Quyết định 60-BXD/VKT của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chế Đấu thầu xây lắp
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 60-BXD/VKT
Cơ quan ban hành: | Bộ Xây dựng |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 60-BXD/VKT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Ngô Xuân Lộc |
Ngày ban hành: | 30/03/1994 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Xây dựng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 60-BXD/VKT
QUYếT địNH
CủA Bộ TRưởNG Bộ XâY DựNG Số 60-BXD/VKT NGàY 30-3-1994
Về VIệC BAN HàNH QUI CHế đấU THầU XâY LắP.
Bộ TRưởNG Bộ XâY DựNG
Căn cứ Nghị định số 15-CP ngày 4-3-1994 của Chính phủ quy định chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 15-CP ngày 2-5-1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Để cải tiến công tác đơn giá, dự toán nhằm tăng cường quản lý, chống lãng phí, thất thoát và tiêu cực trong đầu tư và xây dựng theo Quyết định số 92-TTg ngày 7-3-1994 của Thủ tướng Chính phủ,
QUYếT địNH:
Điều 1. - Ban hành kèm theo Quyết định này bản quy chế đấu thầu xây lắp để thay thế cho bản quy chế đấu thầu trong xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 24-BXD/VKT ngày 12-2-1990 của Bộ Xây dựng.
Điều 2.- Qui chế này có hiệu lực thi hành trong cả nước kể từ ngày 1 tháng 4 năm 1994 .
Điều 3.- Các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, các cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phổ biến, hướng dẫn và tổ chức chỉ đạo thực hiện đấu thầu xây lắp theo qui chế này.
QUI CHế
đấU THầU XâY LắP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 60-BXD/VKT
ngày 30-3-1994 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng).
Qui chế này qui định thể thức đấu thầu xây lắp đối với tất cả các công trình xây dựng thuộc sở hữu Nhà nước (bao gồm các nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng, vốn tự bổ sung của các doanh nghiệp Nhà nước). Các công trình có vốn trực tiếp đầu tư cuả nước ngoài, các công trình không thuộc sở hữu Nhà nước (bao gồm công trình của doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp thành lập theo Luật Công ty, các hợp tác xã...) , nếu tổ chức đấu thầu xây lắp cũng vận dụng Qui chế này.
I- NHữNG QUY địNH CHUNG
Điều 1.- Đối tượng công trình xây lắp:
1. Các công trình xây dựng thuộc sở hữu Nhà nước đều phải tổ chức đấu thầu xây lắp mới được triển khai xây lắp, trừ các loại công trình sau đây thực hiện phương thức chọn thầu xây lắp theo quy định tại phần III của Quy chế này, hoặc chỉ định thầu xây lắp:
- Công trình thuộc bí mật quốc gia;
- Công trình có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm;
- Công trình có yêu cầu cấp bách do thiên tai, địch họa;
- Công trình có giá trị xây lắp nhỏ (dưới 100.000.000,0);
- Một số công trình đặc biệt khác có quyết định chỉ định thầu của Thủ tướng Chính phủ;
- Công trình có tính chất đặc thù của một số ngành được Thủ tướng Chính phủ cho phép;
Chủ quản Đầu tư, cơ quan tài chính hoặc Ngân hàng các cấp không cấp vốn hoặc cho vay vốn đối với công trình mà Chủ đầu tư tuỳ tiện giao thầu trái với quy định trên, đồng thời xử lý các vấn đề có liên quan tuỳ theo mức độ vi phạm của Chủ đầu tư.
2. Tuỳ theo quy mô, tính chất, loại công trình và những điều kiện cụ thể của mỗi công trình, có thể tổ chức đấu thầu xây lắp toàn bộ công trình hoặc từng hạng mục công trình.
- Đối với công trình dưới hạng ngạch, tổ chức đấu thầu xây lắp toàn bộ công trình;
- Đối với công trình trên hạng ngạch, có thể tổ chức đấu thầu xây lắp từng hạng mục công trình. Riêng đối với công trình quy mô lớn có thể tổ chức đấu thầu từng loại công tác xây lắp có khối lượng lớn (san nền, đóng cọc móng...).
Điều 2. - Yêu cầu đối với công trình tổ chức đấu thầu xây lắp:
1. Có đủ hồ sơ thiết kế và dự toán được duyệt của công trình đấu thầu.
- Đối với công trình dưới hạng ngạch phải có đủ hồ sơ thiết kế kỹ thuật - thi công (hoặc thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình có kỹ thuật phức tạp), tổng dự toán và dự toán hạng mục công trình được cấp có thẩm quyền duyệt.
Đối với công trình trên hạng ngạch phải có hồ sơ thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được duyệt. Nếu đấu thầu xây lắp từng hạng mục công trình thì hạng mục công trình đó phải có thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây lắp được cấp có thẩm quyền duyệt. Trường hợp đặc biệt nếu công trình chưa đủ điều kiện để lập tổng dự toán, nhưng có những hạng mục cần thiết phải thi công thì dự toán từng hạng mục đó phải được Chủ quản đầu tư xét duyệt.
2. Bảo đảm đủ vốn để thanh toán theo hợp đồng:
- Đối với công trình thuộc nguồn vốn ngân sách thì công trình phải được ghi trong kế hoạch xây dựng cơ bản của Bộ hoặc địa phương.
Cơ quan Kế hoạch, Tài chính và Ngân hàng các cấp bảo đảm cân đối đủ vốn để cấp (hoặc cho vay) theo tiến độ trong luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật được duyệt của các công trình đó.
- Đối với công trình thuộc nguồn vốn tự bổ sung của doanh nghiệp, vốn tín dụng thì Chủ đầu tư làm việc với cơ quan Ngân hàng để xác định số vốn hiện có và khả năng cho vay của Ngân hàng (nơi Chủ quản đầu tư mở tài khoản).
- Đối với công trình đầu tư bằng nhiều nguồn vốn phải có xác nhận của cơ quan quản lý từng nguồn vốn nói trên.
- Đối với công trình đầu tư bằng nguồn vốn huy động của dân thì phải có cam kết bảo đảm vốn thanh toán của tổ chức đứng ra huy động vốn, có xác nhận của chính quyền cấp tỉnh, thành phố (hoặc quận, huyện đối với công trình nhỏ) và bảo lãnh của Ngân hàng nơi giao dịch của tổ chức huy động vốn.
Chủ đầu tư chỉ tổ chức đấu thầu xây lắp những công trình, hạng mục công trình hoặc loại công tác xây lắp có khối lượng lớn tương ứng với khả năng huy động vốn.
Trường hợp sau một thời gian nhất định mới huy động được vốn theo khả năng đã xác định, Chủ đầu tư vẫn có thể tổ chức đấu thầu xây lắp, nhưng phải ghi rõ trong thông báo mời thầu để các tổ chức xây lắp nào muốn dự thầu xem xét khả năng của mình trước khi tham gia dự thầu.
3. Có mặt bằng xây dựng đã được đền bù đất đai, hoa màu... (tổng thể hay từng phần theo tiến độ); có giấy phép sử dụng đất và giấy phép theo quy định hiện hành của Nhà nước.
4. Đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ mời thầu.
Điều 3.- Đơn vị đứng ra tổ chức đấu thầu xây lắp:
1. Đơn vị đứng ra tổ chức đấu thầu xây lắp (còn gọi là bên mời thầu) là các Chủ đầu tư hoặc các tổ chức tổng thầu (khi tổ chức đấu thầu lại một số hạng mục hoặc khối lượng công tác).
2. Các chủ quản đầu tư không đứng ra tổ chức đấu thầu thay chủ đầu tư mà chỉ có trách nhiệm:
- Xem xét quyết định của Chủ đầu tư;
- Giao vốn và giao trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn cho Chủ đầu tư;
- Hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra các Chủ đầu tư chuẩn bị đầy đủ các điều kiện tổ chức đấu thầu xây lắp;
- Quyết định kết quả xét chọn đơn vị trúng thầu đối với công trình trên hạng ngạch thuộc sở hữu Nhà nước;
- Giám sát, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ của Chủ đầu tư, sử lý những sai phạm của Chủ đầu tư.
Điều 4.- Hồ sơ mời thầu:
1. Hồ sơ mời thầu bao gồm các tài liệu sau:
- Thông báo mời thầu;
- Hướng dẫn đấu thầu;
- Điều kiện cụ thể của hợp đồng;
- Thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công, các phụ lục mô tả đặc điểm kỹ thuật, quy cách, chất lượng và thuyết minh kỹ thuật;
- Bản tiên lượng để tính giá dự thầu; trong đó nêu rõ mặt bằng giá trong nước và tỷ giá hối đoái (nếu có);
- Mẫu đơn dự thầu;
- Mẫu bảo lãnh dự thầu;
- Mẫu hợp đồng;
- Mẫu bảo lãnh bảo đảm thực hiện hợp đồng;
- Các tài liệu bổ sung (nếu có).
2. Chủ đầu tư có trách nhiệm trả lời bằng văn bản hoặc bằng điện tín tất cả những vấn đề liên quan đến hồ sơ mời thầu mà các đơn vị dự thầu yêu cầu giải thích và gửi cho tất cả các đơn vị dự thầu.
3. Trước thời hạn cuối cùng nộp đơn dự thầu ít nhất là 10 ngày, Chủ đầu tư có thể sửa đổi, bổ sung hồ sơ mời thầu nếu thấy thật cần thiết. Nội dung sửa đổi, bổ sung được thông báo bằng văn bản hoặc bằng điện tín cho tất cả các đơn vị dự thầu đã mua hồ sơ mời thầu. Các đơn vị dự thầu phải nhanh chóng thông báo cho Chủ đầu tư bằng văn bản hoặc bằng điện tín biết là đã nhận được nội dung sửa đổi, bổ sung đó.
Trường hợp bổ sung, sửa đổi lớn, Chủ đầu tư có thể kéo dài thêm thời hạn cuối cùng nộp đơn dự thầu nhưng không quá 1/3 thời hạn đã ghi trong thông báo mời thầu.
Điều 5.- Điều kiện đối với đơn vị dự thầu:
Tất cả các tổ chức xây lắp đều được quyền dự thầu khi có đủ các điều kiện sau:
1. Có đăng ký kinh doanh và giấy phép hành nghề xây dựng theo đúng nghề nghiệp và phạm vi hoạt động được cấp có thẩm quyền cấp theo quy định hiện hành của Nhà nước (nếu là đơn vị trực thuộc tổ chức có giấy phép hành nghề thì phải có giấy uỷ quyền của tổ chức đó). Tổ chức có giấy phép hành nghề kinh doanh xây dựng chỉ được gửi một đơn dự thầu trong một công trình đấu thầu (hoặc là trực tiếp tham dự hoặc là uỷ quyền).
2. Có đủ năng lực và trình độ chuyên môn (máy móc thiết bị, cán bộ, công nhân kỹ thuật) đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong hồ sơ mời thầu.
3. Trường hợp các đơn vị liên danh để dự thầu thì phải cử một đại diện và chỉ được gửi một đơn dự thầu. Đơn vị đại diện phải kê khai rõ các đơn vị liên danh.
Các đơn vị liên danh cũng phải có đủ điều kiện quy định tại điểm 1, 2, Điều 5 của quy chế này và cùng chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng xây lắp với Chủ đầu tư (nếu trúng thầu). Giữa các đơn vị liên danh phải có hợp đồng kinh tế phân định rõ trách nhiệm và quyền lợi của từng đơn vị.
4. Nộp lệ phí đấu thầu và mua hồ sơ mời thầu. Tuỳ theo loại công trình, mức lệ phí đấu thầu không quá 2 triệu đồng. Tiền mua hồ sơ mời thầu tuỳ theo chi phí soạn thảo và in ấn tài liệu của từng công trình đấu thầu và được ghi rõ trong thông báo mời thầu.
5. Nộp giấy bảo lãnh dự thầu do một Ngân hàng chuyên quản đứng ra bảo lãnh có giá trị từ 1 đến 3% giá dự thầu. Giấy bảo lãnh dự thầu được nộp trước giờ mở thầu và sẽ được Chủ đầu tư trả lại nếu không trúng thầu.
Đối với đơn vị trúng thầu, Chủ đầu tư sẽ trả lại giấy bảo lãnh dự thầu sau khi đơn vị trúng thầu ký kết hợp đồng xây lắp và nộp giấy bảo lãnh hợp đồng theo quy định tại Điều 20 của Quy chế này.
Điều 6.- Các chỉ tiêu cơ bản để dự thầu và xét thầu:
1. Kỹ thuật, chất lượng:
- Các phương án dự thầu phải đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật của hồ sơ thiết kế đã nêu trong hồ sơ mời thầu;
- Bảo đảm chất lượng và bảo đảm công trình theo chế độ hiện hành.
2. Giá dự thầu và xét thầu:
a) Giá dự thầu:
- Giá dự thầu được tính toán trên cơ sở các khối lượng công tác đã nêu trong bản tiên lượng và đơn giá do đơn vị dự thầu lập ra;
Đơn giá dự thầu phải lập theo mặt bằng giá quy định trong bản "Hướng dẫn đấu thầu" của công trình. Việc quy định mặt bằng giá trong bản "Hướng dẫn đấu thầu" và việc điều chỉnh giá phải theo quy định về quản lý giá xây dựng của Nhà nước;
- Đơn vị dự thầu phải ghi đầy đủ các đơn giá cho mỗi loại công tác đã nêu trong bản tiên lượng. Những loại công tác không ghi đơn giá dự thầu sẽ không được Chủ đầu tư thanh toán.
b) Giá xét thầu:
Giá xét thầu là giá trần dùng để làm căn cứ xét thầu, được xác định bằng giá trị dự toán xây lắp trong tổng dự toán được duyệt hoặc giá trị dự toán xây lắp hạng mục công trình được duyệt theo quy định hiện hành của Nhà nước, có tính đến điều kiện cụ thể của từng công trình (về thời hạn xây dựng, điều kiện về vốn và các điều kiện riêng khác, nếu có). Giá xét thầu do Chủ đầu tư lập và trình chủ quản đầu tư xét duyệt.
3. Thời gian hoàn thành công trình.
Bảo đảm tiến độ xây dựng đã nêu trong hồ sơ mời thầu.
Điều 7.- Hội đồng xét thầu:
1. Hội đồng xét thầu là tổ chức tư vấn giúp Chủ đầu tư tổ chức mở thầu và xét chọn đơn vị trúng thầu để trình cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Thành phần Hội đồng và cấp quyết định thành lập:
Công trình do cấp nào duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật thì cấp đó quyết định thành lập Hội đồng xét thầu và chỉ định Chủ tịch Hội đồng xét thầu.
Thành phần Hội đồng bao gồm:
- Đại diện của cấp xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật công trình;
- Đại diện chủ quản đầu tư (nếu công trình do Thủ tướng xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật);
- Chủ đầu tư;
- Đại diện Bộ hoặc Sở quản lý xây dựng chuyên ngành (tuỳ theo công trình đấu thầu do Trung ương hay địa phương quản lý);
- Đại diện cơ quan Ngân hàng (nếu công trình thuộc nguồn vốn vay);
- Đại diện cơ quan Kế hoạch và Tài chính (đối với công trình thuộc nguồn vốn Ngân sách).
Các cơ quan nói trên chỉ được cử một thành viên chính thức trong Hội đồng xét thầu. Khi cần thiết Hội đồng xét thầu có thể mời cơ quan tư vấn hoặc các chuyên gia kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành không thuộc các đơn vị dự thầu làm tư vấn.
Điều 8.- Các hình thức đấu thầu:
1. Đấu thầu rộng rãi: Chủ đầu tư thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và ghi rõ các điều kiện đối với đơn vị dự thầu để các tổ chức xây dựng biết và có thể dự thầu (nếu đủ điều kiện).
2. Đấu thầu hạn chế: Chủ đầu tư chỉ thông báo mời một số tổ chức xây dựng chuyên ngành đủ năng lực (của công trình đấu thầu) hoặc tổ chức xây dựng có uy tín đến dự thầu. Chủ đầu tư phải báo cáo với chủ quản đầu tư và Bộ Xây dựng (hoặc Sở xây dựng đối với công trình do địa phương quản lý về danh mục các tổ chức xây dựng dự định mời thầu. Sau khi có sự thống nhất của các cơ quan trên thì Chủ đầu tư mới được gửi thông báo mời thầu.
Hình thức đấu thầu hạn chế chỉ áp dụng đối với những công trình có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp, do cấp xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật quyết định.
Ngoài sự khác biệt về thông báo mời thầu còn nội dung và trình tự tổ chức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế đều theo đúng quy định tại phần II của Quy chế này.
II- TRìNH Tự Tổ CHứC đấU THầU XâY LắP
Điều 9.- Chuẩn bị hồ sơ mời thầu:
a) Để tổ chức đấu thầu xây lắp, trước hết Chủ đầu tư phải chuẩn bị đầy đủ các tài liệu quy định tại Điều 4 của Quy chế đấu thầu xây lắp này.
b) Ngoài những tài liệu trong hồ sơ mời thầu, Chủ đầu tư còn phải chuẩn bị các công việc sau:
- Xin giấy phép sử dụng đất;
- Xin giấy phép xây dựng;
Giải phóng mặt bằng xây dựng theo tiến độ (bao gồm việc đền bù đất đai, hoa màu, di chuyển nhà cửa, phá dỡ, san lấp...);
- Tính toán giá xét thầu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ xét chọn giá trúng thầu. Mức giá này không để trong hồ sơ mời thầu (giữ kín) nhằm để các đơn vị dự thầu nêu nhiều mức giá khác nhau trong cạnh tranh.
Điều 10.- Đăng ký việc tổ chức đấu thầu:
1. Khi đã chuẩn bị đủ các điều kiện để đấu thầu, Chủ đầu tư phải đăng ký việc tổ chức đấu thầu xây lắp với chủ quản đầu tư và Bộ hoặc Sở quản lý xây dựng chuyên ngành.
2. Cơ quan quản lý xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm xem xét các thủ tục và điều kiện tổ chức đấu thầu. Nếu thấy chưa đủ các điều kiện theo quy định thì hướng dẫn Chủ đầu tư thực hiện đầy đủ mới tiến hành tổ chức đấu thầu.
Điều 11.- Thông báo mời thầu:
Sau khi có xác nhận của cơ quan quản lý xây dựng chuyên ngành về các thủ tục và điều kiện tổ chức đấu thầu đã được thực hiện đầy đủ, Chủ đầu tư gửi thông báo mời thầu. Thông báo mời thầu được công bố ít nhất là 30 ngày trước ngày mở thầu.
Điều 12.- Kiểm tra điều kiện đối với đơn vị dự thầu:
Căn cứ thông báo mời thầu, các đơn vị dự thầu gửi cho Chủ đầu tư các tài liệu quy định tại điểm 1, 2, 3 của Điều 5 trong quy chế này và các điều kiện riêng của công trình đấu thầu (nếu có).
Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện đối với đơn vị dự thầu và lựa chọn những đơn vị đáp ứng các điều kiện đặt ra.
Điều 13.- Nộp hồ sơ dự thầu:
1. Sau khi tổ chức kiểm tra các điều kiện đối với đơn vị dự thầu, Chủ đầu tư mời các đơn vị đủ điều kiện dự thầu mua hồ sơ mời thầu, thăm hiện trường xây dựng và thông báo thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thầu, ngày, giờ, địa điểm mở thầu.
Mọi chi phí liên quan đến việc tìm hiểu, soạn thảo hồ sơ dự thầu do đơn vị thầu chịu (cho dù trúng thầu hoặc không trúng thầu).
Trong quá trình xem xét hồ sơ mời thầu và thăm hiện trường xây dựng, Chủ đầu tư có thể tổ chức thảo luận, trao đổi chung với các đơn vị dự thầu nếu có những vấn đề mà các đơn vi dự thầu chưa rõ về nội dung và yêu cầu công việc.
2. Sau khi đã tìm hiểu kỹ và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, đơn vị dự thầu gửi cho Chủ đầu tư những tài liệu sau đây:
- Đơn dự thầu được niêm phong kín;
- Bản sao đăng ký kinh doanh và giấy phép hành nghề xây dựng;
- Giới thiệu năng lực của đơn vị dự thầu và những công trình tương tự mà đơn vị đã thi công trong thời gian 5 năm gần thời điểm đấu thầu và những công trình đang làm;
- Bản tóm tắt biện pháp thi công công trình;
- Bản dự toán xác định giá thầu;
- Giấy bảo lãnh dự thầu.
Toàn bộ hồ sơ dự thầu làm thành một bản gốc và các bản sao (số lượng tuỳ theo yêu cầu của Chủ đầu tư). Mỗi hồ sơ đựng trong một phong bì lớn có đóng dấu và gắn niêm phong, gửi đến địa chỉ của Chủ đầu tư trong thời hạn ghi trong thông báo mời thầu. Chủ đầu tư có trách nhiệm bảo quản các hồ sơ dự thầu, không được mở các phong bì trước ngày, giờ mở thầu.
Điều 14.- Thời hạn có hiệu lực của đơn vị dự thầu (không ít hơn 30 ngày sau ngày mở thầu). Quá thời hạn có hiệu lực ghi trong đơn dự thầu, nếu nhận được thông báo trúng thầu, đơn vị trúng thầu có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận mà vẫn được hoàn trả lại giấy bảo lãnh dự thầu.
Trường hợp đặc biệt, trước khi hết thời hạn có hiệu lực của đơn dự thầu, Chủ đầu tư có thể yêu cầu (bằng văn bản) đơn vị dự thầu kéo dài thời hạn này (không quá 10 ngày). Đơn vị dự thầu có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kéo dài thời hạn có hiệu lực của đơn dự thầu. Khi đơn vị dự thầu đồng ý kéo dài thời hạn này (bằng văn bản) thì mọi quy định về thanh toán và giấy bảo lãnh dự thầu vẫn được áp dụng tiếp trong thời hạn có hiệu lực đã được kéo dài của đơn vị dự thầu. Nếu đơn vị dự thầu không chấp nhận kéo dài thời hạn này thì vẫn được Chủ đầu tư hoàn trả lại giấy bảo lãnh dự thầu.
Điều 15.- Sửa đổi và rút hồ sơ dự thầu:
Sau khi gửi hồ sơ dự thầu, nếu muốn sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu thì đơn vị dự thầu phải gửi thông báo cho bên mời thầu (ghi rõ nội dung sửa đổi hoặc rút hồ sơ) trước thời hạn cuối cùng nộp đơn dự thầu ghi trong thông báo mời thầu. Nội dung sửa đổi để trong phong bì niêm phong kín. Chủ đầu tư có trách nhiệm bảo quản, không được mở trước thời điểm mở thầu. Sau thời hạn cuối cùng nộp đơn dự thầu thông báo xin sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu không còn hiệu lực.
Điều 16.- Mở thầu:
- Vào ngày, giờ đã nêu trong thông báo mời thầu, Hội đồng xét thầu mở công khai các phong bì đựng hồ sơ trước sự có mặt của các đơn vị dự thầu và kiểm tra lại từng hồ sơ dự thầu để xác định sự thiếu, đủ các tài liệu trong hồ sơ.
Khi mở công khai từng hồ sơ dự thầu, Hội đồng xét thầu đọc tên các đơn vị dự thầu, các loại tài liệu trong hồ sơ, giá dự thầu, thời hạn hoàn thành, các thông báo bằng văn bản về bổ sung, sửa đổi hoặc rút đơn dự thầu (nếu có), giấy bảo lãnh dự thầu của từng đơn vị đã nộp và các chi tiết khác mà Hội đồng thấy cần thiết công bố.
- Toàn bộ diễn biến buổi mở thầu được lập thành biên bản ghi đầy đủ trong danh sách kèm theo chữ ký của các đơn vị dự thầu.
Điều 17 - Xét chọn đơn vị trúng thầu:
Quá trình xét chọn đơn vị trúng thầu được tiến hành theo các bước sau đây:
1. Xem xét hồ sơ của các đơn vị dự thầu:
a) Xem xét tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu. Nếu hồ sơ nào không hợp lệ sẽ bị loại ra từ bước này.
b) Trong quá trình xem xét hồ sơ dự thầu, Hội đồng xét thầu có thể yêu cầu từng đơn vị dự thầu giải thích những nội dung chưa rõ trong hồ sơ dự thầu. Các yêu cầu giải thích và trả lời được lập thành biên bản. Trong những trường hợp cần thiết, Hội đồng xét thầu có thể kiểm tra trực tiếp các điều kiện dự thầu quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
c) Sửa chữa các sai sót trong hồ sơ dự thầu (nếu có)
Khi xem xét các hồ sơ dự thầu, nếu phát hiện các sai sót về tính toán... Hội đồng xét thầu sẽ sửa lại các lỗi này cho chuẩn xác và thông báo cho đơn vị dự thầu. Nếu đơn vị dự thầu không chấp nhận thì đơn dự thầu sẽ bị loại.
2. Đánh giá và so sánh các hồ sơ dự thầu:
Các hồ sơ dụ thầu được đánh giá và so sánh theo từng chỉ tiêu cơ bản nêu tại Điều 6 của bản Quy chế này; sau đó kết hợp đánh giá toàn diện theo cả 3 chỉ tiêu.
Những nội dung chủ yếu xem xét khi đánh giá từng chỉ chỉ tiêu là:
a) Chỉ tiêu kỹ thuật, chất lượng
- Mức độ đáp ứng đối với các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng nêu trong hồ sơ thiết kế;
- Tính hợp lý của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công;
- Sự phù hợp của máy móc thi công (số lượng, chủng loại...), với đặc điểm, và điều kiện thi công của từng loại công tác xây lắp;
- Sự đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường...
Nếu hồ sơ dự thầu nào không đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, chất lựơng nêu trong hồ sơ thiết kế thì không cần xét tiếp các chỉ tiêu khác, và hồ sơ dự thầu đó bị loại.
b) Chỉ tiêu giá cả:
- Sự đảm bảo của các loại vật tư, thiết bị (chủng loại, quy cách, mã hiệu...) phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, chất lượng của công tác xây lắp;
- Sự đúng đắn và hợp lý của đơn giá các loại công tác xây lắp;
- Mức giá.
c) Chỉ tiêu thời gian hoàn thành công trình:
- Mức độ bảo đảm tiến bộ quy định trong hồ sơ mời thầu;
- Sự hợp lý về tiến độ hoàn thành giữa các hạng mục công trình hoặc các bộ phận công tác có liên quan với nhau;
- Khả năng bảo đảm tiến bộ đã đề ra.
Đối với những công trình yêu cầu chặt chẽ và chuẩn xác về thời gian hoàn thành công trình thì chỉ tiêu này sẽ là căn cứ đầu tiên để loại bỏ các hồ sơ dự thầu không đáp ứng.
Các chỉ tiêu trên được đánh giá bằng phương pháp cho điểm, tuỳ theo yêu cầu của từng công trình, Hội đồng xét thầu sẽ quy định số lượng điểm phân bố cho từng chỉ tiêu trong tổng số điểm đánh giá (thường là 100 điểm).
Ngoài 3 chỉ tiêu cơ bản nêu trên có thể xem xét thêm một số chỉ tiêu phụ khác như khuyến khích áp dụng kỹ thuật tiên tiến, sử dụng vật liệu mới, có chất lượng, vật liệu địa phương, ưu tiên các đơn vị dự thầu trong nước...
Khi các hồ sơ dự thầu có số điểm xấp xỉ nhau thì cần xét thêm khả năng chuyên môn, kỹ thuật, khả năng tài chính và uy tín của từng đơn vị dự thầu.
Mọi diễn biến của quá trình xét chọn đơn vị trúng thầu đều phải ghi vào biên bản và có chữ ký của các thành viên trong Hội đồng.
3. Lựu chọn đơn vị trúng thầu:
a) Đối với các công trình trên hạnh ngạch:
Căn cứ kết quả xét thầu của Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng lập báo cáo (kèm theo biên bản của Hội đòng xét thầu) trình chủ quản đầu tư xem xét, quyết định đơn vị trúng thầu.
b) Đối với công trình dưới hạng ngạch:
Chủ tịch Hội đồng căn cứ kết quả xét thầu của Hội đồng để thống nhất với Chủ đầu tư quyết định đơn vị trúng thầu.
Điều 18 - Thông báo trúng thầu:
Trước khi hết thời hạn có hiệu của đơn vị dự thầu, Chủ đầu tư phải gửi thông báo trúng thầu cho đơn vị đã được trúng thầu kèm theo bản hợp đồng xây lắp được dự thảo trên cơ sở các tài liệu trong hồ sơ mời thầu và biên bản xét trúng thầu.
Điều 19 - Ký hợp đồng xây lắp và triển khai việc xây dựng theo kết quả xét thầu:
1. Trong thời hạn 15 ngày sau khi nhận được thông báo trúng thầu, đơn vị trúng thầu phải gửi giấy bảo lãnh thực hiện hợp đồng và ký vào bản hợp đồng rồi gửi lại cho Chủ đầu tư.
Chủ đầu tư chỉ ký hợp đồng sau khi nhận được giấy bảo lãnh thực hiện hợp đồng của đơn vị trúng thầu.
2. Việc ký kết hợp đồng xây lắp phải tuân theo đúng quy chế hiện hành về hợp đồng kinh tế trong xây dựng cơ bản.
Điều 20. - Giấy bảo lãnh thực hiện hợp đồng:
Khi ký hợp đồng xây lắp, đơn vị trúng thầu phải nộp giấy bảo lãnh thực hiện hợp đồng của Ngân hàng có giá trị bằng 10% giá hợp đồng.
Trong thời hạn ghi trong thông báo trúng thầu, nếu đơn vị trúng thầu không nộp giấy bảo lãnh thực hiện hợp đồng thì coi như tự bỏ cuộc và không được nhận lại khoản tiền bảo lãnh dự thầu. Trong trường hợp này Chủ quản đầu tư có thể chọn đơn vị dự thầu xếp hạng thứ hai để ký hợp đồng, hoặc sẽ tổ chức lại việc đấu thầu.
Điều 21 - Xử lý trường hợp thay đổi chỉ tiêu trúng thầu:
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, về nguyên tắc không được thay đổi chỉ tiêu trúng thầu (giá cả, khối lượng, chất lượng và thời hạn xây dựng) . Trường hợp có thay đổi thiết kế được chủ quản đầu tư phê duyệt thì khối lượng xây lắp được điều chỉnh theo thiết kế thay đổi được duyệt, còn đơn giá không được thay đổi. Những trường hợp giá cả thay đổi đột biến, Chủ đầu tư phải thống nhất với các cơ quan Kế hoạch, Tài chính, Xây dựng xem xét quyết định điều chỉnh đơn giá.
Điều 22 - Phương thức thanh, quyết toán công trình:
1. Đối với công trình có vốn ứng trước:
- Sau khi ký hợp đồng xây lắp, Chủ quản đầu tư ứng vốn trước cho đơn vị nhận thầu không ít hơn 10% giá trị hợp đồng (hoặc giá trị khối lượng thực hiện trong năm đối với các công trình quy mô lớn) để triển khai việc xây lắp công trình;
- Trong quá trình thi công, hàng tháng Chủ đầu tư thanh toán cho đơn vị nhận thầu giá trị khối lượng thực hiện trong tháng. Khi đã thanh toán bằng số tiền ứng trước, Chủ đầu tư bắt đầu trừ dần số tiền đã ứng ban đầu trong các lần thanh toán tiếp theo cho tới lúc kết thúc hợp đồng. Mức trừ tiền ứng trước trong mỗi kỳ thanh toán do hai bên thoả thuận;
- Trường hợp chậm thanh toán theo khối lượng thực hiện trong tháng, Chủ đầu tư phải thanh toán cả mức lãi suất (theo quy định của Ngân hàng) tương ứng với số tiền thời gian chậm thanh toán.
2. Thực hiện chế độ khoán giá hợp đồng xây lắp (không thay đổi giá hợp đồng xây lắp khi quyết đoán công trình) đối với công trình có thời hạn xây dựng dưới 1 năm. Những công trình này Chủ đầu tư có thể ứng vốn trước đến 30% giá trị hợp đồng và thanh toán theo tiến độ do hai bên thống nhất.
Điều 23 - Xử lý các trường hợp đấu thầu không có kết quả:
Sau khi thông báo mời thầu, đến ngày mở thầu nếu không có đơn vị nào đăng ký dự thầu hoặc các đơn vị đăng ký dự thầu không đủ điều kiện tham gia dự thầu hoặc không có đơn vị dự thầu nào đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chất lượng, thời gian và giá cả thì phải tổ chức lại việc đấu thầu và Chủ đầu tư cần xem xét lại các điều kiện cũng như yêu cầu đặt ra trong hồ sơ mời thầu sao cho phù hợp và có khả năng thực hiện được.
III. CHọN THầU Và CHỉ địNH THầU
XâY LắP CáC CôNG TRìNH THUộC Sở HữU NHà NướC
Điều 24 - Yêu cầu đối với công trình chọn thầu:
Các công trình thuộc diện chọn thầu xây lắp trước khi tổ chức chọn thầu cũng phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại Điều 2 của Quy chế này.
Điều 25.- Giới thiệu đơn vị để chọn thầu:
1. Sau khi đã chuẩn bị đủ các điều kiện cần thiết, Chủ đầu tư gửi tới Bộ hoặc Sở quản lý xây dựng chuyên ngành Xây dựng, Giao thông, Thuỷ lợi văn bản đề nghị giới thiệu các đơn vị dự thầu cùng những tài liệu sau:
- Giới thiệu đối tượng chọn thầu (tên công trình , quy mô, địa điểm xây dựng);
- Bản thuyết minh của thiết kế kỹ thuật;
- Các yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật, tiến độ xây dựng và các yêu cầu khác (nếu có).
2. Trên cơ sở các tài liệu nhận được từ Chủ đầu tư, Bộ hoặc Sở quản lý xây dựng chuyên ngành giới thiệu từ 3 đến 5 đơn vị xây lắp chuyên ngành cho Chủ đầu tư.
3. Chủ đầu tư gửi hồ sơ chọn thầu cho các đơn vị xây lắp được giới thiệu. Nội dung hồ sơ chọn thầu cũng tương tự như hồ sơ mời thầu quy định tại Điều 5 của Quy chế này (trừ mẫu bảo lãnh dự thầu).
Điều 26.- Nộp hồ sơ dự chọn thầu:
Các đơn vị xây lắp được mời nếu đồng ý tham gia chọn thầu lập hồ sơ dự chọn thầu và gửi cho Chủ đầu tư theo đúng địa chỉ và thời hạn quy định. Nội dung hồ sơ dự chọn thầu và thể thức nộp hồ sơ dự chọn thầu tương tự như quy định tại Điều 13 của Quy chế này (trừ giấy bảo lãnh dự thầu).
Điều 27.- Xét chọn đơn vị nhận thầu:
1. Việc xét chọn đơn vị nhận thầu đối với công trình thuộc diện chọn thầu xây lắp cũng do Hội đồng xét chọn thầu thực hiện. Thành phần và nhiệm vụ của Hội đồng xét chọn thầu như quy định tại Điều 7 của Quy chế này.
2. Vào thời điểm quy định, Hội đồng xét chọn thầu tiến hành mở công khai các phong bì đựng hồ sơ dự chọn thầu. Thể thức mở thầu tương tự như quy định tại Điều 15 của Quy chế này, nhưng không cần sự có mặt của các đơn vị dự chọn thầu.
3. Việc xét chọn đơn vị nhận thầu, thông báo kết quả và ký hợp đồng xây lắp theo đúng quy định tại các Điều 16,17,18 của Quy chế này.
Điều 28.- Chỉ định thầu xây lắp công trình:
Đối với các công trình có quyết định chỉ định thầu của Thủ tướng Chính phủ, Chủ đầu tư có trách nhiệm ký hợp đồng giao nhận thầu với tổ chức tổng thầu xây lắp được chỉ định về việc xây lắp toàn bộ công trình, kể cả nhà ở của công nhân vận hành.
Bộ Xây dựng có trách nhiệm chủ trì cùng các thành viên khác trong Hội đồng thẩm tra luận chứng kinh tế - kỹ thuật (theo quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý xây dựng cơ bản), thẩm tra thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán trình Thủ tướng Chính phủ xét duyệt.
Trên cơ sở tổng dự toán được duyệt, Chủ quản đầu tư xét duyệt dự toán hạng mục công trình theo thiết kế bản vẽ thi công để làm căn cứ ký kết hợp đồng và thanh quyết toán công trình.
IV. PHạT, THANH TRA, KIểM TRA VIệC Tổ CHứC đấU THầU
Điều 29.- Phạt:
Mọi hành vi vi phạm các quy định trong Quy chế đấu thầu này dẫn đến sự vi phạm tính chất công bằng, công khai và hợp pháp đều coi là hành động gây thiệt hại về kinh tế, đều phải xử lý:
- Nếu đơn vị dự thầu vi phạm sẽ bị loại khỏi danh sách dự thầu và không được trả lại tiền bảo lãnh dự thầu.
- Nếu Chủ đầu tư vi phạm, kết quả đấu thầu sẽ bị huỷ bỏ, Chủ quản đầu tư sẽ chỉ đạo lại việc tổ chức đấu thầu. Chủ đầu tư phải bồi thường những chi phí cho các đơn vị dự thầu.
Điều 30.- Thanh tra, kiểm tra việc tổ chức đấu thầu:
1. Các Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm kiểm tra thường kỳ và đột xuất các công trình đấu thầu của các đơn vị do cơ quan Trung ương quản lý. Bộ Xây dựng và các Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra việc tổ chức đấu thầu một số công trình của các ngành và địa phương (khi cần thiết).
2. Các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra các công trình đấu thầu do địa phương quản lý.
3. Nội dung kiểm tra, thanh tra: Tuỳ theo tình hình cụ thể của từng công trình đấu thầu, có thể thanh tra, kiểm tra toàn bộ hồ sơ đấu thầu hoặc từng khâu, từng vụ việc có vấn đề (kể cả khâu thanh toán) đối với những công trình không thực hiện đúng Quy chế.
4. Cơ quan thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm kiến nghị cấp có thẩm quyền công nhận hoặc huỷ bỏ kết quả đấu thầu. Các đương sự được quyền khiếu nại nếu xét thấy quyết định của cơ quan có thẩm quyền thiếu công bằng.
V. ĐIềU KHOảN CUốI CùNG
Điều 31.- Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký và được áp dụng thống nhất trong cả nước. Những quy định về đấu thầu trong xây dựng trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ.
Điều 32.- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan khác thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn áp dụng và kiểm tra thực hiện quy chế này của các đơn vị trực thuộc.
THE MINISTRY OF CONSTRUCTION
------- |
SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness --------- |
No: 60-BXD/VKT
|
Hanoi, March 30, 1994
|
|
THE MINISTER OF CONSTRUCTION
Ngo Xuan Loc |
Article 32.- The ministries, ministerial-level agencies and other offices attached to the government, the Chairmen of the People's Committees in the provinces and cities directly attached to the Central Government have the responsibility to guide the application of this Statute and inspect its implementation by the units under their jurisdiction.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây