Quyết định 45/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Danh mục hoạt chất thuốc được đăng ký quảng cáo trên truyền thanh, truyền hình
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 45/2007/QĐ-BYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 45/2007/QĐ-BYT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | |
Ngày ban hành: | 18/12/2007 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe, Thương mại-Quảng cáo, Thông tin-Truyền thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 45/2007/QĐ-BYT
BỘ Y TẾ
Số: 45/2007/QĐ-BYT
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Danh mục hoạt chất thuốc được đăng ký quảng cáo
trên truyền thanh, truyền hình
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật dược ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Pháp lệnh quảng cáo số 39/2001/PL-UBTVQH10 ngày 16 tháng 11 năm 2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 59/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về việc bãi bỏ một số giấy phép và thay thế một số giấy phép bằng phương thức quản lý khác;
Căn cứ Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 03 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo;
Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT-BVHTT-BYT ngày 12 tháng 01 năm 2004 của Bộ Văn hóa - Thông tin - Bộ Y tế hướng dẫn về hoạt động quảng cáo trong lĩnh vực y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Dược Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này “Danh mục hoạt chất thuốc được đăng ký quảng cáo trên truyền thanh, truyền hình”.
Điều 2.Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 815/2003/QĐ-BYT ngày 12 tháng 3 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành danh mục hoạt chất thuốc được đăng ký quảng cáo trên truyền thanh, truyền hình.
Điều 3.Các Ông, Bà Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục quản lý Dược Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Điều trị, Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền và các Vụ, Cục có liên quan, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng Y tế ngành và tổ chức, cá nhân trong nước và người nước ngoài có hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo thuốc trên phát thanh, truyền hình tại Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Cao Minh Quang
DANH MỤC
Hoạt chất thuốc được đăng ký quảng cáo trên truyền thanh, truyền hình
(ban hành kèm theo Quyết định số 45/2007/QĐ-BYT ngày 18/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
I. NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN VÀ XEM XÉT
1. Danh mục hoạt chất thuốc
Nguyên tắc lựa chọn các hoạt chất thuốc được đăng ký quảng cáo trên truyền thanh, truyền hình bao gồm:
1.1. Thuộc danh mục các thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam còn hiệu lực.
1.2. Có đường dùng: uống, dùng ngoài da, nhỏ mắt, nhỏ mũi, ngậm, đặt, nhỏ tai, xịt, hít.
1.3. Được chỉ định trong điều trị các bệnh thông thường và bệnh nhân có thể tự điều trị, không nhất thiết phải có sự thăm khám, tư vấn và theo dõi của thầy thuốc.
1.4. Không thuộc nhóm thuốc phải kê đơn theo quy định tại Quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn hiện hành.
1.5. Không có những tác dụng có hại nghiêm trọng (là những tác dụng có hại gây hậu quả tử vong, nguy hiểm đến tính mạng, cần phải nhập viện để điều trị hay kéo dài thời gian điều trị, gây tàn tật vĩnh viễn hay nặng nề, sinh con dị dạng, dị tật bẩm sinh và các hậu quả tương đương) đã được biết và/hoặc khuyến cáo có tác dụng này.
2. Thuốc có từ hai hoạt chất trở lên, thuốc đông y và thuốc từ dược liệu
Các thuốc có từ hai hoạt chất thuốc trở lên, thuốc đông y và thuốc từ dược liệu được xem xét cho phép đăng ký quảng cáo trên truyền thanh, truyền hình sau khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
2.1. Đối với thuốc có từ hai hoạt chất trở lên:
- Là thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam còn hiệu lực.
- Trong công thức phải có ít nhất một hoạt chất thuốc tham gia vào tác dụng chính của thuốc thuộc danh mục hoạt chất thuốc được đăng ký quảng cáo trên truyền thanh, truyền hình.
- Thuốc nhập khẩu thì phải thuộc danh mục thuốc không kê đơn – OTC của nước xuất xứ (là nước sản xuất ra thành phẩm và/hoặc xuất xưởng lô hàng hoặc nước nơi sản phẩm được vận chuyển trước khi đến nước nhập khẩu).
- Thuốc sản xuất trong nước phải chứng minh được công thức của thuốc có trong danh mục thuốc OTC của nước có xuất xứ công thức đó.
- Không phải là thuốc mới theo quy định tại Luật dược.
2.2. Đối với thuốc đông y, thuốc từ dược liệu:
- Là thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam còn hiệu lực.
- Được chỉ định trong điều trị các bệnh thông thường và bệnh nhân có thể tự điều trị, không nhất thiết phải có sự thăm khám, tư vấn và theo dõi của thầy thuốc.
- Thuốc không chứa vị dược liệu có độc tính cao.
- Không có những tác dụng có hại nghiêm trọng đã được biết và/hoặc khuyến cáo có các tác dụng này.
II. DANH MỤC HOẠT CHẤT THUỐC
STT | Tên hoạt chất | Đường dùng | Ghi chú |
1 | Đồng sulfat | Dùng ngoài |
|
2 | Acetyleystein | Uống |
|
3 | Acetylleucine | Uống |
|
4 | Acid alginic | Uống |
|
5 | Acid aminobenzoic | Uống |
|
6 | Acid azelaic | Dùng ngoài |
|
7 | Acid benzoic | Dùng ngoài |
|
8 | Acid boric | Dùng ngoài |
|
9 | Acid dimecrotic | Uống |
|
10 | Acid folic | Uống |
|
11 | Acid glycyrrhizinic | Uống, ngậm |
|
12 | Acid lactic | Dùng ngoài |
|
13 | Acid mefenamic | Uống |
|
14 | Acid salicylic | Dùng ngoài |
|
15 | Acid tiaprofenic | Uống, viên đặt |
|
16 | Albendazol | Uống |
|
17 | Alimemazin | Uống |
|
18 | Almagate | Uống |
|
19 | Ambroxol | Uống |
|
20 | Amylmetaerezol | Ngậm |
|
21 | Antazolin | Nhỏ mũi |
|
22 | Argyron | Nhỏ mắt, dùng ngoài |
|
23 | Aspartam | Uống |
|
24 | Aspartat | Uống |
|
25 | Aspirin | Uống, dùng ngoài |
|
26 | Attapulgit | Uống |
|
27 | Azelastine | Nhỏ mắt |
|
28 | Bacillus claussi | Uống |
|
29 | Bacillus subtilis đông khô | Uống |
|
30 | Benzalkonium | Dùng ngoài, viên ngậm, viên đặt |
|
31 | Benzoyl peroxid | Dùng ngoài |
|
32 | Benzydamin | Uống, dùng ngoài |
|
33 | Berberin | Uống |
|
34 | Betacaroten | Uống |
|
35 | Biclotymol | Dùng ngoài, viên ngậm |
|
36 | Bifonazol | Dùng ngoài |
|
37 | Bromelain | Uống |
|
38 | Bromhexin | Uống |
|
39 | Brompheniramin | Uống |
|
40 | Butamirat | Uống |
|
41 | Butoconazole | Dùng ngoài |
|
42 | Các acid amin | Uống | Xem xét bổ sung acid amin cho cơ thể |
43 | Các hợp chất canxi | Uống | Xem xét bổ sung canxi cho cơ thể |
44 | Các hợp chất của nhôm, magiê, canxi | Uống | Xem xét với chỉ định trung hòa acid dịch vị, chữa loét dạ dày, hành tá tràng. |
45 | Các hợp chất sắt | Uống | Xem xét với chỉ định bổ sung sắt cho cơ thể |
46 | Các muối bismuth | Uống |
|
47 | Các muối magiê | Uống | Xem xét với các chỉ định bổ sung magiê cho cơ thể, trung hòa acid dịch vị nhuận tràng. |
48 | Các nguyên tố vi lượng: Cr, Cu, K, Mg, Mn, Na … | Uống | Xem xét với chỉ định bổ sung khoáng chất cho cơ thể |
49 | Các men tiêu hóa | Uống |
|
50 | Các vitamin và tiền vitamin (trừ vitamin A, vitamin D) | Uống, dùng ngoài | Với đường uống: chỉ xem xét với tác dụng bổ sung vitamin |
51 | Cafein | Uống |
|
52 | Calamin | Dùng ngoài |
|
53 | Carbinoxamin | Uống |
|
54 | Carbocystein | Uống |
|
55 | Carbomer | Gel tra mắt |
|
56 | Catalase | Dùng ngoài |
|
57 | Cetirizin | Uống |
|
58 | Cetrimid | Dùng ngoài |
|
59 | Cetrimonium | Dùng ngoài, viên ngậm |
|
60 | Cetylpyridinium | Dùng ngoài, viên ngậm |
|
61 | Chitosan | Dùng ngoài |
|
62 | Cholin bitartrat | Uống |
|
63 | Cholin salycilat | Uống, dùng ngoài |
|
64 | Chondroitin | Uống |
|
65 | Ciclopirox olamine | Dùng ngoài |
|
66 | Cineol | Uống, dùng ngoài |
|
67 | Cinnarizin | Uống |
|
68 | Clioquinol | Dùng ngoài |
|
69 | Clorhexidin | Dùng ngoài |
|
70 | Clorophyl | Uống |
|
71 | Clorpheniramin | Uống |
|
72 | Clotrimazol | Dùng ngoài, đặt âm đạo |
|
73 | Crotamiton | Dùng ngoài |
|
74 | Dequalinium | Viên ngậm, kem bôi |
|
75 | Dexclorpheniramin | Uống |
|
76 | Dexibuprofen | Uống |
|
77 | Dextromethorphan | Uống |
|
78 | Diclorobenzyl alcohol | Viên ngậm |
|
79 | Dihydroxydibutylether | Uống |
|
80 | Dimenhydrinat | Uống |
|
81 | Dimethicon | Uống |
|
82 | Dimethinden | Uống, dùng ngoài |
|
83 | Dioctahedral smectite | Uống |
|
84 | Diosmectit | Uống |
|
85 | Diosmin | Uống |
|
86 | Diphenhydramin | Uống |
|
87 | Domperidon | Uống |
|
88 | Doxylamin | Uống |
|
89 | Econazol | Dùng ngoài, đặt âm đạo |
|
90 | Enoxolone | Dùng ngoài |
|
91 | Eprazinone | Uống |
|
92 | Esdepallethrin | Dùng ngoài |
|
93 | Etofenamat | Dạng dùng ngoài |
|
94 | Fenspirid | Uống | Chỉ xét với chỉ định điều trị sổ mũi, ho, viêm đường hô hấp. |
95 | Fenticonazol | Dùng ngoài, đặt âm đạo |
|
96 | Flurbiprofen | Uống |
|
97 | Glucosamin | Uống |
|
98 | Glucose | Uống |
|
99 | Glycerin | Dùng ngoài |
|
100 | Guaiphenesin | Uống |
|
101 | Hesperidin | Uống |
|
102 | Hexamidin | Dùng ngoài |
|
103 | Hydrotalcit | Uống |
|
104 | Ibuprofen | Uống, dùng ngoài |
|
105 | Ichthammol | Dùng ngoài |
|
106 | Inositol | Uống |
|
107 | Ketoconazol | Dùng ngoài |
|
108 | Ketoprofen | Dùng ngoài |
|
109 | Kẽm oxid | Dùng ngoài |
|
110 | Kẽm pyrithion | Dùng ngoài |
|
111 | Kẽm sulfat | Dùng ngoài, nhỏ mắt, uống |
|
112 | Kẽm undecylenat | Dùng ngoài |
|
113 | Lactitol | Uống |
|
114 | Lactobacllus acidophilus | Uống |
|
115 | Lactoserum | Dùng ngoài |
|
116 | Lactulose | Uống |
|
117 | Levocetirizin | Uống |
|
118 | Loxoprofen | Uống |
|
119 | Lysozym | Uống, viên ngậm |
|
120 | Macrogol 4000 | Uống, thụt |
|
121 | Magaldrate | Uống |
|
122 | Mangiferin | Dùng ngoài |
|
123 | Mebendazol | Uống |
|
124 | Menthol | Dùng ngoài, viên ngậm, ống hít, uống |
|
125 | Mequinol | Dùng ngoài |
|
126 | Mequitazin | Uống, dùng ngoài |
|
127 | Methyl salicylat | Dùng ngoài |
|
128 | Matronidazol | Dùng ngoài |
|
129 | Natri benzoat | Uống |
|
130 | Natri bicacbonat | Uống |
|
131 | Natri carbonat | Uống, dùng ngoài |
|
132 | Natri carboxymethylcellulose | Nhỏ mắt |
|
133 | Natri clorid | Uống, dùng ngoài, nhỏ mắt, nhỏ mũi, xịt |
|
134 | Natri docusate | Uống |
|
135 | Natri fluorid | Dùng ngoài (đánh răng, xúc miệng) |
|
136 | Natri monofluorophosphat | Dùng ngoài (đánh răng, xúc miệng) |
|
137 | Natri salicylat | Uống, dùng ngoài |
|
138 | Olopatadin | Nhỏ mắt |
|
139 | Ossein hydroxy apatit | Uống |
|
140 | Oxeladin | Uống |
|
141 | Oxymemazin | Uống |
|
142 | Oxymetazolin | Nhỏ mũi, xịt mũi |
|
143 | Palmatin | Nhỏ mắt |
|
144 | Paracetamol | Uống |
|
145 | Pentoxyverin | Uống |
|
146 | Pheniramin | Uống |
|
147 | Picloxydin | Nhỏ mắt |
|
148 | Pipazetate | Uống |
|
149 | Piracetam | Uống |
|
150 | Policresulen | Dùng ngoài |
|
151 | Polytar | Dùng ngoài |
|
152 | Polyvinyl alcohol | Nhỏ mắt |
|
153 | Povidon iodin | Dùng ngoài |
|
154 | Pyrantel | Uống |
|
155 | Rutin | Uống |
|
156 | Saccharomyces boulardic | Uống |
|
157 | Selen sulfid | Dùng ngoài |
|
158 | Silymarin | Uống |
|
159 | Simethicon | Uống |
|
160 | Sorbitol | Uống |
|
161 | Sterculia | Uống |
|
162 | Sucralfat | Uống |
|
163 | Sulfogaiacol | Uống |
|
164 | Talniflumate | Uống |
|
165 | Teprenon | Uống |
|
166 | Terbinafin | Dùng ngoài |
|
167 | Terpin hydrat | Uống |
|
168 | Terpineol | Dùng ngoài |
|
169 | Tetrahydrozolin | Nhỏ mắt, nhỏ mũi |
|
170 | Thymol | Dùng ngoài |
|
171 | Timonacic | Uống |
|
172 | Tioconazol | Dùng ngoài |
|
173 | Tolnaftate | Dùng ngoài |
|
174 | Trimeprazin | Uống |
|
175 | Triprolidin | Uống |
|
176 | Trolamin | Dùng ngoài |
|
177 | Tromantadine | Dùng ngoài |
|
178 | Urea | Dùng ngoài |
|
179 | Xanh methylen | Dùng ngoài, uống |
|
180 | Xylometazolin | Nhỏ mũi, xịt mũi |
|
THE MINISTER OF HEALTH | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 45/2007/QD-BYT | Hanoi, December 18, 2007 |
DECISION
PROMULGATING THE LIST OF ACTIVE INGREDIENTS OF MEDICINES PERMITTED TO BE REGISTERED FOR RADIO AND TELEVISION ADVERTISEMENT
THE MINISTER OF HEALTH
Pursuant to the Law on Pharmacy of June 14, 2005;
Pursuant to November 16, 2001 Ordinance No. 39/2001/PL-UBTVQH-10 on Advertisement of the National Assembly Standing Committee;
Pursuant to the Governments Decree No. 59/2002/ND-CP of June 4, 2002, cancelling a number of permits and licenses and replacing some others with other management forms;
Pursuant to the Governments Decree No. 24/2003/ND-CP of March 13, 2003, detailing the implementation of the Ordinance on Advertisement;
Pursuant to the Governments Decree No. 49/2003/ND-CP of May 15, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;
Pursuant to Joint Circular No. 01/2004/TTLT-BVHTT-BYT of January 12, 2004, of the Ministry of Culture and Information and the Ministry of Health, guiding advertising activities in the domain of health;
At the proposal of the director of the Drug Administration of Vietnam,
DECIDES:
Article 1. To promulgate together with this Decision the List of active ingredients of medicines permitted to be registered for radio and television advertisement.
Article 2. This Decision takes effect 15 days after its publication in CONG BAO and replaces the Minister of Healths Decision No. 815/2003/QD-BYT of March 12, 2003, promulgating the List of active ingredients of medicines permitted to be registered for radio and television advertisement.
Article 3. The director of the Office and the chief inspector of the Ministry of Health, the director of the Drug Administration of Vietnam, the director of the Therapy Department, the directors of the Traditional Medicine Department and concerned Departments and Bureaus, the heads of units under the Ministry of Health, directors of provincial/ municipal Health Services, heads of healthcare sections of branches, and domestic and foreign organizations and individuals engaged in advertising medicines on radio and television in Vietnam shall implement this Decision.
| FOR THE MINISTER OF HEALTH |
LIST OF ACTIVE INGREDIENTS
OF MEDICINES PERMITTED TO BE REGISTERED FOR RADIO AND TELEVISION ADVERTISEMENT
(Promulgated together with the Minister of Healths Decision No. 45/2007/QD-BYT of December 18, 2007)
I. PRINCIPLES FOR SELECTION AND CONSIDERATION
1. List of active ingredients
Principles for selection of active ingredients of medicines to be permitted for registration for radio and television advertisement include:
1.1. They are on the list of medicines with valid registration numbers for circulation in Vietnam.
1.2. They can be taken orally or applied on skin, in the form of ear, eye or nasal drops or suppositories, taken and held in the mouth or administered through sprayers or inhalers.
1.3. They are indicated for treatment of common diseases and can be taken by patients for self-treatment without medical examination, consultation and surveillance by medical doctors.
1.4. They do not fall into medicine groups requiring prescriptions specified in the current Regulation on medicine prescription and sale of prescribed medicines.
1.5. They have no known severe harmful effects (i.e., harmful effects that may cause death or danger to life of patients, worsen the illness situation to the extent that patients are hospitalized or undergo a prolonged treatment, cause permanent or severe disabilities, or inborn deformities in patients children and similar consequences) and/or have these effects cautioned.
2. Medicines having two or more active ingredients, traditional medications and medicines prepared from materia medica
Medicines having two or more active ingredients, traditional medicines and medicines prepared from materia medica may be considered to be permitted for registration for radio and television advertisement when they fully satisfy the following conditions:
2.1. For medicines having two or more active ingredients:
- Having valid registration numbers for circulation in Vietnam.
- Having in their ingredients at least one active ingredient that produces their principal effects and is on the list of active ingredients of medicines permitted for registration for radio and television advertisement.
- Being on lists of over-the-counter (OTC) medicines of countries of origin (countries that manufacture finished medicines and/or ex-workshop medicine lots or where medicine products are transported before arriving at the importing country), for imported medicines.
- Having their ingredients proved to be on the lists of OTC medicines published in the countries where these ingredients originate, for domestically manufactured medicines.
- Being not novel medicines under the Law on Pharmacy.
2.2. For traditional medicines and medicines prepared from materia medica:
- Having valid registration numbers for circulation in Vietnam.
- Being indicated for treatment of common diseases and use by patients for self-treatment without medical examination, consultation and surveillance by medical doctors.
- Containing no highly toxic materia medica ingredients.
- Having no known severe harmful effects and/or having these effects cautioned.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây