Trả lời:
Chào bạn,
Vấn đề bạn hỏi qua LuatVietnam được Luật sư Mai Đức Đông - Công ty Luật TNHH Tuệ Anh tư vấn cho bạn như sau:
1. Khái niệm
Visa là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực
2. Những điểm giống nhau
Cả visa và thẻ tạm trú đều do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài. Người nước ngoài đủ điều kiện nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại Việt Nam đều được cấp một trong hai giấy tờ này.
Visa và thẻ tạm trú đều có thời hạn nhất định. Khi hết hạn, người nước ngoài phải làm thủ tục gia hạn.
3. Những điểm khác nhau
3.1. Thời hạn tối đa
– Thị thực – visa có thời hạn hiệu lực với thời gian không quá 12 tháng. Khi hết thời hạn visa phải làm thủ tục xin gia hạn, hoặc xuất cảnh khỏi Việt Nam.
– Thẻ tạm trú có thời hạn hiệu lực dài hơn thị thực – visa, thời hạn của thẻ tạm trú tối đa không quá 5 năm.
3.2. Được phép nhập cảnh/ xuất cảnh
– Thị thực – visa: người sở hữu visa được phép nhập cảnh/ xuất cảnh một lần hay nhiều lần do sự lựa chọn của người đó khi làm thủ tục cấp/gia hạn visa. Lệ phí Nhà nước của visa một lần/nhiều lần cũng khác nhau.
– Thẻ tạm trú: người sở hữu thẻ tạm trú được phép nhập cảnh/xuất cảnh nhiều lần.
3.3. Đối tượng được cấp
– Đối tượng được cấp visa:
Người nước ngoài nào có nhu cầu nhập cảnh vào Việt Nam có đầy đủ giấy tờ theo quy định đều được xem xét cấp visa với thời gian tùy theo mục đích và sự xét duyệt.
– Đối tượng được cấp thẻ tạm trú:
+ Người lao động được cấp phép lao động, Phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam được cấp thẻ tạm trú có thời hạn.
+ Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam; Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, ĐT được cấp thẻ tạm trú có thời hạn không quá 03 năm.
+ Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự.
+ Người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị. trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam.
+ Người nước ngoài vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, nhà đầu tư nước ngoài; luật sư nước ngoài.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài