Quyết định 170/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025

thuộc tính Quyết định 170/QĐ-TTg

Quyết định 170/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:170/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành:08/02/2012
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đến 2020, 100% lượng chất thải rắn y tế được xử lý

Ngày 08/02/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 170/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025 với mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn y tế nguy hại, cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng.
Các cơ sở xử lý chất thải rắn y tế nguy hại được đầu tư xây dựng phải gắn liền với các khu xử lý chất thải rắn vùng liên tỉnh, vùng tỉnh và tại các cơ sở y tế nhằm thu gom, xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến, phù hợp.
Cụ thể, đến 2015, 100% lượng chất thải rắn y tế nguy hại tại các cơ sở y tế được thu gom, phân loại và vận chuyển đến các cơ sở xử lý, trong đó 70% lượng chất thại rắn y tế nguy hại được xử lý đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, đến 2020, tỷ lệ này phải đạt 100%...
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Xem chi tiết Quyết định170/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
------------------
Số: 170/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2012
 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ HỆ THỐNG XỬ LÝ
 CHẤT THẢI RẮN Y TẾ NGUY HẠI ĐẾN NĂM 2025
--------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
Căn cứ Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011 đến 2015 và định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025 với các nội dung cơ bản sau:
1. Phạm vi quy hoạch
Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại được thực hiện trên phạm vi toàn quốc.
2. Đối tượng quy hoạch
Chất thải rắn y tế nguy hại (không bao gồm chất thải phóng xạ và chất thải từ cơ sở sản xuất dược phẩm).
3. Quan điểm quy hoạch
- Phù hợp với Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2050, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 tầm nhìn đến 2020 và Quy hoạch mạng lưới khám chữa bệnh đến năm 2010 tầm nhìn đến năm 2020;
- Gắn với quy hoạch khu xử lý chất thải rắn vùng liên tỉnh, vùng tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Bảo đảm tập trung thu gom, cô lập, giảm thiểu chất thải rắn y tế nguy hại tại nguồn và xử lý triệt để nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường, tiết kiệm đất;
- Áp dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn y tế tiên tiến, thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.
4. Mục tiêu quy hoạch
a) Mục tiêu tổng quát
- Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn y tế nguy hại, cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững đất nước.
- Các cơ sở xử lý chất thải rắn y tế nguy hại được đầu tư xây dựng phải gắn liền với các khu xử lý chất thải rắn vùng liên tỉnh, vùng tỉnh và tại các cơ sở y tế nhằm thu gom, xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến, phù hợp.
b) Mục tiêu cụ thể
- Giai đoạn đến năm 2015: 100% lượng chất thải rắn y tế nguy hại tại các cơ sở y tế được thu gom, phân loại và vận chuyển đến các cơ sở xử lý, trong đó 70% lượng chất thải rắn y tế nguy hại được xử lý đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường.
- Giai đoạn đến năm 2025: 100% lượng chất thải rắn y tế nguy hại tại các cơ sở y tế được thu gom, vận chuyển và xử lý đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường.
5. Nội dung quy hoạch
a) Dự báo khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh
Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 tầm nhìn đến 2020; Quy hoạch mạng lưới khám chữa bệnh đến năm 2010 tầm nhìn đến năm 2020 và căn cứ vào các số liệu thống kê hàng năm, các nghiên cứu của Việt Nam và thế giới - Dự báo lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh trên địa bàn cả nước như sau:
 

TT
Vùng
Khối lượng (kg/ngày)
Năm 2015
Năm 2025
 
TOÀN QUỐC
50.071
91.991
1
Vùng đồng bằng sông Hồng
14.990
28.658
2
Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
4.490
7.648
3
Vùng Trung Bộ
9.290
15.989
4
Vùng Tây Nguyên
1.862
3.287
5
Vùng Đông Nam Bộ
12.839
27.632
6
Vùng đồng bằng sông Cửu Long
6.600
8.777
 
b) Công nghệ xử lý chất thải rắn y tế nguy hại
- Công nghệ xử lý chất thải rắn y tế nguy hại bao gồm công nghệ đốt và không đốt.
+ Công nghệ đốt: Ưu điểm với nhiệt độ cao thì chất thải rắn y tế nguy hại được xử lý triệt để, loại trừ được các mầm bệnh trong các chất thải lây nhiễm, giảm tối đa thể tích chôn lấp sau khi xử lý. Tuy nhiên đốt ở nhiệt độ không đủ theo quy định có thể phát sinh khí thải gây ô nhiễm không khí; chi phí đầu tư xây dựng và quản lý vận hành cao;
+ Công nghệ không đốt: Ưu điểm là chi phí đầu tư xây dựng và chi phí vận hành tương đối thấp. Tuy nhiên sử dụng công nghệ này không loại trừ hoàn toàn các mầm bệnh tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm, không giảm được thể tích rác cần chôn lấp sau khi xử lý…
- Tiêu chí lựa chọn áp dụng công nghệ xử lý: Để xử lý triệt để lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương. Lựa chọn công nghệ xử lý (đốt hay không đốt) dựa vào các tiêu chí như sau:
+ Thành phần, tính chất chất thải rắn y tế nguy hại;
+ Khả năng phân loại, cô lập chất thải rắn y tế tại nguồn thải;
+ Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại cần xử lý;
+ Vị trí đặt cơ sở xử lý chất thải rắn y tế nguy hại;
+ Khả năng tài chính và khả năng quản lý vận hành của từng địa phương.
c) Mô hình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại
- Trên cơ sở công tác quản lý chất thải rắn y tế nguy hại đề xuất 3 mô hình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại như sau:
+ Mô hình xử lý tập trung: Các chất thải rắn y tế nguy hại được xử lý tập trung tại cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại được xây dựng trong các khu xử lý chất thải rắn vùng liên tỉnh hoặc vùng tỉnh;
+ Mô hình xử lý theo cụm bệnh viện: Các chất thải rắn y tế nguy hại của các bệnh viện có khoảng cách vận chuyển hợp lý được xử lý tại cơ sở xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đặt tại bệnh viện nằm ở trung tâm cụm bệnh viện;
+ Mô hình xử lý tại các cơ sở y tế: Chất thải y tế nguy hại được xử lý ngay tại cơ sở y tế có công nghệ xử lý phù hợp đảm bảo các quy chuẩn về vệ sinh môi trường.
- Tiêu chí lựa chọn mô hình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại: Để lựa chọn mô hình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại phù hợp cho từng địa phương, đề xuất 6 tiêu chí như sau:
+ Mức độ phát sinh tập trung chất thải rắn y tế nguy hại.
+ Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh.
+ Hiện trạng cơ sở xử lý chất thải rắn.
+ Mức độ thuận tiện trong việc thu gom, vận chuyển.
+ Định hướng quy hoạch xử lý chất thải rắn.
+ Năng lực về tài chính.
d) Quy hoạch cơ sở xử lý chất thải rắn y tế nguy hại
- Vùng đồng bằng sông Hồng (bao gồm vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ)
Vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình.
+ Giai đoạn đến năm 2015: Có 9 tỉnh/thành phố áp dụng mô hình xử lý tập trung, riêng tỉnh Hà Nam và Bắc Ninh áp dụng mô hình xử lý theo cụm bệnh viện;
+ Giai đoạn đến năm 2025: Toàn bộ 11 tỉnh/thành phố áp dụng mô hình xử lý tập trung.
- Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm 14 tỉnh/thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình.
+ Giai đoạn đến năm 2015: Áp dụng mô hình xử lý theo cụm bệnh viện cho 13 tỉnh, riêng tỉnh Lai Châu áp dụng mô hình xử lý tại chỗ;
+ Giai đoạn đến năm 2025: Áp dụng mô hình xử lý tập trung cho toàn bộ các tỉnh/thành phố.
- Vùng Trung Bộ (bao gồm vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ)
Vùng Trung Bộ bao gồm 14 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
+ Giai đoạn đến năm 2015: Áp dụng mô hình xử lý tập trung cho 6 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định và Khánh Hòa), 8 tỉnh còn lại áp dụng mô hình xử lý theo cụm;
+ Giai đoạn đến năm 2025: Áp dụng mô hình xử lý tập trung cho toàn bộ các tỉnh/thành phố.
- Vùng Tây Nguyên
Vùng Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương: Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Kon Tum và Đắk Nông.
+ Giai đoạn đến năm 2015: Áp dụng mô hình xử lý tại chỗ;
+ Giai đoạn đến năm 2025: Áp dụng mô hình xử lý tập trung tại 3 tỉnh: Gia Lai, Đắk Lắk và Lâm Đồng, riêng 2 tỉnh: Kon Tum và Đắk Nông tiếp tục áp dụng mô hình xử lý theo cụm.
- Vùng Đông Nam Bộ (bao gồm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam)
Vùng Đông Nam Bộ bao gồm 6 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh.
+ Giai đoạn đến năm 2015: Áp dụng mô hình xử lý tập trung tại 4 tỉnh/thành phố: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh, riêng hai tỉnh: Bình Phước và Tây Ninh áp dụng mô hình theo cụm;
+ Giai đoạn đến năm 2025: Áp dụng mô hình xử lý tập trung cho toàn bộ 6 tỉnh.
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long
Vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 13 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.
+ Giai đoạn đến năm 2015: Áp dụng mô hình xử lý theo cụm cho 11 tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau; riêng hai tỉnh: Long An và Cần Thơ áp dụng theo mô hình xử lý tập trung;
+ Giai đoạn đến năm 2025: Áp dụng mô hình xử lý tập trung cho toàn bộ các tỉnh/thành phố.
6. Phân kỳ đầu tư
a) Giai đoạn 1 (2011 - 2015):
- Triển khai các dự án về thu gom, phân loại, giảm thiểu và lưu giữ chất thải rắn y tế nguy hại tại các cơ sở khám chữa bệnh đảm bảo các quy định theo Quy chế quản lý chất thải rắn y tế nguy hại của Bộ Y tế;
- Triển khai các dự án cải tạo và nâng cấp các lò đốt chất thải rắn y tế hiện có;
- Triển khai các dự án cải tạo các lò thiêu đốt hiện có đặt tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường;
- Triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tại các khu xử lý chất thải rắn vùng liên tỉnh (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, Bình Định) hoặc vùng tỉnh (Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng…).
b) Giai đoạn 2 (2016 - 2020):
- Thực hiện các dự án xây dựng các cơ sở chất thải rắn y tế nguy hại tại các khu xử lý chất thải rắn vùng tỉnh trong giai đoạn 2 tại các tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Sơn La, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Thuận, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Cà Mau…;
- Nâng công suất các công trình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đã triển khai trong giai đoạn 1 đến công suất thiết kế trong giai đoạn 2;
- Triển khai lắp đặt các công trình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tại các khu vực dự kiến áp dụng mô hình theo cụm theo hướng sử dụng công nghệ không gây phát sinh ô nhiễm sau xử lý;
- Triển khai dự án lắp đặt các công trình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tại các cơ sở y tế áp dụng mô hình xử lý tại chỗ theo hướng áp dụng công nghệ hiện đại, dễ vận hành và thân thiện môi trường;
- Triển khai các dự án về đào tạo nhân lực quản lý và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại cho các cơ sở y tế và các đơn vị thực hiện việc quản lý và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tại địa phương giai đoạn 1.
c) Giai đoạn 3 (2021 - 2025):
- Triển khai các dự án về đào tạo nhân lực quản lý và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại cho các cơ sở y tế và các đơn vị thực hiện việc quản lý và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tại địa phương giai đoạn 2;
- Thực hiện và hoàn thiện các dự án đầu tư xây dựng và lắp đặt công trình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tại các khu xử lý chất thải rắn vùng liên tỉnh hoặc vùng tỉnh;
- Triển khai lắp đặt các công trình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tại các khu vực dự kiến áp dụng mô hình xử lý theo cụm áp dụng công nghệ không gây phát sinh ô nhiễm sau xử lý;
- Triển khai dự án lắp đặt các công trình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tại các cơ sở y tế áp dụng mô hình xử lý tại chỗ theo hướng áp dụng công nghệ hiện đại, dễ vận hành và thân thiện môi trường.
7. Nguồn vốn đầu tư:
Nguồn vốn để đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp cơ sở xử lý chất thải rắn y tế nguy hại và các công trình phụ trợ bao gồm:
- Nguồn vốn ngân sách;
- Nguồn vốn ODA, vốn tài trợ nước ngoài;
- Nguồn vốn vay dài hạn;
- Vốn từ các nhà đầu tư trong, ngoài nước;
- Các nguồn vốn hợp pháp khác.
8. Đánh giá môi trường chiến lược
a) Các tác động tiêu cực có thể xảy ra bao gồm:
- Nhiễm khuẩn: Các loại vi sinh vật, vi khuẩn, nấm, virus là nguyên nhân gây ra các bệnh như viêm gan A, B, C… hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (HIV/AIDS), viêm màng não…;
- Độc tính nguy hại do hóa chất có thể gây ngộ độc qua da, niêm mạc, hít hay ăn phải hoặc gây thương tích hư hỏng. Ảnh hưởng gián tiếp các yếu tố nguy hại này xảy ra do nhiễm độc nước ngầm khi các chất này được quản lý và xử lý không tốt;
- Độc di truyền: Các chất độc có đặc tính gây đột biến gen, gây hư hại ADN, gây quái thai hoặc gây ung thư;
- Khí thải bị ô nhiễm thải ra môi trường khi nhiệt độ lò đốt rác không đạt nhiệt độ theo quy định, quá trình đốt sẽ sinh ra các khí độc mà khí này được thải ra môi trường.
- Vật sắc nhọn: Ngoài sự nguy hại về yếu tố vật lý liên quan đến các vật sắc nhọn, các mẫu nuôi cấy tập trung các mầm bệnh và các vật rắn nhiễm khuẩn, là chất thải có tính nguy hại tiềm tàng với sức khỏe con người.
b) Các biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đề phòng sự cố môi trường dự án sẽ thực hiện các giải pháp:
- Giải pháp chung
+ Các cơ sở xử lý chất thải rắn y tế nguy hại phải đảm bảo khoảng cách cách ly an toàn theo quy chuẩn;
+ Bố trí các công trình trong cơ sở xử lý đảm bảo về mặt kỹ thuật, cảnh quan và thuận lợi trong việc thực hiện khắc phục khi xảy ra sự cố;
+ Bố trí diện tích cây xanh theo đúng quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
- Giải pháp kỹ thuật
+ Phổ biến quy định về an toàn lao động, an toàn phòng chống cháy nổ, quy trình vận hành máy móc thiết bị, cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động bắt buộc công nhân phải sử dụng.
+ Lắp đặt các thiết bị giảm ồn cho các máy móc có mức ồn cao;
+ Thu gom vận chuyển phải tuân thủ theo quy chế quản lý chất thải rắn y tế nguy hại;
+ Thường xuyên kiểm soát hệ sinh thái trong khu vực để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến môi trường;
+ Các biện pháp phòng ngừa sự cố môi trường;
+ Các biện pháp hỗ trợ khác.
- Chương trình quản lý và giám sát môi trường.
+ Chương trình quan trắc chất lượng môi trường không khí;
+ Chương trình quan trắc chất lượng môi trường nước mặt, nước ngầm;
+ Chương trình quan trắc chất lượng môi trường đất.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Xây dựng:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện các dự án xây dựng các cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại theo quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Bộ Y tế
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch; kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế việc thực hiện các quy định về quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên toàn quốc theo quy hoạch được phê duyệt.
3. Bộ Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc đảm bảo cân đối vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước; nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách tài chính nhằm khuyến khích, huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài để phát triển hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường theo quy định đối với các cơ sở xử lý chất thải rắn y tế nguy hại;
- Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn y tế nguy hại.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ
- Chịu trách nhiệm thẩm định các công nghệ xử lý chất thải rắn y tế nguy hại sản xuất trong nước theo thẩm quyền; phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn lựa chọn các công nghệ xử lý chất thải rắn y tế nguy hại được áp dụng trong nước;
- Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất trong nước nghiên cứu, chế tạo các công nghệ xử lý chất thải rắn y tế nguy hại thân thiện với môi trường.
6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Lập kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại;
- Tổ chức lập, phê duyệt và triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn;
- Ban hành các cơ chế, chính sách để khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tại địa phương;
- Định kỳ báo cáo việc thực hiện quy hoạch này với Bộ Xây dựng và Bộ Y tế để tổng hợp.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng, các Bộ có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các PTT Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, KGVX, ĐP, KTN, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No. 170/QD-TTg

Hanoi, February 08, 2012

 

DECISION

APPROVING THE MASTER PLAN ON HAZARDOUS SOLID MEDICAL WASTE TREATMENT SYSTEMS THROUGH 2025

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the November 29. 2005 Law on Environmental Protection;

Pursuant to the November 26, 2003 Law on Construction;

Pursuant to the Government s Decree No. 59/2007/ND-CP of April 9, 2007. on the management of solid wastes:

Pursuant to the Prime Minister s Decision No. 2038/QD-TTg of November 15, 2011, approving the master plan on medical waste. treatment for the 2011-2015 period, with orientations toward 2020;

At the proposal of the Minister of Construction,

DECIDES:

Article 1.To approve the master plan on hazardous solid medical waste treatment systems through 2025 with the following principal contents:

1. Scope of the master plan

The master plan on hazardous solid medical waste treatment systems shall be implemented nationwide.

2. Subjects of the master plan

Hazardous solid medical wastes (excluding radioactive wastes and wastes from pharmaceutical plants).

3. Viewpoints of the master plan

- To conform with the national strategy for solid waste management through 2025, with a vision toward 2050, the socio-economic development master plan, the master plan for development of Vietnam s health system through 2010, with a vision toward 2020, and the master plan on the healthcare network through 2010, with a vision toward 2020;

- To associate with approved master plans on inter-provincial and provincial solid waste treatment centers;

- To focus on the collection, isolation and minimization of hazardous solid medical wastes at source and thoroughly treat them to ensure environmental sanitation and save land:

- To apply advanced and environment-friendly treatment technologies suitable to specific conditions of localities.

4. Objectives of the master plan

a/ General objectives:

- The master plan on hazardous solid medical waste treatment systems aims to raise the effectiveness of hazardous solid medical waste management, improve the environmental quality, protect community health and contribute to the sustainable development of the country;

- Hazardous solid medical waste treatment facilities must be associated with inter-provincial or provincial solid waste treatment centers or medical establishments to collect and thoroughly treat hazardous solid medical wastes by advanced and appropriate technologies.

b/ Specific objectives:

- The period to 2015: 100% hazardous solid medical wastes from medical establishments will be collected, sorted and transported to treatment facilities, of which 70% will be treated up to environmental standards;

- The period to 2025: 100% hazardous solid medical wastes from medical establishments will be collected, transported and treated up to environmental standards.

5. Contents of the master plan

a/ Forecasting the volume of hazardous solid medical wastes to be generated

 Based on the master plan for development of Vietnam s health system through 2010, with a vision to 2020, and the master plan on the healthcare network through 2010, with a vision toward 2020, annual statistics and Vietnamese and foreign researches, the volume of hazardous solid medical wastes to be generated nationwide is forecasted as follows: thoroughly eliminate germs capable of causing pollution and minimize the volume of wastes to be buried after treatment.

- Criteria for the selection of treatment technologies in order to thoroughly treat hazardous solid medical wastes in a way suitable to socio-economic conditions of localities.

No.

Region

Volume (kg/day)

 

Whole country

2015

2025

 

 

50,071

91,991

1

Red River delta

14,990

28,658

2

Northern midland and mountainous region

4,490

7.648

3

Central Vietnam

9,290

15.989

4

Central Highlands

1,862

3,287

5

Eastern South Vietnam

12,839

27,632

6

Mekong River delta

6,600

8,777

b/ Hazardous solid medical waste treatment technologies

- Hazardous solid medical waste treatment technologies include incineration technology and non-incineration technology.

+ For incineration technology, hazardous solid medical wastes will be thoroughly treated at high temperature to eliminate germs in infectious wastes and minimize the volume of wastes to be buried. However, when temperature is not high enough under regulations, exhaust gas emission will cause air pollution; and construction investment and operation expenses are high.

+ For non-incineration technology, expenses for construction investment and operation are low. However, this technology can not

Treatment technologies (incineration or non-incineration) may be selected according to the following criteria:

+ Composition and characteristics of hazardous solid medical wastes;

+ Possibility to separate and isolate hazardous solid medical wastes at source;

+ Volume of hazardous solid medical wastes to be treated;

+ Locations of hazardous solid medical waste treatment facilities;

+ Financial and management capacity of localities.

c/ Hazardous solid medical waste treatment models

- Based on hazardous solid medical waste management, 3 models of hazardous solid medical waste treatment are suggested as follows:

+ Centralized treatment model: Hazardous solid medical wastes will be treated in hazardous medical waste treatment facilities located within inter-provincial or provincial solid waste treatment centers:

+ Hospital cluster-based treatment model: Hazardous solid medical wastes from hospitals located in places within reasonable distances will be treated in a hazardous solid medical waste treatment facility based at a hospital located in the center of the hospital cluster;

+ Model of treatment at medical establishments: Hazardous solid medical wastes will be treated right at medical establishments by appropriate technologies up to environmental standards.

- Criteria for the selection of models of hazardous solid medical waste treatment: In order to select appropriate models for localities, six criteria are suggested as follows:

+ Level of concentrated generation of hazardous solid medical wastes.

+ Volume of generated hazardous solid medical waste.

+ The actual state of the hazardous solid medical waste treatment facility.

+ Level of convenience in collection and transportation.

+ Orientations of the solid waste treatment planning.

+ Financial capacity.

d/ Planning on hazardous solid medical treatment facilities

- The Red River delta (covering the northern key economic region):

The Red River delta covers 11 provinces and centrally run cities: Hanoi, Vinh Phuc, Bac Ninh. Quang Ninh, Hai Duong, Hai Phong, Hung Yen, Thai Binh, Nam Dinh and Ninh Binh.

+ The period to 2015: Nine provinces and centrally run cities will apply the centralized treatment model. Ha Nam and Bac Ninh provinces will apply the hospital cluster-based treatment model;

+ The period to 2025: 11 provinces and centrally run cities will apply the centralized treatment model.

- The northern midland and mountainous region:

The northern midland and mountainous region covers 14 provinces: Ha Giang, Cao Bang, Bac Kan, Tuyen Quang, Lao Cai, Yen Bai, Thai Nguyen, Lang Son, Bac Giang, Phu Tho, Dien Bien, Lai Chau, Son La and Hoa Binh.

+ The period to 2015: 13 provinces will apply the hospital cluster-based treatment model. Lai Chau province will apply the on-site treatment model;

+ The period to 2025: 14 provinces will apply the centralized treatment model.

- Central Vietnam (covering the central key economic region, northern Central Vietnam and southern central coast):

Central Vietnam covers 13 provinces and one centrally run city: Thanh Hoa, Nghe An. Ha Tinh. Quang Binh, Quang Tri, Thua Thien Hue, Da Nang, Quang Nam, Quang Ngai, Binh Dinh, Phu Yen, Khanh Hoa, Ninh Thuan and Binh Thuan.

+ The period to 2015: Five provinces and 1 centrally run city (Thanh Hoa, Nghe An, Thua Thien Hue, Da Nang, Binh Dinh and Khanh Hoa) will apply the centralized treatment model: and 8 remaining provinces will apply the hospital cluster-based treatment model;

+ The period to 2025: 13 provinces and 1 centrally run city will apply the centralized treatment model.

- The Central Highlands:

The Central Highlands covers 5 provinces: Gia Lai, Dak Lak, Lam Dong, Kon Turn and Dak Nong.

+ The period to 2015: The on-site treatment model will be applied;

+ The period to 2025: Gia Lai, Dak Lak and Lam Dong provinces will apply the centralized treatment model; and Kon Turn and Dak Nong provinces will apply the hospital cluster-based treatment model.

- The eastern South Vietnam (covering the southern key economic region)

The eastern South Vietnam covers 5 provinces and 1 centrally run city: Binh Phuoc, Tay Ninh, Binh Duong, Dong Nai, Ba Ria-Vung Tau and Ho Chi Minh City.

+ The period to 2015: Binh Duong, Dong Nai, Ba Ria-Vung Tau provinces and Ho Chi Minh City will apply the centralized treatment model; and Binh Phuoc and Tay Ninh provinces will apply the hospital cluster-based treatment model;

+ The period to 2025: Five provinces and 1 centrally run city will apply the centralized treatment model.

- The Mekong River delta:

The Mekong River delta covers 12 provinces and 1 centrally run city: Long An, Tien Giang, Ben Tre, Tra Vinh, Vinh Long, Dong Thap, An Giang, Kien Giang, Can Tho, Hau Giang, Soc Trang, Bac Lieu and Ca Mau.

+ The period to 2015: Tien Giang, Ben Tre, Tra Vinh, Vinh Long, Dong Thap, An (Jiang, Kien Giang, Hau Giang, Soc Trang, Bac Lieu and Ca Mau provinces will apply the hospital cluster-based treatment model; and Long An province and Can Tho city will apply the centralized treatment model:

+ The period to 2025: 12 provinces and 1 centrally run city will apply the centralized treatment model.

6. Investment phasing

a/ Phase 1 (from 2011 to 2015):

- To implement projects on collecting, separating, minimizing and storing hazardous solid medical wastes in healthcare establishments under the Ministry of Health s regulations on hazardous solid medical waste management;

- To implement projects on renovating and upgrading existing solid medical waste incinerators;

- To implemenl projects on renovating existing incinerators based at provincial and district health establishments to meet environmental standards;

- To implemenl projects on building hazardous solid medical waste treatment facilities in inter-provincial solid waste treatment centers (Hanoi, Ho Chi Minh City, Thua Thien Hue and Binh Dinh) or provincial centers (Vinh Phuc, Quang Ninh, Hai Phong, etc.)

b/ Phase 2 (from 2016 to 2020):

- To implement projects on building hazardous solid medical waste treatment facilities in provincial solid waste treatment centers in phase 2 in Bac Ninh and Ha Nam, Thai Nguyen, Bac Giang, Phu Tho, Son La, Ha Tinh, Quang Nam, Quang Ngai, Phu Yen, Binh Thuan, Gia Lai, Dak Lak, Lam Dong, Tien Giang, Dong Thap, An Giang, Kien Giang, Ca Mau provinces and Can Tho city, etc.;

- To increase the capacity of hazardous solid medical waste treatment works built in phase 1 up to the designed capacity;

- To install hazardous solid medical waste treatment works in areas expected to apply the hospital cluster-based treatment model with non-polluting treatment technologies;

- To install hazardous solid medical waste treatment works in medical establishments applying the on-site treatment model with modern, easily operated and environment-friendly technologies;

- To implement projects on training human resources for hazardous solid medical waste management and treatment for medical establishments and units managing and treating hazardous solid medical wastes in localities in phase 1.

c/ Phase 3 (from 2021 to 2025):

- To implement projects on training human resources for hazardous solid medical waste management and treatment for medical establishments and units managing and treating hazardous solid medical wastes in localities in phase 2.

- To implement or complete construction investment projects and install hazardous solid medical waste treatment works in inter-provincial or provincial solid medical waste treatment centers;

- To install hazardous solid medical waste treatment works in areas expected to apply the hospital cluster-based treatment model with non-polluting treatment technologies;

- To install hazardous solid medical waste treatment works in medical establishments applying the on-site treatment model with modern, easily operated and environment-friendly technologies.

7. Investment capital sources

- State budget;

- ODA capital and foreign aid;

- Long-term loans;

- Capital of domestic and foreign investors;

- Other lawful capital sources.

8. Strategic environmental assessment

a/ Possible adverse impacts:

- Bacterial contamination: Microorganism, bacteria, fungi and viruses may cause hepatitis A, B, C, etc., acquired immunodeficiency syndrome (HIV/AIDS), meningitis, etc.;

- The toxicity of chemicals may cause poisoning through skin, mucous membranes, inhale or eating or cause injuries. When these chemicals are poorly managed and treated, they may cause indirect adverse impacts through underground water contamination;

- Genetic toxicity: Toxic substances may cause genetic mutation, DNA damage, birth defects or cancer;

- When temperature is not high enough under as required, exhaust gas can be emitted in the course of burning;

- Sharp objects: In addition to their physical danger, sharp objects, cultured samples full of germs and contaminated solid matters are hazardous wastes capable of adversely affect human health.

b/ Solutions to minimizing environmental impacts:

To minimize environmental pollution and prevent environmental incidents, the following solutions shall be implemented:

- General solutions:

+ Hazardous solid medical waste treatment facilities must ensure safe distance under technical regulations;

+ Works shall be arranged in treatment facilities to meet technical and scenery requirements, and assure quick response to incidents;

+ Greenery areas must comply with Vietnamese construction regulations.

- Technical solutions:

+ To popularize regulations on labor safety, prevention and control of fire and explosion, and machinery and equipment operating processes; and provide adequate labor protection devices for workers;

+ To install noise-preventing devices for highly noisy machinery;

+ Collection and transportation must comply with regulations on hazardous solid medical waste management;

+ To regularly control the local ecosystem so as to assess environmental impacts;

+ To take measures for preventing environmental incidents;

+ To take other support measures.

- Environmental management and supervision programs:

+ Air environment quality observation program;

+ Surface water and groundwater quality observation program;

+ Soil environment quality observation program.

Article 2.Organization of implementation

1. The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health in, examining the implementation of projects on building hazardous solid medical waste treatment facilities under the master plan on hazardous solid medical waste treatment systems through 2025 approved by the Prime Minister.

2. The Ministry of Health shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries, sectors and provincial-level People s Committees in, organizing the implementation of the master plan; examining and supervising medical establishments in observing regulations on medical solid waste management nationwide under the approved master plan;

3. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in, balancing state budget investment capital; studying and formulating financial mechanisms and policies to encourage and attract domestic and foreign investment capital for development of hazardous solid medical waste treatment systems.

4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall:

- Oversee, examine and assess the compliance with regulations on environmental standards in hazardous solid medical treatment facilities;

- Guide the environmental impact assessment of investment projects on building hazardous solid medical waste treatment facilities.

5. The Ministry of .Science and Technology shall:

- Appraise locally developed technologies of hazardous solid medical waste treatment according to its competence; and coordinate with the Ministry of Health in guiding the selection of technologies of hazardous solid medical waste treatment for application in the country;

- Encourage and support domestic production establishments in studying and making environment-friendly technologies of hazardous solid medical waste treatment.

6. Provincial-level People s Committees shall:

- Work out plans on implementation of the master plan on hazardous medical solid waste treatment;

- Organize the elaboration, approval and implementation of projects on building hazardous medical solid waste treatment facilities in their localities;

- Promulgate mechanisms and policies to encourage domestic and foreign organizations and individuals to invest in building hazardous medical solid waste treatment facilities in their localities;

- Periodically report on the implementation of the master plan to the Ministry of Construction and the Ministry of Health for summarization.

Article 3.This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 4.Implementation responsibility

The Minister of Construction, related ministries, chairpersons of provincial-level People s Committees and heads of related agencies shall implement this Decision.-

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Hoang Trung Hai

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 170/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe