Quyết định 402/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, bãi bỏ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 402/QĐ-BXD
Cơ quan ban hành: | Bộ Xây dựng |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 402/QĐ-BXD |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Trịnh Đình Dũng |
Ngày ban hành: | 18/04/2013 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Xây dựng, Hành chính |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ Xây dựng ban hành 9 thủ tục hành chính mới
Ngày 18/04/2013, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký Quyết định số 402/QĐ-BXD về việc công bố thủ tục hành chính mới hành chính, bãi bỏ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng.
Tại Quyết định này, Bộ Xây dựng đã ban hành 09 thủ tục mới trong lĩnh vực quản lý đầu tư và phát triển đô thị, trong đó, 05 thủ tục hành chính cấp Trung ương và 04 thủ tục hành chính cấp tỉnh. Đáng chú ý là các thủ tục hành chính như: Chấp thuận đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới; dự án tái thiết khu đô thị; dự án đầu tư xây dựng khu đô thị hỗn hợp thuộc thẩm quyền của Thủ tướng; Lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới; dự án tái thiết khu đô thị; dự án bảo tồn, tôn tạo khu đô thị; dự án đầu tư xây dựng khu đô thị hỗn hợp thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND cấp tỉnh; Chấp thuận đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình trong khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử của đô thị đặc biệt...
Bên cạnh 09 thủ tục hành chính mới được ban hành, Bộ Xây dựng cũng tiến hành bãi bỏ 02 thủ tục hành chính khác, là: Thẩm định dự án khu đô thị mới thuộc mọi nguồn vốn có quy mô sử dụng đất từ 200 ha trở lên và thẩm định dự án khu đô thị mới thuộc mọi nguồn vốn có quy mô sử dụng đất nhỏ hơn 200 ha.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định402/QĐ-BXD tại đây
tải Quyết định 402/QĐ-BXD
BỘ XÂY DỰNG ------------- Số: 402/QĐ-BXD |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------- Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, bãi bỏ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng
---------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/06/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Phát triển đô thị và Chánh Văn phòng Bộ Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
(Nội dung cụ thể của từng thủ tục hành chính mới ban hành được thể hiện tại các phần I, II của Phụ lục kèm theo Quyết định này).
(Nội dung cụ thể các thủ tục hành chính bị bãi bỏ tại phần III của Phụ lục kèm theo Quyết định này).
Cục trưởng Cục Phát triển đô thị, Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 4; - Bộ Tư pháp; - Website Bộ Xây dựng; - Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ; - Lưu: VT, phòng KSTT. |
BỘ TRƯỞNG
Đã ký
Trịnh Đình Dũng |
PHỤ LỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, BÃI BỎ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 402/QĐ-BXD ngày 18 tháng 4 năm 2013
của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ XÂY DỰNG
STT |
Tên thủ tục hành chính |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
I |
Thủ tục hành chính cấp Trung ương |
||
1 |
Chấp thuận đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới; dự án tái thiết khu đô thị; dự án đầu tư xây dựng khu đô thị hỗn hợp thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ |
Phát triển đô thị |
Thủ tướng Chính phủ |
2 |
Điều chỉnh đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới; dự án tái thiết khu đô thị; dự án đầu tư xây dựng khu đô thị hỗn hợp thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ |
Phát triển đô thị |
Thủ tướng Chính phủ |
3 |
Lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới; dự án tái thiết khu đô thị; dự án bảo tồn, tôn tạo khu đô thị; dự án đầu tư xây dựng khu đô thị hỗn hợp thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND cấp tỉnh |
Phát triển đô thị |
Bộ Xây dựng |
4 |
Lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng đối với các dự án bảo tồn tôn tạo các công trình di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt |
Phát triển đô thị |
Bộ Xây dựng |
5 |
Lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình trong khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử của đô thị đặc biệt |
Phát triển đô thị |
Bộ Xây dựng |
II |
Thủ tục hành chính cấp tỉnh |
||
1 |
Chấp thuận đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới; dự án tái thiết khu đô thị; dự án bảo tồn, tôn tạo khu đô thị; dự án cải tạo chỉnh trang khu đô thị; dự án đầu tư xây dựng khu đô thị hỗn hợp thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh |
Phát triển đô thị |
UBND cấp tỉnh |
2 |
Điều chỉnh đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới; dự án tái thiết khu đô thị; dự án bảo tồn, tôn tạo khu đô thị; dự án cải tạo chỉnh trang khu đô thị; dự án đầu tư xây dựng khu đô thị hỗn hợp thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND cấp tỉnh |
Phát triển đô thị |
UBND cấp tỉnh |
3 |
Chấp thuận đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình trong khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử của đô thị đặc biệt |
Phát triển đô thị |
UBND cấp tỉnh |
4 |
Lấy ý kiến của các sở: Quy hoạch kiến trúc, Xây dựng, Văn hóa Thể thao và Du lịch đối với các dự án bảo tồn tôn tạo các công trình di tích cấp tỉnh |
Phát triển đô thị |
Các sở Quy hoạch kiến trúc, Xây dựng, Văn hóa Thể thao và Du lịch |
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ XÂY DỰNG
I. Thủ tục hành chính cấp Trung ương
1. Chấp thuận đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới; dự án tái thiết khu đô thị; dự án đầu tư xây dựng khu đô thị hỗn hợp thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
1.1. Trình tự thực hiện
- Chủ đầu tư gửi hồ sơ trình UBND cấp tỉnh đề nghị thẩm định, chấp thuận đầu tư.
- UBND cấp tỉnh gửi văn bản trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư và gửi 10 bộ hồ sơ về Bộ Xây dựng để thẩm định. Bộ Xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ.
- Bộ Xây dựng gửi lấy ý kiến các Bộ ngành có liên quan; các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản theo thời hạn quy định. Bộ Xây dựng tổng hợp ý kiến góp ý và có văn bản thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư.
- Thủ tướng Chính phủ ra quyết định chấp thuận đầu tư dự án.
- Văn phòng Chính phủ gửi quyết định chấp thuận đầu tư dự án cho UBND cấp tỉnh và Bộ Xây dựng qua đường văn thư. UBND cấp tỉnh trao quyết định chấp thuận đầu tư dự án cho chủ đầu tư tại trụ sở cơ quan hành chính.
1. 2. Cách thức thực hiện
- Chủ đầu tư trực tiếp gửi hồ sơ trình UBND cấp tỉnh tại trụ sở cơ quan hành chính.
- Việc gửi hồ sơ giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau được thực hiện trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính hoặc gửi qua đường văn thư.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ
- Tờ trình đề nghị chấp thuận đầu tư thực hiện dự án.
- Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc quyết định chỉ định chủ đầu tư, hoặc văn bản xác nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp chủ đầu tư là chủ sử dụng khu đất thực hiện dự án.
- Hồ sơ dự án theo quy định gồm: thuyết minh dự án, hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án, hồ sơ thiết kế đô thị (không bao gồm mô hình thu nhỏ khu vực thực hiện dự án), dự án thành phần phục vụ tái định cư, giải phóng mặt bằng (nếu có), các nội dung phối hợp giữa chủ đầu tư và chính quyền địa phương (nếu có).
- Các văn bản pháp lý kèm theo: Quyết định phê duyệt khu vực phát triển đô thị và kế hoạch triển khai khu vực phát triển đô thị; hồ sơ quy hoạch chi tiết; hồ sơ chứng minh năng lực của chủ đầu tư về tài chính, kinh nghiệm về đầu tư và quản lý phù hợp để thực hiện dự án và các văn bản pháp lý có liên quan khác.
b) Số lượng hồ sơ
Số lượng hồ sơ trình thẩm định: 10 (bộ).
1.4. Thời hạn giải quyết:
Không quá 72 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không tính thời gian gửi hồ sơ qua đường văn thư), trong đó:
- Thời gian gửi lấy ý kiến các Bộ ngành liên quan tối đa là 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
- Thời gian các Bộ ngành liên quan có trách nhiệm trả lời tối đa là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến;
- Thời gian Bộ Xây dựng tổng hợp ý kiến góp ý và có văn bản thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ tối đa là 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các công văn trả lời từ các Bộ ngành có liên quan;
- Thời gian Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành quyết định chấp thuận đầu tư dự án tối đa là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định của Bộ Xây dựng.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Thủ tướng Chính phủ.
- Cơ quan trực tiếp tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan thẩm định: Bộ Xây dựng.
- Cơ quan phối hợp: Các Bộ ngành và các cơ quan khác có liên quan.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định chấp thuận đầu tư dự án của Thủ tướng Chính phủ hoặc văn bản trả lời đối với trường hợp không chấp thuận đầu tư dự án.
1.8. Phí:
Chưa có quy định cụ thể.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Không
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.
2. Điều chỉnh đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới; dự án tái thiết khu đô thị; dự án đầu tư xây dựng khu đô thị hỗn hợp thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ
2.1. Trình tự thực hiện
- Chủ đầu tư gửi văn bản trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị điều chỉnh dự án.
- Chủ đầu tư gửi 03 bộ hồ sơ về Bộ Xây dựng để lấy ý kiến. Bộ Xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Bộ Xây dựng xem xét hồ sơ và trả lời Chủ đầu tư, trong trường hợp cần thiết Bộ Xây dựng lấy ý kiến các Bộ ngành có liên quan.
- Bộ Xây dựng có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh dự án.
- Thủ tướng Chính phủ ra quyết định chấp thuận điều chỉnh dự án.
- Văn phòng Chính phủ gửi quyết định chấp thuận điều chỉnh dự án cho UBND cấp tỉnh và Bộ Xây dựng qua đường văn thư. Văn phòng Chính phủ trao quyết định chấp thuận điều chỉnh dự án cho chủ đầu tư tại trụ sở cơ quan hành chính hoặc gửi qua đường văn thư.
2. 2. Cách thức thực hiện
- Chủ đầu tư trực tiếp gửi hồ sơ trình Bộ Xây dựng tại trụ sở cơ quan hành chính hoặc gửi qua đường văn thư.
- Việc gửi hồ sơ giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau được thực hiện trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính hoặc gửi qua đường văn thư.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ
- Tờ trình đề nghị điều chỉnh dự án.
- Phần nội dung thay đổi, điều chỉnh của dự án.
- Văn bản có liên quan.
b) Số lượng hồ sơ
Số lượng hồ sơ trình Bộ Xây dựng lấy ý kiến: 03 (bộ).
2.4. Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn Bộ Xây dựng xem xét hồ sơ và trả lời Chủ đầu tư không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ dự án của Chủ đầu tư.
- Trường hợp Bộ Xây dựng phải lấy ý kiến các Bộ ngành có liên quan thì tổng thời gian xem xét trả lời không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ dự án của Chủ đầu tư.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Chủ đầu tư.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Thủ tướng Chính phủ.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Xây dựng.
- Cơ quan phối hợp: Các Bộ ngành và các cơ quan khác có liên quan.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định chấp thuận điều chỉnh dự án của Thủ tướng Chính phủ hoặc văn bản trả lời đối với trường hợp không chấp thuận.
2.8. Phí:
Chưa có quy định cụ thể.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Không
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.
3. Lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới; dự án tái thiết khu đô thị; dự án bảo tồn, tôn tạo khu đô thị; dự án đầu tư xây dựng khu đô thị hỗn hợp thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND cấp tỉnh
3.1. Trình tự thực hiện
- Chủ đầu tư gửi 16 bộ hồ sơ đề nghị UBND cấp tỉnh chấp thuận đầu tư; UBND cấp tỉnh gửi văn bản kèm theo 01 bộ hồ sơ lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng.
- Bộ Xây dựng có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, trong trường hợp cần thiết Bộ Xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến của các Bộ ngành có liên quan.
3. 2. Cách thức thực hiện:
Gửi trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính hoặc gửi qua đường văn thư.
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình đề nghị chấp thuận đầu tư thực hiện dự án.
- Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc quyết định chỉ định chủ đầu tư, hoặc văn bản xác nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp chủ đầu tư là chủ sử dụng khu đất thực hiện dự án.
- Hồ sơ dự án theo quy định gồm: thuyết minh dự án, hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án, hồ sơ thiết kế đô thị (không bao gồm mô hình thu nhỏ khu vực thực hiện dự án), dự án thành phần phục vụ tái định cư, giải phóng mặt bằng (nếu có), các nội dung phối hợp giữa chủ đầu tư và chính quyền địa phương (nếu có).
- Các văn bản pháp lý kèm theo: Quyết định phê duyệt khu vực phát triển đô thị và kế hoạch triển khai khu vực phát triển đô thị; hồ sơ quy hoạch chi tiết; hồ sơ chứng minh năng lực của chủ đầu tư về tài chính, kinh nghiệm về đầu tư và quản lý phù hợp để thực hiện dự án và các văn bản pháp lý có liên quan khác.
b) Số lượng hồ sơ:
01 (bộ)
3.4. Thời hạn giải quyết:
- Bộ Xây dựng có trách nhiệm trả lời trong thời hạn tối đa là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến.
- Trường hợp Bộ Xây dựng phải lấy ý kiến các Bộ ngành có liên quan thì thời hạn xem xét trả lời không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến.
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
UBND cấp tỉnh
3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Bộ Xây dựng
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Văn bản thống nhất ý kiến về hồ sơ dự án.
3.8. Phí:
Không
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Không
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.
4. Lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng đối với các dự án bảo tồn tôn tạo các công trình di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt
4.1. Trình tự thực hiện
- Chủ đầu tư gửi 10 bộ hồ sơ trình UBND cấp tỉnh; UBND cấp tỉnh gửi 01 bộ hồ sơ lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng.
- Bộ Xây dựng có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn tối đa là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến.
4. 2. Cách thức thực hiện:
Gửi trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính hoặc gửi qua đường văn thư.
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản xin ý kiến góp ý.
- Hồ sơ dự án bao gồm phần thuyết minh, bộ ảnh và thiết kế cơ sở.
- Các văn bản thỏa thuận chủ trương, thẩm định dự án và văn bản khác có liên quan.
b) Số lượng hồ sơ:
01 (bộ)
4.4. Thời hạn giải quyết:
Tối đa là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến.
4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
UBND cấp tỉnh
4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Bộ Xây dựng
4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Văn bản thống nhất ý kiến về hồ sơ dự án.
4.8. Phí:
Không
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
a) Yêu cầu hoặc điều kiện 1: Việc thực hiện dự án tuyệt đối không được làm thay đổi hoặc gây tổn hại các giá trị văn hóa, kiến trúc, lịch sử,... ban đầu của công trình.
b) Yêu cầu hoặc điều kiện 2: Việc lập, thẩm định, phê duyệt, và triển khai thực hiện dự án bảo tồn tôn tạo trong khu vực phát triển đô thị được thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa, pháp luật về xây dựng, Nghị định 11/2013/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.
- Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
5. Lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình trong khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử của đô thị đặc biệt
5.1. Trình tự thực hiện
- Chủ đầu tư gửi công văn và 15 bộ hồ sơ đề nghị UBND cấp tỉnh chấp thuận đầu tư; UBND cấp tỉnh gửi văn bản kèm theo 01 bộ hồ sơ lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng.
- Bộ Xây dựng có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn tối đa là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến.
5. 2. Cách thức thực hiện:
Gửi trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính hoặc gửi qua đường văn thư.
5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản xin ý kiến góp ý.
- Dự án bao gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở.
- Các văn bản pháp lý có liên quan.
b) Số lượng hồ sơ:
01 (bộ)
5.4. Thời hạn giải quyết:
Tối đa là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến.
5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
UBND cấp tỉnh
5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Bộ Xây dựng
5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Văn bản thống nhất ý kiến về hồ sơ dự án.
5.8. Phí:
Không
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Không
5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
II. Thủ tục hành chính của UBND cấp tỉnh
1. Chấp thuận đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới; dự án tái thiết khu đô thị; dự án bảo tồn, tôn tạo khu đô thị; dự án cải tạo chỉnh trang khu đô thị; dự án đầu tư xây dựng khu đô thị hỗn hợp thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh
1.1 Trình tự thực hiện
- Chủ đầu tư gửi hồ sơ trình UBND cấp tỉnh đề nghị thẩm định, chấp thuận đầu tư.
- UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, ghi giấy biên nhận hồ sơ.
- Cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định hồ sơ dự án và có văn bản thẩm định trình UBND cấp tỉnh.
- Trường hợp các dự án thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh quyết định chấp thuận đầu tư không cần lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng: UBND cấp tỉnh tổ chức thẩm định và có quyết định chấp thuận đầu tư tối đa là 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ từ chủ đầu tư.
- Trường hợp các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chấp thuận đầu tư của UBND cấp tỉnh phải lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng:
UBND cấp tỉnh gửi 01 bộ hồ sơ lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng. Bộ Xây dựng có trách nhiệm trả lời bằng văn bản theo thời hạn quy định.
UBND cấp tỉnh quyết định chấp thuận đầu tư dự án trên cơ sở văn bản thẩm định và văn bản thống nhất ý kiến của Bộ Xây dựng.
- UBND cấp tỉnh trao quyết định chấp thuận đầu tư cho Chủ đầu tư tại trụ sở cơ quan hành chính và gửi cho Bộ Xây dựng qua đường văn thư.
1. 2. Cách thức thực hiện
- Chủ đầu tư trực tiếp gửi hồ sơ trình UBND cấp tỉnh tại trụ sở cơ quan hành chính.
- Việc gửi hồ sơ giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau được thực hiện trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính hoặc gửi qua đường văn thư.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ
- Tờ trình đề nghị chấp thuận đầu tư thực hiện dự án.
- Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc quyết định chỉ định chủ đầu tư, hoặc văn bản xác nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp chủ đầu tư là chủ sử dụng khu đất thực hiện dự án.
- Hồ sơ dự án theo quy định gồm: thuyết minh dự án, hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án, hồ sơ thiết kế đô thị (không bao gồm mô hình thu nhỏ khu vực thực hiện dự án), dự án thành phần phục vụ tái định cư, giải phóng mặt bằng (nếu có), các nội dung phối hợp giữa chủ đầu tư và chính quyền địa phương (nếu có).
- Các văn bản pháp lý kèm theo: Quyết định phê duyệt khu vực phát triển đô thị và kế hoạch triển khai khu vực phát triển đô thị; hồ sơ quy hoạch chi tiết; hồ sơ chứng minh năng lực của chủ đầu tư về tài chính, kinh nghiệm về đầu tư và quản lý phù hợp để thực hiện dự án và các văn bản pháp lý có liên quan khác.
b) Số lượng hồ sơ
- Số lượng hồ sơ trình đối với các dự án không phải lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng: 10 bộ hồ sơ.
- Số lượng hồ sơ trình đối với các dự án phải lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng: 16 bộ hồ sơ.
1.4. Thời hạn giải quyết:
- Đối với các dự án không phải lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng theo quy định: Không quá 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối với các dự án phải lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng theo quy định: Không quá 67 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không tính thời gian gửi hồ sơ qua đường văn thư), trong đó:
Thời gian xem xét hồ sơ, chuẩn bị công văn gửi lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng tối đa là 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
Thời gian Bộ Xây dựng có trách nhiệm trả lời tối đa là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến. Trong trường hợp Bộ Xây dựng phải lấy ý kiến góp ý của các Bộ ngành có liên quan đối với dự án thì thời gian xem xét trả lời tối đa là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến;
Thời gian UBND cấp tỉnh xem xét, ban hành quyết định chấp thuận đầu tư dự án tối đa là 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thống nhất ý kiến của Bộ Xây dựng.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Chủ đầu tư.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Xây dựng và các cơ quan khác có liên quan.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định chấp thuận đầu tư dự án của UBND cấp tỉnh hoặc văn bản trả lời đối với trường hợp không chấp thuận đầu tư dự án.
1.8. Phí:
Chưa có quy định cụ thể.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Không
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.
2. Điều chỉnh đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới; dự án tái thiết khu đô thị; dự án bảo tồn, tôn tạo khu đô thị; dự án cải tạo chỉnh trang khu đô thị; dự án đầu tư xây dựng khu đô thị hỗn hợp thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND cấp tỉnh
2.1. Trình tự thực hiện
- Chủ đầu tư gửi tờ trình kèm theo 05 bộ hồ sơ trình UBND cấp tỉnh đề nghị điều chỉnh dự án. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, ghi giấy biên nhận hồ sơ.
- Trường hợp các dự án không thuộc phạm vi lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng: UBND cấp tỉnh xem xét và ra văn bản trả lời về các đề nghị thay đổi, bổ sung các nội dung của dự án.
- Trường hợp các dự án thuộc phạm vi lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng:
Chủ đầu tư phải gửi 03 bộ hồ sơ về Bộ Xây dựng để lấy ý kiến. Bộ Xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ.
Bộ Xây dựng xem xét hồ sơ và trả lời Chủ đầu tư, đồng thời có công văn gửi UBND cấp tỉnh về việc điều chỉnh dự án. Trong trường hợp cần thiết Bộ Xây dựng lấy ý kiến các Bộ ngành có liên quan.
UBND cấp tỉnh ra quyết định chấp thuận điều chỉnh dự án.
- UBND cấp tỉnh trao quyết định chấp thuận điều chỉnh dự án cho Chủ đầu tư tại trụ sở cơ quan hành chính và gửi cho Bộ Xây dựng qua đường văn thư.
2. 2. Cách thức thực hiện
- Chủ đầu tư trực tiếp gửi hồ sơ trình UBND cấp tỉnh tại trụ sở cơ quan hành chính; gửi hồ sơ trình Bộ Xây dựng tại trụ sở cơ quan hành chính hoặc qua đường văn thư.
- Việc gửi hồ sơ giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau được thực hiện trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính hoặc gửi qua đường văn thư.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ
- Tờ trình đề nghị điều chỉnh dự án.
- Phần nội dung thay đổi, điều chỉnh của dự án.
- Văn bản có liên quan.
b) Số lượng hồ sơ
- Số lượng hồ sơ trình UBND cấp tỉnh: 05 (bộ).
- Số lượng hồ sơ trình Bộ Xây dựng (đối với các dự án phải lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng): 03 (bộ).
2.4. Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn UBND cấp tỉnh xem xét và quyết định chấp thuận điều chỉnh dự án không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án.
- Đối với các dự án phải lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng: thời hạn Bộ Xây dựng xem xét hồ sơ và trả lời Chủ đầu tư không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ dự án của Chủ đầu tư.
Trường hợp Bộ Xây dựng phải lấy ý kiến các Bộ ngành có liên quan thì tổng thời gian xem xét trả lời không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ dự án của Chủ đầu tư.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Chủ đầu tư
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Xây dựng và các cơ quan khác có liên quan.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định chấp thuận điều chỉnh dự án của UBND cấp tỉnh hoặc văn bản trả lời đối với trường hợp không chấp thuận.
2.8. Phí:
Chưa có quy định cụ thể.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Không
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.
3. Chấp thuận đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình trong khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử của đô thị đặc biệt.
3.1 Trình tự thực hiện
- Chủ đầu tư gửi công văn và 15 bộ hồ sơ đề nghị UBND cấp tỉnh chấp thuận đầu tư.
- UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, ghi giấy biên nhận hồ sơ.
- Cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định hồ sơ dự án và có văn bản thẩm định trình UBND cấp tỉnh.
- UBND cấp tỉnh gửi 01 bộ hồ sơ lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng. Bộ Xây dựng có trách nhiệm trả lời bằng văn bản theo thời hạn quy định.
- Trên cơ sở văn bản thẩm định và văn bản thống nhất ý kiến của Bộ Xây dựng, UBND cấp tỉnh xem xét, chấp thuận dự án.
- UBND cấp tỉnh trao văn bản chấp thuận dự án cho Chủ đầu tư tại trụ sở cơ quan hành chính và gửi cho Bộ Xây dựng qua đường văn thư.
3. 2. Cách thức thực hiện
- Chủ đầu tư trực tiếp gửi hồ sơ trình UBND cấp tỉnh tại trụ sở cơ quan hành chính.
- Việc gửi hồ sơ giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau được thực hiện trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính hoặc gửi qua đường văn thư.
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ
- Văn bản đề nghị chấp thuận dự án.
- Dự án bao gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở.
- Các văn bản pháp lý có liên quan.
b) Số lượng hồ sơ
Số lượng hồ sơ trình thẩm định: 15 (bộ).
3.4. Thời hạn giải quyết:
Không quá 37 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không tính thời gian gửi hồ sơ qua đường văn thư), trong đó:
- Thời gian xem xét hồ sơ, chuẩn bị công văn gửi lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng là 7 ngày kể từ ngày nhận được công văn và 15 bộ hồ sơ dự án hợp lệ của Chủ đầu tư;
- Thời gian Bộ Xây dựng có trách nhiệm trả lời tối đa là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến;
- Thời gian UBND cấp tỉnh xem xét, chấp thuận dự án tối đa là 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thống nhất ý kiến của Bộ Xây dựng.
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Chủ đầu tư.
3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Xây dựng và các cơ quan khác có liên quan.
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Văn bản chấp thuận dự án hoặc không chấp thuận dự án của UBND cấp tỉnh.
3.8. Phí:
Chưa có quy định cụ thể.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Không
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
4. Lấy ý kiến của các sở: Quy hoạch kiến trúc, Xây dựng, Văn hóa Thể thao và Du lịch đối với các dự án bảo tồn tôn tạo các công trình di tích cấp tỉnh
4.1. Trình tự thực hiện
- Chủ đầu tư gửi công văn xin ý kiến và 01 bộ hồ sơ dự án lấy ý kiến góp ý của các sở: Quy hoạch kiến trúc, Xây dựng, Văn hóa Thể thao và Du lịch.
- Các cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn tối đa là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến và hồ sơ dự án.
4. 2. Cách thức thực hiện:
Gửi trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính hoặc gửi qua đường văn thư.
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản xin ý kiến góp ý.
- Hồ sơ dự án bao gồm phần thuyết minh, bộ ảnh và thiết kế cơ sở.
- Các văn bản thỏa thuận chủ trương, thẩm định dự án và văn bản khác có liên quan.
b) Số lượng hồ sơ:
01 (bộ)
4.4. Thời hạn giải quyết:
Tối đa là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến và hồ sơ dự án.
4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Chủ đầu tư
4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Sở Quy hoạch kiến trúc, Sở Xây dựng, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch.
4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Văn bản cho ý kiến góp ý về hồ sơ dự án.
4.8. Phí:
Không
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
a) Yêu cầu hoặc điều kiện 1: Việc thực hiện dự án tuyệt đối không được làm thay đổi hoặc gây tổn hại các giá trị văn hóa, kiến trúc, lịch sử,... ban đầu của công trình.
b) Yêu cầu hoặc điều kiện 2: Việc lập, thẩm định, phê duyệt, và triển khai thực hiện dự án bảo tồn tôn tạo trong khu vực phát triển đô thị được thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa, pháp luật về xây dựng, Nghị định 11/2013/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.
- Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
PHẦN III. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ XÂY DỰNG
TT |
Tên thủ tục hành chính bị bãi bỏ |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
Số, ký hiệu của hồ sơ TTHC trên cơ sở dữ liệu quôc gia |
Văn bản quy phạm pháp luật quy định việc bãi bỏ TTHC |
1 |
Thẩm định dự án khu đô thị mới thuộc mọi nguồn vốn có quy mô sử dụng đất từ 200 ha trở lên |
Phát triển đô thị |
Sở Xây dựng |
B-BXD-212961-TT |
Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị |
2 |
Thẩm định dự án khu đô thị mới thuộc mọi nguồn vốn có quy mô sử dụng đất nhỏ hơn 200 ha |
Phát triển đô thị |
Sở Xây dựng |
B-BXD-212963-TT |
Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây