Quyết định 48/2007/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định về thủ tục cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với các vật thể phi phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 48/2007/QĐ-BNN
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 48/2007/QĐ-BNN |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Bùi Bá Bổng |
Ngày ban hành: | 29/05/2007 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Y tế-Sức khỏe |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 48/2007/QĐ-BNN
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 48/2007/QĐ-BNN NGÀY 29 THÁNG 05 NĂM 2007 BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI CÁC VẬT THỂ PHẢI PHÂN TÍCH NGUY CƠ DỊCH HẠI TRƯỚC KHI NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 07 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2001
Căn cứ Nghị định số 02/2007/ NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ về Kiểm dịch thực vật;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về thủ tục cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với các vật thể phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam”.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những qui định trước đây trái với qui định này đều bãi bỏ.
Điều 3: Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật và thủ trưởng các cơ quan, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Bá Bổng
QUY ĐỊNH
VỀ THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU
ĐỐI VỚI CÁC VẬT THỂ PHẢI PHÂN TÍCH NGUY CƠ DỊCH HẠI
TRƯỚC KHI NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số
48/2007/QĐ-BNN
ngày 29 tháng 05 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy định về hồ sơ, thủ tục, quy trình, căn cứ cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với các vật thể phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.
Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động nhập khẩu vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong quy định này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phân tích nguy cơ dịch hại (Pest Risk Analysis viết tắt là PRA): Là quá trình đánh giá bằng chứng sinh học hoặc bằng chứng khoa học và kinh tế để xác định xem loài dịch hại có cần được điều chỉnh và tăng cường các biện pháp kiểm dịch thực vật nào chống lại nó hay không.
2. Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải qua phân tích nguy cơ dịch hại: Là các vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật có trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải qua phân tích nguy cơ dịch hại do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qui định.
3. Dịch hại kiểm dịch thực vật (còn gọi là đối tượng kiểm dịch thực vật): Là loài dịch hại có nguy cơ gây hại nghiêm trọng tài nguyên thực vật trong một vùng mà ở đó loài sinh vật này chưa xuất hiện hoặc xuất hiện có phân bố hẹp và phải được kiểm soát chính thức.
4. Dịch hại thuộc diện điều chỉnh: Bao gồm dịch hại kiểm dịch thực vật và dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại kiểm dịch thực vật.
5. Dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại kiểm dịch thực vật: Là loài dịch hại không phải dịch hại kiểm dịch thực vật nhưng sự có mặt của chúng trên thực vật làm giống ảnh hưởng đến mục đích sử dụng với tác động kinh tế không thể chấp nhận được, do vậy chúng phải được kiểm soát trong lãnh thổ của nước nhập khẩu.
Điều 3. Hồ sơ cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (mẫu Phụ lục 1).
2. Cung cấp thông tin bằng văn bản để thực hiện PRA (theo Phụ lục 2)
Điều 4. Phân tích nguy cơ dịch hại và thời gian trả kết quả
Cơ quan kiểm dịch thực vật tiến hành phân tích nguy cơ dịch hại ngay sau khi có các thông tin liên quan đến vật thể. Qui trình PRA thực hiện theo Quyết định số 4096 QĐ/BNN-KHCN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành tiêu chuẩn ngành số 10 TCN 995: 2006 Kiểm dịch thực vật – Qui trình phân tích nguy cơ dịch hại đối với thực vật và sản phẩm thực vật nhập khẩu được ban hành kèm theo
Thời gian trả kết quả cụ thể theo Phụ lục 3.
Điều 5. Căn cứ cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu
Căn cứ kết quả phân tích nguy cơ dịch hại, cơ quan kiểm dịch thực vật:
1. Cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với vật thể không có nguy cơ dịch hại;
2. Cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu trong đó qui định các điều kiện nhập khẩu và các biện pháp kiểm dịch thực vật áp dụng đối với vật thể có nguy cơ dịch hại nhưng có biện pháp quản lý.
3. Không cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với vật thể có nguy cơ dịch hại cao, có tính chất nguy hiểm đe doạ tới nền sản xuất nông nghiệp trong nước mà không có biện pháp quản lý và ngăn chặn, đồng thời thông báo cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu biết.
Điều 6. Thời hạn và mẫu Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu
Thời hạn của Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu là 01 năm; các lô hàng tương tự và có cùng nguồn gốc chỉ tiến hành phân tích nguy cơ dịch hại một lần và kết quả sẽ được áp dụng cho các lần cấp phép sau.
Mẫu Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu theo Phụ lục 4.
Điều 7. Phí, lệ phí
Tổ chức, cá nhân phải nộp phí phân tích nguy cơ dịch hại và lệ phí cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với các vật thể phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam theo qui định hiện hành.
Điều 8. Điều khoản thi hành
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc vấn đề mới phát sinh, các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ảnh về Cục Bảo vệ thực vật để tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải quyết, sửa đổi bổ sung Quy định cho phù hợp.
Phụ lục 1
(Ban hành kèm theo Quyết định số
48/2007/QĐ-BNN ngày 29 tháng 05 năm 2007
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU
Số: ..........................
Kính gửi:
Tổ chức, cá nhân:....................................................................................................
Địa chỉ:......................................................................Điện thoại :..........................
Đề nghị quý cơ quan cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu cho lô vật thể dưới đây của cơ quan chúng tôi:
Tên vật thể:
Tên khoa học :
Trọng lượng :
Số lượng:
Phương thức đóng gói :
Vùng sản xuất :
Nước xuất khẩu :
Phương tiện vận chuyển :
Cửa khẩu nhập :
Địa điểm sử dụng :
Thời gian lô vật thể nhập khẩu :
Hồ sơ kèm theo :………………………………………………………………...
Vào sổ số : ......ngày ___/___/____ Cán bộ nhận đơn ( Ký tên ) |
...., ngày........ tháng......năm..... Đại diện cơ quan (Ký tên) |
Phụ lục 2
(Ban hành kèm theo Quyết định số
48/2007/QĐ-BNN
ngày 29 tháng 05 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
NHỮNG THÔNG TIN CẦN THIẾT ĐỂ THỰC HIỆN PRA
Những thông tin cung cấp phải được cập nhật hoặc có giá trị sử dụng của cơ quan kiểm dịch thực vật nước xuất khẩu.
1. Thực vật và sản phẩm thực vật
1.1. Tên khoa học;
1.2. Tên thông thường;
1.3. Giống chống chịu hoặc không chống chịu dịch hại;
1.4. Nước đã từng nhập khẩu hàng hoá này.
2. Vùng sản xuất
2.1. Khu vực sản xuất: xã , huyện, tỉnh;
2.2. Vị trí khu vực sản xuất trên bản đồ (quốc gia và tỉnh);
2.3. Năng lực xuất khẩu (tấn/năm).
3. Phương pháp canh tác
3.1. Những chương trình giám sát chung và quản lý dịch hại;
3.2. Thông tin từ những khu vực không nhiễm dịch hại;
3.3. Phương pháp và thời gian thu hoạch;
3.4. Biện pháp bảo vệ thực vật tại địa phương (nhằm loại trừ dịch hại tại vườn).
4. Danh mục dịch hại
4.1. Tên khoa học;
4.2. Vị trí phân loại;
4.3. Tên gọi khác;
4.4. Tên thông thường;
4.5. Những ký chủ (giống bị sâu bệnh hại);
4.6. Bộ phận cây bị hại;
4.7. Triệu chứng bị hại;
4.8. Phân bố;
4.9. Tình trạng dịch hại (phổ biến hoặc thỉnh thoảng xuất hiện);
4.10. Biện pháp quản lý;
4.10.1. Canh tác (nhổ bỏ cây bị bệnh, luân canh cây trồng, khử trùng vệ sinh vườn, dùng bẫy bắt côn trùng…);
4.10.2. Sinh học (sử dụng thiên địch phòng trừ dịch hại, bỏ vụ, giống chống chịu...);
4.10.3. Vật lý;
4.10.4. Hóa học (loại thuốc phòng trừ dịch hại, phương pháp, thời gian, số lần sử dụng…);
4.11. Tài liệu tham khảo về đặc tính sinh học của dịch hại;
4.12. Cơ sở dữ liệu về các vấn đề đã nêu.
5. Bao gói hàng hoá
5.1. Phương pháp bao gói;
5.2. Quy trình kiểm tra, tỉ lệ kiểm tra;
5.3. Biện pháp xử lý sau thu hoạch;
5.4. Điều kiện và sự an toàn của kho bảo quản.
6. Chương trình xuất khẩu (chính sách/hoạt động)
6.1. Các đối tác thương mại;
6.2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch đang áp dụng (theo tiêu chuẩn/trường hợp đặc biệt, các giấy tờ khai báo bổ sung).
7. Bản sao các tài liệu liên quan
Phụ lục 3
(Ban hành kèm theo Quyết định số
48/2007/QĐ-BNN ngày 29 tháng 5 năm 2007
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
THỜI GIAN PHÂN TÍCH NGUY CƠ DỊCH HẠI
STT |
Vật thể |
Thời gian |
1 |
Giống cây trồng |
|
|
- Đã có kết quả phân tích nguy cơ dịch hại và thời gian theo dõi |
3- 10 ngày |
|
- Lần đầu tiên nhập khẩu |
1-3 năm |
|
- Có xuất xứ mới |
1-3 năm |
|
- Có bằng chứng về sự bùng phát dịch hại kiểm dịch thực vật tại nước xuất khẩu |
30 ngày |
|
- Phát hiện dịch hại thuộc diện điều chỉnh. |
30 ngày |
2 |
Quả tươi |
|
|
- Đã có kết quả phân tích nguy cơ dịch hại và thời gian theo dõi |
3- 10 ngày |
|
- Lần đầu tiên nhập khẩu |
1-3 năm |
|
- Có xuất xứ mới |
1-3 năm |
|
- Có bằng chứng về sự bùng phát dịch hại kiểm dịch thực vật tại nước xuất khẩu |
90 ngày |
|
- Phát hiện dịch hại thuộc diện điều chỉnh. |
60 ngày |
3 |
Các tác nhân phòng trừ sinh học |
30 ngày |
4 |
Các sinh vật sống khác nhập khẩu |
30 ngày |
5 |
Các vật thể khác có nguy cơ cao |
60 ngày |
Phụ lục 4
(Ban hành kèm theo Quyết định số
48/2007/QĐ-BNN ngày 29 tháng 5 năm 2007
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT Số: ........ /BVTV-KD |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
GIẤY PHÉP KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU
Theo pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, căn cứ vào:
Đơn đề nghị cấp Giấy phép Kiểm dịch thực vật nhập khẩu của....................
...........................................................................................................................
Báo cáo kết quả phân tích nguy cơ dịch hại số.... ngày…..tháng….năm.......
Cục Bảo vệ thực vật đồng ý về mặt kiểm dịch thực vật (KDTV) để tổ chức, cá nhân có tên và địa chỉ dưới đây:
................................……..................................................................................
Nhập vào Việt Nam từ nước:
……………………………………….......................................……...............
Những vật thể thuộc diện KDTV sau:
..........................................................................................................................
Tên khoa học:……….........………….............................................................
.........................................................................................................................
Với điều kiện phải thực hiện những yêu cầu KDTV sau đây:
1. Áp dụng các biện pháp xử lý tại nước xuất khẩu:
Khử trùng: Loại thuốc:……………. Liều lượng:…………Thời gian:………
Chiếu xạ: Nguồn:…………………… Liều lượng:…………Thời gian:………
Được sản xuất từ khu vực không nhiễm dịch hại thuộc diện điều chỉnh của Việt Nam;
Biện pháp khác: ……………………………………………………………
2. Có Giấy chứng nhận KDTV do cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ/KDTV của nước xuất khẩu cấp;
3. Những vật thể trên:
Chỉ được phép đưa vào qua các cửa khẩu sau đây :
.........……………………………............................................................................
Phải được hoàn tất thủ tục KDTV tại:.....................................................................
4. Lộ trình vận chuyển: ..................................………………
5. Địa điểm sử dụng:…………
6. Khi tới nơi qui định, chủ vật thể trên phải thực hiện những nội dung sau đây:
Khai báo với Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh, thành phố địa điểm gieo trồng để tiếp tục theo dõi tình trạng dịch hại;
Khai báo với Trung tâm KDTV sau nhập khẩu…;
Chỉ được đưa ra sản xuất sau khi có kết luận của cơ quan KDTV.
Yêu cầu KDTV khác:
7. Giấy phép này có hiệu lực đến ngày.…... tháng .... năm 200...
Hà Nội, ngày.... tháng... năm 200..
CỤC TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)
Ghi chú:
1. Giấy phép KDTV nhập khẩu này được lập thành 4 bản :
- Một bản do cơ quan đặt hàng giữ;
- Một bản do cơ quan nhập khẩu giữ;
- Một bản lưu tại cơ quan KDTV của địa bàn có cửa khẩu mà hàng thực vật nhập vào;
- Một bản lưu tại Cục Bảo vệ thực vật.
2. Cơ quan KDTV nơi nhận phải tiến hành thống kê nghiêm ngặt những Giấy phép KDTV nhập khẩu nhận được
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT No: 48/2007/QD-BNN | SOCIALISTREPUBLICOF VIETNAM Independence - Freedom– Happiness Ha Noi, May 29, 2007 |
DECISION
REGULATION ON PROCEDURE FOR THE ISSUANCE OF THE PHYTOSANITARY IMPORT PERMIT FOR ARTICLES SUBJECT TO PEST RISK ANALYSIS BEFORE IMPORTING INTO VIETNAM
THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
Pursuant to Decree 86/2003/ND-CP dated 18 July 2003 of the Government providing functions, duties, power and structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development (MARD);
Referring to the Ordinance on Plant Protection and Quarantine (2001) Referring to Decree 02/2007/ ND-CP dated 05 January 2007 of the Government on Plant Quarantine;
At the proposal of the Director General of the Plant Protection Department,
DECIDES:
Article 1: Publish this Decision which is attached with “the regulation on procedure for the issuance of the phytosanitary import permit for articles subject to pest risk analysis before importing into Vietnam”
Article 2: This decision takes effect in 15 days from the date of registering in the Official Gazette. All previous provisions contrary to this regulation shall be annulled.
Article 3:Head of MARD Office, Director General of the Plant Protection Department, heads of relevant agencies and organizations/individuals concerned take responsibility to implement this Decision./.
Sent to: | FOR THE MINISTER |
REGULATION
PROCEDURE FOR THE ISSUANCE OF THE PHYTOSANITARY IMPORT PERMIT FOR ARTICLES SUBJECT TO PEST RISK ANALYSIS BEFORE IMPORTING INTO VIETNAM
(Attached to Decision 48 /2007/QĐ-BNN dated 29 May 2007 By the Minister of Agriculture and Rural Development)
Article 1. Scope of application
This regulation provides the procedure and basis for the issuance of the phytosanitary import permit for those articles which are subject to pest risk analysis (PRA) before import into Vietnam.
This regulation shall apply to any foreign and domestic organizations/individuals who are involved in the importation of the regulated articles of which PRA must be conducted before import into Vietnam.
Article 2. Definitions
For the purpose of this regulation, the following terms shall have the meanings hereunder assigned to them:
1. Pest Risk Analysis (PRA): the process of evaluating biological or other scientific evidence to determine whether a pest should be regulated and the strength of any phytosanitary measures to be taken against it.
2. List of regulated articles subject to PRA: regulated articles as appeared in the list of regulated articles which must undergo PRA as prescribed by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
3. Plant quarantine pest: a pest of potential economic importance to the area endangered therby and not yet present there, or present but not widely distributed and being officially controlled.
4. Regulated pest: a quarantine pest or a regulated non-quarantine pest.
5. Regulated non-quarantine pest: a non-quarantine pest whose presence in plants for planting affects the intended use of those plants with an economically unacceptable impact and which is therefore regulated within the territory of the importing country.
Article 3. Documents submitted for phytosanitary import permit
1. Application form for issuing the phytosanitary import permit (Annex 1).
2. Provision of information in writing as required for PRA (Annex 2)
Article 4. PRA process and response timing
The plant quarantine authority undertakes PRA upon the receipt of relevant information. The PRA process is conducted in accordance with Decision 4096 QĐ/BNN-KHCN dated 29 December 2006 of the Minister of MARD providing Phytosanitary Standard No 10 TCN 995: 2006 – Procedures for Conducting PRA for imported plants and plant products
Time for delivery of results is given in Annex 3.
Article 5. Basis for granting the phytosanitary import permit
Based on the findings of PRA, the plant quarantine authority will:
1. Issue the phytosanitary import permit for articles free from pest risk;
2. Issue the phytosanitary import permit in which import conditions and phytosanitry measures are specified for those articles with certain risk, provided risk mitigation measures are available.
3. Reject to issue the phytosanitary import permit for any articles at high risk which may threaten domestic agricultural production and that management mesures are not available, and notify the importer of this situation.
Article 6. Validity and format of the phytosanitary import permit
The phytosanitary import permit remains valid for one year; PRA shall not be repeated for similar consignments with the same origin and PRA results will be applied to the following applications.
The format of phytosanitary import permit is provided in Annex 4.
Article 7. Fees
Importers shall pay fees for granting the phytosanitary import permit as prescribed in the existing provisions.
Article 8. Implementation provision
During the course of implementation, organizations/individuals will inform the Plant Protection Department of any problems or issues arising so that the MARD could make necessary adjustments.
ANNEX 1
(Attached to Decision 48 /2007/QĐ-BNN dated 29 May 2007By the Minister of Agriculture and Rural Development)
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------
APPLICATION FORM FOR ISSUING PHYTOSANITARY IMPORT PERMIT
No : ..........................
To: .............................................................................................................
Name of applicant...................................................................................................
Address:......................................................................Telephone:..........................
This is to request the issuance of phytosanitary import permit for the consignment as described below:
Name of commodity: ............................................................................................
Scientific name: .....................................................................................................
Weight: ..................................................................................................................
Quantity: ................................................................................................................
Mean of packaging: ...............................................................................................
Production area: ....................................................................................................
Exporting country: ................................................................................................
Mean of conveyance: ............................................................................................
Port of entry:..........................................................................................................
Place of intended use or destination: ....................................................................
...............................................................................................................................
Time of importation: ............................................................................................
Documents enclosed: …………………………………………………………...
File No : ......dd ___/_mm__/_yy__Received by | At….., dd........ mm.....yy..... |
ANNEX 2.
(Attached to Decision 48 /2007/QĐ-BNN dated 29 May 2007By the Minister of Agriculture and Rural Development)
DATA REQUIREMENT FOR FOR PRA
Information must be updated and validated and provided by National Plant protection Organization (NPPO) of the exporting country.
1. Plant and plant product
1.1 Scientific name;
1.2 Common name;
1.3 Resistant or non-resistant varieties;
1.4 Countries that have already imported.
2. Production area
2.1 Site of production: commune, district, province;
2.2 Place of production on map (country and province);
2.3. Export capacity (ton/year).
3. Cultivation practices
3.1. General pest surveillance and mamagement programs;
3.2. Information on pest free areas;
3.3. Harvest method and time;
3.4. Plant protection measures (to eradicate pests in the site).
4. Pest list
4.1. Scientific name;
4.2. Taxonomic position;
4.3. Synonyms;
4.4. Common name;
4.5. Host range;
4.6. Plant parts affected;
4.7. Symtoms;
4.8. Distribution;
4.9. Pest status (prevalance);
4.10. Managememnt practices;
4.10.1. Cultivation (removal of affected plants, crop rotation, hygiene method, trapping, etc.);
4.10.2. Biological (use of biological control agents, resistant varieties, crop skipping...);
4.10.3. Physical practices;
4.10.4. Chemical (type, method, time and number of pesticide use…);
4.11. Pest biology;
4.12. Database and reference.
5. Packaging
5.1. Method of packaging;
5.2. Inspection procedure;
5.3. Post harvest treatment;
5.4. Conditions and security of storage place.
6. Export program (policy/activity)
6.1. Trading partners;
6.2. Existing procedure for issuing phytosanitary certificates (including additional declaration).
7. Copies of relevant documents
ANNEX 3
(Attached to Decision 48 /2007/QĐ-BNN dated 29 May 2007 By the Minister of Agriculture and Rural Development)
TIME NEEDED FOR PRA
No | Articles | Duration |
1 | Plant varieties with |
|
| - Availability of PRA results and pest monitoring results | 3- 10 days |
| - New commodity | 1-3 years |
| - New origin | 1-3 years |
| - Evidence of quarantine pest outbreaks in the exporting country | 30 days |
| - Interception of regulated pests. | 30 days |
2 | Fresh fruit with |
|
| - Availability of PRA results and pest monitoring results | 3- 10 days |
| - New commodity | 1-3 years |
| - New origin | 1-3 years |
| - Evidence of quarantine pest outbreaks in the exporting country | 90 days |
| - Interception of regulated pests. | 60 days |
3 | Biological control agents | 30 days |
4 | Other living organisims | 30 days |
5 | Other articles of high risk | 60 days |
ANNEX 4
(Attached to Decision 48 /2007/QĐ-BNN dated 29 May 2007 By the Minister of Agriculture and Rural Development)
MINISTRY OF AGRICULTURE AND | SOCIALISTREPUBLICOF VIETNAM Independence - Freedom– Happiness |
No: ........ /BVTV-KD |
|
PHYTOSANITARY IMPORT PERMIT
According to plant protection and quarantine legislation of the Socialist
Republic of Viet Nam and with reference to:
Application for the phytosanitary import permit by........................... .............
................................................................................................................. ........
Report of PRA no .... date …..month ….year.......
The Plant Protection Department hereby accepts for the below organization/individual:
........................…… .............................................................................................. .
...............................................................................................................................
to import into Viet Nam from country:
……………………………………….......................................……. .........................
the regulated articles as follows:
..... ..........................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Scientific name :……….........…………..................................................................
........................................................................................................................... ....
Provided that following phytosanitary requirements must be satisfied:
1/ Application of phytosanitary measures at the exporting country:
Fumigation: | Type of chemical……………. | Dosage:………....…Exposure time:......… |
Irradiation: | Source:……………………… | Dosage:……………Exposure time:……… |
From the production place which is free from regulated pests of Vietnam;
Other measures: ……………………………………………………………
2/ Accompanied with the Phytosanitary Certificate issued by the competent plant quarantine authority of the exporting country;
3/ The above articles shall be:
Entered through the designated port(s) of entry as below:
.........……………………………....................................................................
Plant quarantine procedure shall be completed at.......................….…………….
...............................................................................................................................
4/ Transportation schedule: ..................................……………… .........................
5/ Place of destination:………… ...........................................................................
.........................................................................................................................
6/ Once reaching designated place, the owner of the consignment shall comply with the following requirements:
Register with the local Plant Protection Subdepartments for further monitoring of pest status;
Register with the Center for Post Entry Quarantine No …;
Release for growing is allowed with the permission of the Plant Quarantine Authority.
Other phytosanitary measures: ........................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
7/ This permit remains valid until dd/mm/yy/
| Ha Noi, date .... month ... year.. |
Note :
1. This phytosanitary import permit is made in 4 copies and sent to:
- The applicant;
- The importer;
- The regional Plant Quarantine Authority responsible for the control of the imported consignment;
- Head office of the Plant Protection Department.
2. The Plant Quarantine Authority shall keep all phytosanitary import permit for filing
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây