Thông tư 01/1999/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập dự toán công trình xây dựng cơ bản theo Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

thuộc tính Thông tư 01/1999/TT-BXD

Thông tư 01/1999/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập dự toán công trình xây dựng cơ bản theo Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Cơ quan ban hành: Bộ Xây dựng
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:01/1999/TT-BXD
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Đặng Nghiêm Chính
Ngày ban hành:16/01/1999
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 01/1999/TT-BXD

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ XÂY DỰNG SỐ 01/1999/TT-BXD NGÀY 16 THÁNG 10 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN
THEO LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

 

Căn cứ Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày11/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế Giá trị gia tăng; Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 quy định chi tiết thi hành Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 28/CP ngày 28/3/1997 của Chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước;

Căn cứ Chỉ thị số 41/1998/CT-TTg ngày 17/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tổ chức thực hiện các Luật thuế mới;

Căn cứ Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 28/1998/NĐ-CP;

Để quản lý chặt chẽ vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đưa công tác lập và quản lý giá phù hợp với cơ chế quản lý mới; sau khi thống nhất với Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng hướng dẫn lập dự toán công trình xây dựng cơ bản theo Luật Thuế Giá trị gia tăng và Thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

 

I- ĐỐI VỚI GIÁ TRỊ DỰ TOÁN XÂY LẮP

 

Giá trị dự toán xây lắp sau thuế của công trình xây dựng bao gồm giá trị dự toán xây lắp trước thuế và khoản thuế giá trị gia tăng đầu ra. Trong đó:

1- Giá trị dự toán xây lắp trước thuế:

Giá trị dự toán xây lắp trước thuế là mức giá để tính thuế giá trị gia tăng, bao gồm các chi phí trực tiếp, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước. Các chi phí trên được xác định theo mức tiêu hao về vật tư, lao động, sử dụng máy.... và mặt bằng giá khu vực từng thời kỳ do các cơ quan có thẩm quyền ban hành.

1.1- Chi phí tực tiếp:

Bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sử dụng máy thi công được xác định dựa trên cơ sở khối lương xây lắp tính theo thiết kế được duyệt và đơn giá xây dựng cơ bản của công tác xây lắp tương ứng.

1.1.1- Chi phí vật liệu:

Bao gồm vật liệu chính, vật liệu phụ, các vật liệu luân chuyển được tính theo đơn giá xây dựng cơ bản (đơn giá của các tỉnh, thành phố hoặc đơn giá công trình). Mức giá các loại vật tư, vật liệu để tính chi phí vật liệu trong đơn giá xây dựng cơ bản chưa bao gồm khoản thuế giá trị gia tăng đầu vào mà doanh nghiệp xây dựng ứng trả khi mua vật tư, vật liệu phục vụ xây lắp công trình.

Khi có sự thay đổi giá cả vật liệu thì căn cứ vào mức giá chưa có thuế giá trị gia tăng trong thông báo từng thời kỳ của cơ quan có thẩm quyền công bố và mức giá đã tính trong đơn giá xây dựng cơ bản để xác định phần chênh lệch và đưa trực tiếp vào chi phí vật liệu trong dự toán.

1.1.2- Chi phí nhân công

Chi phí phân công trong dự toán xây lắp bao gồm lương cơ bản, các khoản phụ cấp có tính chất lương và các chi phí theo chế độ đối với công nhân xây lắp mà có thể khoán trực tiếp cho người lao động để tính cho một ngày công định mức. Theo nguyên tắc này chi phí nhân công trong đơn giá xây dựng cơ bản được xác định như sau:

- Đối với đơn giá của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khoản chi phí nhân công được tính với mức lương tối thiểu là 144.000đ/tháng, cấp bậc tiền lương theo bảng lương A6 kèm theo Nghị định số 05/CP ngày 26/1/1994 của Chính phủ, phụ cấp lưu động ở mức thấp nhất 20% tiền lương tối thiểu, phụ cấp không ổn định sản xuất ở mức bình quân 10%, một số khoản lương phụ (nghỉ lễ, tết, phép...) bằng 12% và một số chi phí có thể khoán trực tiếp cho người lao động tính bằng 4% so với lương cơ bản. Đối với các công trình được hưởng thêm các khoản lương phụ, phụ cấp lương và các chế độ chính sách khác chưa tính trong thành phần đơn giá XDCB đã nêu ở trên hoặc được hưởng phụ cấp lưu động ở mức cao hơn 20% hay hưởng phụ cấp không ổn định sản xuất ở mức cao hơn 10% thì được bổ sung các khoản này vào chi phí nhân công theo hướng dẫn ở bảng tổng họp giá trị dự toán xây lắp như phụ lục 1 kém theo.

- Đối với đơn giá xây dựng cơ bản công trình: đưa trực tiếp vào đơn giá các khoản lương cơ bản, phụ cấp có tính chất lương và các chế độ đối với công nhân xây lắp mà công trình được hưởng theo cách tính trên.

1.1.3- Chi phí máy thi công:

Được tính theo bảng giá ca máy, thiết bị thi công do Bộ Xây dụng ban hành (Quyết định số 1260/1998/QĐ-BXD ngày 28/11/1998). Trong đó chi phí nhân công thợ điều khiển, sửa chữa máy, thiết bị thi công đã bao gồm các nội dung như điểm 1.1.2 nói trên.

Một số chi phí thuộc các thông số tính trong giá ca máy, thiết bị thi công (như xăng, dầu, điện năng,...) chưa tính thuế giá trị gia tăng đầu vào.

1.2- Chi phí chung:

Được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) so với chi phí nhân công trong dự toán xây lắp. Khoản chi phí chung này quy định theo từng loại công trình tại phụ lục 2.

Một số khoản mục chi phí thuộc các thông số tính trong chi phí chung chưa tính thuế giá trị gia tăng đầu vào.

1.3- Thu nhập chịu thuế tính trước:

Trong dự toán xây lắp công trình, mức thu nhập chịu thuế tính trước bằng tỷ lệ phần trăm (%) so với chi phí trực tiếp và chi phí chung theo từng loại công trình quy định tại phụ lục 2.

Khoản thu nhập chịu thuế tính trước sử dụng để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và một số khoản chi phí phải nộp, phải trừ khác. Phần còn lại được trích lập các quỹ theo Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nưóc ban hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính Phủ.

2- Thuế giá trị gia tăng đầu ra:

Thuế giá trị gia tăng đầu ra sử dụng để trả số thuế giá trị gia tăng đầu vào mà doanh nghiệp xây dựng đã ứng trước khi mua các loại vật tư, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng... nhưng chưa được tính vào chi phí vật liệu, chi máy thi công và chi phí chung trong dự toán xây lắp trước thuế và phần thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp xây dựng phải nộp.

Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đầu ra được tính theo quy định đối với công tác xây dựng, lắp đặt.

Trình tự xác định giá trị dự toán xây lắp theo các nguyên tắc nêu trên được quy định tại phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.

 

II- ĐỐI VỚI CÁC CHI PHÍ KHÁC TRONG TỔNG DỰ TOÁN
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

 

1- Về chi phí khảo sát xây dựng:

Dự toán chi phí khảo sát xây dựng lập theo định mức dự toán khảo sát xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 177/BXD-VKT ngày 17/7/1995 và Thông tư hướng dẫn lập và quản lý giá khảo sát xây dựng số 22/BXD-VKT ngày 17/7/1995 của Bộ Xây dựng. Khi áp dụng thuế giá trị gia tăng thì dự toán chi phí này được xác định như sau:

1.1- Dự toán chi phí khảo sát xây dựng trước thuế bằng dự toán chi phí khảo sát xây dựng tính theo quy định nói trên nhân với hệ số điều chỉnh K = 0,95.

1.2- Dự toán chi phí khảo sát xây dựng sau thuế bằng dự toán chi phí khảo sát xây dựng trước thuế nêu ở điểm 1.1 cộng (+) thêm khoản thuế giá trị gia tăng đầu ra theo quy định.

2- Về chi phí thiết kế:

Dự toán chi phí thiết kế tính theo bản giá thiết kế công trình xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 179/BXD-VKT ngày 17/7/1995 của Bộ Xây dựng. Khi áp dụng thuế giá trị gia tăng thì dự toán chi phí công tác này dược xác định như sau:

2.1- Dự toán chi phí thiết kế trước thuế bằng dự toán chi phí thiết kế tính theo quy định nói trên nhân với hệ số điều chỉnh K = 0,96.

2.2- Dự toán chi phí thiết kế sau thuế bằng dự toán chi phí thiết kế trước thuế nêu ở điểm 2.1 cộng (+) thêm khoản thuế giá trị gia tăng đầu ra theo quy định.

Đối với công tác xây dựng quy hoạch xây dựng đô thị khi áp dụng thuế giá trị gia tăng thì dự toán chi phí được xác định như đối với dự toán chi phí thiết kế công trình xây dựng nói trên, nhưng trên cơ sở bảng giá quy hoạch xây dựng đô thị ban hành kèm theo Quyết định số 502/BXD-VKT ngày 18/9/1996 của Bộ Xây dựng.

3- Về các chi phí thẩm định và tư vấn đầu tư, xây dựng:

Chi phí thẩm định và tư vấn đầu tư, xây dựng tính theo Quyết định số 501/BXD-VKT ngày 18/9/1996 của Bộ Xây dựng. Khi áp dụng thuế giá trị gia tăng thì chi phí cho công việc này được xác định như sau:

3.1- Chi phí trước thuế bằng mức chi phí tính theo tỷ lệ phần trăm (%) quy định nói trên nhân với giá trị xây lắp (hoặc giá trị xây lắp và giá trị thiết bị hoặc giá trị thiết bị) trước thuế.

3.2- Chi phí sau thuế bằng mức chi phí trước thuế nêu ở điểm 3.1 cộng (+) thêm khoản thuế giá trị gia tăng đầu ra theo quy định.

 

 

III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

 

Cách lập dự toán công trình xây dựng cơ bản theo hướng dẫn trên đây áp dụng thống nhất trong cả nước từ ngày 01/01/1999. Những quy định trước dây trái với quy định trong thông tư này đều không còn hiệu lực. Các văn bản của các ngành, địa phương hướng dẫn việc lập dự toán các công trình của ngành và địa pương không được trái với những quy định trong Thông tư này.

Đối với các công trình xây dựng có chuyển tiếp từ năm trước sang năm 1999 thì Chủ đầu tư và đơn vị nhận thầu ở công trình phải lập biên bản theo mẫu biểu của Bộ Tài chính, xác định giá trị khối lượng xây dựng đã thực hiện đến ngày 31/12/1998 và khối lượng xây dưng còn lại thực hiện từ 01/01/1999 để áp dụng thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp theo nguyên tắc sau:

- Đối với khối lượng công trình, hạng mục công trình đã thực hiện đến ngày 31/12/1998 không tính thuế giá trị gia tăng.

- Đối với khối lượng công trình, hạng mục công trình thực hiện từ ngày 01/01/1999 thì được tính toán theo hướng dẫn tại thông tư này.

Để có căn cứ lập lại bộ đơn giá xây dựng cơ bản mới áp dụng từ ngày 01/01/1999 đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo Liên Sở xây dựng - Tài chính - Vật giá xác định giá các loại vật tư, vật liệu xây dựng theo nguyên tắc giữ mức giá đã hình thành từ cuối năm 1998, giá này đã bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.

Trong quá trình áp dụng nếu có vấn đề vướng mắc hoặc chưa phù hợp, đề nghị các ngành, địa phương phản ánh về Bộ Xây dựng nghiên cứu giải quyết.

 

PHỤ LỤC 1

BẢNG TỔNG HỢP GIÁ TRỊ DỰ TOÁN XÂY LẮP
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN

 

STT

Khoản mục chi phí

Cách tính

Kết quả

I

Chi phí trực tiếp

 

 

 

1

 

Chi phí vật liệu

m

Qj x Djvl + Clvl

j =1

 

VL

2

 

Chi phí nhân công

m F1 F2

Qj x Djnc (1+ + )

j=1 h1n h2n

 

NC

 

3

 

Chi phí máy thi công

m

Qj x Djm

j = 1

 

M

 

Cộng trực tiếp phí

VL + NC + M

T

II

Chi phí chung

P x NC

C

III

Thu nhập chịu thuế tính trước

(T + C) x Tỷ lệ quy định

TL

 

Giá trị dự toán xây lắp trước thuế

(T + C + TL)

Z

IV

Thuế Giá trị gia tăng đầu ra

Z x TGTGT

VAT

 

Giá trị dự toán xây lắp sau thuế

(T + C + TL) + VAT

Gxl

 

Trong đó:

Qj: khối lượng công tác xây lắp thứ j

Djvl, Djnc, Djm: chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá XDCB của công tác xây lắp thứ j

F1: Các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương tối thiểu mà chưa được tính hoặc chưa đủ trong đơn giá XDCB

F2: Các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương cấp bậc mà chưa được tính hoặc chưa đủ trong đơn giá XDCB.

h1n: Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương tối thiểu của các nhóm lương thứ n

- Nhóm I : h1.1 = 2,342

- Nhóm II : h1.2 = 2,493

- Nhóm III : h1.3 = 2,638

- Nhóm IV : h1.3 = 2,796

h2n: Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương cấp bậc của các nhóm lương thứ n.

- Nhóm I : h2.1 = 1,378

- Nhóm II : h2.2 = 1,370

- Nhóm III : h2.3 = 1,363

- Nhóm IV : h2.3 = 1,357

P : Định mức chi phí chung (%).

TL : Thu nhập chịu thuế tính trước (%).

Gxl : Giá trị dự toán xây lắp sau thuế.

CLvl : Chênh lệch vật liệu (nếu có).

TGTGT : Mức thuế suất thuế Giá trị gia tăng quy định cho công tác xây
dựng, lắp đặt.

VAT : Tổng số thuế giá trị gia tăng đầu ra (gồm thuế giá trị gia tăng
đầu vào để trả khi mua các loại vật tư, vật liệu, nhiên liệu, năng
lượng... và phần thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp xây
dựng phải nộp).

 

PHỤ LỤC SỐ 2

ĐỊNH MỨC CHI PHÍ CHUNG VÀ THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC

 

Đơn vị tính: %

Số

TT

Loại công trình, công tác xây lắp

Chi phí chung

Thu nhập chịu thuế tính trước

1

Xây dựng công trình dân dụng thông thường

55,0

5,5

2

Xây dựng nhà bê tông tấm lớn, lắp dựng kết cấu thép

63,5

5,5

3

Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng đặc biệt

67,5

5,5

4

Xây dựng công trình thuỷ điện

71,0

5,5

 

- Riêng XD đường hầm trong công trình thuỷ điện

74,0

6,5

 

- Trạm thuỷ điện nhỏ

64,0

5,5

5

Lắp đặt điện, nước, đường ống, máy công nghệ

63,5

5,5

6

Xây dựng nền đường, mặt đường bộ

66,0

6

7

Xây dựng mặt đường sắt

67,0

6

8

Xây dựng cầu cống giao thông, triền đà, ụ tầu, bến cảng

63,5

6

9

Xây dựng các công trình biển

63,5

5,5

10

Xây dựng công trình thuỷ lợi (trừ lực lượng dân công nghĩa vụ)

64,0

5,5

11

Đào đắp thủ công công trình thuỷ lợi đê, kè (trừ lực lượng dân công nghĩa vụ)

51,0

6

12

Xây dựng công trình thông tin bưu điện, thông tin tín hiệu đường sắt

70,0

5,5

13

Lắp đặt bề xăng dầu, đường ống dẫn xăng dầu trong kho

63,5

6

14

Lắp đặt đường ống dẫn dầu theo tuyến

66,0

6

15

Xây dựng đường dây tải điện, trạm biến thế

71,0

6

16

Xây dựng hầm lò

74,0

6,5

17

Lắp máy trong hầm lò, trong đường hầm

70,0

6,5

18

Trồng rừng, trồng cây công nghiệp (cao su, chè, cà phê)

60,5

6,5

19

Làm giầu rừng, khoanh nuôi rừng

55,0

6,5

20

Khai hoang, xây dựng đồng ruộng

55,0

5,5

21

Một số dây chuyền thi công cơ giới

2,5

5,0

 

Ghi chú: Mức chi phí chung trong mục 21 tính trên chi phí sử dụng máy thi công và chỉ áp dụng đối với công trình, hạng mục công trình sử dụng dây chuyền công nghệ thi công đồng bộ bằng máy được lập thành dự toán xây lắp riêng.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF CONSTRUCTION
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No: 01/1999/TT-BXD
Hanoi, January 16, 1999
 
CIRCULAR
GUIDING THE ELABORATION OF COST ESTIMATES OF CAPITAL CONSTRUCTION PROJECTS UNDER THE LAW ON VALUE ADDED TAX AND THE LAW ON ENTERPRISE INCOME TAX
Pursuant to Decree No.28/1998/ND-CP of May 11, 1998 of the Government detailing the implementation of the Law on Value Added Tax; Decree No.30/1998/ND-CP of May 13, 1998 detailing the implementation of the Law on Enterprise Income Tax;
Pursuant to Decree No.28/CP of March 28, 1997 of the Government on renewing the wage and income management in State enterprises;
Pursuant to Directive No.41/1998/CT-TTg of December 17, 1998 of the Prime Minister on the continued organization of implementation of new tax laws;
Pursuant to Circular No.89/1998/TT-BTC of June 27, 1998 of the Ministry of Finance guiding the implementation of Decree No.28/1998/ND-CP;
In order to strictly manage the capital invested in the capital construction and make the price determination and management compatible with the new management mechanism; after consulting the Ministry of Finance, the Ministry of Construction hereby guides the elaboration of cost estimates of capital construction projects under the Law on Value Added Tax and the Law on Enterprise Income Tax, as follows:
I. REGARDING THE VALUE OF CONSTRUCTION AND INSTALLATION COST ESTIMATES
The value of after-tax construction and installation cost estimates of a construction project includes the value of pre-tax construction and installation cost estimates and the output value added tax amount. In which:
1. The value of pre-tax construction and installation cost estimates
The value of pre-tax construction and installation cost estimates is the price for value added tax calculation, including direct costs, general costs and pre-calculated taxable incomes. The above-said costs shall be determined according to the norms of materials consumption, labor and machinery utilization,... and the regional price index in each period set by the competent agencies.
1.1- Direct costs:
They include materials cost, labor cost and cost for use of working machines, which are determined on the basis of the construction and installation volume according to the ratified design and capital construction unit prices applicable to the corresponding construction and installation work.
1.1.1- Materials costs:
Such costs shall cover main, auxiliary and rotatory materials, which are calculated according to the capital construction unit prices (unit prices set by provinces and cities or project unit prices). The prices of materials and supplies to serve as basis for calculating materials costs in the capital construction unit prices shall not include the input value added tax, which has been paid by the construction enterprises when purchasing such materials and supplies in service of project construction and installation.
When the materials prices vary, the difference between the non-value added tax prices periodically announced by the competent agency(ies) and those already included in the capital construction unit prices shall be determined and directly accounted into materials costs in the cost estimates.
1.1.2- Labor costs:
Labor costs in the construction and installation cost estimates include basic wages, allowances of wage nature and expenses to be paid according to the prescribed regime to construction and installation workers, which may be directly assigned to such workers in order to calculate the normative pay for one workday. On this principle, the labor costs in the capital construction unit prices shall be determined as follows:
- For the unit prices set by the provinces and centrally-run cities, the labor costs shall be calculated on the basis of the minimum wage level of 144,000 dong/month, wage grades specified in wage index A6 issued together with Decree No.05/CP of January 26, 1994 of the Government, itineracy allowance being equal to at least 20% of the minimum wage level, unstable production allowance being equal to an average of 10%, a number of subsidiary wages (for public holidays, new year festival, annual leave...), being equal to 12% and some other expenses which may be directly assigned to the laborers, being equal to 4% of the basic wage, respectively. For projects eligible for subsidiary wages, wage allowances and other regimes which have not been included in the above-said capital construction unit prices or eligible for itineracy allowance being higher than 20% or unstable production allowance being higher than 10% of the basic wage, such amounts shall be added to the labor costs as guided in the general index of construction and installation cost estimates value in Appendix 1 enclosed herewith.
- For capital construction unit prices of projects: The basic wage amounts, wage allowances and other regimes for construction and installation workers which the projects are eligible for according to the above-said calculation method shall be directly accounted into the unit prices.
1.1.3- Construction machine costs:
They shall be calculated according to the price index for working machine and equipment shifts issued by the Ministry of Construction (Decision No.1260/1998/QD-BXD of November 28, 1998), in which labor costs for working machine and equipment operators and repairers have already included contents specified in Point 1.1.2 above.
Several costs involved in the parameters calculated in the working machine and equipment shift prices (petrol, oil, electric power...) have not yet included input value added tax.
1.2- General costs:
They shall be calculated by percentage (%) on the labor costs in the construction and installation cost estimates. These general costs are specified for each project type in Appendix 2.
Several expense items involved in the parameters calculated in the general costs have not yet included input value added tax.
1.3- Pre-calculated taxable incomes:
In the project construction and installation cost estimates, the taxable income shall be pre-calculated in percentage (%) of the direct costs and general costs for each project type specified in Appendix 2.
The pre-calculated taxable income amount shall be used to pay enterprise income tax and some other payable and deductible expense amounts. The income remainder shall be deducted for the establishment of funds according to the Regulation on financial management and business cost-accounting applicable to State enterprises issued together with Decree No.59/CP of October 3, 1996 of the Government.
2. Output value added tax:
Output value added tax shall be used to pay the input value added tax amount which the construction enterprise has paid in advance when purchasing materials, supplies, fuels, energy... but has not been calculated into materials cost, working machine cost and general costs in the pre-tax construction and installation cost estimates and value added tax amount that must be paid by the construction enterprise.
The output value added tax rate shall be determined according to regulations on construction and installation activities.
The order for determining the value of construction and installation cost estimates according to the above-said principles is prescribed in Appendix 1 enclosed herewith.
II. REGARDING OTHER COSTS IN THE TOTAL CONSTRUCTION PROJECT COST ESTIMATES
1. Regarding the construction survey cost:
The construction survey cost estimates shall be made according to the norms of construction survey cost estimates, issued together with the Ministry of Construction’s Decision No.177/BXD-VKT of July 17, 1995 and Circular No.22/BXD-VKT of July 17, 1995 guiding the setting and management of construction survey costs. When value added tax is applied, such construction survey cost estimates shall be determined as follows:
1.1- The pre-tax construction survey cost estimates shall be equal to the construction survey cost estimates calculated according to the above stipulations multiplied by regulatory coefficient K = 0.95.
1.2- After-tax construction survey cost estimates shall be equal to pre-tax construction survey cost estimates mentioned in Point 1.1 plus (+) the output value added tax amount as prescribed.
2. Regarding the designing cost:
The designing cost estimates shall be made according to the construction project designing price index issued together with Decision No.179/BXD-VKT of July 17, 1995 of the Ministry of Construction. When value added tax is applied, such designing cost estimates shall be determined as follows:
2.1- The pre-tax designing cost estimates shall be equal to the designing cost estimates calculated according to the above stipulations multiplied by regulatory coefficient K = 0.96.
2.2- The after-tax designing cost estimates shall be equal to the pre-tax designing cost estimates specified in Point 2.1 plus (+) the output value added tax amount as prescribed.
When value added tax is applied, the cost estimates of the urban construction planning work shall be determined like the above-said construction project designing cost estimates, but on the basis of the urban construction planning cost index issued together with Decision No.502/BXD-VKT of September 18, 1996 of the Ministry of Construction.
3. Regarding the investment and construction evaluation and consultancy costs:
The investment and construction evaluation and consultancy costs shall be calculated according to Decision No.501/BXD-VKT of September 18, 1996 of the Ministry of Construction. When value added tax is applied, the costs for such activities shall be determined as follows:
3.1- Pre-tax costs shall be equal to those calculated by percentage (%) as stipulated above multiplied by the pre-tax construction and installation value (or construction and installation value and equipment value, or equipment value).
3.2- After-tax costs shall be equal to pre-tax costs specified in Point 3.1 plus (+) the output value added tax amount as prescribed.
III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
The method of elaborating capital construction project cost estimates under the above guidance shall apply throughout the country as from January 1st, 1999. All previous stipulations which are contrary to this Circular shall be no longer effective. The documents of the branches and localities guiding the elaboration of cost estimates of projects of such branches and localities must not be contrary to provisions of this Circular.
For construction projects carried forward from previous years to 1999, the project investors and contractors shall have to make records according to the form set by the Ministry of Finance, clearly determining the value of construction volume performed till December 31, 1998 and the remaining construction volume to be performed from January 1st, 1999, in order to apply value added tax and enterprise income tax on the following principles:
- For project or project unit work volume already performed by December 31, 1998, value added tax shall not apply;
- For project or project unit work volume performed as from January 1st, 1999, value added tax shall be calculated under this Circular’s guidance.
To constitute the grounds for re-setting the capital construction unit price index which has been applied since January 1st, 1999, the provincial/municipal People’s Committees are requested to direct the provincial/municipal Construction, Finance and Pricing Services in determining the prices of construction materials and supplies on the principle of keeping the price levels formed in late 1998, which have already included value added tax.
Any problems arising in the course of implementation shall be reported by the concerned branches and localities to the Ministry of Construction for study and settlement.
 

 
FOR THE MINISTER OF CONSTRUCTION
VICE MINISTER




Dang Nghiem Chinh
 
APPENDIX 1
THE GENERAL INDEX OF CONSTRUCTION AND INSTALLATION COST ESTIMATES VALUE OF CAPITAL CONSTRUCTION PROJECTS

No.
COST ITEMS
CALCULATION METHOD
RESULT
I
DIRECT COSTS
 
 
1
Materials cost
 
VL
2
Labor cost
 
NC
3
Working machine cost
 
M
 
Total direct costs
VL + NC + M
T
II
GENERAL COSTS
P x NC
C
III
PRE-CALCULATED TAXABLE INCOMES
(T + C) x Prescribed percentage
TL
 
Pre-tax construction and installation cost estimates value
(T + C + TL)
Z
IV
OUTPUT VALUE ADDED TAX
Z x TGTGT
VAT
 
After-tax construction and installation cost estimates value
(T + C + TL) + VAT
Gxl
In which:
Qj : Construction and installation work volume number j
Djvl, Djnc, Djm: Materials, labor and working machine costs in the capital construction unit prices of construction and installation work number j
F1: Wage allowances (if any) calculated according to the minimum wage which have neither been calculated nor fully calculated into the capital construction unit prices.
F2: Wage allowances (if any) calculated according to the grade wages, which have neither been included nor fully included in the capital construction unit prices.
h1n: Coefficient demonstrating the correlation between the labor cost in the unit prices and the minimum wages of wage groups number n:
- Group I : h1.1 = 2.342
- Group II : h1.2 = 2.493
- Group III: h1.3 = 2.638
- Group IV: h1.4 = 2.796
h2n: Coefficient demonstrating the correlation between the labor cost in the unit prices and the grade wages of wage groups number n:
- Group I: h2.1 = 1.378
- Group II : h2.2 = 1.370
- Group III: h2.3 = 1.363
- Group IV: h2.4 = 1.357
P: General cost norms (%)
TL : Pre-calculated taxable incomes (%)
Gxl : After-tax construction and installation cost estimates value
Clvl : Difference in materials prices (if any)
TGTGT : Value added tax rate prescribed for construction and installation activities.
VAT: Total output value added tax amount (including input value added tax paid when materials, supplies, fuels, energy... are purchased, and value added tax amount that must be paid by the construction enterprise).
 
APPENDIX 2
NORMS OF GENERAL COSTS AND PRE-CALCULATED TAXABLE INCOMES
Unit: %

Ordinal number
Types of construction and installation projects and works
General costs
Pre-calculated taxable income
1
Construction of common civil projects
55.0
5.5
2
Construction of houses with large concrete panels, assembly and erection of steel structures
63.5
5.5
3
Construction of special industrial and civil projects
67.5
5.5
4
Construction of hydroelectric power plants:
71.0
5.5
 
- Particularly, tunnels in hydroelectric power plants
74.0
6.5
 
- Small-sized hydroelectric power stations
64.0
5.5
5
Installation of power and water facilities, pipelines, technological machinery
63.5
5.5
6
Construction of land road base and surface
66.0
6
7
Construction of railway surface
67.0
6
8
Construction of traffic bridges and culverts, slip-ways, dry-docks, ports
63.5
6
9
Construction of offshore projects
63.5
5.5
10
Construction of irrigation works (other than those by obligatory local laborers)
64.0
5.5
11
Digging and banking up land at irrigation works, dikes and groins by manual labor (other than those by obligatory local laborers)
51.0
6
12
Construction of postal information or railway signal communications projects
70.0
5.5
13
Installation of petrol and oil tanks, petrol and oil conduits within depots
63.5
6
14
Installation of oil pipelines along prescribed routes
66.0
6
15
Construction of electricity transmission lines and transformer stations
71.0
6
16
Construction of mine pits
74.0
6.5
17
Installation of machines in mine pits and tunnels
70.0
6.5
18
Afforestation, planting of industrial plants (rubber, tea, coffee...)
60.5
6.5
19
Forest enrichment, marking off and fostering
55.0
6.5
20
Reclamation and development of fields
55.0
5.5
21
A number of mechanized working lines
2.5
5.0
Notes:
For the general costs in item 21, which are calculated on the costs for use of working machines and applicable only to projects and/or project units that use complete technological working lines, the separate construction and installation cost estimates shall be made.-

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 01/1999/TT-BXD DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất