/AIDS Control

National Institute for Hygiene and Epidemiology

Pasteur Institute in Nha Trang

Pasteur Institute in Ho Chi Minh City

Central Highland Institute of Hygiene and Epidemiology, HIV/AIDS control standing units of provinces

January – December 2018

7

Apply the HIV incidence results in the preventive, surveillance, and evaluation program.

Vietnam Administration of HIV/AIDS Control

National Institute for Hygiene and Epidemiology

Pasteur Institute in Ho Chi Minh City

Pasteur Institute in Nha Trang

Central Highland Institute of Hygiene and Epidemiology

HIV/AIDS control standing units of provinces

CDC

June – December 2019

 

- Analyze characteristics in terms of anthropology, geography, society and risks of HIV incidence cases.

 

- Identify priority interventions.

VI. Funding

Use legitimate funding from:

- Population health target program budget.

- Budget appropriated by PEPFAR via VAAC – US.CDC projects and cooperation between relevant units.

- Other lawful budgets.

Part III.

IMPLEMENTATION

1. Vietnam Administration of HIV/AIDS Control shall:

a) Manage and regulate the initiation of assays to estimate HIV incidence on a trial basis in certain provinces in Vietnam.

b) Aggregate, analyze, report and publish research findings.

c) Apply research findings to draw up guidelines for surveillance and prevention of HIV transmission in Vietnam.

2. National Institute for Hygiene and Epidemiology cooperates with Pasteur Institute in Ho Chi Minh City, Pasteur Institute in Nha Trang, Central Highland Institute of Hygiene and Epidemiology shall:

a) Initiate the research evaluating quality of assays to estimate HIV incidence.

b) Formulate procedures, training, and provide the technical assistance for provinces included in the pilot plan.

c) Report research data to Vietnam Administration of HIV/AIDS Control affiliated to the Ministry of Health.

3. Departments of Health of provinces shall:

a. Direct HIV/AIDS control standing units and relevant units to implement these researches.

b. Inspect if trial implementation of HIV incidence assays ensures quality accuracy, and promptness.

4. HIV/AIDS control standing units of provinces shall carry out researches and report results thereof to Vietnam Administration of HIV/AIDS Control affiliated to the Ministry of Health./.

 

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 5292/QD-BYT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất