Thông tư 44/2010/TT-BCT về kinh doanh xuất khẩu gạo

thuộc tính Thông tư 44/2010/TT-BCT

Thông tư 44/2010/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04/11/2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo
Cơ quan ban hành: Bộ Công Thương
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:44/2010/TT-BCT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Thành Biên
Ngày ban hành:31/12/2010
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu, Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Các nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng xuất khẩu gạo
Ngày 31/12/2010, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 44/2010/TT-BCT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04/11/2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.
Theo đó, hợp đồng xuất khẩu gạo phải có các thông tin bắt buộc là: Tên, địa chỉ của Bên mua và Bên bán; Tên hàng, số lượng, chủng loại, chất lượng, quy cách đóng gói, bao bì đóng gói (tỷ lệ dung sai về số lượng không vượt quá mức ± 5%); Phương thức giao hàng, thời gian giao hàng, cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng, cảng chuyển tải (nếu có); Giá cả, phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán.
Ngoài ra, hợp đồng xuất khẩu gạo còn phải có điều khoản quy định về việc xuất khẩu gạo sang nước thứ 3 (điều khoản tái xuất); thời hạn giao lô hàng đầu tiên của hợp đồng cũng được quy định không quá 90 ngày, kể từ ngày hợp đồng xuất khẩu gạo được ký kết.
Trong vấn đề thực hiện hợp đồng tập trung, Thông tư quy định sau khi tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan, Bộ Công thương chỉ định thương nhân đầu mối giao dịch hợp đồng tập trung theo 03 tiêu chí: Thành tích xuất khẩu gạo của thương nhân trong 02 năm gần nhất vào thị trường dự kiến giao dịch hợp đồng tập trung; Thành tích xuất khẩu gạo của thương nhân trong 02 năm gần nhất; Giao dịch với đối tác nước ngoài được chỉ định hoặc dự kiến được chỉ định làm đầu mối nhập khẩu gạo.
Thương nhân đầu mối phải căn cứ cân đối nguồn gạo hàng hóa để đàm phán số lượng và tiến độ giao hàng phù hợp với tình hình mùa vụ thu hoạch trong nước, không gây ảnh hưởng tiêu cực tới giá cả thị trường gạo trong nước; giá gạo xuất khẩu theo hợp đồng tập trung phải không thấp hơn giá xuất khẩu theo hợp đồng thương mại trên thị trường cùng thời điểm để đảm bảo hiệu quả xuất khẩu…  
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/02/2011; đối với hợp đồng xuất khẩu gạo đã được đăng ký, hợp đồng tập trung đã được phân bổ thực hiện trước ngày 14/02/2011 thì được tiếp tục thực hiện mà không phải đăng ký, phân bổ lại.

Xem chi tiết Thông tư44/2010/TT-BCT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
-----------------

Số: 44/2010/TT-BCT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2010

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 109/2010/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 11 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO

Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo (sau đây viết tắt là Nghị định số 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ);

Sau khi trao đổi với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Lương thực Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ như sau:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo, hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung (sau đây viết tắt là hợp đồng tập trung) và các vấn đề liên quan theo quy định tại Nghị định số 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo; cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo, giao dịch, ký kết, thực hiện hợp đồng tập trung và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Chương II
ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU GẠO
Điều 3. Hồ sơ, thủ tục đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo
1. Hồ sơ đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo gồm:
a) Văn bản đề nghị đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo.
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng xuất khẩu gạo đã được ký kết.
c) Bản chính báo cáo lượng thóc, gạo có sẵn, trong đó nêu rõ tổng lượng thóc, gạo thương nhân có sẵn trong kho; địa chỉ cụ thể và lượng thóc gạo có trong mỗi kho chứa thóc, gạo của thương nhân.
d) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo còn hiệu lực (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận), khi đăng ký hợp đồng lần đầu.
đ) Trường hợp để được ưu tiên theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ, thương nhân nộp thêm văn bản đề nghị ưu tiên và báo cáo tổng hợp việc mua thóc, gạo trực tiếp thông qua hợp đồng tiêu thụ nông sản ký với người sản xuất kèm theo các chứng từ liên quan để chứng minh.
2. Trình tự, thủ tục đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
Thương nhân nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện bảo đảm (hoặc chuyển phát nhanh) đến Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Hiệp hội Lương thực Việt Nam có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký, xác nhận trực tiếp vào từng trang của hợp đồng xuất khẩu gạo của thương nhân theo quy định tại Nghị định số 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ và quy định tại Thông tư này.
3. Việc ưu tiên đăng ký trước theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ được thực hiện như sau:
a) Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp đồng đáp ứng các tiêu chí theo quy định thì được đăng ký ngay trong ngày tiếp nhận hồ sơ.
b) Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung thì Hiệp hội Lương thực Việt Nam thông báo ngay cho thương nhân biết trong ngày tiếp nhận hồ sơ và đăng ký hợp đồng ngay trong ngày nhận được hồ sơ sửa đổi, bổ sung hợp lệ.
c) Trường hợp nhận được hồ sơ vào cuối ngày làm việc và không còn đủ thời gian để xử lý thì hồ sơ được ưu tiên phải được kiểm tra, xử lý trước các hồ sơ khác vào đầu ngày làm việc tiếp theo.
Điều 4. Quy định về áp dụng giá sàn gạo xuất khẩu và xác minh lượng gạo có sẵn của thương nhân
1. Về giá sàn gạo xuất khẩu
a) Thời điểm có hiệu lực áp dụng trong đăng ký hợp đồng của giá sàn gạo xuất khẩu là tối thiểu sau 03 (ba) ngày, kể từ ngày Hiệp hội Lương thực Việt Nam công bố theo quy định.
b) Trường hợp giá xuất khẩu trong hợp đồng không thấp hơn giá sàn gạo xuất khẩu do Hiệp hội Lương thực Việt Nam công bố tại thời điểm hợp đồng được ký kết nhưng thấp hơn giá sàn tại thời điểm đăng ký hợp đồng thì áp dụng theo giá sàn tại thời điểm ký kết với điều kiện thời gian đăng ký hợp đồng không vượt quá thời gian quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Về lượng gạo có sẵn của thương nhân
a) Thương nhân tự kê khai lượng gạo có sẵn trong báo cáo nêu tại điểm c khoản 1 Điều 3 Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của số liệu báo cáo.
b) Trường hợp phát hiện thương nhân báo cáo không đúng thực tế thì ngay sau khi đăng ký hợp đồng, Hiệp hội Lương thực Việt Nam có văn bản đề nghị Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra, xác minh.
Điều 5. Nội dung hợp đồng xuất khẩu gạo
1. Hợp đồng xuất khẩu gạo phải phù hợp với pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế và phải có các thông tin sau đây:
a) Tên, địa chỉ của Bên mua và Bên bán.
b) Tên hàng, số lượng, chủng loại, chất lượng, qui cách đóng gói, bao bì đóng gói. Tỷ lệ dung sai về số lượng không vượt quá mức cộng trừ năm phần trăm (± 5%).
c) Phương thức giao hàng, thời hạn giao hàng, cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng; cảng chuyển tải (nếu có).
d) Giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán.
2. Hợp đồng xuất khẩu gạo phải có điều khoản quy định về việc xuất khẩu gạo sang nước thứ 3 (điều khoản tái xuất) như sau:
a) Việc Bên mua tái xuất sang nước thứ 3 là nước hoặc vùng lãnh thổ có giao dịch hợp đồng tập trung với Việt Nam phải được sự đồng ý của Bên bán.
b) Bên bán chỉ được chấp thuận cho Bên mua tái xuất hoặc giao hàng sang nước thứ 3 là nước hoặc vùng lãnh thổ có giao dịch hợp đồng tập trung với Việt Nam trong thời gian quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư này nếu được Bộ Công Thương chấp thuận bằng văn bản.
3. Thời hạn giao lô hàng đầu tiên của hợp đồng xuất khẩu gạo không quá 90 (chín mươi) ngày, kể từ ngày hợp đồng xuất khẩu gạo được ký kết.
4. Trường hợp có sự điều chỉnh nội dung hợp đồng đã đăng ký, thương nhân phải ký phụ lục hợp đồng và đăng ký phụ lục đó tại Hiệp hội Lương thực Việt Nam trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày phụ lục hợp đồng được ký kết.
Điều 6. Xử lý vi phạm trong đăng ký hợp đồng xuất khẩu
1. Trong quá trình đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo, nếu phát hiện hành vi gian lận giá hoặc vi phạm qui định, chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thị trường có hợp đồng tập trung, Hiệp hội Lương thực Việt Nam hoặc thương nhân báo cáo bằng văn bản với Bộ Công Thương và đề xuất biện pháp xử lý.
Trên cơ sở báo cáo đề xuất của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Bộ Công Thương kiểm tra, xử lý theo quy định.
2. Thương nhân có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời các chứng từ, tài liệu liên quan để cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác minh những vấn đề theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 7. Cập nhật thông tin về thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo
1. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm thông báo với Hiệp hội Lương thực Việt Nam về tình hình thực hiện hợp đồng đã được đăng ký theo yêu cầu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam.
2. Thương nhân không thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc không thực hiện giao hàng theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này thì Hiệp hội Lương thực Việt Nam xem xét hủy đăng ký hợp đồng xuất khẩu đó của thương nhân hoặc đề nghị thương nhân đàm phán lại với đối tác để xác định khả năng thực hiện hợp đồng và đăng ký lại với Hiệp hội Lương thực Việt Nam.
Chương III
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TẬP TRUNG
Điều 8. Chỉ định thương nhân đầu mối giao dịch
1. Sau khi tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan, Bộ Công Thương chỉ định thương nhân đầu mối giao dịch hợp đồng tập trung theo các tiêu chí sau:
a) Thành tích xuất khẩu gạo của thương nhân trong 02 (hai) năm gần nhất vào thị trường dự kiến giao dịch hợp đồng tập trung.
b) Thành tích xuất khẩu gạo của thương nhân trong 02 (hai) năm gần nhất.
c) Giao dịch với đối tác nước ngoài được chỉ định hoặc dự kiến được chỉ định làm đầu mối nhập khẩu gạo.
2. Thương nhân đã được chỉ định làm đầu mối giao dịch trước khi Thông tư này có hiệu lực thì được tiếp tục thực hiện đến khi kết thúc hợp đồng đã ký.
Điều 9. Trách nhiệm của Hiệp hội Lương thực Việt Nam
1. Hiệp hội Lương thực Việt Nam có trách nhiệm theo dõi tình hình, cân đối nguồn gạo hàng hóa để hướng dẫn và hỗ trợ thương nhân trong việc chuẩn bị giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng tập trung.
2. Hiệp hội Lương thực Việt Nam đăng ký hợp đồng tập trung cho thương nhân đầu mối khi nhận được hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư này.
Điều 10. Trách nhiệm của thương nhân đầu mối
1. Thương nhân đầu mối có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản với Bộ Công Thương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam:
a) Thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc giao dịch; phương án dự thầu, đàm phán, ký kết hợp đồng tập trung đảm bảo có hiệu quả và tự chịu trách nhiệm về hợp đồng ký kết.
b) Kết quả ký kết hợp đồng và phương án triển khai thực hiện hợp đồng, ngay sau khi ký hợp đồng tập trung.
2. Thương nhân đầu mối phải căn cứ cân đối nguồn gạo hàng hóa để đàm phán số lượng và tiến độ giao hàng phù hợp với tình hình mùa vụ thu hoạch trong nước, không gây ảnh hưởng tiêu cực tới giá cả thị trường gạo trong nước; giá gạo xuất khẩu theo hợp đồng tập trung phải không thấp hơn giá xuất khẩu theo hợp đồng thương mại trên thị trường cùng thời điểm để đảm bảo hiệu quả xuất khẩu.
3. Thương nhân đầu mối có trách nhiệm đăng ký hợp đồng tập trung tại Hiệp hội Lương thực Việt Nam trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng được ký kết. Hồ sơ đăng ký hợp đồng tập trung bao gồm các giấy tờ quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
4. Thương nhân đầu mối có trách nhiệm bảo đảm việc thực hiện hợp đồng tập trung đã ký kết; thực hiện chỉ tiêu ủy thác xuất khẩu được trả lại hoặc không thực hiện hoặc không có thương nhân nào nhận ủy thác xuất khẩu.
Điều 11. Tiêu chí phân bổ chỉ tiêu ủy thác xuất khẩu
1. Việc phân bổ chỉ tiêu thực hiện hợp đồng tập trung cho các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo để uỷ thác xuất khẩu căn cứ vào các tiêu chí quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định số 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Hiệp hội Lương thực Việt Nam lập phương án phân bổ chỉ tiêu theo các tiêu chí quy định tại Điều 16 Nghị định số 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ và gửi Bộ Công Thương xem xét trước khi giao chỉ tiêu cho các thương nhân triển khai thực hiện; tổ chức phân bổ chỉ tiêu theo quy định tại Nghị định số 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư này; theo dõi, đôn đốc việc ký kết, thực hiện hợp đồng ủy thác xuất khẩu và báo cáo tình hình thực hiện về Bộ Công Thương.
Điều 12. Thủ tục phân bổ
1. Sau khi nhận được báo cáo của thương nhân đầu mối về kết quả ký kết hợp đồng tập trung, Hiệp hội Lương thực Việt Nam thông báo bằng văn bản để các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo biết để đăng ký chỉ tiêu ủy thác xuất khẩu.
2. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày có thông báo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thương nhân gửi hồ sơ đăng ký chỉ tiêu ủy thác xuất khẩu đến Hiệp hội Lương thực Việt Nam, hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị được phân bổ chỉ tiêu ủy thác xuất khẩu của thương nhân, trong đó nêu rõ số lượng, chủng loại gạo nhận xuất khẩu ủy thác.
b) Báo cáo thành tích xuất khẩu gạo trực tiếp 06 (sáu) tháng trước đó và tình hình tồn kho thóc, gạo của thương nhân, trong đó nêu rõ lượng gạo tồn kho do mua tạm trữ theo chỉ đạo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (nếu có).
3. Căn cứ hồ sơ đăng ký của thương nhân, cân đối nguồn gạo hàng hóa và tình hình mùa vụ thu hoạch trong nước, Hiệp hội Lương thực Việt Nam lập phương án phân bổ chỉ tiêu thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này.
Ban lãnh đạo Hiệp hội Lương thực Việt Nam quyết định việc phân bổ chỉ tiêu, thông báo bằng văn bản để các thương nhân đã đăng ký biết, thực hiện và báo cáo kết quả về Bộ Công Thương kèm theo danh sách các thương nhân đăng ký.
Điều 13. Trả lại chỉ tiêu ủy thác xuất khẩu
1. Trong trường hợp bất khả kháng mà thương nhân không thể thực hiện được chỉ tiêu ủy thác đã được phân bổ thì thương nhân phải có văn bản trả lại chỉ tiêu đó gửi cho thương nhân đầu mối và Hiệp hội Lương thực Việt Nam.
2. Thương nhân không thực hiện đúng chỉ tiêu đã được phân bổ mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không được phân bổ chỉ tiêu thực hiện hợp đồng tập trung sau đó trong thời hạn 06 (sáu) tháng, kể từ ngày vi phạm.
Điều 14. Ký kết và thực hiện hợp đồng ủy thác xuất khẩu
1. Hợp đồng ủy thác xuất khẩu gạo theo chỉ tiêu được phân bổ từ hợp đồng tập trung phải có quy định xử lý trách nhiệm của các bên nếu vi phạm hợp đồng ủy thác đã ký, trên cơ sở các điều khoản của hợp đồng tập trung đã ký.
2. Thương nhân không thực hiện đúng hợp đồng ủy thác đã ký thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của hợp đồng ủy thác và không được phân bổ chỉ tiêu theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này.
Điều 15. Quy định về xuất khẩu và tái xuất gạo vào thị trường có hợp đồng tập trung
1. Thương nhân không được giao dịch, ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo hoặc để Bên mua tái xuất gạo vào thị trường có hợp đồng tập trung trong thời gian quy định tại khoản 2 Điều này, trừ trường hợp được Bộ Công Thương chấp thuận bằng văn bản theo quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Bộ Công Thương thông báo bằng văn bản về thời gian và thị trường đang có giao dịch hợp đồng tập trung với Việt Nam gửi Hiệp hội Lương thực Việt Nam để phổ biến cho thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo biết và thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Việc chấp thuận cho thương nhân giao dịch, ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo hoặc xuất khẩu cho thương nhân nước ngoài tái xuất gạo vào thị trường có hợp đồng tập trung được quy định như sau:
a) Thương nhân có đề nghị bằng văn bản kèm theo các tài liệu liên quan gửi Bộ Công Thương và sao gửi Hiệp hội Lương thực Việt Nam.
b) Sau khi nhận được đề nghị bằng văn bản của thương nhân, Bộ Công Thương xem xét và có văn bản trả lời.
4. Khi đăng ký hợp đồng, nếu phát hiện thương nhân có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thì Hiệp hội Lương thực Việt Nam chưa đăng ký hợp đồng xuất khẩu và báo cáo, kiến nghị biện pháp xử lý bằng văn bản gửi Bộ Công Thương để xem xét, xử lý theo quy định.
Trường hợp không đồng ý với việc xử lý của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thương nhân phản ánh bằng văn bản về Bộ Công Thương để xem xét, xử lý theo quy định.
Chương IV
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THUÊ KHO CHỨA, CƠ SỞ XAY, XÁT THÓC, GẠO ĐỂ ĐÁP ỨNG ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO
Điều 16. Quy định đối với việc thuê, cho thuê kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
1. Tổ chức, cá nhân cho thuê kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo không được ký hợp đồng cho thuê vượt quá sức chứa thực tế của kho chứa, công suất xay, xát của cơ sở xay, xát cho thuê.
Thương nhân thuê kho chứa, cơ sở xay, xát để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo phải kiểm tra thực tế kho chứa, cơ sở xay, xát và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hợp đồng thuê đã ký.
2. Thương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê hoặc cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát để thương nhân khác thuê hoặc thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát đó sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận.
3. Thương nhân thuê kho chứa, cơ sở xay, xát để đáp ứng điều kiện kinh doanh phải có hợp đồng thuê bằng văn bản, phù hợp với quy định tại các khoản 1, khoản 2 Điều này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 17. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận
Ngoài các giấy tờ theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Nghị định số 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ, thương nhân thuê kho chứa, cơ sở xay, xát để đáp ứng điều kiện kinh doanh phải nộp kèm theo bản chính hợp đồng thuê trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận.
Điều 18. Hiệu lực của Giấy chứng nhận cấp cho thương nhân thuê kho chứa, cơ sở xay, xát để đáp ứng điều kiện kinh doanh
1. Giấy chứng nhận cấp cho thương nhân thuê kho chứa, cơ sở xay, xát để đáp ứng điều kiện kinh doanh có hiệu lực đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2012.
2. Sau thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, thương nhân này phải có kho chứa, cơ sở xay, xát thuộc sở hữu theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ mới được tiếp tục kinh doanh xuất khẩu gạo.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 19. Trách nhiệm thực hiện
1. Hiệp hội Lương thực Việt Nam có trách nhiệm:
a) Xây dựng và công khai quy trình tác nghiệp, biểu mẫu đăng ký xuất khẩu, thống kê, báo cáo để thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định tại Nghị định số 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ, báo cáo Bộ Công Thương trước khi ban hành.
b) Thông báo địa chỉ tiếp nhận hồ sơ, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử (email) để thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo biết và giao dịch; công bố quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ, kết quả xử lý hồ sơ tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trên trang thông tin điện tử (website) của Hiệp hội Lương thực Việt Nam.
c) Thông báo bằng văn bản họ, tên, chức danh và chữ ký của người có thẩm quyền ký xác nhận đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo và ký các văn bản do Hiệp hội Lương thực Việt Nam ban hành theo quy định của Nghị định số 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư này đến Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu, cơ quan Hải quan và các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.
2. Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 20. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 02 năm 2011.
2. Đối với hợp đồng xuất khẩu gạo đã được đăng ký, hợp đồng tập trung đã được phân bổ thực hiện trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện mà không phải đăng ký, phân bổ lại.
3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu phát sinh vướng mắc, cơ quan, tổ chức và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phản ánh bằng văn bản về Bộ Công Thương để xử lý./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư TW Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;
- Toà án Nhân dân tối cao;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Hiệp hội Lương thực Việt Nam;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Bộ Công Thương: Bộ trưởng, các Thứ trưởng; Các Cục, Vụ, Viện, đơn vị trực thuộc Bộ;
- Website Bộ Công Thương;
- Lưu: VT, XNK (15).

KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thành Biên

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTER OF INDUSTRY AND TRADE
--------------------

No. 44/2010/TT-BCT

SOCIALISTREPUBLICOF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------------

Hanoi, December 31, 2010

 

 

CIRCULAR

DETAILING A NUMBER OF ARTICLES OF THE GOVERNMENT S DECREE NO. 109/2010/ND-CP OF NOVEMBER 4, 2010, ON RICE EXPORT BUSINESS

 

 

Pursuant to the Government s Decree. No. 189/2007/ND-CP of December 27, 2007, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;

Pursuant to the Government s Decree No. 109/2010/ND-CP of November 4, 2010, on rice export business (below referred to as the Government s Decree No. 109/2010/ND-CP);

After consulting with the Ministry of Finance, the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Vietnam Food Association.

The Minister of Industry and Trade details a number of articles of the Government s Decree No. 109/2010/ND-CP as follows:

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

This Circular provides the registration of rice export contracts and contracts on centralized rice export (below referred to as centralized contracts) and related matters under the Government s Decree No. 109/2010/ND-CP.

Article 2. Subjects of application

This Circular applies to rice exporters, responsible agencies and organizations in rice export contract registration and in transactions, signing and performance of centralized contracts, and concerned agencies, organizations and individuals.

 

Chapter II

RICE EXPORT CONTRACT REGISTRATION

 

Article 3. Dossiers and procedures for rice export contract registration

1. A dossier of rice export contract registration comprises:

a/ A written request for rice export contract registration.

b/ The original or valid copy of the signed rice export contract.

c/ The original report on the volume of available rice, clearly stating the total volume of rice available in the trader s warehouses; addresses of the trader s warehouses and the volume of rice in each warehouse.

d/ A valid copy of the valid certificate of eligibility for rice export business (below referred to as certificate), for first contract registration.

e/ To be given priority under Clause 2, Article 18 of the Government s Decree No. 109/2010/ ND-CP, the trader shall additionally submit a request for prioritized registration and a summary report on direct procurement of rice under farm produce procurement contracts signed with producers, enclosed with supporting documents.

2. The order and procedures for rice export contract registration comply with Article 17 of the Government s Decree No. 109/2010/ND-CP.

Traders shall submit contract registration dossiers directly or by registered (or express) mail to the Vietnam Food Association. The Vietnam Food Association shall register and certify every page of a trader s rice export contract under the Government s Decree No. 109/2010/ND-CP and this Circular.

3. Prioritized registration under Clause 2, Article 18 of the Government s Decree No. 109/2010/ND-CP shall be made as follows:

a/ A contract registration dossier which meets prescribed criteria shall be registered right on the date of its receipt.

b/ For a dossier which needs to be modified, the Vietnam Food Association shall notify such to the trader on the date of dossier receipt and register the contract right on the date of receiving the valid modified dossier.

c/ When a dossier is received at the end of a working day and there is not enough time to process it, this dossier shall be examined and processed before other dossiers at the beginning of the subsequent working day.

Article 4. Application of floor export prices of rice and verification of traders available rice volume

1. Floor export prices of rice

a/ The time for applying the floor export price of rice in contract registration is at least 3 (three) days after the Vietnam Food Association s announcement under regulations.

b/ When the export price under a contract is not lower than the floor export price of rice announced by the Vietnam Food Association at the lime of contract signing, but is lower than the floor price at the lime of contract registration, the floor price at the time of contract signing will apply provided that the time of contract registration does not pass the time limit provided in Clause 2, Article 17 of the Government s Decree No. 109/2010/ND-CP.

2. Traders available rice

a/ A trader shall declare its available rice in the report specified at Point c, Clause 1, Article 3 of this Circular and take responsibility before law for the truthfulness of repotted figures.

b/ When detecting a trader s untruthful reporting, right after contract registration, the Vietnam Food Association shall request in writing a provincial-level Industry and Trade Department to examine and verify such reporting.

Article 5. Rice export contracts

1. A rice export contract must comply with Vietnamese law and international practices and contain the following information:

a/ Names and addresses of the buyer and seller.

b/ Name, quantity, type, quality, packing specification and packaging of goods. Allowable quantitative error is five per cent at most (± 5%).

c/ Goods delivery mode and time, loading and unloading ports; transshipment ports (if any).

d/ Price and payment mode and time.

2. A rice export contract must contain a term on rice export to a third country (re-export term) as follows:

a/ The buyer s re-export to a third country being a country or territory with centralized contract transactions with Vietnam is subject to the seller s consent.

b/ The seller may accept the buyer s re-export or delivery of goods to a third country being a country or territory with centralized contract transactions with Vietnam within the time limit specified in Clause 2, Article 15 of this Circular only when obtaining the Ministry of Industry and Trade s written approval.

3. The time limit for delivering the first lot of rice under a rice export contract is 90 (ninety) days after the contract is signed.

4. When a registered contract is modified, the trader shall sign and register the contract annex at the Vietnam Food Association within 3 (three) working days after the contract annex is signed.

Article 6. Handling of violations in export contract registration

1. In the course of rice export contract registration, if detecting frauds in prices or violations of regulations and direction of stale agencies in charge of markets with centralized contracts, the Vietnam Food Association or traders shall report such in writing to the Ministry of Industry and Trade and propose handling measures.

On the basis of the Vietnam Food Association s reporting, the Ministry of Industry and Trade shall inspect and handle violations under regulations.

2. Traders shall fully and promptly provide related documents for competent agencies to inspect and verify the matters specified in Clause 1 of this Article.

Article 7. Updating of information on rice export contract performance

1. Rice exporters shall report on their performance of registered contracts to the Vietnam Food Association at the latter s request.

2. The Vietnam Food Association shall consider canceling registration of an export contract when the trader fails to report under Clause 1 of this Article or fails to deliver goods under Clause 3, Article 5 of this Circular, or request such trader to renegotiate with its partner to determine its contract performance capacity and to re-register the contract with the Vietnam Food Association.

 

Chapter III

PERFORMANCE OF CENTRALIZED CONTRACTS

 

Article 8. Designation of key traders

1. After consulting concerned agencies and organizations, the Ministry of Industry and Trade shall designate key traders for centralized contract transactions according to the following criteria:

a/ The trader s rice export performance in the market expected for centralized contract transactions in the latest 2 (two) years.

b/ The trader s rice export performance in the latest 2 (two) years.

c/ Transactions with foreign partners designated or to be designated as key rice importers.

2. Those designated as key traders before the effective date of this Circular may retain their designation till termination of signed contracts.

Article 9. Responsibilities of the Vietnam Food Association

1. To monitor and balance commodity rice sources and guide and assist traders in transactions, negotiation and signing of centralized contracts.

2. To register centralized contracts for key traders when receiving the dossiers provided in Clause 3, Article 10 of this Circular.

Article 10. Responsibilities of key traders

1. A key trader shall report in writing to the Ministry of Industry and Trade on:

a/ The expected time for starting and completing transactions; bidding plan, negotiation and signing of a centralized contract, guaranteeing the effectiveness of and accountability for the signed contract.

b/ Contract signing results and the plan on contract performance right after the centralized contract is signed.

2. A key trader shall, based on commodity rice sources, negotiate rice volumes and delivery schedules suitable to domestic harvests without adversely affecting domestic market prices of rice. The export price of rice under a centralized contract must not be lower than the export market price under a commercial contract at the same time to ensure efficient export.

3. A key trader shall register a centralized contract with the Vietnam Food Association within 5 (five) working days after the contract is signed. A dossier of centralized contract registration contains the papers specified at Points a and b, Clause 1, Article 3 of this Circular.

4. A key trader shall assure the fulfillment of a signed centralized contract and conduct entrusted export for the quotas which are returned or not realized or for which no traders conduct entrusted export.

Article 11. Criteria for allocation of entrusted export quotas

1. The allocation of export quotas under centralized contracts to rice exporters for entrusted export is based on the criteria sped fled in Clause 4, Article 16 of the Government s Decree No. 109/2010/ND-CP.

2. The Vietnam Food Association shall elaborate plans on quota allocation under the criteria specified in Article 16 of the Government s Decree No. 109/2010/ND-CPand submit them to the Ministry of Industry and Trade for consideration before allocating quotas to traders; allocate quotas under the Government s Decree No. 109/2010/ND-CP and this Circular; and monitor and urge the signing and performance of entrusted export contracts and report on their performance to the Ministry of Industry and Trade.

Article 12. Allocation procedures

1. After receiving key traders reports on centralized contract signing, the Vietnam Food Association shall notify such in writing for rice exporters to register entrusted export quotas.

2. Within 5 (five) working days after receiving the Vietnam Food Association s notice, a trader shall submit a dossier of entrusted export quota registration to the Vietnam Food Association. A dossier comprises:

a/ The trader s written request for allocation of entrusted export quotas, clearly indicating the volume and type of rice for entrusted export.

b/ A report on the trader s direct rice export performance in the 6 (six) previous months and its inventory of rice, clearly indicating the rice inventory procured as reserve under the direction of a competent agency or organization (if any).

3. Based on traders registration dossiers, commodity rice balances and domestic harvests, the Vietnam Food Association shall elaborate quota allocation plans under Clause 2, Article 11, of this Circular.

The leadership of the Vietnam Food Association shall decide on the quota allocation, notify such in writing, enclosed with the list of registering traders, for these traders to implement and report performance results to the Ministry of Industry and Trade.

Article 13. Return of entrusted export quotas

1. A trader that fails to realize allocated quotas in force majeure circumstances shall return those quotas in writing to the key trader and the Vietnam Food Association.

2. A trader that fails to realize allocated quotas in cases not defined in Clause 1 of this Article may not obtain quotas for performing a subsequent centralized contract within 6 (six) months after its violation.

Article 14. Signing and performance of entrusted export contracts

1. A contract on entrusted export of rice under quotas allocated from a centralized contract must provide liabilities of the parties for breaches o( the entrusted export contract in accordance with the terms of the signed centralized contract.

2. A trader that fails to duly perform the signed entrusted export contract shall take responsibility under such contract and may not obtain quotas under Clause 2, Article 13 of this Circular.

Article 15. Rice export and re-export to markets with centralized contracts

1. A trader may neither make transactions for and sign a rice export contract nor let the buyer re-export rice to a market with centralized contracts within the time limit specified in Clause 2 of this Article unless so approved in writing by the Ministry of Industry and Trade under Clause 3 of this Article.

2. The Ministry of Industry and Trade shall send to the Vietnam Food Association notices of the time and markets having centralized contract transactions with Vietnam for notification to rice exporters for compliance with Clause 1 of this Article.

3. Traders may make transactions and sign rice export contracts or export rice to foreign traders for re-export to markets with centralized contracts as follows:

a/ A trader shall send a written request enclosed with relevant documents to the Ministry of Industry and Trade and a copy to the Vietnam Food Association.

b/ After receiving such request, the Ministry of Industry and Trade shall consider and issue a written reply.

4. Upon contract registration, if detecting a trader s signs of violation of Clause 1 of this Article, the Vietnam Food Association shall not register the export contract and submit a report proposing handling measures to the Ministry of Industry and Trade for consideration and handling under regulations.

When disagreeing with the Vietnam Food Association s handling, a trader may send a request to the Ministry of Industry and Trade for consideration and handling under regulations.

 

Chapter IV

HIRING OF RICE WAREHOUSES AND MILLS TO MEET RICE EXPORT REQUIREMENTS

 

Article 16. Hiring and lease of rice warehouses and mills to meet rice export requirements

1. Lessors of rice warehouses and mills to traders to meet rice export requirements may not sign lease contracts beyond the actual capacity of their warehouses and mills.

Lessees of rice warehouses and mills to meet rice export requirements shall conduct physical inspection of those warehouses and mills and take responsibility before law for their signed hiring contracts.

2. Traders with certificates may not lease their own or hired rice warehouses and mills to other traders who use those warehouses and mills for certificate application.

3. Lessees of rice warehouses and mills to meet rice export requirements must have written hiring contracts which must comply with Clauses 1 and 2 of this Article and other relevant laws.

4. Rice exporters violating Clauses 1 and 2 of this Article shall be handled under the Government s Decree No. 109/2010/ND-CP.

Article 17. Dossiers of application for grant, re-grant and modification of certificates

In addition to the papers specified in Articles 6 and 7 of the Government s Decree No. 109/ 2010/ND-CP, a lessee of rice warehouses and mills to meet rice export requirements shall submit the original hiring contract in the dossier of application for grant, re-grant or modification of a certificate.

Article 18. Validity of certificates granted to lessees ol rice warehouses and mills to meet rice export requirements

1. Certificates granted to lessees of rice ware­houses and mills to meet rice export requirements are valid through September 30, 2012.

2. After the point of time specified in Clause 1 of this Article, traders may continue rice export business only when owning rice warehouses and mills under Article 4 of the Government s Decree No. 109/2010/ND-CP.

 

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 19. Implementation responsibilities

1. The Vietnam Food Association shall:

a/ Develop and publicize the professional process and forms of export application and statistical and reporting forms for the performance of assigned tasks under the Government s Decree No. 109/2010/ND-CP and report them to the Ministry of Industry and Trade prior to their issuance.

b/ Notify addresses for dossier receipt with telephone and fax numbers and email addresses for rice exporters to contact; publicize the process to receive and process dossiers and dossier processing results at places of dossier receipt and on its website.

c/ Send a notice of the full name, title and signature of the person competent to certify rice export contract registration and sign documents issued by the Vietnam Food Association under the Government s Decree No. 109/2010/ND-CP and this Circular to the Ministry of Industry and Trade. People s Committees and Industry and Trade Departments of provinces and centrally run cities having export commodity rice, customs offices and rice exporters.

2. The Vietnam Food Association, rice exporters and concerned agencies, organizations and individuals shall implement this Circular and related laws.

Article 20. Effect

1. This Circular takes effect on February 14, 2011.

2. Rice export contracts registered and centralized contracts allocated before the effective date of this Circular may be performed without re-registration or re-allocation.

3. Any problems arising in the course of implementing this Circular shall be reported in writing to the Ministry of Industry and Trade for settlement.-

 

 

FOR THE MINISTER OF INDUSTRY AND TRADE
DEPUTY MINISTER




Nguyen Thanh Bien

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 44/2010/TT-BCT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất