Quyết định 590/QĐ-BXD Định mức dự toán sản xuất nước sạch

thuộc tính Quyết định 590/QĐ-BXD

Quyết định 590/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức dự toán sản xuất nước sạch và quản lý, vận hành mạng cấp nước
Cơ quan ban hành: Bộ Xây dựng
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:590/QĐ-BXD
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Bùi Phạm Khánh
Ngày ban hành:30/05/2014
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Định mức dự toán sản xuất nước sạch và quản lý mạng cấp nước

Ngày 30/5/2014, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 590/QĐ-BXD về việc công bố Định mức dự toán sản xuất nước sạch và quản lý, vận hành mạng cấp nước.

Theo đó, Định mức dự toán công tác sản xuất nước sạch và quản lý, vận hành mạng cấp nước gồm các hao phí cần thiết về nguyên vật liệu, điện năng, lao động và thiết bị để sản xuất, tiêu thụ một đơn vị sản phẩm nước sạch theo quy trình công nghệ sản xuất và quản lý, vận hành mạng cấp nước phổ biến.

Ngoài ra, công tác sản xuất nước sạch gồm các định mức: Sản xuất nước sạch từ nguồn nước ngầm; Sản xuất nước sạch từ nguồn nước mặt. Các định mức của công tác quản lý, vận hành mạng cấp nước như sau: Công tác quản lý khách hàng; Quản lý, vận hành mạng cấp nước; bảo dưỡng thiết bị trên mạng và xúc xả đường ống cấp nước; Công tác vận hành trạm bơm tăng áp; Hao phí mẫu phân tích quản lý chất lượng nước.

Bên cạnh đó, căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì việc xem xét xác định mức hao phí trong khung định mức cho phù hợp để làm căn cứ xác định giá nước sạch để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giá nước sạch.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2014.

Xem chi tiết Quyết định590/QĐ-BXD tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ XÂY DỰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 590/QĐ-BXD

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2014

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

CÔNG BỐ ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN SẢN XUẤT NƯỚC SẠCH VÀ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH MẠNG CẤP NƯỚC

__________

BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG

 

Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT của Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kinh tế xây dựng, Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật và Viện trưởng Viện Kinh tế xây dựng,

 

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1. Công bố định mức dự toán sản xuất nước sạch và quản lý, vận hành mạng cấp nước kèm theo Quyết định này để các tổ chức, cá nhân có liên quan tham khảo, sử dụng vào việc xác định và quản lý giá tiêu thụ nước sạch.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2014.

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội
- Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- Tòa án Nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc CP;
- UBND các Tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các Cục, Vụ thuộc Bộ XD;
-Website của Bộ Xây dựng
- Lưu VP, Vụ PC, Vụ KTXD,Cục HTKT, Viện KTXD, Kh250.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Bùi Phạm Khánh

 

 

 

Phần I. THUYẾT MINH VÀ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐỊNH MỨC

 

1. Định mức dự toán công tác sản xuất nước sạch và quản lý, vận hành mạng cấp nước công bố tại Quyết định này bao gồm các hao phí cần thiết về nguyên vật liệu, điện năng, lao động và thiết bị để sản xuất, tiêu thụ một đơn vị sản phẩm nước sạch theo quy trình công nghệ sản xuất và quản lý, vận hành mạng cấp nước phổ biến.

2. Định mức dự toán được xác lập trên các căn cứ sau:

- Quy trình công nghệ sản xuất nước sạch phù hợp với nguồn nước khai thác (nước mặt, nước ngầm) được áp dụng phổ biến hiện nay tại các địa phương.

- Quy trình quản lý, vận hành mạng cấp nước đang được áp dụng phổ biến hiện nay tại các địa phương.

- Các tài liệu tổng kết, số liệu thống kê của các địa phương về quá trình sản xuất nước sạch, quản lý và vận hành mạng cấp nước theo quy trình công nghệ nói trên.

- Tình hình tổ chức sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất cung cấp nước sạch tại các địa phương hiện nay.

- Quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT ban hành theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt).

- Quy chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT ban hành theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm).

- Quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống).

- Quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt).

3. Kết cấu của tập định mức

- Định mức dự toán công tác sản xuất nước sạch và quản lý, vận hành mạng cấp nước gồm 07 bảng mức được trình bày theo quy trình công nghệ sản xuất nước sạch (từ nguồn nước ngầm và từ nguồn nước mặt), quy trình quản lý, vận hành mạng cấp nước.

- Mỗi định mức gồm: Thành phần công việc, khung trị số mức, yêu cầu kỹ thuật và đơn vị tính phù hợp.

4. Việc áp dụng định mức thực hiện như sau:

- Định mức dự toán công tác sản xuất nước sạch và quản lý, vận hành mạng cấp nước theo công bố để sử dụng vào việc xác định và quản lý giá nước sạch.

- Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương (chất lượng nguồn nước, mặt bằng tổ chức sản xuất, thực tế phân bố mạng cấp nước, thực trạng tổ chức quản lý khách hàng, quản lý mạng cấp nước …), Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì việc xem xét xác định mức hao phí trong khung định mức (đối với những hao phí định mức công bố theo khung hao phí) cho phù hợp để làm căn cứ xác định giá nước sạch để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giá nước sạch.

- Trường hợp công tác sản xuất nước sạch và quản lý, vận hành mạng cấp nước của địa phương có đặc thù riêng, khi vận dụng các định mức theo công bố không phù hợp hoặc chưa có định mức công bố thì Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì tổ chức việc điều chỉnh định mức hoặc xây dựng định mức để trình UBND Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương quyết định áp dụng, đồng thời báo cáo Bộ Xây dựng để theo dõi, kiểm tra.

 

Phần II. ĐỊNH MỨC

 

Chương 1. SẢN XUẤT NƯỚC SẠCH

 

NS1.01.00. SẢN XUẤT NƯỚC SẠCH TỪ NGUỒN NƯỚC NGẦM

1. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC NGẦM ĐẦY ĐỦ (KHI CÓ HÀM LƯỢNG SẮT CAO, MANGAN CAO, ĐỘ PH THẤP KHÓ XỬ LÝ).

Quyết định 590/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức dự toán sản xuất nước sạch và quản lý, vận hành mạng cấp nước

2. THÀNH PHẦN CÔNG VIỆC.

a) Vận hành giếng khoan (trạm bơm I)

- Theo dõi hệ thống điện;

- Theo dõi mực nước động, tĩnh trong giếng;

- Theo dõi hàm lượng cát trong nước ngầm;

- Các thông số kỹ thuật theo bơm (Lưu lượng áp lực, cường độ dòng điện, điện áp...);

- Vận hành bơm theo các thông số kỹ thuật trong quá trình làm việc;

- Theo dõi hoạt động của bơm (độ rung, tiếng ồn, nhiệt độ...);

- Làm vệ sinh máy bơm, động cơ;

- Vệ sinh khu vực trạm bơm I, mương thu;

- Ghi chép các thông số kỹ thuật;

- Giao, nhận ca.

b) Vận hành dàn mưa - bể lắng

- Vận hành các van để dàn mưa, bể lắng hoạt động;

- Theo dõi chế độ làm việc của dàn mưa, bể lắng (hệ thống phun mưa, mực nước bể lắng, sự ổn định trong bể, dòng chảy...);

- Xả bể lắng theo chu kỳ;

- Làm vệ sinh dàn mưa, bể lắng (Vệ sinh nhỏ hàng ngày);

- Kiểm tra thường xuyên các thiết bị khác (Van, hệ thống ống...).

c) Vận hành bể lọc

- Vận hành đóng mở van theo qui trình bao gồm đóng, mở van để bể lọc làm việc, xả lọc theo chu kỳ (trung bình 24 giờ/lần);

- Làm vệ sinh bể lọc (sàn, máng thu...) và hệ thống điều khiển kiểm tra hệ thống điều khiển, van nước, van khí, hệ thống ống;

- Theo dõi hoạt động của bể lọc (tính ổn định của mức nước trong bể lọc, lưu lượng nước từ bể lắng sang);

- Ghi sổ diễn biến công việc, các sự cố xảy ra.

d) Vận hành bể chứa

- Theo dõi mức nước trong bể chứa, lượng cặn tích trong bể, các sự cố xảy ra (rò rỉ...);

- Vệ sinh thau rửa bể chứa định kỳ.

e) Vận hành trạm bơm II

- Vận hành máy bơm (thay đổi chế độ làm việc của máy bơm) phù hợp với yêu cầu của mạng tiêu thụ;

- Vận hành máy bơm gió, máy bơm kỹ thuật, máy bơm rửa lọc khi rửa lọc;

- Theo dõi hệ thống điện (bao gồm cả hệ thống máy biến tần nếu có);

- Các thông số kỹ thuật của bơm (Lưu lượng, áp lực, cường độ dòng điện, điện áp...);

- Vận hành bơm theo chế độ vận hành tối ưu;

- Theo dõi hoạt động của bơm (độ rung, tiếng ồn, nhiệt độ nước làm mát trạm bơm, động cơ, ...);

- Làm vệ sinh máy bơm, trạm bơm;

- Ghi chép các thông số kỹ thuật;

- Giao, nhận ca.

f) Vận hành nhà hóa chất (gồm pha vôi, pha phèn)

- Tiếp nhận mức độ chỉ tiêu hóa chất theo yêu cầu của phòng thí nghiệm;

- Vận hành các thiết bị cân, pha hóa chất (vôi, phèn);

- Vận hành máy khuấy, máy bơm định lượng;

- Theo dõi chế độ làm việc của máy khuấy, máy bơm định lượng theo yêu cầu kỹ thuật (lưu lượng, áp lực, vòng quay, cường độ dòng điện, điện thế, các trạng thái làm việc của máy khuấy, máy bơm...);

- Điều chỉnh, theo dõi các van nước, theo dõi mực nước trong các bể, lượng vôi, phèn trong kho...

- Ghi sổ các diễn biến xảy ra.

g) Vận hành trạm Clo

- Vận hành máy châm Clo, bơm nước hòa trộn theo yêu cầu;

- Kiểm tra nồng độ Clo trong không khí;

- Làm vệ sinh thiết bị, bình chứa, vệ sinh công nghiệp;

- Kiểm tra nồng độ Clo dư tại bể chứa theo yêu cầu;

- Kiểm tra hệ thống bảo hiểm (dàn phun, máy bơm, mặt nạ...);

- Ghi chép các thông số kỹ thuật theo yêu cầu.

h) Vận hành phòng thí nghiệm

- Lấy mẫu kiểm tra nước nguồn, nước sau xử lý (mỗi ngày một lần);

- Các mẫu lấy một ca, một lần (pH, độ đục);

- Kiểm tra phèn, vôi hàng ngày để xác định lượng phèn, vôi cần thiết;

- Kiểm tra, phân tích các thông số chất lượng nước theo yêu cầu.

i) Vận hành hệ thống lắng bùn

- Tiếp nhận nước xả từ bể lắng, bể lọc;

- Vận hành máy bơm nước sau khi lắng cặn theo yêu cầu làm việc;

- Vận chuyển bùn cặn lên sân phơi và chuyển đi;

- Vận hành máy bơm bùn theo yêu cầu làm việc.

j) Vệ sinh trạm xử lý

- Quét dọn vệ sinh trong trạm xử lý, tưới cây, chăm sóc cây...

3. YÊU CẦU KỸ THUẬT

- Nước sạch đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định.

- Áp lực nước sau đồng hồ tổng đảm bảo theo quy định.

4. BẢNG MỨC:

 

Đơn vị tính: 1m3

Mã hiệu

Tên công việc

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức theo công suất trạm xử lý nước (nhà máy) (m3/ngày đêm)

£1.000

£5.000

£10.000

£20.000

£30.000

£50.000

£100.000

£300.000

NS1.01.0

Sản xuất nước sạch từ nguồn nước ngầm

Nguyên vật liệu:

- Vôi

- Xút (NaOH)

- Phèn nhôm

- Phèn Polime

- Clo

(hoặc Giaven)

-Vật liệu khác

Nhân công 4/7

Điện năng:

 

Kg

Kg

Kg

Kg

Kg

(Kg)

%

công

KWh

 

0,0010

0,0137

0,000013

0,0015

0,001

(0,011)

7

0,0043

0,526

÷0,619

 

0,0010

0,0137

0,000013

0,0015

0,001

(0,011)

7

0,0036

0,482

÷0,595

 

0,0010

0,0137

0,000013

0,0015

0,001

(0,011)

7

0,0027

0,427

÷0,534

 

0,0010

0,0137

0,000013

0,0015

0,001

(0,011)

7

0,0021

0,423

÷0,498

 

0,0010

0,0137

0,000013

0,0015

0,001

(0,011)

7

0,0017

0,390

÷0,461

 

0,0010

0,0137

0,000013

0,0015

0,001

(0,011)

7

0,0012

0,363

÷0,437

 

0,0010

0,0137

0,000013

0,0015

0,001

(0,011)

7

0,0008

0,361

÷0,425

 

0,0010

0,0137

0,000013

0,0015

0,001

(0,011)

7

0,0007

0,336

÷0,401

 

1

2

3

4

5

6

7

8

Ghi chú:

- Định mức quy định tại bảng trên tương ứng với chất lượng nguồn nước ngầm để xử lý và nước sạch sau xử lý như quy định trong phụ lục kèm theo.

- Hao phí điện năng quy định tại bảng mức trên tương ứng với các điều kiện sau:

a) Khoảng cách bình quân từ công trình thu nước đến khu xử lý nước £ 3.500 m; Đối với mỗi 1.000 m tiếp theo, định mức điện năng được điều chỉnh theo hệ số K = 1,025

b) Cao độ bình quân giữa công trình thu nước và khu xử lý nước £ 55 m. Đối với mỗi 10m chênh cao trình mực nước tiếp theo, định mức điện năng được điều chỉnh theo hệ số K = 1,1

 

NS1.02.00 SẢN XUẤT NƯỚC SẠCH TỪ NGUỒN NƯỚC MẶT

1. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ ĐẦY ĐỦ (KHI CÓ ĐỘ ĐỤC CAO, ĐỘ PH THẤP KHÓ XỬ LÝ).

Quyết định 590/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức dự toán sản xuất nước sạch và quản lý, vận hành mạng cấp nước

2. THÀNH PHẦN CÔNG VIỆC.

a) Vận hành trạm bơm bờ sông (trạm bơm I)

- Theo dõi hệ thống điện;

- Theo dõi mực nước sông hồ;

- Các thông số kỹ thuật theo bơm (Lưu lượng áp lực, cường độ dòng điện, điện áp...);

- Tại đầu nguồn châm Clo hoá sơ bộ;

- Kiểm tra nồng độ Clo dư trong nước thô;

- Vận hành bơm theo yêu cầu làm việc;

- Theo dõi hoạt động của bơm (độ rung, tiếng ồn, nhiệt độ...);

- Theo dõi hoạt động của song lưới chắn rác (nếu có);

- Làm vệ sinh máy bơm, song lưới chắn rác;

- Vệ sinh khu vực trạm bơm I, mương thu;

- Kiểm tra sự ổn định của mương thu;

- Ghi chép các thông số kỹ thuật;

- Giao, nhận ca.

b) Vận hành bể phân phối, bể trộn, bể phản ứng

- Vận hành các van bể phân phối, bể trộn, bể phản ứng;

- Theo dõi chế độ làm việc của bể phân phối, bể trộn, bể phản ứng;

- Kiểm tra thường xuyên các thiết bị khác (Van, hệ thống ống);

- Kiểm tra theo dõi các hóa chất đưa vào;

- Làm vệ sinh bể phân phối, bể trộn, bể phản ứng (Vệ sinh nhỏ hàng ngày);

c) Vận hành bể lắng (bao gồm các loại lắng đứng, lắng ngang, radian...)

- Vận hành bể lắng theo yêu cầu;

- Kiểm tra, theo dõi chế độ làm việc của bể lắng;

- Xả cặn theo chu kỳ;

- Làm vệ sinh bể lắng (sàn, thành bể);

- Kiểm tra các thiết bị (Van, ống, cào cặn, bơm cặn và các thiết bị khác...).

d) Vận hành bể lọc

- Vận hành bể lọc theo yêu cầu bao gồm đóng van để bể lọc làm việc, xả lọc (rửa bể lọc) theo chu kỳ (trung bình 24 giờ/lần hoặc 16 giờ/lần tuỳ theo chất lượng nguồn nước);

- Làm vệ sinh bể lọc (sàn, máng thu...) và hệ thống điều khiển kiểm tra hệ thống điều khiển, van nước, van khí, hệ thống ống;

- Theo dõi hoạt động của bể lọc (tính ổn định, xem xét nước từ bể lắng sang);

- Ghi sổ diễn biến công việc, các sự cố xảy ra.

e) Vận hành bể chứa

- Theo dõi mức nước trong bể chứa, các sự cố xảy ra (rò rỉ...);

- Vệ sinh, thau rửa bể theo định kỳ.

f) Vận hành trạm bơm II

- Vận hành máy bơm (thay đổi chế độ làm việc của máy bơm) phù hợp với yêu cầu của mạng tiêu thụ;

- Vận hành máy bơm gió, máy bơm kỹ thuật, máy bơm rửa lọc khi rửa lọc;

- Theo dõi hệ thống điện (bao gồm cả hệ thống máy biến tần nếu có);

- Các thông số kỹ thuật của bơm (Lưu lượng, áp lực, cường độ dòng điện, điện áp...);

- Vận hành bơm theo chế độ vận hành tối ưu;

- Theo dõi hoạt động của bơm (độ rung, tiếng ồn, nhiệt độ nước làm mát trạm bơm, động cơ, ...);

- Làm vệ sinh máy bơm, trạm bơm;

- Ghi chép các thông số kỹ thuật;

- Giao, nhận ca.

g) Vận hành nhà hóa chất (gồm pha vôi, pha phèn)

- Tiếp nhận mức độ chỉ tiêu hóa chất theo yêu cầu của phòng thí nghiệm;

- Vận hành các thiết bị cân, pha hóa chất (vôi, phèn);

- Vận hành máy khuấy, máy bơm định lượng;

- Theo dõi chế độ làm việc của máy khuấy, máy bơm định lượng theo yêu cầu kỹ thuật (lưu lượng, áp lực, vòng quay, cường độ dòng điện, điện thế, các trạng thái làm việc của máy khuấy, máy bơm...);

- Điều chỉnh, theo dõi các van nước, theo dõi mực nước trong các bể, lượng vôi, phèn trong kho...

- Ghi sổ các diễn biến xảy ra.

h) Vận hành trạm Clo

- Vận hành máy châm Clo theo yêu cầu;

- Kiểm tra nồng độ Clo trong không khí;

- Kiểm tra hệ thống bảo hiểm (dàn phun, máy bơm, mặt nạ...);

- Kiểm tra bình chứa Clo, kho chứa;

- Làm vệ sinh công nghiệp;

- Ghi chép các thông số kỹ thuật theo yêu cầu.

i) Vận hành phòng thí nghiệm

- Lấy mẫu kiểm tra nước nguồn, nước sau xử lý (mỗi ngày một lần);

- Các mẫu lấy một ca, một lần (pH, độ đục);

- Kiểm tra phèn, vôi hàng ngày để xác định lượng phèn vôi cần thiết;

- Kiểm tra, phân tích các thông số chất lượng nước theo yêu cầu.

j) Vận hành hệ thống lắng bùn

- Tiếp nhận nước xả bể lắng, bể lọc;

- Vận hành máy bơm nước sau khi lắng cặn;

- Vận chuyển bùn cặn lên sân phơi và chuyển đi;

- Vận hành máy bơm bùn.

k) Vệ sinh trạm xử lý

- Quét dọn vệ sinh trong trạm xử lý...

3. YÊU CẦU KỸ THUẬT

- Nước sạch đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định.

- Áp lực nước sau đồng hồ tổng đảm bảo theo quy định.

4. BẢNG MỨC

 

Đơn vị tính: 1m3

Mã hiệu

Tên công việc

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức theo công suất trạm xử lý nước (nhà máy) (m3/ngày đêm)

£1.000

£5.000

£10.000

£20.000

£30.000

£50.000

£100.000

£300.000

NS1.02.00

Sản xuất nước sạch từ nguồn nước mặt

Nguyên vật liệu:

- Vôi

- Phèn nhôm

- Phèn Polime

- Clo

(hoặc Giaven)

-Vật liệu khác

Nhân công 4/7

Điện năng:

 

Kg

Kg

Kg

Kg

Kg

%

công

KWh

 

0,002

0,035

0,009

0,0045

(0,025)

7

0,0052

0,596

÷0,701

 

0,002

0,035

0,009

0,0045

(0,025)

7

0,0041

0,531

÷0,655

 

0,002

0,035

0,009

0,0045

(0,025)

7

0,0032

0,500

÷0,625

 

0,002

0,035

0,009

0,0045

(0,025)

7

0,0025

0,492

÷0,579

 

0,002

0,035

0,009

0,0045

(0,025)

7

0,0018

0,451

÷0,533

 

0,002

0,035

0,009

0,0045

(0,025)

7

0,0013

0,430

÷0,518

 

0,002

0,035

0,009

0,0045

(0,025)

7

0,0009

0,416

÷0,489

 

0,002

0,035

0,009

0,0045

(0,025)

7

0,0007

0,371

÷0,442

 

1

2

3

4

5

6

7

8

Ghi chú:

- Định mức quy định tại bảng trên tương ứng với chất lượng nguồn nước mặt để xử lý và nước sạch sau xử lý như quy định trong phụ lục kèm theo.

- Mức hao phí điện năng quy định tại bảng mức trên tương ứng với các điều kiện sau:

a) Khoảng cách bình quân từ công trình thu nước đến khu xử lý nước £ 4.000 m; Đối với mỗi 1.000 m tiếp theo, định mức điện năng được điều chỉnh theo hệ số K = 1,025

b) Cao độ bình quân giữa công trình thu nước và khu xử lý nước £ 20 m; Đối với mỗi 10m chênh cao trình mực nước tiếp theo, định mức điện năng được điều chỉnh theo hệ số K = 1,1

 

 

Chương 2. QUẢN LÝ, VẬN HÀNH MẠNG CẤP NƯỚC

 

NS2.01.00 CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG

1. THÀNH PHẦN CÔNG VIỆC

1.1. Ghi đọc đồng hồ và quản lý khách hàng.

a. Ghi đọc đồng hồ:

- Nhận sổ đọc, đến nhà khách hàng để đọc và ghi chỉ số đồng hồ vào sổ đọc. Xác định mức giá theo lượng nước sử dụng cho từng mục đích sử dụng. Thông báo khách hàng biết lượng nước sử dụng phải thanh toán trong tháng.

- Giao sổ đọc cho bộ phận vi tính để lập hóa đơn tiền nước.

- Nhận bảng kê, rà soát khách hàng tiêu thụ lớn, đột biến (nếu có) và giao lại bộ phận vi tính để hiệu chỉnh trước khi in hóa đơn.

b. Quản lý khách hàng:

- Xác định nguyên nhân đồng hồ không hoạt động hoặc tăng giảm đột biến nước tiêu thụ.

- Kiểm tra tình trạng hoạt động và vị trí đồng hồ đo nước, phát hiện các hư hỏng của đồng hồ (như mờ mặt, kẹp chì, đứt chì...). Ghi mã ký hiệu đúng quy định.

- Kiểm tra nguồn nước hiện đang sử dụng của khách hàng để phát hiện rò rỉ cũng như các vi phạm qui chế sử dụng nước (nếu có).

- Lập phiếu yêu cầu chuyển các đơn vị liên quan để giải quyết.

- Lập hồ sơ, hợp đồng của khách hàng mới phát sinh trong tháng.

1.2. Lập và in hóa đơn tiền nước.

a. Lập hóa đơn:

- Cập nhật dữ liệu sổ đọc, sổ soát vào hệ thống phần mềm lập hóa đơn.

- Tính toán và Phát hành hóa đơn (Tự động trong hệ thống): Ghi lại số lượng hóa đơn được phát hành của tổng khối sổ.

b.Quản lý khách hàng:

- Cập nhập thường xuyên các thông tin thay đổi của khách hàng.

- Theo dõi, phân tích số liệu xác định hiệu quả kinh doanh.

- Lưu trữ cuống hóa đơn: hóa đơn liên 1 sau khi nhập vào hệ thống quản lý ghi thu và kiểm tra theo dõi nợ .

- Tổng hợp thu: Vào ngày cuối cùng trong tháng, sau khi đã kết thúc công việc nhập hóa đơn, bộ phận vi tính in báo cáo tổng kết thu của cả tháng để đối chiếu với thủ quỹ, cân đối số tiền mặt tư nhân, cơ quan được nộp trong tháng .

c.In ấn:

- In phục vụ công tác ghi thu và quản lý khách hàng (sổ đọc,sổ soát,bản kê, chứng từ nộp tiền…thông tin phục vụ kiểm tra kiểm soát…In báo cáo tổng kết)

- In hóa đơn: Ghi lại sê-ri đầu, cuối của mỗi khối hóa đơn được in ra, kiểm tra so sánh số hóa đơn. Tổng kết hóa đơn.

- In ấn hợp đồng của khách hàng mới.

1.3. Thu tiền nước và theo dõi nợ.

- Nhận, kiểm tra số lượng, chất lượng in hóa đơn. Thu từng nhà khách hàng theo lộ trình như nhân viên ghi đọc đã thực hiện.

- Tổng hợp số tiền thu được liên 1 hóa đơn và nộp tiền vào quỹ. Cuối mỗi ngày tổng kết giao thủ quỹ 1 bản và giao phòng Tài chính kế toán 1 bản để cân đối số tiền mặt thực tế nộp vào quỹ.

- Thông báo nợ, xác minh nguyên nhân nợ. Đưa thông báo ngừng hoặc dừng cấp nước.

- Tổng hợp hóa đơn nợ tồn: Sau khi kết thúc ngày nộp tiền cuối cùng trong tháng, nhân viên thu phải có trách nhiệm tự kiểm kê lại số hóa đơn nợ tồn hiện đang giữ. Kê chi tiết danh sách khách hàng còn nợ theo tháng hóa đơn, cộng tổng số hóa đơn và số tiền còn nợ từng tháng. Phân tích chi tiết nguyên nhân khách hàng còn nợ tiền nước.

1.4. Giải quyết thắc mắc, tranh chấp, xử lý vi phạm của khách hàng và các đối tượng khác trên địa bàn quản lý.

a.Giải quyết thắc mắc, tranh chấp :

- Xác minh thực tế theo nội dung thắc mắc, phối hợp các bộ phận liên quan trong và ngoài đơn vị thu nhận thông tin.

- Lập biên bản giải quyết thắc mắc.

- Trả lời thắc mắc, tranh chấp.

b.Thanh kiểm tra vi phạm:

- Căn cứ số liệu hệ thống quản lý ghi thu tổng hợp các trường hợp khách hàng tiêu thụ bất thường hoặc theo đề nghị của nhân viên ghi đọc.

- Đi hiện trường kiểm tra thực tế. Lập biên bản kiểm tra thực tế sử dụng nước của khách hàng.

- Thu thập chứng cứ vi phạm các điều khoản trong hợp đồng sử dụng nước. Xác định mức độ vi phạm. Lập hồ sơ vi phạm, kiến nghị giải quyết

2. BẢNG MỨC

Đơn vị: 1.000 khách hàng/tháng

Mã hiệu

Tên công việc

Thành phần hao phí

Đơn vị tính

Định mức

NS2.01.00

Công tác quản lý khách hàng

Vật liệu:

Giấy liên tục

Giấy A4

Phôi hóa đơn tiền nước

Mực in laser

Mực in giấy liên tục

Mực in hóa đơn tiền nước

Vật liệu khác

Nhân công 4/7

 

Tờ

Tờ

Tờ

Hộp

băng

băng

%

công

 

140

150

1006

0,095

0,35

0,015

5

35,27 ÷ 40,25

 

NS2.02.00 QUẢN LÝ, VẬN HÀNH MẠNG CẤP NƯỚC

1. THÀNH PHẦN CÔNG VIỆC

a) Quản lý kỹ thuật:

- Quản lý hiện trạng mạng cấp nước trên bản đồ. Bao gồm cập nhật thường xuyên những thay đổi trên mạng lưới và thống kê các tài sản trên mạng lưới

- Lập kế hoạch phân chia mạng lưới để quản lý thất thoát thất thu.

- Phối hợp với các đơn vị có công trình ngầm để việc triển khai dự án đảm bảo an toàn cho mạng cấp nước.

b) Quản lý áp lực:

- Thu thập và cập nhật hàng ngày áp lực nước trên mạng cấp nước.

c) Quản lý lưu lượng:

- Thu thập và cập nhật hàng ngày lưu lượng nước trên mạng cấp nước.

d) Quản lý đường ống và các thiết bị trên mạng:

- Lập kế hoạch kiểm tra các tuyến ống và thiết bị miệng khóa van, van, hố ga, đồng hồ.

- Kiểm tra hàng ngày tài sản, tình trạng hoạt động các đường ống và thiết bị trên mạng cấp nước. Phát hiện và sửa chữa phòng ngừa các sự cố.

d) Vận hành mạng:

- Đề xuất phương án vận hành dựa trên các số liệu về áp lực, lưu lượng.

- Vận hành theo đúng phương án được duyệt.

- Cập nhật phương án vận hành trên hồ sơ.

e) Quản lý chất lượng nước

- Trên tuyến truyền dẫn: Lấy mẫu kiểm tra chất lượng nước các điểm đấu từ mạng truyền dẫn xuống mạng phân phối cấp nước vào ô (hoặc gần đó), nơi cuối nguồn cấp nước của các nhà máy hoặc nơi tuyến sát với công trình thoát nước dễ bị ô nhiễm.

- Trên tuyến phân phối và mạng dịch vụ: Lấy mẫu kiểm tra chất lượng nước tại điểm cuối nguồn, khu vực cốt cao, khu vực cấp nước theo giờ, hoặc tại nhà khách hàng.

 

2. BẢNG MỨC

Đơn vị tính: 1km/tháng

Mã hiệu

Tên công việc

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức theo đường kính ống Dn (mm)

Dn≤75

75< Dn ≤300

Dn >300

NS2.02.0

Quản lý, vận hành mạng cấp nước

Nhân công:

Kỹ sư bậc 4/8

Công nhân bậc 4/7

Máy thi công:

Máy bơm nước 8CV

Ô tô vận chuyển 2,5T

 

Công

Công

 

ca

ca

 

0,284

2,034

 

-

-

 

0,295

2,671

 

0,007 ÷ 0,009

0,009 ÷ 0,012

 

0,348

2,78

 

0,057 ÷ 0,064

0,058 ÷ 0,075

 

1

2

3

Ghi chú: Hao phí định mức ở Bảng trên chưa bao gồm hao phí cho việc thí nghiệm kiểm tra chất lượng nước theo qui trình quản lý mạng cấp nước. Định mức hao phí mẫu thí nghiệm được qui định trong mục NS2.06.00 - Hao phí mẫu phân tích quản lý chất lượng nước.

 

NS2.03.00 BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ TRÊN MẠNG VÀ XÚC XẢ ĐƯỜNG ỐNG CẤP NƯỚC

1. THÀNH PHẦN CÔNG VIỆC

a) Bảo dưỡng đồng hồ tổng điện từ, đồng hồ cơ:

- Bơm hút nước nạo vét bùn vệ sinh sạch hố ga.

- Kiểm tra cảm biến đo lưu lượng các điểm đấu nối (Sensor); kiểm tra hiệu chỉnh thông số điện trở, điện cực

- Vệ sinh công nghiệp: các thiết bị trong tủ, dây nối cổ cáp.

- Kiểm tra hệ thống điện và tiếp địa

- Kiểm tra hiện thị: vệ sinh các vi mạch. Đo tính toán cài đặt thông số kỹ thuật.

b) Xúc xả đường tuyến ống:

- Chuẩn bị mặt bằng tại điểm xả, mở van xả cặn (tháo bích tại tê xả).

- Vận hành mạng dồn nước để xúc xả đường ống.

- Đóng van xả cặn. Vận hành mạng trả lại hiện trạng ban đầu.

- Vệ sinh hoàn trả mặt bằng

c) Bảo dưỡng các loại van cửa, van bướm, van xả cạn và hố ga:

- Bơm hút nước nạo vét bùn vệ sinh sạch hố ga.

- Kiểm tra hiện trạng van. Tháo van ra khỏi hệ thống, vệ sinh bên ngoài van.

- Tháo, vệ sinh bên trong và các chi tiết khác.

- Tháo, vệ sinh bảo dưỡng bộ truyền và bầu van.

- Lắp ráp van hoàn chỉnh, sơn chống gỉ vỏ van theo màu quy định.

d) Kê nâng miệng khóa, nắp hố ga van:

- Kiểm tra hiện trạng, tháo ra khỏi hệ thống,vệ sinh hố ga.

- Kê nâng van lắp miệng khóa ống dựng, nắp ga.

- Lắp hoàn chỉnh, trát vá hoàn trả mặt đường.

 

2. BẢNG MỨC

Đơn vị tính: 1 km/tháng

Mã hiệu

Tên công việc

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức theo đường kính ống Dn (mm)

Dn£75

75< Dn £300

Dn >300

NS2.03.00

Bảo dưỡng thiết bị trên mạng và xúc xả đường ống cấp nước

Vật liệu:

Nước sạch súc xả

Vật liệu khác

Nhân công:

Công nhân bậc 4/7

Máy thi công:

Máy bơm nước 8CV

Ôtô vận chuyển 2,5T

Máy phát điện lưu động 10Kw

Máy khác

 

m3

%

 

Công

 

Ca

Ca

Ca

%

 

1,228

5

 

1,150 ÷ 1,480

 

0,017 ÷ 0,022

0,434 ÷ 0,557

-

5

 

3,742

5

 

0,087 ÷ 1,120

 

0,030 ÷ 0,039

0,173 ÷ 0,223

0,010 ÷ 0,014

5

 

14,237

5

 

3,159 ÷ 3,767

 

0,125 ÷ 0,161

0,099 ÷ 0,128

0,040 ÷ 0,052

5

 

1

2

3

Ghi chú:

Định mức trên chưa bao gồm: Chi phí sửa chữa thay thế thiết bị, đồng hồ, van, dụng cụ lao động.

 

NS2.04.00 CÔNG TÁC VẬN HÀNH TRẠM BƠM TĂNG ÁP

1. THÀNH PHẦN CÔNG VIỆC

a) Trong thời gian không chạy máy bơm nước:

- Vệ sinh thiết bị, nhà bơm, xung quanh trong ngoài trạm bơm.

- Kiểm tra bể chứa, ống truyền dẫn từ trạm bơm ra. Kiểm tra Clo dư nếu cần bổ sung.

b) Trong thời gian chạy bơm:

- Thực hiện đầy đủ các quy trình kỹ thuật trước khi mở máy và sau khi chạy máy bơm. Theo dõi thường xuyên các chỉ tiêu kỹ thuật như: đồng hồ vôn, ampe, tình trạng hoạt động của máy, đồng hồ áp lực đầu bơm, van 1 chiều, van 2 chiều,….

- Kiểm tra chất lượng nước, các chỉ tiêu clo dư tại bể chứa 1 giờ/lần đối với trạm làm việc 24h/24h.

- Thường xuyên theo dõi mực nước trong bể chứa.

c) Dừng chạy bơm.

- Ghi chép nhật ký hoạt động bơm

- Lau vệ sinh các thiết bị.

2. BẢNG MỨC

Đơn vị tính: 100m3

Mã hiệu

Tên công việc

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

NS2.04.00

Vận hành trạm bơm tăng áp

Vật liệu:

Dầu nhờn

Mỡ

Vật liệu khác

Nhân công:

Công nhân bậc 4/7

Điện năng

 

kg

kg

%

 

Công

KWh

 

0,0048

0,0019

5

 

0,26 ¸ 0,57

18,5

Ghi chú:

- Định mức tại Bảng trên xác định hao phí bình quân cho các trạm có công suất từ 50 ÷ 500 m3/ngày đêm.

- Hao phí định mức ở Bảng trên chưa bao gồm hao phí cho việc Phân tích chất lượng nước theo quy chuẩn của Bộ Y tế và điện năng tiêu thụ. Định mức hao phí mẫu phân tích chất lượng nước được qui định trong mục NS2.06.00 - Hao phí mẫu phân tích quản lý chất lượng nước.

- Hao phí điện năng ở Bảng trên áp dụng khi áp lực bơm tăng áp £ 55 m. Đối với mỗi 10m chênh cao trình mực nước tiếp theo, định mức điện năng được điều chỉnh theo hệ số K = 1,1

 

NS2.05.00 BẢO DƯỠNG TRẠM BƠM TĂNG ÁP

1. THÀNH PHẦN CÔNG VIỆC

a) Bảo dưỡng vỏ trạm:

- Vệ sinh, quét vôi 2 lớp nhà trạm, tường rào

- Sơn lại các cửa nhà trạm, cửa ra vào.

b) Bảo dưỡng bể chứa nước:

- Định kỳ vệ sinh, kiểm tra bể chứa theo quy trình kỹ thuật.

- Quét vôi thành bể.

- Vệ sinh, thau rửa bể chứa.

c) Bảo dưỡng phần công nghệ:

- Vệ sinh, cọ rửa, sơn chống gỉ lại các đường ống công nghệ.

- Bảo dưỡng các máy bơm, các động cơ:

+ Nhận, vận chuyển vật tư, tháo dỡ bơm, tháo dỡ động cơ kiểm tra vệ sinh các thiết bị.

+ Bơm: Tháo các vòng bi, rửa sạch mỡ cũ, thay mỡ mới và thay thế định kỳ vòng bi.

+ Động cơ: Tháo rời kiểm tra phần động cơ, vệ sinh sạch sẽ roto, Stator, thay vòng bi trục động cơ, tra mỡ vòng bi. Kiểm tra và khắc phục giảm cách điện, kiểm tra thông số, lắp đặt căn chỉnh.

+ Kiểm tra hiệu chỉnh khớp nối trục động cơ bơm Lắp ráp bơm, động cơ. Chạy thử, ghi thông số kỹ thuật bàn giao đơn vị quản lý.

d) Bảo dưỡng phần điện:

- Kiểm tra vệ sinh các tủ điện và các thiết bị điện.

- Kiểm tra vệ sinh các giá đỡ dây điện, hộp nối, dây điện, ổ cắm.

- Siết chặt lại các đầu cốt, đầu nối.

- Kiểm tra lại các hệ thống tiếp địa.

2. BẢNG MỨC

Đơn vị tính: Trạm/năm

Mã hiệu

Tên công việc

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

NS2.05.00

Bảo dưỡng trạm bơm tăng áp

Vật liệu:

Giẻ lau

Mỡ chịu nhiệt

Xăng

Vật liệu khác

Nhân công:

Công nhân bậc 4/7

Máy thi công:

Máy bơm áp lực 75Kw

Máy bơm hút bùn cặn 45CV

 

kg

Kg

Lít

%

 

Công

 

Ca

Ca

 

3,35

4,80

1,45

5

 

110,26

 

0,81

1,62

Ghi chú:

- Định mức tại Bảng trên xác định hao phí bình quân cho các trạm có công suất từ 50 ÷ 500 m3/ngày đêm.

- Định mức trên chưa bao gồm: Chi phí sửa chữa, thay thế thiết bị máy móc.

 

NS2.06.00 HAO PHÍ MẪU PHÂN TÍCH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC

1. QUẢN LÝ, VẬN HÀNH MẠNG CẤP NƯỚC BẢNG MỨC

Đơn vị tính: 1km/tháng

Mã hiệu

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức theo đường kính ống Dn (mm)

Dn£75

Dn£300

Dn>300

NS2.06.01

Phân tích chất lượng nước theo quy định chuẩn 02:2009/BYT

Mẫu

0,015

0,038

0,106

Phân tích chất lượng nước các chỉ tiêu: Mùi, vị, màu, độ đục, Clo dư

Mẫu

0,097

0,088

-

 

1

2

3

2. VẬN HÀNH TRẠM BƠM TĂNG ÁP

BẢNG MỨC

Đơn vị tính: 100m3

Mã hiệu

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

NS2.06.02

Phân tích chất lượng nước theo quy định chuẩn 02:2009/BYT

Mẫu

0,01

Phân tích chất lượng nước các chỉ tiêu: Mùi vị, màu, độ đục, Clo dư

Mẫu

0,88

 

 

Phụ lục kèm theo Quyết định số:        /QĐ- BXD ngày     tháng     năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng

 

CHẤT LƯỢNG NƯỚC

QUY CHUẨN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT

QCVN 08:2008/BTNMT

 

Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt (nhưng phải qua quá trình xử lý theo qui định)

 

TT

Thông số

Đơn vị

Giá trị giới hạn

1

pH

 

6 đến 8,5

2

BOD5 (20oC)

mg/l

4

3

COD

mg/l

10

4

ôxy hòa tan

mg/l

³6

5

Chất rắn lơ lửng

mg/l

20

6

Asen

mg/l

0,01

7

Clorua

mg/l

250

8

Cadimi

mg/l

0,005

9

Chì

mg/l

0,02

10

Crom (VI)

mg/l

0,01

11

Crom (III)

mg/l

0,05

12

Đồng

mg/l

0,1

13

Kẽm

mg/l

0,5

14

Phosphat (tính theo P)

mg/l

0,1

15

Niken

mg/l

0,1

16

Sắt

mg/l

0,5

17

Thủy ngân

mg/l

0,001

18

Xianua

mg/l

0,005

19

Amoni (NH+4) (tính theo N)

mg/l

0,1

20

Florua

mg/l

1

21

Nitrat (tính theo N)

mg/l

2

22

Nitrit (tính theo N)

mg/l

0,01

23

Xianua

mg/l

0,01

24

Phenol (tổng số)

mg/l

0,005

25

Tổng dầu, mỡ

mg/l

0,01

26

Chất hoạt động bề mặt

mg/l

0,1

27

Coliform

MGN/100
mg/l

5.000

28

Tổng hóa chất bảo vệ thực vật (trừ DDT)

mg/l

0,15

29

DDT

mg/l

0,01

30

Tổng hoạt độ phóng xạ 

Bq/l

0,1

31

Tổng hoạt độ phóng xạ 

Bq/l

1,0

 

Aldrin+Dieldrin

mg/l

0,002

 

Endrin

mg/l

0,01

 

BHC

mg/l

0,05

 

DDT

mg/l

0,001

 

Endosunfan (Thiodan)

mg/l

0,005

 

Lindan)

mg/l

0,3

 

Chlordane

mg/l

0,01

 

Heptachlor

mg/l

0,01

 

 

CHẤT LƯỢNG NƯỚC

QUY CHUẨN CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM

QCVN 09:2008/BTNMT

 

Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước ngầm dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt (nhưng phải qua quá trình xử lý theo qui định)

 

TT

Thông số

Đơn vị

Giá trị giới hạn

1

pH

 

5,5 đến 8,5

2

Độ cứng (tính theo CaCO3)

mg/l

500

3

Chất rắn tổng số

mg/l

1500

4

COD

mg/l

4

5

Amoni

mg/l

0,1

6

Clorua

mg/l

250

7

Florua

mg/l

1,0

8

Nitrit

mg/l

1,0

9

Asen

mg/l

0,05

10

Cadimi

mg/l

0,005

11

Chì

mg/l

0,01

12

Crom (VI)

mg/l

0,05

13

Xianua

mg/l

0,01

14

Đồng

mg/l

1,0

15

Kẽm

mg/l

3,0

16

Mangan

mg/l

0,5

17

Nitrat

mg/l

15

18

Phenol

mg/l

0,001

19

Sắt

mg/l

5

20

Sunfat

mg/l

400

21

Thủy ngân

mg/l

0,001

22

Selen

mg/l

0,01

23

E - coli

MPN/100ml

không

24

Tổng hoạt độ phóng xạ a

Bq/l

0,1

25

Tổng hoạt độ phóng xạ b

Bq/l

1,0

26

Coliform

MPN/100m/l

3

 

 

 

QUY CHUẨN CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĂN UỐNG

(Ban hành kèm theo Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009)

 

STT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Giới hạn tối đa

I. Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ

1

Màu sắc

TCU

15

2

Mùi vị

 

Không có mùi vị lạ

3

Độ đục

NTU

2

4

pH

 

6,5 - 8,5

5

Độ cứng

mg/l

300

6

Tổng chất rắn hòa tan (TDS)

mg/l

1000

7

Hàm lượng nhôm

mg/l

0,2

8

Hàm lượng Amoni, tính theo NH4+

mg/l

3

9

Hàm lượng Antimon

mg/l

0,005

10

Hàm lượng Asen tổng số

mg/l

0,01

11

Hàm lượng Bari

mg/l

0,7

12

Hàm lượng Bo tính chung cho cả Borat và Axit boric

mg/l

0,3

13

Hàm lượng Cadimi

mg/l

0,003

14

Hàm lượng Clorua

mg/l

250

15

Hàm lượng Crom tổng số

mg/l

0,05

16

Hàm lượng Đồng tổng số (Cu)

mg/l

1

17

Hàm lượng Xianua

mg/l

0,07

18

Hàm lượng Florua

mg/l

1,5

19

Hàm lượng Hyđro sunfua

mg/l

0,05

20

Hàm lượng sắt tổng số

mg/l

0,3

21

Hàm lượng Chì

mg/l

0,01

22

Hàm lượng Mangan tổng số

mg/l

0,3

23

Hàm lượng Thủy ngân tổng số

mg/l

0,001

24

Hàm lượng Molybden

mg/l

0,07

25

Hàm lượng Niken

mg/l

0,02

26

Hàm lượng Nitrat

mg/l

50

27

Hàm lượng Nitrit

mg/l

3

28

Hàm lượng Selen

mg/l

0,01

29

Hàm lượng Natri

mg/l

200

30

Hàm lượng Sunphat

mg/l

250

31

Hàm lượng kẽm

mg/l

3

32

Độ ôxy hóa

mg/l

2

III. Hàm lượng của các chất hữu cơ

a. Nhóm Alkan clo hóa

33

Cacbontetraclorua

mg/l

2

34

Diclorometan

mg/l

20

35

1,2 Dicloroetan

mg/l

30

36

1,1,1-Tricloroetan

mg/l

2000

37

Vinyl clorua

mg/l

5

38

1,2 Dicloroeten

mg/l

50

39

Tricloroeten

mg/l

70

40

Tetracloroeten

mg/l

40

b. Hydrocacbua Thơm

41

Phenol và dẫn xuất của Phenol

mg/l

1

42

Benzen

mg/l

10

43

Toluen

mg/l

700

44

Xylen

mg/l

500

45

Etylbenzen

mg/l

300

46

Styren

mg/l

20

47

Benzo(a)pyren

mg/l

0,7

c. Nhóm Benzen Clo hóa

48

Monoclobenzen

mg/l

300

49

1,2-diclorobenzen

mg/l

1000

50

1,4-diclorobenzen

mg/l

300

51

Triclorobenzen

mg/l

20

d. Nhóm các chất hữu cơ phức tạp

52

Di(2-etylhexyl) adipate

mg/l

80

53

Di(2-etylhexyl) phtalat

mg/l

8

54

Acrylamide

mg/l

0,5

55

Epiclohydrin

mg/l

0,4

56

Hexacloro butadien

mg/l

0,6

IV. Hóa chất bảo vệ thực vật

57

Alachlor

mg/l

20

58

Aldicarb

mg/l

10

59

Aldrin/Dieldrin

mg/l

0,03

60

Atrazine

mg/l

2

61

Bentazone

mg/l

30

62

Carbofuran

mg/l

5

63

Clodane

mg/l

0,2

64

Clorotoluron

mg/l

30

65

DDT

mg/l

2

66

1,2-Dibromo - 3 Cloropropan

mg/l

1

67

2,4- D

mg/l

30

68

1,2- Dicloropropan

mg/l

20

69

1,3- Dichloroprropen

mg/l

20

70

Heptaclo và Heptaclo epoxit

mg/l

0,03

71

Hexaclorobenzen

mg/l

1

72

Isoproturon

mg/l

9

73

Lindane

mg/l

2

74

MCPA

mg/l

2

75

Methoxychlor

mg/l

20

76

Methachlor

mg/l

10

77

Molinate

mg/l

6

78

Pendimetalin

mg/l

20

79

Pentaclorophenol

mg/l

9

80

Permethrin

mg/l

20

81

Propanil

mg/l

20

82

Simazine

mg/l

20

83

Trifuralin

mg/l

20

84

2,4 DB

mg/l

90

85

Dichloprop

mg/l

100

86

Fenoprop

mg/l

9

87

Mecoprop

mg/l

10

88

2,4,5-T

mg/l

9

V. Hóa chất khử trùng và sản phẩm phụ

89

Monocloramin

mg/l

3

90

Clo dư

mg/l

0,3 - 0,5

91

Bromat

mg/l

25

92

Clorit

mg/l

200

93

2,4,6 triclorophenol

mg/l

200

94

Focmaldehyt

mg/l

900

95

Bromofoc

mg/l

100

96

Dibromclorometan

mg/l

100

97

Bromodiclorometan

mg/l

60

98

Clorofoc

mg/l

200

99

Axit dicloroaxetic

mg/l

50

100

Axit tricloroaxetic

mg/l

100

101

Cloral hydrat (tricloroaxetaldehyt)

mg/l

10

102

Dicloroaxetonitril

mg/l

90

103

Dibromoaxetonitril

mg/l

100

104

Tricloroaxetonitril

mg/l

1

105

Xyano clorit (tính theo CN)

mg/l

70

VI. Mức nhiễm xạ

106

Tổng hoạt độ a

pCi/l

3

107

Tổng hoạt độ b

pCi/l

30

VII. Vi sinh vật

108

Coliform tổng số

Vi khuẩn/100ml

0

109

E.coli hoặc Coliform chịu nhiệt

Vi khuẩn/100ml

0

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
 

THE MINISTRY OF CONSTRUCTION
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

---------------

No. 590/QD-BXD

Hanoi, May 30, 2014

 

DECISION

On publicizing the estimated norms of potable water production and water supply network management and operation

__________

THE MINISTER OF CONSTRUCTION

 

Pursuant to Decree No. 62/2013/ND-CP dated June 25, 2013 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Construction;

Pursuant to Decree No. 117/2007/ND-CP dated July 11, 2007 of the Government on potable water production, supply and consumption; Decree No. 124/2011/ND-CP dated December 28, 2011 of the Government amending and supplementing a number of articles of the Government's Decree No. 117/2007/ND-CP dated July 11, 2007 on potable water production, supply and consumption;

Pursuant to Joint Circular No. 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT of the Ministry of Finance, the Ministry of Construction and the Ministry of Agriculture and Rural Development providing principles and methods to determine and powers to decide on potable water consumption prices in urban areas, industrial zones and rural areas;

At the proposal of the Director of the Construction Economics Department, the Director of the Technical Infrastructure Agency, and the Director of the Institute of Construction Economics,

HEREBY DECIDES

 

Article 1. To publicize the estimated norms of potable water production and water supply network management and operation together with this Decision as a reference for relevant organizations and individuals to determine and manage potable water consumption prices.

Article 2. This Decision takes effect from June 1, 2014.

 

 

FOR THE MINISTER
DEPUTY MINISTER


 




Bui Pham Khanh

 

 


Part I

EXPLANATIONS AND INSTRUCTIONS
FOR APPLYING THE NORMS

 

1. The estimated norms of potable water production and the water supply network management and operation publicized therein include necessary wastes of raw materials, electricity, labor, and equipment for production and consumption of a specific quantity of potable water produced in common technological processes of water production, water supply network management and operation.

2. Estimated norms shall be calculated on the following bases:

- The technological process for potable water production that is suitable to the water source that can be extracted (surface water or groundwater) and is commonly used in each locality.

- The water supply network management and operation process commonly used in each locality currently.

- Summaries and statistics of localities on relevant technological processes of potable water production, water supply network management and operation as mentioned above.

- The actual production of potable water and application of scientific, technical advances to the actual production and supply of potable water in the localities currently.

- Regulation QCVN 08:2008/BTNMT promulgated under Decision No. 16/2008/QD-BTNMT dated December 31, 2008 of the Minister of Natural Resources and Environment (National technical regulation on surface water quality).

- Regulation QCVN 09:2008/BTNMT promulgated under Decision No. 16/2008/QD-BTNMT dated December 31, 2008 of the Minister of Natural Resources and Environment (National technical regulation on groundwater quality).

- Regulation QCVN 01:2009/BYT promulgated together with Circular No. 04/2009/TT-BYT dated June 17, 2009 of the Minister of Health (National technical regulation on drinking water quality).

- Regulation QCVN 02:2009/BYT promulgated together with Circular No. 05/2009/TT-BYT dated June 17, 2009 of the Minister of Health (National technical regulation on domestic water quality).

3. Structure of the set of norms

- The set of estimated norms of potable water production and water supply network management and operation therein includes 07 tables of norms presented in line with the technological process for production of potable water (from groundwater and surface water) and the process for water supply network management and operation.

- Each norm includes: work items, value frame of norms, technical requirements and appropriate units of measurement.

4. The application herein shall be done as follows:

- The publicized estimated norms for potable water production, water supply network management and operation serve as references to determine and manage potable water prices.

- Depending on actual conditions of each locality (the quality of the water source, the organization of production, the actual organization of the water supply network, the actual management of consumers and the water supply network, etc.), the Departments of Construction of provinces and centrally-run cities shall  assume the prime responsibility for considering and determining the appropriate norms regarding wastes within the norm frame (for the publicized normative wastes within the waste frame) to serve as a basis for determining the potable water prices which then shall be submitted to competent authorities for approval thereof.

- In cases where the production of potable water and the management and operation of the local water supply network have their own particularities and where the application of the publicized norms is not appropriate or there are no publicized norms, the Departments of Construction of provinces and centrally-run cities shall assume the prime responsibility for adjusting the norms or calculating new norms, then submit them to the People's Committees of the provinces and centrally-run cities to decide on the application thereof, and at the same time report them to the Ministry of Construction for monitoring and inspection thereof.

 

Part II

NORMS

 

Chapter 1

POTABLE WATER PRODUCTION

 

NS1.01.00. PRODUCTION OF POTABLE WATER FROM GROUNDWATER

1. COMPLETE TECHNOLOGICAL PROCESS FOR PURIFICATION OF GROUNDWATER (WITH HIGH CONCENTRATION OF IRON AND MANGANESE, LOW PH VALUES, DIFFICULT TO BE PURIFIED).

 

 

2. WORK ITEMS.

a) Operating wells (Pumping Station I)

- Monitoring the electrical system;

- Monitoring dynamic and static water levels in wells;

- Monitoring sand content in groundwater;

- Setting technical parameters of pumps (their flow, pressure, amperage, voltage, etc.);

- Operating the pumps with the technical parameters during the working process;

- Monitoring operations of the pumps (their vibration, noise, temperature, etc.);

- Cleaning the pumps and motors;

- Cleaning the area of Pumping Station I and intake channels;

- Recording the technical parameters;

- Switching shifts.

b) Operating aeration sprayers - settling tanks

- Operating the valves of aeration sprayers and settling tanks;

- Monitoring the working mode of the aeration sprayers and settling tanks (the system of sprayers, the water level in the settling tanks, the stability of water in the tanks, water flows, etc.);

- Taking out discharge of the settling tanks periodically;

- Cleaning aeration sprayers, settling tanks (daily slightly cleaning);

- Regularly checking other equipment (Valves, piping system, etc.).

c) Operating filter tanks

- Opening and closing the valves in the process, including opening and closing the valves of the filter tank, periodically taking out discharge of the filters (every 24 hours, on average);

- Cleaning the filter tanks (tanks, intake troughs, etc.) and the control system, checking the control system, water and air valves, piping system;

- Monitoring operations of the filter tanks (the stability of the water levels in the filter tanks, checking the water inflow from the settling tanks);

- Recording work progress and incidents.

d) Operating reservoirs

- Monitoring the water level in the reservoirs, the amount of sediments in the reservoirs, the occurrence of incidents (leakage, etc.);

- Periodically cleaning the reservoirs.

e) Operating Pumping Station II

- Operating the pumps (changing the working mode of the pumps) in accordance with the requirements of the consumption network;

- Operating air pumps, technical pumps, and filter washing pumps when washing filters;

- Monitoring the electrical system (including the inverter system, if any);

- Setting technical parameters of the pumps (their flow, pressure, amperage, voltage, etc.);

- Operating the pumps in the optimal operating mode;

- Monitoring operations of the pumps (the vibration, noise, cooling water temperature of the pumping station, the engines, etc.);

- Cleaning the pumps and the pumping station;

- Recording technical parameters;

- Switching shifts.

f) Operating the chemical mixing station (including mixing lime and alum)

- Receiving the indicated amount of chemical substances at the request of the laboratory;

- Operating equipment for weighing and mixing the chemical substances (lime, alum);

- Operating stirrers and metering pumps;

- Monitoring the working mode of the stirrers, the metering pumps according to the technical requirements (the flow, pressure, rotation, amperage, voltage, working status of the stirrers or pumps, etc.);

- Adjusting and monitoring the water valves, monitoring the water levels in the tanks, the amount of lime and alum stored in the warehouses, etc.

- Recording the happenings.

g) Operating the chlorination station

- Operating chlorine filling machines, mixing water pumps as required;

- Checking chlorine concentration in the air;

- Cleaning equipment and containers, conducting industrial cleanups;

- Checking the concentration of residual chlorine at the reservoirs as required;

- Checking the insurance system (injectors, pumps, masks, etc.);

- Recording technical parameters as required.

h) Operating the laboratory

- Taking samples to test the source water and the treated water (once a day);

- Samples taken once in one shift (pH, turbidity);

- Checking alum and lime daily to determine the necessary amount of alum and lime;

- Checking and analyzing water quality parameters as required.

i) Operating the sludge settling system

- Receiving water discharged from the settling tanks and filter tanks;

- Operating the water pumps after sedimentation according to working requirements;

- Transporting sludge to drying beds to be dried and taken away;

- Operating sludge pumps according to working requirements.

j) Cleaning the treatment station

- Cleaning the treatment station, watering and taking care of plants, etc.

3. TECHNICAL REQUIREMENTS

- Potable water must meet the prescribed standards.

- The water pressure recorded after the primary meter must be ensured in accordance with regulations.

4. TABLE OF NORMS:

 

Quantity: 1m3

Code

Work

Consumables

Unit

Norms based on the capacity of the water treatment station (plant)
(m3/day and night)

£1,000

£5,000

£10,000

£20,000

£30,000

£50,000

£100,000

£300,000

NS1.01.0

Production of potable water from groundwater

Materials:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lime

Kg

0.0010

0.0010

0.0010

0.0010

0.0010

0.0010

0.0010

0.0010

- Caustic soda (NaOH)

Kg

0.0137

0.0137

0.0137

0.0137

0.0137

0.0137

0.0137

0.0137

- Potash alum

Kg

0.000013

0.000013

0.000013

0.000013

0.000013

0.000013

0.000013

0.000013

- Alum polymers

Kg

0.0015

0.0015

0.0015

0.0015

0.0015

0.0015

0.0015

0.0015

- Chlorine

(or Javel)

Kg

(Kg)

0.001

(0.011)

0.001

(0.011)

0.001

(0.011)

0.001

(0.011)

0.001

(0.011)

0.001

(0.011)

0.001

(0.011)

0.001

(0.011)

- Other materials

%

7

7

7

7

7

7

7

7

Labor 4/7

Labor unit

0.0043

0.0036

0.0027

0.0021

0.0017

0.0012

0.0008

0.0007

Electricity:

 

kWh

0.526
÷0.619

0.482
÷0.595

0.427
÷0.534

0.423
÷0.498

0.390
÷0.461

0.363
÷0.437

0.361
÷0.425

0.336
÷0.401

 

1

2

3

4

5

6

7

8

 

 

Notes:

- The norms specified in the above table correspond to the quality of groundwater to be treated and potable water after treatment as specified in the attached appendix.

- The waste of electricity specified in the above table corresponds to the following conditions:

a) The average distance from the water intake work to the water treatment area is £3,500 m; For each subsequent 1,000 m, the power rating shall be adjusted by a coefficient K = 1.025

b) The average height between the water intake work and the water treatment area is £55 m. For every 10m higher to the subsequent water level, the power rating shall be adjusted by the coefficient K = 1.1

 

NS1.02.00 PRODUCTION OF POTABLE WATER FROM SURFACE WATER

1. COMPLETE TECHNOLOGICAL PROCESS FOR PURIFICATION OF SURFACE WATER (WITH HIGH TURBIDITY, LOW PH VALUES, DIFFICULT TO BE PURIFIED).

 

2. WORK ITEMS.

a) Operating the riverbank pumping station (Pumping Station I)

- Monitoring the electrical system;

- Monitoring river and lake water levels;

- Setting technical parameters of the pumps (their flow pressure, amperage, voltage, etc.);

- Adding chlorines to the water intake;

- Checking the concentration of residual chlorine in raw water;

- Operating pumps according to working requirements;

- Monitoring operations of the pumps (their vibration, noise, temperature, etc.);

- Monitoring the operations of the garbage screens (if any);

- Cleaning the pumps and bar screens;

- Cleaning the area of Pumping Station I and the intake channels;

- Checking the stability of the intake channels;

- Recording technical parameters;

- Switching shifts.

b) Operating screening, coagulation, flocculation tanks

- Operating the valves of the screening, coagulation, flocculation tanks

- Monitoring the working mode of the screening, coagulation, flocculation tanks;

- Regularly checking other equipment (Valves, piping systems);

- Checking and monitoring the chemical input;

- Cleaning the screening, coagulation, flocculation tanks (daily slightly cleaning);

c) Operating settling tanks (including vertical, horizontal, radial tanks, etc.)

- Operating settling tanks as required;

- Checking and monitoring the working mode of the settling tanks;

- Taking out discharge periodically;

- Cleaning the settling tanks (their basins and walls);

- Checking equipment (Valves, pipes, scrapers, sludge pumps and other equipment, etc.).

d) Operating filter tanks

- Operating filter tanks as required, opening and closing the valves of the filter tank, periodically taking out discharge of the filters (washing the filter tanks) periodically (every 24 hours or every 16 hours, on average, depending on the quality of the water source);

- Cleaning the filter tanks (tanks, intake troughs, etc.) and the control system, checking the control system, water and air valves, piping system;

- Monitoring operations of the filter tanks (the stability of the water levels in the filter tanks, checking the water inflow from the settling tanks);

- Recording work progress and incidents.

e) Operating reservoirs

- Monitoring the water level in the reservoirs, the occurrence of incidents (leakage, etc.);

- Periodically cleaning the reservoirs.

f) Operating Pumping Station II

- Operating the pumps (changing the working mode of the pumps) in accordance with the requirements of the consumption network;

- Operating air pumps, technical pumps, and filter washing pumps when washing filters;

- Monitoring the electrical system (including the inverter system, if any);

- Setting technical parameters of the pumps (their flow, pressure, amperage, voltage, etc.);

- Operating the pumps in the optimal operating mode;

- Monitoring operations of the pumps (the vibration, noise, cooling water temperature of the pumping station, the engines, etc.);

- Cleaning the pumps and the pumping station;

- Recording technical parameters;

- Switching shifts.

f) Operating the chemical mixing station (including mixing lime and alum)

- Receiving the indicated amount of chemical substances at the request of the laboratory;

- Operating equipment for weighing and mixing the chemical substances (lime, alum);

- Operating stirrers and metering pumps;

- Monitoring the working mode of the stirrers, the metering pumps according to the technical requirements (the flow, pressure, rotation, amperage, voltage, working status of the stirrers or pumps, etc.);

- Adjusting and monitoring the water valves, monitoring the water levels in the tanks, the amount of lime and alum stored in the warehouses, etc.

- Recording the happenings.

g) Operating the chlorination station

- Operating chlorine filling machines, mixing water pumps as required;

- Checking chlorine concentration in the air;

- Checking the insurance system (injectors, pumps, masks, etc.);

- Checking chlorine containers and warehouses;

- Conducting industrial cleanups;

- Recording technical parameters as required.

h) Operating the laboratory

- Taking samples to test the source water and the treated water (once a day);

- Samples taken once in one shift (pH, turbidity);

- Checking alum and lime daily to determine the necessary amount of alum and lime;

- Checking and analyzing water quality parameters as required.

i) Operating the sludge settling system

- Receiving water discharged from the settling tanks and filter tanks;

- Operating the water pumps after sedimentation;

- Transporting sludge to drying beds to be dried and taken away;

- Operating sludge pumps.

j) Cleaning the treatment station

- Cleaning the treatment station, etc.

3. TECHNICAL REQUIREMENTS

- Potable water must meet the prescribed standards.

- The water pressure recorded after the primary meter must be ensured in accordance with regulations.

4. TABLE OF NORMS:

 

 

Quantity: 1m3

Code

Work

Consumables

Unit

Norms based on the capacity of the water treatment station (plant)
(m3/day and night)

£1,000

£5,000

£10,000

£20,000

£30,000

£50,000

£100,000

£300,000

NS1.02.00

Production of potable water from surface water

Materials:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lime

Kg

0.002

0.002

0.002

0.002

0.002

0.002

0.002

0.002

- Potash alum

Kg

0.035

0.035

0.035

0.035

0.035

0.035

0.035

0.035

- Alum polymers

Kg

0.009

0.009

0.009

0.009

0.009

0.009

0.009

0.009

- Chlorine

(or Javel)

Kg

(Kg)

0.0045
(0.025)

0.0045
(0.025)

0.0045
(0.025)

0.0045
(0.025)

0.0045
(0.025)

0.0045
(0.025)

0.0045
(0.025)

0.0045
(0.025)

- Other materials

%

7

7

7

7

7

7

7

7

Labor 4/7

Labor unit

0.0052

0.0041

0.0032

0.0025

0.0018

0.0013

0.0009

0.0007

Electricity:

 

kWh

0.596

÷0.701

0.531

÷0.655

0.500

÷0.625

0.492

÷0.579

0.451

÷0.533

0.430

÷0.518

0.416

÷0.489

0.371

÷0.442

 

1

2

3

4

5

6

7

8

 
 

Notes:

- The norms specified in the above table correspond to the quality of groundwater to be treated and potable water after treatment as specified in the attached appendix.

- The waste of electricity specified in the above table corresponds to the following conditions:

a) The average distance from the water intake work to the water treatment area is £4,000 m; For each subsequent 1,000 m, the power rating shall be adjusted by a coefficient K = 1.025

b) The average height between the water intake work and the water treatment area is £20 m. For every 10 m higher to the subsequent water level, the power rating shall be adjusted by the coefficient K = 1.1

 

 

 

Chapter 2

WATER SUPPLY NETWORK MANAGEMENT AND OPERATION

 

NS2.01.00 CONSUMER MANAGEMENT

1. WORK ITEMS

1.1. Recording, reading meters and managing consumers.

a. Recording and reading meters:

- Taking the meter reading book, going to each consumer's house to read and record the meter readings in the book. Determining the price based on the used amount of water for each use purpose. Informing the consumers about the amount of water they have to pay for in the month.

- Giving the book to the computing department to generate the water bills.

- Receiving the list of bills, reviewing the large and extraordinary consumption of consumers (if any), and giving it to the computing department for correction before printing the bills.

b. Managing consumers:

- Identifying the causes for breakdowns of water meters or the sudden increase or decrease in water consumption.

- Checking the operational status and locations of the water meters, detecting the damage of the meters (such as blurred face, broken lead clamps, broken lead, etc.). Recording their codes correctly.

- Checking the currently water supply of the consumers to detect leaks as well as violations of water use regulations (if any).

- Making written requests and transferring them to relevant units for settlement.

- Preparing dossiers and contracts of new consumers in the month.

1.2. Making and printing water bills.

a. Making the bills:

- Updating the data in the meter reading book and the control book into the invoicing software.

- Calculating and issuing bills (automatically in the system): Recording the total number of issued bills in the books.

b. Managing consumers:

- Regularly updating changes in the information of consumers.

- Monitoring and analyzing the data to evaluate business performance.

- Storing the bill stubs: the 1st copy of a bill, after data thereof being entered into the bill collection management, debt checking and tracking systems.

- Summarizing the collected bills: On the last day of the month, after finishing the work of entering data of the bills, the computing department shall print a report summarizing the total collected bills in the whole month for the treasurers to compare and balance in the private cash or the agency’s cash paid in the month.

c. Printing:

- Printing documents for recording and managing consumers (meter reading books, control books, statements, payment receipts... information for checking and controlling... printing summary reports)

- Printing bills: Recording the first and last serial numbers of each printed bill block, checking and comparing the number of bills. Summarizing bills.

- Printing contracts of new consumers.

1.3. Collecting water bills and tracking debts.

- Receiving and checking the quantity and quality of printed bills. Collecting bills at each consumer's house according to the order recorded by the meter readers.

- Summarizing the collected amount of money in the 1st copies of bills and depositing such money into the fund. At the end of each day, 1 copy shall be given to the treasurer and 1 copy to the Finance and Accounting department to balance the actual cash deposited into the fund.

- Notifying and verifying debts. Giving notices to suspend or stop water supply.

- Summarizing outstanding bills: After the end of the last payment day of the month, the collectors must be responsible for self-inventory of the outstanding bills currently kept. They shall make a detailed list of consumers who owe bills in the month, aggregating the bills and the debts of each month. Analyzing in detail the reasons why consumers still owe water bills.

1.4. Answering questions, settling disputes, handling violations of consumers and other entities within the scope of management.

a. Answering questions and settling disputes:

- Verifying the problems, coordinating with relevant departments inside and outside the information-receiving unit.

- Making records of the settlement of problems.

- Answering questions and settling relevant disputes.

b. Inspecting violations:

- Based on the data of the bill recording and collection management system, in the cases of unusual consumption by consumers or at the request of the meter readers.

- Conducting on-the-site inspections. Making records of the inspections on the water use of the consumer.

- Collecting evidence of violations against the terms of the water use contracts. Determining the extent of the violations. Making records of the violations and proposing solutions

2. TABLE OF NORMS

Unit: 1,000 consumers/month

Code

Work

Consumables

Unit

Norms

NS2.01.00

Consumer management

Materials:

 

 

Continuous form paper

Sheet

140

A4 paper

Sheet

150

Blank water bill

Sheet

1006

Laser ink

Box

0.095

Continuous feed printer ink

Piece

0.35

Bill printer ink

Piece

0.015

Other materials

%

5

Labor 4/7

Labor unit

35.27 ÷ 40.25

 

NS2.02.00 WATER SUPPLY NETWORK MANAGEMENT AND OPERATION

1. WORK ITEMS

a) Technical management:

- Managing the current status of the water supply network on the map, including regular updates on network changes and network asset statistics

- Planning the division of the network so as to manage loss of revenue.

- Coordinating with units possessing underground works to conduct projects to ensure the safety of the water supply network.

b) Pressure management:

- Collecting and updating daily water pressure of the water supply network.

c) Flow management:

- Collecting and updating daily water flow of the water supply network.

d) Managing pipelines and devices on the network:

- Make plans to check the pipelines as well as the valve caps, valves, maintenance holes, meters.

- Checking daily assets, operating status of pipes and equipment on the water supply network. Detect and repair problems.

d) Operating the network:

- Proposing operational plans based on the pressure and flow data.

- Operating the network according to the approved plans.

- Updating the operational plans onto the dossier.

e) Managing the water quality

- On the transmission line: Taking samples to evaluate the water quality at the connection points between the transmission network and the water distribution network into the metered area (or nearby), the end points of water supply of factories or places adjacent to drainage works prone to contamination.

- On the distribution route and service network: Taking samples to evaluate the water quality at the end points of water supply, heights, areas with hourly water supply, or consumers’ houses.

 

2. TABLE OF NORMS

Unit: 1km/month

Code

Work

Consumables

Unit

Norms based on the pipe diameter Dn (mm)

Dn≤75

75< Dn ≤300

Dn>300

NS2.02.0

Water supply network management and operation

Labor:

 

 

 

 

Engineers, level 4/8

Labor unit

0.284

0.295

0.348

Workers, level 4/7

Labor unit

2.034

2.671

2.78

Machines:

 

 

 

 

8CV water pumps

shift

-

0.007 ÷ 0.009

0.057 ÷ 0.064

 2.5-ton vans

shift

-

0.009 ÷ 0.012

0.058 ÷ 0.075

 

1

2

3

Notes: The nominative wastes specified in the above table do not include the waste for testing water quality in the water supply network management process. The nominative waste of samples is specified in Section NS2.06.00 - Waste of samples for analysis and management of water quality.


 



NS2.03.00 MAINTENANCE OF EQUIPMENT ON THE WATER SUPPLY NETWORK AND FLUSHING OF WATER SUPPLY PIPES

1. WORK ITEMS

a) Maintaining electromagnetic and mechanical clocks:

- Pumping water and dredging mud to clean manholes.

- Checking the sensor for measuring the flow of connection points; checking and calibrating resistor and electrode parameters

- Conducting industrial hygiene: equipment in cabinets and connection cables.

- Inspecting the electrical and grounding systems

- Checking the display: clean the IC; measuring and setting specifications.

b) Flushing pipelines:

- Preparing the ground at the flushing point, opening the sludge discharge valve (remove the flange at the discharge port).

- Operating the water supply network to flush pipes.

- Closing the sludge discharge valve. Operating the network to return to its original state.

- Cleaning and returning the premises.

c) Maintaining gate valves, butterfly valves, drain valves and manholes:

- Pumping water and dredging mud to clean manholes.

- Check the condition of valves. Removing the valves from the system and cleaning their outside.

- Removing and cleaning their inside and other details.

- Removing, cleaning and maintaining the transmission set and valve seat.

- Assembling the valves and paint the valve covers to anti-rust according to the specified color.

d) Lifting door locks and manhole covers:

- Check the condition of door locks and manhole covers, removing them from the system and cleaning the manholes.

- Lifting the valves to install pipe locks and manhole covers.

- Completing the installation and plastering to return the road surface.

 

2. TABLE OF NORMS

Unit: 1 km/month

Code

Work

Consumables

Unit

Norms based on the pipe diameter Dn (mm)

Dn£75

75< Dn £300

Dn >300

NS2.03.00

Maintenance of equipment on the water supply network and flushing of water supply pipes

Materials:

Potable water

Other materials

Labor:

Workers, level 4/7

Machines:

8CV water pump

2.5-ton vans


10Kw portable generator

Other machines

 

m3

%

 

Labor unit

 

Shift


Shift


Shift


%

 

1.228

5

 

1.150 ÷ 1.480

 

0.017 ÷ 0.022

0.434 ÷ 0.557

-


5

 

3.742

5

 

0.087 ÷ 1.120

 

0.030 ÷ 0.039

0.173 ÷ 0.223

0.010 ÷ 0.014

5

 

14.237

5

 

3.159 ÷ 3.767

 

0.125 ÷ 0.161

0.099 ÷ 0.128

0.040 ÷ 0.052

5

 

1

2

3

 

Note:

The above norms do not include the cost of repair and replacement of equipment, meters, valves, and labor tools.

 

NS2.04.00 OPERATION OF BOOSTER PUMPING STATIONS

1. WORK ITEMS

a) When the water pump is not running:

- Cleaning equipment, pump house, inside and outside the pumping station.

- Checking the tanks and transmission pipes from the pumping station. Checking for residual chlorine if additional amount is needed.

b) When the water pump is running:

- Complying with the technical procedures before turning on the machine and after running the pump. Regularly monitoring technical indicators such as: voltmeter, amp, operating status of the machine, pump head pressure gauge, 1-way valve, 2-way valve, etc.

- Inspecting water quality, residual chlorine indicators at the storage tank every 1 hour for the 24h/24h working station.

- Regularly monitoring the water level in the storage tank.

c) Stopping the water pump:

- Logging the pump’s operation

- Cleaning equipment.

2. TABLES OF NORMS

Unit: 100m3

Code

Work

Consumables

Unit

Norms

NS2.04.00

Operation of booster pumping stations

Materials:

Lubricant

Grease

Other materials

Labor:

Worker, level 4/7

Electrical Power

 

kg

kg

%

 

Labor unit

KWh

 

0.0048

0.0019

5

 

0.26 ¸ 0.57

18.5

Notes:

- The norms specified in the above table determine the average wastes for stations with capacity from 50 ÷ 500 m3/day.

- The normative wastes specified in the above table do not include the wastes of water quality analysis according to the regulations of the Ministry of Health and the consumption of electricity. The norms of wastes of samples for water quality analysis are specified in Section NS2.06.00 - Wastes of samples for analysis of water quality management.

- The waste of electricity specified in the above table applies when the booster pump pressure is £ 55 m. For each next 10m difference in water level, the electricity norm is adjusted by the coefficient K = 1.1

 

 

NS2.05.00 MAINTENANCE OF BOOSTER PUMPING STATIONS

1. WORK ITEMS

a) Maintaining the station shell:

- Cleaning and whitewashing 2 layers of station houses and fences

- Repainting the station doors and entrance doors.

b) Maintaining water tanks:

- Periodically cleaning and checking the water tanks according to the technical process.

- Whitewashing the tank wall.

- Sanitizing and cleaning storage tanks.

c) Maintaining technology:

- Cleaning, scrubbing and applying anti-rust paint to technology pipes.

- Maintaining pumps and motors:

+ Receiving, transporting materials, dismantling pumps, dismantling engines and checking equipment hygiene.

+ Pumps: Removing the bearings, washing the old grease, changing the new grease and periodically replacing the bearings.

+ Motors: Disassembling and checking motors, cleaning the rotor and stator, replacing the motor shaft bearings and greasing the bearings. Checking and fixing insulation loss, checking parameters, installing alignment.

+ Checking and calibrating the pump motor shaft coupling; assembling the pumps and motors. Checking the operation, recording technical specifications and handing over to management units.

d) Maintaining electrical parts:

- Checking and cleaning electrical cabinets and electrical equipment.

- Checking and cleaning the wire racks, junction boxes, wires, sockets.

- Tightening the terminals and connectors.

- Checking the grounding systems.

2. TABLE OF NORMS

Unit: Station/year

Code

Work

Consumables

Unit

Norms

NS2.05.00

Maintenance of booster pumping stations

Materials:

Rag

Heat-resistant grease

Gasoline

Other materials

Labor:

Worker, level 4/7

Machines:

75Kw pressure pump

45CV sludge suction pump

 

 

Kg

Kg

Liter

%

 

Labor unit

 

Shift

Shift

 

 

3.35

4.80

1.45

5

 

110.26

 

0.81

1.62

Notes:

- The norms specified in the above table determine the average wastes for stations with capacity from 50 ÷ 500 m3/day and night.

- The above norms do not include the cost of repair and replacement of machines and equipment.

 

 

NS2.06.00 THE WASTES OF SAMPLES FOR ANALYSIS OF WATER QUALITY MANAGEMENT

1. MANAGEMENT AND OPERATION OF WATER SUPPLY NETWORK

TABLE OF NORMS

Unit: 1km/month

Code

Consumables

Unit

Norms based on the pipe diameter Dn (mm)

Dn£75

Dn£300

Dn>300

NS2.06.01

Analysis of water quality according to standard regulations 02:2009/BYT

Sample

0.015

0.038

0.106

Analysis of water quality parameters: Odor, taste, color, turbidity, residual chlorine

Sample

0.097

0.088

-

 

1

2

3

2. OPERATION OF PRESSURE PUMP STATIONS

TABLE OF NORMS

Unit: 100m3

Code

Consumables

Unit

Norms

NS2.06.02

Analysis of water quality according to standard regulations 02:2009/BYT

Sample

0.01

Analysis of water quality parameters: Taste, color, turbidity, residual chlorine

Sample

0.88

 

 

Appendix issued together with the Decision No:      /QD-BXD dated May 2014 of the Minister of Construction

 

WATER QUALITY

TECHNICAL REGULATION ON SURFACE WATER QUALITY

QCVN 08:2008/BTNMT

 

Permissible limit values of parameters and concentrations of pollutants in surface water used as domestic water supply (treated in accordance with regulations)

 

No.

Parameter

Unit

Limit values

1

pH

 

6 to 8,5

2

BOD5 (20oC)

mg/l

4

3

COD

mg/l

10

4

Dissolved oxygen

mg/l

³6

5

Floating solids

mg/l

20

6

Arsenic

mg/l

0.01

7

Chloride

mg/l

250

8

Cadmium

mg/l

0.005

9

Lead

mg/l

0.02

10

Chromium (VI)

mg/l

0.01

11

Chromium (III)

mg/l

0.05

12

Copper

mg/l

0.1

13

Zinc

mg/l

0.5

14

Phosphate (calculated in P)

mg/l

0.1

15

Nickel

mg/l

0.1

16

Iron

mg/l

0.5

17

Mercury

mg/l

0.001

18

Xianua

mg/l

0.005

19

Ammonium (NH+4) (calculated in N)

mg/l

0.1

20

Fluoride

mg/l

1

21

Nitrates (calculated in N)

mg/l

2

22

Nitrite (calculated in N)

mg/l

0.01

23

Xianua

mg/l

0.01

24

Phenol (total)

mg/l

0.005

25

Total oil, grease

mg/l

0.01

26

Surfactants

mg/l

0.1

27

Coliform

MGN/100
mg/l

5,000

28

Total pesticides (except DDT)

mg/l

0.15

29

DDT

mg/l

0.01

30

Total radioactivity α

Bq/l

0.1

31

Total radioactivity β

Bq/l

1.0

 

Aldrin+Dieldrin

mg/l

0.002

 

Endrin

mg/l

0.01

 

BHC

mg/l

0.05

 

DDT

mg/l

0.001

 

Endosunfan (Thiodan)

mg/l

0.005

 

Lindan

mg/l

0.3

 

Chlordane

mg/l

0.01

 

Heptachlor

mg/l

0.01

 

 


WATER QUALITY

TECHNICAL REGULATION ON UNDERGROUND WATER QUALITY

QCVN 09:2008/BTNMT

 

Permissible limit values of parameters and concentrations of pollutants in groundwater used for domestic water supply (treated in accordance with regulations)

 

No.

Parameter

Unit

Limit values

1

pH

 

5.5 to 8.5

2

Hardness (in terms of CaCO3)

mg/l

500

3

Total solids

mg/l

1500

4

COD

mg/l

4

5

Ammonia

mg/l

0.1

6

Chloride

mg/l

250

7

Fluoride

mg/l

1.0

8

Nitrites

mg/l

1.0

9

Arsenic

mg/l

0.05

10

cadmium

mg/l

0.005

11

Lead

mg/l

0.01

12

Chromium (VI)

mg/l

0.05

13

Xianua

mg/l

0.01

14

Copper

mg/l

1.0

15

Zinc

mg/l

3.0

16

Manganese

mg/l

0.5

17

Nitrates

mg/l

15

18

Phenol

mg/l

0.001

19

Iron

mg/l

5

20

Sulfates

mg/l

400

21

Mercury

mg/l

0.001

22

Selenium

mg/l

0.01

23

E - coli

MPN/100ml

Zero

24

Total radioactivity α

Bq/l

0.1

25

Total radioactivity β

Bq/l

1.0

26

Coliform

MPN/100m/l

3

 

 




TECHNICAL REGULATION ON DRINKING WATER QUALITY

(Issued together with the Minister of Healths Circular No. 04/2009/TT-BYT dated June 17, 2009)

No.

Parameter

Unit

Maximum limit

I. Sensory criteria and inorganic components

1

Color

TCU

15

2

Taste

 

Tasteless and scentless

3

Turbidity

NTU

2

4

pH

 

6.5 - 8.5

5

Stiffness

mg/l

300

6

Total Dissolved Solids (TDS)

mg/l

1000

7

Aluminum content

mg/l

0.2

8

Ammonium content, expressed as NH4+

mg/l

3

9

Antimony content

mg/l

0.005

10

Total Arsenic Content

mg/l

0.01

11

Barium content

mg/l

0.7

12

Boron content calculated for both Borate and Boric Acid

mg/l

0.3

13

Cadmium content

mg/l

0.003

14

Chloride content

mg/l

250

15

Total chromium content

mg/l

0.05

16

Total Copper (Cu) Content

mg/l

1

17

Cyanide content

mg/l

0.07

18

Fluoride content

mg/l

1.5

19

Hydrogen sulfide content

mg/l

0.05

20

Total iron content

mg/l

0.3

21

Lead content

mg/l

0.01

22

Total Manganese Content

mg/l

0.3

23

Total Mercury Content

mg/l

0.001

24

Molybdenum content

mg/l

0.07

25

Nickel content

mg/l

0.02

26

Nitrate content

mg/l

50

27

Nitrite content

mg/l

3

28

Selenium content

mg/l

0.01

29

Sodium content

mg/l

200

30

Sulphate content

mg/l

250

31

Zinc content

mg/l

3

32

Oxidation degree

mg/l

2

III. Content of organic matter

a. Chlorinated Alkanes

33

Carbontetrachloride

mg/l

2

34

Dichloromethane

mg/l

20

35

1,2 Dichloroethane

mg/l

30

36

1,1,1-Trichloroethane

mg/l

2000

37

Vinyl chloride

mg/l

5

38

1,2 Dichloroethene

mg/l

50

39

Trichloroeten

mg/l

70

40

Tetrachloroeten

mg/l

40

b. Aromatic Hydrocarbons

41

Phenol and its derivatives

mg/l

1

42

Benzene

mg/l

10

43

Toluene

mg/l

700

44

Xylene

mg/l

500

45

Ethylbenzene

mg/l

300

46

Styrene

mg/l

20

47

Benzo(a)pyrene

mg/l

0.7

c. Chlorinated Benzenes

48

Monochlorobenzene

mg/l

300

49

1,2-dichlorobenzene

mg/l

1000

50

1,4-dichlorobenzene

mg/l

300

51

Trichlorobenzene

mg/l

20

d. Complex organic matters

52

Di(2-ethylhexyl) adipate

mg/l

80

53

Di(2-ethylhexyl) phthalate

mg/l

8

54

Acrylamide

mg/l

0.5

55

Epiclohydrin

mg/l

0.4

56

Hexachloro butadiene

mg/l

0.6

IV. Crop protection chemicals

57

Alachlor

mg/l

20

58

Aldicarb

mg/l

10

59

Aldrin/Dieldrin

mg/l

0.03

60

Atrazine

mg/l

2

61

Bentazone

mg/l

30

62

Carbofuran

mg/l

5

63

Clodane

mg/l

0.2

64

Chlorotoluron

mg/l

30

65

DDT

mg/l

2

66

1,2-Dibromo - 3 Chloropropane

mg/l

1

67

2,4- D

mg/l

30

68

1,2- Dichloropropane

mg/l

20

69

1,3- Dichloropropen

mg/l

20

70

Heptaclo and Heptaclo epoxide

mg/l

0.03

71

Hexachlorobenzene

mg/l

1

72

Isoproturon

mg/l

9

73

Lindane

mg/l

2

74

MCPA

mg/l

2

75

Methoxychlor

mg/l

20

76

Methachlor

mg/l

10

77

Molinate

mg/l

6

78

Pendimetalin

mg/l

20

79

Pentachlorophenol

mg/l

9

80

Permethrin

mg/l

20

81

Propanil

mg/l

20

82

Simazine

mg/l

20

83

Trifuralin

mg/l

20

84

2.4 DB

mg/l

90

85

Dichlorprop

mg/l

100

86

Fenoprop

mg/l

9

87

Mecoprop

mg/l

10

88

2,4,5-T

mg/l

9

V. Disinfectant chemicals and by-products

89

Monochloramine

mg/l

3

90

Residual chlorine

mg/l

0.3 – 0.5

91

Bromate

mg/l

25

92

Chlorite

mg/l

200

93

2,4,6 trichlorophenol

mg/l

200

94

Formaldehyde

mg/l

900

95

Bromofoc

mg/l

100

96

Dibromchloromethane

mg/l

100

97

Bromodichloromethane

mg/l

60

98

Chlorofoc

mg/l

200

99

Dichloroacetic acid

mg/l

50

100

Trichloroacetic acid

mg/l

100

101

Chloral hydrate (trichloroacetaldehyde)

mg/l

10

102

Dichloroacetonitrile

mg/l

90

103

Dibromoacetonitrile

mg/l

100

104

Trichloroacetonitrile

mg/l

1

105

Cyanochlorite (calculated by CN)

mg/l

70

VI. Radiation level

106

Total activity a

pCi/l

3

107

Total activity b

pCi/l

30

VII. Microorganism

108

Total coliform

Bacteria/100ml

0

109

Heat-resistant E.coli or Coliform

Bacteria/100ml

0

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 590/QD-BXD DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 590/QD-BXD PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất