Nghị định 09/2012/NĐ-CP về người cư trú trong thời gian chờ xuất cảnh

thuộc tính Nghị định 09/2012/NĐ-CP

Nghị định 09/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người cư trú trong thời gian chờ xuất cảnh theo quy định của Luật Thi hành án hình sự
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:09/2012/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:17/02/2012
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập cảnh

TÓM TẮT VĂN BẢN

Các chế độ đối với người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh

Chính phủ đã ra Nghị định số 09/2012/NĐ-CP ngày 17/02/2012 quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
Người lưu trú được bố trí ở buồng tập thể theo giới tính; diện tích chỗ nằm tối thiểu là 3m2/người, có phòng vệ sinh, có chiếu, chăn và màn; tiêu chuẩn ăn của mỗi người lưu trú trong 01 tháng được tính theo định lượng: 17 kg gạo tẻ thường, 0,7 kg thịt, 0,8 cá, 0,1 kg muối, 0,5 kg đường loại trung bình... định lượng này được quy đổi ra tiền theo thời giá thị trường tại địa phương nơi có cơ sở lưu trú.
Người lưu trú được hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ lành mạnh trong khuôn viên của cơ sở lưu trú; mỗi phòng được trang bị 01 máy vô tuyến truyền hình màu và được mượn sách, báo của cơ sở lưu trú; được liên lạc bằng điện thoại, gửi thư cho thân nhân và cơ quan lãnh sự theo quy định của cơ sở lưu trú.
Cũng theo Nghị định này, trẻ em dưới 16 tuổi là con của người lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú được bố trí diện tích chỗ nằm cùng phòng với cha, mẹ tại cơ sở lưu trú phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm lứa tuổi, giới tính...
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/04/2012.

Từ ngày 15/6/2020, Nghị định này bị hết hiệu lực bởi Nghị định 65/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh.

Xem chi tiết Nghị định09/2012/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
------------------

Số: 09/2012/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

Hà Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2012

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ CÁC CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI LƯU TRÚ TRONG THỜI GIAN CHỜ XUẤT CẢNH THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ

--------------------

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thi hành án hình sự ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,

NGHỊ ĐỊNH

Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người phải chấp hành án phạt trục xuất, người nước ngoài đã chấp hành xong án phạt tù đang trong thời gian lưu trú tại cơ sở lưu trú để chờ làm thủ tục xuất cảnh (trong Nghị định này gọi chung là người lưu trú).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với người lưu trú; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tổ chức quản lý, bảo đảm chế độ đối với người lưu trú. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Kinh phí thực hiện
Kinh phí đầu tư cho việc xây dựng cơ sở vật chất, trang bị phương tiện và thực hiện các chế độ đối với người lưu trú do ngân sách nhà nước bảo đảm và bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an.
Chương 2.
TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGƯỜI LƯU TRÚ VÀ CÁC CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI LƯU TRÚ
Điều 4. Tổ chức quản lý người lưu trú
1. Người lưu trú phải ở tập trung tại cơ sở lưu trú và chịu sự quản lý, giám sát của cơ sở lưu trú.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các cơ sở lưu trú.
Điều 5. Chế độ ở đối với người lưu trú
1. Người lưu trú được bố trí ở buồng tập thể theo giới tính (nam, nữ); diện tích chỗ nằm tối thiểu là 3m2/người, có phòng vệ sinh, có chiếu, chăn và màn.
2. Người mắc bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình phải được bố trí ở riêng trong phòng cách ly.
Điều 6. Chế độ ăn, mặc đối với người lưu trú
1. Tiêu chuẩn ăn của mỗi người lưu trú trong một tháng được tính theo định lượng như sau: 17 kg gạo tẻ thường; 0,7 kg thịt; 0,8 kg cá, 0,1 kg muối, 0,5 kg đường loại trung bình; 0,75 lít nước mắm, 0,1 kg bột ngọt, 15 kg rau xanh và 15 kg củi hoặc 17 kg than. Định lượng này do Nhà nước cấp và quy đổi ra tiền theo thời giá thị trường tại địa phương nơi có cơ sở lưu trú. Ngày lễ, Tết (theo quy định của Nhà nước Việt Nam), người lưu trú được ăn thêm nhưng tiêu chuẩn ăn (bao gồm cả tiêu chuẩn ăn ngày thường và mức ăn thêm) không quá 5 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Cơ sở lưu trú có thể hoán đổi định lượng ăn nêu trên cho phù hợp với yêu cầu thực tế để bảo đảm người lưu trú ăn hết tiêu chuẩn.
2. Ngoài tiêu chuẩn được cấp, người lưu trú được sử dụng quà của thân nhân và tiền lưu ký (nếu có) để ăn thêm theo quy định của cơ sở lưu trú.
3. Cơ sở lưu trú được tổ chức bếp ăn tập thể và được cấp các dụng cụ cần thiết cho việc nấu ăn, đun nước và chia khẩu phần ăn cho người lưu trú theo tiêu chuẩn. Dụng cụ cấp dưỡng dùng cho một bếp ăn tập thể gồm: bếp ga, các loại nồi nấu cơm, nước, thức ăn; chảo rán, bình đựng nước uống, tủ lạnh, tủ đựng thức ăn, bàn ăn, ghế ngồi và các trang thiết bị, dụng cụ cần thiết khác phục vụ bếp ăn.
4. Người lưu trú được mang vào cơ sở lưu trú đồ dùng cá nhân thiết yếu để sử dụng theo quy định của Bộ Công an.
Trường hợp người lưu trú thiếu quần, áo thì tùy theo thời gian lưu trú, được cấp từ một đến hai bộ quần áo bằng vải thường.
Điều 7. Chế độ sinh hoạt thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thông tin liên lạc, quản lý tài sản của người lưu trú
1. Người lưu trú được hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ lành mạnh trong khuôn viên của cơ sở lưu trú. Mỗi phòng ở được trang bị một máy vô tuyến truyền hình màu và được mượn sách, báo của cơ sở lưu trú.
Thời gian hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, xem truyền hình, nghe đài do cơ sở lưu trú quy định.
2. Người lưu trú được liên lạc bằng điện thoại, gửi thư cho thân nhân và cơ quan lãnh sự theo quy định của cơ sở lưu trú. Cước phí điện thoại, gửi thư do người lưu trú tự chi trả.
3. Người lưu trú có tiền mặt hoặc đồ vật có giá trị, phải gửi vào lưu ký của cơ sở lưu trú và được nhận lại trước khi xuất cảnh. Cơ sở lưu trú có trách nhiệm cấp sổ lưu ký hoặc phiếu theo dõi tiền lưu ký để người lưu trú sử dụng phục vụ sinh hoạt thay tiền mặt.
Điều 8. Chế độ thăm gặp đối với người lưu trú
1. Người lưu trú được gặp thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của mình tại phòng thăm gặp của cơ sở lưu trú. Mỗi tuần được gặp một lần, mỗi lần gặp không quá 4 (bốn) giờ.
Người lưu trú chấp hành tốt nội quy cơ sở lưu trú có thể được gặp vợ hoặc chồng tại phòng riêng của cơ sở lưu trú mỗi tuần một lần, mỗi lần không quá 24 (hai bốn) giờ.
2. Thủ tục thăm gặp:
a) Thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người lưu trú là người nước ngoài đến thăm gặp phải có đơn đề nghị. Đơn phải dịch ra tiếng Việt và có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự đóng tại Việt Nam của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam nơi người đó làm việc hoặc cơ quan, tổ chức đã bảo lãnh người đó vào Việt Nam. Trường hợp nước mà người lưu trú mang quốc tịch không có cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự đóng tại Việt Nam thì đơn xin thăm gặp không phải có xác nhận của các cơ quan này;
b) Thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của thân nhân người lưu trú là người Việt Nam đến thăm gặp phải có đơn, xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan nơi cư trú hoặc làm việc; giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác;
c) Việc giải quyết cho thân nhân thăm gặp người lưu trú do người phụ trách cơ sở lưu trú quyết định.
3. Các trường hợp thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với người lưu trú do cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi cơ sở lưu trú đóng cấp giấy phép. Trường hợp Việt Nam và nước ngoài có công dân là người lưu trú có thỏa thuận về thời hạn cho thăm lãnh sự, thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh cấp giấy phép theo đúng thời hạn quy định trong thỏa thuận.
4. Khi được phép thăm gặp, người lưu trú được nhận thư, tiền mặt, đồ vật theo quy định. Cơ sở lưu trú có trách nhiệm kiểm tra thư, tiền mặt, đồ vật trước khi đưa vào cơ sở lưu trú. Việc quản lý, sử dụng tiền mặt, đồ vật của người lưu trú được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này.
5. Người đến thăm gặp phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam, nội quy, quy chế nhà thăm gặp và sự hướng dẫn của cán bộ cơ sở lưu trú.
Điều 9. Chế độ khám, chữa bệnh đối với người lưu trú
1. Trong thời gian lưu trú tại cơ sở lưu trú, người lưu trú bị bệnh được khám và điều trị tại phòng khám của cơ sở lưu trú. Chế độ khám, cấp phát thuốc, dinh dưỡng đối với người lưu trú bị bệnh do người trực tiếp điều trị chỉ định theo bệnh lý trên cơ sở nội quy, quy chế của phòng khám; tiền thuốc chữa bệnh thường xuyên hàng tháng cho mỗi người lưu trú tương đương 2 (hai) kg gạo tẻ thường. Trường hợp người lưu trú bị bệnh nặng vượt quá khả năng điều trị của y tế cơ sở lưu trú thì chuyển họ đến bệnh viện Nhà nước tại địa phương nơi cơ sở lưu trú đóng để điều trị. Trường hợp người lưu trú có yêu cầu đến cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh theo nguyện vọng thì phải được cơ sở lưu trú cho phép và tự chịu chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Cơ sở lưu trú phải thông báo về việc chuyển người lưu trú đến điều trị tại các cơ sở y tế cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú đóng để thông báo cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam nơi người đó làm việc, cơ quan, tổ chức đã bảo lãnh người đó vào Việt Nam; thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người lưu trú đang ở Việt Nam (nếu có).
Chi phí điều trị cho người lưu trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước được cơ sở lưu trú chi trả bằng ngân sách nhà nước cấp. Nếu việc điều trị bệnh cho người lưu trú phải sử dụng kỹ thuật cao, chi phí lớn, vượt quá định mức thì người lưu trú phải tự thanh toán chi phí điều trị.
2. Trường hợp người lưu trú có thai đến thời gian sinh con, thì cơ sở lưu trú có trách nhiệm đưa họ đến cơ sở y tế địa phương để sinh con. Sau khi sinh con, nếu người lưu trú có yêu cầu đăng ký khai sinh cho con, thì cơ sở lưu trú có trách nhiệm đến Sở Tư pháp nơi cơ sở lưu trú đóng làm thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định tại Điều 49 và Điều 50 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch. Chi phí cho người lưu trú trong thời gian sinh con tại bệnh viện nhà nước được cơ sở lưu trú chi trả bằng ngân sách nhà nước cấp.
3. Cơ sở lưu trú có trách nhiệm phối hợp với bệnh viện, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi cơ sở lưu trú đóng để quản lý người lưu trú trong thời gian điều trị hoặc sinh con tại bệnh viện.
Điều 10. Chế độ đối với trẻ em là con của người lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú
Trẻ em dưới 16 tuổi là con của người lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú được bố trí diện tích chỗ nằm cùng phòng với cha, mẹ tại cơ sở lưu trú phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm lứa tuổi, giới tính. Các chế độ ăn, ở, khám chữa bệnh và chi phí an táng được thực hiện như đối với người lưu trú. Ngày 01 tháng 6, Tết trung thu được hưởng mức ăn gấp 2 lần ngày thường; nếu ốm đau được thực hiện chế độ khám chữa bệnh, nếu chết được cấp chi phí an táng như người lưu trú.
Điều 11. Giải quyết trường hợp người lưu trú bỏ trốn
1. Trường hợp người lưu trú là người chấp hành án phạt trục xuất mà bỏ trốn thì thực hiện theo quy định tại Điều 100 của Luật Thi hành án hình sự.
2. Trường hợp người lưu trú là người nước ngoài đã chấp hành xong án phạt tù đang trong thời gian lưu trú tại cơ sở lưu trú để chờ làm thủ tục xuất cảnh mà bỏ trốn thì cơ sở lưu trú phải báo ngay cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi đặt cơ sở lưu trú để thông báo cho Bộ Ngoại giao thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nêu tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này.
Điều 12. Giải quyết trường hợp người lưu trú hoặc con của người lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú bị chết
1. Trường hợp người lưu trú hoặc con của người lưu trú ở cùng cha, mẹ bị chết tại cơ sở lưu trú thì cơ sở lưu trú phải báo ngay cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan y tế gần nhất đến lập biên bản xác nhận nguyên nhân chết, đồng thời báo ngay cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi đặt cơ sở lưu trú để thông báo cho Bộ Ngoại giao thông báo cho cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam nơi người đó làm việc, cơ quan, tổ chức đã bảo lãnh người đó vào Việt Nam; thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người lưu trú đang ở Việt Nam (nếu có).
2. Trong thời hạn 24 (hai bốn) giờ, kể từ khi làm xong các thủ tục quy định tại khoản 1 Điều này, cơ sở lưu trú có trách nhiệm mai táng tử thi. Chi phí mai táng do ngân sách nhà nước cấp. Trường hợp thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người chết có đơn đề nghị đưa tử thi về mai táng thì tự chịu chi phí.
Chương 3.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13. Giải quyết các thủ tục đối ngoại liên quan đến người lưu trú
Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm hướng dẫn giải quyết các thủ tục đối ngoại liên quan đến việc thi hành án phạt trục xuất đối với người lưu trú; trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến người lưu trú cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước ngoài tại Việt Nam; chỉ đạo các Sở Ngoại vụ phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú đóng giải quyết theo chức năng những vấn đề phát sinh đối với người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh tại cơ sở lưu trú.
Điều 14. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 4 năm 2012.
Điều 15. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NC (5b)

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No. 09/2012/ND-CP

Hanoi, February 17, 2012

 

DECREE

PROVIDING THE MANAGEMENT OF AND REGIMES FOR PERSONS IN STAY PENDING THEIR EXIT UNDER THE LAW ON EXECUTION OF CRIMINAL JUDGMENTS

 

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the June 17, 2010 Law on Execution of Criminal Judgments;

At the proposal of the Minister of Public Security,

 

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Decree provides the management of and regimes for persons who are subject to the expulsion sentence and foreigners who have completely served imprisonment sentences and are staying at accommodation establishments pending the completion of exit procedures (below collectively referred to as persons in stay).

Article 2. Subjects of application

This Decree applies to persons in stay; agencies, organizations and individuals related to the management of and assurance of regimes for persons in stay. In case a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting partly otherwise provides for, such treaty prevails.

Article 3. Implementation funding

Funds for building physical foundations, equipping means and implementing regimes for persons in stay shall be assured by the state budget and incorporated in the Ministry of Public Security s annual budget estimates.

Chapter II

MANAGEMENT OF AND REGIMES FOR PERSONS IN STAY

Article 4. Management of persons in stay

1. Persons in stay shall dwell at accommodation establishments and submit to the management and surveillance by these establishments.

2. The Minister of Public Security shall decide on the establishment, merger or dissolution and stipulate the functions, tasks, powers and organizational structure of accommodation establishments.

Article 5. Dwelling regime for persons in stay

1. A person in stay shall be arranged in a collective room according to his/her gender (male or female) with a toilet and a lying space of at least 3 m2 and be provided with a mat, blanket and mosquito net.

2. Persons suffering an extremely dangerous infectious disease as specified in the Law on Prevention and Control of Infectious Diseases and persons suffering mental illness or another disease and unable to perceive or control their acts must be confined to isolated rooms.

Article 6. Food rations and clothes for persons in stay

1. The monthly food ration for a person in stay is as follows: 17 kg of ordinary rice, 0.7 kg of meat, 0.8 kg of fish, 0.1 kg of salt, 0.5 kg of average-category sugar, 0.75 liter of fish sauce, 0.1 kg of soup seasoning, 15 kg of vegetables and 15 kg of firewood or 17 kg of coal. This ration shall be provided by the State and converted into cash at current market prices in localities where accommodation establishments are located. On public holidays and new-year days (as prescribed by the Vietnamese Stale), persons in stay may have more food but the total food ration (including the daily food ration and additional food) must not exceed 5 times the daily food ration. Accommodation establishments may change the above food norms according to practical conditions to ensure that persons in stay eat up their rations.

2. In addition to provided rations, persons in stay may consume food given by their relatives and use deposited cash amounts (if any) to buy more food in accordance with regulations of their accommodation establishments.

3. Accommodation establishments may organize collective kitchens and be provided with necessary utensils for cooking food and boiling water and dividing ration meals for persons in stay. Cooking and catering utensils for collective kitchens include gas stoves, rice and food cookers, water boilers, pans, water jars, refrigerators, food cabinets, dining tables and chairs and other necessary kitchen equipment and utensils.

4. Persons in stay may bring into accommodation establishments their essential personal articles for use under the Ministry of Public Security s regulations.

A person in stay who lacks clothes may, depending on his/her stay duration, be provided with one or two sets of clothes of ordinary fabric.

Article 7. Physical training, sports and cultural performance activities, information, communications and management of belongings of persons in stay

1. Persons in stay may have healthy physical training, sports and cultural performance activities within their accommodation establishments. Each room shall be furnished with a color television set and persons in stay may borrow books and newspapers of accommodation establishments.

The timetable for physical training, sports and cultural performance activities, watching television and listening to the radio shall be set by accommodation establishments.

2. Persons in stay may telephone or send mails to their relatives and consular offices under regulations of accommodation establishments. Telephone and mail charges shall be paid by persons in stay.

3. Persons in stay who have cash amounts or valuable belongings shall deposit them at accommodation establishments for safekeeping and may receive them back before departure. Accommodation establishments shall issue deposit books or deposited money monitoring slips to persons in stay for use in lieu of cash in their daily life.

Article 8. Regime of visiting persons in stay

1. Persons in stay may meet their relatives or their lawful representatives at visiting rooms of accommodation establishments once a week. Each visit may last no more than 4 (four) hours.

Persons in stay who well observe regulations of accommodation establishments may meet their spouses in separate rooms of accommodation establishments once a week for no more than 24 (twenty-four) hours each time.

2. Visiting procedures:

a/ When wishing to visit a person in stay, his/her relative or lawful representative who is a foreigner shall file a written request for permission. Such request must be translated into Vietnam and certified by a diplomatic mission or consular office or another agency based in Vietnam and authorized to perform the consular function of the country of which this person is a national or a Vietnam-based representative office of an international organization where this person works or an agency or organization that has guaranteed this person s entry in Vietnam. In case the country of which the person in slay is a citizen has no diplomatic mission or consular office or another agency authorized to perform the consular function in Vietnam, the written request for visit permission must be certified by such agency;

b/ When wishing to visit a person in stay, his/her relative or lawful representative who is a Vietnamese shall file a written request for permission which is certified by the commune-level People s Committee where he/she resides or the agency where he/she works; and his/her identity card or another personal identification paper;

c/ Permission for visiting persons is decided by heads of accommodation establishments.

3. Consular visits to persons in stay are permitted by criminal judgment enforcement agencies of provincial-level police departments in localities where accommodation establishments are located. In case Vietnam and foreign countries of which persons in stay are citizens have concluded agreements on consular visit duration, criminal judgment enforcement agencies of provincial-level police departments shall grant permits for visits within the duration stated in such agreements.

4. When meeting their relatives, persons in stay may receive letters, cash and articles according to regulations. Accommodation establishments shall check letters, cash and articles before they are brought into the establishments. The management and use of cash and articles by persons in stay comply with Clause 3, Article 7 of this Decree.

5. Visiting persons shall strictly observe the Vietnamese law and internal rules of visiting rooms and instructions of officers of accommodation establishments.

Article 9. Medical examination and treatment for persons in slay

1. During their stay at accommodation establishments, persons in stay who fall ill are entitled to medical examination and treatment at clinics of these establishments. Medical examination, medicine dispensation and nutrition regimens for ill persons in stay shall be prescribed based on their illnesses by persons directly performing the treatment according to internal rules of clinics. Monthly medicine expenses for each person in stay are equivalent to 2 (two) kg of ordinary rice. Persons in stay whose serious illnesses are beyond the medical treatment capacity of accommodation establishments may be transferred to state-run hospitals in localities where accommodation establishments are located for treatment. In case ill persons in stay wish to be transferred to establishments providing on-demand medical examination and treatment, they shall ask for permission of accommodation establishments and bear all medical examination and treatment expenses.

Accommodation establishments shall notify the transferal of ill persons in stay to medical establishments for treatment to criminal judgment enforcement agencies of provincial-level police departments in localities where these accommodation establishments are located for subsequent notification to courts that have made judgment enforcement rulings, the Ministry of Foreign Affairs of Vietnam, consular offices or other agencies authorized to perform the consular function of countries of which these persons are citizens, or Vietnam-based representative offices of international organizations where these persons work, agencies or organizations that have guaranteed these persons entry in Vietnam; and Vietnam-based relatives or lawful representatives of these persons in stay (if any).

Expenses for medical treatment of persons in stay at state-run medical examination and treatment establishments shall be paid by accommodation establishments with state budget allocations. If the medical treatment of persons in stay requires high techniques and expenses which exceed medical treatment expense norms prescribed for them, they shall bear these expenses.

2. Accommodation establishments shall transfer persons in slay who are pregnant and expected to give birth soon to local medical establishment for giving birth. After giving birth, if these persons wish to make birth registrations for their newborns, accommodation establishments shall contact provincial-level Justice Departments in localities where they are located for carrying out birth registration procedures under Articles 49 and 50 of Decree No. 158/2005/ND-CP of December 27, 2005, on civic registration and management. Expenses for childbirths of persons in stay at state-run hospitals shall be paid by accommodation establishments with state budget allocations.

3. Accommodation establishments shall coordinate with hospitals and criminal judgment enforcement agencies of provincial-level police departments in localities where they are located in managing persons in stay during their medical treatment or childbirths at hospital.

Article 10. Regimes for children of persons in stay living with their parents at accommodation establishments

Based on practical conditions, under-16 children of persons in stay who live with their parents at accommodation establishments may be provided with lying space in the same room with their parents according to characteristics of their age and gender. Food rations, accommodations, medical examination and treatment and burial expenses for these children are the same as those applicable to persons in stay. On June 1st (the international children s day) and the mid-autumn festival, they may enjoy a food ration doubling that for ordinary days. They are also entitled to medical examination and treatment when they fall ill and to burial expenses when they die like persons in stay.

Article 11. Handling of cases in which person in slay abscond

1. In case a person in stay who is subject to the expulsion sentence absconds, Article 100 of the Law on Execution of Criminal Judgments will apply.

2. In case a foreigner who has completely served an imprisonment sentence and is staying at an accommodation establishment pending completion of exit procedures absconds, the accommodation establishment shall immediately report such to the criminal judgment enforcement agency of the provincial-level police department in the locality where it is located for notification to the Ministry of Foreign Affairs for subsequent notification to the agency, organization or individual specified in Clause 1, Article 9 of this Decree.

Article 12. Handling of cases in which persons in slay or their children who live together with them at accommodation establishments die

1. In case a person in stay or his/her child who lives together with him/her at an accommodation establishment dies, the accommodation establishment shall immediately notify such to the nearest investigation agency, people s procuracy or health agency for making a written record certifying the cause of the death and at the same time report the death to the criminal judgment enforcement agency of the provincial-level police department in the locality where it is located for notification to the Ministry of Foreign Affairs for subsequent notification to the consular office or another agency authorized to perform the consular function of the country of which such person is a citizen or the Vietnam-based representative office of the international organization where such person works, or the agency or organization that has guaranteed such person s entry in Vietnam; or a Vietnam-based relative or lawful representative of such person (if any).

2. Within 24 (twenty-four) hours after completing the procedures specified in Clause I of this Article, the accommodation establishment shall bury the dead person. Burial expenses shall be covered by the state budget. In case relatives or lawful representatives of the deceased request in writing to conduct the burial, they shall bear burial expenses.

Chapter III

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 13. Settlement of external formalities related to persons in stay

The Ministry of Foreign Affairs shall guide the settlement of external formalities related to the expulsion of persons in stay; exchange or provide information relating to persons in stay with/to foreign diplomatic missions or consular offices in Vietnam; direct provincial-level Foreign Affairs Departments in coordinating with criminal judgment enforcement agencies of provincial-level police departments in localities where accommodation establishments are located in settling according to their functions all arising matters related to persons staying at these accommodation establishments pending their departure.

Article 14. Effect

This Decree lakes effect on April 10, 2012.

Article 15. Implementation responsibility

1. The Minister of Public Security shall organize, guide, inspect and urge the implementation of this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and chairpersons of provincial-level People s Committees shall implement this Decree.-

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 09/2012/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Nghị định 67/2024/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 76/2020/NĐ-CP ngày 01/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, thu hồi, hủy giá trị sử dụng giấy thông hành và Nghị định 77/2020/NĐ-CP ngày 01/7/2020 của Chính phủ quy định việc quản lý, khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh; dịch vụ công trực tuyến phục vụ cấp, quản lý, kiểm soát hộ chiếu của công dân Việt Nam; kiểm soát xuất nhập cảnh bằng cổng kiểm soát tự động

Hành chính, Xuất nhập cảnh, Thông tin-Truyền thông

văn bản mới nhất