Thông tư 08/2006/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn công tác bảo trì công trình xây dựng
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 08/2006/TT-BXD
Cơ quan ban hành: | Bộ Xây dựng |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 08/2006/TT-BXD |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Nguyễn Hồng Quân |
Ngày ban hành: | 24/11/2006 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Xây dựng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Thông tư08/2006/TT-BXD tại đây
tải Thông tư 08/2006/TT-BXD
THÔNG TƯ
CỦA BỘ XÂY DỰNG SỐ 08/2006/TT-BXD NGÀY 24 THÁNG 11 NĂM 2006
HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật nhà ở;
Căn cứ Nghị định số 36/2003/ NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng,
Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện công tác bảo trì công trình xây dựng như sau:
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Thông tư này hướng dẫn các tổ chức và cá nhân có liên quan về nội dung, trình tự thực hiện bảo trì công trình xây dựng đối với các công trình xây dựng thuộc mọi nguồn vốn, hình thức sở hữu trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Mục đích của công tác bảo trì
Công tác bảo trì nhằm duy trì những đặc trưng kiến trúc, công năng công trình đảm bảo công trình được vận hành và khai thác phù hợp yêu cầu của thiết kế trong suốt quá trình khai thác sử dụng.
3. Hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác bảo trì
3.1. Các hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác bảo trì công trình xây dựng bao gồm:
a) Hồ sơ hoàn công công trình xây dựng (hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượng);
b) Sổ theo dõi quá trình vận hành hoặc sử dụng của công trình;
c) Quy trình bảo trì công trình xây dựng;
d) Hồ sơ, tài liệu kiểm tra định kỳ công trình hoặc bộ phận, hạng mục công trình trong thời gian khai thác sử dụng công trình;
đ) Các tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì công trình.
3.2. Hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác bảo trì phải được lưu giữ và bổ sung kịp thời những thay đổi của công trình.
4. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác bảo trì
4.1. Đối với nhà thầu thiết kế: Lập quy trình bảo trì công trình xây dựng.
4.2. Đối với chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng:
a) Tổ chức thực hiện bảo trì theo quy trình công trình xây dựng do nhà thầu thiết kế lập;
b) Khuyến khích áp dụng Thông tư này đối với các công trình nhà ở đơn lẻ ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nhà dân có quy mô dưới 2 tầng nhưng không nằm trên mặt phố.
4.3. Đối với các Bộ có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành:
a) Ban hành văn bản hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định của pháp luật về bảo trì công trình và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật bảo trì các công trình xây dựng chuyên ngành do Bộ quản lý trên phạm vi cả nước;
b) Kiểm tra, đôn đốc công tác quản lý Nhà nước về công tác bảo trì công trình xây dựng của các địa phương.
4.4. Đối với Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý Nhà nước về công tác bảo trì công trình xây dựng trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý. Sở Xây dựng giúp Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh thống nhất quản lý công tác bảo trì công trình xây dựng trên địa bàn. Các Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm quản lý công tác bảo trì các công trình xây dựng chuyên ngành.
a) Đối với Sở Xây dựng:
- Trình Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về công tác bảo trì công trình xây dựng trên địa bàn; thực hiện kiểm tra việc tuân thủ quy định về công tác bảo trì công trình xây dựng đối với các công trình được đầu tư xây dựng không phân biệt nguồn vốn từ cấp III đến cấp đặc biệt, các công trình được xây dựng có ảnh hưởng tới kiến trúc đô thị, các công trình khi xảy ra sự cố có nguy cơ gây thảm họa cho người, tài sản và môi trường.
- Giúp Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh tổng hợp và báo cáo Bộ Xây dựng hàng năm về công tác bảo trì công trình dân dụng và công nghiệp vật liệu xây dựng, hạ tầng kỹ thuật đô thị không phân biệt nguồn vốn với cấp công trình từ cấp III đến cấp đặc biệt, các công trình có ảnh hưởng tới kiến trúc đô thị do địa phương quản lý.
b) Đối với các Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành bao gồm Sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông Vận tải (hoặc Sở Giao thông Công chính) có trách nhiệm hàng năm thực hiện kiểm tra việc tuân thủ các quy định về công tác bảo trì và báo cáo Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh và Bộ có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành giao thông, thủy lợi, công nghiệp không phân biệt nguồn vốn trong địa giới hành chính do địa phương quản lý.
c) Đối với Sở Văn hóa - Thông tin chủ trì và phối hợp với Sở Xây dựng hướng dẫn và kiểm tra chủ quản lý sử dụng thực hiện công tác bảo trì các công trình xây dựng được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa quốc gia trên địa bàn quản lý theo quy định.
Hàng năm Sở Văn hóa - Thông tin báo cáo UBND cấp tỉnh và Bộ Văn hóa -Thông tin, Bộ Xây dựng về công tác bảo trì các công trình xây dựng đã được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa quốc gia.
5. Cấp bảo trì công trình xây dựng
Công việc bảo trì công trình xây dựng được thực hiện theo các cấp bảo trì như sau:
5.1. Cấp duy tu, bảo dưỡng: được tiến hành thường xuyên để đề phòng hư hỏng của từng chi tiết, bộ phận công trình.
5.2. Cấp sửa chữa nhỏ: được tiến hành khi có hư hỏng ở một số chi tiết của bộ phận công trình nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của các chi tiết đó.
5.3. Cấp sửa chữa vừa: được tiến hành khi có hư hỏng hoặc xuống cấp ở một số bộ phận công trình nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của các bộ phận công trình đó.
5.4. Cấp sửa chữa lớn: được tiến hành khi có hư hỏng hoặc xuống cấp ở nhiều bộ phận công trình nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của công trình.
6. Nguồn kinh phí thực hiện công tác bảo trì
6.1. Đối với các công sở mà chủ quản lý sử dụng là các cơ quan hành chính công: kinh phí thực hiện bảo trì được lấy từ chi phí thường xuyên thuộc ngân sách nhà nước.
6.2. Đối với các công sở mà chủ quản lý sử dụng là các cơ quan hành chính sự nghiệp: kinh phí thực hiện bảo trì một phần đuợc lấy từ chi phí thường xuyên thuộc ngân sách nhà nước, một phần lấy từ nguồn vốn tự có do các hoạt động có thu đem lại.
6.3. Nhà chung cư: nguồn kinh phí thực hiện bảo trì được quy định tại Luật Nhà ở và Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ.
6.4. Các công trình dân dụng và công nghiệp khác: Chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng phải tự lo kinh phí thực hiện bảo trì.
6.5. Các công trình chuyên ngành:
a) Công trình giao thông: nguồn kinh phí thực hiện bảo trì được quy định tại Nghị định của Chính phủ số 168/2003/NĐ-CP ngày 24/12/2003 của Chính phủ và
các văn bản hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải.
b) Các công trình chuyên ngành khác do Chính phủ và các Bộ có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành ban hành quy định cụ thể.
II. TRÌNH TỰ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH
1. Trình tự thực hiện
Công tác bảo trì công trình xây dựng được thực hiện theo quy trình bảo trì. Nội dung quy trình bảo trì tuân thủ các quy định của Tiêu chuẩn về bảo trì công trình xây dựng. Trình tự thực hiện bảo trì gồm các bước sau:
1.1. Đối với công trình xây dựng mới, việc thực hiện bảo trì theo quy trình do nhà thầu thiết kế lập.
1.2. Đối với công trình đang sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì, chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng phải thuê tổ chức kiểm định chất lượng công trình có đủ điều kiện năng lực kiểm định, đánh giá chất lượng và lập quy trình bảo trì công trình.
1.3. Kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình:
Chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng phải tổ chức kiểm tra để đánh giá chất lượng công trình nhằm ngăn ngừa sự xuống cấp của công trình. Hoạt động kiểm tra thực hiện theo các thời điểm như sau:
a) Kiểm tra thường xuyên: Do chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng thực hiện để phát hiện kịp thời dấu hiệu xuống cấp.
b) Kiểm tra định kỳ: Do các tổ chức và chuyên gia chuyên ngành có năng lực phù hợp với loại, cấp công trình thực hiện theo yêu cầu của chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng.
Thời gian phải kiểm tra định kỳ được quy định cụ thể như sau:
- Không quá 03 năm / 1 lần đối với các đối tượng: nhà hát, rạp chiếu bóng, rạp xiếc, trường học, bệnh viện, sân vận động, nhà thi đấu, siêu thị và các công trình xây dựng có chức năng tương tự, các công trình chịu tác động môi trường cao.
- Không quá 05 năm / 1 lần đối với các đối tượng: các công trình dân dụng khác (nhà chung cư cao tầng, khách sạn, công sở, nhà làm việc), công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- Không quá 01 năm / 1 lần đối với đối tượng: các công trình di sản văn hóa đã đuợc xếp hạng cấp quốc gia và thế giới.
Sau khi có kết quả kiểm tra định kỳ, tùy theo thực trạng chất lượng công trình mà chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng quyết định chọn cấp bảo trì cho phù hợp.
c) Kiểm tra đột xuất (kiểm tra bất thuờng): được tiến hành sau khi có: sự cố bất thường (lũ bão, hoả hoạn, động đất, va chạm lớn,...), sửa chữa, nghi ngờ về khả năng khai thác sau khi đã kiểm tra chi tiết mà không xác định rõ nguyên nhân hoặc khi cần khai thác với tải trọng lớn hơn. Công việc này phải do các chuyên gia và các tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện.
1.4. Chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng tự thực hiện công tác bảo trì công trình xây dựng (nếu đủ điều kiện năng lực) hoặc lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện bảo trì công trình theo các cấp bảo trì.
1.5. Giám sát, nghiệm thu và bảo hành công tác bảo trì công trình:
a) Chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng phải tổ chức giám sát thi công và nghiệm thu công tác bảo trì công trình theo quy định của Luật Xây dựng, các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành và nội dung hợp đồng ký kết với nhà thầu thực hiện bảo trì công trình. Trong trường hợp không đủ điều kiện năng lực chủ quản lý sử dụng công trình phải thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực thực hiện giám sát thi công và nghiệm thu công tác bảo trì công trình.
b) Đối với công trình nhà ở thì công tác bảo trì phải tuân thủ theo Điều 75, Điều 76, Điều 77, Điều 78, Điều 79, Điều 80, Điều 81 và Điều 82 của Luật Nhà ở.
c) Thời hạn bảo hành công tác bảo trì được tính từ ngày chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng ký biên bản nghiệm thu công tác bảo trì để đưa vào sử dụng và được quy định thời gian như sau:
- Không ít hơn 06 tháng đối với mọi loại công trình được thực hiện bảo trì cấp duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ;
- Không ít hơn 24 tháng đối với mọi loại công trình được thực hiện bảo trì cấp sửa chữa vừa, sửa chữa lớn.
1.6. Kinh phí bảo hành công tác bảo trì thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
2. Tổ chức thực hiện
2.1. Chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật khi sửa chữa công trình có kinh phí dưới 07 tỷ đồng và lập dự án đầu tư khi sửa chữa công trình có kinh phí trên 07 tỷ đồng để trình người có thẩm quyền phê duyệt. Nếu không đủ điều kiện năng lực, chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng phải thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực làm các công việc trên. Đối với công tác bảo trì theo cấp duy tu, bảo dưỡng thì chủ sở hữu, quản lý sử dụng lập dự toán phù hợp với nguồn kinh phí bảo trì và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2.2. Đối với công tác bảo trì có kinh phí dưới 1 tỷ đồng thì chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng có thể không lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực hiện dự án.
2.3. Khi thực hiện bảo trì công trình mà không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình thì chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng không phải xin giấy phép xây dựng.
2.4. Công tác bảo trì phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn, vệ sinh và môi trường:
a) Tuyệt đối đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận, cho người thi công, người sử dụng và các phương tiện giao thông, vận hành trên công trình;
b) Lựa chọn các biện pháp và thời gian thi công hợp lý nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của tiếng ồn, khói, bụi, rung động,... do xe, máy và các thiết bị thi công khác khi thực hiện các hoạt động bảo trì gây ra;
c) Tuân thủ các quy định của Luật bảo vệ môi trường; các quy phạm an toàn lao động; an toàn trong thi công; an toàn lao động trong sử dụng máy móc, thiết bị thi công.
III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Thông tư này thay thế cho Thông tư số 05/2001/TT-BXD và có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan Trung ương của các đoàn thể, các Tổng công ty Nhà nước và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh bằng văn bản về Bộ Xây dựng để nghiên cứu, giải quyết.
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Hồng Quân
THE MINISTRY OF CONSTRUCTION | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 08/2006/TT-BXD | Hanoi, November 24, 2006 |
CIRCULAR
GUIDING THE MAINTENANCE OF CONSTRUCTION WORKS
Pursuant to the Government's Decree No. 209/2004/ND-CP of December 16, 2004, on quality management of construction works;
Pursuant to the Government's Decree No. 90/2006/ND-CP of September 6, 2006, guiding the implementation of the Housing Law;
Pursuant to the Government's Decree No. 36/2003/ND-CP of April 4, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Construction,
The Ministry of Construction guides the maintenance of construction works as follows:
I. GENERAL GUIDANCE
1. Scope, subjects and objects of application
This Circular provides concerned organizations and individuals with guidance on the contents and order of maintenance of construction works which are funded with capital of any sources and of any ownership forms in Vietnamese territory.
2. Purposes of maintenance
Maintenance aims to preserve architectural characteristics and utilities of works to ensure that the works can be operated and exploited in compliance with their design requirements throughout the process of their exploitation and use.
3. Dossiers and documents used for the maintenance of construction works
3.1. Dossiers and documents used for the maintenance of a construction work include:
a/ A dossier on the completion of the construction work (legal dossier and quality management document);
b/ The book for monitoring the operation or use of the work;
c/ A document on the process of maintenance of the work;
d/ Dossiers and documents on periodical inspections of the work or its parts or components during its exploitation and use;
e/ A document on technical standards for the maintenance of the work.
3.2. Dossiers and documents used in the maintenance of a work must be archived and updated with the changes in the work.
4. Responsibilities of concerned organizations and individuals for the maintenance of works
4.1. Design contractors: To develop a process of maintenance of construction works.
4.2. Owners and use managers:
a/ To organize the maintenance of construction works according to the process developed by design contractors;
b/ The application of this Circular is encouraged for works which are separate dwelling houses in rural, deep-lying or remote areas or private one-story houses without street frontage.
4.3. Ministries managing specialized construction works:
a/ To promulgate documents guiding organizations and individuals to implement legal provisions on the maintenance of works, and promulgate technical standards and regulations on the maintenance of specialized construction works throughout the country which are under their management;
b/ To inspect and urge localities to manage the maintenance of construction works.
4.4. Provincial-level People's Committees:
Provincial-level People's Committees shall perform the state management of the maintenance of construction works located within the administrative boundaries under their management. Provincial-level Construction Services shall assist their provincial-level People's Committees in uniformly managing the maintenance of construction works in localities. Provincial-level Services managing specialized construction works shall manage the maintenance of those works.
a/ Provincial-level Construction Services:
- To submit to provincial-level People's Committee presidents for promulgation documents guiding the implementation of legal documents on the maintenance of construction works in localities; to inspect the observance of regulations on the maintenance of construction works of grade III to special grade irrespective of their investment capital sources, construction works affecting urban architecture or involving incidents, threatening to cause catastrophes to people, assets or the environment.
- To assist provincial-level People's Committees in sending annual review reports to the Construction Ministry on the maintenance of civil, industrial construction-material or urban infrastructure works of grade III to special grade, irrespective of their capital sources, and works affecting urban architecture under local management.
b/ Provincial-level Services managing specialized construction works, including provincial-level Industry Services, Agriculture and Rural Development Services and Transport Services (or Traffic and Public Works Services) shall annually inspect the observance of regulations on the maintenance of works and report thereon to provincial-level People's Committees and ministries managing specialized traffic, irrigation and industrial construction works, irrespective of their capital sources, within the administrative boundaries under local management.
c/ Provincial-level Culture and Information Services shall assume the prime responsibility for, and coordinate with provincial-level Construction Services in, guiding and inspecting use managers in conducting the maintenance of their construction works which are recognized as national historical or cultural relics in localities under their management according to regulations.
Annually, provincial-level Culture and Information Services shall report to provincial-level People's Committees, the Ministry of Culture and Information and the Ministry of Construction on the maintenance of construction works already recognized as national historical or cultural relics.
5. Levels of maintenance of construction works
The maintenance of a construction work is conducted according to the following levels:
5.1. Renovation and maintenance shall be conducted regularly to prevent damage to each detail or part of the work.
5.2. Minor repair shall be conducted to repair damage to a number of details of parts of the work to restore their original quality.
5.3. Medium repair shall be conducted to repair damage to or degradation of a number of parts of the work to restore their original quality.
5.4. Overhaul shall be conducted to repair damage to or degradation of many parts of the work to restore their original quality.
6. Maintenance funds
6.1. For public offices the use managers of which are public administrative agencies: Their maintenance funds shall be taken from regular state budget funds.
6.2. For public offices the use managers of which are non-business administrative agencies: Their maintenance funds shall be taken partly from regular state budget funds and partly from revenues generated by these agencies.
6.3. For condominiums: Their maintenance funds are specified in the Housing Law and the Government's Decree No. 90/2006/ND-CP of September 6, 2006.
6.4. For other civil and industrial works: Their owners and use managers shall seek by themselves funds for the maintenance of those works.
6.5. For specialized works:
a/ For traffic works: Their maintenance funds are specified in the Government's Decree No. 168/2003/ND-CP of December 24, 2003, and the Transport Ministry's guiding documents.
b/ For other specialized works, the Government and ministries managing those works shall promulgate specific regulations on their maintenance.
II. ORDER AND ORGANIZATION OF THE MAINTENANCE OF WORKS
1. Order of maintenance
The maintenance of construction works shall be conducted according to the process of maintenance. The process of maintenance must apply standards on maintenance of construction works. The order of maintenance must involve the following steps:
1.1. For new construction works, their maintenance shall comply with the process developed by design contractors.
1.2. For works which are currently in use without a maintenance process, their investors or use managers shall hire qualified organizations to inspect and assess the quality of the works and develop a process of maintenance for those works.
1.3. Inspection and assessment of the quality of works:
Investors and use managers of works shall inspect the works to assess their quality in order to prevent their degradation. Inspection shall be conducted at the following points of time:
a/ Regular inspection shall be conducted by owners or use managers to detect in time signs of degradation of their works.
b/ Periodical inspection shall be conducted by specialized organizations and experts having professional capabilities relevant to the type and grade of works at the request of investors or use managers of the works.
Periodical inspections shall be conducted as follows:
- At least once for every three years for theaters, cinemas, circuses, schools, hospitals, stadiums, gymnasiums, supermarkets and construction works with similar functions, and works which are greatly affected by the environment.
- At least once for every five years for other civil works (high-rise condominiums, hotels, government offices, working offices), construction-industrial works and urban technical infrastructure works.
- At least once a year for works already ranked as national or world cultural relics.
After obtaining the results of periodical inspection, depending on the actual quality of their works, owners or use managers shall decide on the appropriate levels of maintenance of the works.
c/ Irregular inspection (extraordinary inspection) shall be conducted in emergency cases (flood, storm, fire, earthquake, collapse, etc.); repair; doubt about the exploitation capability after a thorough inspection has been conducted but no cause has been identified, or when a work needs to be exploited with a higher loading capacity. Irregular inspection must be done by qualified experts or organizations.
1.4. Owners and use managers of construction works shall themselves maintain the works (if they are qualified to do so) or select qualified organizations or individuals to maintain the works according to the levels of maintenance.
1.5. Supervision, pre-acceptance test and warrant of maintenance of works:
a/ Owners or use managers of works shall supervise the construction of their works and check the maintenance of the works before accepting it in accordance with the Construction Law and the Government's guiding decrees and the contracts signed with the maintenance contractors. If being unqualified to do so, use managers of the works shall hire qualified consultancy organizations to supervise the construction of the works and check the maintenance of the works before accepting it.
b/ For works being dwelling houses, their maintenance shall comply with Articles 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81 and 82 of the Housing Law.
c/ The duration of warrant for the maintenance of works shall be counted from the date owners or use managers of the works sign records on acceptance of the maintenance of the works before use and is specified as follows:
- At least 6 months, for works of all types subject to the maintenance level of renovation and maintenance or small repair;
- At least 24 months, for works of all types subject to the maintenance level of medium repair or overhaul.
1.6. Funds for warrant for the maintenance of works shall comply with Article 29 of the Government's Decree No. 209/2004/ND-CP of December 16, 2004, on quality management of construction works.
2. Organization of implementation
2.1. Owners and use managers of works shall make an econo-technical report when repair work costs less than VND 7 billion and make an investment project when repair work costs over VND 7 billion for submission to competent authorities for approval. If being unqualified, owners or use managers of works shall hire qualified consultancy organizations to make those reports or projects. For maintenance at the level of renovation and maintenance, owners or use managers of works shall make cost estimates based on their maintenance funds and submit them to competent authorities for approval.
2.2. For maintenance work costing less than VND 1 billion, owners or use managers of works are not required to set up a project management unit and may assign their specialized section to manage the projects or hire professional and experienced persons to manage the project execution.
2.3. When conducting the maintenance of works without changing their architecture or bearing structure or affecting their safety, owners or use managers of the works need not apply for a construction permit.
2.4. The maintenance of works must meet the following safety, sanitation and environment protection requirements:
a/ To absolutely ensure safety for adjacent works, builders, work users, and vehicles running or operating at work sites;
b/ To select rational measures and time of construction in order to minimize noise, gas emissions, dust, vibration, etc., caused by vehicles, machinery or other construction equipment used in the maintenance of works;
c/ To observe the Environmental Protection Law, labor safety and construction safety regulations in the use of construction machinery and equipment.
III. IMPLEMENTATION PROVISIONS
1. This Circular replaces Circular No. 05/2001/TT-BXD and takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
2. Ministries, ministerial-level agencies, provincial/municipal People's Committees, central agencies of mass organizations, state corporations, and concerned organizations and individuals shall implement this Circular.
3. Problems arising in the course of implementation should be reported in writing to the Ministry of Construction for study and settlement.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây