Thông tư 174/2021/TT-BQP hướng dẫn một số nội dung tại Nghị định 06/2021/NĐ-CP

thuộc tính Thông tư 174/2021/TT-BQP

Thông tư 174/2021/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung tại Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng
Cơ quan ban hành: Bộ Quốc phòng
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:174/2021/TT-BQP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Vũ Hải Sản
Ngày ban hành:27/12/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Bộ Quốc Phòng hướng dẫn chi phí bảo trì công trình xây dựng
Ngày 27/12/2021, Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 174/2021/TT-BQP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung tại Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng.

Theo đó, chi phí bảo trì công trình xây dựng bao gồm: chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm; chi phí sửa chữa công trình; chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng; chi phí khác; và chi phí quản lý bảo trì thuộc trách nhiệm cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng công trình.

Cụ thể, chi phí sửa chữa công trình được xác định bằng dự toán. Trường hợp sửa chữa có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên, dự toán chi phí sửa chữa công trình xác định theo Thông tư số 11/2021/TT-BXD. Nếu sửa chữa công trình có chi phí dưới 500 triệu đồng, dự toán chi phí sửa chữa công trình xác định dựa trên khối lượng và đơn giá sửa chữa công trình, tổng hợp dự toán chi phí sửa chữa công trình theo quy định.

Bên cạnh đó, chi phí đánh giá an toàn công trình (một thành phần thuộc chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng) gồm chi phí thực hiện khảo sát, lập hồ sơ hiện trạng công trình (nếu có); chi phí thực hiện đánh giá an toàn công trình; chi phí thuê tổ chức thẩm tra đề cương đánh giá an toàn, chi phí thuê tổ chức tư vấn giám sát thực hiện đánh giá an toàn công trình (nếu có); và các chi phí liên quan khác.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 12/02/2022.

Xem chi tiết Thông tư174/2021/TT-BQP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ QUỐC PHÒNG
_______

Số: 174/2021/TT-BQP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2021

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ NỘI DUNG TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 06/2021/NĐ-CP NGÀY 26 THÁNG 01 NĂM 2021 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRONG BỘ QUỐC PHÒNG

____________

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Theo đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng; thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết gọn là Nghị định số 06/2021/NĐ-CP) các dự án đầu tư xây dựng phục vụ quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đầu tư hoặc ủy quyền quyết định đầu tư.
2. Việc quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình chiến đấu thực hiện theo Quy chế xây dựng công trình chiến đấu ban hành kèm theo Thông tư số 63/2018/TT-BQP ngày 11 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (sau đây viết gọn là Quy chế xây dựng công trình chiến đấu) và tài liệu hướng dẫn bảo quản công trình chiến đấu kèm theo Quyết định số 2329/QĐ-TM ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Tổng Tham mưu trưởng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan đến quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng phục vụ quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đầu tư hoặc ủy quyền quyết định đầu tư.
Điều 3. Phân định trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong quản lý và thi công xây dựng công trình
Phân định trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong quản lý và thi công xây dựng công trình quy định tại Điều 7 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP trong Bộ Quốc phòng thực hiện như sau:
1. Các chủ thể có liên quan trực tiếp đến hoạt động xây dựng công trình bao gồm:
a) Chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư (nếu có);
b) Nhà thầu thi công xây dựng;
c) Nhà thầu cung ứng sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình;
d) Các nhà thầu tư vấn gồm: Khảo sát, thiết kế, quản lý dự án, giám sát, thí nghiệm, kiểm định và các nhà thầu tư vấn xây dựng khác.
2. Chủ đầu tư có đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ theo quy định tại các khoản 5, 6, 7, 8 Điều 7 và Điều 14 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và quy định tại Chương II Thông tư này.
3. Các nhà thầu quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều này khi tham gia hoạt động xây dựng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng; đồng thời, chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về chất lượng và an toàn đối với các công việc do mình thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 7 và các Điều 12, 13, 19, 20 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
4. Quyền hạn, nghĩa vụ và việc phân định trách nhiệm của các chủ thể quy định tại khoản 1 Điều này phải được thể hiện cụ thể trong hợp đồng và theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 4. Phân loại, phân cấp, phân nhóm công trình
Phân loại, phân cấp, phân nhóm công trình theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP phục vụ quốc phòng, thực hiện như sau:
1. Phân loại công trình phục vụ quốc phòng
Công trình phục vụ quốc phòng là công trình có kết cấu dạng nhà hoặc dạng kết cấu khác (có thể là một công trình độc lập hoặc một tổ hợp các công trình) phục vụ cho mục đích quốc phòng, bao gồm:
a) Công trình chiến đấu là công trình quốc phòng trực tiếp phục vụ nhiệm vụ chiến đấu, nhiệm vụ phòng thủ biên giới, đất liền, vùng trời, vùng biển, hải đảo để bảo vệ Tổ quốc, được xây dựng riêng biệt hoặc cấu trúc thành các trận địa, các chốt, các điểm tựa, cụm điểm tựa, các căn cứ, khu vực phòng thủ, sở chỉ huy các cấp, khu vực căn cứ chiến lược. Chi tiết phân loại công trình chiến đấu thực hiện theo quy định tại Điều 4 Quy chế xây dựng công trình chiến đấu;
b) Công trình trường bắn, thao trường huấn luyện là công trình được đầu tư nhằm phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của Quân đội và dân quân tự vệ do Nhà nước giao Bộ Quốc phòng quản lý, sử dụng. Chi tiết phân loại công trình trường bắn, thao trường huấn luyện thực hiện theo quy định tại Điều 6, 7 Quy chế quản lý đầu tư và điều hành, sử dụng hệ thống trường bắn, thao trường huấn luyện ban hành kèm theo Thông tư số 28/2021/TT-BQP ngày 01 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (sau đây viết gọn là Quy chế quản lý đầu tư và điều hành, sử dụng hệ thống trường bắn, thao trường huấn luyện);
c) Công trình phổ thông là một công trình độc lập hoặc một tổ hợp các công trình có dạng công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình giao thông, công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn mang tính chất phổ thông phục vụ cho mục đích làm việc, học tập, sinh hoạt, huấn luyện, sản xuất, rèn luyện và các nhiệm vụ khác của bộ đội không bao gồm các nhiệm vụ quy định tại điểm a, điểm b khoản này. Chi tiết phân loại công trình phổ thông quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
2. Phân cấp, phân nhóm công trình phục vụ quốc phòng được sử dụng trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng trong Bộ Quốc phòng, cụ thể như sau:
a) Nhóm công trình chiến đấu được xác định theo quy định tại Điều 5 Quy chế xây dựng công trình chiến đấu;
b) Nhóm công trình trường bắn, thao trường huấn luyện được xác định theo quy định tại Điều 8 Quy chế quản lý đầu tư và điều hành, sử dụng hệ thống trường bắn, thao trường huấn luyện;
c) Cấp công trình phổ thông, được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng (sau đây viết gọn là Thông tư số 06/2021/TT-BXD) và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Áp dụng cấp công trình trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng trong Bộ Quốc phòng
1. Cấp công trình quy định tại Thông tư này được áp dụng làm cơ sở để quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng trong Bộ Quốc phòng, như sau:
a) Xác định thẩm quyền thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình;
b) Xác định công trình xem xét thi tuyển phương án kiến trúc theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Kiến trúc;
c) Xác định công trình có yêu cầu phải lập chỉ dẫn kỹ thuật riêng;
d) Xác định chi phí thực hiện các công việc bảo trì công trình định kỳ hàng năm;
đ) Xác định công trình phải lập quy trình bảo trì;
e) Xác định công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;
g) Xác định công trình có yêu cầu bắt buộc bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
h) Xác định công trình phải thực hiện đánh giá định kỳ về an toàn của công trình xây dựng trong quá trình sử dụng;
i) Phân cấp sự cố công trình xây dựng và thẩm quyền giải quyết sự cố công trình xây dựng;
k) Thẩm quyền giám định xây dựng;
l) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
m) Xác định thời hạn và mức tiền bảo hành công trình;
n) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình.
2. Áp dụng cấp công trình để quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng được quy định tại điểm a khoản 1 Điều này như sau:
a) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng chỉ có một công trình chính độc lập: Cấp công trình được xác định theo quy định tại Phụ lục II Thông tư này và khoản 2 Điều 2 Thông tư số 06/2021/TT-BXD;
b) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng gồm nhiều công trình chính độc lập hoặc được xây dựng theo tuyến (gồm nhiều công trình bố trí liên tiếp nhau thành tuyến): Áp dụng cấp của công trình chính có cấp cao nhất xác định theo quy định tại Phụ lục II Thông tư này và khoản 2 Điều 2 Thông tư số 06/2021/TT-BXD;
c) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng có tổ hợp các công trình chính hoặc dây chuyền công nghệ chính gồm nhiều hạng mục: Áp dụng cấp công trình theo cấp của công trình chính (thuộc tổ hợp các công trình hoặc dây chuyền công nghệ) có cấp cao nhất xác định theo quy định tại Phụ lục II Thông tư này và khoản 3 Điều 2 Thông tư số 06/2021/TT-BXD;
d) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng có nhiều tổ hợp các công trình chính, nhiều dây chuyền công nghệ chính hoặc hỗn hợp: Áp dụng cấp của tổ hợp các công trình chính hoặc dây chuyền công nghệ chính có cấp cao nhất xác định theo quy định tại Phụ lục II Thông tư này và khoản 3 Điều 2 Thông tư số 06/2021/TT-BXD.
3. Nguyên tắc áp dụng cấp công trình để quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng được quy định từ điểm b đến điểm n khoản 1 Điều này như sau:
a) Trường hợp phạm vi thực hiện cho một công trình độc lập thì áp dụng cấp công trình xác định theo Phụ lục II Thông tư này và khoản 2 Điều 2 Thông tư số 06/2021/TT-BXD đối với công trình đó;
b) Trường hợp phạm vi thực hiện cho một số công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình thì áp dụng cấp công trình xác định theo Phụ lục II Thông tư này và khoản 2 Điều 2 Thông tư số 06/2021/TT-BXD đối với từng công trình được xét;
c) Trường hợp phạm vi thực hiện cho toàn bộ một tổ hợp các công trình hoặc toàn bộ một dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục thì áp dụng cấp công trình xác định theo quy định tại Phụ lục II Thông tư này và khoản 3 Điều 2 Thông tư số 06/2021/TT-BXD. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình theo tuyến thì thực hiện theo quy định tại điểm d khoản này;
d) Trường hợp phạm vi thực hiện cho một công trình, một số công trình hoặc toàn bộ các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo tuyến thì áp dụng cấp công trình xác định theo quy định tại Phụ lục II Thông tư này và khoản 2 Điều 2 Thông tư số 06/2021/TT-BXD đối với từng công trình thuộc tuyến.
Chương II
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Mục 1. KHẢO SÁT, THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Điều 6. Quản lý khảo sát công trình xây dựng
1. Nội dung quản lý chất lượng khảo sát xây dựng, bao gồm:
a) Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng;
b) Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng;
c) Thực hiện khảo sát xây dựng;
d) Nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát xây dựng;
đ) Quản lý công tác khảo sát xây dựng.
2. Nội dung các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại các Điều 26, 27, 28, 29 và 30 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây viết gọn là Nghị định số 15/2021/NĐ-CP).
Điều 7. Quản lý thiết kế xây dựng
1. Nội dung quản lý thiết kế xây dựng, bao gồm:
a) Bước thiết kế xây dựng;
b) Nhiệm vụ thiết kế xây dựng;
c) Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng;
d) Quản lý công tác thiết kế xây dựng;
đ) Thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở.
2. Nội dung các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Điều 31, 32, 33, 34 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP và Thông tư số 106/2021/TT-BQP ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trong Bộ Quốc phòng.
Mục 2. QUẢN LÝ THI CÔNG, NGHIỆM THU, KIỂM TRA CÔNG TÁC NGHIỆM THU VÀ LẬP, LƯU TRỮ HỒ SƠ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Điều 8. Quản lý thi công xây dựng công trình
1. Nội dung quản lý thi công xây dựng, bao gồm:
a) Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình;
b) Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình;
c) Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình;
d) Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng trong thi công xây dựng công trình;
đ) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công;
e) Quản lý các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.
2. Nội dung tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định từ Điều 10 đến Điều 27 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và Điều 12 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Điều 9. Nghiệm thu công trình xây dựng
1. Nghiệm thu công trình xây dựng, bao gồm:
a) Nghiệm thu công việc xây dựng;
b) Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng;
c) Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng.
2. Nội dung tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
3. Nghiệm thu có điều kiện, nghiệm thu từng phần công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Chủ đầu tư được quyết định tổ chức nghiệm thu có điều kiện đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào khai thác tạm trong trường hợp việc thi công xây dựng cơ bản đã hoàn thành theo yêu cầu thiết kế, nhưng còn một số tồn tại về chất lượng mà không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, tuổi thọ, công năng của công trình và đảm bảo công trình đủ điều kiện khai thác an toàn và đáp ứng quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan. Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản, trong đó phải nêu rõ các tồn tại về chất lượng cần được khắc phục hoặc các công việc xây dựng cần được tiếp tục thực hiện và thời gian hoàn thành các nội dung này, yêu cầu về giới hạn phạm vi sử dụng công trình (nếu có). Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình sau khi các tồn tại về chất lượng đã được khắc phục hoặc các công việc xây dựng còn lại đã được hoàn thành;
b) Trường hợp một phần công trình xây dựng đã được thi công hoàn thành và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, chủ đầu tư được quyết định việc tổ chức nghiệm thu phần công trình xây dựng này để đưa vào khai thác tạm. Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản, trong đó phải nêu rõ về phần công trình được tổ chức nghiệm thu. Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp tục tổ chức thi công và nghiệm thu đối với các phần công trình, hạng mục công trình xây dựng còn lại theo thiết kế; quá trình tiếp tục thi công phải đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến việc khai thác, vận hành bình thường của phần công trình xây dựng đã được nghiệm thu; tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình sau khi phần công trình, hạng mục công trình xây dựng còn lại theo thiết kế đã được hoàn thành.
4. Trường hợp công trình đã hoàn thành thi công xây dựng nhưng có một số chỉ tiêu, thông số kỹ thuật chủ yếu không đáp ứng được yêu cầu thiết kế và không hoặc chưa đủ điều kiện để nghiệm thu hoàn thành hoặc nghiệm thu có điều kiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 23 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, việc xử lý được thực hiện như sau:
a) Chủ đầu tư cùng với các nhà thầu phải làm rõ các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật không đáp ứng yêu cầu thiết kế; xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý vi phạm theo quy định của hợp đồng xây dựng;
b) Việc đưa công trình vào khai thác, sử dụng trong trường hợp này chỉ được xem xét đối với các công trình giao thông, công trình cung cấp tiện ích hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ lợi ích cộng đồng trên cơ sở xác định lại các thông số kỹ thuật, các điều kiện để đưa vào khai thác, sử dụng và được cơ quan chuyên môn về xây dựng cho ý kiến theo quy định của pháp luật có liên quan và phải được người quyết định đầu tư chấp thuận.
5. Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào sử dụng và quyết toán hợp đồng thi công xây dựng sau khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
Điều 10. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
1. Cơ quan chuyên môn về xây dựng
a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng là Cục Doanh trại/Tổng cục Hậu cần kiểm tra công trình thuộc các dự án do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đầu tư; công trình trường bắn, thao trường huấn luyện do Tổng Tham mưu trưởng quyết định đầu tư;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng là Cục Hậu cần hoặc cơ quan được giao quản lý xây dựng (sau đây viết gọn là cơ quan chuyên môn về xây dựng của cơ quan, đơn vị) kiểm tra công trình thuộc các dự án do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ủy quyền quyết định đầu tư; công trình trường bắn, thao trường huấn luyện do Tổng Tham mưu trưởng ủy quyền quyết định đầu tư; tham gia kiểm tra đối với công trình thuộc các dự án phục vụ quốc phòng do địa phương quyết định đầu tư (nếu cần);
c) Cơ quan chuyên môn về xây dựng của cơ quan, đơn vị tham gia kiểm tra các công trình quy định tại điểm a khoản này trong phạm vi quản lý; cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng tham gia kiểm tra các công trình quy định tại điểm b khoản này, khi cần thiết; trường hợp bất khả kháng (công trình thuộc khu vực thiên tai, dịch bệnh, sự cố môi trường) thì cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao cơ quan chuyên môn về xây dựng của cơ quan, đơn vị kiểm tra các công trình quy định tại điểm a khoản này trong các khu vực trên;
d) Trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
2. Nội dung, trình tự kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 4, khoản 5 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Chủ đầu tư báo cáo khởi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng theo Mẫu số 01 của Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp, trước thời điểm khởi công xây dựng ít nhất là 03 ngày làm việc;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng lập kế hoạch kiểm tra và thông báo đến chủ đầu tư, cơ quan, đơn vị liên quan để phối hợp thực hiện;
c) Chủ đầu tư thông báo cho các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng chuẩn bị nội dung kiểm tra theo kế hoạch;
d) Cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức kiểm tra theo các nội dung quy định tại điểm a khoản 4 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP;
đ) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả kiểm tra bằng văn bản theo Mẫu số 02 của Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này gửi chủ đầu tư và các cơ quan liên quan để phối hợp thực hiện.
3. Nội dung, trình tự kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 4, 6 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Trước 15 ngày đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I hoặc trước 10 ngày đối với công trình còn lại so với ngày dự kiến tổ chức nghiệm thu hoàn thành, chủ đầu tư phải báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng theo Mẫu số 03 của Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này, đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng lập kế hoạch kiểm tra và thông báo đến chủ đầu tư, cơ quan, đơn vị liên quan để phối hợp thực hiện;
c) Chủ đầu tư thông báo cho các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng chuẩn bị nội dung kiểm tra theo kế hoạch;
d) Cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức kiểm tra các nội dung theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP; trường hợp hạng mục công trình, công trình cơ quan chuyên môn về xây dựng chưa kiểm tra trong quá trình thi công, nội dung kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP;
đ) Trường hợp công trình đủ điều kiện chấp thuận kết quả nghiệm thu đưa vào sử dụng, cơ quan chuyên môn về xây dựng ra văn bản thông báo chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư theo Mẫu số 05 của Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
e) Trường hợp công trình còn tồn tại cần khắc phục, cơ quan chuyên môn về xây dựng ra văn bản thông báo không chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư và nêu rõ các nội dung còn tồn tại cần khắc phục theo Mẫu số 04 của Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Sau khi khắc phục xong, chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu và gửi báo cáo kết quả khắc phục (kèm theo hồ sơ, hình ảnh và biên bản nghiệm thu kết quả khắc phục) đến cơ quan chuyên môn về xây dựng xem xét, chấp thuận kết quả nghiệm thu công trình hoàn thành. Trường hợp cần thiết, cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra kết quả khắc phục trước khi ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu công trình hoàn thành của chủ đầu tư.
4. Chi phí cho việc kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 10/2021/TT-BXD ngày 25 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ (sau đây viết gọn là Thông tư số 10/2021/TT-BXD), như sau:
a) Chi phí kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng, bao gồm công tác phí theo quy định và chi phí khác phục vụ cho công tác kiểm tra;
b) Chi phí thuê cá nhân (chuyên gia) do cơ quan chuyên môn về xây dựng mời, bao gồm chi phí đi lại, chi phí thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác và tiền công chuyên gia;
c) Chi phí thuê tổ chức tham gia thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng;
d) Việc lập dự toán chi phí cho việc kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng căn cứ vào đặc điểm, tính chất của công trình; địa điểm xây dựng công trình; thời gian, số lượng cán bộ, chuyên gia (nếu có) tham gia kiểm tra công tác nghiệm thu và khối lượng công việc phải thực hiện. Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công, chi phí quy định tại điểm c khoản này không vượt quá 20% chi phí tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình. Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP;
đ) Chủ đầu tư có trách nhiệm thanh toán các chi phí quy định tại điểm a khoản này khi kết thúc đợt kiểm tra. Trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng mời tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp tham gia thực hiện việc kiểm tra, chủ đầu tư thực hiện ký hợp đồng và thanh toán theo quy định đối với các chi phí nêu tại điểm b, điểm c khoản này.
Điều 11. Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng
1. Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, Quy chế công tác lưu trữ trong Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư số 30/2021/TT-BQP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Các bộ phận công trình bị che khuất, che lấp phải có hình ảnh (ảnh chụp, video) do tư vấn giám sát, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện để phục vụ công tác kiểm tra, nghiệm thu. Hình ảnh ghi lại phải rõ nét, thể hiện được hình khối, quy cách, thời gian, vị trí thực hiện. Thời gian lưu trữ hình ảnh do chủ đầu tư quy định nhưng không ngắn hơn thời gian bảo hành công trình.
Mục 3. BẢO HÀNH, BẢO TRÌ, PHÁ DỠ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Điều 12. Bảo hành công trình xây dựng
1. Nội dung bảo hành công trình xây dựng, bao gồm:
a) Yêu cầu về bảo hành công trình xây dựng;
b) Trách nhiệm của các chủ thể trong bảo hành công trình xây dựng.
2. Nội dung tại các điểm a, b khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Điều 28, Điều 29 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
3. Thời gian tính bảo hành đối với hạng mục công trình, công trình xây dựng kể từ khi được chủ đầu tư nghiệm thu hoàn thành theo quy định tại khoản 5 Điều 28 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
Điều 13. Bảo trì công trình xây dựng
1. Nội dung bảo trì công trình xây dựng, bao gồm:
a) Trình tự thực hiện bảo trì công trình xây dựng;
b) Quy trình bảo trì công trình xây dựng;
c) Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng;
d) Thực hiện bảo trì công trình xây dựng;
đ) Quản lý chất lượng công việc bảo trì công trình xây dựng;
e) Chi phí bảo trì công trình xây dựng.
2. Nội dung tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại các Điều 30, 31, 32, 33, 34 và 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
3. Quan trắc công trình xây dựng trong quá trình khai thác, sử dụng
Nội dung, yêu cầu quan trắc; danh mục các công trình phải quan trắc thực hiện theo quy định tại Điều 4 và Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 10/2021/TT-BXD.
Điều 14. Xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng
1. Chi phí bảo trì công trình xây dựng, bao gồm:
a) Chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm;
b) Chi phí sửa chữa công trình;
c) Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng;
d) Chi phí khác;
đ) Chi phí quản lý bảo trì thuộc trách nhiệm cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng công trình.
2. Chi phí bảo trì công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 14/2021/TT-BXD ngày 8 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết gọn là Thông tư số 14/2021/TT-BXD), cụ thể như sau:
a) Chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hằng năm xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 14/2021/TT-BXD được thực hiện theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Chi phí sửa chữa công trình được xác định bằng dự toán. Trường hợp sửa chữa có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên thì dự toán chi phí sửa chữa công trình xác định theo quy định tại Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; trường hợp sửa chữa công trình có chi phí dưới 500 triệu đồng thì dự toán chi phí sửa chữa công trình xác định trên cơ sở khối lượng và đơn giá sửa chữa công trình, tổng hợp dự toán chi phí sửa chữa công trình theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Chi phí quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại các khoản 6, 7 và 8 Điều 3 Thông tư số 14/2021/TT-BXD;
d) Tổng hợp dự toán chi phí bảo trì công trình hàng năm được thực hiện theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
3. Việc thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
Điều 15. Giám định xây dựng
1. Cơ quan có thẩm quyền giám định xây dựng trong Bộ Quốc phòng
a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng tổ chức giám định công trình cấp II trở lên; công trình nhóm I đối với công trình trường bắn, thao trường huấn luyện;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng của cơ quan, đơn vị tổ chức giám định các công trình còn lại trong phạm vi quản lý.
2. Nội dung giám định thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
3. Trình tự thực hiện giám định xây dựng và thông báo kết luận giám định thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 10/2021/TT-BXD.
Điều 16. Đánh giá an toàn công trình
1. Trình tự, nội dung đánh giá an toàn công trình thực hiện theo quy định tại Điều 36, Điều 37 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP
2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình
a) Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng rà soát, quy định lộ trình và yêu cầu cơ quan, đơn vị quản lý sử dụng công trình tổ chức thực hiện thời điểm, tần suất đánh giá an toàn công trình quy định tại khoản 3 Điều 17 Thông tư số 10/2021/TT-BXD;
b) Cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng công trình thực hiện đánh giá an toàn công trình theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP gửi báo cáo về cơ quan, đơn vị cấp trên để báo cáo đến cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng;
c) Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng tổng hợp kết quả đánh giá an toàn công trình thuộc phạm vi quản lý gửi về cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng;
d) Cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm kiểm tra, thông báo kết quả đánh giá an toàn theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và điểm a, điểm b khoản 5 Điều 17 Thông tư số 10/2021/TT-BXD.
3. Cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình:
a) Công trình quy định tại Phụ lục III Thông tư số 10/2021/TT-BXD;
b) Công trình trường bắn, thao trường huấn luyện nhóm I.
4. Chi phí đánh giá an toàn công trình là một thành phần thuộc chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng, bao gồm:
a) Chi phí thực hiện khảo sát, lập hồ sơ hiện trạng công trình (nếu có);
b) Chi phí thực hiện đánh giá an toàn công trình;
c) Chi phí thuế tổ chức thẩm tra đề cương đánh giá an toàn công trình, chi phí thuê tổ chức tư vấn giám sát thực hiện công tác đánh giá an toàn công trình (nếu có);
d) Các chi phí khác có liên quan.
Điều 17. Xử lý đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm, công trình hết hạn sử dụng, phá dỡ công trình xây dựng
Xử lý đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm, công trình hết hạn sử dụng, phá dỡ công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại các Điều 40, 41 và 42 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
1. Xử lý đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không bảo đảm an toàn cho khai thác, sử dụng
a) Khi phát hiện hoặc tiếp nhận thông tin hạng mục công trình, công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không bảo đảm an toàn cho việc khai thác, sử dụng thì cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng công trình thực hiện theo quy định tại các điểm a, c, đ khoản 1 Điều 40 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, đồng thời gửi báo cáo đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp để phối hợp thực hiện;
b) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện các nội dung theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 40 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
2. Xử lý đối với công trình hết thời hạn sử dụng theo thiết kế
a) Chủ sở hữu hoặc cơ quan, đơn vị sử dụng công trình rà soát, xác định thời hạn sử dụng của công trình theo hồ sơ thiết kế xây dựng và quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình; báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và dự kiến phương án xử lý sau khi hết thời hạn sử dụng (tối thiểu trước 12 tháng). Đối với các công trình không đủ cơ sở xác nhận thời hạn sử dụng theo thiết kế, chủ sở hữu hoặc cơ quan, đơn vị sử dụng công trình thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 41 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP trước khi báo cáo;
b) Đối với các công trình hết thời gian sử dụng nhưng có nhu cầu sử dụng tiếp, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng yêu cầu cơ quan, đơn vị quản lý sử dụng thực hiện theo quy định tại các điểm a, b khoản 4 Điều 41 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP trước khi quyết định và chịu trách nhiệm về việc tiếp tục sử dụng công trình;
c) Đối với các trường hợp không tiếp tục sử dụng khi công trình hết hạn sử dụng theo quy định tại khoản 5 Điều 41 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, thực hiện theo quy định tại Thông tư số 126/2020/TT-BQP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định loại khỏi biên chế và xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng.
3. Phá dỡ công trình phục vụ quốc phòng thực hiện theo quy định tại Điều 42 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP; thẩm quyền quyết định phá dỡ công trình xây dựng, như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đối với công trình từ cấp II trở lên;
b) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định đối với các công trình còn lại trong phạm vi quản lý.
Mục 4. SỰ CỐ TRONG THI CÔNG VÀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH
Điều 18. Sự cố công trình xây dựng
Nội dung sự cố công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại các Điều 43, 44, 45, 46 và 47 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
1. Báo cáo sự cố công trình xây dựng
Ngay sau khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư hoặc Thủ trưởng đơn vị quản lý, sử dụng công trình phải báo cáo Thủ trưởng cấp trên trực tiếp và trong vòng 24 giờ báo cáo đến Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng để báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Báo cáo bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Tên công trình, vị trí xây dựng, quy mô công trình; tên các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; mô tả về sự cố, tình trạng công trình xây dựng khi xảy ra sự cố, thời điểm xảy ra sự cố; thiệt hại về người và tài sản (nếu có).
2. Giải quyết sự cố công trình xây dựng
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm chủ trì giải quyết sự cố công trình trong phạm vi quản lý; trường hợp cần thiết do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
3. Thẩm quyền, nội dung, chi phí giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng
a) Thẩm quyền giám định
Cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng tổ chức giám định nguyên nhân sự cố cấp I quy định tại khoản 1 Điều 43 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP;
Cơ quan chuyên môn về xây dựng của cơ quan, đơn vị tổ chức giám định nguyên nhân sự cố cấp II, III quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 43 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP đối với công trình thuộc phạm vi quản lý.
b) Nội dung thực hiện giám định, chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 46 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
Điều 19. Sự cố về máy, thiết bị sử dụng thi công xây dựng
Nội dung sự cố mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại các Điều 48, 49, 50 và 51 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
1. Báo cáo sự cố về máy, thiết bị
Ngay sau khi xảy ra sự cố mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều 48 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, bằng biện pháp nhanh nhất chủ đầu tư hoặc đơn vị quản lý sử dụng công trình phải báo cáo về tên và vị trí xây dựng công trình, sơ bộ về sự cố và thiệt hại (nếu có) với Thủ trưởng cấp trên trực tiếp và trong vòng 24 giờ báo cáo đến Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng để tổng hợp, báo cáo Thủ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm thực hiện các nội dung theo quy định tại khoản 5 Điều 49 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
3. Điều tra sự cố về máy, thiết bị
a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng:
Chủ trì giải quyết sự cố và điều tra sự cố về máy, thiết bị công trình trong phạm vi quản lý;
Thành lập Tổ điều tra sự cố để thực hiện điều tra sự cố. Tổ điều tra sự cố bao gồm đại diện cơ quan chuyên môn về xây dựng của cơ quan, đơn vị, cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng (nếu cần) và các cơ quan, chuyên gia về chuyên ngành kỹ thuật liên quan; trường hợp cần thiết, cơ quan chủ trì điều tra sự cố chỉ định tổ chức tư vấn xác định nguyên nhân sự cố và đưa ra giải pháp khắc phục.
b) Nội dung thực hiện điều tra sự cố về máy, thiết bị thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP;
c) Chủ đầu tư có trách nhiệm tạm ứng chi phí tổ chức điều tra sự cố. Sau khi có kết quả điều tra sự cố và phân định trách nhiệm thì tổ chức, cá nhân gây ra sự cố phải có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức điều tra sự cố. Trường hợp sự cố xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng thì trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức điều tra sự cố thực hiện theo quy định của hợp đồng xây dựng có liên quan;
d) Riêng trường hợp sự cố về máy, thiết bị không thuộc danh mục máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt sử dụng trong thi công xây dựng công trình và không làm bị thương nặng hoặc gây chết người thì chủ đầu tư có trách nhiệm chủ trì tổ chức điều tra và giải quyết sự cố về máy, thiết bị,
4. Lập hồ sơ xử lý sự cố về máy, thiết bị
Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ sự cố về máy, thiết bị theo quy định tại Điều 51 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
Mục 5. KHEN THƯỞNG, XỬ PHẠT TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
Điều 20. Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng
1. Các quy định về giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
2. Trước khi đăng ký tham dự giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng, chủ đầu tư phải báo cáo và được sự chấp thuận của cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng.
Điều 21. Xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng
1. Đối tượng và hình thức xử lý vi phạm
a) Tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động xây dựng theo hình thức Hợp đồng xây dựng có hành vi gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng hoặc gây thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng sẽ bị xử phạt và phải khắc phục hậu quả. Chủ đầu tư có trách nhiệm quy định nội dung xử lý vi phạm trong Hợp đồng xây dựng; trong đó, hành vi vi phạm, hình thức xử lý vận dụng theo quy định tại Chương II Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng;
b) Cơ quan, đơn vị, quân nhân, công chức, viên chức quốc phòng được giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động xây dựng có hành vi gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng hoặc gây thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Thông tư số 16/2020/TT-BQP ngày 21 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng.
2. Thẩm quyền và trình tự xử lý vi phạm
a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp xác định vi phạm tại các công trình trong phạm vi quản lý và thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư và các bên liên quan;
b) Đối với vi phạm của đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: Căn cứ văn bản thông báo hoặc chủ đầu tư kiểm tra phát hiện lập biên bản xác định hành vi vi phạm và xử lý theo Hợp đồng;
c) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, căn cứ văn bản thông báo quy định tại điểm a khoản này tiến hành xử lý theo thẩm quyền. Trường hợp đối tượng vi phạm ngoài thẩm quyền, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng có văn bản gửi cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Tạm dừng thi công xây dựng công trình, tạm dừng sử dụng máy, thiết bị: Khi phát hiện nguy cơ mất an toàn làm ảnh hưởng đến công trình, công trình lân cận và cộng đồng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp được quyền tạm dừng thi công xây dựng công trình trong phạm vi quản lý. Sau khi khắc phục xong tồn tại, đảm bảo các yêu cầu về an toàn theo quy định, chủ đầu tư báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị dừng thi công để kiểm tra và quyết định cho phép tiếp tục thi công.
4. Cơ quan chuyên môn về xây dựng được quyền công bố tên và hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên các trang thông tin điện tử và các phương tiện thông tin khác của Bộ Quốc phòng.
5. Trường hợp cần thiết, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, có văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của Pháp luật về xây dựng.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
Điều 22. Tổng cục Hậu cần
1. Chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng theo phạm vi điều chỉnh của Thông tư này và xử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện.
2. Chỉ đạo Cục Doanh trại
a) Tham mưu với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng;
b) Kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng thực hiện các quy định về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
c) Thực hiện chức năng cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng theo quy định tại Chương II Thông tư này và các nhiệm vụ khác khi được giao;
d) Tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và dự thảo văn bản của Bộ Quốc phòng gửi Bộ Xây dựng về tình hình quản lý chất lượng, chất lượng công trình xây dựng và an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng trước ngày 15 tháng 12 hằng năm và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
Điều 23. Cơ quan liên quan của Bộ Quốc phòng
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp, tham gia quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
Điều 24. Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng
1. Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về công tác quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng trong phạm vi quản lý và thực hiện các nội dung theo thẩm quyền được quy định tại Chương II Thông tư này.
2. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn về xây dựng của cơ quan, đơn vị
a) Thực hiện chức năng cơ quan chuyên môn về xây dựng của cơ quan, đơn vị theo quy định tại Chương II Thông tư này và các nhiệm vụ khác khi được giao;
b) Triển khai, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật mới về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng trong phạm vi quản lý;
c) Tổng hợp về tình hình chất lượng, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trong phạm vi quản lý, báo cáo theo Mẫu số 06 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này, gửi về Cục Doanh trại/Tổng cục Hậu cần trước ngày 15 tháng 11 hằng năm và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
Điều 25. Cơ quan, đơn vị quản lý sử dụng
1. Tham gia quản lý chất lượng trong quá trình thiết kế, thi công xây dựng; kịp thời phát hiện bất cập kiến nghị với chủ đầu tư để điều chỉnh nhằm phát huy hiệu quả đầu tư.
2. Thực hiện vai trò giám sát cộng đồng về chất lượng công trình xây dựng. Khi phát hiện hành vi vi phạm phải phản ánh kịp thời với chủ đầu tư hoặc cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng để xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức quản lý, khai thác sử dụng, vận hành và bảo trì đúng quy định. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc công trình xây dựng bị hư hỏng, xuống cấp do sai phạm trong quá trình khai thác sử dụng hoặc thực hiện bảo trì công trình xây dựng.
4. Thực hiện các nội dung theo thẩm quyền quy định tại Chương II Thông tư này và các nhiệm vụ khác khi được giao.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 26. Quy định chuyển tiếp
1. Đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được quyết định đầu tư trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì cấp của công trình được xác định theo quy định của Thông tư số 296/2017/TT-BQP ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng.
2. Công trình xây dựng khởi công trước ngày Thông tư này có hiệu lực, thì thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 296/2017/TT-BQP ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng.
Điều 27. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2022 và thay thế Thông tư số 296/2017/TT-BQP ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng.
Điều 28. Trách nhiệm thi hành
1. Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, chỉ huy các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Bộ Quốc phòng (qua Cục Doanh trại/Tổng cục Hậu cần) để xem xét, hướng dẫn./.

Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thủ trưởng BQP, CNTCCT;
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ;
- Cục Doanh trại/TCHC;
- Vụ Pháp chế/BQP;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử/BQP (để đăng tải);
- Lưu: VT, THBĐ. Tu90.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Thượng tướng Vũ Hải Sản

PHỤ LỤC I

PHÂN LOẠI CÔNG TRÌNH PHỔ THÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 174/2021/TT-BQP ngày 27 tháng 12 năm 2021 của Bộ Quốc Phòng )

1.

Trụ sở làm việc cơ quan quân sự.

2.

Nhà máy, xí nghiệp quốc phòng; trụ sở các doanh nghiệp quân đội và các cơ sở liên doanh, liên kết thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

3.

Kho các cấp.

4.

Đường ống xăng dầu quân đội.

5.

Trạm, xưởng và tổng trạm quân sự.

6.

Doanh trại quân đội.

7.

Học viện, nhà trường, trung tâm, viện nghiên cứu quân sự.

8.

Bệnh xá, bệnh viện quân đội.

9.

Khu an điều dưỡng quân đội; khu nhà ở công vụ.

10.

Khu văn hóa, thể thao.

11.

Trại giam, tạm giam quân sự.

12.

Cơ sở đo lường, kiểm nghiệm, xưởng sửa chữa.

13.

Công trình được quy hoạch phục vụ mục đích quốc phòng hoặc phòng thủ dân sự.

14.

Công trình phổ thông khác (trừ các công trình được quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 4 Thông tư này).

PHỤ LỤC II

PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH TRỤ SỞ CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRONG BỘ QUỐC PHÒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 174/2021/TT-BQP ngày 27 tháng 12 năm 2021 của Bộ Quốc Phòng )

Cấp công trình quy định tại mục 1.1.7 Phụ lục I của Thông tư 06/2021/TT-BXD được quy định trong Bộ Quốc phòng như sau:

1.

Công trình cấp I: Sở chỉ huy, trụ sở cơ quan Bộ Quốc phòng; sở chỉ huy, trụ sở cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.

2.

Công trình cấp II: Sở chỉ huy cấp Lữ đoàn, Sư đoàn, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh và tương đương.

3.

Công trình cấp III: Sở chỉ huy cấp Trung đoàn, Đồn Biên phòng, nhà chỉ huy Ban chỉ huy quân sự huyện và tương đương.

PHỤ LỤC III

CÁC MẪU BIỂU BÁO CÁO, THÔNG BÁO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 174/2021/TT-BQP ngày 27 tháng 12 năm 2021 của Bộ Quốc phòng)

STT

MẪU BIỂU

TRÍCH YẾU MẪU BIỂU

GHI CHÚ

1

Mẫu số 01

Báo cáo khởi công xây dựng hạng mục công trình, công trình

 

2

Mẫu số 02

Thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng hạng mục công trình/công trình xây dựng

 

3

Mẫu số 03

Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng

 

4

Mẫu số 04

Thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình/công trình xây dựng (trường hợp không chấp thuận kết quả nghiệm thu)

 

5

Mẫu số 05

Thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình/công trình xây dựng

 

6

Mẫu số 06

Báo cáo về tình hình chất lượng, an toàn lao động và công tác quản lý chất lượng xây dựng

 

Mẫu số 1

........(1)……..
……….(2)………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………

………, ngày … tháng … năm ….

BÁO CÁO

Khởi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng...

Kính gửi:…….. (3) …..…

…….(2)….… báo cáo về việc khởi công xây dựng của hạng mục công trình, công trình xây dựng như sau:

1. Tên hạng mục công trình/công trình xây dựng: …………………………………….

2. Địa điểm xây dựng: ………………………………………………………………

3. Địa chỉ liên lạc của chủ đầu tư: ……………………………………………………

4. Quy mô hạng mục công trình/công trình xây dựng (nêu tóm tắt về tổng mức đầu tư, tiến độ thi công, nguồn vốn, thông số kỹ thuật chủ yếu của hạng mục công trình, công trình xây dựng).

5. Danh sách các nhà thầu chính và nhà thầu phụ (nếu có): (tổng thầu, nhà thầu chính: Khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng).

6. Ngày khởi công và ngày hoàn thành (dự kiến)./.

(gửi kèm theo các Quyết định phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh dự án; phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công bản photo)

Nơi nhận:
- Như trên;
-…..(4)……
- …………….
- Lưu: ………..

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân)

 

___________________

Ghi chú:

(1) Tên của cấp trên chủ đầu tư.

(2) Tên của chủ đầu tư.

(3) Tên Cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng.

(4) Cơ quan chuyên môn về xây dựng của cơ quan, đơn vị đối với các dự án Bộ quyết định đầu tư.

Mẫu số 02

........(1)……..
……….(2)………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……/TB-……

………, ngày … tháng … năm ….

THÔNG BÁO

Kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công Hạng mục công trình, công trình...

Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 10/2021/TT-BXD ngày 25/8/2021 của Bộ Xây dựng; Thông tư số …./202 /TT-BQP ngày .../…./202 của Bộ Quốc phòng;

Căn cứ giấy phép xây dựng (nếu có);

Căn cứ báo cáo thi công xây dựng của chủ đầu tư số ... ngày ...;

Căn cứ báo cáo khắc phục tồn tại của chủ đầu tư số ... ngày ... (nếu có); Căn cứ các văn bản có liên quan theo quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có);

Căn cứ kết quả kiểm tra đối với công trình ngày...;

….. (2)...thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu của ...(3)...đối với công trình/hạng mục công trình như sau:

1. Thông tin về công trình

a) Tên công trình/hạng mục công trình: …………………………..

b) Địa điểm xây dựng: ……………………………………………..

c) loại và cấp công trình: ………………………………………….

d) Quy mô và hiện trạng công trình ……………………………….

2. Kết quả kiểm tra

2.1. Hiện trạng chất lượng của hạng mục công trình/công trình xây dựng

(Nêu hiện trạng thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng được kiểm tra; về tình hình chất lượng hạng mục công trình, công trình xây dựng)

2.2. Sự tuân thủ các quy định của pháp luật

(Nêu các đánh giá về năng lực các chủ thể tham gia xây dựng hạng mục công trình công trình xây dựng, sự tuân thủ quy định về quản lý chất lượng và các quy định khác có liên quan, công tác lập và lưu trữ hồ sơ,... thông qua kiểm tra hồ sơ công trình)

2.3. Yêu cầu đối với Chủ đầu tư

- ……………

- Yêu cầu khác (nếu có)


Nơi nhận:
- …..(3)(4)....;
- ….(4)....;
- Lưu:…...

………(2)………
(Ký ghi rõ họ tên, chức
vụ và đóng dấu pháp nhân)

 

___________________

Ghi chú:

(1) Tên của cấp trên cơ quan chuyên môn về xây dựng;

(2) Tên cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp.

(3) Tên của chủ đầu tư.

(4) Cơ quan chuyên môn về xây dựng của cơ quan, đơn vị đối với các dự án Bộ quyết định đầu tư.

Mẫu số 03

........(1)……..
……….(2)………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………

………, ngày … tháng … năm ….

BÁO CÁO

Hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng...

Kính gửi:………………………(3)…………………..

 ………(2)……… báo cáo kết quả hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng với các nội dung sau:

1. Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng: ………………………………………………..

2. Địa điểm xây dựng ………………………………………………………………………………..

3. Quy mô hạng mục công trình, công trình xây dựng: (nêu tóm tắt về các thông số kỹ thuật chủ yếu của công trình).

4. Danh sách các nhà thầu (tổng thầu xây dựng, nhà thầu chính: khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng).

5. Ngày khởi công và ngày hoàn thành (dự kiến).

6. Khối lượng của các loại công việc xây dựng chủ yếu đã được thực hiện.

7. Đánh giá về chất lượng hạng mục công trình, công trình xây dựng so với yêu cầu của thiết kế.

8. Báo cáo về các điều kiện để đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng.

9. Danh mục hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng: Theo Phụ lục VIb Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 (trừ các hồ sơ tài liệu quy định tại khoản 13, 14, 15 phụ lục này).

 ……(2)...... cam kết đã tổ chức thi công xây dựng theo đúng hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt; tập hợp hồ sơ hoàn thành công trình đầy đủ và tổ chức nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật.

Đề nghị ....(3).... tổ chức kiểm tra hạng mục công trình, công trình xây dựng theo thẩm quyền./.

(gửi kèm theo các Quyết định phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh dự án; phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh thiết kế bản vẽ thì công bản photo)

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………...
- Lưu …...

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân)

___________________

Ghi chú:

(1) Tên của cấp trên chủ đầu tư.

(2) Tên của chủ đầu tư.

(3) Tên cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng.

Mẫu số 04

........(1)……..
……….(2)………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………

………, ngày … tháng … năm ….

THÔNG BÁO

Kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành Hạng mục công trình, công trình xây dựng...

Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 10/2021/TT-BXD ngày 25/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; Thông tư số .. .../202 /TT-BQP ngày .../.../202 của Bộ Quốc phòng;

Căn cứ giấy phép xây dựng (nếu có);

Căn cứ vào hồ sơ thiết kế được thẩm định tại văn bản số....;

Căn cứ báo cáo hoàn thành thi công xây dựng của chủ đầu tư số...ngày...;

Căn cứ báo cáo khắc phục tồn tại của chủ đầu tư số...ngày... (nếu có);

Căn cứ văn bản chấp thuận nghiệm thu về PCCC (nếu có);

Căn cứ văn bản xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường (nếu có);

Căn cứ các văn bản có liên quan theo quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có);

Căn cứ kết quả kiểm tra đối với công trình ngày...;

...(2)...thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu của ...(3).. .đưa vào sử dụng (khai thác sử dụng tạm) đối với công trình/hạng mục công trình như sau:

1. Thông tin về công trình

a) Tên công trình/hạng mục công trình: …………………..

b) Địa điểm xây dựng: ………………………………………..

c) loại và cấp công trình: …………………………….

b) Mô tả các thông số chính của công trình

2. Kết quả kiểm tra

2.1. Hiện trạng chất lượng của hạng mục công trình/công trình xây dựng

(Nêu hiện trạng thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng được kiểm tra; về tình hình chất lượng hạng mục công trình, công trình xây dựng)

2.2. Sự tuân thủ các quy định của pháp luật

(Nêu các đánh giá về năng lực các chủ thể tham gia xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng, sự tuân thủ quy định về quản lý chất lượng và các quy định khác có liên quan, công tác lập và lưu trữ hồ sơ,... thông qua kiểm tra hồ sơ hoàn thành công trình)

2.3. Yêu cầu đối với Chủ đầu tư

-…………..

Chủ đầu tư và các Nhà thầu khắc phục những tồn tại nêu trên, thời gian khắc phục không quá .... ngày tính từ ngày ....(2) ... kiểm tra. Sau khi khắc phục xong, chủ đầu tư gửi báo cáo (kèm theo hồ sơ và hình ảnh) về ....(2) ... đề kiểm tra, xem xét chấp thuận nghiệm thu theo quy định./.

Nơi nhận:
- …(3)…..
- …(4)…..
- Lưu: ….

………………..(2)……………….
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân)

 

___________________

Ghi chú:

(1) Tên của cấp trên cơ quan chuyên môn về xây dựng.

(2) Tên cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp.

(3) Tên của chủ đầu tư.

(4) Cơ quan chuyên môn về xây dựng của cơ quan, đơn vị đối với các dự án Bộ quyết định đầu tư.

Mẫu số 05

........(1)……..
……….(2)………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……/TB-

………, ngày … tháng … năm ….

THÔNG BÁO

Kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành Hạng mục công trình, công trình xây dựng...

Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 10/2021/TT-BXD ngày 25/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; Thông tư số .. /202 /TT-BQP ngày .../... /202 của Bộ Quốc phòng; Căn cứ giấy phép xây dựng (nếu có);

Căn cứ vào hồ sơ thiết kế được thẩm định tại văn bản số....;

Căn cứ báo cáo hoàn thành thi công xây dựng của chủ đầu tư số..ngày...; Căn cứ báo cáo khắc phục tồn tại của chủ đầu tư số...ngày... (nếu có);

Căn cứ văn bản chấp thuận nghiệm thu về PCCC (nếu có);

Căn cứ văn bản xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường (nếu có);

Căn cứ các văn bản có liên quan theo quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có);

Căn cứ kết quả kiểm tra đối với công trình ngày...;

 ……..(2)... chấp thuận kết quả nghiệm thu của …….(3)... đưa vào sử dụng (khai thác tạm) đối với hạng mục công trình/công trình như sau:

1. Thông tin về công trình

a) Tên công trình/hạng mục công trình: ……………………….

b) Địa điểm xây dựng: …………………………………………..

c) Loại và cấp công trình: …………………………………….

d) Mô tả các thông số chính của công trình: ………………………

2. Yêu cầu đối với Chủ đầu tư

- Khắc phục các tồn tại (nếu có).

- Chịu trách nhiệm về kết quả khắc phục (nếu có) và kết quả nghiệm thu.

- Lưu trữ hồ sơ công trình theo quy định.

- Yêu cầu về giới hạn phạm vi sử dụng (nếu có);

- Quản lý, khai thác, vận hành công trình theo công năng thiết kế được duyệt

- Các yêu cầu khác (nếu có) (bổ sung hồ sơ, thủ tục pháp lý...)


Nơi nhận:
- …(3)….:
-.... (1) (để b/c);
-.... (4) (để phối hợp);
- Lưu: ..

……….(2)……….
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân)


 

___________________

Ghi chú:

(1) Tên của cấp trên cơ quan chuyên môn về xây dựng.

(2) Tên cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp.

(3) Tên của chủ đầu tư.

(4) Cơ quan chuyên môn về xây dựng của cơ quan, đơn vị đối với dự án Bộ quyết định đầu tư.

Mẫu số 06

CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……./BC-……..

………….., ngày …. tháng ….. năm 20……

BÁO CÁO

Về tình hình chất lượng, an toàn lao động và công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng năm 20...

Kính gửi: Cục Doanh trại/Tổng cục Hậu cần.

1. Số lượng công trình xây dựng trong kỳ báo cáo

TT

Danh mục

Đang thi công

Đã hoàn thành

Cấp công trình

Cấp công trình

Đặc biệt

I

II

III

IV

Đặc biệt

I

II

III

IV

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Dự án Bộ duyệt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Dự án 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Dự án ủy quyền

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Dự án 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Ghi tên từng dự án và số lượng công trình thuộc dự án.

- Cấp công trình ghi theo Quyết định phê duyệt trường hợp trong Quyết định phê duyệt không ghi rõ, thì xác định theo Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ Xây dựng và Phụ lục II Thông tư này.

2. Tổng hợp về công tác thẩm định dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình đã thực hiện thẩm định theo thẩm quyền

Danh mục

Dự án

Thiết kế xây dựng sau thiết kế cơ sở, dự toán xây dựng (Báo cáo cáo kinh tế-kỹ thuật)

Tổng số dự án thẩm định

Tổng mức đầu tư (triệu đồng)

Tổng số hồ sơ đã thẩm định

Giá trị dự toán xây dựng (triệu đồng)

Trước thẩm định

Sau thẩm định

Tăng/ giảm (+/-)

Tỷ lệ %

Trước thẩm định

Sau thẩm định

Tăng/ giảm (+/-)

Tỷ lệ %

Dự án Bộ duyệt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự án 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự án 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự án ủy quyền

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự án 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự án 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Số lượng công trình được kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng theo thẩm quyền

TT

Danh mục

Đang tổ chức kiểm tra

Đã chấp thuận nghiệm thu

Không chấp thuận nghiệm thu

Cấp công trình

Cấp công trình

Cấp công trình

Đặc biệt

I

II

III

IV

Đặc biệt

I

II

III

IV

Đặc biệt

I

II

III

IV

 

Dự án Bộ duyệt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự án 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự án 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự án ủy quyền

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự án 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự án 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Ghi tên từng dự án và tổng số công trình được kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng thuộc dự án.

4. Tình hình chất lượng và quản lý chất lượng công trình xây dựng

- Tình hình chất lượng và quản lý chất lượng công trình xây dựng trong phạm vi quản lý:

- Năng lực của các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng công trình;

+ Chất lượng công tác khảo sát, thiết kế, sự tuân thủ các Quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng;

+ Chất lượng thi công xây dựng và công tác quản lý chất lượng;

+ Đánh giá về việc thực hiện các quy định khác của pháp luật có liên quan (pháp luật về phòng cháy chữa cháy, pháp luật về môi trường, ...);

Kết quả kiểm tra công trình xây dựng; đánh giá chung về chất lượng và công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng trong phạm vi quản lý.

- Các giải thưởng về chất lượng công trình:

+ Số lượng công trình đạt giải thưởng quốc gia về chất lượng.

+ Số lượng công trình đạt giải thưởng chất lượng cao.

+ Số lượng các nhà thầu được tôn vinh thông qua các giải thưởng.

- Số lượng các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng vi phạm về quản lý chất lượng bị xử lý vi phạm hành chính và được đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương.

- Số lượng các công trình bị đình chỉ thi công xây dựng do vi phạm các quy định về quản lý chất lượng.

- Tình hình thực hiện công tác bảo trì công trình xây dựng trong phạm vi quản lý.

5. Tình hình quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng và sự cố công trình xây dựng

- Thống kê, mô tả sự cố công trình xây dựng; sự cố về máy, thiết bị; tai nạn lao động trong thi công xây dựng, (tên công trình, địa điểm xây dựng, chủ đầu tư, nhà thầu: thiết kế, thi công, giám sát, thiệt hại về người, công trình và vật chất); nguyên nhân và kết quả giải quyết sự cố (nếu có).

- Kết quả kiểm tra an toàn lao động trong thi công xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng.

- Đánh giá về tình hình tổ chức thực hiện công tác an toàn lao động trong thi công xây dựng của các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng thuộc phạm vi quản lý.

6. Các nội dung báo cáo khác và kiến nghị

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………….
- Lưu: ……

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN BÁO CÁO
(Chữ ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu pháp nhân)

 

PHỤ LỤC IV

BẢNG ĐỊNH MỨC TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) CHI PHÍ THỰC HIỆN CÁC CÔNG VIỆC BẢO TRÌ ĐỊNH KỲ HẰNG NĂM TRONG BỘ QUỐC PHÒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 174 /2021/TT-BQP ngày 27 tháng 12 năm 2021 của Bộ Quốc phòng)

Bảng 1. Công trình thuộc loại công trình dân dụng theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP (công trình trụ sở làm việc cơ quan quân sự; công trình bệnh xá, bệnh viện quân đội; công trình khu nhà ở công vụ; công trình trại tạm giam; công trình tắm nước nóng...)

TT

Thời gian đưa công trình vào sử dụng

Định mức tỷ lệ %

Ghi chú

Cấp IV

cấp III

cấp II

Cấp I

1

Dưới 6 năm

0,080

0,080

0,080

0,080

 

2

Từ 6 đến hết 10 năm

0,090

0,085

0,082

0,083

 

3

Từ 11 đến hết 15 năm

0,095

0,090

0.085

0.085

 

4

Từ 16 đến hết 20 năm

0,100

0,095

0,088

0,088

 

5

Từ 21 đến hết 25 năm

 

0,100

0,092

0.091

 

6

Từ 26 đến hết 50 năm

 

0,100

0,096

0,094

 

7

Từ 51 đến hết 80 năm

 

 

0,100

0,097

 

8

Từ 81 đến hết 100 năm

 

 

0,100

0,100

 

9

Trên 100 năm

 

 

 

0,100

 

Bảng 2. Công trình thuộc loại công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP (công trình cấp sạch sinh hoạt, thoát nước; xử lý chất thải; chiếu sáng công cộng...)

TT

Thời gian đưa công trình doanh trại vào sử dụng

Định mức tỷ lệ %

Ghi

chú

Cấp IV

Cấp III

Cấp II

Cấp l

1

Công trình nước sạch sinh hoạt

 

1.1. Dưới 6 năm

0,180

0,180

0,180

 

 

 

1.2. Từ 6 đến hết 10 năm

0,210

0,200

0,190

 

 

 

1.3. Từ 11 đến hết 15 năm

0,250

0,220

0,205

 

 

 

1.4. Từ 16 đến hết 20 năm

0,250

0,240

0,230

 

 

 

1.5. Từ 21 đến hết 25 năm

 

0,250

0,240

 

 

 

1.6. Từ 26 đến hết 50 năm

 

0,250

0,250

 

 

 

1.7. Trên 50 năm

 

 

0,250

 

 

2

Công trình còn lại

 

2.1. Dưới 6 năm

0,180

0,180

0,180

0,180

 

 

2.2. Từ 6 đến hết 10 năm

0,220

0,190

0,190

0,190

 

 

2.3. Từ 11 đến hết 15 năm

0,250

0,210

0,200

0,200

 

 

2.4. Từ 16 đến hết 20 năm

0,250

0,230

0,210

0,210

 

 

2.5. Từ 21 đến hết 25 năm

 

0,250

0,220

0,220

 

 

2.6. Từ 26 đến hết 50 năm

 

0,250

0,230

0,230

 

 

2.7. Từ 51 đến hết 80 năm

 

 

0,240

0,240

 

 

2.8. Từ 81 đến hết 100 năm

 

 

0,250

0,250

 

 

2.9. Trên 100 năm

 

 

 

0,250

 

               

Bảng 3. Công trình thuộc loại công trình công nghiệp theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP (Công trình nhà giàn DKI; điện hạ thế; công trình kho tàng; công trình nhà xưởng...)

TT

Thời gian đưa công trình vào sử dụng

Định mức tỷ lệ %

Ghi chú

Cấp IV

Cấp III

Cấp II

Cấp l

1

Công trình nhà giàn DK1

 

1.1. Dưới 6 năm

 

1.1.1. Nhà giàn thế hệ I (cũ)

 

 

0,060

 

 

 

1.1.2. Nhà giàn thế hệ II (mới)

 

 

0,060

 

 

 

1.2. Từ 6 đến hết 10 năm

 

1.2.1. Nhà giàn thế hệ I (cũ)

 

 

0,070

 

 

 

1.2.2. Nhà giàn thế hệ II (mới)

 

 

0,070

 

 

 

1.3. Từ 11 đến hết 15 năm

 

1.3.1. Nhà giàn thế hệ I (cũ)

 

 

0,080

 

 

 

1.3.2. Nhà giàn thế hệ II (mới)

 

 

0,075

 

 

 

1.4. Từ 16 đến hết 20 năm

 

1.4.1. Nhà giàn thế hệ I (cũ)

 

 

0,090

 

 

 

1.4.2. Nhà giàn thế hệ II (mới)

 

 

0,080

 

 

 

1.5. Từ 21 đến hết 40 năm

 

1.5.1. Nhà giàn thế hệ I (cũ)

 

 

0,090

 

 

 

1.5.2. Nhà giàn thế hệ II (mới)

 

 

0,085

 

 

 

1.6. Từ 41 đến hết 50 năm

 

1.6.1. Nhà giàn thế hệ I (cũ)

 

 

0,090

 

 

 

1.6.2. Nhà giàn thế hệ II (mới)

 

 

0,090

 

 

 

1.7. Trên 50 năm

 

 

0,090

 

 

2

Công trình điện hạ thế

 

2.1. Dưới 6 năm

0,060

0,060

0,060

 

 

 

2.2. Từ 6 đến hết 10 năm

0,075

0,070

0,070

 

 

 

2.3. Từ 11 đến hết 15 năm

0,090

0,080

0,075

 

 

 

2.4. Từ 16 đến hết 20 năm

0,100

0,090

0,080

 

 

 

2.5. Từ 21 đến hết 50 năm

 

0,100

0,090

 

 

 

2.6. Trên 50 năm

 

 

0,100

 

 

3

Công trình còn lại

 

3.1. Dưới 6 năm

0,060

0,060

0,060

0,060

 

 

3.2. Từ 6 đến hết 10 năm

0,080

0,070

0,065

0,065

 

 

3.3. Từ 11 đến hết 15 năm

0,090

0,075

0,070

0,070

 

 

3.4. Từ 16 đến hết 20 năm

0,100

0,080

0,750

0,075

 

 

3.5. Từ 21 đến hết 25 năm

0,100

0,090

0,080

0,080

 

 

3.6. Từ 26 đến hết 50 năm

 

0,100

0,085

0,085

 

 

3.7. Từ 51 đến hết 80 năm

 

 

0,090

0,090

 

 

3.8. Từ 81 đến hết 100 năm

 

 

0,100

0,095

 

 

3.9. Trên 100 năm

 

 

 

0,100

 

               

Bảng 4. Công trình thuộc loại công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP (Công trình hồ chứa nước; đập ngăn nước; kênh dẫn nước; đê...).

TT

Thời gian đưa công trình vào sử dụng

Định mức tỷ lệ %

Ghi chú

Cấp IV

Cấp III

Cấp II

Cấp l

1

Dưới 6 năm

0,16

0,16

0,16

0,16

 

2

Từ 6 đến hết 10 năm

0,22

0,19

0,18

0,17

 

3

Từ 11 đến hết 15 năm

0,28

0,22

0,20

0,19

 

4

Từ 16 đến hết 20 năm

0,32

0,26

0,22

0,21

 

5

Từ 21 đến hết 25 năm

 

0,28

0,24

0,23

 

6

Từ 26 đến hết 50 năm

 

0,32

0,26

0,25

 

7

Từ 51 đến hết 80 năm

 

 

0,29

0,28

 

8

Từ 81 đến hết 100 năm

 

 

0,32

0,30

 

9

Trên 100 năm

 

 

 

0,32

 

Bảng 5. Công trình thuộc loại công trình giao thông theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP (Công trình sân, đường nội bộ; công trình cầu...)

TT

Thời gian đưa công trình vào sử dụng

Định mức tỷ lệ %

Ghi chú

Cấp IV

Cấp III

Cấp II

Cấp l

1

Công trình sân, đường nội bộ

 

Dưới 6 năm

0,20

0,20

0,20

 

 

 

Từ 6 đến hết 10 năm

0,40

0,25

0,25

 

 

 

Từ 11 đến hết 15 năm

 

0,30

0,31

 

 

 

Từ 16 đến hết 20 năm

 

0,35

0,37

 

 

 

Từ 21 đến hết 25 năm

 

0,40

0,40

 

 

 

Trên 25 năm

 

 

0,40

 

 

2

Công trình còn lại

 

2.1. Dưới 6 năm

0,20

0,20

0,20

0,20

 

 

2.2. Từ 6 đến hết 10 năm

0,30

0,25

0,23

0,22

 

 

2.3. Từ 11 đến hết 15 năm

0,35

0,30

0,26

0,25

 

 

2.4. Từ 16 đến hết 20 năm

0,40

0,40

0,29

0,28

 

 

2.5. Từ 21 đến hết 25 năm

 

0,40

0,33

0,31

 

 

2.6. Từ 26 đến hết 50 năm

 

 

0,37

0,34

 

 

2.7. Từ 51 đến hết 80 năm

 

 

0,40

0,37

 

 

2.8. Từ 81 đến hết 100 năm

 

 

0,40

0,40

 

 

2.9. Trên 100 năm

 

 

 

0,40

 

                 

Ghi chú: Thời gian đưa công trình vào sử dụng được tính từ khi công trình kết thúc bảo hành.

PHỤ LỤC V

DỰ TOÁN CHI PHÍ SỬA CHỮA CÔNG TRÌNH CÓ CHI PHÍ DƯỚI 500 TRIỆU ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 174/2021/TT-BQP ngày 27 tháng 12 năm 2021 của Bộ Quốc phòng )

Công trình: ……………………………………………………………………………….

Đơn vị tính: đồng

STT

NỘI DUNG CHI PHÍ

CÁCH TÍNH

GIÁ TRỊ

KÝ HIỆU

A

CHI PHÍ SỬA CHỮA PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

 

 

GSCXD

I

CHI PHÍ TRỰC TIẾP

 

 

 

1

Chi phí vật liệu

 

VL

2

Chi phí nhân công

N x Gnc

 

NC

3

Chi phí máy và thiết bị thi công

 

M

 

Chi phí trực tiếp

VL + NC + M

 

T

II

CHI PHÍ GIÁN TIẾP

T x 10%

 

GT

III

THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC

(T + GT) X Tỷ lệ

 

TL

 

Chi phí sửa chữa trước thuế

(T + GT + TL)

 

G

IV

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

G + TGTGT

 

GTGT

 

Chi phí sửa chữa sau thuế

G + GTGT

 

GSCXD

B

CHI PHÍ SỬA CHỮA PHẦN THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH (NẾU CÓ)

 

 

GSCTB

 

TỔNG CỘNG (A+B)

 

 

GSC

Trong đó:

- Vi: lượng vật liệu thứ i (i=1÷n) tính cho một đơn vị khối lượng công tác sửa chữa công trình trong định mức dự toán sửa chữa;

- Givl: giá của một đơn vị vật liệu thứ i (i=1÷n) xác định theo hướng dẫn tại Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng;

- Kvl: hệ số tính chi phí vật liệu khác (nếu có) so với tổng chi phí vật liệu chủ yếu xác định trong định mức dự toán sửa chữa;

- N: lượng hao phí lao động tính bằng ngày công trực tiếp theo cấp bậc bình quân cho một đơn vị khối lượng công tác sửa chữa công trình xác định theo định mức dự toán sửa chữa;

- Gnc: đơn giá nhân công của công nhân trực tiếp xây dựng được xác định theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng;

- Mi: lượng hao phí ca máy của loại máy, thiết bị thi công chính thứ i (i=1÷n) tính cho một đơn vị khối lượng công tác sửa chữa công trình trong định mức dự toán sửa chữa;

- Gimtc: giá cả máy của loại máy, thiết bị thi công chính thứ i (i=1÷n) theo bảng giá cả máy và thiết bị thi công của công trình hoặc giá thuê máy xác định theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng;

- Kmtc: hệ số tính chi phí máy khác (nếu có) so với tổng chi phí máy, thiết bị thi công chủ yếu xác định trong định mức dự toán sửa chữa.

PHỤ LỤC VI

TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG HÀNG NĂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 174/2021/TT-BQP ngày 27 tháng 12 năm 2021 của Bộ Quốc phòng)

Công trình:………………………………………………………………….

Đơn vị tính: đồng

TT

Nội dung chi phí

Giá trị trước thuế

Thuế GTGT

Giá trị sau thuế

Ký hiệu

[1]

[2]

[3]

[4]

[5]

[6]

1

Chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm

 

 

 

GBTHN

2

Chi phí sửa chữa công trình

 

 

 

Gsc

3

Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng

 

 

 

GTV

4

Chi phí khác

 

 

 

GK

5

Chi phí quản lý bảo trì thuộc trách nhiệm chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình

 

 

 

GQL

 

TỔNG CỘNG (1+2+3+4+5)

 

 

 

GBTCT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF NATIONAL DEFENCE
____________

No. 174/2021/TT-BQP

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

_______________

Hanoi, December 27, 2021

CIRCULAR

Detailing and guiding the implementation of certain provisions in the Government’s Decree No. 06/2021/ND-CP dated January 26, 2021, on quality management, construction and maintenance of construction works in the Ministry of National Defence

______________

 

Pursuant to the Construction Law of June 18, 2014; Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Construction Law of June 17, 2020;

Pursuant to the Government’s Decree No. 06/2021/ND-CP dated January 26, 2021, detailing a number of provisions on quality management, construction and maintenance of construction works;

Pursuant to the Government’s Decree No. 164/2017/ND-CP dated December 30, 2017, defining the functions, tasks, powers, and organizational structure of the Ministry of National Defence;

At the proposal of the Chairperson of the General Department of Logistics;

The Minister of National Defence issues a Circular detailing and guiding the implementation of certain provisions in the Government’s Decree No. 06/2021/ND-CP dated January 26, 2021, on quality management, construction and maintenance of construction works in the Ministry of National Defence.

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

1. This Circular details and guides the implementation of certain provisions in Decree No. 06/2021/ND-CP dated January 26, 2021, by the Government on quality management, construction and maintenance of construction works (hereinafter referred to as Decree No. 06/2021/ND-CP) concerning defense-related construction investment projects decided or authorized for investment by the Minister of National Defence.

2. The quality management, construction and maintenance of combat works shall be carried out in accordance with the Regulations on Construction of Combat Works issued together with Circular No. 63/2018/TT-BQP dated May 11, 2018, by the Minister of National Defence (hereinafter referred to as the Regulations on Construction of Combat Works) and the guidelines for maintenance of combat works accompanying Decision No. 2329/QD-TM dated September 29, 2021, by the Chief of General Staff.

Article 2. Subjects of application

This Circular applies to agencies, units, organizations, and individuals involved in the quality management, construction and maintenance of construction works for defense investment projects decided or authorized for investment by the Minister of National Defence.

Article 3. Delineation of responsibilities, powers, and obligations among subjects in the management and execution of construction works

The delineation of responsibilities, powers, and obligations among subjects in the management and execution of construction works as stipulated in Article 7 of Decree No. 06/2021/ND-CP in the Ministry of National Defence is implemented as follows:

1. Subjects directly involved in construction activities include:

a) Project owners and their representatives (if any);

b) Construction contractors;

c) Suppliers of construction products, materials, components, and installation equipment;

d) Consulting contractors including: survey, design, project management, supervision, testing, inspection, and other construction consulting contractors.

2. The project owner shall have full responsibility, powers, and obligations as stipulated in Clauses 5, 6, 7, 8 of Article 7 and Article 14 of Decree No. 06/2021/ND-CP and the provisions of Chapter II of this Circular.

3. Contractors specified at Points b, c, d of Clause 1 of this Article, when participating in construction activities, must fully meet the capacity conditions as prescribed by the construction law; and are directly and comprehensively responsible for the quality and safety of the work they perform as stipulated in Clauses 2, 3, 4 of Article 7 and Articles 12, 13, 19, 20 of Decree No. 06/2021/ND-CP.

4. The powers, obligations, and delineation of responsibilities of the subjects specified in Clause 1 of this Article must be specifically stated in the contract and in accordance with relevant legal regulations.

Article 4. Classification, grading, and grouping of construction works

Classification, grading, and grouping of construction works according to the regulations in Article 3 of Decree No. 06/2021/ND-CP for defense purposes are implemented as follows:

1. Classification of defense-related construction works

a) Combat constructions are defense works directly serving combat missions, border defense tasks, land, air, sea, and island defense to protect the nation, built either separately or structured into battle positions, posts, bases, base clusters, defense areas, command centers at various levels, and strategic areas. The classification of combat constructions is carried out in accordance with the provisions of Article 4 of the Regulations on Construction of Combat Works.

b) Shooting ranges and training grounds are constructions invested to serve the training and combat readiness missions of the Army and the militia and self-defense forces managed by the Ministry of National Defence. The classification of shooting ranges and training grounds is carried out in accordance with Articles 6 and 7 of the Regulation on Investment Management and Operation, Use of Shooting Ranges, and Training Grounds System issued together with Circular No. 28/2021/TT-BQP dated March 1, 2021, by the Minister of National Defence (hereinafter referred to as the Regulation on Investment Management and Operation, Use of Shooting Ranges, and Training Grounds).

c) General constructions are either independent constructions or a complex of constructions in the form of civil, industrial, technical infrastructure, transportation, agricultural and rural development works that are of a general nature serving the purposes of working, studying, living, training, manufacturing, conditioning, and other tasks of the troops not included in Points a and b of this Clause. The classification of general constructions is specified in Appendix I issued with this Circular.

2. Grading and grouping of defense-related construction works used in managing construction investment activities in the Ministry of National Defence, specifically as follows:

a) The group of combat constructions is determined in accordance with Article 5 of the Regulations on Construction of Combat Works.

b) The group of shooting ranges and training grounds is determined in accordance with Article 8 of the Regulation on Investment Management and Operation, Use of Shooting Ranges, and Training Grounds.

c) The grade of general constructions is determined according to the guidelines in Circular No. 06/2021/TT-BXD dated June 30, 2021, by the Minister of Construction regulating the grading of constructions and guidelines for its application in managing construction investment activities (hereinafter referred to as Circular No. 06/2021/TT-BXD) and Appendix II issued with this Circular.

Article 5. Application of construction classification in managing investment activities in the ministry of national defence

1. The construction classification stipulated in this Circular is applied as the basis for managing investment construction activities within the Ministry of National Defence, as follows:

a) Determining the authority to assess design after basic design; inspecting acceptance during construction and upon completion of construction;

b) Determining constructions for architectural design competition as stipulated in Clause 2 of Article 17 of the Architecture Law;

c) Identifying constructions that require specific technical guidelines;

d) Determining the charge of performing annual maintenance work on constructions;

dd) Identifying constructions that require maintenance procedures;

e) Identifying constructions that significantly affect safety and community benefits;

g) Identifying constructions that require mandatory professional liability insurance;

h) Determining constructions that require periodic safety evaluations during use;

i) Classifying construction incidents and determining the authority to resolve construction incidents;

k) Authority for construction assessment;

l) Managing investment charges in construction;

m) Determining the terms and amounts for construction warranties;

n) Other contents as prescribed by the law on managing investment construction activities.

2. Application of construction classification to manage investment construction activities is stipulated at Point a of Clause 1 of this Article as follows:

a) In the case of investment construction projects with a single main independent construction: The construction class is determined according to the stipulations in Appendix II of this Circular and Clause 2 of Article 2 of Circular No. 06/2021/TT-BXD;

b) In the case of investment construction projects comprising several main independent constructions or constructed in a line (comprising several constructions arranged consecutively in a line): The highest class of the main construction is applied, as determined by the provisions in Appendix II of this Circular and Clause 2 of Article 2 of Circular No. 06/2021/TT-BXD;

c) In the case of investment construction projects involving a complex of main constructions or a main technological line comprising several components: The construction class is applied according to the highest class of the main construction (belonging to the complex of constructions or technological line), as determined by the provisions in Appendix II of this Circular and Clause 3 of Article 2 of Circular No. 06/2021/TT-BXD;

d) In the case of investment construction projects with several complexes of main constructions, several main technological lines, or a mixture: The highest class of the complex of main constructions or technological line is applied, as determined by the provisions in Appendix II of this Circular and Clause 3 of Article 2 of Circular No. 06/2021/TT-BXD.

3. Principles of applying construction classification for managing investment construction activities are stipulated from Point b to Point n of Clause 1 of this Article as follows:

a) In the case of the scope of implementation for a single independent construction, the construction class is applied as determined by Appendix II of this Circular and Clause 2 Article 2 of Circular No. 06/2021/TT-BXD for that construction;

b) In the case of the scope of implementation for several constructions within an investment construction project, the construction class is applied as determined by Appendix II of this Circular and Clause 2 Article 2 of Circular No. 06/2021/TT-BXD for each considered construction;

c) In the case of the scope of implementation for an entire complex of constructions or an entire technological line comprising several components, the construction class is applied as determined by the provisions in Appendix II of this Circular and Clause 3 Article 2 of Circular No. 06/2021/TT-BXD. In the case of investment construction projects constructed in a line, it is implemented according to Point d of this Clause;

d) In the case of the scope of implementation for one construction, several constructions, or all constructions within an investment construction project constructed in a line, the construction class is applied as determined by the provisions in Appendix II of this Circular and Clause 2 Article 2 of Circular No. 06/2021/TT-BXD for each construction in the line.

 

Chapter II

QUALITY MANAGEMENT, CONSTRUCTION AND MAINTENANCE OF CONSTRUCTION WORKS

 

Section 1. SURVEYING AND DESIGN OF CONSTRUCTION WORKS

 

Article 6. Management of construction surveys

1. Content related to the quality management of construction surveys includes:

a) Development and approval of the construction survey tasks;

b) Development and approval of the technical plan for construction surveys;

c) Conducting construction surveys;

d) Acceptance and approval of construction survey results;

dd) Management of construction survey activities.

2. The contents of Points a, b, c, d, and dd of Clause 1 of this Article shall be implemented in accordance with Articles 26, 27, 28, 29, and 30 of the Government’s Decree No. 15/2021/ND-CP dated March 3, 2021, detailing a number of provisions on management of construction investment projects (hereinafter referred to as Decree No. 15/2021/ND-CP).

Article 7. Management of construction design

1. Content related to the management of construction design includes:

a) Construction design phases;

b) Construction design tasks;

c) Specifications for construction design documents;

d) Management of construction design activities;

dd) Review and approval of detailed construction design following the preliminary design.

2. The contents of Points a, b, c, d, and dd Clause 1 of this Article shall be implemented in accordance with Articles 31, 32, 33, 34 of Decree No. 15/2021/ND-CP and Circular No. 106/2021/TT-BQP dated August 6, 2021, by the Minister of National Defence, regarding the review and approval of detailed construction design following the preliminary design within the Ministry of National Defence.

 

Section 2. MANAGEMENT OF CONSTRUCTION OF WORKS, CARRYING OUT AND EXAMINING ACCEPTANCE TEST OF CONSTRUCTION WORKS, MAKING AND RETENTION OF AS-BUILT DOCUMENTS OF CONSTRUCTION WORKS

 

Article 8. Management of construction of works

1. Content related to the management of construction of works includes:

a) Quality management of construction of works;

b) Schedule management of construction of works;

c) Volume management of construction of works;

d) Management of labor safety and environmental condition during construction of works;

dd) Management of investment charges during construction of works;

e) Management of other contents as specified by the construction contract.

2. The contents of Points a, b, c, d, dd and e Clause 1 of this Article shall be implemented according to the provisions from Articles 10 to 27 of Decree No. 06/2021/ND-CP and Article 12 of the Government’s Decree No. 10/2021/ND-CP dated February 9, 2021, on the management of construction investment costs during construction of works.

Article 9. Acceptance tests of construction works

1. Acceptance tests of construction works include:

a) Acceptance of construction tasks;

b) Acceptance of construction phases or components of the construction work;

c) Final acceptance of the construction work or facility prior to its use.

2. The contents of Points a, b, and c Clause 1 of this Article shall be implemented in accordance with Articles 21, 22, and 23 of Decree No. 06/2021/ND-CP.

3. Conditional acceptance or partial acceptance of construction works shall be carried out according to Clause 2 Article 23 of Decree No. 06/2021/ND-CP, specifically as follows:

a) The investor may decide to organize conditional acceptance to temporarily utilize a construction work or facility if the basic construction of works has been completed according to design requirements, but there are some remaining quality issues that do not affect the structural integrity, lifespan, or functionality of the construction and ensure the construction is safe to operate and complies with relevant legal regulations. The acceptance results are confirmed by a record, which must clearly state the quality issues that need to be addressed or the construction tasks that need to continue, along with the timeline for completing these items, and any requirements regarding the limited scope of use of the construction (if any). The investor organizes the final acceptance of the construction after the quality issues have been resolved or the remaining construction tasks have been completed;

b) In cases where a part of the construction work has been completed and meets the conditions specified in Clause 1 Article 23 of Decree No. 06/2021/ND-CP, the investor may decide to organize acceptance of this part of the construction work for temporary operation. The acceptance results are confirmed by a record, which must clearly state the part of the construction subjected to acceptance. The investor is responsible for continuing the construction and acceptance for the remaining parts and items of the construction as per the design; the ongoing construction must ensure safety and not affect the normal operation of the part of the construction that has been accepted; organize the final acceptance of the construction after the remaining parts and items of the construction as per the design have been completed.

4. In cases where the construction has been completed but some key technical parameters do not meet the design requirements and are not or are not yet eligible for final acceptance or conditional acceptance as stipulated in Clause 1 and Clause 2 Article 23 of Decree No. 06/2021/ND-CP, the handling is carried out as follows:

a) The investor together with the contractors must clarify the technical parameters that do not meet the design requirements; determine the responsibility of related organizations and individuals and handle violations as specified in the construction contract;

b) Putting the construction into operation and use in this case is only considered for traffic constructions and constructions providing essential technical infrastructure utilities serving community interests based on redefining the technical parameters, the conditions for operation and use, and must be reviewed by the competent construction authorities as per relevant legal regulations and must be approved by the investment decision-maker.

5. Completed construction works or facilities are only allowed to be put into use and settle construction contracts after receiving written approval of the acceptance results from the competent construction authorities.

Article 10. Examining acceptance test of construction works

Inspection of construction acceptance work is carried out in accordance with Article 24 of Decree No. 06/2021/ND-CP, as follows:

1. Specialized construction agencies

a) The specialized construction agency of the Ministry of National Defence is the Barracks Department/General Department of Logistics which inspects constructions within projects decided by the Minister of National Defence; shooting ranges and training grounds decided by the Chief of General Staff;

b) Specialized construction agencies of agencies and units under the Ministry of National Defence are the Logistics Department or the assigned construction management agency (hereinafter referred to as the specialized construction agency of the agency, unit) which inspects constructions within projects decided by delegation from the Minister of National Defence; shooting ranges and training grounds decided by delegation from the Chief of General Staff; participate in inspections of constructions within defense-related projects decided by local authorities (if necessary);

c) Specialized construction agencies of agencies and units participate in inspections of constructions specified at Point a of this Clause within their management scope; Specialized construction agency of the Ministry of National Defence participates in inspections of constructions specified at Point b of this Clause when necessary; in case of force majeure (constructions in areas affected by natural disasters, epidemics, environmental incidents), Specialized construction agency of the Ministry of National Defence reports to the Minister of National Defence to assign the specialized construction agency of the agency or unit to inspect the constructions specified at Point a of this Clause in those areas;

d) Other cases as decided by the Minister of National Defence.

2. Content and procedures of inspection of construction acceptance during the execution process by specialized construction agencies are performed according to Point a of Clause 4, Clause 5 Article 24 of Decree No. 06/2021/ND-CP, specifically as follows:

a) The investor reports the start of construction of construction items or facilities using Form No. 01 of Appendix III issued with this Circular to the specialized construction agency according to the hierarchy, at least 03 working days before the commencement;

b) The specialized construction agency plans the inspection and notifies the investor, related agencies, and units to coordinate implementation;

c) The investor informs the participants in the construction activities to prepare the inspection content according to the plan;

d) The specialized construction agency conducts the inspection according to the contents specified at Point a of Clause 4 Article 24 of Decree No. 06/2021/ND-CP;

dd) The specialized construction agency informs the inspection results in writing using Form No. 02 of Appendix III issued with this Circular to the investor and related agencies for coordination.

3. Content and procedures of inspection of final acceptance of constructions by specialized construction agencies are performed according to Clauses 4, 6 of Article 24 of Decree No. 06/2021/ND-CP, specifically as follows:

a) At least 15 days before the planned final acceptance date for special and first-class constructions, or 10 days for other constructions, the investor must report the completion of construction items or facilities using Form No. 03 of Appendix III issued with this Circular to the specialized construction agency according to the hierarchy;

b) The specialized construction agency plans the inspection and notifies the investor, related agencies, and units to coordinate implementation;

c) The investor informs the participants in the construction activities to prepare the inspection content according to the plan;

d) The specialized construction agency conducts the inspection according to the contents specified at Point b Clause 4 Article 24 of Decree No. 06/2021/ND-CP; if the construction item or facility has not been inspected during the execution phase, the inspection content is carried out according to the provisions of Clause 4 Article 24 of Decree No. 06/2021/ND-CP;

dd) If the construction is eligible for acceptance and use, the specialized construction agency issues a written notification approving the acceptance results of the investor using Form No. 05 of Appendix III issued with this Circular;

e) If there are remaining issues to be addressed in the construction, the specialized construction agency issues a written notification disapproving the acceptance results of the investor and specifies the remaining issues that need to be addressed using Form No. 04 of Appendix III issued with this Circular. After addressing the issues, the investor organizes acceptance and sends the report of the addressed results (including documentation, photos, and acceptance record of the addressed results) to the specialized construction agency for review and approval of the final acceptance results of the construction. If necessary, the specialized construction agency inspects the addressed results before issuing a document approving the final acceptance results of the construction by the investor.

4. Charges for the inspection of construction acceptance work are carried out in accordance with Article 16 of Circular No. 10/2021/TT-BXD dated August 25, 2021, by the Minister of Construction, which guides some regulations and measures for implementing Decree No. 06/2021/ND-CP dated January 26, 2021, and Decree No. 44/2016/ND-CP dated May 15, 2016, by the Government (hereinafter referred to as Circular No. 10/2021/TT-BXD), as follows:

a) Inspection charges of the specialized construction agency, including regulated charges and other charges serving the inspection activities;

b) Charges for hiring individuals (experts) invited by the specialized construction agency, including travel expenses, accommodation charges at the destination, and expert charges;

c) Charges for hiring organizations to participate in the inspection of construction acceptance work;

d) Estimating charges for the inspection of construction acceptance work is based on the characteristics and nature of the construction; the construction location; time, number of officers, experts (if any) participating in the inspection of construction acceptance work and the volume of work to be performed. For constructions using public investment funds or state foreign investment capital, the charges specified at Point c of this Clause must not exceed 20% of the consulting charges for construction supervision. The preparation, review, and approval of charge estimates for the inspection of construction acceptance work are carried out according to the provisions of Clause 8 Article 24 of Decree No. 06/2021/ND-CP;

dd) The investor is responsible for paying the charges specified at Point a of this Clause at the end of the inspection period. In cases where the specialized construction agency invites organizations or individuals with appropriate capacity to participate in the inspection, the investor executes contracts and makes payments according to the regulations for the charges mentioned in Points b and c of this Clause.

Article 11. Making and retention of as-built documents of construction works

1. Making and retention of as-built documents of construction works are carried out in accordance with Article 26 of Decree No. 06/2021/ND-CP and the Regulations on Archival Work in the Ministry of Defense issued with Circular No. 30/2021/TT-BQP dated March 15, 2021, by the Minister of National Defence.

2. Parts of the construction that are obscured or covered must be documented with images (photos, videos) taken by supervisory consultants or construction contractors to facilitate inspection and acceptance processes. The images must be clear and must show the form, specifications, timing, and location of the work. The duration for storing these images is determined by the investor but must not be shorter than the warranty period of the construction.

 

Section 3. WARRANTY, MAINTENANCE, AND DISMANTLEMENT OF CONSTRUCTION WORKS

 

Article 12. Warranty of Construction Works

Contents of the construction work warranty include:

a) Warranty requirements for construction works;

b) Responsibilities of stakeholders in the warranty of construction works.

The contents under Points a and b Clause 1 of this Article shall be implemented in accordance with Articles 28 and 29 of Decree No. 06/2021/ND-CP.

The warranty period for construction works and items starts from the date the investor accepts completion as specified in Clause 5 of Article 28 of Decree No. 06/2021/ND-CP.

Article 13. Maintenance of construction works

1. Contents of construction work maintenance include:

a) Procedures of performing construction maintenance;

b) Maintenance procedures for construction works;

c) Maintenance plan for construction works;

d) Execution of construction work maintenance;

dd) Quality management of construction maintenance works;

e) Charges of construction work maintenance.

2. The contents under Points a, b, c, d, dd, and e Clause 1 of this Article shall be implemented in accordance with Articles 30, 31, 32, 33, 34, and 35 of Decree No. 06/2021/ND-CP.

3. Monitoring of construction works during operation and use

The content and requirements for monitoring; the list of constructions that must be monitored is implemented in accordance with Article 4 and Appendix I issued with Circular No. 10/2021/TT-BXD.

Article 14. Determination of construction work maintenance costs

1. Construction work maintenance costs include:

a) Charges for performing annual routine maintenance;

b) Repair charges for construction works;

c) Consulting charges for construction work maintenance;

d) Other charges;

dd) Maintenance management charges are the responsibility of the agency or unit managing and using the construction.

2. Construction work maintenance costs shall be carried out in accordance with Article 3 of the Minister of Construction’s Circular No. 14/2021/TT-BXD dated September 8, 2021, guiding the determination of construction work maintenance costs (hereinafter referred to as Circular No. 14/2021/TT-BXD), specifically as follows:

a) Charges for performing annual routine maintenance are determined by the percentage rate specified in Appendix I issued with Circular No. 14/2021/TT-BXD and implemented according to the provisions in Appendix IV issued with this Circular;

b) Repairing charges for construction works are determined by estimate. For cases whose charges require 500 million VND or more, the charge estimate is determined according to the provisions in Circular No. 11/2021/TT-BXD dated August 31, 2021, by the Minister of Construction guiding some contents on determining and managing construction investment charges; for repairs charging less than 500 million VND, the charge estimation is based on the volume and unit price for construction repairs, with the total charge estimate compiled according to the provisions in Appendix V issued with this Circular;

c) Charges specified at Points c, d, and dd Clause 1 of this Article are carried out according to Clauses 6, 7, and 8 Article 3 of Circular No. 14/2021/TT-BXD;

d) The compilation of charge estimates for annual maintenance is performed according to the provisions in Appendix VI issued with this Circular;

The review, approval and adjustment of the maintenance procedures for construction works are carried out according to Clauses 4 and 5 of Article 35 of Decree No. 06/2021/ND-CP.

Article 15. Construction assessment

1. Authorities responsible for construction assessment within the Ministry of National Defence:

a) The specialized construction agency of the Ministry of National Defence conducts assessment for construction works of class II and above; and class I construction works for shooting ranges and training grounds.

b) Specialized construction agencies of agencies and units conduct assessment for other construction works within their management scope.

2. The assessment content is implemented according to Clause 1 Article 6 of Decree No. 06/2021/ND-CP.

3. The procedure for conducting construction assessment and announcing assessment conclusions is implemented according to Article 6 Circular No. 10/2021/TT-BXD.

Article 16. Evaluating the work safety

1. The procedure and content of the work safety evaluation are implemented according to Articles 36 and 37 of Decree No. 06/2021/ND-CP.

2. Responsibilities for organizing the work safety evaluation of constructions:

a) Agencies and units under the Ministry of National Defence review, set out the timeline and requirements for agencies and units managing and using the construction works to conduct the timing and frequency of work safety evaluation as specified in Clause 3 Article 17 of Circular No. 10/2021/TT-BXD.

b) Agencies and units managing and using construction works conduct work safety evaluation according to Clause 1 Article 38 of Decree No. 06/2021/ND-CP and report to their higher agency or unit, then forward to the agencies and units under the Ministry of National Defence.

c) Agencies and units under the Ministry of National Defence compile the results of work safety evaluation within their management scope and send them to the specialized construction agency of the Ministry of National Defence.

d) The specialized construction agency of the Ministry of National Defence shall inspect and announce the results of work safety evaluation according to Clause 3 Article 39 of Decree No. 06/2021/ND-CP and Points a and b Clause 5 of Article 17 of Circular No. 10/2021/TT-BXD.

3. The specialized construction agency of the Ministry of National Defence confirms the results of the work safety evaluation:

a) Construction works specified in Appendix III of Circular No. 10/2021/TT-BXD;

b) Category I shooting ranges and training grounds.

4. Charges of the work safety evaluation of constructions are part of the consulting charges for maintenance of the construction work, including:

a) Charges for conducting surveys, creating current condition dossiers of the construction work (if any);

b) Charges for conducting work safety evaluation of the construction;

c) Charges of taxes for the organization reviewing the outline of work safety evaluation, charges for consulting organizations supervising the work safety evaluation (if any);

d) Other related charges.

Article 17. Handling of construction works showing signs of danger or construction works with expired lifetime, dismantlement of construction works

Handling of construction works showing signs of danger or construction works with expired lifetime, dismantlement of construction works is implemented according to Articles 40, 41, and 42 of Decree No. 06/2021/ND-CP, detailed as follows:

1. Handling of construction works showing signs of danger and unsafety in the course of operation and use:

a) When detecting or receiving information about a work item or a construction work showing signs of danger and unsafety in the course of operation and use, the agency or unit of management and use must comply with Points a, c, and dd Clause 1 Article 40 of Decree No. 06/2021/ND-CP and report to the head of the agency or unit under the Ministry of National Defence, also sending reports to the specialized construction agency for coordination.

b) The head of the agency or unit under the Ministry of National Defence performs the content specified at Points a, b, c, and d Clause 2 Article 40 of Decree No. 06/2021/ND-CP.

2. Handling of construction works with expired lifetime:

a) The owner or agency/unit using the construction reviews and determines the lifetime of the construction according to the construction design documentation and applicable standards and norms; reports to the head of the agency or unit under the Ministry of National Defence and proposes a handling plan after the expiry of the lifetime (at least 12 months in advance). For constructions without sufficient basis to confirm the design lifetime, the owner or agencies, units using the construction work must comply with Point a Clause 4 Article 41 of Decree No. 06/2021/ND-CP before reporting;

b) For constructions that have reached the end of their lifetime but are still needed, the head of the agency or unit under the Ministry of National Defence requires the agencies or units of management and use to act according to Points a and b Clause 4 Article 41 of Decree No. 06/2021/ND-CP before deciding whether or not to continue using the construction works and take responsibility for their decision;

c) For cases where the construction is not continued to be used after expired lifetime as per Clause 5 Article 41 of Decree No. 06/2021/ND-CP, actions are taken according to Circular No. 126/2020/TT-BQP dated October 19, 2020, by the Minister of National Defence regarding the removal from service and disposal of state assets in the Ministry of National Defence.

3. Dismantlement of defense-related constructions is carried out according to Article 42 of Decree No. 06/2021/ND-CP; the authority to decide on the dismantlement of constructions is regulated as follows:

a) The Minister of National Defence decides for construction works of class II and above;

b) The head of the agency or unit under the Ministry of National Defence decides for other construction works within their management scope.

 

Section 4. INCIDENTS IN CONSTRUCTION AND OPERATION OR USE OF CONSTRUCTION WORKS

Article 18. Construction work incidents

Content concerning construction incidents is regulated in Articles 43, 44, 45, 46, and 47 of Decree No. 06/2021/ND-CP, detailed as follows:

1. Reporting Construction Incidents

Immediately after an incident occurs, the investor or the head of the managing unit must report to the immediate superior and within 24 hours to the head of the agency or unit under the Ministry of National Defence, which will then report to the Minister of National Defence. The report must include: name of the construction work, construction location, scale of the construction work; names of organizations and individuals involved in the construction; description of the incident, condition of the construction work at the time of the incident, timing of the incident; damage to people and property (if any).

2. Resolving Construction Incidents

The head of the agency or unit under the Ministry of National Defence is responsible for managing the resolution of incidents within their scope; in necessary cases, this is decided by the Minister of National Defence.

3. Authority, Content, and Charges of Assessment for the Causes of Construction Incidents

a) Assessment Authority

The specialized construction agency of the Ministry of National Defence organizes assessment for first-level incidents as specified in Clause 1 Article 43 of Decree No. 06/2021/ND-CP;

The specialized construction agency of the agency or unit organizing assessment for second and third-level incidents as specified in Clauses 2 and 3 Article 43 of Decree No. 06/2021/ND-CP for construction works within their management scope.

b) Contents of assessment and charges of organizing assessment of causes of construction incidents shall comply with the provisions of Clause 3 and Clause 4, Article 46 of Decree No. 06/2021/ND-CP.

Article 19. Incidents involving machinery and equipment used in construction

Content concerning safety incidents during the construction process is regulated in Articles 48, 49, 50, and 51 of Decree No. 06/2021/ND-CP, detailed as follows:

1. Reporting Incidents Involving Machinery and Equipment

Immediately after a safety incident occurs during construction as specified at Point a Clause 1 Article 48 of Decree No. 06/2021/ND-CP, the investor or the managing unit must report the name and location of the construction, a preliminary account of the incident and damage (if any) to the immediate superior and within 24 hours to the head of the agency or unit under the Ministry of National Defence for consolidation and further reporting to the Minister of National Defence.

2. The head of the agency or unit under the Ministry of Defense is responsible for implementing the contents as specified in Clause 5 Article 49 of Decree No. 06/2021/ND-CP.

3. Investigation of Incidents Involving Machinery and Equipment

a) The head of the agency or unit under the Ministry of Defense:

Leads the resolution and investigation of incidents involving machinery and equipment within their management scope;

Establishes an Incident Investigation Team, including representatives from the specialized construction agency of the agency or unit, the Ministry of Defense’s specialized construction agency (if necessary), and other relevant technical and engineering experts. If necessary, the leading agency for incident investigation appoints a consulting organization to determine the causes of the incident and propose remedies.

b) The content of the investigation concerning machinery and equipment incidents is carried out according to Clause 3 Article 50 of Decree No. 06/2021/ND-CP;

c) The investor is responsible for advancing the charges of organizing the investigation. Once the investigation results are obtained and responsibilities are determined, the organization or individual causing the incident must reimburse the charges. If the incident occurs due to force majeure, the responsibility for paying the investigation charges is determined according to the relevant construction contract;

d) In cases where incidents involving machinery and equipment do not fall under the category of strictly regulated machinery and equipment used in construction and do not cause severe injury or death, the investor is responsible for leading the organization of the investigation and resolution of the incident.

4. Making of machinery or equipment incident handling dossiers

The investor is responsible for organizing machinery or equipment incident handling dossiers according to the regulations in Article 51 of Decree No. 06/2021/ND-CP.

 

Section 5. REWARDS AND PENALTIES IN CONSTRUCTION ACTIVITIES

 

Article 20. Awards for Construction Quality

1. The regulations regarding awards for construction quality are implemented in accordance with Article 8 of Decree No. 06/2021/ND-CP.

2. Before registering to participate in the awards for construction quality, the investor must report and obtain approval from the specialized construction agency of the Ministry of National Defence.

Article 21. Handling of administrative violations in construction activities

1. Subjects and forms of violation handling

a) Organizations and individuals engaging in construction activities under a construction contract that adversely affect the quality of the construction or cause loss and wastage in construction investment will be subject to penalties and must rectify the consequences. The investor shall specify the content of violation handling within the construction contract, in which the types of violations and forms of handling are applied according to Chapter II of Decree No. 139/2017/ND-CP dated November 27, 2017, which governs administrative penalties in construction activities.

b) Agencies, units, military personnel, civil servants, and defense officials tasked with construction activities that conduct actions compromising the quality of construction or lead to loss and wastage in construction investment will be subject to administrative or criminal prosecution depending on the nature and severity of the violations as specified in Circular No. 16/2020/TT-BQP dated February 21, 2020, which outlines the application of disciplinary actions, procedures, statutes of limitations, deadlines, and authority for disciplinary handling within the Ministry of National Defence.

2. Authority and procedures for handling violations

a) Heads of agencies or units under the Ministry of National Defence, and heads of specialized construction agencies, as designated, are responsible for identifying violations at construction sites under their management and must notify the investor and relevant parties in writing.

b) In the case of violations by individuals specified at Point a Clause 1 of this Article: Pursuant to the written notification or through findings by the investor, an official record of the violation is created, and actions are taken according to the contract.

c) Heads of agencies or units manage the handling of violations for the individuals specified at Point b Clause 1 of this Article, following the processes outlined at Point a of this Clause. If the violation exceeds their authority, heads of agencies or units under the Ministry of National Defence must forward the matter to a higher authority for further legal action in accordance with law.

 

3. Temporary suspension of construction work and use of machinery and equipment: Upon detecting a safety risk that could impact the construction site, adjacent areas, and the community, heads of agencies or units under the Ministry of National Defence, and heads of specialized construction agencies are authorized to temporarily suspend construction activities under their management. Once the issues are rectified and safety requirements are addressed according to regulations, the investor must report to the head of the agency or unit that ordered the suspension to inspect and decide whether to allow the continuation of the construction.

4. The specialized construction agency is authorized to publicly disclose the names and acts of violations by organizations and individuals involved in construction activities on the websites of the Ministry of National Defence and other communication media.

5. In case of necessity, Heads of agencies or units with authority as specified in Clause 2, depending on the nature and severity of the violations, may send a written request to the competent authority for further action according to construction law regulations.

 

Chapter III

RESPONSIBILITIES OF AGENCIES, UNITS

 

Article 22. General department of logistics

1. Responsible for assisting the Minister of National Defence in managing the quality of construction works, construction and maintenance within the scope of this Circular and addressing any issues arising during implementation.

2. Directs the Department of Barracks:

a) Advises the Minister of National Defence on implementing new legal documents related to the quality management of construction works;

b) Inspects and guides agencies, units, organizations, and individuals involved in construction to comply with regulations on quality management, construction and maintenance;

c) Performs the function of a specialized agency in construction for the Ministry of National Defence as specified in Chapter II of this Circular and other tasks when assigned;

d) Compiles and reports to the Minister of National Defence and drafts documents of the Ministry of National Defence sent to the Ministry of Construction about the situation of quality management, quality of construction works, and labor safety in the Ministry of National Defence before December 15th annually and makes unscheduled reports upon request.

Article 23. Related Agencies of the Ministry of National Defence

According to assigned functions and tasks, responsible for coordinating and participating in the quality management, construction and maintenance of construction works upon the request of the specialized construction agency.

Article 24. Agencies and Units under the Ministry of National Defence

1. Responsible to the Minister of National Defence for managing the quality, construction and maintenance of construction works within their management scope and implementing the contents within the authority as specified in Chapter II of this Circular.

2. Directs the specialized construction agency of the agency or unit:

a) Performs the function of a specialized construction agency of the agency or unit as specified in Chapter II of this Circular and other tasks when assigned;

b) Organizes and guides the implementation of new legal documents related to quality management, construction and maintenance within the management scope;

c) Compiles information on quality and quality management of construction works within the management scope, reports using Form No. 06 in Appendix III issued with this Circular, sends to the Department of Barracks/General Department of Logistics before November 15th annually and make unscheduled reports upon request.

Article 25. Agencies, units of management and operation

1. Participates in quality management during the design and construction process; promptly detects any deficiencies and recommends adjustments to the investor to maximize investment efficiency.

2. Performs the role of community supervision on the quality of construction works. When violations are detected, must timely report to the investor or the state management agency on construction for handling according to legal regulations.

3. Organizes the management, use, operation and maintenance according to regulations. Legally responsible for any damage or degradation of the construction works due to misuse or maintenance.

4. Implements the contents within the authority as specified in Chapter II of this Circular and other tasks when assigned.

 

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 26. Transitional provisions

1. For construction works within investment projects that had been approved before the effective date of this Circular, the classification of the construction work shall be determined in accordance with the provisions of Circular No. 296/2017/TT-BQP dated November 24, 2017, by the Minister of National Defence detailing certain aspects of quality management and maintenance of construction works in the Ministry of National Defence.

2. For construction works having begun before the effective date of this Circular, the authority to examine acceptance test shall be carried out in accordance with the provisions of Circular No. 296/2017/TT-BQP dated November 24, 2017, by the Minister of National Defence detailing certain aspects of quality management and maintenance of construction works within the Ministry of National Defence.

Article 27. Effect

This Circular takes effect from February 12, 2022, and replaces Circular No. 296/2017/TT-BQP dated November 24, 2017, by the Minister of National Defence detailing certain aspects of quality management and maintenance of construction works in the Ministry of National Defence.

Article 28. Implementation responsibility

1. The Chairperson of the General Department of Logistics, commanders of relevant agencies, and units shall implement this Circular.

2. Should there be any issues during the implementation, agencies and units must timely report to the Ministry of National Defence (via the Department of Barracks/General Department of Logistics) for consideration and guidance./.

 

 

FOR THE MINISTER

THE DEPUTY MINISTER



Colonel General Vu Hai San

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 174/2021/TT-BQP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 174/2021/TT-BQP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất