Nghị định 76/2001/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá

thuộc tính Nghị định 76/2001/NĐ-CP

Nghị định 76/2001/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:76/2001/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:22/10/2001
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 76/2001/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 76/2001/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 10 NĂM 2001
VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH THUỐC LÁ

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về "Chính sách quốc gia, phòng chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2000 - 2010’’;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp,

NGHỊ ĐỊNH:

 

CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định về hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia vào hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân theo quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

 

Điều 2. Những nguyên tắc quản lý hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá

1. Sản phẩm thuốc lá là mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng trong nước. Nhà nước thống nhất quản lý đối với ngành thuốc lá và thực hiện độc quyền về sản xuất thuốc lá điếu; Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam giữ vai trò nòng cốt thực hiện chủ trương này. Chỉ những doanh nghiệp nhà nước, các liên doanh với nước ngoài đã được cấp phép có đủ điều kiện theo quy định của Nghị định này mới được sản xuất sản phẩm thuốc lá.

2. Nhà nước thực hiện kiểm soát, tiêu thụ thuốc lá trên thị trường, kể cả trong bán buôn, bán lẻ các sản phẩm thuốc lá.

3. Hoạt động kinh doanh mua bán nguyên liệu thuốc lá, sản xuất sản phẩm thuốc lá, bán buôn hoặc đại lý bán buôn sản phẩm thuốc lá chỉ được thực hiện khi có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.

 

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá là hoạt động sản xuất và bán sản phẩm thuốc lá đến người tiêu dùng, bao gồm các hoạt động về quy hoạch; đầu tư phát triển sản xuất; trồng và chế biến nguyên liệu; sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thuốc lá; xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu và sản phẩm thuốc lá.

2. Thuốc lá lá là lá của cây thuốc lá có tên khoa học là Nicotiana tabacum L, bao gồm lá thuốc sấy và lá thuốc phơi.

3. Nguyên liệu thuốc lá là thuốc lá lá dưới dạng lá rời, lá đã sơ chế tách cọng hoặc thuốc lá sợi và các chế phẩm thay thế khác dùng để sản xuất ra các sản phẩm thuốc lá.

4. Sản phẩm thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hay một phần nguyên liệu thuốc lá và được chế biến dưới dạng thuốc điếu, thuốc xì gà, thuốc lá sợi dùng để hút tẩu và các dạng sản phẩm khác dùng để hút, nhai, ngửi.

5. Phụ liệu thuốc lá là tất cả các loại vật tư khác ngoài nguyên liệu thuốc lá được sử dụng để sản xuất các sản phẩm thuốc lá.

 

CHƯƠNG II. TRỒNG, CHẾ BIẾN VÀ KINH DOANH NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ

 

Điều 4. Đầu tư trồng thuốc lá và chế biến nguyên liệu thuốc lá

1. Việc đầu tư phát triển vùng trồng nguyên liệu thuốc lá ở từng địa phương phải thực hiện theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với các điều kiện về khí hậu, đất đai, nguồn lực của từng địa phương.

2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá chất lượng cao, đạt phẩm cấp quốc tế, đầu tư tăng năng lực chế biến nguyên liệu để nâng cao chất lượng sản phẩm thuốc lá, thay thế nhập khẩu và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

 

Điều 5. Kế hoạch trồng thuốc lá hàng năm

1. Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam chủ trì phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá và tổ chức thực hiện.

2. Hàng năm, căn cứ nhu cầu sản xuất và xuất khẩu của toàn ngành thuốc lá, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam trao đổi với ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có vùng trồng cây thuốc lá, xây dựng và thông báo kế hoạch trồng cây thuốc lá làm cơ sở cho đầu tư trồng và mua thuốc lá lá của các thương nhân và người trồng cây thuốc lá.

3. Những doanh nghiệp chế biến, kinh doanh, xuất khẩu nguyên liệu thuốc lá phải ký hợp đồng trực tiếp và hỗ trợ nông dân hoặc hợp tác xã trồng cây thuốc lá theo quy hoạch và kế hoạch.

 

Điều 6. Sử dụng giống thuốc lá

1. Giống cây thuốc lá đưa vào trồng phải phù hợp với khí hậu, đất đai của từng địa phương, có năng suất cao và chất lượng tốt.

2. Nhà nước có chính sách hỗ trợ để tạo nguồn giống cây thuốc lá có chất lượng cao, giảm được hàm lượng nicôtin và nhựa thuốc lá (Tar). Việc sử dụng giống cây thuốc lá phải thực hiện theo các quy định hiện hành của nhà nước về quản lý giống.

 

Điều 7. Tiêu chuẩn phân cấp và giá mua thuốc lá

Việc mua bán thuốc lá lá giữa người trồng cây thuốc lá và thương nhân kinh doanh mua bán nguyên liệu thuốc lá phải tuân thủ các quy định tiêu chuẩn phân cấp và giá mua như sau:

1. Tiêu chuẩn phân cấp thuốc lá lá là tiêu chuẩn do Bộ Công nghiệp phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

2. Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam thống nhất với Ban Vật giá Chính phủ thông báo giá mua thuốc lá lá tối thiểu (giá sàn) cho người trồng thuốc lá ngay từ đầu vụ để bảo đảm lợi ích của người trồng cây thuốc lá.

 

Điều 8. Điều kiện kinh doanh mua bán nguyên liệu thuốc lá

1. Kinh doanh nguyên liệu thuốc lá là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Thương nhân chỉ được kinh doanh khi có đủ các điều kiện theo quy định dưới đây và cam kết thực hiện đúng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh:

a) Thương nhân là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh mặt hàng nguyên liệu thuốc lá;

b) Có cơ sở vật chất kỹ thuật và trang, thiết bị theo đúng tiêu chuẩn phù hợp với ngành, nghề kinh doanh mua bán nguyên liệu thuốc lá;

c) Đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường, phòng chống cháy.

2. Bộ Công nghiệp hướng dẫn cụ thể điều kiện kinh doanh mua bán nguyên liệu thuốc lá theo quy định của pháp luật.

 

Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh mua bán nguyên liệu thuốc lá

Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, thương nhân kinh doanh mua bán nguyên liệu thuốc lá còn có các quyền và nghĩa vụ sau:

1. Được quyền lựa chọn vùng đầu tư và người trồng thuốc lá theo kế hoạch.

2. Ký hợp đồng đầu tư trồng và mua nguyên liệu thuốc lá với người trồng cây thuốc lá; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các điều khoản cam kết về trách nhiệm của người trồng cây thuốc lá ghi trong hợp đồng.

3. Không được mua nguyên liệu thuốc lá trên diện tích của những thương nhân khác đã đầu tư trồng và ký hợp đồng mua, nếu không có sự thoả thuận.

 

Điều 10. Quỹ đầu tư trồng và chế biến nguyên liệu thuốc lá

1. Các doanh nghiệp đầu tư trồng cây thuốc lá được trích trong giá mua nguyên liệu thuốc lá để lập Quỹ đầu tư trồng và chế biến nguyên liệu thuốc lá nhằm mục đích phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá.

2. Bộ Tài chính thống nhất với Bộ Công nghiệp ban hành Quy chế trích lập và sử dụng Quỹ này.

 

CHƯƠNG III. SẢN XUẤT SẢN PHẨM THUỐC LÁ VÀ PHỤ LIỆU THUỐC LÁ

 

Điều 11. Điều kiện sản xuất sản phẩm thuốc lá

1. Sản xuất sản phẩm thuốc lá là ngành, nghề sản xuất phải có giấy phép do Bộ Công nghiệp cấp. Doanh nghiệp chỉ được quyền kinh doanh kể từ ngày được cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá.

2. Điều kiện để cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá:

a) Là doanh nghiệp nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật trước thời điểm ban hành Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về "Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá’’ trong giai đoạn 2000 - 2010;

b) Có đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và sử dụng nguyên liệu thuốc lá sản xuất trong nước theo tỷ lệ do Bộ Công nghiệp quy định;

c) Sản lượng các sản phẩm thuốc lá do doanh nghiệp sản xuất được quy đổi ra thuốc lá điếu (loại 20 điếu/bao) phải đạt từ 50 triệu bao/năm trở lên;

d) Có thiết bị đồng bộ, đảm bảo các điều kiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường;

đ) Đảm bảo yêu cầu vệ sinh sản phẩm thuốc lá theo quy định của Bộ Y tế, đảm bảo chất lượng sản phẩm thuốc lá theo tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam và có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hiệu hàng hoá đang được bảo hộ cho sản phẩm thuốc lá tại Việt Nam.

3. Bộ Công nghiệp hướng dẫn cụ thể các điều kiện, trình tự, thủ tục cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá và tổ chức sắp xếp đối với các doanh nghiệp đang sản xuất sản phẩm thuốc lá theo các nguyên tắc quy định ở Điều 2 và Điều 11 Nghị định này.

4. Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép vẫn được sản xuất thuốc lá trong phạm vi giấy phép đầu tư, nhưng phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các quy định của Nghị định này.

 

Điều 12. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá

Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá còn có các quyền và nghĩa vụ sau:

1. Được bán buôn các sản phẩm thuốc lá cho các thương nhân có giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá theo quy định của Nghị định này và được tổ chức các cửa hàng giới thiệu và bán lẻ sản phẩm thuốc lá đến người tiêu dùng.

2. Phải công bố và bảo đảm sản phẩm thuốc lá của doanh nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam và tiêu chuẩn vệ sinh sản phẩm thuốc lá theo quy định của Bộ Y tế.

3. Được phép thực hiện các hình thức giới thiệu về doanh nghiệp:

a) Đăng, phát giới thiệu sản phẩm thuốc lá, sợi thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất trên báo chí đối ngoại bằng tiếng nước ngoài;

b) Hàng năm, trong các dịp lễ tết, ngày truyền thống của doanh nghiệp, doanh nghiệp được phép đăng phát một lần trên các phương tiện truyền thông lời chúc mừng, giới thiệu tên, địa chỉ, biểu tượng của doanh nghiệp.

 

Điều 13. Ghi nhãn bao bì sản phẩm thuốc lá

1. Việc ghi nhãn bao bì sản phẩm thuốc lá phải tuân thủ theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Nội dung lời cảnh báo về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người phải in bằng tiếng Việt Nam trên bao bì thuốc lá theo quy định của Bộ Y tế, trừ trường hợp xuất khẩu phải thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

 

Điều 14. Dán tem sản phẩm thuốc lá

1. Sản phẩm thuốc lá sản xuất để bán trong nước phải dán tem trên bao gói theo quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Sản phẩm thuốc lá sản xuất để xuất khẩu, chào hàng, triển lãm ở nước ngoài không phải dán tem theo quy định của Việt Nam, trừ trường hợp phải dán tem theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

 

Điều 15. Đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá

Đầu tư sản xuất các sản phẩm thuốc lá phải căn cứ vào quy hoạch phát triển ngành thuốc lá trong từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đảm bảo nguyên tắc:

1. Không đầu tư xây dựng mới, đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất sản phẩm thuốc lá vượt quá tổng năng lực sản xuất tại thời điểm ban hành Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về "Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá trong giai đoạn 2000-2010’’, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu.

2. Được phép đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất sản phẩm thuốc lá hoặc di chuyển địa điểm sản xuất theo quy hoạch để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm nồng độ các chất độc ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và bảo vệ môi trường.

3. Tổ chức, cá nhân không có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá không được sử dụng máy móc thiết bị sản xuất sản phẩm thuốc lá dưới mọi hình thức. Nhà nước có chính sách hỗ trợ Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam mua lại các máy móc thiết bị sản xuất thuốc lá có nguồn gốc hợp pháp của tổ chức, cá nhân không có chức năng sản xuất sản phẩm thuốc lá và của các địa phương, các liên doanh trong quá trình sắp xếp ngành thuốc lá.

4. Ngừng lập các dự án mới về hợp tác sản xuất, gia công hoặc liên doanh với nước ngoài sản xuất sản phẩm thuốc lá, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu do Bộ Công nghiệp đề nghị và được Thủ tướng Chính phủ cho phép, với điều kiện phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam chiếm tỷ lệ từ 51% trở lên trong các liên doanh sản xuất sản phẩm thuốc lá.

 

Điều 16. Quản lý in bao bì và sản xuất phụ liệu thuốc lá

1. Chỉ các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất sản phẩm thuốc lá mới được phép in bao bì và sản xuất phụ liệu thuốc lá hoặc hợp đồng với cơ sở in bao bì, sản xuất phụ liệu thuốc lá để in ấn bao bì và sản xuất phụ liệu thuốc lá.

2. Các cơ sở in bao bì, sản xuất phụ liệu thuốc lá phải chấp hành quy định về tiêu chuẩn, chất lượng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG IV. KINH DOANH CÁC SẢN PHẨM THUỐC LÁ

 

Điều 17. Điều kiện kinh doanh bán buôn hoặc đại lý bán buôn sản phẩm thuốc lá.

1. Kinh doanh bán buôn hoặc đại lý bán buôn sản phẩm thuốc lá là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, phải có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

2. Điều kiện để cấp giấy phép kinh doanh bán buôn hoặc đại lý bán buôn sản phẩm thuốc lá:

a) Thương nhân là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh sản phẩm thuốc lá;

b) Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng;

c) Đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường, phòng chống cháy.

3. Bộ Thương mại hướng dẫn cụ thể các điều kiện, thủ tục, trình tự và thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh bán buôn hoặc đại lý bán buôn sản phẩm thuốc lá.

 

Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh bán buôn hoặc đại lý bán buôn sản phẩm thuốc lá

Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, thương nhân kinh doanh bán buôn hoặc đại lý bán buôn sản phẩm thuốc lá còn có các quyền và nghĩa vụ sau:

1. Được mua sản phẩm thuốc lá có nguồn gốc hợp pháp để tổ chức lưu thông, tiêu thụ trên thị trường theo đúng nội dung giấy phép kinh doanh bán buôn hoặc đại lý bán buôn sản phẩm thuốc lá được cấp.

2. Được tổ chức các cửa hàng bán lẻ cho người tiêu dùng trên địa bàn kinh doanh của thương nhân đó.

3. Chỉ được bán buôn sản phẩm thuốc lá cho các đối tượng có giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá.

4. Phải có hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm thuốc lá một cách ổn định trên thị trường.

5. Thường xuyên đảm bảo các điều kiện kinh doanh sản phẩm thuốc lá trong quá trình hoạt động.

 

Điều 19. Bán lẻ sản phẩm thuốc lá

Thương nhân bán lẻ hoặc đại lý bán lẻ sản phẩm thuốc lá phải đảm bảo các điều kiện kinh doanh bán lẻ hoặc đại lý bán lẻ sản phẩm thuốc lá theo quy định hiện hành của pháp luật.

 

Điều 20. Các hoạt động kinh doanh sản phẩm thuốc lá bị nghiêm cấm

Nhà nước nghiêm cấm các hoạt động kinh doanh sản phẩm thuốc lá sau:

1. Nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm thuốc lá sản xuất ở nước ngoài trên thị trường Việt Nam.

2. Bán sản phẩm thuốc lá nhập lậu, sản phẩm thuốc lá giả, sản phẩm thuốc lá kém phẩm chất hoặc đã hết thời hạn sử dụng, các sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu hàng hoá không được bảo hộ tại Việt Nam, không đảm bảo chất lượng theo Tiêu chuẩn Việt Nam, không ghi nhãn bao bì, không dán tem theo quy định của pháp luật.

3. Bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi.

4. Bán các sản phẩm thuốc lá tại các trường phổ thông, bệnh viện, rạp chiếu phim, rạp hát, nhà biểu diễn văn hoá, nghệ thuật.

5. Tổ chức các hoạt động tiếp thị, kể cả việc sử dụng hệ thống nhân viên tiếp thị chào hàng, in nhãn hiệu và biểu tượng các sản phẩm thuốc lá trên trang báo và trên các phương tiện vận chuyển trái với các quy định về quảng cáo thương mại.

6. Tài trợ để tổ chức các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể thao có gắn với quảng cáo thuốc lá.

 

Điều 21. Chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh sản phẩm thuốc lá tại Việt Nam

Chi nhánh của các doanh nghiệp thuốc lá nước ngoài có giấy phép hoạt động tại Việt Nam chỉ được kinh doanh sản phẩm thuốc lá trong phạm vi giấy phép thành lập chi nhánh quy định, có trách nhiệm tiêu thụ toàn bộ sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu của nước ngoài được sản xuất tại Việt Nam đã ghi trong giấy phép; tổ chức hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm thuốc lá ổn định trên thị trường và chỉ được bán thuốc lá cho các thương nhân có giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá theo quy định của Nghị định này.

 

Điều 22. Nhập khẩu máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá

1. Máy móc, thiết bị sản xuất thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu là hàng hoá nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công nghiệp quản lý. Chỉ những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá mới được nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất.

2. Điều kiện nhập khẩu máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá gồm:

a) Là doanh nghiệp có đủ các điều kiện quy định tại Điều 11 của Nghị định này;

b) Nguyên liệu, giấy cuốn điếu thuốc lá và máy móc thiết bị nhập khẩu phải phù hợp với năng lực sản xuất và kế hoạch sản xuất, tiêu thụ thuốc lá hàng năm của doanh nghiệp.

c) Được sự đồng ý của Bộ Công nghiệp.

3. Bộ Công nghiệp hướng dẫn điều kiện nhập khẩu máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá.

4. Bộ Tài chính quy định thuế suất thuế nhập khẩu và quy định giá tối thiểu để tính thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu thuốc lá.

 

Điều 23. Nhập khẩu sản phẩm thuốc lá để sử dụng cá nhân

1. Cá nhân nhập cảnh vào lãnh thổ Việt Nam mang theo thuốc lá không vượt quá mức tiêu chuẩn hành lý cho phép do Nhà nước Việt Nam quy định.

2. Các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, tổ chức quốc tế tại Việt Nam nếu có nhu cầu được phép nhập khẩu sản phẩm thuốc lá để sử dụng phải theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam.

 

Điều 24. Xuất khẩu nguyên liệu, phụ liệu thuốc lá và sản phẩm thuốc lá

1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu nguyên liệu, phụ liệu thuốc lá và sản phẩm thuốc lá được sản xuất tại Việt Nam.

2. Nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu hoặc dùng để sản xuất sản phẩm thuốc lá xuất khẩu được hưởng các ưu đãi về thuế theo quy định hiện hành.

 

CHƯƠNG V. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SẢN XUẤT, KINH DOANH THUỐC LÁ

 

Điều 25. Nội dung quản lý Nhà nước về hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá

Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá bao gồm:

1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển ngành thuốc lá phù hợp với mục tiêu và định hướng kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn của đất nước.

2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá.

3. Thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển vùng nguyên liệu theo phân cấp quản lý.

4. Cấp, điều chỉnh và thu hồi các loại giấy phép về sản xuất và kinh doanh thuốc lá.

5. Tổ chức thực hiện và quản lý đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá.

6. Kiểm tra, thanh tra, giám sát các hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý theo quy định của pháp luật;

7. Hợp tác quốc tế và quản lý xuất nhập khẩu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thuốc lá.

 

Điều 26. Cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá

1. Chính phủ thống nhất quản lý về hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá trong phạm vi cả nước.

2. Bộ Công nghiệp là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc lá theo các nội dung sau:

a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc lá;

b) Xây dựng Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển ngành thuốc lá Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng đề án tổ chức sắp xếp ngành thuốc lá trên phạm vi cả nước theo hướng tập trung đầu mối để thực hiện chủ trương nhà nước độc quyền; đồng thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý những doanh nghiệp không đảm bảo đủ các điều kiện hoạt động theo quy định của Nghị định này;

d) Cấp, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá; quy định tiêu chuẩn kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyên phụ liệu thuốc lá nhập khẩu;

đ) Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với ngành thuốc lá trong đầu tư xây dựng theo các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản;

e) Ban hành và kiểm tra các tiêu chuẩn ngành thuốc lá;

g) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá;

h) Quản lý việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá, chế biến nguyên liệu và phụ liệu thuốc lá theo đúng các quy định của pháp luật;

i) Tổ chức quản lý năng lực máy móc thiết bị sản xuất thuốc lá, chất lượng sản phẩm thuốc lá và vệ sinh an toàn công nghiệp;

k) Phối hợp các Bộ, ngành và địa phương liên quan xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá, cơ chế mua thuốc lá lá hợp lý nhằm phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá;

3. Bộ Thương mại là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm thuốc lá theo các nội dung sau:

a) Soạn thảo trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật về kinh doanh các sản phẩm thuốc lá;

b) Cấp, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi giấy phép kinh doanh bán buôn hoặc đại lý bán buôn sản phẩm thuốc lá;

c) Phối hợp với các cơ quan chức năng của nhà nước tổ chức tịch thu, tiêu huỷ cho tái chế hoặc bán để sung công quỹ đối với sản phẩm thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả, kém phẩm chất, hết thời hạn sử dụng hoặc các sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu hàng hoá không được bảo hộ tại Việt Nam, không ghi nhãn bao bì, không dán tem theo quy định;

d) Phối hợp với Bộ Công nghiệp quản lý việc nhập khẩu máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá và nguyên phụ liệu thuốc lá;

đ) Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan sắp xếp tổ chức quy hoạch lại mạng lưới đại lý, bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá.

4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi quyền hạn của mình và theo sự phân công của Chính phủ; có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá.

5. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành thuốc lá trên địa bàn lãnh thổ. Chịu trách nhiệm quản lý và giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của địa phương.

b) Tham gia xây dựng quy hoạch tổng thể ngành thuốc lá; phối hợp Bộ Công nghiệp thực hiện chủ trương sắp xếp các doanh nghiệp thuốc lá trên địa bàn do tỉnh, thành phố quản lý;

c) Kiểm tra việc tiêu thụ nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn; không để xảy ra tình trạng ép cấp, ép giá gây thiệt hại cho người trồng cây thuốc lá;

d) Kiểm tra việc lưu thông, tiêu thụ sản phẩm thuốc lá trên địa bàn;

đ) Giám sát, kiểm tra thực hiện quy hoạch, các quy định về lao động, môi sinh, môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá.

 

CHƯƠNG VI. KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 27. Khen thưởng

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong sản xuất và kinh doanh thuốc lá được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

 

Điều 28. Xử lý vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định Nghị định này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với những quy định của Nghị định này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG VII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 29. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký; bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.

2. Những thương nhân kinh doanh mua bán nguyên liệu thuốc lá, kinh doanh bán buôn hoặc đại lý bán buôn sản phẩm thuốc lá đã đăng ký hoạt động kinh doanh trước ngày ban hành Nghị định này vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh, nhưng phải điều chỉnh bổ sung đầy đủ các điều kiện theo quy định của Nghị định này trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Nghị định có hiệu lực.

 

Điều 30. Tổ chức thực hiện và trách nhiệm thi hành

1. Bộ Công nghiệp phối hợp các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALISTREPUBLICOF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 76/2001/ND-CP

Hanoi, October 22, 2001

 

DECREE

ON CIGARETTE PRODUCTION AND BUSINESS ACTIVITIES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the September 30, 1992 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the Government’s Resolution No. 12/2000/NQ-CP of August 14, 2000 on "the national policy to prevent and combat the cigarette’s harms in the 2000-2010 period";

At the proposal of the Minister of Industry,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.-Application scope and objects

1. This Decree prescribes the cigarette production and business activities in the Socialist Republic of Vietnam.

2. Domestic and foreign organizations and individuals engaged in cigarette production and business activities on the Vietnamese territory must all abide by the provisions of this Decree and other relevant law provisions, except otherwise provided for by the international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.

Article 2.-Principles on management of cigarette production and business activities

1. Cigarette products are goods items of which the domestic consumption is not encouraged. The State shall exercise the unified management of the cigarette industry and monopolize the cigarette production; Vietnam Cigarette Corporation shall play the core role in implementing this policy. Only State enterprises and licensed joint ventures with foreign countries meeting the conditions prescribed in this Decree can turn out cigarette products.

2. The State shall control the cigarette consumption on the market, including the wholesale and retail of cigarette products.

3. The business activities of buying and selling cigarette raw materials, producing cigarette products, cigarette wholesale or wholesale agency can be carried out only when all the prescribed business conditions are met.

Article 3.-Term interpretation

In this Decree, the following terms and phrases shall be construed as follows:

1. Cigarette production and business activities mean activities of producing and selling cigarette products to consumers, including activities on planning, production development investment, raw material growing and processing, cigarette product production and consumption, export and import of machinery, equipment, raw materials and materials as well as cigarette products.

2. Tobacco means the leaves of tobacco plants with the scientific name of Nicotiana tabacum L, including heat-dried tobacco leaves and sun-dried tobacco leaves.

3. Cigarette raw materials mean tobacco in form of leaves, preliminarily processed leaves without stems or shredded tobacco and other substitute preparations used for the production of cigarette products.

4. Cigarette products are products turned out from the whole or part of the cigarette raw materials and processed in form of cigarettes, cigars, pipe tobacco and other forms of products used for smoking, chewing or sniffing.

5. Cigarette subsidiary materials mean all sorts of materials other than cigarette raw materials, used for the production of cigarette products.

Chapter II

GROWING, PROCESSING AND TRADING IN CIGARETTE RAW MATERIALS

Article 4.-Investment in the growing and processing of cigarette raw materials

1. The investment in the development of cigarette raw material-growing areas in each locality must comply with the planning already approved by competent State bodies and suit the conditions on climates, soil and resources of each locality.

2. The State encourages and creates favorable conditions for domestic and foreign organizations and individuals to invest in the development of areas of high-quality cigarette raw materials up to the international standards, invest in raising the raw material processing capacity in order to raise the quality of cigarette products, substitute the imports and meet the export demands.

Article 5.-Annual plans on cigarette growing

1. Vietnam Cigarette Corporation shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned agencies and localities in submitting to the Prime Minister for approval the scheme for development of cigarette raw materials areas and organizing the implementation thereof.

2. Annually, basing itself on the production and export demands of the entire cigarette industry, Vietnam Cigarette Corporation shall consult with the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities having cigarette-growing areas in the elaboration and announcement of cigarette-growing plans, which shall serve as basis for investment in growing and purchasing tobacco leaves from merchants and tobacco growers.

3. Enterprises engaged in the processing, trading or export of cigarette raw materials must sign contracts directly with and support farmers or cooperatives for growing tobacco according to the planning and plans.

Article 6.-Using tobacco varieties

1. Tobacco saplings put to cultivation must suit the climate and soil of each locality, and be of high yield and good quality.

2. The State shall adopt the support policy in order to create sources of tobacco saplings with high quality, lower nicotine and tar content. The use of tobacco saplings must comply with the State’s current regulations on breed management.

Article 7.-Criteria for tobacco leaf grading and purchasing prices

The trading of tobacco leaves between tobacco growers and merchants dealing in cigarette raw materials must comply with the following regulations on grading criteria and purchasing prices:

1. The tobacco leaf- grading criteria are those set by the Ministry of Industry in cooperation with the Ministry of Science, Technology and Environment.

2. Vietnam Cigarette Corporation shall reach agreement with the Government’s Pricing Committee on notification of the minimum (floor) prices of tobacco leaves to tobacco growers right at the beginning of the tobacco crop in order to ensure the interests of the tobacco growers.

Article 8.-Conditions for trading in cigarette raw materials

1. Trading in cigarette raw materials is a conditional business line. Traders can conduct business only when satisfying all the conditions prescribed below and committing to strictly observe such conditions throughout the process of their business activities:

a) Traders being enterprises with business registration of goods item being cigarette raw materials;

b) Having material and technical foundations as well as equipment and facilities which meet the standards prescribed for business lines of selling and purchasing cigarette raw materials;

c) Meeting the requirements on environmental hygiene as well as fire prevention and fighting.

2. The Industry Ministry shall guide in detail conditions for dealing in cigarette raw materials under the provisions of law.

Article 9.-Rights and obligations of cigarette raw materials dealers

Apart from the law-prescribed rights and obligations, the cigarette raw materials dealers shall also have the following rights and obligations:

1. To select investment regions and tobacco growers according to plans.

2. To sign contracts for investment in cigarette raw materials growing and purchase with tobacco growers; to inspect and supervise the observance of committed terms regarding the tobacco growers liability inscribed in the contracts.

3. Not to purchase cigarette raw materials on areas of other traders who have invested in the growing thereof and signed purchase contracts, if without their agreements.

Article 10.-Cigarette raw materials growing and processing investment fund

1. Enterprises investing in tobacco growing may make deductions from the cigarette raw materials purchasing prices for the establishment of cigarette raw material growing and processing investment fund with a view to developing cigarette raw materials regions.

2. The Finance Ministry shall reach agreement with the Industry Ministry to promulgate the Regulation on deduction for setting up and use of this fund.

Chapter III

PRODUCTION OF CIGARETTE PRODUCTS AND CIGARETTE SUBSIDIARY MATERIALS

Article 11.-Conditions for the production of cigarette products

1. Producing cigarette products is a production line requiring the permit issued by the Industry Ministry. Enterprises can only carry out their business as from the date they are granted the permit to produce cigarette products.

2. Conditions for being granted the cigarette product- producing permit:

a) Being State enterprises set up under the provisions of law prior to the promulgation of the Government’s Resolution No. 12/2000/NQ-CP of August 14, 2000 on the "national policy to prevent and combat cigarette harms in the 2000-2010 period;"

b) Having invested in developing the raw material areas and used the domestically-produced cigarette raw materials according to percentages prescribed by the Industry Ministry;

c) The output of cigarette products turned out by the enterprises equivalent in cigarette (type of 20 cigarettes/pack) must reach 20 million packs/year or more;

d) Having synchronous equipment, ensuring the conditions on labor safety and hygiene, fire and explosion prevention and fighting as well as environmental sanitation;

e) Meeting the requirements on cigarette products hygiene as prescribed by the Health Ministry, satisfying the cigarette product quality under the Vietnamese standards and having the right to lawfully own or use the trademarks being protected for the cigarette products in Vietnam.

3. The Industry Ministry shall guide in detail the conditions, order and procedures for the granting of cigarette product- producing permits and organize the restructure of enterprises being engaged in cigarette production according to the principles prescribed in Articles 2 and 11 of this Decree.

4. Cigarette product-producing enterprises with foreign investment capital, which have already been licensed, may continue to produce cigarettes within the scope of their investment licenses, but must abide by the provisions of the Law on Foreign Investment in Vietnam and the provisions of this Decree.

Article 12.-Rights and obligations of cigarette product-producing enterprises

Apart from the law-prescribed rights and obligations, the enterprises engaged in the production of cigarette products shall also have the following rights and obligations:

1. To wholesale cigarette products to traders licensed to deal in cigarette products according to the provisions of this Decree and to organize stores to introduce and retail cigarette products to users.

2. To announce and ensure that their cigarette products meet the Vietnamese quality standards and the cigarette product hygiene standards prescribed by the Health Ministry.

3. To be entitled to introduce the enterprises in the following forms:

a) Publishing, introducing their cigarette products, finished tobacco shreds on foreign-language press;

b) Annually, on festive and new year occasions and their tradition days, the enterprises are allowed to publish once on the mass media their greetings, introducing their names, addresses and logos.

Article 13.-Labeling packages of cigarette products

1. The labeling of packages of cigarette products must comply with the current regulations of the State.

2. The content of the warning against the harms caused by cigarette to human health must be printed in Vietnamese language on cigarette packages according to the regulations of the Health Ministry, except for case of export which must comply with the requirements of the importing countries.

Article 14.-Stamping cigarette products

1. Cigarette products turned out for domestic sale must be stamped on their packages according to the current regulations of the State.

2. Cigarette products turned out for export, sale offer or exhibitions in foreign countries must not be stamped under Vietnam’s regulations, except for cases where the importing countries so request.

Article 15.-Investment in the production of cigarette products

Investment in the production of cigarette products must be based on the planning for the development of the cigarette industry in each period, which is approved by the Prime Minister, and ensure the following principles:

1. Not investing in building new cigarette product- producing establishments or expanding existing ones in excess of the total production capacity at the time of promulgating the Government’s Resolution No. 12/2000/ NQ-CP of August 14, 2000 on the "national policy to prevent and combat cigarette harms in the 2000-2010 period", except for cases where cigarette products are turned out for export.

2. Intensive investment can be made in renovation of equipment and technology for production of cigarette products or relocation of production establishments according to the planning in order to raise the product quality, reduce content of toxic substances affecting human health and protect the environment.

3. Organizations and individuals having no licenses for the production of cigarette products are not allowed to use cigarette product-producing machinery and equipment in any form. The State adopts policies to support Vietnam Cigarette Corporation in re-purchasing the cigarette-producing machinery and equipment with lawful origins from organizations and individuals that have the function of producing cigarette products as well as from localities and joint ventures in the process of restructuring the cigarette industry.

4. The formulation of new projects for cooperation or joint venture with foreign countries on cigarette product manufacturing shall be stopped, except for case of production for export as requested by the Industry Ministry and permitted by the Prime Minister, provided that the capital amount contributed by Vietnamese enterprises accounts for 51% or higher of the capital of cigarette product-producing joint ventures.

Article 16.-Management of package printing and production of cigarette subsidiary materials

1. Only enterprises directly engaged in the production of cigarette products are allowed to conduct package-printing and production of cigarette subsidiary materials or sign contracts with establishments engaged in package printing and cigarette subsidiary material production for package-printing and cigarette subsidiary materials production.

2. The package-printing and/or cigarette subsidiary materials-producing establishments must abide by the regulations on standards and quality, promulgated by competent State bodies, and be subject to the inspection and supervision by State management bodies as provided for by law.

Chapter IV

DEALING IN CIGARETTE PRODUCTS

Article 17.-Conditions for cigarette product-wholesale or wholesale agency

1. Cigarette product-wholesale business or wholesale agency are conditional business lines requiring permits granted by competent State bodies.

2. Conditions for the granting of permits for cigarette product-wholesale business or wholesale agency:

a) Traders must be enterprises having business registration of cigarette products;

b) Having fixed business locations with clear addresses;

c) Meeting all requirements on environmental sanitation, fire prevention and fighting.

3. The Trade Ministry shall guide in detail the conditions, procedures, order and competence for granting of permits for cigarette product-wholesale business or wholesale agency.

Article 18.-Rights and obligations of cigarette product wholesalers or wholesale agents

Apart from the law-prescribed rights and obligations, the cigarette wholesalers or wholesale agents shall also have the following rights and obligations:

1. To buy cigarette products of lawful origins to organize the circulation and consumption on the market strictly according to the contents of the granted permits for cigarette product wholesale or wholesaling agency.

2. To organize stores for retail to users in their respective areas of business.

3. To wholesale cigarette products only to subjects licensed for cigarette product dealing.

4. To have networks for stable distribution and consumption of cigarette products on the market.

5. To constantly satisfy conditions on dealing in cigarette products in the course of operation.

Article 19.-Retail of cigarette products

Cigarette product retailers or retail agents must satisfy all business conditions for cigarette product retail or retail agency according to current law provisions.

Article 20.-Prohibited cigarette product business activities

The State strictly forbids the following cigarette product-dealing activities:

1. Importing and consuming foreign-made cigarette products on Vietnamese market.

2. Selling illegally imported cigarette products, fake cigarette products, cigarette products of inferior quality or with use duration having already expired, cigarette products bearing trademarks not protected in Vietnam, failing to meet the Vietnamese standards, having no labels on packages, not affixed with stamps as provided for by law.

3. Selling cigarettes to persons aged under 18.

4. Selling cigarette products at general education schools, hospitals, cinemas, theatres, cultural and art performance houses.

5. Organizing marketing activities, including the employment of marketing personnel for sale offer, the printing of labels and symbols of cigarette products on newspapers and transport means in contravention of the regulations on commercial advertisement.

6. Providing financial support for organizing cultural, art and/or sport activities in association with cigarette advertisement.

Article 21.-Foreign enterprises branches dealing in cigarette products in Vietnam

Foreign cigarette enterprises branches licensed to operate in Vietnam may deal in cigarette products only within the scope prescribed in the permits for setting up the branches, have the responsibility to consume all cigarette products bearing foreign labels and produced in Vietnam, as inscribed in the permits; organize networks for stable distribution and consumption on the market and can sell cigarettes only to traders licensed to deal in cigarette products as provided for in this Decree.

Article 22.-Import of specialized machinery and equipment of the cigarette industry, cigarette raw materials, cigarette-rolling paper

1. Machinery and equipment for cigarette production, cigarette raw materials and cigarette-rolling paper are import goods subject to the specialized management by the Industry Ministry. Only enterprises manufacturing cigarette products can conduct or entrust the import thereof in service of their production.

2. Conditions for the import of specialized machinery and equipment of the cigarette industry as well as cigarette raw materials and cigarette-rolling paper include:

a) Being enterprises which satisfy all conditions prescribed in Article 11 of this Decree;

b) Imported cigarette raw materials, rolling paper, machinery and equipment must be compatible with the enterprises production capacity as well as annual plans on cigarette production and consumption.

c) Being consented by the Industry Ministry.

3. The Industry Ministry shall guide the conditions for import of specialized machinery and equipment of the cigarette industry, cigarette raw materials as well as rolling paper.

4. The Finance Ministry shall stipulate the import tax rates as well as the minimum prices for calculation of import tax on cigarette raw materials.

Article 23.-Import of cigarette products for personal use

1. Individuals entering Vietnam may carry along cigarette within the permitted luggage quotas prescribed by the Vietnamese State.

2. Vietnam-based diplomatic missions, consulates and international organizations may import cigarette products for use if they have such demand but must strictly comply with the provisions of Vietnamese law.

Article 24.-Export of cigarette raw materials, subsidiary materials and products

1. The State encourages and creates conditions for enterprises to export cigarette raw materials, subsidiary materials and products turned out in Vietnam.

2. Cigarette raw materials which are exported or used for the production of export cigarette products are entitled to tax preferences under the current regulations.

Chapter V

STATE MANAGEMENT OVER CIGARETTE PRODUCTION AND BUSINESS

Article 25.-Contents of the State management over cigarette production and business activities

The State management over cigarette production and business activities shall cover the following contents:

1. Elaborating strategies, planning, plans and policies for the development of the cigarette industry in line with the country’s socio-economic objectives and orientations in each period.

2. Elaborating, promulgating and organizing the implementation of legal documents on cigarette production and business activities.

3. Appraising and approving investment projects for technological renovation and development of raw material areas according to the assignment of management responsibility.

4. Granting, readjusting and withdrawing assorted permits for cigarette production and business.

5. Organizing the implementation and management of professional training and fostering for organizations and individuals involved in cigarette production and business activities.

6. Examining, inspecting and supervising cigarette production and business activities; settling complaints and denunciations according to the provisions of law.

7. Undertaking international cooperation and managing export and import in the field of cigarette production and business.

Article 26.-Agencies exercising the State management over cigarette production and business activities

1. The Government shall exercise the unified management of cigarette production and business activities throughout the country.

2. The Industry Ministry is the body assisting the Government in performing its function of State management over cigarette production and business activities according to the following contents:

a) Submitting to the Government or the Prime Minister for promulgation or promulgating according to its competent the legal documents on cigarette production and business activities;

b) Working out strategies, planning and plans for development of Vietnam’s cigarette industry and submitting them to the Prime Minister for approval;

c) Assuming the prime responsibility and coordinating with the concerned ministries and localities in drawing up schemes for restructuring of the cigarette industry nationwide along the direction of consolidating coordinating bodies in order to implement the policy of State monopoly; and at the same time proposing the Prime Minister to handle enterprises which fail to ensure the conditions for operation under the provisions of this Decree;

d) Granting, readjusting, extending and withdrawing permits for production of cigarette products; setting technical standards for specialized machinery and equipment of the cigarette industry as well as cigarette raw materials and subsidiary materials to be imported;

e) Performing the responsibility of State management over the cigarette industry in construction investment according to the law provisions on management of investment and capital construction;

f) Promulgating and supervising the cigarette industry’s standards;

g) Inspecting, examining and settling complaints and denunciations and handling acts of violation in cigarette production and business activities;

h) Managing the establishment, division, separation, merger and dissolution of enterprises engaged in the production of cigarette products and/or the processing of cigarette raw materials and subsidiary materials strictly according to the provisions of law;

i) Organizing the management of capacity of cigarette machinery and equipment, the quality of cigarette products and industrial safety and hygiene;

j) Coordinating with the concerned ministries, branches and localities in working out planning and plans for development of cigarette raw materials regions as well as rational cigarette purchasing mechanism, aiming to develop cigarette raw materials areas.

3. The Trade Ministry is the body assisting the Government in performing the function of State management over the trading, export and import of cigarette products according to the following contents:

a) Drafting and submitting to the Government and the Prime Minister for promulgation or promulgating according to its own competence legal documents on dealing in cigarette products;

b) Granting, readjusting, extending and with-drawing permits for cigarette product wholesale or wholesale agency;

c) Coordinating with the functional State bodies in organizing the confiscation, destruction, recycle or sale for public fund of illegally imported cigarette products, fake cigarettes, cigarettes of inferior quality or expired use duration or cigarette products bearing trademarks not protected in Vietnam, bearing no labels on their packages or no stamps as stipulated;

d) Coordinating with the Industry Ministry in managing the import of specialized machinery and equipment of the cigarette industry as well as cigarette raw materials and subsidiary materials.

4. The ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government shall, within the scope of their powers and the Government’s assignment, have to coordinate with the Industry Ministry and the Trade Ministry in exercising the State management over cigarette production and business activities.

5. The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities:

a) Performing the function of State management of the cigarette industry in their respective localities; managing and settling matters which fall under their respective competence.

b) Participating in the elaboration of overall planning of the cigarette industry; coordinating with the Industry Ministry in implementing the policy of restructuring cigarette enterprises in areas managed by the provinces or centrally-run cities;

c) Inspecting the consumption of cigarette raw materials in their localities; not letting the situation of pressing the supply, pressing the prices, which cause losses to tobacco growers;

d) Inspecting the circulation and consumption of cigarette products in their respective localities;

e) Supervising and inspecting the implementation of planning, regulations on labor, human ecology and environment at cigarette producing enterprises.

Chapter VI

COMMENDATION, REWARD AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 27.-Commendation and reward

Organization and individuals recording achievements in cigarette production and business shall be commended and/or rewarded according to law provisions.

Article 28.-

1. Organizations and individuals that commit acts of violating the provisions of this Decree shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively handled or examined for penal liability; if causing damage, they shall have to compensate therefor according to the provisions of law.

2. Those who abuse their positions and powers, acting against the provisions of this Decree shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively handled or examined for penal liability according to the provisions of law.

Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 29.-Implementation effect

1. This Decree takes effect 15 days after its signing; to annul all previous regulations contrary to this Decree.

2. Traders engaged in cigarette raw materials trading, cigarette products wholesale or wholesale agency, which have registered their business operation before the promulgation of this Decree shall continue with their business activities, but have to add all conditions prescribed by this Decree within 6 months as from the effective date of this Decree.

Article 30.-Implementation organization and responsibility

1. The Industry Ministry shall coordinate with the concerned ministries and branches in guiding the implementation of this Decree.

2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cites shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 76/2001/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe

văn bản mới nhất