Thông tư 32/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn việc thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 32/2006/TT-BNN
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 32/2006/TT-BNN |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Cao Đức Phát |
Ngày ban hành: | 08/05/2006 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Thương mại-Quảng cáo |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Thông tư32/2006/TT-BNN tại đây
tải Thông tư 32/2006/TT-BNN
THÔNG TƯ
CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số 32/2006/TT-BNN
NGÀY 08 THÁNG 05 NĂM 2006
HƯỚNG DẪN VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 12/2006/NĐ-CP NGÀY 23 THÁNG 01 NĂM 2006 CỦA CHÍNH PHỦ "QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ VÀ CÁC ĐẠI LÝ, MUA, BÁN, GIA CÔNG
VÀ QUÁ CẢNH HÀNG HOÁ VỚI NƯỚC NGOÀI"
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 07 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ "Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài";
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi tắt là Bộ Nông nghiệp và PTNT) hướng dẫn việc xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp như sau:
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Thông tư này áp dụng đối với việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp, gồm:
a. Xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ từ rừng tự nhiên trong nước; Củi, than làm từ gỗ hoặc củi có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước;
b. Xuất khẩu, nhập khẩu động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm;
c. Xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng;
d. Xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi;
đ. Nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật và hoá chất dùng trong thú y;
e. Nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), nguyên liệu thuốc BVTV và sinh vật sống trong lĩnh vực BVTV;
g. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi (TACN) và nguyên liệu TACN;
h. Nhập khẩu phân bón và các chế phẩm phân bón;
i. Xuất khẩu, nhập khẩu nguồn gen cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học, kỹ thuật.
2. Hàng hoá nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, trước khi thông quan, phải thực hiện quy định tại các Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN, ngày 25 tháng 07 năm 2005 về việc ban hành Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch và Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08 tháng 03 năm 2006 về Quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y.
3. Hàng hoá nhập khẩu trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trước khi thông quan phải thực hiện quy định tại các Quyết định số 72/2005/QĐ-BNN ngày 14 tháng 11 năm 2005 về việc công bố Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Việt Nam, Quyết định số 73/2005/QĐ-BNN ngày 14 tháng 11 năm 2005 về việc ban hàng Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam và Quyết định số 16/2004/QĐ/BNN-BVTV ngày 20 tháng 4 năm 2006 về việc ban hành quy định về các thủ tục kiểm tra vật thể và lập hồ sơ kiểm dịch thực vật.
4. Trường hợp cửa khẩu chưa có cơ quan kiểm dịch động, thực vật thì hàng hoá được thông quan theo cơ chế đăng ký trước, kiểm tra sau, cụ thể là:
Cơ quan kiểm dịch có thể kiểm dịch cùng lúc Cơ quan hải quan kiểm tra hàng hoá hoặc kiểm dịch sau khi hàng hoá đã hoàn thành thủ tục hải quan theo thời gian và địa điểm được xác định trong giấy đăng ký kiểm dịch.
5. Việc kiểm tra chất lượng thuốc BVTV và nguyên liệu thuốc BVTV thực hiện theo hình thức đăng ký trước và kiểm tra chất lượng sau khi thông quan.
6. Các danh mục hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp tại các quyết định được đề cập đến trong Thông tư này được áp dụng cho đến khi hoàn thành việc áp mã số HS.
7. Khi ban hành mới, sửa đổi hoặc bổ sung các Danh mục hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp được quy định tại Thông tư này, các Cục được Bộ Nông nghiệp và PTNT giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành có trách nhiệm thông báo cho Hải quan và các cơ quan liên quan.
8. Thương nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nội dung khai báo khi xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các quy định hiện hành của Nhà nước về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá.
CHƯƠNG II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ; Củi, than làm từ gỗ hoặc củi có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước
1.1. Cấm xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ rừng tự nhiên trong nước, gồm:
a. Gỗ tròn các loại.
b. Gỗ xẻ các loại.
c. Sản phẩm làm từ gỗ thuộc diện nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IA quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; sản phẩm làm từ gỗ quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES ).
1.2. Các sản phẩm gỗ xuất khẩu theo điều kiện hoặc theo giấy phép:
a. Sản phẩm làm từ gỗ thuộc diện nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIA quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm chỉ được phép xuất khẩu ở dạng đồ gỗ mỹ nghệ và đồ gỗ cao cấp. Khi xuất khẩu, thương nhân kê khai tại Hải quan cửa khẩu.
Đồ gỗ mỹ nghệ là các sản phẩm gỗ hoàn chỉnh sản xuất bằng phương pháp thủ công hoặc máy, hoặc thủ công kết hợp máy; được hoàn thiện bằng các công nghệ đục, chạm, trổ, khắc, khảm, tiện, trang trí bề mặt như sơn mài, mạ vàng, sơn bóng các loại.
Đồ gỗ cao cấp là các sản phẩm hoàn chỉnh, được sản xuất bằng phương pháp thủ công hoặc máy, hoặc thủ công kết hợp máy, được đánh bóng hoặc phủ sơn bề mặt.
b. Sản phẩm làm từ gỗ quy định tại Phụ lục II, III của Công ước CITES, khi xuất khẩu phải có giấy phép CITES do cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam (gọi tắt là Văn phòng CITES Việt Nam) cấp.
1.3. Được xuất khẩu các loại củi, than làm từ gỗ hoặc củi có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước trong các trường hợp sau:
a. Củi, than từ gỗ tận thu, tận dụng, gỗ cành ngọn trong quá trình khai thác gỗ rừng tự nhiên được quy định tại Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác ban hành kèm theo Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 07 tháng 07 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
b. Củi, than từ gỗ tận thu, tận dụng, gỗ cành ngọn trong quá trình khai thác gỗ rừng tự nhiên để chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia, như: Xây dựng lòng hồ thủy điện, lưới điện cao áp, đường giao thông, khu công nghiệp… theo quy định của Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
c. Củi, than từ gỗ tận thu, tận dụng, trong rừng tự nhiên bị thiên tai như: bão lụt, cháy rừng…
Khi xuất khẩu các sản phẩm trên phải có xác nhận của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại và nộp cho Hải quan cửa khẩu khi làm thủ tục xuất khẩu. Nội dung xác nhận gồm: Số lượng hàng hoá được phép xuất khẩu; Tên người xuất khẩu; Thời gian hiệu lực của văn bản xác nhận.
2. Xuất khẩu, nhập khẩu động vật, thực vật (trừ gỗ và sản phẩm gỗ quy định tại Mục 1) hoang dã nguy cấp, quý, hiếm
2.1. Cấm xuất khẩu vì mục đích thương mại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm sau đây:
a. Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB và IIB, thực vật rừng thuộc nhóm IA tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
b. Động vật, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES;
c. Động vật hoang dã là thiên địch của chuột theo Chỉ thị số 9/1998/CT-TTg ngày 18 tháng 02 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 140/2000/QĐ/BNN-KL ngày 21 tháng 12 năm 2000 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc công bố Danh mục một số loại động vật hoang dã là thiên địch của chuột;
d. Tinh dầu trầm (gió bầu) và tinh dầu xá xị theo Quyết định số 45/1999/QĐ-BNN-KL ngày 02 tháng 03 năm 1999 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
2.2. Động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được xuất khẩu khi có những điều kiện sau:
a. Động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được quy định tại Khoản 2.1 khi xuất khẩu không vì mục đích thương mại (phục vụ ngoại giao, nghiên cứu khoa học, trao đổi giữa các vườn động vật, vườn thực vật, triển lãm, biểu diễn xiếc, trao đổi, trao trả mẫu vật giữa các Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES các nước) phải được Văn phòng CITES Việt Nam cấp phép.
b. Được phép xuất khẩu động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm sau:
- Động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo.
- Thực vật rừng từ tự nhiên thuộc nhóm IIA, quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
- Động vật, thực vật hoang dã từ tự nhiên quy định tại các Phụ lục II và III của Công ước CITES, không quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Xuất khẩu động vật, thực vật hoang dã (trừ sản phẩm gỗ quy định tại điểm a, khoản 1.2 Mục 1) phải được Văn phòng CITES Việt Nam cấp giấy phép.
2.3. Nhập khẩu động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES phải được Văn phòng CITES Việt Nam cấp giấy phép.
3. Xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng
3.1. Xuất khẩu giống cây trồng:
a. Cấm xuất khẩu các loại giống cây trồng quý hiếm nằm trong Danh mục giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành theo Quyết định số 69/2004/QĐ-BNN ngày 03 tháng 12 năm 2004.
b. Đối với các loại giống cây trồng khác không thuộc Danh mục trên, khi xuất khẩu, thương nhân chỉ phải làm thủ tục tại Hải quan cửa khẩu.
3.2. Nhập khẩu giống cây trồng:
a. Đối với giống cây trồng thuộc các Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh tại Quyết định số 74/2004/QĐ-BNN ngày 16 tháng 12 năm 2004 và Danh mục giống cây lâm nghiệp được phép sản xuất kinh doanh tại Quyết định số 14/2005/QĐ-BNN ngày 15 tháng 03 năm 2005 do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành, khi nhập khẩu, thương nhân chỉ phải làm thủ tục tại Hải quan cửa khẩu.
b. Các loại giống cây trồng ngoài Danh mục trên, khi nhập khẩu để nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất thử hoặc các trường hợp đặc biệt khác phải được Cục Trồng trọt (đối với giống cây nông nghiệp) và Cục Lâm nghiệp (đối với giống cây lâm nghiệp) thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp phép. Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm, sản xuất thử, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ công nhận giống mới, sau đó bổ sung vào Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh.
4. Xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi
4.1. Xuất khẩu giống vật nuôi:
a. Cấm xuất khẩu các loại giống vật nuôi quý hiếm nằm trong Danh mục giống vật nuôi qúy hiếm cấm xuất khẩu theo Quyết định số 78/2004/QĐ-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
b. Đối với các loại giống vật nuôi khác ngoài Danh mục trên, khi xuất khẩu, thương nhân chỉ phải làm thủ tục tại Hải quan cửa khẩu và xuất trình giấy chứng nhận kiểm dịch động vật nếu nước nhập khẩu hoặc chủ hàng có yêu cầu.
4.2. Nhập khẩu giống vật nuôi:
a. Đối với giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành tại Quyết định số 67/2005/QĐ-BNN ngày 31 tháng 10 năm 2005, khi nhập khẩu, thương nhân chỉ phải làm thủ tục tại Hải quan cửa khẩu.
b. Các loại giống vật nuôi ngoài Danh mục trên, khi nhập khẩu phải được Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp giấy phép khảo nghiệm. Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ bổ sung vào Danh mục giống vật nuôi được được phép sản xuất, kinh doanh.
c. Nhập khẩu phôi, tinh dịch gia súc, môi trường pha chế tinh, trứng giống gia súc và trứng giống gia cầm phải có giấy phép của Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.
5. Nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y
5.1. Đối với các loại thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y, chế phẩm sinh học và hoá chất dùng trong thú y tại các Quyết định số 05/2006/QĐ-BNN ngày 12 tháng 01 năm 2006 về Danh mục thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y và Quyết định số 04/2006/QĐ-BNN ngày 12 tháng 01 năm 2006 về Danh mục vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam, khi nhập khẩu thương nhân chỉ phải làm thủ tục tại Hải quan cửa khẩu. Riêng đối với các loại vắc xin và vi sinh vật tại Quyết định số 04/2006/QĐ-BNN phải có ý kiến của Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.
5.2. Đối với nhập khẩu các loại thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y ngoài các Danh mục nêu trên, khi nhập khẩu, thương nhân phải có xác nhận của Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT trong đơn hàng nhập khẩu .
5.3. Nhập khẩu thuốc và vắc xin thú y trong trường hợp có dịch bệnh khẩn cấp:
Khi có dịch bệnh khẩn cấp, việc nhập khẩu thuốc và vắc xin thú y chưa có trong Danh mục thuốc và vắc xin thú y được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quyết định.
6. Nhập khẩu thuốc BVTV, nguyên liệu thuốc BVTV và sinh vật sống trong lĩnh vực BVTV
6.1. Đối với các loại thuốc BVTV và nguyên liệu thuốc BVTV trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam tại các Quyết định số 22/2005/QĐ-BNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam, Quyết định số 41/2005/QĐ-BNN ngày 13 tháng 07 năm 2005 về việc đăng ký đặc cách một số loại thuốc BVTV vào Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, Quyết định số 78/2005/QĐ-BNN ngày 30 tháng 11 năm 2005 về việc đăng ký chính thức, đăng ký bổ sung, đăng ký đặc cách một số loại thuốc BVTV vào Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam và Quyết định số 25/2006/QĐ-BNN, ngày 10 tháng 04 năm 2006 về việc đăng ký đặc cách một số loại thuốc BVTV vào Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam, khi nhập khẩu, thương nhân chỉ phải làm thủ tục tại Hải quan cửa khẩu.
6.2. Đối với các loại thuốc BVTV và nguyên liệu thuốc BVTV trong Danh mục thuốc BVTV hạn chế sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành tại Quyết định 22/2005/QĐ-BNN ngày 22 tháng 04 năm 2005, khi nhập khẩu phải có giấy phép của Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.
6.3. Đối với các loại thuốc BVTV và nguyên liệu thuốc BVTV ngoài Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam, khi nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Nông nghiệp và PTNT do Cục Bảo vệ thực vật cấp.
6.4. Cấm nhập khẩu các loại thuốc và nguyên liệu sản xuất thuốc BVTV trong Danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành tại Quyết định số 22/2005/QĐ-BNN ngày 22 tháng 04 năm 2005.
6.5. Đối với các loại sinh vật sống trong lĩnh vực BVTV nhập khẩu lần đầu để thử nghiệm phải có giấy phép của Bộ Nông nghiệp và PTNT do Cục Bảo vệ thực vật cấp.
6.6. Thương nhân nhập khẩu thuốc thành phẩm, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật ngoài Danh mục được phép sử dụng để gia công, đóng gói tại Việt Nam nhằm mục đích tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài phải có giấy phép nhập khẩu của Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT và phải chịu sự kiểm tra việc tái xuất đó của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi
7.1. Đối với các sản phẩm trong Danh mục TACN, nguyên liệu TACN được nhập khẩu vào Việt Nam theo Quyết định số 01/2006/QĐ-BNN ngày 06 tháng 01 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, khi nhập khẩu, thương nhân chỉ phải làm thủ tục tại Hải quan cửa khẩu.
7.2. Những loại TACN ngoài Danh mục nêu trên khi nhập khẩu phải có giấy phép khảo nghiệm do Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp. Căn cứ kết quả khảo nghiệm, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ bổ sung vào Danh mục TACN được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Đối với nguyên liệu TACN lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam phải có giấy chứng nhận phân tích (C/A) do Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp.
8. Nhập khẩu phân bón
8.1. Đối với các loại phân bón có trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam theo Quyết định số 40/2004/QĐ-BNN ngày 19 tháng 08 năm 2004 và Quyết định số 77/2005/QĐ-BNN ngày 23 tháng 11 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, khi nhập khẩu, thương nhân chỉ phải làm thủ tục tại Hải quan cửa khẩu.
8.2. Những loại phân bón ngoài các Danh mục nêu trên, khi nhập khẩu để nghiên cứu, khảo nghiệm hoặc các trường hợp đặc biệt khác phải được Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép. Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ công nhận phân bón mới và bổ sung vào Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam.
9. Xuất khẩu, nhập khẩu nguồn gen cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học, kỹ thuật
Tất cả vật thể là nguồn gen cây trồng quý hiếm, vật nuôi, vi sinh vật, chế phẩm sinh học mới dùng trong nông nghiệp phục vụ cho mục đích nghiên cứu, thử nghiệm, trao đổi khoa học kỹ thuật, khi xuất khẩu, nhập khẩu phải được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép.
CHƯƠNG III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Cơ quan quản lý chuyên ngành được Bộ Nông nghiệp và PTNT giao nhiệm vụ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu và giấy phép khảo nghiệm theo các địa chỉ sau:
a. Cục Lâm nghiệp (Số 2 Ngọc Hà- Quận Ba Đình-Hà Nội): Các trường hợp thuộc Mục 1 (trừ khoản 1.2-b) của Chương II.
b. Cục Kiểm lâm (Số 2 Ngọc Hà- Quận Ba Đình-Hà Nội): Các trường hợp thuộc Khoản 1.2-b của Mục 1 và Mục 2 của Chương II.
c. Cục Trồng trọt, (Số 2 Ngọc Hà- Quận Ba Đình-Hà Nội): Các trường hợp thuộc Mục 3, Mục 8 và Mục 9 của Chương II.
d. Cục Chăn nuôi (Số 2 Ngọc Hà- Quận Ba Đình-Hà Nội): Các trường hợp thuộc Mục 4 và Mục 7 của Chương II.
đ. Cục Thú y (Số 15 ngõ 78 đường Giải Phóng-Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội): Các trường hợp thuộc Mục 5 của Chương II.
e. Cục Bảo vệ thực vật (149 Hồ Đắc Di-Quận Đống Đa-Hà Nội): Các trường hợp thuộc Mục 6 của Chương II.
2. Mẫu hồ sơ: Theo mẫu hồ sơ do các cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành.
3. Thời hạn giải quyết hồ sơ: trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại Mục 1 Chương này phải có văn bản trả lời.
4. Hiệu lực thi hành
Thông tư này thay thế Thông tư số 62/2001/TT-BNN ngày 05 tháng 06 năm 2001 về Hướng dẫn việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp theo Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 04 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005, và Thông tư số 72/2001/TT-BNN ngày 09 tháng 07 năm 2001 bổ sung và sửa đổi một số điểm của Thông tư 62 /2001/TT-BNN ngày 05 tháng 06 năm 2001 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, thương nhân và các cơ quan liên quan kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và PTNT để xem xét, giải quyết.
BỘ TRƯỞNG
Cao Đức Phát
THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 32/2006/TT-BNN | Hanoi, May 08, 2006 |
CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE GOVERNMENT'S DECREE NO. 12/2006/ND-CP OF JANUARY 23, 2006, DETAILING THE IMPLEMENTATION OF THE COMMERCIAL LAW REGARDING INTERNATIONAL GOODS SALE AND PURCHASE AND GOODS SALE, PURCHASE, PROCESSING AND TRANSIT AGENCY ACTIVITIES WITH FOREIGN COUNTRIES
Pursuant to the Government's Decree No. 86/2003/ND-CP of July 18, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Pursuant to the Government's Decree No. 12/2006/ND-CP of January 23, 2006, detailing the implementation of the Commercial Law regarding international goods sale and purchase and goods sale, purchase, processing and transit agency activities with foreign countries;
The Ministry of Agriculture and Rural Development (MARD) hereby guides the import and export of goods subject to the specialized management by the agriculture service as follows:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
1. This Circular applies to the import and export of goods subject to the specialized management by the agriculture service, including:
a/ Export of timber and timber products from domestic natural forests; firewood and charcoal from timber or firewood originating from domestic natural forests;
b/ Import and export of endangered, precious and rare wild animals and plants;
c/ Import and export of plant varieties;
d/ Import and export of livestock breeds;
e/ Import of veterinary drugs and materials for the production thereof, vaccines, bio-preparations, microorganisms and chemicals for veterinary use;
f/ Import of plant protection drugs, materials for the production thereof, and living organisms in the plant protection domain;
g/ Import of feeds and materials for the production thereof;
h/ Import of fertilizers and fertilizer preparations;
i/ Import and export of gene sources of cultivation plants, domestic animals and microorganisms for scientific and technical research and exchange.
2. For imported goods subject to animal and animal product quarantine, the provisions of Decision No. 45/2005/QD-BNN of July 25, 2005, promulgating the list of animal and animal product-quarantine objects and list of animals and animal products subject to quarantine and Decision No. 15/2006/QD-BNN of March 8, 2006, on the order and procedures for the quarantine of animals and animal products and veterinary hygiene inspection shall apply before customs clearance.
3. For imported goods on the list of plant quarantine objects, the provisions of Decision No. 72/2005/QD-BNN of November 14, 2005, promulgating Vietnam's list of objects subject to plant quarantine, Decision No. 73/2005/QD-BNN of November 14, 2005, promulgating Vietnams list of plant quarantine objects, and Decision No. 16/2004/QD/BNN of April 20, 2006, on the procedures for inspection of plant quarantine objects and compilation of plant quarantine dossiers shall apply before customs clearance.
4. Where there exists no animal or plant quarantine agency at the border-gate, goods shall be cleared from customs procedures under the registration and post-inspection mechanism, specifically as follows:
Quarantine agencies may conduct quarantine simultaneously with customs inspection of goods or after the completion of customs procedures at a time and place determined in quarantine registration papers.
5. The inspection of the quality of plant protection drugs and materials for the production thereof shall be carried out in the form of registration and post-customs clearance inspection.
6. Lists of goods subject to the specialized management by the agriculture service in decisions mentioned in this Circular shall be applied until the application of HS codes is completed.
7. When promulgating new lists or amending or supplementing lists of goods subject to the specialized management by the agriculture services stated in this Circular, departments assigned by the MARD to perform the specialized management shall have to notify customs offices and relevant agencies thereof.
8. Traders shall bear responsibility before law for the accuracy of their declarations upon importation or exportation and comply with the State's current regulations on goods quality standards.
Chapter II
SPECIFIC PROVISIONS
1. Export of timber and timber products, firewood and charcoal from timber or firewood originating from domestic natural forests
1.1. Timber and timber products from domestic natural forests banned from export include:
a/ Log timber of all kinds;
b/ Sawed timber of all kinds;
c/ Products from endangered, precious and rare timber of group IA, specified in the Government's Decree No. 32/2006/ND-CP of March 30, 2006, on the management of endangered, precious and rare forest animals and plants; and products from timber specified in Appendix I to the Convention on International Trade of Endangered Species of Wild Fauna and Flora (CITES).
1.2. Timber products exported under certain conditions or permits
a/ Products from endangered, precious and rare timber of group IIA, specified in the Government's Decree No. 32/2006/ND-CP of March 30, 2006, on the management of endangered, precious and rare forest animals and plants, may only be exported in the forms of fine-art woodworks or high-class woodworks. Traders shall make declarations at the border-gate customs offices upon exportation.
Fine-art woodworks are finished timber products, which are produced by hand, by machine or by hand in combination with machine, finished by carving, embossing, engraving, inlaying or turning, and decorated by lacquering, gold plating or gloss painting.
High-class woodworks are finished timber products, which are produced by hand, by machine or by hand in combination with machine and have their surface polished or painted.
b/ For products from timber specified in Appendices II and III to CITES, when being exported, CITES permits granted by the CITES Management Authority in Vietnam (hereinafter referred to as the Vietnam-based CITES office) shall be required.
1.3. Firewood and charcoal from timber or firewood originating from domestic forest timbers may be exported in the following cases:
a/ Firewood and charcoal from fully-extracted timber or branchlets, specified in the Regulation on the exploitation of timber and other forest products, issued together with the MARD's Decision No. 40/2005/QD-BNN of July 7, 2005;
b/ Firewood and charcoal from fully-extracted timber or branchlets during the process of exploiting natural forests in the areas prepared for the construction of key national projects such as hydroelectric plants' reservoirs, high-voltage power grids, traffic roads, industrial parks, etc. according to the provisions of the Land Law and the Law on Forest Protection and Development;
c/ Firewood and charcoal from fully-extracted timber in natural forests hit by natural disasters such as storm, flood, fire, etc.
When exporting the aforesaid products, the written certification of local provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services shall be required. Such a certificate shall indicate the quantity of goods permitted for export, the name of the exporter, and the validity term of the certificate, and be submitted to border-gate customs offices when carrying out export procedures.
2. Import and export of endangered, precious and rare wild animals and plants (except timber and timber products specified in Section 1)
2.1. The export of the following endangered, precious and rare wild animals and plants for commercial purposes shall be banned:
a/ Endangered, precious and rare forest animals of groups IB and IIB, forest plants of group IA, specified in the Government's Decree No. 32/2006/ND-CP of March 30, 2006, on the management of endangered, precious and rare forest animals and plants;
b/ Wild animals and plants specified in Appendix I to the CITES;
c/ Wild animals being natural enemies of rats as prescribed in the Prime Minister's Directive No. 9/1998/CT-TTg of February 18, 1998, and the MARD's Decision No. 140/2000/QD-BNN-KL of December 21, 2000, promulgating the list of several wild animals being natural enemies of rats;
d/ Aloes wood (acquilaria crassna Pierre) essence and sarsi essence according to the MARD's Decision No. 45/1999/QD-BNN-KL of March 2, 1999.
2.2. Endangered, precious and rare wild animals and plants may be exported if fully meeting the following conditions:
a/ The export of endangered, precious and rare wild animals and plants specified in Clause 2.1, for non-commercial purposes (for diplomatic purposes, scientific research or exchange between zoological gardens or botanical gardens, exhibition, circuit performance, and return of specimen between CITES Management Authorities in various countries) must be permitted in writing by the Vietnam-based CITES Office.
b/ The following endangered, precious and rare wild animals and plants shall be permitted for export:
- Endangered, precious and rare wild animals and plants originating from breeding, rearing or artificial propagation.
- Natural forest plants of group IIA, specified in the Government's Decree No. 32/2006/ND-CP on the management of endangered, precious and rare forest plants and animals.
- Wild animals and plants from natural forests, specified in Appendices II and III to the CITES but not stated in the Government's Decree No. 32/2006/ND-CP on the management of endangered, precious and rare plants and animals.
The export of wild animals and plants (except for timber products specified at Point a, Clause 1.2, Section 1) must be permitted in writing by the Vietnam-based CITES Office.
2.3. The import of wild animals and plants specified in Appendices of the CITES must be permitted in writing by the Vietnam-based CITES Office.
3. Import and export of plant varieties
3.1. Export of plant varieties:
a/ Precious and rare plant varieties on the list of precious and rare plant varieties banned from export, promulgated by the MARD in Decision No. 69/2004/QD-BNN of December 3, 2004, shall be banned from export;
b/ When importing other plant varieties outside the aforesaid list, traders shall only have to carry out procedures at the border-gate customs offices.
3.2. Import of plant varieties:
a/ When importing plant varieties on the list of plant varieties permitted for production and trading and on the list of forest plant varieties permitted for production and trading, promulgated by the MARD in Decision No. 74/2004/QD-BNN of December 16, 2004, and Decision No. 14/2005/QD-BNN of March 15, 2005, traders shall only have to carry out procedures at the border-gate customs offices.
b/ The import of plant varieties outside the aforesaid lists for research, assay, trial production or other special purposes must be permitted in writing by the MARD's Cultivation Department (for agricultural plant varieties) or the Forestry Department (for forest plant varieties). Basing itself on the assay or trial production results, the MARD shall recognize new plant varieties and add them to the list of plant varieties permitted for production and trading.
4. Import and export of livestock breeds
4.1. Export of livestock breeds:
a/ Precious and rare livestock breeds on the list of precious and rare livestock breeds banned from export in the MARD's Decision No. 78/2004/QD-BNN of December 31, 2004, shall be banned from export;
b/ When exporting other livestock breeds outside the aforesaid list, traders shall only have to carry out procedures at the border-gate customs offices and produce animal quarantine certificates, if so requested by the countries of importation or goods owners.
4.2. Import of livestock breeds:
a/ When importing livestock breeds on the list of livestock breeds permitted for production and trading, promulgated by the MARD in Decision No. 67/2005/QD-BNN of October 31, 2005, traders shall only have to carry out procedures at the border-gate customs offices.
b/ For livestock breeds outside the aforesaid list, assay permits granted by the MARD's Husbandry Department shall be required. Basing itself on the assay results, the MARD shall add these breeds to the list of livestock breeds permitted for production and trading.
c/ The import of cattle embryos and sperm, cattle sperm- and egg-preparing solutions, and bred poultry eggs must be permitted in writing by the MARD's Husbandry Department.
5. Import of veterinary drugs and materials for the production thereof, vaccines, bio-preparations, microorganisms and chemicals for veterinary use
5.1. When importing veterinary drugs and materials for the production thereof, bio-preparations and chemicals for veterinary use specified in Decision No. 05/2006/QD-BNN of January 12, 2006, promulgating the list of veterinary drugs and materials for the production thereof, and Decision No. 04/2006/QD-BNN of January 12, 2006, promulgating the list of vaccines, bio-preparations, microorganisms, and chemicals for veterinary use permitted for circulation in Vietnam, traders shall only have to carry out procedures at the border-gate customs offices. Particularly for vaccines and microorganisms specified in Decision No. 04/2006/QD-BNN, permission of the MARD's Veterinary Department shall be required.
5.2. When importing veterinary drugs and materials for production thereof, vaccines, bio-preparations, microorganisms and chemicals for veterinary use outside the aforesaid lists, traders must obtain certification of the MARD's Veterinary Department on the orders of imported goods.
5.3. Import of veterinary drugs and vaccines in case of epidemics:
When epidemics occur, the import of veterinary drugs and vaccines on the list of veterinary drugs and vaccines permitted for circulation in Vietnam shall be decided by the Minister of Agriculture and Rural Development.
6. Import of plant protection drugs, materials for the production thereof and living organisms in the domain of plant protection
6.1. Traders shall only have to carry out procedures at border-gate customs offices when importing plant protection drugs on the list of plant protection drugs permitted for use in Vietnam, promulgated in the MARD's Decision No. 22/2005/QD-BNN of April 22, 2005, on the list of plant protection drugs permitted for use, restricted from use or banned from use in Vietnam, Decision No. 41/2005/QD-BNN of July 13, 2005, on the exceptional registration of some plant protection drugs to the list of plant protection drugs permitted for use in Vietnam, Decision No. 78/2005/QD-BNN of November 30, 2005, on official registration, additional registration and exceptional registration of some plant protection drugs to the list of protection drugs permitted for use in Vietnam, and Decision No. 25/2006/QD-BNN of April 10, 2006, on the exceptional registration of some plant protection drugs to the list of plant protection drugs permitted for use in Vietnam, and materials for the production thereof.
6.2. When importing plant protection drugs on the list of plant protection drugs restricted from use in Vietnam, promulgated by the MARD in Decision No. 22/2005/QD-BNN of April 22, 2005, and materials for the production thereof, permits granted by the MARD's Plant Protection Department shall be required.
6.3. When importing plant protection drugs outside the list of plant protection drugs permitted for use in Vietnam and materials for the production thereof, the MARD's permits, granted by the Plant Protection Department, shall be required.
6.4. Plant protection drugs on the list of plant protection drugs banned from use in Vietnam, promulgated by the MARD in Decision No. 22/2005/QD-BNN of April 22, 2005, and materials for the production thereof shall be banned from import.
6.5. For living organisms in the plant protection domain which are imported for the first time for assay, the MARD's permits, granted by the Plant Protection Department, shall be required.
6.6. Traders importing finished plant protection drugs outside the list of plant protection drugs permitted for use and materials for the production thereof for processing and packing in Vietnam for re-export under contracts signed with foreign parties must obtain import permits of the MARD's Plant Protection Department and the re-export thereof shall be inspected by competent state agencies.
7. Import of feeds and materials for the production thereof
7.1. When importing products on the list of feeds and materials for the production thereof permitted for import into Vietnam, promulgated under the MARD's Decision No. 01/2006/QD-BNN of January 6, 2006, traders shall only have to carry out procedures at the border-gate customs offices.
7.2. When importing feeds outside the aforesaid list, assay permits, granted by the MARD's Husbandry Department shall be required. Basing itself on the assay results, the MARD shall add such feeds to the list of feeds permitted for import into Vietnam. For materials for the production of feeds which are imported into Vietnam for the first time, certificates of analysis (C/A), granted by the MARD's Husbandry Department, shall be required.
8. Import of fertilizers
8.1. When importing fertilizers on the lists of fertilizers permitted for production, trading and use in Vietnam, promulgated in the MARD's Decision No. 40/2004/QD-BNN of August 19, 2004, and Decision No. 77/2005/QD-BNN of November 23, 2005, traders shall only have to carry out procedures at the border-gate customs offices.
8.2. When importing fertilizers outside the aforesaid lists for research or assay or in other special cases, permits granted by the MARD's Cultivation Department shall be required. Basing self on the assay results, the MARD shall recognize new fertilizers and add them to the list of fertilizers permitted for production, trading and use in Vietnam.
9. Import and export of gene sources of cultivation plants, domestic animals and micro-organisms in service of scientific and technical research and exchange
The import and export of all objects being gene sources of cultivation plants, domestic animals and microorganisms in service of scientific and technical research and exchange must be permitted by the MARD.
Chapter III
IMPLEMENTATION PROVISIONS
1. Specialized management agencies assigned by the MARD to receive and process dossiers and grant import, export and assay permits are located at the following addresses:
a/ The Forestry Department (No. 2 Ngoc Ha street, Ba Dinh district, Hanoi city): For cases specified in Section 1 (except for Clause 1.2-b), Chapter II.
b/ The Forest Ranger Department (No. 2 Ngoc Ha street, Ba Dinh district, Hanoi city): For cases specified in Clause 1.2-b, Section 1, and Section 2, Chapter II.
c/ The Cultivation Department (No. 2 Ngoc Ha street, Ba Dinh district, Hanoi city): For cases specified in Sections 3, 8 and 9, Chapter II.
d/ The Husbandry Department (No. 2 Ngoc Ha street, Ba Dinh district, Hanoi city): For cases specified in Sections 4 and 7, Chapter II.
e/ The Veterinary Department (No. 15, Lane 78, Giai Phong road, Phuong Mai ward, Dong Da district, Hanoi city): For cases specified in Section 5, Chapter II.
f/ The Plant Protection Department (No. 149 Ho Dac Di street, Dong Da district, Hanoi city): For cases specified in Section 6, Chapter II.
2. Dossier form: Dossiers shall be made according to forms set by the MARD's specialized management bodies.
3. The time limit for processing dossiers: The dossier-receiving agencies defined in Section 1, this Chapter, shall have to give their written replies within seven working days after receiving valid dossiers.
4. Implementation effect
This Circular shall replace the MARD's Circular No. 62/2001/TT-BNN of June 5, 2001, guiding the import and export of goods subject to the specialized management by the agriculture service under the Prime Minister's Decision No. 46/2001/QD-TTg of April 4, 2001, on the management of goods import and export in the 2001-2005 period and Circular No. 72/2001/TT-BNN of July 9, 2001, amending and supplementing a number of points of Circular No. 62/2001/TT-BNN.
This Circular shall take effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
Any problems arising in the course of implementation should be reported promptly by traders and concerned agencies to the MARD for consideration and settlement.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây