Quyết định 1628/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có sử dụng máy soi container
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 1628/QĐ-TCHQ
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Hải quan |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 1628/QĐ-TCHQ |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Vũ Ngọc Anh |
Ngày ban hành: | 20/07/2012 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Hải quan |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Công chức hải quan sử dụng máy soi container phải có giấy chứng nhận
Công chức sử dụng máy soi container kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải được đào tạo và có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền là nội dung quy định tại Quyết định số 1628/QĐ-TCHQ ngày 20/07/2012 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có sử dụng máy soi container.
Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng cho phép Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố có máy soi container căn cứ thiết kế của hệ thống soi chiếu và hoạt động của đơn vị, quy định số lượng công chức sử dụng máy soi cho phù hợp.
Các container phải kiểm tra qua máy soi là các container hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được doanh nghiệp đăng ký tờ khai hải quan tại các Chi cục Hải quan, được hệ thống quản lý rủi ro xác định phải kiểm tra thực tế qua máy soi và phải chuyển luồng để kiểm tra thực tế.
Trường hợp có sự cố không thực hiện kiểm tra được bằng soi chiếu, Chi cục trưởng tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan, bố trí công chức thực hiện kiểm tra thủ công, tránh gây ùn tắc đảm bảo thông quan theo quy định. Đối với container hàng hóa đã vận chuyển đến địa điểm kiểm tra hàng hóa bằng máy soi nhưng chưa được soi chiếu thì Chi cục trưởng hoặc cấp tương tại địa điểm kiểm tra hàng hóa bằng máy soi bố trí công chức kiểm tra thủ công cho đến hết số container đã vận chuyển đến.
Quyết định này áp dụng cho thủ tục hải quan điện tử và thủ công và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định1628/QĐ-TCHQ tại đây
tải Quyết định 1628/QĐ-TCHQ
BỘ TÀI CHÍNH Số: 1628/QĐ-TCHQ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 20 tháng 07 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH KIỂM TRA HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CÓ SỬ DỤNG MÁY SOI CONTAINER
-----
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/06/2005;
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH10 ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Thông tư số 222/2009/TT-BTC ngày 25/11/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử;
Căn cứ Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan thuộc Bộ Tài chính;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy trình kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có sử dụng máy soi container.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký; thay thế: Quyết định số 605/QĐ-TCHQ ngày 04/04/2011 ban hành Quy trình kiểm tra thực tế và thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung có sử dụng máy soi container tại cảng Hải Phòng; Quyết định số 754/QĐ-TCHQ ngày 28/04/2011 ban hành Quy trình kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có sử dụng máy soi container tại địa điểm kiểm tra tập trung cảng Cát Lái, TP. Hồ Chí Minh; Quyết định số 556/QĐ-TCHQ ngày 25/03/2011 ban hành tạm thời kèm theo Quyết định này Quy trình kiểm tra và thông quan hàng hóa nhập khẩu tại địa điểm kiểm tra tập trung có sử dụng máy soi container tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, Quảng Trị.
Điều 3. Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan và đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
QUY TRÌNH
KIỂM TRA HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CÓ SỬ DỤNG MÁY SOI CONTAINER
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1628/QĐ-TCHQ ngày 20/7/2012)
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Quy trình này áp dụng cho cả thủ tục hải quan điện tử và thủ công và là một bộ phận của Quy trình thủ tục hải quan điện tử ban hành kèm theo Quyết định số 2396/QĐ-TCHQ ngày 09/12/2009 và Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại được ban hành kèm theo Quyết định số 1171/TCHQ/QĐ ngày 15/6/2009 của Tổng cục Hải quan.
2. Máy soi container (bao gồm máy soi cố định, dạng cổng và di động) được trang bị tại các địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung, địa điểm kiểm tra hàng hóa trong khu vực cảng (sau đây gọi tắt là Địa điểm kiểm tra hàng hóa bằng máy soi) và sử dụng để kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vận chuyển bằng container đăng ký tờ khai hải quan tại một Chi cục Hải quan hoặc nhiều Chi cục Hải quan trực thuộc một Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quy định cụ thể phạm vi soi chiếu của các địa điểm kiểm tra hàng hóa có trang bị máy soi container.
3. Các container hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra qua máy soi là các container đã được doanh nghiệp đăng ký tờ khai hải quan tại các Chi cục Hải quan, được hệ thống quản lý rủi ro xác định phải kiểm tra thực tế qua máy soi và các container phải chuyển luồng để kiểm tra thực tế do lãnh đạo có thẩm quyền quyết định.
4. Cục Hải quan tỉnh, thành phố thiết lập và kịp thời cập nhật các tiêu chí lựa chọn container để kiểm tra qua máy soi vào hệ thống Quản lý rủi ro (QLRR) theo các quy định hiện hành về QLRR và các văn bản hướng dẫn có liên quan, đảm bảo hiệu quả hoạt động và công suất vận hành soi chiếu. Nếu số lượng container được hệ thống QLRR xác định phải kiểm tra qua máy soi ít, chưa khai thác hết công suất máy soi thì tăng tỷ lệ soi chiếu xác suất theo quy định của Luật Hải quan để đảm bảo sử dụng tối đa công suất máy soi, tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại.
5. Trường hợp container phải kiểm tra qua máy soi theo yêu cầu của lực lượng kiểm soát hải quan hoặc theo đề nghị của Chi cục hải quan có liên quan, căn cứ các quy định của pháp luật, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố có máy soi container quy định cụ thể về trình tự và thẩm quyền quyết định kiểm tra; việc soi chiếu tại các Địa điểm kiểm tra hàng hóa bằng máy soi thực hiện theo Quy trình này.
6. Khi tiếp nhận, kiểm tra đăng ký tờ khai hải quan, nếu trên tờ khai hải quan (điện tử hoặc thủ công) chưa thể hiện rõ số lượng container, số hiệu từng container thì công chức tiếp nhận hướng dẫn người khai hải quan khai rõ số lượng và số hiệu từng container trên tờ khai hải quan/phụ lục tờ khai/bảng kê chi tiết.
7. Việc bố trí công chức hoàn tất thủ tục để thông quan và xử lý các việc có liên quan đến lô hàng sau khi đã kiểm tra qua máy soi container, đã kiểm tra thủ công, đã lấy mẫu (nếu có) được thực hiện tại các Địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung hoặc tại các Chi cục Hải quan có sử dụng máy soi container hoặc tại các Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai Hải quan do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quy định cụ thể cho phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.
8. Việc luân chuyển hồ sơ hải quan giữa các bộ phận của Hải quan trong một Chi cục Hải quan do công chức hải quan thực hiện. Đối với trường hợp hàng hóa đăng ký tờ khai tại một Chi cục Hải quan nhưng việc kiểm tra soi chiếu thực hiện tại các Địa điểm kiểm tra hàng hóa bằng máy soi thuộc Chi cục Hải quan khác thì hồ sơ luân chuyển, thủ tục luân chuyển hồ sơ, thủ tục luân chuyển container hàng hóa và việc giám sát container hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vận chuyển từ các kho, bãi, cảng, về các Địa điểm kiểm tra hàng hóa bằng máy soi và ngược lại do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố có máy soi container quy định cụ thể phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan.
9. Hình ảnh và dữ liệu soi chiếu được lưu trữ theo quy định tại Quyết định số 669/QĐ-TCHQ ngày 31-03-2010 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng các trang thiết bị chuyên dụng trong ngành Hải quan, đối với các dữ liệu liên quan đến vi phạm hành chính hải quan thời gian lưu trữ được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu giữ hồ sơ hải quan. Trường hợp bộ nhớ hệ thống không đủ dung lượng lưu trữ thì tiến hành sao chép dữ liệu ra lưu trữ trên ổ cứng ngoài hoặc đĩa CD, DVD.
10. Công chức sử dụng máy soi container phải được đào tạo và có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền. Số lượng công chức sử dụng máy soi do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố có máy soi container quy định cụ thể cho phù hợp với thiết kế của hệ thống soi chiếu và hoạt động của đơn vị. Thời gian hoạt động của máy soi được thực hiện theo ca làm việc của Chi cục Hải quan do Chi cục trưởng và cấp tương đương quy định cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị. Hết ca, công chức phụ trách ca có trách nhiệm ghi Sổ nhật ký theo dõi hoạt động và bàn giao ca theo mẫu tại Phụ lục của Quy trình này.
11. Trường hợp có sự cố không thực hiện kiểm tra được bằng soi chiếu, Chi cục trưởng tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan, bố trí công chức thực hiện kiểm tra thủ công, tránh gây ùn tắc đảm bảo thông quan theo quy định. Đối với container hàng hóa đã vận chuyển đến Địa điểm kiểm tra hàng hóa bằng máy soi nhưng chưa được soi chiếu thì Chi cục trưởng hoặc cấp tương đương tại Địa điểm kiểm tra hàng hóa bằng máy soi bố trí công chức kiểm tra thủ công cho đến hết số container đã vận chuyển đến.
II. TRÌNH TỰ KIỂM TRA HÀNG HÓA TẠI ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA HÀNG HÓA BẰNG MÁY SOI:
1. Tiếp nhận và cập nhật hồ sơ vào hệ thống, hướng dẫn vận chuyển container hàng hóa vào khu vực soi chiếu:
1.1. Công chức hải quan bộ phận tiếp nhận hồ sơ:
- Nhận hồ sơ hải quan và nhận thông báo từ người khai hải quan đã tập kết đủ số lượng container hàng hóa phải kiểm tra theo yêu cầu;
- Quét (scan) dữ liệu tờ khai hải quan (khi việc truyền dữ liệu hồ sơ hải quan điện tử chưa đáp ứng) hoặc cập nhật dữ liệu tờ khai điện tử và bản kê chi tiết hàng hóa (nếu có) đồng thời nhập số tờ khai hải quan, số hiệu container, dữ liệu cân điện tử vào hệ thống;
- Thông báo bằng bộ đàm cho công chức hải quan giám sát biết để hướng dẫn xe vào vị trí soi chiếu;
- Chuyển hồ sơ hải quan cho công chức hải quan bộ phận phân tích hình ảnh soi chiếu.
1.2. Công chức hải quan giám sát:
- Nhận được thông báo từ công chức hải quan bộ phận tiếp nhận hồ sơ thì hướng dẫn lái xe vận chuyển container hàng hóa vào vị trí cảng camera để chụp số hiệu container, biển số xe, cân điện tử (nếu có) và vào soi chiếu.
- Đối với máy soi container cố định và di động (chế độ soi chiếu thường), khi xe chở container đã vào vị trí sẵn sàng soi chiếu, công chức hải quan giám sát hướng dẫn lái xe vào phòng chờ và thông báo cho công chức vận hành máy soi biết để tiến hành soi chiếu theo quy trình vận hành máy soi. Đối với máy soi dạng cổng và di động (chế độ soi chiếu nhanh) thì công chức hải quan giám sát hướng dẫn lái xe điều khiển xe đi qua cổng soi chiếu theo đúng tốc độ, đúng quy trình soi chiếu.
- Sau khi soi chiếu, hướng dẫn lái xe vận chuyển container hàng hóa đã soi chiếu ra khu vực tập kết chờ kết luận của cơ quan hải quan.
2. Thực hiện việc soi chiếu theo quy trình vận hành máy soi
Công chức vận hành soi chiếu: Sau khi nhận được thông báo từ công chức Hải quan giám sát xe chờ container hàng hóa đã vào vị trí sẵn sàng soi chiếu thì công chức vận hành máy soi tiến hành soi chiếu theo quy trình vận hành máy soi. Sau khi soi chiếu xong thì thông báo lại cho công chức hải quan giám sát để hướng dẫn lái xe vận chuyển container hàng hóa ra khu vực tập kết.
3. Phân tích, kết luận hình ảnh soi chiếu:
Công chức phân tích hình ảnh: Căn cứ hình ảnh soi chiếu của từng container (mỗi container có 01 ảnh), thông tin trên tờ khai hải quan, bản kê chi tiết (nếu có) đã được quét vào hệ thống máy soi và thông tin khác có tại thời điểm soi chiếu để phân tích, đánh giá và kết luận về hình ảnh soi chiếu, nhập kết luận soi chiếu vào hệ thống, cụ thể như sau:
3.1. Trường hợp hình ảnh soi chiếu đủ rõ, xác định được các nội dung cần kiểm tra, không có nghi vấn, thì nhập kết luận: “Hình ảnh soi chiếu không có nghi vấn, hàng hóa được thông quan theo nội dung khai hải quan”. Ghi rõ họ, tên vào cuối dòng kết luận.
3.2. Trường hợp hình ảnh soi chiếu có nghi vấn thì đánh dấu vào vị trí nghi vấn trên ảnh và nhập kết luận: “Hình ảnh soi chiếu có nghi vấn” hoặc “Hình ảnh soi chiếu chưa xác định được nội dung kiểm tra, đề nghị mở container để kiểm tra” hoặc “Đề nghị mở container để lấy mẫu”. Ghi rõ họ, tên vào cuối dòng kết luận, báo cáo, đề xuất và in, chuyển lãnh đạo Đội xem xét quyết định. Trường hợp hệ thống máy soi có thiết lập máy tính cho lãnh đạo đội ngay trong phòng soi chiếu thì hình ảnh soi chiếu sau khi có ý kiến kết luận của công chức hải quan phân tích hình ảnh sẽ được tự động truyền ngay đến máy tính của lãnh đạo đội phụ trách việc soi chiếu.
3.3. Lãnh đạo Đội phê duyệt kết luận soi chiếu: Khi hình ảnh soi chiếu có nghi vấn, lãnh đạo Đội kiểm tra lại hình ảnh soi chiếu và ý kiến kết luận, đề xuất của công chức phân tích hình ảnh. Nếu đồng ý thì ghi rõ “Nhất trí với kết luận và đề xuất”, nếu có ý kiến khác thì ghi vào phần ý kiên nhận xét của Lãnh đạo Đội, nếu phát hiện có nghi vấn khác trên hình ảnh soi chiếu thì đánh dấu vào vị trí nghi vấn. Sau đó, ghi rõ họ tên vào cuối dòng kết luận.
Sau khi thực hiện xong các việc nêu tại điểm 3.1, 3.2, 3.3 (nếu có) mục này, công chức phân tích hình ảnh thực hiện: in ảnh soi chiếu và ký tên, đóng dấu công chức vào ảnh (mỗi container một ảnh) để đính kèm bộ hồ sơ (bản lưu hải quan). Toàn bộ hình ảnh soi chiếu của những container được lưu trữ trong hệ thống máy soi. Tùy thuộc mức độ đáp ứng công nghệ thông tin, hình ảnh soi chiếu của những container có kết luận: “Hình ảnh soi chiếu có nghi vấn” hoặc “Hình ảnh soi chiếu chưa xác định được nội dung kiểm tra, đề nghị mở container để kiểm tra” hoặc “Đề nghị mở container để lấy mẫu” sẽ được truyền đến bộ phận kiểm tra hàng hóa thủ công để làm tiếp thủ tục.
4. Thực hiện kết luận kiểm tra qua máy soi:
4.1. Đối với các container không có nghi vấn:
a) Đối với thủ tục hải quan điện tử: công chức phân tích hình ảnh cập nhật lại kết luận soi chiếu từ hệ thống máy soi vào mẫu: “Phiếu ghi kết quả kiểm tra hàng hóa” trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, in 02 (hai) bản (01 bản trả người khai hải quan, 01 bản lưu cùng hồ sơ tại cơ quan Hải quan). Việc quyết định “thông quan” hoặc “giải phóng hàng” hoặc “đưa hàng về bảo quản” thực hiện theo hướng dẫn về thủ tục hải quan điện tử hiện hành.
b) Đối với thủ tục hải quan thủ công: công chức phân tích hình ảnh ghi lại kết luận soi chiếu từ hệ thống vào Mục 4.1.1 Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan và ghi vào 02 tờ khai hải quan, xác nhận đã làm thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan theo quy định. Chuyển hồ sơ cho bộ phận thu thuế, lệ phí hải quan, đóng dấu: “Đã làm thủ tục hải quan” lên tờ khai hải quan theo quy định tại Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại được ban hành kèm theo Quyết định số 1171/TCHQ/QĐ ngày 15/6/2009 của Tổng cục Hải quan.
4.2. Đối với các container có nghi vấn:
a) Đối với thủ tục hải quan điện tử; công chức phân tích hình ảnh thực hiện:
- In 01 (một) bản hình ảnh soi chiếu có nghi vấn đã được lãnh đạo đội phê duyệt từ hệ thống máy soi và 02 (hai) bản “Phiếu ghi kết quả kiểm tra hàng hóa” từ hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
- Chuyển những chứng từ nêu trên cùng hồ sơ hải quan cho bộ phận kiểm tra hàng hóa thủ công;
- Thông báo cho người khai hải quan đưa hàng hóa đến khu vực kiểm tra thủ công để làm tiếp thủ tục.
b) Đối với thủ tục hải quan thủ công: công chức phân tích hình ảnh ghi lại kết luận soi chiếu từ hệ thống vào Mục 4.1.1 Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan và chuyển hồ sơ kèm hình ảnh soi chiếu có nghi vấn đã được lãnh đạo đội phê duyệt cho bộ phận kiểm tra thủ công thực hiện. Thông báo cho người khai hải quan biết để đưa hàng hóa đến khu vực kiểm tra thủ công để làm tiếp thủ tục.
5. Kiểm tra thủ công:
5.1. Nội dung, kiểm tra, cách thức kiểm tra, cách ghi kết quả kiểm tra thực hiện:
a) Đối với thủ tục hải quan điện tử: theo quy định tại Bước 3, Mục 2 Quy trình thủ tục hải quan điện tử ban hành kèm theo Quyết định số 2396/QĐ-TCHQ ngày 09/12/2009.
b) Đối với thủ tục hải quan thủ công: theo quy định tại Bước 2 Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại ban hành kèm theo Quyết định số 1171/TCHQ/QĐ ngày 15/6/2009.
5.2. Xử lý kết quả kiểm tra:
a) Đối với thủ tục hải quan điện tử: Trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp với khai hải quan thi ghi kết quả kiểm tra vào mẫu: “Phiếu ghi kết quả kiểm tra hàng hóa”, xác nhận thông quan trên tờ khai hải quan điện tử in theo quy định. Cập nhật kết quả vào hệ thống.
Trường hợp kết quả kiểm tra có sai lệch, vi phạm thì lập biên bản chứng nhận/biên bản vi phạm và chuyển hồ sơ sang bộ phận chức năng theo quy định tại Điểm 7, Mục 1 Quy trình này.
b) Đối với thủ tục hải quan thủ công: Nếu kết quả kiểm tra phù hợp với khai hải quan thì ghi kết quả kiểm tra vào hệ thống, đồng thời ghi vào mục 4.1.2 Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan và xác nhận đã làm thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan theo quy định. Chuyển hồ sơ sang bộ phận thu thuế và lệ phí hải quan, đóng dấu: “Đã làm thủ tục hải quan” lên tờ khai Hải quan theo quy định tại Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại ban hành kèm theo Quyết định số 1171/TCHQ/QĐ ngày 15/6/2009 của Tổng cục Hải quan.
Trường hợp kết quả kiểm tra có sai lệch, vi phạm thì lập biên bản chứng nhận/biên bản vi phạm và chuyển hồ sơ sang bộ phận chức năng theo quy định tại Điểm 7, Mục I Quy trình này.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh thành phố có máy soi container và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện quy trình này.
2. Định kỳ hàng tháng, lãnh đạo Cục báo cáo Tổng cục Hải quan về tình hình và kết quả hoạt động soi chiếu theo nội dung công văn số 4770/TCHQ- GSQL ngày 30/09/2011 của Tổng cục Hải quan.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc vượt thẩm quyền kịp thời báo Tổng cục Hải quan (qua Cục Giám sát quản lý về Hải quan) để giải quyết.
Cục Hải quan: ………………………. Chi cục Hải quan: ………………….. Sổ mở ngày ……………………….. Kết thúc ngày ………………………….. | SỔ NHẬT KÝ THEO DÕI HOẠT ĐỘNG |
Ngày/tháng/ năm | Ca làm việc | Tình trạng của hệ thống lúc đầu ca | Sự cố xảy ra của hệ thống (nếu có) | Vụ việc phát sinh về nghiệp vụ giám sát | Họ và tên công chức trực hệ thống | Ký, đóng dấu công chức trực hệ thống | |||
Hiện tượng, sự cố | Biện pháp, khắc phục | Kết quả | Đề xuất, kiến nghị | ||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Sổ nhật ký có thể được lập trên máy tính, định kỳ tuần/tháng in ra, ký đóng dấu, đóng quyển để lưu cùng hệ thống;
- Cột (8) ghi tóm tắt vụ việc phát sinh về nghiệp vụ giám sát phải xử lý trong mỗi ca trực;
- Định kỳ, đột xuất Lãnh đạo đội, Lãnh đạo Chi cục phải kiểm tra sổ nhật ký chủ động, chấn chỉnh, xử lý việc liên quan;
- Định kỳ hàng tháng trên cơ sở sổ nhật ký, Chi cục có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Cục về tình hình, kết quả hoạt động soi chiếu; Cục tổng hợp báo cáo Tổng cục (Cục GSQL).
THE MINISTRY OF FINANCE | THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.1628/QD-TCHQ | Hanoi, July 20, 2012 |
DECISION
ON THE PROCEDURE FOR THE INSPECTIONS OF EXPORTED GOODS AND IMPORTED GOODS USING CONTAINER SCANNERS
THE DIRECTOR OF THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS
Pursuant to the Law on Customs No. 29/2001/QH10 on June 29, 2001 and the Law No. 42/2005/QH11 on June 14, 2005 amending and supplementing a number of articles of the Law on Customs;
Pursuant to the Law on Tax administration No. 78/2006/QH10 on November 29, 2006;
Pursuant to the Government s Decree No. 154/2005/ND-CP on December 15, 2005 on detailing a number of articles of the Law on Customs applicable to customs procedures, customs inspections and customs supervision
Pursuant to the Circular No. 194/2010/TT-BTC on December 06, 2010 of the Ministry of Finance guiding the customs procedures, customs inspections and customs supervisions; export tax, import tax and administration of tax on exported goods and imported goods;
Pursuant to the Circular No. 222/2009/TT-BTC on November 25, 2009 of the Ministry of Finance guiding the pilot electronic customs procedures
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 02/2010/QD-TTg on January 15, 2010 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the General Department of Customs affiliated to the Ministry of Finance;
At the proposal the Director of the Customs Management Supervision Department,
DECIDES:
Article 1.Promulgating the Procedure for the inspections of exported goods and imported goods using container scanners
Article 2.This Decision takes effect as from its signing and supersedes the Decision No. 605/QD-TCHQ on April 04, 2011 on the procedures for field inspection and granting customs clearance to exported goods and imported goods at concentrated goods inspection places at Hai Phong port; the Decision No. 754/QD-TCHQ on April 28, 2011 on the procedures for the inspections of exported goods and imported goods using container scanners at concentrated inspection places in Cat Lai port, Ho Chi Minh city; the Decision No. 556/QD-TCHQ on March 25, 2011 temporarily promulgated together with the procedures for imported goods inspection and customs clearance at concentrated inspection places using container scanners at Lao Bao international border-gate – Quang Tri.
Article 3.The Directors of Customs Departments of provinces and cities; Heads of units affiliated to the General Department of Customs and relevant units are responsible for the implementation of this Decision
| FOR THE DIRECTOR |
PROCEDURE
FOR THE INSPECTIONS OF EXPORTED GOODS AND IMPORTED GOODS USING CONTAINER SCANNERS
(Promulgated together with the Decision No. 1628/QD-TCHQ on July 20, 2012)
I. GENERAL PROVISIONS:
1. This Procedure is applicable to both electronic customs procedures and manual customs procedures and is a part of the Electronic customs procedures promulgated together with the Decision No.2396/QD-TCHQ on December 09, 2009 and the Customs procedures for commercial exported goods and imported goods promulgated together with the Decision No. 1171/TCHQ/QD on June 15, 2009 of the General Department of Customs.
2. Container scanners (including fixed scanners, portal scanners and portable scanners) equipped at concentrated goods inspection places and goods inspection places in port areas (hereinafter referred to as goods inspection places using scanners) and used for inspecting exported goods and imported goods transported in containers that have applied for customs declaration to a Sub-department of customs or multiple Sub-departments of customs affiliated to a Customs Department of a province or city. The Directors of Customs Departments of provinces and cities shall specify the scanning range of the goods inspection places equipped with container scanners.
3. Containers of exported goods and imported goods being scanned are containers that have applied for customs declaration at Sub-department of customs, and decided by the risk management system or by competent leaders to undergo field inspections using scanners.
4. Customs Departments of provinces and cities must establish and promptly update the criteria for scanner inspection on the risk management system under the current provisions on risk management and relevant guiding documents in order to ensure the scanning capacity and efficiency. If the amount of containers decided by risk management system to undergo scanner inspection is inconsiderable and lower than the scanner capacity, the random scanning rate shall be increased as prescribed in the Law on Customs in order to fully utilized the scanner capacity, enhance trade fraud and smuggling prevention.
5. For containers being scanned at the request of customs control forces or at the request of relevant Sub-department of customs, based on the law provisions, the Directors of Customs Departments of provinces and cities that have container scanners shall specify the procedures and authority to make decisions on the inspections; The scanning at goods inspection places using scanners must comply with such procedures.
6. When receiving and checking the customs declaration sheet (electronic or manual), if the quantity and identity numbers of containers are not specified thereon, the receiving officer shall guide the customs declarant to specify the quantity and identification numbers of containers on the customs declaration sheet, or the customs declaration annex, or the detailed list.
7. The Directors of Customs Departments of provinces and cities shall provide for the arrangement of staff to complete the customs clearance procedures and handle works related to the goods batch after being scanned, manually checked, and sampled (if any) are carried out at concentrated goods inspection places or at Sub-department of customs using container scanners or at Sub-department of customs where the customs declaration sheet is applied for, consistently with the actual conditions of the units.
8. The circulation of customs dossiers among the customs divisions within a Sub-department of customs shall be carried out by customs officials. For goods applied for the customs declaration sheet at a Sub-department of customs but scanned at the goods inspection places using scanners of other Sub-department of customs, the dossier circulation, the procedures for dossier circulation, the procedures for container circulation and the supervisions of containers of exported goods and imported goods transported from depots or ports to the goods inspection places using scanners and vice versa shall be provided for by the Directors of Customs Departments of provinces and cities that have container scanners consistently with relevant legal documents.
9. The scanning images and data must be archived as prescribed in the Decision No. 669/QD-TCHQ on March 31, 2010 of the General Department of Customs on the Regulation on the management and use of specialized equipment of customs. For the data related to administrative violations of customs, the archiving period must comply with law provisions on storing customs dossiers. In case the system memory capacity is not enough, the data must be copied to external hard drives or to CDs, or DVDs.
10. Officers using container scanners (scanner operators) must be trained and must obtain the certificate from competent agencies. The quantity of scanner operators shall be specified by the Directors of Customs Departments of provinces and cities consistently with the scanning system design and the unit operation. The operation period of the scanner depends on the work shift of the Sub-department of customs specified by the Directors of the Sub-department of customs or by the same level consistently with the actual conditions of the units. At the end of the shift, the official doing that shift must keep the Log of the operation and shift under the form in the Annex of this Procedure.
11. If the scanner is not available, the Director of the Sub-department of customs where the customs declaration sheet is applied shall arrange manual inspection in order to avoid congestion and ensure customs clearance as prescribed.For containers of goods being transported to the goods inspection places using scanners but not being scanned, the Directors of Sub-department of customs or the equivalent at the goods inspection places using scanners shall arrange manual inspection for all transported containers.
II. PROCEDURES FOR GOODS INSPECTIONS AT GOODS INSPECTION PLACES USING SCANNERS
1. Receiving and updating the dossier on the system, guiding the transport of containers of goods to the scanning area:
1.1. The dossier recipient:
- Receiving customs dossiers and notifications from customs declarant of the complete quantity of containers of goods subject to inspections as requested;
- Scanning the customs declaration sheet (when the electronic customs dossier data transmission is not available) or updating the electronic declaration sheets and the detailed list of goods (if any) and entering the customs declaration sheet ID number, the container ID number and electronic scale data into the system;
- Notifying using walkie-talkie for the supervisor to guide the truck to the scanning location;
- Transferring the customs dossiers to the scanning image analysis division.
1.2. The supervisor:
- Guiding the truck carrying the containers of goods to the camera for photographing the container ID number, the license plate, the electronic scale (if any) and to the scanning area upon being notified by the dossier recipient.
- For immovable and portable container scanners (normal scanning mode), when the truck carrying the container has taken position for being scanned, the supervisor shall guide the driver to the waiting room and notify the scanner operator to proceed the scanning procedures. For portal and portable container scanners (quick scanning mode), the supervisor shall guide the driver to take the truck through the scanning port at proper speed consistently with the scanning procedures.
- After being scanned, the supervisor shall guide the truck carrying the scanned container to the regrouping area to wait for the conclusion from the customs agency
2. Scanning under the scanner operation procedures
The scanner operator: after being notified from the supervisor of the truck carrying the container having taken position for being scanned, the scanner operator shall proceed the scanning process under the scanner operation procedures. After finishing scanning, the scanner operator shall notify the supervisor to guide the truck carrying the scanned container to the regrouping area.
3. Analysis of scanning images:
Image analysis officer: based on the scanning images of each container (one image for each container), the information on the customs declaration sheet, the detailed list (if any) scanned into the scanner system, and other information at the scanning time in order to analyze and draw conclusions about the scanning image, then enter the conclusion into the system as follows:
3.1. If the scanning image is clear enough to carry out the analysis and no suspicion raises, then enter this conclusion:“The scanning image does not show suspicion, the goods is granted customs clearance under the customs declaration contents”. Write down the full name at the end of the conclusion.
3.2. If the scanning image shows suspicions, then mark the suspicious position on the image and enter this conclusion: “The scanning image show suspicions” or “Then scanning image is not able to identify the contents. Recommended to open the container for inspection” or “Recommended to open the container for sampling”. Write down the full name at the end of the conclusion, the report and the recommendation, then print and send to the team leader for decisions. In case the scanner system includes the computer for the team leader right in the scanner chamber, the scanning image shall be immediately sent to the computer of the team leader right after the conclusion of the image analysis officer is drawn.
3.3. The Team leader shall check and certified the conclusion. When the scanning image shows suspicions, the team leader shall check the scanning image, the conclusion and recommendation of the image analysis officer. If the team leader concur, then specify “The conclusion and recommendation are agreed”. Other opinion (if any) shall be written in the Leader’s notes section. Other suspicions on the scanning image shall be marked. Write down the full name at the end of the conclusion.
After the tasks in Point 3.1, 3.2, 3.3 (if any) of this section is done, the image analysis officer shall print the scanning images, then sign and append his officer’s seal to the images (one image of each container) in order to be enclosed with the dossier (kept by the customs). All scanning images of the containers are stored in the scanner system. Depending on the extent of information technology, the scanning images with the conclusion “The scanning image show suspicions” or “Then scanning image is not able to identify the contents. Recommended to open the container for inspection” or “Recommended to open the container for sampling” shall be sent to the manual goods inspection division to proceed.
4.Drawing conclusion about inspection using scanners:
4.1. For containers without suspicions:
a) For electronic customs procedures: the image analysis officer shall re-update the scanning conclusion from the scanner system on the form “Goods inspection results sheet” on the customs electronic data processing system, then print 02 (two) copies, 01 copy is kept by the customs declarant, 01 copy is stored with the dossier at the customs agency). The decisions on “granting customs clearance” or “releasing goods” or “preserving goods” are made in accordance with the guidance on current electronic customs procedures.
b) For manual customs procedures: the image analysis officer shall record the scanning conclusions from the system into the Section 4.1.1. Custom inspection level and form order, and on 02 customs declaration sheets, then certify the completion of customs procedures on the customs declaration sheet as prescribed. Transfer the dossier to the tax and customs fee collection division and append the seal “Customs procedures completed” on the customs declaration sheet as prescribed in the Customs procedure for commercial exported goods and imported goods promulgated together with the Decision No. 1171/TCHQ/QD on June 15, 2009 of the General Department of Customs.
4.2. For suspicious containers:
a) For electronic customs procedures, the image analysis officer shall:
- Print 01 (one) copy of the scanning image that show suspicions certified by the team leader from the scanner system and 02 (two) copies of the “Goods inspection result sheet” from the customs electronic data processing system;
- Transfer the above-mentioned documents together with the customs dossier to the manual goods inspection;
- Notify the customs declarant to take the goods to the manual goods inspection area to proceed.
b) For manual customs procedures: the image analysis officer shall record the scanning conclusions from the system into the Section 4.1.1. Custom inspection level and form order, and transfer the dossier together with the scanning images that show suspicions certified by the team leader to the manual inspection division. Notify the customs declarant to take the goods to the manual goods inspection area to proceed.
5. Manual inspection:
5.1. Inspection contents, methods and result recording:
a) For electronic customs procedures: specified in Step 3, Section 2 in the Electronic customs procedures promulgated together with the Decision No. 2396/QD-TCHQ on December 09, 2009.
b) For manual customs procedures: specified in Step 2 of the Customs procedures for commercial exported goods and imported goods promulgated together with the Decision No. 1171/TCHQ/QD on June 15, 2009 of the General Department of Customs.
5.2. Handling the inspection results:
a) For electronic customs procedures: if the inspection results are consistent with the customs declaration, then recording the inspection results into the form "Goods inspection result sheet”, and certifying the customs clearance on the printed electronic customs declaration sheet as prescribed. Then, updating the results on the system.
Making the violation record or certification record if the inspection results are not consistent or show violations, and transferring the dossier to functional divisions as prescribed in Point 7, Section 1 of this Procedure.
b) For manual customs procedures: if the inspection results are consistent with the customs declaration, then recording the inspection results into the system and into the Section 4.1.1. Custom inspection level and form order, and certifying the completion of customs procedures on the customs declaration sheet as prescribed. Transferring the dossier to the tax and customs fee collection division and append the seal “Customs procedures completed” on the customs declaration sheet as prescribed in the Customs procedure for commercial exported goods and imported goods promulgated together with the Decision No. 1171/TCHQ/QD on June 15, 2009 of the General Department of Customs.
Making the violation record or certification record if the inspection results are not consistent or show violations, and transferring the dossier to functional divisions as prescribed in Point 7, Section 1 of this Procedure.
III. ORGANIZING THE IMPLEMENTATION
1. The Directors of Customs Departments of provinces and cities that have container scanners and relevant units are responsible for the implementation of this Procedure.
2. Monthly, the Directors of the Customs Departments shall make and send reports to the General Department of Customs on the scanning operation and results under the Official Dispatch No. 4770/TCHQ- GSQL on September 30, 2011 of the General Department of Customs.
Any difficulties ultra vires during the course of implementation must be reported to the General Department of Customs (via Customs Management Supervision Department) for settlement.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây