Quyết định 2174/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn bổ sung giám sát và phòng, chống Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (MERS-CoV)
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 2174/QĐ-BYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 2174/QĐ-BYT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Thanh Long |
Ngày ban hành: | 08/06/2015 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 2174/QĐ-BYT
BỘ Y TẾ ------------- Số: 2174/QĐ-BYT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------------- Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành hướng dẫn bổ sung giám sát và phòng, chống Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút corona (MERS-CoV)
-----------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH;
Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn bổ sung giám sát và phòng, chống Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút corona (MERS-CoV)”.
Điều 2.“Hướng dẫn bổ sung giám sát và phòng, chống Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút corona (MERS-CoV)” là tài liệu hướng dẫn được áp dụng trong các cơ sở y tế dự phòng và các cơ sở khám, chữa bệnh nhà nước và tư nhân trên toàn quốc.
Điều 3.Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 2002/QĐ-BYT ngày 06/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn “Giám sát và phòng, chống Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút corona”.
Điều 4.Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế; Viện trưởng các viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur; Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế; Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế, các cơ sở khám, chữa bệnh các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG
|
BỘ Y TẾ --------- | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------- |
HƯỚNG DẪN
Giám sát và phòng, chống Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút corona (MERS-CoV)
(Ban hành kèm theo Quyết định số2174/QĐ-BYT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
--------------------------------------
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A do một chủng vi rút mới của họ vi rút corona gây nên (gọi tắt là MERS-CoV). Trường hợp bệnh đầu tiên được ghi nhận vào tháng 4 năm 2012 tại Ả Rập Xê Út. Tính đến ngày 06 tháng 6 năm 2015, Tổ chức Y tế thế giới thông báo đã ghi nhận1.195 trường hợp mắc, trong đó có 448 trường hợp tử vong ở 26 quốc gia chủ yếu tại vùng Trung Đông và một số quốc gia khác ngoài Trung Đông, trong đó có một số quốc gia châu Á. Vi rút MERS-CoV có thể có nguồn gốc từ loài dơi rồi truyền sang lạc đà, sau đó lạc đà trở thành ổ chứa vi rút chính lây bệnh tiên phát sang người. Bệnh có khả năng lây truyền từ người sang người, chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết đường hô hấp trong nhóm người có tiếp xúc gần với bệnh nhân. Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 14 ngày. Người bệnh có biểu hiện từ nhẹ như sốt, ho đến nặng hơn như khó thở, viêm phổi, suy hô hấp cấp, ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa như tiêu chảy và có thể gây suy tạng đặc biệt là suy thận, nguy cơ tử vong cao; tỷ lệ chết/mắc từ 35% - 40%. Một số người nhiễm vi rút MERS-CoV có thể không có triệu chứng hoặc biểu hiện lâm sàng rất nhẹ gây khó khăn cho việc phát hiện. Đến nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.
II. HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT
1. Định nghĩa trường hợp bệnh
1.1. Trường hợp nghi ngờ
Là trường hợp nghi ngờ mắc bệnh có các dấu hiệu sau:
- Sốt và
- Viêm đường hô hấp từ nhẹ đến nặng (ho, khó thở, viêm phổi, suy hô hấp…) và
- Yếu tố dịch tễ: trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát có một trong các yếu tố dịch tễ sau:
+ Có tiền sử ở/đi/đến từ quốc gia có dịch, hoặc
+ Tiếp xúc gần với bệnh nhân xác định mắc MERS-CoV, hoặc
+ Tiếp xúc gần với người bị viêm đường hô hấp cấp tính liên quan đến quốc gia có dịch, hoặc
+ Thành viên có tiếp xúc gần trong 1 chùm ca bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nghi ngờ do MERS-CoV.
Tiếp xúc gần bao gồm:
+ Người trực tiếp chăm sóc/điều trị; người sống/làm việc/nằm điều trị cùng phòng/khu vực điều trị, cùng gia đình với trường hợp xác định;
+ Người ngồi cùng hàng hoặc trước sau một hàng ghế trên cùng một chuyến xe/toa tàu/máy bay với trường hợp xác định;
+ Có tiếp xúc trực tiếp với trường hợp xác định trong bất cứ hoàn cảnh nào.
1.2. Trường hợp xác định
Là trường hợp có xét nghiệm khẳng định nhiễm vi rút MERS-CoV.
2. Định nghĩa ổ dịch
2.1. Ổ dịch:một nơi (thôn, xóm, đội/tổ dân phố/đơn vị…) ghi nhận 1 trường hợp xác định trở lên.
2.2. Ổ dịch chấm dứt:khi không ghi nhận trường hợp mắc mới trong vòng 28 ngày kể từ ngày khởi phát trường hợp bệnh gần nhất.
3. Nội dung giám sát
3.1. Tình huống 1:Chưaghi nhận trường hợp xác định tại Việt Nam
Yêu cầu của tình huống này là giám sát chặt chẽ nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ đầu tiên, chẩn đoán nhanh đồng thời tiến hành khoanh vùng và xử lý kịp thời.
Phương thức giám sát trong tình huống này:
- Tại cửa khẩu: áp dụng khai báo y tế tại cửa khẩu quốc tế phù hợp với tình hình Việt Nam và thông lệ quốc tế. Thực hiện việc kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ tại khu vực cửa khẩu; sử dụng máy đo thân nhiệt, quan sát thể trạng, cách ly, khai thác tiền sử dịch tễ, khám sơ bộ và lập danh sách tất cả trường hợp nghi ngờ và chuyển về cơ sở cách ly y tế để lấy mẫu xét nghiệm và quản lý theo quy định.
- Tại cộng đồng và cơ sở y tế: thực hiện giám sát chủ động, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm, lập danh sách, quản lý, theo dõi tất cả các trường hợp nghi ngờ.
3.2. Tình huống 2:Xuất hiện trường hợp xác định xâm nhập vào Việt Nam
Yêu cầu của tình huống này là phát hiện sớm các trường hợp bệnh có liên quan đến ca bệnh xâm nhập, xử lý triệt để ổ dịch, tránh lây lan tại cơ sở y tế và cộng đồng.
Phương thức giám sát trong tình huống này cụ thể như sau:
- Tại cửa khẩu: tiếp tục thực hiện giám sát tại cửa khẩu như tình huống 1.
- Tại cộng đồng và cơ sở y tế:
+ Tăng cường giám sát chủ động, điều tra dịch tễ, lập danh sách, lấy mẫu xét nghiệm tất cả các trường hợp nghi ngờ.
+ Giám sát, lập danh sách, quản lý, theo dõi tình trạng sức khỏe của tất cả những người tiếp xúc gần trong vòng 14 ngày kể từ lần tiếp xúc cuối cùng.
+ Chỉ định lấy mẫu xét nghiệm đối với những người tiếp xúc gần do cán bộ dịch tễ quyết định trên cơ sở điều tra thực tế.
3.3. Tình huống 3: Dịch lây lan trong cộng đồng
Yêu cầu của tình huống này là phát hiện sớm các trường hợp bệnh mắc mới trong cộng đồng, xử lý triệt để ổ dịch, hạn chế tối đa khả năng dịch lan rộng trong cộng đồng và cơ sở y tế.
Phương thức giám sát trong tình huống này cụ thể như sau:
- Tại cửa khẩu: tiếp tục thực hiện giám sát tại cửa khẩu như tình huống 1.
- Tại cộng đồng và cơ sở y tế:
+ Ở các địa phương chưa ghi nhận trường hợp xác định: Thực hiện giám sát tích cực, chủ động; điều tra dịch tễ, lập danh sách và lấy mẫu xét nghiệm tất cả các trường hợp nghi ngờ.
+ Ở các ổ dịch đã được xác định: Tăng cường giám sát tích cực, chủ động; điều tra dịch tễ, lập danh sách, quản lý tất cả các trường hợp nghi ngờ; lấy mẫu xét nghiệm ít nhất 3-5 trường hợp nghi ngờ đầu tiên. Các trường hợp khác trong ổ dịch có triệu chứng tương tự đều được coi là trường hợp xác định phải báo cáo và xử lý theo quy định.
Ở cả 3 tình huống, tất cả các trường hợp tử vong nghi do MERS-CoV đều phải được điều tra, báo cáo, lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm và xử lý như trường hợp xác định.
3.4. Thu thập, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm:Quy định chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo.
3.5. Thông tin, báo cáo
- Thực hiện thông tin, báo cáo đối với bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Thông tư số 48/2010/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ Y tế hướng dẫn chế độ khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm và các văn bản khác về thông tin, báo cáo dịch bệnh.
- Báo cáo trường hợp MERS-CoV theo mẫu 1.
- Báo cáo trường hợp tử vong do MERS-CoV theo mẫu 2.
- Phiếu điều tra trường hợp MERS-CoV theo mẫu 3.
III. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH
1. Biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu
- Tuyên truyền cho người dân, cán bộ y tế, hành khách xuất nhập cảnh, nhân viên phục vụ công cộng (hàng không, xuất nhập cảnh, vận tải hành khách, du lịch…) về bệnh MERS-CoV và các biện pháp phòng chống, chủ động tự theo dõi sức khỏe và thông báo cho cơ quan y tế về các vấn đề liên quan đến dịch bệnh MERS-CoV, đặc biệt cho những người đi/đến/về từ quốc gia có dịch;
- Hạn chế đi tới các vùng đang có dịch khi không cần thiết, đặc biệt đối với những người mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch... Nếu phải đi, cần tìm hiểu các thông tin tình hình dịch bệnh tại nơi đến để chủ động có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho bản thân; khi về cần chủ động khai báo, tự theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 14 ngày và thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có biểu hiện sốt và/hoặc các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh khác;
- Người có các triệu chứng viêm đường hô hấp hoặc nghi ngờ mắc bệnh như sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người;
- Tránh tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính. Khi cần tiếp xúc với người bệnh, phải đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách khi tiếp xúc;
- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay khi ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn ngay;
- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng;
- Tăng cường thông khí nơi làm việc, nhà ở, trường học, cơ sở y tế, ... bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa;
- Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác;
- Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý;
- Nếu thấy có biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, đặc biệt là những người có liên quan dịch tễ phải thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, cách ly và điều trị kịp thời;
- Thường xuyên cập nhật thông tin và cách phòng chống dịch bệnh MERS CoV của Bộ Y tế trên website: http://moh.gov.vn;http://vncdc.gov.vnvà các nguồn thông tin chính thức khác.
2. Biện pháp phòng bệnh đặc hiệu
Hiện nay bệnh chưa thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.
3. Chuẩn bị đầy đủ vật tư, hóa chất, trang thiết bị dự phòng khi dịch xảy ra
- Trang bị phòng hộ, thiết bị y tế, thuốc cấp cứu, điều trị;
- Hóa chất và sinh phẩm xét nghiệm;
- Hóa chất khử khuẩn;
- Máy phun hóa chất;
- Khu cách ly.
IV. CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG DỊCH
1. Tiếp tục triển khai các biện pháp phòng bệnh như phần III
2. Thực hiện các biện pháp sau
2.1. Đối với người bệnh
- Cách ly, điều trị tại cơ sở y tế, hạn chế tối đa biến chứng, tử vong và lây nhiễm trong bệnh viện. Thời gian cách ly cho đến khi đủ các tiêu chuẩn xuất viện của Bộ Y tế.
- Sử dụng khẩu trang y tế đúng cách khi tiếp xúc với người khác để hạn chế lây truyền bệnh.
- Điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Xử lý tử thi theo Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hoả táng.
2.2. Đối với người tiếp xúc gần hoặc có liên quan khác
- Người chăm sóc/điều trị bệnh nhân phải thực hiện các biện pháp phòng hộ cá nhân như đeo khẩu trang y tế, kính đeo mắt, găng tay, mũ, áo choàng, ... trong quá trình tiếp xúc gần với người bệnh; rửa tay ngay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác sau mỗi lần tiếp xúc với bệnh nhân.
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người bệnh và những người khác.
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; sử dụng các thuốc sát khuẩn đường mũi họng như: súc miệng bằng nước sát khuẩn và các dung dịch sát khuẩn mũi họng khác.
- Hạn chế đến nơi tụ họp đông người đề phòng lây bệnh cho người khác.
Để quản lý, theo dõi, cách ly và áp dụng các biện pháp phòng bệnh phù hợp đối với những người tiếp xúc gần hoặc có liên quan khác, cơ quan y tế dự phòng địa phương cần thực hiện:
- Lập danh sách những người tiếp xúc gần, quản lý và theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. Tư vấn cho người tiếp xúc gần về các dấu hiệu bệnh và các biện pháp phòng, chống để tự phòng bệnh, tự theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính. Nếu xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ phải thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được cách ly tại cơ sở y tế, chẩn đoán, điều trị kịp thời.
- Đối với những trường hợp không tiếp xúc gần mà có liên quan khác (cùng chuyến bay, cùng chuyến tàu/xe, cùng cuộc họp, cùng tham dự giao lưu tập thể khác...), cơ quan y tế sẽ thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết, tự theo dõi và chủ động thông báo cho cơ quan y tế khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.
2.3. Đối với hộ gia đình bệnh nhân
- Thực hiện các biện pháp phòng bệnh đối với cá nhân như trong phần III mục 1.
- Thực hiện thông thoáng nhà ở, thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn khác.
2.4. Đối với cộng đồng, trường học, xí nghiệp, công sở
- Triển khai các biện pháp phòng, chống dịch như đối với hộ gia đình.
- Biện pháp đóng cửa trường học, công sở, xí nghiệp,... sẽ do Ban chỉ đạo phòng chống dịch của tỉnh/thành phố quyết định dựa trên cơ sở tình hình dịch cụ thể của từng nơi có cân nhắc tính hiệu quả làm giảm lây truyền bệnh tại cộng đồng và các ảnh hưởng đến xã hội và kinh tế.
2.5. Phòng chống lây nhiễm tại các cơ sở điều trị
Thực hiện nghiêm ngặt việc phân luồng khám, cách ly và điều trị bệnh nhân, các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm đối với cán bộ y tế, người chăm sóc bệnh nhân và các bệnh nhân khác tại các cơ sở điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
2.6. Khử trùng và xử lý môi trường ổ dịch
- Khu vực cách ly và nhà bệnh nhân phải được khử trùng bằng cách lau rửa nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà với dung dịch chứa 0,5% Clo hoạt tính. Việc khử trùng các khu vực có liên quan khác sẽ do cán bộ dịch tễ quyết định dựa trên cơ sở điều tra thực tế.
- Chất tiết đường hô hấp (đờm, rãi, dịch mũi họng, dịch phế quản, …) của bệnh nhân phải được xử lý triệt để bằng dung dịch chứa 1,25% Clo hoạt tính với tỷ lệ 1:1 trong thời gian ít nhất 30 phút sau đó thu gom theo quy định của cơ sở điều trị.
- Quần áo, chăn màn, đồ dùng đã được bệnh nhân sử dụng trong thời gian bị bệnh phải được ngâm vào dung dịch chứa 0,5% Clo hoạt tính để trong 1 - 2 giờ trước khi đem giặt, rửa.
- Vật dụng, đồ dùng trong nhà bệnh nhân phải được khử trùng bằng cách lau rửa với dung dịch chứa 0,5% Clo hoạt tính.
- Các phương tiện chuyên chở bệnh nhân phải được sát trùng tẩy uế bằng dung dịch chứa 0,5% Clo hoạt tính.
Tùy theo diễn biến của MERS-CoV và các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục cập nhật và điều chỉnh hướng dẫn cho phù hợp./.
| KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Long |
PHỤ LỤC 1
THU THẬP, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN BỆNH PHẨM
1. Mẫu bệnh phẩm
Bệnh phẩm nghi nhiễm MERS-CoV phải được thu thập bởi các nhân viên y tế đã được tập huấn về an toàn sinh học. Bệnh phẩm thu thập bao gồm ít nhất 2 mẫu bệnh phẩm gồm 01 mẫu bệnh phẩm đường hô hấp và 01 mẫu máu trong số các loại mẫu dưới đây:
- Mẫu bệnh phẩm đường hô hấp:
Các bệnh phẩm thu thập tại đường hô hấp dưới được ghi nhận có nồng độ vi rút cao hơn bệnh phẩm thu thập tại đường hô hấp trên và đảm bảo độ nhạy cao hơn cho chẩn đoán nhiễm vi rút MERS-CoV.
+ Bệnh phẩm đường hô hấp dưới:
· Đờm.
· Dịch phế nang, dịch nội khí quản, dịch màng phổi ...;
· Tổ chức phổi, phế quản, phế nang.
+ Bệnh phẩm đường hô hấp trên chỉ thực hiện khi không thể thu thập được bệnh phẩm đường hô hấp dưới.
· Dịch tỵ hầu;
· Hỗn hợp dịch mũi họng và hầu họng
· Dịch rửa mũi họng.
- Mẫu máu (3-5 ml máu tĩnh mạch có hoặc không có chất chống đông EDTA)
+ Mẫu máu giai đoạn cấp; khi bệnh nhân vào viện.
+ Mẫu máu giai đoạn hồi phục (sau ít nhất 3 tuần sau ngày khởi bệnh).
2. Thời điểm thu thập bệnh phẩm
Bệnh phẩm đường hô hấp nên được thu thập tại thời điểm sớm nhất sau khi khởi phát (lý tưởng là trong vòng 7 ngày và trước khi sử dụng thuốc kháng vi rút).
Loại bệnh phẩm | Thời điểm thích hợp thu thập |
Bệnh phẩm đường hô hấp dưới (dịch phế nang, dịch nội khí quản, dịch màng phổi, đờm) | Trong suốt giai đoạn bệnh nhân biểu hiện triệu chứng. |
Bệnh phẩm đường hô hấp trên (dịch mũi họng/hầu họng, dịch tỵ hầu, dịch rửa mũi họng) | Trong vòng 7 ngày sau khi khởi phát |
Mẫu máu giai đoạn cấp | Khi bệnh nhân nhập viện |
Mẫu máu giai đoạn hồi phục | Ít nhât 3 tuần sau ngày khởi bệnh |
Tổ chức phổi, phế nang | Trong trường hợp có chỉ định |
3. Phương pháp thu thập bệnh phẩm
3.1. Chuẩn bị dụng cụ
- Tăm bông cán nhựa (hoặc kim loại) mềm (không sử dụng tăm bông cán gỗ do có thể có các chất bất hoạt một số vi rút, ảnh hưởng độ nhạy của xét nghiệm PCR) .
- Bộ thu thập dịch tỵ hầu.
- Ống ly tâm hình chóp 15ml, chứa 2-3ml môi trường vận chuyển và bảo quản bệnh phẩm..
- Lọ nhựa (ống Falcon 50ml) hoặc túi ni lông để đóng gói bệnh phẩm.
- Băng, gạc có tẩm chất sát trùng.
- Cồn sát trùng, bút ghi, ...
- Quần áo bảo hộ.
- Kính bảo vệ mắt.
- Găng tay.
- Khẩu trang N95.
- Bơm tiêm 10 ml, vô trùng.
- Ống nghiệm vô trùng (có hoặc không có chất chống đông).
- Dây garo, bông, cồn...
- Bình lạnh bảo quản mẫu.
3.2. Tiến hành
3.2.1. Sử dụng quần áo bảo hộ
Trước khi lấy mẫu (mặc) | Sau khi lấy mẫu (cởi) |
Khẩu trang N95 | Găng tay - lớp thứ hai |
Mũ | Áo |
Kính bảo hộ | Quần |
Quần | Ủng |
Áo | Kính bảo hộ |
Găng tay - lớp thứ nhất | Mũ |
Găng tay - lớp thứ hai | Khẩu trang N95 |
Ủng | Găng tay - lớp thứ nhất |
3.2.2. Kỹ thuật lấy bệnh phẩm
a. Dịch mũi họng và hầu họng
- Dịch mũi họng: yêu cầu bệnh nhân ngửa mặt khoảng 45°. Đưa tăm bông vào dọc theo sàn mũi tới khoang mũi họng, để tăm bông cho thấm ướt dịch mũi sau đó xoay tròn, miết mạnh vào thành mũi và rút ra từ từ.
- Dịch hầu họng: yêu cầu bệnh nhân há miệng, dùng đè lưỡi ép lưỡi xuống thành miệng dưới. Đưa tăm bông sâu vào vùng hầu họng, miết mạnh tăm bông vào thành họng sau.
- Tăm bông chứa bệnh phẩm dịch mũi họng và dịch hầu họng được chuyển chung vào 01 tuýp chứa 2-3 ml môi trường bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm (đầu tăm bông phải nằm ngập trong môi trường).
b. Dịch rửa mũi họng
Giải thích đảm bảo bệnh nhân phối hợp tốt với cán bộ lấy mẫu. Bơm 10 ml dung dịch rửa (nước muối sinh lý) qua mũi bệnh nhân, đề nghị bệnh nhân không nuốt. Dịch rửa mũi họng được thu thập vào cốc hoặc đĩa petri và chuyển 2-3 ml vào môi trường vận chuyển và bảo quản bệnh phẩm.
c. Dịch tỵ hầu
Dịch tỵ hầu được thu thập bằng bộ thu thập bệnh phẩm có cấu tạo đặc biệt bao gồm 2 đường dẫn (dây mềm - catheter và 1 ống nhựa gắn chặt vào máy chân không).
Yêu cầu bệnh nhân ngửa đầu 45o, đưa catheter vào mũi theo một đường song song với vòm miệng tới điểm giữa khoảng cách từ cánh mũi tới dái tai cùng bên, khởi động bơm chân không và nhẹ nhàng vừa xoay tròn vừa rút catheter ra.
Chuyển dịch tỵ hầu vào môi trường bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm.
d. Đờm
Đề nghị bệnh nhân súc miệng bằng nước muối sinh lý, sau đó khạc mạnh vào dụng cụ chứa (cốc nhựa vô trùng). Chuyển bệnh phẩm vào môi trường bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm.
e. Dịch nội khí quản
Bệnh nhân khi đang thở máy, đã được đặt nội khí quản. Dùng 1 ống hút dịch, đặt theo đường nội khí quản và dùng bơm tiêm hút dịch nội khí quản theo đường ống đã đặt. Cho dịch nội khí quản vào tuýp chứa môi trường vận chuyển và bảo quản bệnh phẩm.
f. Lấy mẫu máu
Sử dụng bơm kim tiêm vô trùng lấy 3-5ml máu tĩnh mạch, chuyển vào tuýp chứa (có hoặc không có chất chống đông EDTA), bảo quản ở nhiệt độ 4°C trong vòng 24 giờ.
Lưu ý:
- Ghi rõ tên, tuổi, địa chỉ, loại bệnh phẩm, ngày lấy mẫu trên tuýp đựng bệnh phẩm
- Các loại bệnh phẩm thu thập tại đường hô hấp dưới (dịch nội khí quản, phế nang, màng phổi) phải được phối hợp với các bác sỹ lâm sàng trong quá trình thu thập mẫu bệnh phẩm.
3.2.3. Khử trùng dụng cụ và tẩy trùng khu vực lấy mẫu
Toàn bộ trang phục bảo hộ được cho vào 1 túi ni lông chuyên dụng dùng cho rác thải y tế có khả năng chịu được nhiệt độ cao, cùng với các dụng cụ bẩn (sử dụng găng tay và khẩu trang mới).
Buộc chặt và sấy ướt tại nhiệt độ 120°C/30 phút trước khi loại bỏ cùng với rác thải y tế khác hoặc có thể đốt tại lò rác bệnh viện.
Rửa tay xà phòng và tẩy trùng bằng Clo hoạt tính 0,1% toàn bộ các dụng cụ và khu vực lấy mẫu; phích lạnh dùng cho vận chuyển bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm.
4. Bảo quản, đóng gói, vận chuyển bệnh phẩm tới phòng xét nghiệmvà thông báo kết quả
4.1. Bảo quản
Bệnh phẩm sau khi thu thập được chuyển đến phòng xét nghiệm trong thời gian ngắn nhất:
- Bệnh phẩm được bảo quản tại 2-8°C, và chuyển tới phòng xét nghiệm trong vòng 48 giờ sau khi thu thập.
- Bệnh phẩm được bảo quản ngay tại -70°C trong trường hợp thời gian dự kiến chuyển đến phòng xét nghiệm chậm hơn 48 giờ sau khi thu thập.
- Không bảo quản bệnh phẩm tại ngăn đá của tủ lạnh hoặc -20°C.
- Bệnh phẩm là huyết thanh/huyết tương có thể bảo quản tại 4°C trong 1 tuần.
4.2. Đóng gói bệnh phẩm
Bệnh phẩm khi vận chuyển phải được đóng gói kỹ trong 3 lớp bảo vệ, theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới.
- Siết chặt nắp tuýp bệnh phẩm, bọc ngoài bằng giấy parafin (nếu có), bọc từng tuýp bệnh phẩm bằng giấy thấm.
- Đưa tuýp vào túi vận chuyển (hoặc lọ có nắp kín).
- Bọc ra ngoài các túi bệnh phẩm bằng giấy thấm hoặc bông thấm nước có chứa chất tẩy trùng (cloramine B ...), đặt gói bệnh phẩm vào túi ni lông thứ 2, buộc chặt.
- Các phiếu thu thập bệnh phẩm được đóng gói chung vào túi ni lông cuối cùng, buộc chặt, chuyển vào phích lạnh, bên ngoài có vẽ các logo quy định của Tổ chức Y tế thế giới (logo: bệnh phẩm sinh học, không được lộn ngược) khi vận chuyển.
4.3. Đơn vị tiếp nhận bệnh phẩm, xét nghiệm xác định và việc vận chuyển bệnh phẩm
4.3.1. Đơn vị tiếp nhận bệnh phẩm và xét nghiệm xác định
- Đơn vị có thể nhận bệnh phẩm và xét nghiệm xác định:
+ Phòng xét nghiệm Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương;
+ Phòng xét nghiệm Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh;
+ Phòng xét nghiệm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương;
+ Phòng xét nghiệm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh.
- Đơn vị tiếp nhận bệnh phẩm từ các địa phương:
+ Phòng xét nghiệm Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tiếp nhận bệnh phẩm gửi đến từ các tỉnh từ Quảng Ngãi trở ra.
+ Phòng xét nghiệm Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận bệnh phẩm gửi đến từ các tỉnh từ Bình Định trở vào.
Theo diễn biến của dịch bệnh MERS-CoV và năng lực xét nghiệm của các đơn vị, Bộ Y tế sẽ xem xét mở rộng các điểm tiếp nhận bệnh phẩm và xét nghiệm xác định khi cần thiết.
4.3.2. Việc vận chuyển bệnh phẩm
- Ghi đầy đủ các yêu cầu xét nghiệm vào phiếu theo mẫu số 4.
- Thông báo cho phòng xét nghiệm ngày gửi và thời gian dự định bệnh phẩm sẽ tới phòng xét nghiệm.
- Bệnh phẩm được vận chuyển tới phòng xét nghiệm bằng đường bộ hoặc đường không càng sớm càng tốt.
- Tuyệt đối tránh để tuýp bệnh phẩm bị đổ, vỡ trong quá trình vận chuyển.
- Nên bảo quản bệnh phẩm ở nhiệt độ 4°C khi vận chuyển tới phòng xét nghiệm, tránh quá trình đông tan băng nhiều lần, làm giảm chất lượng của bệnh phẩm.
4.3.3. Thông báo kết quả xét nghiệm
Đơn vị xét nghiệm sau khi có kết quả xét nghiệm có trách nhiệm thông báo ngay kết quả xét nghiệm trong thời gian sớm nhất về Cục Y tế dự phòng, Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur trong khu vực và Đơn vị gửi mẫu xét nghiệm (theo mẫu số 5).
Cơ quan chủ quản……………………..
Đơn vị báo cáo…………………….
BÁO CÁO CÁC TRƯỜNG HỢP MERS-CoV
STT | Họ và tên | Tuổi | Địa chỉ nơi khởi phát | Yếu tố dịch tễ: (*) | Ngày khởi phát | Ngày khám bệnh |
Ngày nhập viện | Xét nghiệm | Kết quả điều trị | ||||||||
Nam | Nữ | Số nhà | Xóm, khu phố | Xã | Huyện | Tỉnh | Ngày lấy mẫu | Kết quả | Nơi điều trị | Tình trạng | Ngày ra viện | ||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ |
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ |
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ |
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ |
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ |
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ |
|
|
|
|
9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ |
|
|
|
|
10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ |
|
|
|
|
(*) Yếu tố dịch tễ: 1 = Ở vùng có dịch trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát; 2= Tiếp xúc gần trong gia đình; 3= tiếp xúc gần trong cơ quan; 4= tiếp xúc gần trên các phương tiện giao thông; 9= Không biết
| Ngày … tháng … năm 201 … |
Cơ quan chủ quản……………………..
Đơn vị…………………….
BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP TỬ VONG DO MERS-CoV
STT | Họ và tên | Tuổi | Địa chỉ nơi khởi phát | Yếu tố dịch tễ: (*) | Ngày khởi phát | Ngày khám bệnh | Ngày nhập viện |
Ngày tử vong | Xét nghiệm | ||||||
Nam | Nữ | Số nhà | Xóm, khu phố | Xã | Huyện | Tỉnh | Ngày lấy mẫu | Kết quả | |||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ |
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ |
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ |
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ |
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ |
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ |
|
7 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ |
|
8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ |
|
9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ |
|
10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ | __/__/__ |
|
(*) Yếu tố dịch tễ: 1 = Ở vùng có dịch trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát; 2= Tiếp xúc gần trong gia đình; 3= tiếp xúc gần trong cơ quan; 4= tiếp xúc gần trên các phương tiện giao thông; 9= Không biết
| Ngày … tháng … năm 201 … |
Mẫu 3
PHIẾU ĐIỀU TRA
TRƯỜNG HỢPMERS-CoV
1. Người báo cáo
a. Tên người báo cáo: __________________ b. Ngày báo cáo; ____/___/201 ___
c. Tên đơn vị: _____________________
d. Điện thoại: __________________________ e. Email: ______________________
2. Thông tin trường hợp bệnh
a. Họ và tên bệnh nhân: _____________________
b. Ngày tháng năm sinh: ___/___/_____________ Tuổi (năm) ________________
c. Giới: 1. Nam 2. Nữ d. Dân tộc: _____________
e. Nghề nghiệp: ________________________________
3. Địa chỉ nơi sinh sốngSố: ……………. Đường phố/Thôn ấp
Phường/Xã: ………………………………………… Quận/huyện:
Tỉnh/Thành phố: …………………………………… Số điện thoại liên hệ ………………….
4. Địa chỉ nơi bệnh khởi phát:1. Như trên 2. Khác, ghi rõ:
……………………………………………………………………………………………
5. Ngày khởi phát:___/___/201__
6. Ngày được khám bệnh đầu tiên:___/___/201__
7. Nơi đang điều trị__________________________________________________________
8. Diễn biến bệnh(mô tả ngắn gọn):
_______________________________________________________________________
_______________________________________________________________________
9. Các biểu hiện lâm sàng:
a. | Sốt: | £Có | £Không |
b. | Ho: | £Có | £Không |
c. | Khó thở: | £Có | £Không |
d. | Các triệu chứng khác | £Có | £Không |
Cụ thể_______________________________________________________________________
_______________________________________________________________________
10. Tiền sử mắc các bệnh mạn tính và các bệnh khác có liên quan:
_______________________________________________________________________
_______________________________________________________________________
11. Tiền sử dịch tễ:Trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát bệnh nhân có
a. Sống/đi/đến vùng xác định có trường hợp mắc bệnh MERS-CoV không?
£Có£Không£Không biết
Nếu có ghi rõ địa chỉ:______________________________________________________
b. Chăm sóc trường hợp xác định, hoặc nghi ngờ mắc bệnh MERS-CoV không?
£Có£Không£Không biết
c. Sống, làm việc cùng trường hợp xác định hoặc nghi ngờ mắc bệnh MERS-CoV không?
£Có£Không£Không biết
d. Ngồi gần trên cùng chuyến xe/tàu/máy bay ... với trường hợp xác định hoặc nghi ngờ mắc bệnh MERS-CoV không?
£Có£Không£Không biết
e. Tiếp xúc trực tiếp với trường hợp xác định hoặc nghi ngờ mắc bệnh MERS-CoV không?
£Có£Không£Không biết
f. Bệnh nhân có làm việc trong các cơ sở y tế?£Có£Không£Không biết
g. Tiền sử dịch tễ khác(nếu có, ghi rõ)
_______________________________________________________________________
_______________________________________________________________________
_______________________________________________________________________
12. Thông tin điều trị
a. Bệnh nhân có phải thở máy không?£Có£Không£Không biết
b. Bệnh nhân có phải điều trị thuốc kháng vi rút không?£Có£Không£Không biết
Ngày bắt đầu ____/___/____ trong bao nhiêu ngày _______
c. Bệnh nhân có phải điều trị kháng sinh không?£Có£Không£Không biết
Ngày bắt đầu ____/___/____ trong bao nhiêu ngày _______
d. Các biến chứng trong quá trình bệnh?£Có£Không£Không biết
Nếu có, ghi cụ thể:__________________________________________________________
e. Các ghi chú hoặc quan sát khác:
_______________________________________________________________________
_______________________________________________________________________
13. Thông tin xét nghiệm:
a. Công thức máu(theo kết quả xét nghiệm đầu tiên sau khi nhập viện)
Bạch cầu: ………/mm3Hồng cầu: ……../mm3Tiểu cầu: ………../mm3
Hematocrite: ………………%
b. Chụp X-quang:£Có£Không£Không làm
Nếu có, được chụp X-quang ngày ___/___/201___
Mô tả kết quả _____________________________________________________________
c. Xét nghiệm vi sinh
Bệnh phẩm đường hô hấp
£Dịch hầu họng | Ngày lấy: ___/___/201__ | Kết quả: __________________ |
£Dịch súc họng | Ngày lấy: ___/___/201__ | Kết quả: __________________ |
£Đờm | Ngày lấy: ___/___/201__ | Kết quả: __________________ |
£Dịch phế quản, phế nang | Ngày lấy: ___/___/201__ | Kết quả: __________________ |
Huyết thanh/huyết tương
£Giai đoạn cấp | Ngày lấy: ___/___/201__ | Kết quả: __________________ |
£Giai đoạn hồi phục | Ngày lấy: ___/___/201__ | Kết quả: __________________ |
Mẫu phân
£Phân | Ngày lấy: ___/___/201__ | Kết quả: __________________ |
Bệnh phẩm khác
£Cụ thể _________ | Ngày lấy: ___/___/201__ | Kết quả: __________________ |
14. Kết quả điều trị:
£Đang điều trị
(Ghi rõ tình trạng hiện tại_______________________________________________)
£Khỏi
£Di chứng (ghi rõ): _____________________________________________________
£Không theo dõi được
£Khác (nặng xin về, chuyển viện, … ghi rõ): ________________________________)
£Tử vong
(Ngày tử vong: ___/___/___: Lý do tử vong __________________________________)
15. Chẩn đoán cuối cùng
£Trường hợp bệnh lâm sàng£Trường hợp bệnh có thể
£Trường hợp bệnh xác định£Không phải corona vi rút
£Khác, ghi rõ ______________________________________________________________
Điều tra viên | Ngày ….. tháng ….. năm 201 … Lãnh đạo đơn vị |
|
|
Mẫu 4
PHIẾU YÊU CẦU XÉT NGHIỆM
1. Thông tin bệnh nhân
1.1.Họ và tên bệnh nhân: ………………………………………………………………………………
1.2. Tuổi: ............ Ngày sinh: ……… / ……… / …………
......... Tháng tuổi (< 24 tháng):……………ðNăm tuổi(≥24 tháng): …………...…
1.3. Giới tính:ðNamðNữ 1.4. Dân tộc: …..........….……
1.5. Địa chỉ bệnh nhân: …………………………………………………………………………………
Thôn, xóm ……………………………………. | Xã/phường: ………………………………… |
Quận/huyện: …………………………………… | Tỉnh/thành: ………………………………… |
1.6. Họ tênngười giám hộ (bố mẹ/người thân, nếu có): …………………………………………… Điện thoại: ……………………………………
2. Thông tin bệnhphẩm
2.1. Ngày khởi phát: ……… / ……… / …………
2.2. Ngày lấy mẫu: ……… / ……… / ………… Giờ lấy mẫu: … - …
Người lấy mẫu: ……………………………… Điện thoại: ……………………………..
Đơnvị: ………………………………………………………………………………………
2.3. Loại mẫu: ……………………………………………… Số lượng: …………………
Loại mẫu: ……………………………………………… Số lượng: …………………
Loại mẫu: ……………………………………………… Số lượng: …………………
2.4. Yêu cầu xét nghiệm: ………………………………………………………………………………..
Đơn vị yêu cầu xét nghiệm: ………………………………………………………………………
| Đơn vị gửi mẫu (xác nhận của người/đơn vị gửi mẫu)
|
VIỆN ………………………………………
PHÒNG XÉT NGHIỆM ……………
Ngày/giờ nhận mẫu: ……/…… / ……… …… - …… Người nhận mẫu: ……...........…………
Tình trạng mẫu khi nhận: …………………………………………………………………......……………
ðTừ chối mẫuðChấp nhận mẫu-Mã bệnh nhân: ………………………
Ghichú: …………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
Mẫu 5
| PHIẾU TRẢ LỜI KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM |
Họ và tên bệnh nhân:…………………………………………………………………………
Tuổi:……………Giới:……………
Địa chỉ bệnh nhân:Nơi cư trú:………………………………………………………………
Xã/Phường:…………………………………………………………
Quận/Huyện:……………………………………..…………………
Tỉnh/Thành:…………………………………………………………
Ngày khởi phát:……… /……… /……………
Yêu cầu xét nghiệm (XN):.……………………………………………….............……………
……………………………………………………………………………………………………
Bệnh phẩm thu thập | Lần lấy mẫu | Ngày/giờ lấy mẫu | Ngày/giờ nhận mẫu | Tình trạng mẫu khi nhận |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nơi gửi mẫu:………………………………………………………………………………………………
Mã bệnh nhân (Phòng thí nghiệm):............................
Bệnh phẩm xét nghiệm | Kỹ thuật xét nghiệm | Lần XN | Ngàythực hiện | Kết quảxét nghiệm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Kết luận:....................................................................................
Đề nghị:¨Tiếp tục lấy mẫu bệnh phẩm hô hấp (3 ngày 1 lần)
¨Khác: ..............................................................
Chú thích:................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Người thực hiện:..........................................Chữ ký:...........................
Người kiểm tra:............................................Chữ ký:..........................
Ngày/giờ trả kết quả ……… / ……… / …………… |… - … |
..............., ngày…tháng…năm…………… |
Trưởng phòng Xét nghiệm |
Lãnh đạo đơn vị
|
THE MINISTRY OF HEALTH
Decision No.2174/QD-BYT datedJune 08, 2015 of the Ministry of Health guiding the supervision and prevention/response against Middle East Respiratory Syndrome Coronavirus (MERS-COV)
Pursuant to the Decree No. 63/2012/NĐ-CP dated August 31, 2012 by the Government defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Health;
At the request of the Director of General Department of Preventive Medicine, the Ministry of Health,
DECIDES:
Article 1.To enclose with this Decision the "Guidelines for supervision and prevention/response against the Middle East Respiratory Syndrome coronavirus (MERS-CoV)".
Article 2."Guidelines for supervision and prevention/response against the Middle East Respiratory Syndrome coronavirus (MERS-CoV)" is a guiding document applicable in preventive healthcare facilities and the state or private medical examination and treatment facilities nationwide.
Article 3.The Decision comes into effect from the day it is promulgated. The Decision replaces the Decision No.2002/QĐ-BYT dated 06/6/2014 by the Minister of Health.
Article 4.The Chiefs of the Ministry Office; the Chiefs Ministry Inspector; Directors of Departments, Director Generals of Departments and Directorates affiliated to the Ministry of Health; Directors of Institutes of Hygiene and Epidemiology and Pasteur Institutes; Directors of medical examination and treatment facilities affiliated to the Ministry of Health; Directors of the Department of Health; Directors of medical preventive centers, Centers for International Health Quarantine, medical examination and treatment facilities of provinces; Heads of medical agencies affiliated to Ministries/sectors and Heads of relevant units are responsible for implementing this Decision./.
For the Minister
The Deputy Minister
Nguyen Thanh Long
GUIDELINES
FOR SUPERVISION AND PREVENTION/RESPONSE AGAINST THE MIDDLE EAST RESPIRATORY SYNDROME CORONAVIRUS (MERS-COV)
(Enclosed with the Decision No. 2174/QĐ-BYT dated June 08, 2015 by the Minister of Health)
I. GENERAL CHARACTERISTICS
Middle East Respiratory Syndrome coronavirus (MERS-CoV) is a clade A infectious diseases caused by a new member of the group of coronavirus. MERS-CoV was first reported in Saudi Arabia in April 2012. Up to June 06, 2015, WHO has notified of 1,195 cases of infection, including 448 related deaths in 26 countries, mainly in Middle East area and some other countries, including Asian countries. MERS-CoV virus appears to have originated in bats and infected camels, then camels become main virus carriers transmitting viruses to human. MERS-CoV can be transmitted from people to people who are in close contact with patients, mainly by direct contact with infectious respiratory secretions of a confirmed or probable case. The incubation period for MERS is about 2 to 14 days. Infected person may have minor symptoms like fever, cough or serious symptoms like dyspnea, pneumonia, respiratory failure, possibly accompany gastrointestinal symptoms like diarrhoea that potentially lead to organ failure, especially renal failure, entailing high risk of death. About 35 to 40 of every 100 people have been infected or died. Some infected people had mild symptoms or no symptoms at all, causing difficulty to the discovery of MERS-CoV. Currently, there is no vaccine or specific antiviral treatment recommended for MERS-CoV infection.
II. GUIDELINES FOR SUPERVISION
1. Definition of infection cases
1.1. Probable cases
A person is probable for infection if he/she presented the following signs:
- Fever and
- Respiratory tract infections like cough, dyspnea, pneumonia, respiratory failure, etc., and
- Perform any of the following epidemiological activities within 14 days before the patient get ill:
+ Stay or travel to/from a country with MERS-CoV, or
+ Have close contact with people with confirmed MERS-CoV infection, or
+ Have close contact with people with acute respiratory infection concerning a country with epidemic, or
+ Have close contact with a group of people with acute respiratory infection that is probably caused by Mers-CoV.
“Close contact” includes the following cases:
+ People who directly provide care/treatment for or live/work/receive treatment in the same room/area with people having a confirmed MERS-CoV infection, family of infected people;
+ People who sit next to people with confirmed MERS-CoV infection on a trip/flight;
+ People who have direct contact with people having confirmed MERS-CoV infection in any situation.
1.2. Confirmed cases
Are cases in which people are evaluated and confirmed to have MERS-CoV infection.
2. Definition of epidemic hotspot0}
2.1. Epidemic hotspot:a small scale area in which at least 1 case of infection is confirmed.
2.2. Controlled hotspot:A hotspot is considered controlled when there is not any new infection case reported within 28 days from the last case.
3. Supervision contents
3.1. Situation 1:
Request: strictly supervise to promptly discover the first probable cases, quickly reach diagnosis and localize the epidemic area to handle promptly.
Supervision mode for such situation:
- At checkpoints: comply with the regulation on health declaration at international checkpoints according to the conditions of Vietnam and the international practice. Conduct screening examination to early discover probable cases at checkpoint areas; use body temperature measuring device, supervise the constitution, isolate the infected entities, collection information about epidemic profile, conduct preliminary examination and make a list of probable cases then transfer it to a medical facility for testing and management according to the regulation.
- In public and at medical facilities: carry out initiative supervision and inspection of the epidemic disease, collect specimens, formulate lists, manage and supervise every probable case.
3.2. Situation 2: An confirmed infection case is discovered in Vietnam
In this situation, it is necessary that the illness cases relating to the infection case shall be discovered early so that the hotspot can be handled thoroughly, avoiding spreading at medical facilities and in public.
Supervision mode for such situation:
- At checkpoints: continue the supervision as the provision for situation 1.
- In public and at medical facilities:
+ Intensify the initiative supervision and inspection of epidemic disease, formulate lists, collect specimens of every probable case.
+ Formulate list of people having close contact with infected people, carry out management and supervision of their health conditions within 14 days from the last contact with the infected person.
+ Collect specimens of people who are in close contact with the infected person on the basis of inspection on site.
3.3. Situation 3: MERS-CoV spreads out
In this situation, it is necessary that the new infection cases shall be discovered early so that epidemic hotspot can be handled thoroughly, minimizing the spread of epidemic disease in public and at medical facilities.
Supervision mode for such situation:
- At checkpoints: continue the supervision as the provision for situation 1.
- In public and at medical facilities:
+ Regarding areas without confirmed infection cases: conduct supervision actively and initiatively; conduct inspection and scanning, formulate lists and collect specimens of every probable cases.
+ Regarding confirmed epidemic hotspots: intensify the supervision; conduct inspection and scanning, formulate lists and carry out management of all probable cases; collect specimens of at least 3-5 first probable cases. Any people living in the epidemic hotspot that has similar symptoms is considered confirmed infection cases and shall be handled according to the regulation.
In both 3 situations, any death that is considered caused by MERS-CoV shall be inspected and reported. Healthcare officers shall collect specimens of such case for testing and handling like a confirmed case.
3.4. Collection, storage and transport of specimens:Specified in Appendix 1 enclosed herewith.
3.5. Notification and report
- Authorized agencies shall make notification and report on clade A infectious diseases according to the regulation in the Law on prevention and treatment of infectious diseases; the Circular No. 48/2010/TT-BYT dated December 31, 2010 by the Ministry of Health and other documents on notification and report on epidemic diseases.
- Reports on MERS-CoV cases shall conform to the form No. 1.
- Reports on deaths from MERS-CoV shall conform to the form No. 2.
- MERS-CoV inspection paper shall conform to the form No. 3.
III. PROPHYLACTIC MEASURES
1. Unspecific prophylactic measures
- Provide the citizens, medical staff, inbound and outbound passengers, public service staff (air transport, entry and exit, passenger transport, tourist, etc.) about MERS-CoV and prophylactic measures, initiatively supervise the symptoms and report to healthcare offices the issues relating to MERS-CoV, especially people who travel from/to a country having MERS-CoV infection cases.
- Avoid going to areas having MERS-CoV infection cases unless necessary, especially people with chronic diseases like diabetes mellitus, chronic pulmonary disease, immunodeficiency. People who travel to an area having MERS-CoV infection cases shall learn about the information on the disease situation of such area to avoid infection; initiatively mention about the travel, monitor health condition for 14 days and promptly notify the healthcare offices of the development of a fever and/or other probable symptoms;
- People having symptoms of respiratory illness or likely to have been infected with symptoms like fever, cough, dyspnea shall not go travel or go to crowded place;
- Avoid contact with people with acute respiratory infection. People who are in contact with patients shall wear a surgical mask and avoid close contact;
- Cover nose and mouth with a handkerchief when cough or sneeze to reduce the dispersion of respiratory infectious secretions, then wash the used handkerchief or throw it in the trash;
- Wash hands often and thoroughly with soap and water, avoid touching eyes, nose, and mouth with unwashed hands;
- Increase he ventilation at workplaces, houses, schools, medical facilities, etc. by opening all the doors and windows, avoid using air-conditioners;
- Clean the floor, doorknobs and surfaces of household items with common cleansers like soaps and disinfectants;
- Promote health with rational diet and daily activities;
- Notify the nearest medical facility of the symptoms of acute respiratory infection, especially people relating to epidemic for prompt advise, isolation and treatment;
- Visit regularly the websiteshttp://moh.gov.vn,http://vncdc.gov.vnand other official sources for updated information about the MERS-CoV diseases and prevention and treatment against MERS-CoV.
2. Specific prophylactic measures
Currently, there is no vaccine or specific treatment recommended for MERS-CoV infection
3. Preparation of facilities, chemicals and preventive equipment when the epidemic disease is confirmed
- Protective equipment, medical equipment, emergency and treating medicine;
- Chemicals and biological products for testing;
- Disinfectants;
- Chemical sprayers;
- Isolation areas.
IV. MERS-CoV PREVENTIVE MEASURES
1. Continue the prophylactic measures specified in part III
2. Take the following measures
2.1. Regarding people confirmed to have, or being evaluated for, MERS-CoV infection
- Carry isolation and provide treatment at medical facilities, minimize the complication, death and infection in hospitals. Duration of isolation shall conform to the regulation of the Ministry of Health.
- Wear the surgical mask correctly when being in contact with other people to avoid infection.
- Provide treatment according to the guidance of the Ministry of Health.
- Cadavers shall be handled according to the Circular No. 02/2009/TT-BYT dated May 26, 2009 by the Minister of Health.
2.2. Regarding close contacts and else
- Caregivers shall take personal protective measures like wearing surgical mask, eye protection, gloves, gowns, etc. while having close contact with patients; wash hand with soap or disinfectant immediately after having contact with the patients.
- Minimize the contacts with infected people.
- Ensure personal hygiene, wash hand often with soap; gargle with antiseptic mouthwash.
- Avoid coming to crowded place to avoid infection to other people.
To carry out the management, supervision, isolation and apply the appropriate prophylactic measures for people who have close contact with a confirmed or probable case of MERS, local preventive healthcare facilities shall:
- Formulate the list of people having close contact with infected people, carry out management and supervision of health conditions within 14 days from the last exposure to the infected people. Give people having close contact with infected people guidance on the symptoms and prophylactic measures so that they can supervise and promptly discover the symptoms of acute respiratory infection. Any symptoms of the infection shall be notified to the nearest medical facility for isolation and prompt treatment.
- Regarding other contacts with a confirmed or probable case of MERS (travel on the same flight/trip or attend the same meetings, etc.), healthcare offices shall post announcement on means of mass media so that the citizens can supervise themselves and notify the healthcare offices about the symptoms of infection.
2.3. Regarding household members
- Take the prophylactic measures specified in section 1 part III.
- Keep the house clear, clean the floor, doorknobs and surfaces of household items often with common cleansers like soaps and disinfectants.
2.4. Regarding the public, schools, factories and offices
- Take also the preventive measures applicable to households.
- The decision on the close a school, office, factory, etc. shall be issue by epidemic control steering committee of provinces on the basis of the conditions of specific areas and the effect of the decision to the reduction of the spread of the disease and the impact of it socio-economic development.
2.5. Prevention in healthcare facilities
Divide strictly people for examination, isolation and treatment; take measures for bacterial contamination control on healthcare officials, caregivers and other patients (who are not confirmed to have or being evaluated for MERS-CoV infection) at healthcare facilities according to the guidance of the Ministry of Health to avoid the infection.
2.6. Decontamination and treatment for hotspot’s environment
- Isolation areas and houses of infected people shall be decontaminated by cleaning the floor, doorknobs and surfaces of household items with solution containing 0.5% active chlorine. The decontamination of other relevant areas shall be under the management of epidemiological officials on the basis of inspection on site.
-Respiratory secretions (sputum, saliva, rhinopharyngitis, bronchial secretions, etc.) of infected people shall be thoroughly treated with solution containing 1.25% active Chlorine in a ratio of 1:1 within at least 30 minutes then collected according to the regulation of the healthcare facility.
- Clothing, bedding and things used by an infected person when he/she suffers from infection shall be soaked in solution containing 0.5% active Chlorine for 1-2 hours before washing.
- Household items in patient’s house shall be decontaminated with solution containing 0.5% active Chlorine.
- Vehicles for carrying infected people shall be decontaminated with solution containing 0.5% active Chlorine.
The Ministry of Health will update and adjust the guidance according to the development of MERS-CoV and the recommendation of WHO.
APPENDIX 1
COLLECTION, STORAGE AND TRANSPORT OF SPECIMENS
1.Pathology specimens
Specimens for MERS-CoV testing shall be collected by healthcare workers who have completed the training in biosafety. Collected specimens shall include at least 2 pathology specimens, including 01 respiratory specimen and 01 blood specimen, including:
- Respiratory specimens:
Specimens collected from lower respiratory tract are reported having higher virus concentration than those collected from upper respiratory tract and have a higher sensitivity for the diagnosis of MERS-CoV.
+ Specimens of lower respiratory tract:
· Sputum
· Alveolate secretions, endotracheal secretions, pleural effusion, etc.;
· Organization of lung, bronchi, alveoli.
+ Specimens of upper respiratory tract shall be collected only when the healthcare workers fail to collect specimens of lower respiratory tract.
· Nasopharyngeal secretions;
· Mixture of rhinopharyngitis and oropharyngeal secretions
· Nasal cavity irrigating solution.
- Blood specimens (3-5 ml venous blood, with or without ethylene diamine tetra acetate – EDTA)
+ Blood specimens taken during acute phase, when the patients have just gone into hospital.
+ Blood specimens taken during recovery phase (at least 3 weeks after the illness develops).
2. Time of collection of specimens
Respiratory specimens shall be collected as soon as possible since the illness develops (ideally within 7 days and before using antiviral medicine)
Specimen | Ideal time of collection |
Specimens of lower respiratory tract (alveolate secretions, endotracheal secretions, pleural effusions, sputum) | During the time the symptoms are displayed. |
Specimens of upper respiratory tract (rhinopharyngitis /oropharyngeal secretions, nasopharyngeal secretions, nasal cavity irrigating solution) | Within 7 days since the illness develops |
Blood specimens taken during acute phase | When the patients have just gone into hospital |
Blood specimens taken during recovery phase | At least 3 weeks after the illness develops |
Organization of lung, bronchi | On assignment |
3. Collection of specimens
3.1. Preparation
- Soft swabs with plastic or metal handles (swabs with wood handles must not be used because they possibly contain a substance that may abrogate the ability of some viruses, affecting the accuracy of PCR testing).
- Nasopharyngeal secretions collecting equipment.
- 15 ml conical centrifuge tubes, containing 2-3 ml of specimens’ transporting and storing environment.
- Falcon 50ml conical centrifuge tubes or nylon bags to package the specimens.
- Bandages and compresses with germicide.
- Medicinal alcohol, pens, etc.
- Protective clothing.
- Eye protection.
- Gloves
- N95 respirators.
- Sterilized 10 ml syringes.
- Sterilized tubes (with or without EDTA).
-Garrot bandage, cotton wool, alcohol, etc.
- Cold boxes for storing specimens.
3.2. Progress
3.2.1. Use of protective clothing
Before taking specimens (put on) | After taking specimens (take off) |
N95 respirator | Gloves – the outer ones |
Medical hat | Medical blouses |
Eye protection | Medical pants |
Medical pants | Boots |
Medical blouse | Eye protection |
Gloves – the inner ones | Medical hats |
Gloves – the outer ones | N95 respirators |
Boots | Gloves – the inner ones |
3.2.2. Specimen collection technique
a. Rhinopharyngitis and oropharyngeal secretions
- Rhinopharyngitis: request the patient to turn his/her face 45° upward. Put the swab along the floor of nasal cavity to nasopharyngeal tonsil, wait until the swab absorbs salpharyngeal secretions then rotate and press it into the wall of nasal cavity and take it out slowly.
- Oropharyngeal secretions: request the patient to open his/her mouth, use a tongue depressor to depress the tongue down. Put the swab deeply into oropharynx and press it toward the posterior pharynx.
- Rhinopharyngitis swabs and oropharyngeal swabs can be kept in the same vial containing 2-3 ml of specimens’ transporting and storing environment (heads of swabs shall be submerged).
b. Nasal cavity irrigating solution
Give explanation so that the patient cooperates well with specimen taker. Pump 10 ml of irrigating solution (physiological saline) into the patient’s nose, request the patient not to swallow. The collected solution shall be kept in a glass beaker or a petri dish and pour 2-3 ml into the specimens’ transporting and storing environment.
c. Nasopharyngeal secretions
Nasopharyngeal secretions shall be collected with specialized collecting equipment containing 2 tubes (a catheter and 1 tube closely attached to vacuum machine).
Request the patient to turn his/her face 45° upward, put the catheter into the patient’s nose parallel to the palate to the middle point of nose side and the earflap of the same side, start the vacuum machine then rotate and take the catheter out carefully.
Transfer the nasopharyngeal secretions into specimens’ storing and transporting environment.
d. Sputum
Request the patient to gargle with physiological saline then spit it strongly out to the containing equipment (sterilized glass). Transfer the specimen into specimens’ storing and transporting environment.
e. Endotracheal secretions
The patient shall be breathing artificially and shall have been intubated endotrachea. Put a secretion aspirating tube along the endotrachea and use a syringe to aspirate the endotracheal secretions through the tube. Put the endotracheal secretions into specimens’ transporting and storing environment.
f. Blood specimens
Take 3-5ml venous blood with a sterilized tubular needle and put it into a vial (with or without EDTA) that is stored at 4°C for 24 hours.
Notes:
- Name, age, address of patient, type of specimen and date of collect shall be written on cover of specimen containing vials
- The collection of specimens from lower respiratory tract (endotracheal secretions, aveolate secretions, pleural effusion) shall be with the advice of clinician.
3.2.3. Decontamination of medical tools and disinfection of specimen collecting areas
All protective clothing and used tools shall be put in a hospital bag that is impervious to high temperature, using new gloves and surgical masks.
Such bag shall be tied tight and wet dried at 120°C for 30 minutes before disposal.
Hospital workers shall wash their hands with soap; all tools and areas serving collection of specimens and cold boxes used for transporting specimens to the laboratory shall be decontaminated with 0.1% active Chlorine.
4.Storage, packaging and transport of specimens to the laboratory and notification of results
4.1. Storage
Collected specimens shall be transported to the laboratory within the shortest time, specifically as follows:
- Any specimen shall be stored at 2-8°C and shall be transported to the laboratory within 48 hours since it is collected.
- Otherwise, the specimen shall be stored at -70°C right after it is collected.
- Specimens shall not be stored in the freezer of a fridge or stored at -20°C.
- Specimens being serum or plasma may be stored at 4°C for a week.
4.2. Packaging of specimens
Specimens shall be packaged carefully (3 layers) according to the regulation of WHO before transport.
- Any vials containing specimens shall have its lid fitted tightly and shall be packaged with a paraffin paper and a blotting paper.
- These vials shall be put into a bag (or a jar with fitted lid).
- Package these bags with blotting paper or absorbent cotton wool containing disinfectants (Chloramine-B, etc.) then put them into another nylon bag and tie tight.
- Specimen collection papers shall be contained in the last-layer nylon bags and tied tight. Such bags shall be put into the cold boxes having the logos of WHO outside (logo for biospecimen and the right-way-up logo).
4.3. Units in charge of receiving and testing; transport of specimens
4.3.1. Units in charge of receiving and testing specimens
- Units authorized to receive specimens and conduct testing:
+ Laboratory of National Institutes of Hygiene and Epidemiology;
+ Laboratory of Ho Chi Minh City Institutes of Hygiene and Epidemiology;
+ Laboratory of National Hospital for Tropical Diseases;
+ Laboratory of Ho Chi Minh City Hospital for Tropical Diseases;
- Units authorized to receive specimens from local areas:
+ Laboratory of National Institutes of Hygiene and Epidemiology is in charge of receiving specimens sent from provinces from Quang Ngai and northward.
+ Laboratory of National Institutes of Hygiene and Epidemiology is in charge of receiving specimens sent from provinces from Binh Dinh and southward.
On the basis of the development of MERS-CoV epidemic and the capacity of the units, the Ministry of Health will consider widening the specimens receiving and testing points if necessary.
4.3.2. Transport of specimens
- Fill in the Form No. 4.
- Notify the laboratory about the date of dispatch and the expected date of arrival.
- Specimens shall be transported by road or by air as soon as possible.
- Strictly prevent specimen containing vials from breaking during the transport.
- Specimens shall be stored at 4°C when transporting to the laboratory, avoiding melting-freezing repeatedly that reduce the quality of specimens.
4.3.3. Notification of testing results
When testing result is achieved, the testing authority shall immediately notify the General Department of Preventive Medicine, Institutes of Hygiene and Epidemiology and Pasteur Institutes in local area and the specimen sending units of the result at the earliest time using the form No. 5.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây