Quyết định 27/2001/QĐ-TCBĐ của Tổng cục Bưu điện về việc ban hành quy định về việc xây dựng, ban hành và công bố tiêu chuẩn trong ngành bưu điện
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 27/2001/QĐ-TCBĐ
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Bưu điện |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 27/2001/QĐ-TCBĐ |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Trần Đức Lai |
Ngày ban hành: | 09/01/2001 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Xây dựng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 27/2001/QĐ-TCBĐ
QUYẾT ĐỊNH
CỦA TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN SỐ 27/2001/QĐ-TCBĐ NGÀY 9 THÁNG 1 NĂM 2001 BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XÂY DỰNG, BAN HÀNH VÀ CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN TRONG NGÀNH BƯU ĐIỆN
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN
- Căn cứ Pháp lệnh chất lượng hàng hóa ngày 4/1/2000;
- Căn cứ Nghị định số 12/CP ngày 11/3/1996 của Chính phủ về chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng cục Bưu điện;
- Căn cứ Nghị định số 109/1997/NĐ-CP ngày 12/11/1997 của Chính phủ về Bưu chính và Viễn thông;
- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về việc xây dựng, ban hành và công bố tiêu chuẩn trong ngành Bưu điện".
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3: Các ông (bà) Chánh văn phòng, Chánh thanh tra, Vụ trưởng các Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế, Chính sách Bưu điện, Kinh tế Kế hoạch, Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Tổng cục Bưu điện và các doanh nghiệp Bưu chính - Viễn thông chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC
XÂY DỰNG, BAN HÀNH VÀ CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN
TRONG NGÀNH BƯU ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định
số 27/2001/QĐ-TCBĐ
ngày 9/1/2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện)
CHƯƠNG I: QUY ĐỊNH CHUNG
Điều1:
Bản Quy định này xác định các nguyên tắc cơ bản đối với việc xây dựng và ban hành Tiêu chuẩn Ngành và quy định về việc công bố tiêu chuẩn có hiệu lực bắt buộc áp dụng trong Ngành Bưu điện.
Điều2:
Các đơn vị trực thuộc Tổng cục Bưu điện, các Doanh nghiệp Bưu chính - Viễn thông (BC-VT), các tổ chức có hoạt động liên quan đến lĩnh vực BC-VT, khách hàng sử dụng dịch vụ BC-VT và các đối tượng khác tham gia vào hoạt động xây dựng Tiêu chuẩn Ngành đều phải tuân thủ những yêu cầu trong Quy định này.
Điều 3:
Trong Quy định này một số khái niệm được hiểu như sau:
1. Tiêu chuẩn: là tài liệu được thiết lập bằng cách thoả thuận, do một cơ quan được thừa nhận phê duyệt nhằm cung cấp những quy tắc, hướng dẫn hoặc các đặc tính cho những hoạt động hoặc kết quả hoạt động để sử dụng chung và lặp đi lặp lại nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định.
2. Quy phạm: là tài liệu hướng dẫn thực hành hoặc các thủ tục cho việc thiết kế, sản xuất, lắp đặt hoặc sử dụng thiết bị, công trình hoặc sản phẩm.
3. Tiêu chuẩn Ngành: là tiêu chuẩn, quy phạm được Tổng cục Bưu điện ban hành với hiệu lực bắt buộc áp dụng.
4. Chấp thuận tiêu chuẩn quốc tế thành Tiêu chuẩn Ngành: là ban hành một tiêu chuẩn Ngành trên cơ sở một tiêu chuẩn quốc tế tương đương hay chấp thuận tiêu chuẩn quốc tế (khu vực) có hiệu lực như tiêu chuẩn Ngành kèm theo việc ghi rõ mọi thay đổi.
5. Tiêu chuẩn tương đương: là các tiêu chuẩn cho cùng một đối tượng nhưng do các cơ quan tiêu chuẩn hóa khác nhau ban hành để thiết lập khả năng thay thế lẫn nhau của các sản phẩm, quy trình và dịch vụ. Tiêu chuẩn tương đương có thể có các thay đổi về hình thức và nội dung ở mức cho phép.
Thay đổi cho phép về hình thức là các thay đổi về hình thức không làm biến đổi nội dung, như các ghi chú, các thông tin hướng dẫn bổ sung, và các thay đổi về hình thức không làm thay đổi cấu trúc và cách đánh số các điều khoản.
Thay đổi cho phép về nội dung là các thay đổi về nội dung không làm cho một điều khoản nào đó được chấp nhận trong tiêu chuẩn quốc tế (khu vực) trở nên không chấp nhận được trong Tiêu chuẩn Ngành và ngược lại.
6. Bộ phận soạn thảo là đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ xây dựng Dự thảo tiêu chuẩn Ngành để trình Cơ quan quản lý có thẩm quyền quyết định việc ban hành.
Điều 4:
1. Tiêu chuẩn Ngành được xây dựng theo các phương pháp sau:
- Phương pháp tự nghiên cứu xây dựng;
- Phương pháp soát xét sửa đổi;
- Phương pháp chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn quốc tế.
2. Việc xây dựng Tiêu chuẩn Ngành theo các phương pháp trên phải tuân thủ các yêu cầu về thủ tục được quy định tại Chương III của Quy định này.
3. Việc xây dựng Tiêu chuẩn Ngành theo phương pháp chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, ngoài các yêu cầu về thủ tục được quy định tại Chương III, phải tuân thủ thêm hai yêu cầu sau:
- Bản thuyết minh xây dựng tiêu chuẩn phải bao gồm nội dung phân tích khả năng áp dụng tiêu chuẩn quốc tế ở Việt nam, sở cứ lựa chọn tiêu chuẩn quốc tế và sở cứ lựa chọn phương pháp chấp thuận.
- Các ý kiến đóng góp trong quá trình trưng cầu ý kiến phải nêu rõ được tính xác thực, tính tương đương của bản dịch, tính hợp lý của các thay đổi về hình thức và nội dung.
4. Tổng cục Bưu điện khuyến khích việc xây dựng và ban hành Tiêu chuẩn Ngành đồng thời bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.
5. Cơ quan quản lý có thẩm quyền có thể cho phép đơn giản hóa thủ tục xây dựng tiêu chuẩn theo phương pháp chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn quốc tế khi xét thấy không có bất kỳ thay đổi nào hoặc có những thay đổi ở mức cho phép về mặt nội dung.
Điều 5:
1. Trong những trường hợp cần thiết, Tổng cục Bưu điện quyết định công bố các Tiêu chuẩn Việt nam, tiêu chuẩn của các Ngành khác, tiêu chuẩn nước ngoài và tiêu chuẩn quốc tế là bắt buộc áp dụng trong Ngành Bưu điện.
2. Quyết định công bố bắt buộc áp dụng có thể bao gồm những ghi chú về nội dung thay đổi và có thể không kèm theo nội dung cụ thể của tiêu chuẩn.
Điều 6:
1. Tiêu chuẩn Ngành bao gồm các dạng yêu cầu nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của Tổng cục Bưu điện đối với chất lượng vật tư, thiết bị, mạng lưới, dịch vụ BC-VT và tần số vô tuyến điện:
a) Yêu cầu về chất lượng mạng lưới và dịch vụ;
b) Yêu cầu liên quan tới khả năng cùng hoạt động giữa các nhà khai thác;
c) Yêu cầu về an toàn (điện, bức xạ, vv.), mức độ gây nhiễu điện từ, khả năng hoạt động bình thường của vật tư, thiết bị, mạng lưới và dịch vụ;
d) Các dạng yêu cầu khác do Tổng cục Bưu điện quy định theo yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ.
Phạm vi các yêu cầu cho một số đối tượng tiêu chuẩn hoá cụ thể được quy định tại các Phụ lục 1, Phụ lục 2, Phụ lục 3, Phụ lục 4 và Phụ lục 5. Tổng cục Bưu điện quy định các yêu cầu cụ thể khác tuỳ theo từng loại vật tư, thiết bị, mạng lưới và dịch vụ và theo yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ.
2. Các dạng yêu cầu khác (các yêu cầu chi tiết cho thiết kế, chế tạo, lựa chọn thiết bị, khai thác, bảo dưỡng, vv.) thuộc phạm vi tiêu chuẩn cơ sở do doanh nghiệp BC-VT xây dựng theo quy định tại Pháp lệnh chất lượng hàng hóa. Các dạng yêu cầu này cũng có thể được đưa vào phần Phụ lục tham khảo của Tiêu chuẩn Ngành, nếu xét thấy cần thiết.
Tiêu chuẩn cơ sở không được trái với Tiêu chuẩn Ngành.
CHƯƠNG II
CÁC YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI TIÊU CHUẨN NGÀNH
Điều 7:
Tiêu chuẩn Ngành bao gồm một số tối thiểu các yêu cầu kỹ thuật phục vụ trực tiếp mục tiêu quản lý nhà nước của Tổng cục Bưu điện trong lĩnh vực BC-VT và được định lượng ở mức tối thiểu.
Điều 8:
Tiêu chuẩn Ngành phải được xây dựng theo nguyên tắc ít phụ thuộc nhất vào một công nghệ cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sáng tạo và đổi mới công nghệ. Trong trường hợp phải lựa chọn, công nghệ được lựa chọn phải là công nghệ đã hoặc có nhiều tiềm năng được chấp nhận rộng rãi trên thị trường nhằm đảm bảo sự chủ động cho doanh nghiệp và người sử dụng trong việc lựa chọn thiết bị và dịch vụ.
Điều 9:
Tiêu chuẩn Ngành xây dựng mới phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo cho hệ thống Tiêu chuẩn Ngành không mâu thuẫn và trùng lặp về những yêu cầu kỹ thuật;
- Các yêu cầu kỹ thuật trong Tiêu chuẩn Ngành phải có khả năng đo kiểm, đánh giá được một cách khách quan;
- Các yêu cầu kỹ thuật trong Tiêu chuẩn Ngành phải được diễn đạt chính xác, súc tích và đơn nghĩa;
- Các yêu cầu kỹ thuật trong Tiêu chuẩn Ngành phải được thể hiện dưới dạng các giá trị giới hạn hoặc giá trị danh định kèm theo giá trị dung sai cho phép.
CHƯƠNG III
THỦ TỤC XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN NGÀNH
Điều 10:
Trên cơ sở các dạng yêu cầu quy định tại Điều 6, các đối tượng quy định tại Điều 2 đều có thể đề xuất các Tiêu chuẩn Ngành cần xây dựng theo mẫu quy định tại Phụ lục 6.
Các Tiêu chuẩn Ngành cần xây dựng phải được Tổng cục Bưu điện phê duyệt.
Điều 11:
Mọi đề xuất về Tiêu chuẩn Ngành cần xây dựng phải thể hiện được sự cần thiết và tính khả thi, bao gồm:
- Tên Dự thảo tiêu chuẩn và mục đích xây dựng;
- Nội dung, phạm vi áp dụng và đối tượng bị điều chỉnh;
- Tài liệu kỹ thuật có liên quan.
Điều 12:
Thuyết minh mục đích xây dựng Tiêu chuẩn Ngành phải nêu rõ:
- Bản chất và quy mô của vấn đề cần được Nhà nước quản lý về mặt kỹ thuật;
- Đánh giá nhu cầu và mức độ quản lý Nhà nước;
- Mục tiêu cụ thể của quản lý nhà nước.
Điều 13:
Việc xây dựng kế hoạch biên soạn một Tiêu chuẩn Ngành bao gồm: xác định nội dung chi tiết và khối lượng các công việc cần thực hiện, nhu cầu về thời gian, nhân lực và tài chính.
Kế hoạch biên soạn Tiêu chuẩn Ngành phải được Tổng cục Bưu điện phê duyệt.
Điều 14:
1. Việc biên soạn Tiêu chuẩn Ngành phải tập trung vào một số khâu chủ yếu sau:
- Nghiên cứu, tổng hợp các yêu cầu kỹ thuật đặc trưng;
- Nghiên cứu, lựa chọn các yêu cầu kỹ thuật thiết yếu trên cơ sở các mục tiêu quản lý nhà nước;
- Đối chiếu với thực tế mạng lưới Bưu chính - Viễn thông Việt Nam;
- Đối chiếu với các Tiêu chuẩn Ngành, các quy định đang có hiệu lực của Tổng cục Bưu điện và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan của Nhà nước.
2. Trong quá trình biên soạn các yêu cầu kỹ thuật, cho phép tham chiếu đến các Tiêu chuẩn Ngành đang có hiệu lực, và các tiêu chuẩn đã được Tổng cục Bưu điện công bố bắt buộc áp dụng trong ngành Bưu điện
Kết quả của giai đoạn biên soạn là Dự thảo tiêu chuẩn Ngành
Điều 15:
Dự thảo Tiêu chuẩn Ngành cần phải được gửi đi xin ý kiến của các đối tượng có liên quan đến việc áp dụng tiêu chuẩn tối thiểu hai lần.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Dự thảo tiêu chuẩn Ngành, đơn vi, các nhân được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời chính thức bằng văn bản tới đơn vị gửi xin ý kiến.
Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi hết thời hạn nêu trên, nếu đơn vị, cá nhân được hỏi ý kiến không có văn bản trả lời chính thức thì xem như đồng ý với nội dung Dự thảo tiêu chuẩn Ngành.
Điều 16:
Hồ sơ gửi kèm Dự thảo tiêu chuẩn Ngành để trưng cầu ý kiến phải bao gồm các tài liệu sau:
- Dự thảo tiêu chuẩn;
- Thuyết minh Dự thảo tiêu chuẩn. Yêu cầu đối với Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn được quy định tại Phụ lục 7;
- Kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn;
- Các tiêu chuẩn quốc tế trong trường hợp xây dựng tiêu chuẩn theo phương pháp chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn quốc tế;
- Các phần có liên quan của tiêu chuẩn quốc tế, nước ngoài và các tài liệu kỹ thuật được tham khảo trong bản thuyết minh tiêu chuẩn;
- Phiếu trưng cầu ý kiến. Mẫu phiếu trưng cầu ý kiến được quy định tại Phụ lục 8.
Điều 17:
Ngoài các nội dung quy định tại Điều 16, Hồ sơ về sửa đổi bổ sung dự thảo tiêu chuẩn để Hội đồng nghiệm thu các cấp quyết định các sửa đổi bổ sung cần thiết phải bao gồm thêm:
- Các ý kiến đóng góp;
- Thuyết minh việc tiếp thu, các sửa đổi bổ sung đã thực hiện đối với dự thảo tiêu chuẩn.
Điều 18:
1. Trên cơ sở Hồ sơ về sửa đổi bổ sung dự thảo tiêu chuẩn, Hội đồng nghiệm thu các cấp quyết định các sửa đổi bổ sung cần thiết một cách cụ thể theo nguyên tắc đồng thuận. Mẫu phiếu đánh giá dự thảo tiêu chuẩn và mẫu biên bản họp Hội đồng đánh giá được quy định tại Phụ lục 9 và Phụ lục 10.
2. Đối với các yêu cầu kỹ thuật mà Hội đồng nghiệm thu các cấp không phê chuẩn được theo nguyên tắc đồng thuận, Cơ quan quản lý các cấp tổ chức tìm giải pháp và quyết định các sửa đổi, bổ sung cần thiết.
Điều 19:
Ngoài các nội dung quy định tại Điều 17, Hồ sơ xây dựng dự thảo tiêu chuẩn nộp Cơ quan quản lý có thẩm quyền phải bao gồm thêm Bản thuyết minh việc tiếp thu, các sửa đổi bổ sung đã thực hiện đối với dự thảo tiêu chuẩn theo kết luận của Hội đồng nghiệm thu và của Cơ quan quản lý có thẩm quyền.
Điều 20:
Hồ sơ phê duyệt ban hành Dự thảo tiêu chuẩn phải bao gồm:
- Tờ trình của Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế báo cáo tóm tắt quá trình xây dựng tiêu chuẩn, kết quả thẩm định của Hội đồng nghiệm thu cấp Ngành, đề xuất của Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế về việc ban hành;
- Biên bản nghiệm thu Dự thảo tiêu chuẩn của Hội đồng nghiệm thu cấp Ngành;
- Bản dự thảo Tiêu chuẩn Ngành.
CHƯƠNG IV
CHẤP THUẬN ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ (KHU VỰC)
Điều 21:
Tổng cục Bưu điện khuyến khích việc chấp thuận áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong việc xây dựng Tiêu chuẩn Ngành.
Điều 22:
Tiêu chuẩn quốc tế được lựa chọn làm cơ sở cho việc xây dựng Tiêu chuẩn Ngành phải thoả mãn các tiêu chí sau:
- Không trái với các quy định hiện hành của Tổng cục Bưu điện;
- Phù hợp với mục tiêu quản lý của Tổng cục Bưu điện.
Điều 23:
Tổng cục Bưu điện khuyến khích việc lựa chọn các tiêu chuẩn quốc tế đã được nhiều quốc gia chấp thuận áp dụng với hiệu lực bắt buộc áp dụng và các tiêu chuẩn quốc tế cho các hệ thống viễn thông toàn cầu (khu vực) mà Việt Nam tham gia.
Điều 24:
Khi xây dựng Tiêu chuẩn Ngành trên cơ sở chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn quốc tế tương đương, nội dung của tiêu chuẩn quốc tế được chuyển thành nội dung Tiêu chuẩn Ngành theo một trong năm hình thức:
- Hình thức dịch nguyên vẹn (translation);
- Hình thức bao hàm hay tham chiếu (inclusion or reference);
- Hình thức biên soạn lại (redrafting);
- Hình thức tái bản (complete reprint);
- Hình thức trang bìa quốc gia (cover-sheet).
Các hình thức chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn quốc tế nêu trên được quy định chi tiết tại các Điều 25, 26, 27, 28, 29 dưới đây.
Điều 25:
1. Hình thức dịch nguyên vẹn là hình thức chấp thuận áp dụng trong đó tiêu chuẩn quốc tế được dịch trọn vẹn sang tiếng Việt hoặc có kèm theo các thay đổi cho phép về hình thức và nội dung nếu cần thiết. Các thay đổi này được đưa vào ngay sau các các điều khoản bị thay đổi.
2. Bản tiêu chuẩn dịch nguyên vẹn được ban hành với trang bìa của Tổng cục Bưu điện, lời nói đầu của Tổng cục Bưu điện và kèm theo Quyết định ban hành của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện.
3. Đối với trường hợp ban hành song ngữ (ngôn ngữ chính của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế và tiếng Việt), phải có thông báo về giá trị pháp lý của nguyên bản hoặc của bản dịch trong trường hợp có nghi ngờ hay tranh chấp do cách biên dịch, nếu không có thông báo này thì hai bản có giá trị pháp lý ngang nhau.
4. Lời nói đầu, các ghi chú, thông tin hướng dẫn bổ sung phải là song ngữ trong bản song ngữ.
5. Bản đơn ngữ phải chỉ rõ ngôn ngữ của bản gốc.
6. Cả bản đơn ngữ và song ngữ phải có các ghi chú nói rõ những thay đổi về biên tập hay kỹ thuật. Những thay đổi này phải được đưa ngay sau những điều khoản có liên quan tới và phải được chỉ rõ bằng cách đánh dấu "*" bên lề của điều khoản đó hoặc được chỉ ra trong lời nói đầu.
7. Mức độ tương đương của tiêu chuẩn phụ thuộc vào tính chất, nội dung của các ghi chú được bổ sung thêm và phải ghi rõ trong lời nói đầu.
Điều 26:
1. Hình thức bao hàm hay tham chiếu là hình thức chấp thuận áp dụng trong đó Tiêu chuẩn Ngành sao chép hay tham chiếu nguyên vẹn tiêu chuẩn quốc tế với cùng lĩnh vực áp dụng. Theo hình thức bao hàm hay tham chiếu, tiêu chuẩn quốc tế được ban hành dưới dạng một bộ phận của Tiêu chuẩn Ngành.
2. Nếu Tiêu chuẩn Ngành sao chép hay tham chiếu nguyên vẹn tiêu chuẩn quốc tế với cùng lĩnh vực áp dụng nhưng đề cập đến cả các đối tượng khác chưa được bao hàm trong tiêu chuẩn quốc tế thì tiêu chuẩn quốc tế đó được xem là được chấp thuận áp dụng nguyên vẹn.
3. Nếu Tiêu chuẩn Ngành sao chép hay tham chiếu nguyên vẹn tiêu chuẩn quốc tế với cùng lĩnh vực áp dụng nhưng bổ sung một số yêu cầu khác của cùng đối tượng tiêu chuẩn hóa thì tiêu chuẩn quốc tế đó được xem là được chấp thuận áp dụng nguyên vẹn.
4. Nếu một tiêu chuẩn Ngành tham chiếu đến một tiêu chuẩn quốc tế có phạm vi áp dụng rộng hơn thì tiêu chuẩn quốc tế đó không được xem là đã được chấp thuận nguyên vẹn.
Điều 27:
1. Hình thức biên soạn lại là hình thức chấp thuận áp dụng nhưng có biên soạn lại, trong đó các điều khoản bị sửa đổi được ghi rõ.
2. Trong trường hợp biên soạn lại, Tiêu chuẩn quốc tế được trình bày theo quy định của Tổng cục Bưu điện.
Điều 28:
1. Hình thức tái bản là hình thức chấp thuận áp dụng trong đó nội dung chính của tiêu chuẩn quốc tế được tái bản nguyên vẹn (kèm theo hoặc không kèm theo bản dịch).
2. Khi tiêu chuẩn quốc tế (khu vực) được tái bản thành Tiêu chuẩn Ngành thì tiêu chuẩn đó được ban hành với trang bìa, lời nói đầu của Tổng cục Bưu điện và kèm theo Quyết định ban hành của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện.
3. Các ghi chú và các thông tin hướng dẫn cho từng điều khoản cụ thể, nếu có, phải được đưa ngay tại các điều khoản có liên quan.
Điều 29:
1. Hình thức trang bìa quốc gia là hình thức chấp thuận áp dụng trong đó tiêu chuẩn quốc tế được gắn kèm nguyên vẹn với trang bìa của Tổng cục Bưu điện cùng Quyết định ban hành của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện.
2. Quyết định về việc chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, các ghi chú, các thông tin hướng dẫn, nếu có, phải được đưa vào ngay trên trang bìa.
CHƯƠNG V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 30:
Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế thuộc Tổng cục Bưu điện chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức và giám sát hoạt động xây dựng và ban hành tiêu chuẩn trong ngành Bưu điện theo Quy định này.
Điều 31:
Mọi đơn vị thuộc Tổng cục Bưu điện có trách nhiệm tham gia hoạt động xây dựng tiêu chuẩn Ngành trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ được giao.
Điều 32:
Bộ phận soạn thảo Tiêu chuẩn Ngành chịu trách nhiệm:
- Nghiên cứu xây dựng dự thảo tiêu chuẩn;
- Tổ chức xin ý kiến về dự thảo tiêu chuẩn;
- Chuẩn bị Hồ sơ kèm dự thảo gửi đi xin ý kiến;
- Tổ chức các buổi họp để đạt được sự đồng thuận đối với dự thảo nếu cần thiết;
- Chuẩn bị Hồ sơ về sửa đổi bổ sung dự thảo tiêu chuẩn trình Hội đồng nghiệm thu các cấp;
- Chuẩn bị Hồ sơ xây dựng tiêu chuẩn nộp Cơ quan quản lý có thẩm quyền.
Điều 33:
Trong những trường hợp cần thiết Tổng cục Bưu điện có quyền yêu cầu các doanh nghiệp BC-VT xây dựng dự thảo tiêu chuẩn và trình Tổng cục Bưu điện xem xét ban hành.
CHƯƠNG VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 34: Quy định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Mọi quy định trái với văn bản này đều bị bãi bỏ.
Điều 35: Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ảnh với Tổng cục Bưu điện để kịp thời xem xét bổ sung hoặc sửa đổi.
PHỤ LỤC 1
YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI TIÊU CHUẨN NGÀNH VỀ THIẾT BỊ
ĐẦU CUỐI THUÊ BAO VÀ THIẾT BỊ VÔ TUYẾN
1. Phạm vi các yêu cầu kỹ thuật và mục tiêu quản lý Nhà nước đối với thiết bị đầu cuối thuê bao và thiết bị vô tuyến
1.1. Yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người sử dụng và cho nhân viên của các nhà khai thác
Tiêu chuẩn Ngành cho thiết bị phải có (trực tiếp hoặc tham chiếu đến các Tiêu chuẩn Ngành thích hợp) các yêu cầu an toàn về điện và các yêu cầu về an toàn khác như sốc âm thanh (acoustic shock), an toàn cơ học (độ bền vững trong sử dụng, không có các cạnh sắc), bảo vệ con người đối với bức xạ điện từ (thông qua các hiệu ứng nhiệt và không nhiệt của bức xạ không có tác dụng ion hóa) và an toàn đối với bức xạ laser để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người sử dụng và cho nhân viên của các nhà khai thác.
1.2. Yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo khả năng tương thích điện từ trường
Tiêu chuẩn Ngành cho thiết bị phải có (trực tiếp hoặc tham chiếu đến các Tiêu chuẩn Ngành thích hợp) các yêu cầu về tương thích điện từ trường nhằm đảm bảo các thiết bị có khả năng chống nhiễu thích hợp và mức bức xạ không gây nhiễu (không ảnh hưởng) đến mạng Viễn thông công cộng và các thiết bị điện tử khác.
1.3. Yêu cầu kỹ thuật nhằm bảo vệ mạng lưới đối với các ảnh hưởng có hại
Tiêu chuẩn Ngành cho thiết bị phải có (trực tiếp hoặc tham chiếu đến các Tiêu chuẩn Ngành thích hợp) các yêu cầu nhằm đảm bảo thiết bị không gây hại hoạt động của mạng lưới cũng như không được sử dụng sai lệch tài nguyên mạng đến mức gây ra suy giảm chất lượng không thể chấp nhận được.
1.4. Yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả phổ tần số vô tuyến điện
Tiêu chuẩn Ngành cho thiết bị phải có (trực tiếp hoặc tham chiếu đến các Tiêu chuẩn Ngành thích hợp) các yêu cầu nhằm đảm bảo thiết bị vô tuyến điện sử dụng có hiệu quả phổ tần số vô tuyến điện được phân bổ cho thông tin mặt đất/ vệ tinh và nguồn tài nguyên quỹ đạo để tránh nhiễu có hại giữa các hệ thống thông tin đặt trong vũ trụ và mặt đất và các hệ thống kỹ thuật khác.
1.5. Yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo khả năng cùng hoạt động với mạng
Tiêu chuẩn Ngành cho thiết bị phải có (trực tiếp hoặc tham chiếu đến các Tiêu chuẩn Ngành thích hợp) các yêu cầu nhằm đảm bảo thiết bị thực hiện được các chức năng cơ bản điều khiển cuộc gọi (thiết lập, thay đổi, tính cước, duy trì và xoá các kết nối ảo hay thực) khi kết nối với mạng để thực hiện dịch vụ tải tin giữa hai điểm kết cuối mạng mà người sử dụng có thể truy cập được.
1.6. Yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo tính tương thích về mặt sử dụng trong các trường hợp dịch vụ phổ cập (thoại cố định, thoại di động GSM)
Tiêu chuẩn Ngành cho thiết bị phải có (trực tiếp hoặc tham chiếu đến các Tiêu chuẩn Ngành thích hợp) các yêu cầu nhằm đảm bảo tính tương thích về sử dụng thiết bị đầu cuối-thiết bị đầu cuối giữa các hệ thống giống nhau cung cấp dịch vụ thoại cố định và dịch vụ thoại di động GSM.
1.7. Yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo một số mục tiêu quản lý đặc biệt
Trong một số trường hợp đặc biệt, Tiêu chuẩn Ngành cho thiết bị có thêm một số yêu cầu đặc thù nhằm:
- Bảo vệ dữ liệu cá nhân và tính riêng tư của người sử dụng;
- Đảm bảo khả năng cung cấp một số tính năng nhằm ngăn ngừa gian lận;
- Đảm bảo khả năng cung cấp một số tính năng đảm bảo truy cập dịch vụ khẩn cấp;
- Đảm bảo khả năng cung cấp một số tính năng nhằm hỗ trợ những người sử dụng bị tàn tật.
2. Yêu cầu kỹ thuật liên quan đến đo kiểm
2.1. Phương pháp đo kiểm
Phương pháp đo kiểm phải được quy định rõ ràng và phù hợp với mục đích chứng nhận hợp chuẩn thiết bị. Phương pháp đo kiểm phải khách quan, cho các kết quả chính xác và lặp lại để đảm bảo rằng các phép đo trong những điều kiện xác định là so sánh được với nhau.
2.2. Quy trình đo kiểm
Tiêu chuẩn Ngành phải quy định trình tự đo kiểm nếu trình tự này có thể ảnh hưởng đến kết qủa đo kiểm. Quy trình đo kiểm có thể tham chiếu các tiêu chuẩn đo kiểm quốc tế.
2.3. Lấy mẫu đo kiểm
Khi cần đo kiểm một số mẫu để xác định sự phù hợp với một yêu cầu kỹ thuật cụ thể, Tiêu chuẩn Ngành phải quy định số mẫu yêu cầu.
PHỤ LỤC 2
YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI TIÊU CHUẨN NGÀNH VỀ
CHẤT LƯỢNG MẠNG VIỄN THÔNG CÔNG CỘNG
1. Khái niệm
Tiêu chuẩn Ngành về chất lượng mạng Viễn thông là văn bản pháp quy kỹ thuật quy định một số yêu cầu về năng lực của mạng lưới đối với việc chuyển tải thông tin từ thuê bao đến thuê bao một cách nhanh chóng, trung thực và trọn vẹn đến đúng địa chỉ yêu cầu.
2. Loại thông số chất lượng chung
Năng lực của mạng lưới được đánh giá trên cơ sở ba chức năng cơ bản là thiết lập truy cập, chuyển tải thông tin và giải phóng truy cập theo ba tiêu chí chất lượng là tốc độ, độ chính xác và độ tin cậy, trong đó tốc độ, độ chính xác và độ tin cậy được hiểu như sau:
- Tốc độ: Tốc độ là tiêu chí chất lượng thể hiện khoảng thời gian sử dụng để thực hiện một chức năng hoặc tốc độ thực hiện một chức năng.
- Độ chính xác: Độ chính xác là tiêu chí chất lượng thể hiện mức độ chuẩn xác mà chức năng đó được thực hiện
- Độ tin cậy: Độ tin cậy là tiêu chí chất lượng thể hiện mức độ chắc chắn của việc thực hiện một chức năng trong một khoảng thời gian quy định mà không tính đến tốc độ và độ chính xác.
Chín loại thông số chất lượng tương ứng là:
- Tốc độ thiết lập truy cập, Tốc độ chuyển tải thông tin, Tốc độ giải phóng truy cập.
- Độ chính xác thiết lập truy cập, Độ chính xác chuyển tải thông tin, Độ chính xác giải phóng truy cập.
- Độ tin cậy thiết lập truy cập, Độ tin cậy chuyển tải thông tin, Độ tin cậy giải phóng truy cập.
3. Phạm vi các yêu cầu kỹ thuật
3.1. Tổng cục Bưu điện quản lý chất lượng mạng lưới trên cơ sở chín loại thông số chất lượng chung. Tổng cục Bưu điện cụ thể hoá các loại thông số chất lượng chung bằng các yêu cầu kỹ thuật về chất lượng đặc thù cho từng loại mạng lưới.
3.2. Mỗi loại thông số chất lượng phải được cụ thể hoá bằng tối thiểu một yêu cầu kỹ thuật về chất lượng mạng lưới.
3.3. Quy định khung các yêu cầu kỹ thuật về chất lượng mạng chuyển mạch kênh và chất lượng mạng chuyển mạch gói phù hợp với khuyến nghị I. 350 của Liên minh Viễn thông thế giới ITU-T và được trích dẫn tại Bảng 1 và Bảng 2 của Phụ lục này.
BẢNG 1
QUAN HỆ ĐỊNH TÍNH GIỮA CÁC THÔNG SỐ CHẤT LƯỢNG CHUNG VÀ
CÁC YÊU CẦU
CHẤT LƯỢNG MẠNG CHUYỂN MẠCH KÊNH
|
Yêu cầu chất lượng mạng chuyển mạch kênh |
|
||||||||||||||
|
Yêu cầu sơ cấp |
Yêu cầu thứ cấp |
||||||||||||||
Thông số chung |
Trễ thiết lập kết nối |
Trễ cảnh báo |
Xác suất thiết lập kết nối sai |
xác suất thiết lập kết nối bị từ chối |
Trễ lan truyền |
Số phút suy giảm chất lượng |
Số giây bị lỗi nghiêm trọng |
Số giây bị lỗi |
Trễ đứt mạch |
Trễ giải phóng kết nối |
Xác suất giải phóng sớm |
Xác suất từ chối xoá kết nối |
Thời gian mạng ngừng dịch vụ |
Độ khả dụng của mạng lưới |
||
|
Tốc độ truy cập |
X |
X |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Độ chính xác truy cập |
|
|
X |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Độ tin cậy truy cập |
|
|
|
X |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tốc độ chuyển tải thông tin |
|
|
|
|
X |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Sơ cấp |
Độ chính xác chuyển tải thông tin |
|
|
|
|
|
X |
X |
X |
|
|
|
|
|
|
|
|
Độ tin cậy chuyển tải thông tin |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Độ tin cậy giải phóng truy cập |
|
|
|
|
|
|
|
|
X |
X |
|
|
|
|
|
|
Độ chính xác giải phóng truy cập |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
X |
|
|
|
|
|
Độ tin cậy giải phóng truy cập |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
X |
|
|
|
Dẫn xuất |
Độ khả dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
X |
X |
|
BẢNG 2
QUAN HỆ ĐỊNH TÍNH GIỮA CÁC THÔNG SỐ CHẤT LƯỢNG CHUNG VÀ
CÁC YÊU CẦU
CHẤT LƯỢNG MẠNG CHUYỂN MẠCH GÓI
|
Yêu cầu chất lượng mạng chuyển mạch gói |
|
||||||||||||||||||||
|
Yêu cầu sơ cấp |
Yêu cầu thứ cấp |
||||||||||||||||||||
Thông số chung |
Trễ thiết lập mạch ảo |
Xác suất thiết lập mạch ảo sai |
Xác suất từ chối thiết lập kết nối ảo |
Trễ truyền gói dữ liệu |
Thông lượng |
Tỷ lệ lỗi dư |
Xác suất khởi động lại |
Xác suất kích thích khởi động lại |
Trễ xoá mạch ảo |
Xác suất từ chối xoá mạch ảo |
Xác suất đứt sớm mạch ảo |
Xác suất kích thích đứt sớm mạch ảo |
Thời gian mạng ngừng hoạt động |
Độ khả dụng của mạng |
||||||||
|
Tốc độ truy cập |
X |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||
|
Độ chính xác truy cập |
|
X |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||
|
Độ tin cậy truy cập |
|
|
X |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||
|
Tốc độ chuyển tải thông tin |
|
|
|
X |
X |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||
Sơ cấp |
Độ chính xác chuyển tải thông tin |
|
|
|
|
|
X |
X |
X |
|
|
|
|
|
|
| ||||||
|
Độ tin cậy chuyển tải thông tin |
|
|
|
|
|
X |
X |
X |
|
|
|
|
|
|
| ||||||
|
Độ tin cậy giải phóng truy cập |
|
|
|
|
|
|
|
|
X |
|
|
|
|
|
| ||||||
|
Độ chính xác giải phóng truiy cập |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||
|
Độ tin cậy giải phóng truy cập |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
X |
X |
X |
|
|
| ||||||
Thứ cấp |
Độ khả dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
X |
X |
| ||||||
3.4. Nguyên tắc lựa chọn một yêu cầu chất lượng cụ thể
Một yêu cầu chất lượng cụ thể trong Tiêu chuẩn Ngành phải thoả mãn một số yêu cầu sau:
- Liên quan đến các sự kiện hay các trạng thái quan sát được tại giao diện các phần tử kết nối;
- Đo kiểm được tại giao diện các phần tử kết nối. Việc xác định chúng không phụ thuộc vào các đặc trưng nội tại của mạng (một phần của mạng) và không phụ thuộc vào các giả định về các nguyên nhân hư hỏng hay suy giảm chất lượng không quan sát được tại các giao diện.
3.5. Nguyên tắc xác định mức độ của yêu cầu
Các yêu cầu chất lượng mạng lưới phải kết hợp hài hoà lợi ích kinh tế của các Doanh nghiệp BC-VT và yêu cầu về mức độ hài lòng của xã hội đối với chất lượng các dịch vụ Viễn thông được cung cấp trên mạng lưới đó.
PHỤ LỤC 3
YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI TIÊU CHUẨN NGÀNH
VỀ KẾT NỐI MẠNG
1. Nguyên tắc xây dựng các tiêu chuẩn kết nối mạng và lựa chọn các yêu cầu kỹ thuật
Việc xây dựng các tiêu chuẩn kết nối mạng và lựa chọn các yêu cầu kỹ thuật phải đảm bảo những mục tiêu quản lý sau:
1.1. Đảm bảo quyền kết nối bình đẳng (không phân biệt đối xử)
1.2. Đủ chi tiết để các mạng Viễn thông kết nối với nhau cung cấp được các dịch vụ cơ bản.
1.3. Khả thi về mặt kỹ thuật và kinh tế
1.4. Mở để cho phép và thúc đẩy phát triển việc cung cấp dịch vụ mới trên các mạng Viễn thông kết nối với nhau.
2. Điểm kết nối
Điểm kết nối là điểm vật lý nơi hai mạng Viễn thông kết nối với nhau để cuộc gọi có thể chuyển từ mạng này sang mạng khác.
3. Tuyến kết nối
Tuyến kết nối là tuyến thiết lập một hay nhiều đường truyền dẫn đi qua điểm kết nối và kết nối hai mạng Viễn thông với nhau.
4. Điểm kết cuối mạng
Điểm kết cuối mạng là các điểm kết nối vật lý có những đặc tính kỹ thuật cần thiết để có thể qua đó truy nhập vào mạng lưới và thực hiện liên lạc có hiệu quả thông qua mạng. Khi một mạng Viễn thông kết nối với một mạng Viễn thông khác, các điểm kết nối hai mạng- nơi cuộc gọi được chuyển giao từ mạng Viễn thông này sang mạng Viễn thông khác- được coi là các điểm kết cuối mạng.
5. Giao diện kết nối mạng
Giao diện kết nối mạng là tập hợp những thông số kỹ thuật và thủ tục, tại điểm kết cuối mạng được sử dụng cho kết nối các mạng Viễn thông với nhau, cần thiết cho việc cùng hoạt động và cùng nhau cung cấp dịch vụ đến khách hàng của các mạng lưới.
6. Tiêu chuẩn kỹ thuật kết nối mạng Viễn thông
Tiêu chuẩn kỹ thuật kết nối mạng Viễn thông là các tài liệu kỹ thuật đưa ra các yêu cầu kỹ thuật đối với giao diện kết nối mạng, yêu cầu chất lượng đồng bộ mạng và yêu cầu chất lượng đối với tuyến kết nối.
7. Tiêu chuẩn giao diện kết nối mạng
Tiêu chuẩn giao diện kết nối mạng là các tài liệu kỹ thuật đưa ra các yêu cầu kỹ thuật đối với giao diện kết nối mạng nhằm đảm bảo khả năng cùng hoạt động và khả năng cùng cấp một dịch vụ đến khách hàng của các mạng lưới được kết nối.
8. Các giao diện kết nối mạng
Tổng cục Bưu điện quản lý các giao diện kết nối sau, phân loại theo bản chất của các thông số kỹ thuật giao diện:
Giao diện điện vật lý;
Giao diện truyền dẫn;
Giao diện báo hiệu.
9. Phạm vi các tiêu chuẩn giao diện điện vật lý
Tiêu chuẩn giao diện điện vật lý bao gồm những yêu cầu điện và vật lý thiết yếu đối với giao diện phân cấp số dùng cho kết nối mạng. Ưu tiên chấp thuận các yêu cầu kỹ thuật thích hợp trong các Khuyến nghị của Liên minh Viễn thông thế giới như G.703 và G.958.
9. Phạm vi các tiêu chuẩn giao diện truyền dẫn
Tiêu chuẩn giao diện truyền dẫn bao gồm những yêu cầu thiết yếu đối với cấu trúc khung đồng, các yêu cầu đối với thủ tục đồng bộ khung và thủ tục kiểm tra độ dư vòng. Ưu tiên chấp thuận các yêu cầu kỹ thuật thích hợp trong các Khuyến nghị của Liên minh Viễn thông thế giới như G.704 và G. 706.
10. Phạm vi các tiêu chuẩn giao diện báo hiệu
Tiêu chuẩn giao diện báo hiệu bao gồm những thủ tục báo hiệu thiết yếu để thiết lập cuộc gọi.
11. Phạm vi tiêu chuẩn chất lượng đồng bộ mạng
Tiêu chuẩn chất lượng đồng bộ mạng bao gồm những yêu cầu thích hợp đối với tín hiệu đồng bộ trong những chế độ và phương thức đồng bộ khác nhau nhằm giảm thiểu hiệu ứng đồng bộ nhiều lần (cascading timing). Ưu tiên chấp thuận các yêu cầu kỹ thuật thích hợp trong các Khuyến nghị của Liên minh Viễn thông thế giới như G.811, G.812 và G.822.
12. Phạm vi tiêu chuẩn chất lượng tuyến kết nối
Tiêu chuẩn chất lượng tuyến kết nối bao gồm những yêu cầu chất lượng truyền dẫn số. Ưu tiên chấp thuận các yêu cầu kỹ thuật thích hợp trong các Khuyến nghị của Liên minh Viễn thông thế giới như G.821, G.823, G.826.
PHỤ LỤC 4
YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI TIÊU CHUẨN NGÀNH VỀ
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
1. Khái niệm tiêu chuẩn Ngành về chất lượng dịch vụ viễn thông
Tiêu chuẩn Ngành về chất lượng dịch vụ Viễn thông là văn bản pháp quy kỹ thuật quy định một số yêu cầu về năng lực cung cấp và hỗ trợ sử dụng dịch vụ của Doanh nghiệp BC-VT cũng như một số yêu cầu về năng lực của bản thân dịch vụ trong việc cung cấp khả năng liên lạc một cách nhanh chóng, trung thực và trọn vẹn theo yêu cầu của người sử dụng.
Năng lực của dịch vụ là khả năng dịch vụ được cung cấp cho người sử dụng trong những giới hạn quy định và điều kiện cho trước trong suốt thời gian người sử dụng yêu cầu.
2. Năng lực cung cấp và hỗ trợ sử dụng dịch vụ
Cung cấp và hỗ trợ sử dụng dịch vụ bao gồm các hoạt động bán hàng, cung cấp, thay đổi, ngừng và khôi phục dịch vụ dịch vụ, tính cước và lập hoá đơn, quản lý mạng và dịch vụ do khách hàng thực hiện.
Năng lực cung cấp và hỗ trợ dịch vụ được hiểu như sau:
- Năng lực bán hàng là năng lực thực hiện tất cả các hoạt động thích hợp kể từ khi liên hệ được thiết lập giữa Doanh nghiệp BC-VT với khách hàng đến khi hợp đồng cung cấp dịch vụ được ký kết;
- Năng lực cung cấp dịch vụ là năng lực thực hiện các hoạt động gắn liền với việc cung cấp dịch vụ kể từ khi hợp đồng cung cấp dịch vụ có hiệu lực đến khi khách hàng sử dụng được dịch vụ;
- Năng lực thay đổi dịch vụ theo yêu cầu khách hàng là năng lực thực hiện các hoạt động gắn liền với việc thay đổi dịch vụ kể từ khi khách hàng yêu cầu thay đổi dịch vụ cho đến khi các thay đổi thoả mãn yêu cầu của khách hàng;
- Năng lực hỗ trợ dịch vụ là năng lực thực hiện các hoạt động gắn liền với việc hỗ trợ dịch vụ nhằm làm cho khách hàng sử dụng được dịch vụ;
- Năng lực sửa chữa là năng lực thực hiện các hoạt động gắn liền với việc khôi phục dịch vụ đối với khách hàng sau khi có hỏng hóc dẫn đến mất một phần hay toàn bộ dịch vụ;
- Năng lực ngừng dịch vụ là năng lực thực hiện các hoạt động gắn liền với việc ngừng dịch vụ kể từ khi khách hàng yêu cầu ngừng dịch vụ cho đến khi việc ngừng này thoả mãn yêu cầu của khách hàng;
- Năng lực tính cước và lập hoá đơn là năng lực thực hiện các hoạt động gắn liền với tính cước và lập hoá đơn đối với dịch vụ cho khách hàng;
- Khách hàng thực hiện quản lý mạng và dịch vụ là năng lực thực hiện các hoạt động gắn liền với việc thực hiện các thay đổi xác định trước đối với dịch vụ hoặc cấu hình mạng theo yêu cầu của khách hàng.
Năng lực cung cấp và hỗ trợ dịch vụ được đánh gía theo ba tiêu chí chất lượng là tốc độ, độ chính xác và độ tin cậy, trong đó tốc độ, độ chính xác và độ tin cậy được hiểu như sau:
- Tốc độ: Tốc độ là tiêu chí chất lượng thể hiện khoảng thời gian sử dụng để thực hiện một hoạt động cung cấp hỗ trợ dịch vụ hoặc tốc độ thực hiện một hoạt động cung cấp hỗ trợ dịch vụ;
- Độ chính xác: Độ chính xác là tiêu chí chất lượng thể hiện mức độ chuẩn xác mà một hoạt động cung cấp hỗ trợ dịch vụ được thực hiện;
- Độ tin cậy: Độ tin cậy là tiêu chí chất lượng thể hiện mức độ chắc chắn của việc thực hiện một hoạt động cung cấp hỗ trợ dịch vụ trong một khoảng thời gian quy định mà không tính đến tốc độ và độ chính xác.
3. Loại thông số chất lượng dịch vụ được cung cấp
Năng lực của dịch vụ hay chất lượng kỹ thuật dịch vụ được đánh giá thông qua các loại thông số chất lượng như được quy định tại Mục 2, Phụ lục 2.
4. Phạm vi các yêu cầu kỹ thuật
4.1. Tổng cục Bưu điện quản lý chất lượng dịch vụ trên cơ sở các yêu cầu về năng lực cung cấp hỗ trợ dịch vụ và chín loại thông số chất lượng.
4.2. Yêu cầu về năng lực cung cấp và hỗ trợ dịch vụ bao gồm tối thiểu, nhưng không giới hạn bởi các yêu cầu sau:
- Yêu cầu về thời gian trung bình cung cấp dịch vụ;
- Yêu cầu về thời gian khôi phục dịch vụ;
- Yêu cầu về thời gian ngừng dịch vụ;
- Yêu cầu về xác suất lập hoá đơn sai;
- Yêu cầu về xác suất tính sai cước.
4.3. Mỗi loại thông số chất lượng dịch vụ phải được cụ thể hoá bằng một yêu cầu về chất lượng dịch vụ.
4. 4. Khung toàn diện cho tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ (bao gồm cả các yêu cầu năng lực cung cấp hỗ trợ dịch vụ) được quy định tại Bảng 3.
4.5. Các yêu cầu năng lực dịch vụ được quy định tại Bảng 4.
4.6. Việc áp dụng Bảng 3 và Bảng 4 tuỳ thuộc vào từng loại hình dịch vụ cụ thể, mức độ nhậy cảm của khách hàng đối với từng yêu cầu trong trường hợp một dịch vụ cụ thể.
4.7. Đối với các yêu cầu chất lượng liệt kê trong bảng 3 và bảng 4 và chưa được quy định cụ thể trong Tiêu chuẩn Ngành, các yêu cầu chất lượng này phải nằm trong Danh mục các yêu cầu chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp BC-VT có trách nhiệm tự theo dõi và báo cáo Tổng cục Bưu điện khi có yêu cầu.
BẢNG 3
BẢNG XÁC ĐỊNH KHUNG CÁC YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
Tiêu chí chất lượng
Chức năng dịch vụ |
Tốc độ |
Độ chính xác |
Độ tin cậy |
|
Năng lực bán hàng |
|
|
|
|
Năng lực quản lý dịch vụ |
Năng lực cung cấp dịch vụ |
|
|
|
|
Năng lực thay đổi dịch vụ |
|
|
|
|
Năng lực hỗ trợ dịch vụ |
|
|
|
|
Năng lực sửa chữa dịch vụ |
|
|
|
|
Năng lực ngừng dịch vụ |
|
|
|
Chất lượng kỹ thuật dịch vụ |
Thiết lập truy cập dịch vụ |
|
|
|
|
Chuyển tải thông tin khách hàng |
|
|
|
|
Giải phóng truy cập |
|
|
|
Tính cước và lập hoá đơn |
|
|
|
|
Quản lý mạng và dịch vụ do khách hàng thực hiện |
|
|
|
BẢNG 4
BẢNG QUAN HỆ ĐỊNH TÍNH GIỮA CÁC THÔNG SỐ CHẤT LƯỢNG CHUNG
VÀ CHẤT LƯỢNG KỸ THUẬT DỊCH VỤ
|
Thông số chất lượng kỹ thuật dịch vụ |
|
||||||||||||||||
|
Thông số chất lượng sơ cấp |
Thông số chất lượng thứ cấp |
||||||||||||||||
Thông số chất lượng chung |
Trễ truy nhập |
Xác suất truy nhập sai |
Xác suất từ chối truy nhập |
Tốc độ chuyển tải thông tin |
Tốc độ chuyển tải thông tin người sử dụng |
Xác suất lỗi thông tin người sử dụng |
Xác suất chuyển thừa thông tin người sử dụng |
Xác suất chuyển sai thông tin người sử dụng |
Xác suất mất thông tin người sử dụng |
Trễ xoá truy nhập |
Xác suất xoá sai truy nhập |
Xác suất từ chối giải phóng truy nhập |
Độ khả dụng của dịch vụ |
Xác suất từ chối chuyển thông tin người sử dụng |
Thời gian ngừng dịch vụ |
| ||
|
Tốc độ truy cập |
X |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
Độ chính xác truy cập |
|
X |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
Độ tin cậy truy cập |
|
|
X |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
Tốc độ chuyển tải thông tin |
|
|
|
X |
X |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Sơ cấp |
Độ chính xác chuyển tải thông tin |
|
|
|
|
|
X |
X |
X |
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
Độ tin cậy chuyển tải thông tin |
|
|
|
|
|
|
|
|
X |
|
|
|
|
|
|
| |
|
Độ tin cậy giải phóng truy cập |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
X |
|
|
|
|
|
| |
|
Độ chính xác giải phóng truy cập |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
X |
|
|
|
|
| |
|
Độ tin cậy giải phóng truy cập |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
X |
|
|
|
| |
Thứ cấp |
Độ khả dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
X |
X |
X |
| |
5. Nguyên tắc lựa chọn yêu cầu chất lượng dịch vụ
Mỗi một yêu cầu chất lượng dịch vụ cụ thể trong Tiêu chuẩn Ngành phải thoả mãn một số yêu cầu sau:
- Liên quan đến các hiệu ứng khách hàng cảm nhận được, không phụ thuộc vào các giả định về các nguyên nhân hư hỏng hay suy giảm chất lượng không quan sát được tại các điểm truy cập dịch vụ;
- Không phụ thuộc vào cấu trúc, tổ chức nội tại của mạng lưới khi xác định các giá trị định lượng;
- Đánh giá được một cách khách quan tại các điểm truy cập dịch vụ;
6. Nguyên tắc xác định mức độ yêu cầu
Chất lượng dịch vụ phải ở mức mà xã hội chấp nhận được trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định, được thể hiện qua mức độ hài lòng của khách hàng.
PHỤ LỤC 5
YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI TIÊU CHUẨN NGÀNH VỀ
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BƯU CHÍNH
1. Khái niệm tiêu chuẩn Ngành về chất lượng dịch vụ Bưu chính
Tiêu chuẩn Ngành về chất lượng dịch vụ Bưu chính là văn bản pháp quy kỹ thuật quy định các yêu cầu về năng lực cung cấp và hỗ trợ sử dụng dịch vụ của Doanh nghiệp Bưu chính và về năng lực của chính dịch vụ, cho phép khách hàng khả năng gửi và nhận vật phẩm hàng hóa và tin tức một cách nhanh chóng, trung thực và trọn vẹn giữa hai địa điểm theo yêu cầu của khách hàng.
Năng lực của dịch vụ là khả năng dịch vụ được cung cấp cho khách hàng trong những giới hạn quy định và điều kiện cho trước, khi người sử dụng yêu cầu.
2. Yêu cầu về năng lực cung cấp và hỗ trợ sử dụng dịch vụ
Tiêu chuẩn Ngành về chất lượng dịch vụ Bưu chính phải có các yêu cầu về năng lực cung cấp và hỗ trợ dịch vụ, bao gồm:
- Yêu cầu về khả năng truy cập, sử dụng dịch vụ;
- Yêu cầu về mức độ hài lòng của khách hàng;
- Yêu cầu về trách nhiệm pháp lý và giải quyết bồi thường, khiếu nại.
3. Yêu cầu về năng lực dịch vụ được cung cấp
Tiêu chuẩn Ngành về chất lượng dịch vụ Bưu chính phải có các yêu cầu về năng lực dịch vụ được cung cấp, bao gồm:
- Tốc độ: Tốc độ là tiêu chí chất lượng thể hiện khoảng thời gian sử dụng để thực hiện việc cung cấp dịch vụ;
- Độ tin cậy: Độ tin cậy là tiêu chí chất lượng thể hiện mức độ chắc chắn của việc thực hiện một chức năng trong một khoảng thời gian quy định mà không tính đến tốc độ và độ an toàn;
- Độ và an toàn: Độ an toàn là tiêu chí chất lượng thể hiện mức độ trọn vẹn của vật phẩm hàng hóa và tin tức tại nơi nhận.
4. Nguyên tắc lựa chọn yêu cầu chất lượng dịch vụ
Một yêu cầu chất lượng dịch vụ quy định trong Tiêu chuẩn Ngành phải thoả mãn một số yêu cầu sau:
- Liên quan đến các hiệu ứng khách hàng cảm nhận được;
- Không phụ thuộc vào cấu trúc, tổ chức nội tại của mạng lưới khi xác định các giá trị định lượng.
5. Nguyên tắc xác định mức độ yêu cầu
Chất lượng dịch vụ phải ở mức mà xã hội chấp nhận được trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định, được thể hiện qua mức độ hài lòng của khách hàng.
PHỤ LỤC 6
MẪU ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN NGÀNH
1. Tên tiêu chuẩn Ngành (viết tắt là TCN)
2. Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn Ngành
3. Cơ quan đề nghị:
4. Tình hình tiêu chuẩn hoá trong và ngoài nước
5. Mục đích xây dựng tiêu chuẩn Ngành
a. Quản lý chất lượng mạng lưới BC-VT
b. Quản lý chất lượng dịch vụ BC-VT
c. Chứng nhận hợp chuẩn vật tư, thiết bị BC-VT
+ Đảm bảo an toàn điện
+ Đảm bảo tương thích điện từ trường
+ Bảo vệ mạng lưới BC-VT không bị ảnh hưởng có hại
+ Đảm bảo an toàn và sức khoẻ cho khai thác viên, người sử dụng
+ Đảm bảo khả năng cùng hoạt động với mạng (interworking)
+ Đảm bảo tính tương thích về mặt sử dụng (interoperability)
+ Đảm bảo sử dụng có hiệu quả phổ tần số vô tuyến điện
+ Đảm bảo các mục tiêu quản lý khác (đề nghị nêu rõ)
d. Quản lý kết nối mạng
6. Lý do cần sửa đổi, bổ sung (đối với yêu cầu sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn ngành đã có)
a. Nội dung TCN đã bị lạc hậu so với sự phát triển công nghệ, mục tiêu quản lý
b. Có sai sót về chỉ tiêu trong TCN
c. Lý do khác (đề nghị nêu rõ)
7. Hình thức xây dựng TCN và tài liệu làm căn cứ xây dựng TCN
- Hình thức thực hiện:
+ Theo tài liệu tham khảo
+ Chấp thuận tiêu chuẩn khu vực/quốc tế
+ Tự nghiên cứu
+ Soát xét, sửa đổi
- Tài liệu làm căn cứ xây dựng TCN
8. Cơ quan phối hợp:
Cá nhân và tổ chức có thể tham gia xây dựng TCN:
Tổ chức và cá nhân cần lấy ý kiến góp ý cho dự thảo TCN
Các tổ chức có nhiều khả năng ứng dụng TCN (nếu có)
9. Dự kiến tiến độ và kinh phí thực hiện:
STT |
Nội dung từng bước |
Thời gian thực hiện |
Kết quả cần đạt |
Kinh phí dự kiến (1000 đ) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
1 |
- Bước 1: Biên soạn tiêu chuẩn Ngành |
|
|
|
2 |
- Bước 2: Trưng cầu ý kiến đánh giá Dự thảo tiêu chuẩn |
|
|
|
3 |
- Bước 3: Hoàn chỉnh Dự thảo tiêu chuẩn
|
|
|
|
4 |
- Bước 4: Phê duyệt Dự thảo tiêu chuẩn |
|
|
|
10. Nguồn kinh phí:
- Tổng cục Bưu điện
- Đơn vị, cá nhân đề nghị ............... (nếu có)
- Các tổ chức khác (nếu có)
- Tổng kinh phí dự kiến:
Ngày, tháng........
Cơ quan đề nghị
PHỤ LỤC 7
YÊU CẦU ĐỐI VỚI BẢN THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN
1. Khái niệm: Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn là tài liệu giải thích nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng tham gia vào quá trình đánh giá dự thảo tiêu chuẩn có các nhận xét xác đáng về nội dung tiêu chuẩn, mục đích, ý nghĩa thực tiễn, tính khả thi của tiêu chuẩn và trên cơ sở đó Cơ quan quản lý có quyết định đúng đắn về việc ban hành và áp dụng tiêu chuẩn.
2. Bản thuyết minh bao gồm các nội dung chính sau:
2.1. Tên gọi tiêu chuẩn
2.2. Đặt vấn đề: tóm tắt đặc điểm, tình hình đối tưọng tiêu chuẩn hóa trong ngoài nước, lý do và mục đích xây dựng tiêu chuẩn
2.3. Sở cứ xây dựng các yêu cầu kỹ thuật: tổng hợp, phân tích các tài liệu kỹ thuật, các kết quả nghiên cứu,... làm cơ sở cho việc biên soạn từng yêu cầu kỹ thuật
2.4. Giải thích nội dung tiêu chuẩn: tóm tắt các nội dung chính của tiêu chuẩn, nêu rõ sự gắn kết của các yêu cầu kỹ thuật cụ thể với các mục tiêu quản lý của Tổng cục Bưu điện như được đưa ra trong Bản quy định này; trình bày rõ các điểm sửa đổi, bổ sung so với các yêu cầu kỹ thuật quốc tế (khu vực) tương đương và sở cứ
2.5. Mối tương quan đối với Hệ thống tiêu chuẩn Ngành: nêu rõ mối tương quan của dự thảo tiêu chuẩn đối với các tiêu chuẩn Ngành hiện hành, các văn bản pháp quy hiện hành có liên quan
PHỤ LỤC 8
MẪU PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
Tên dự thảo tiêu chuẩn:
Cơ quan biên soạn:
Mã số đề tài:
Chủ trì đề tài:
Họ tên người được trưng cầu ý kiến (phản biện):
Cơ quan:
Chức danh khoa học:
Cơ quan được trưng cầu ý kiến (phản biện):
Ngày nhận được bản Dự thảo tiêu chuẩn:
1. Nhận xét: ghi lần lượt các nhận xét sau đây
- Sự phù hợp của dự thảo tiêu chuẩn với mục tiêu đề ra ban đầu trong đề án xây dựng tiêu chuẩn
- Nhận xét về Hồ sơ tiêu chuẩn (có đầy đủ và đứng thủ tục không)
- Nhận xét về sở cứ của các yêu cầu kỹ thuật được đề xuất
- Nhận xét về mức độ tương đương giữa dự thảo tiêu chuẩn với các tiêu chuẩn quốc tế, khu vực, quốc gia có cùng đối tượng tiêu chuẩn hóa
- Nhận xét về tính khả thi của dự thảo tiêu chuẩn trong điều kiện Việt nam
2. Đề nghị sửa đổi, bổ sung chi tiết: liệt kê các điểm đề nghị sửa đổi bổ sung chi tiết kèm theo lý do và giải pháp đề xuất
3. Kết luận:
- Kiến nghị về khả năng ban hành và áp dụng tiêu chuẩn
Hà Nội, ngày... tháng... năm...
Người (Cơ quan) trưng cầu ý kiến
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 9
MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ DỰ THẢO TIÊU CHUẨN
(dành cho thành viên Hội đồng đánh giá các cấp)
Tên dự thảo tiêu chuẩn:
Cơ quan biên soạn:
Mã số đề tài:
Chủ trì đề tài:
Họ tên:
Cơ quan:
Chức danh khoa học:
1. Nội dung đánh giá: cơ sở cho việc đánh giá là các yêu cầu đối với TCN đưa ra trong bản Quy định này
1.1. Phạm vi nội dung: đánh giá sự tương xứng giữa các yêu cầu kỹ thuật và mục tiêu quản lý Nhà nước đối với đối tượng tiêu chuẩn hoá đang xem xét
1.2. Sở cứ của các yêu cầu kỹ thuật:
1.3. Sự phù hợp với thực tế mạng lưới: chỉ rõ các yêu cầu (nếu có) không phù hợp với thực tế mạng lưới
1.4. Các khó khăn gặp phải khi áp dụng tiêu chuẩn:
2. Các yêu cầu kỹ thuật cần sửa đổi, bổ sung: liệt kê chi tiết cùng lý do và giải pháp đề xuất
3. Kết luận
- Đồng ý Không đồng ý với kết luận của Chủ tịch Hội đồng
- Nhất trí Không nhất trí kiến nghị Tổng cục Bưu điện ban hành phê duyệt và ban hành dự thảo tiêu chuẩn
Hà Nội, ngày.... tháng.... năm....
(Ký và ghi rõ họ tên)
PHỤ LỤC 10
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU VÀ KẾT LUẬN
ĐÁNH GIÁ DỰ THẢO TIÊU CHUẨN
TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN |
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Hà Nội, ngày.... tháng.... năm....
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
DỰ THẢO TIÊU CHUẨN
1. Tên dự thảo tiêu chuẩn:
Cơ quan biên soạn:
Mã số đề tài:
Chủ trì đề tài:
2. Ngày họp Hội đồng:
3. Địa điểm họp Hội đồng
4. Thành phần Hội đồng (Theo Quyết định số ....)
- Số có mặt:
- Số vắng mặt:
- Chủ trì phiên họp:
5. Thư ký Hội đồng giới thiệu đại biểu, tóm tắt quá trình xây dựng dự thảo tiêu chuẩn
6. Chủ trì phiên họp đề xuất và Hội đồng thông qua nội dung chương trình làm việc
7. Đơn vị xây dựng dự thảo tiêu chuẩn báo cáo nội dung dự thảo tiêu chuẩn, việc tiếp thu các ý kiến đóng góp qua các lần trưng cầu ý kiến
8. Ý kiến nhận xét của các phản biện (nếu có)
9. Ý kiến của các thành viên Hội đồng và các đại biểu
10. Chủ tịch Hội đồng kết luận chung và kiến nghị:
- sự đáp ứng của dự thảo tiêu chuẩn đối với mục tiêu quản lý của Tổng cục Bưu điện
- Sở cứ khoa học công nghệ của dự thảo tiêu chuẩn
- Sự phù hợp với thực tế mạng lưới của dự thảo tiêu chuẩn
- Kiến nghị các sửa đổi bổ sung cụ thể cần thực hiện (nếu có)
- Kiến nghị về việc ban hành
11. Tổng hợp kết quả về Phiếu thẩm định
- Đồng ý với kết luận của Chủ tịch Hội đồng:
- Các ý kiến khác:
Hà nội, ngày.... tháng... năm...
Thư ký Hội đồng |
Chủ tịch Hội đồng |
THE GENERAL DEPARTMENT OF POST AND TELECOMMUNICATIONS | SOCIALISTREPUBLICOF VIET NAM |
No: 27/2001/QD-TCBD | Hanoi, January 09, 2001 |
DECISION
PROMULGATING THE REGULATION ON ELABORATION, PROMULGATION AND ANNOUNCEMENT OF THE POSTAL SERVICE’S STANDARDS
THE GENERAL DIRECTOR OF POST AND TELECOMMUNICATIONS
Pursuant to the January 4, 2000 Ordinance on Goods Quality;
Pursuant to the Governments Decree No. 12/CP of March 11, 1996 on the tasks, powers and organizational structure of the General Department of Post and Telecommunications;
Pursuant to the Governments Decree No. 109/1997/ND-CP of November 12, 1997 on Post and Telecommunications;
At the proposal of the director of the Department for Science, Technology and International Cooperation,
DECIDES:
Article 1.-To promulgate together with this Decision the "Regulation on elaboration, promulgation and announcement of the postal services standards".
Article 2.-This Decision takes effect 15 days after its signing.
Article 3.-The director of the Office, the chief inspector, the directors of the Departments for Science, Technology and International Cooperation; Postal Policies; Planning and Economy; and Organization and Personnel; the heads of units under the General Department of Post and Telecommunications and the postal services - telecommunications enterprises shall have to implement this Decision.
| FOR THE GENERAL DIRECTOR OF |
REGULATION
ON ELABORATION, PROMULGATION AND ANNOUNCEMENT OF POSTAL SERVICE’S STANDARDS
(Promulgated together with Decision No. 27/2001/QD-TCBD of January 9, 2001 of the General Director of Post and Telecommunications)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.-This Regulation defines the basic principles for the elaboration and promulgation of the Branch Standards and stipulate the announcement of the standards for compulsory application within the postal service.
Article 2.-The units attached to the General Department of Post and Telecommunications, the postal services - telecommunications enterprises, organizations involving in activities related to the postal service and telecommunication field, customers using the postal and telecommunication services and other subjects involved in the elaboration of the Branch Standards must abide by the requirements in this Regulation.
Article 3.-In this Regulation, a number of concepts shall be understood as follows:
1. Standards mean documents established by way of agreement, which are approved by a recognized organization with a view to providing rules, instructions or characteristics for operations or operation results for common and repeated use in order to achieve the optimum order within a certain context.
2. Procedures mean documents guiding the practices or procedures for designing, producing, installing or using equipment, works or products.
3. The Branch Standards mean the standards and procedures promulgated by the General Department of Post and Telecommunications for compulsory application.
4. Acceptance of international standards as Branch Standards means the promulgation of a branch standard based on a corresponding international standard or the acceptance of the effect of international standards as Branch Standards accompanied with the clear inscription of all changes.
5. Equivalent standards mean standards which are used for the same subject but issued by different standardization agencies in order to establish the interchangeability of products, processes and services. The equivalent standards may see alterations in form and content at permitted levels.
The permitted alterations in form are those which do not change the contents, such as notes, supplementary guiding information, and those which do not change the structure and the method of numbering of clauses.
The permitted alterations in content mean those which do not make any accepted clause of international standards unacceptable in the Branch Standards and vice versa.
6. Drafting sections mean units and/or individuals that are assigned the task of drafting the Branch Standards to be submitted to the General Department of Post and Telecommunications for decision on the promulgation thereof.
Article 4.-
1. The Branch Standards are elaborated by the following methods:
- The method of self-study and elaboration;
- The method of revision and amendment;
- The method of accepting the application of international standards.
2. The elaboration of the Branch Standards by the above methods must comply with the procedural requirements prescribed in Chapter III of this Regulation.
3. The elaboration of the Branch Standards by method of accepting the application of international standards must, apart from the procedural requirements prescribed in Chapter III, additionally comply with the two following requirements:
- The written explanation for the standard elaboration must contain the analysis of possibility of application of international standards in Vietnam, bases for selection of international standards and bases for selection of the method of acceptance.
- Comments gathered in the process of publication for comments must clearly state the trustworthiness, the equivalence of translation, the rationality of alterations in forms and contents.
4. The General Department of Post and Telecommunications encourages the elaboration and promulgation of Branch Standards simultaneously in both Vietnamese and English.
5. The competent management bodies may permit the simplification of procedures for standard elaboration by method of accepting international standards when deeming that there are not any changes or permitted changes in contents.
Article 5.-
1. In case of necessity, the General Department of Post and Telecommunications shall decide to announce that the Vietnamese standards, other branches standards, foreign standards and international standards are compulsorily applied in the postal service.
2. The decision on compulsory application may contain notes on the altered contents and may not be enclosed with the specific contents of standards.
Article 6.-
1. The Branch Standards include requirements of different types, aiming to perform the General Department of Post and Telecommunicationss task of State management over the quality of postal and telecommunications supplies, equipment, networks and services as well as radio frequencies:
a) Requirements on network and service quality;
b) Requirements relating to capability of joint operation among operators;
c) Requirements on safety (electricity, radiation, etc.), the extent of electromagnetic interference, the normal operation capabilities of supplies, equipment, networks and services;
d) Other requirements stipulated by the General Department of Post and Telecommunications according to the management requirements in each period.
The scope of requirements for a number of specific standardized objects is stipulated in Appendixes 1, 2, 3, 4 and 5. The General Department of Post and Telecommunications prescribes other specific requirements depending on each type of supplies, equipment, network and service as well as the management requirements in each period.
2. Requirements of other types (detailed requirements for design, manufacture, selection, operation and maintenance of equipment, etc.) which fall under the scope of base standards shall be elaborated by postal service - telecommunications enterprises under the Ordinance on goods quality. Requirements of these types may also be included in the reference appendixes to the Branch Standards, if it is deemed necessary.
The base standards must not contradict the Branch Standards.
Chapter II
GENERAL REQUIREMENTS ON BRANCH STANDARDS
Article 7.-The Branch Standards include a minimum number of technical requirements in direct service of the objectives of State management by the General Department of Post and Telecommunications in the field of postal service and telecommunications and are quantified at the minimum level.
Article 8.-The Branch Standards must be built according to the principle of least dependence on a specific technology with a view to creating favorable conditions for technological creation and renovation. In cases where selection is a must, the selected technologies must be those which have been or have a great potential for being widely accepted on the market in order to ensure the initiative for enterprises and users in the selection of equipment and services.
Article 9.-The newly elaborated Branch Standards must ensure the following principles:
- The Branch Standards system is not contradictory and coincident in technical requirements;
- The technical requirements in the Branch Standards can be measured, inspected and evaluated objectively;
- The technical requirements in the Branch Standards must be expressed accurately, concisely and mono-semantically;
- The technical requirements on quantification in the Branch Standards must be demonstrated in form of limited values or appellation value together with permitted tolerable values.
Chapter III
PROCEDURES FOR ELABORATION OF BRANCH STANDARDS
Article 10.-On the basis of assorted requirements prescribed in Article 6, the subjects defined in Article 2 may propose the Branch Standards to be elaborated according to form prescribed in Appendix 6.
Article 11.-All proposals on the to be elaborated Branch Standards must express the necessity and feasibility, including:
- The name of the Draft Standards and the elaboration objectives;
- Content, scope of application and scope of regulation;
- Relevant technical documents.
Article 12.-The explanation of the purpose of elaboration of the Branch Standards must clearly state:
- The nature and scale of the matter which should be technically managed by the State;
- The evaluation of the State management requirement and extent;
- The specific targets of the State management.
Article 13.-The drawing up of plan for elaboration of Branch Standards shall cover the determination of the detailed contents and work volume to be completed, the requirements on time, human and financial resources.
The plan on elaboration of Branch Standards must be approved by the General Department of Post and Telecommunications.
Article 14.-
1. The compilation of Branch Standards must focus on a number of the following key steps:
- Studying, summing up the typical technical requirements;
- Studying, selecting essential technical requirements based on the State management targets;
- Comparing them with the reality of Vietnams postal service and telecommunications networks;
- Comparing them with the existing Branch Standards, currently effective regulations of the General Department of Post and Telecommunications and relevant legal documents of the State.
2. In the course of compiling the technical requirements, it is allowed to refer to currently effective Branch Standards and standards already announced by the General Department of Post and Telecommunications for compulsory application within the postal service.
The result of the compilation stage shall be the Draft Branch Standards.
Article 15.-The Draft Branch Standards must be sent to subjects relating to the application of standards twice for their comments.
Within 15 working days as from the date of receiving the Draft Branch Standards, the consulted units and individuals have the responsibility to send their official written replies to the consulting units.
Within 7 working days from the end of the above-mentioned time limit, if the consulted units and individuals fail to send their official written replies, they are considered as having agreed with the contents of the Draft Branch Standards.
Article 16.-The dossiers sent together with the Draft Branch Standards for comments must include the following documents:
- The draft standards;
- The explanation of the draft standards. The requirements on the explanation of the draft standards are specified in Appendix 7;
- The plan for elaboration of standards;
- The international standards in cases where the standards are elaborated by method of accepting the application of international standards;
- Relevant sections of the international and/or foreign standards and referred technical documents in the written explanation of the standards;
- Comment cards. The comment card form is specified in Appendix 8.
Article 17.-Apart from the contents prescribed in Article 16, the dossiers on the draft standards for the Pre-Acceptance Test Councils of all levels to decide on necessary amendments must also additionally include:
- Contributed comments;
- Explanation on the acceptance of comments, amendments and supplements already made to the draft standards.
Article 18.-
1. On the basis of the dossiers on the draft standards, the Pre-Acceptance Test Councils of all levels shall decide on the specific necessary amendments and supplements on the principle of consensus. The form of draft standard evaluation and the form of minutes of meetings of the evaluation councils are specified in Appendixes 9 and 10.
2. For the technical requirements which have not been approved according to the principle of consensus by the Pre-acceptance Test Councils of all levels, the management bodies at all levels shall organize the search for solutions and decide on necessary amendments and supplements.
Article 19.-Apart from the contents prescribed in Article 17, the draft standard dossiers to be submitted to the competent management bodies must also additionally include the written explanation of the acceptance of comments as well as amendments and supplements already made to the draft standards according to the conclusions of the Pre-Acceptance Test Councils and competent management bodies.
Article 20.-The dossiers of approval of the promulgation of the Draft Standards must include:
- The brief report of the Department for Science, Technology and International Cooperation on the process of elaborating the standards, the results of evaluation by the Pre-Acceptance Test Council of the branch level, the proposal of the Department for Science, Technology and International Cooperation on promulgation;
- The record on acceptance of the Draft Standards made by the branch-level Pre-Acceptance Test Council;
- The draft Branch Standards.
Chapter VI
ACCEPTANCE OF APPLICATION OF INTERNATIONAL STANDARDS
Article 21.-The General Department of Post and Telecommunications encourages the elaboration of Branch Standards by method of accepting the application of international standards.
Article 22.-The international standards selected for use as basis for the elaboration of the Branch Standards must satisfy the following criteria:
- Not being contrary to the currently effective regulations of the General Department of Post and Telecommunications;
- Being compatible to the management objectives set by the General Department of Post and Telecommunications.
Article 23.-The General Department of Post and Telecommunications encourages the selection of international standards accepted by many nations with compulsory application effect and the international standards for global (regional) telecommunications networks which Vietnam has joined.
Article 24.-When the Branch Standards are elaborated on the basis of accepting the application of equivalent international standards, the contents of the international standards shall be converted into the contents of the Branch Standards according to one of the following five forms:
- The form of translation;
- The form of inclusion or reference;
- The form of redrafting;
- The form of complete reprint;
- The form of cover-sheet.
The above-mentioned forms of accepting the application of international standards are specified in Articles 25, 26, 27, 28 and 29 below.
Article 25.-
1. The form of translation is the form of accepting the application, in which the international standards are fully translated into Vietnamese, enclosed with permitted changes in forms and contents, if necessary. These changes must be added immediately to the end of changed articles.
2. The fully translated standards shall be promulgated with the cover-sheet of the General Department of Post and Telecommunications, the Preface of the General Department of Post and Telecommunications, and enclosed with the promulgation decision of the General Director of Post and Telecommunications.
3. In case of bilingual (English and Vietnamese) promulgation, there must be the announcement on the legal value of the original or the translation if there arise doubts or disputes due to the way of translation; where there is no such announcement, the two versions shall have equal legal value.
4. The mono-lingual copy must indicate the language of the original.
5. The mono-lingual and the bi-lingual copies must contain notes clearly stating the changes in edition or techniques. These changes must be added immediately to the end of relevant articles and must be clearly indicated with marks "*" by the margins of such articles or be pointed out in the preface.
6. The extent of equivalence of standards depends on the nature and contents of supplemented notes and must be clearly inscribed in the preface.
Article 26.-
1. The form of inclusion or reference is the form of accepting the application, in which the Branch Standards are fully copied or referred from the international standards with the same field of application. In the form of inclusion or reference, the international standards shall be promulgated in form of a section of the Branch Standards.
2. If the Branch Standards are fully copied or referred from the international standards with the same field of application but dwell on other objects not yet included in the international standards, such international standards are considered the acceptance for full application.
3. If the Branch Standards are fully copied or referred from the international standards with the same field of application but add some other requirements of the same standardized objects, such international standards are considered the acceptance for full application.
4. If a branch standard is referred to international standard with the wider scope of application, such international standard must not be considered the acceptance for full application.
Article 27.-
1. The form of redrafting is the form of acceptance for application, but with redrafting, in which the amended articles shall be clearly inscribed.
2. The redrafted international standards shall be presented according to the regulations of the General Department of Post and Telecommunications.
Article 28.-
1. The form of complete reprint is the form of acceptance for application, in which the principal contents of the international standards are completely reprinted (whether or not enclosed with the translation).
2. When the international standards are completely reprinted into the Branch Standards, such standards shall be promulgated with the cover-sheet and preface of the General Department of Post and Telecommunications and enclosed with the promulgation decision of the General Director of Post and Telecommunications.
3. The notes and guiding information for each specific article, if any, must be included right in the relevant articles.
Article 29.-
1. The form of cover-sheet is the form of acceptance for application, in which the international standards are fully attached to the cover-sheet of the General Department of Post and Telecommunications and the promulgation decision of the General Director of Post and Telecommunications.
2. The decisions on the acceptance of the application of international standards, the notes, and the guiding information, if any, must be included right in the cover sheet.
Chapter V
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 30.-The Department for Science, Technology and International Cooperation of the General Department of Post and Telecommunications shall have to guide, organize and supervise the activities of elaborating, promulgating and announcing the standards in the postal services according to this Regulation.
Article 31.-All units under the General Department of Post and Telecommunications shall have to participate in activities of elaborating the Branch Standards within the scope of their functions and assigned tasks.
Article 32.-The Branch Standards drafting section shall have the responsibility to:
- Study the elaboration of the draft standards;
- Organize the gathering of comments on the draft standards;
- Prepare dossiers to be sent together with the draft for comments;
- Organize meetings in order to reach consensus on the draft, if necessary;
- Prepare dossiers on the draft standards for submission to the Pre-Acceptance Test Councils of all levels;
- Prepare dossiers on the elaboration of standards for submission to the competent management body.
Article 33.-In cases of necessity, the General Department of Post and Telecommunications may request the postal service - telecommunications enterprises to make the draft of standards and it them to the General Department of Post and Telecommunications for consideration and promulgation.
Chapter VI
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 34.-This Regulation takes effect 15 days after its signing. All previous regulations contrary to this document are now annulled.
Article 35.-Any problems arise in the course of implementation shall be reported to the General Department of Post and Telecommunications for timely consideration, amendments or supplements.
APPENDIX 1
SPECIFIC REQUIREMENTS ON BRANCH STANDARDS FOR THE SUBSCRIBED TERMINAL EQUIPMENT AND WIRELESS EQUIPMENT
1. Scope of technical requirements and State management objectives regarding the subscribed terminal equipment and wireless equipment
1.1. Technical requirements to ensure safety and health for users and operators personnel
The Branch Standards for equipment must satisfy (directly or in reference to appropriate Branch Standards) the electric safety requirements and other safety requirements such as acoustic shock safety, mechanical safety (durability in usage, without sharp edges), human protection against electromagnetic radiation (through heat and non-heat effect of radiation without ionization effect) and safety against laser radiation in order to ensure safety and health for users and operators personnel.
1.2. Technical requirements to ensure electromagnetic compatibility
The Branch Standards for equipment must satisfy (directly or in reference to appropriate Branch Standards) the electromagnetic compatibility requirements in order to ensure that the equipment has proper capability to combat interference and that the radiation shall not cause interference to (not affect) the public telecommunications networks and other electronic equipment.
1.3. Technical requirements to protect networks against harmful effects
The Branch Standards for equipment must satisfy (directly or in reference to appropriate Branch Standards) requirements aiming to ensure that the equipment shall not cause harm to the operation of networks and that the network resources must not be used wrongly to the extent of causing unacceptable quality deterioration.
1.4. Technical requirements to ensure efficient use of radio frequency spectra
The Branch Standards for equipment must satisfy (directly or in reference to appropriate Branch Standards) the requirements in order to ensure that radio equipment efficiently use the radio frequency spectra allocated to earth/satellite communications as well as the orbital resources to avoid harmful interference among the communications systems based in space or on earth as well as other technical systems.
1.5. Technical requirements to ensure simultaneous operation with networks
The Branch Standards for equipment must satisfy (directly or in reference to appropriate Branch Standards) the requirements in order to ensure that the equipment can perform the basic function of call control (establishing, changing, charging, maintaining and canceling virtual or real connections) when making hook-ups to networks for the performance of information transmission services between two network terminals where users can access to.
1.6. Technical requirements to ensure the use compatibility in cases of the general services (fixed, mobile GSM phones).
The Branch Standards for equipment must satisfy (directly or in reference to appropriate Branch Standards) the requirements in order to ensure the compatibility in using end terminals between identical systems providing fixed phone and GMS mobile phone services.
1.7. Technical requirements to ensure a number of special management objectives
In a number of special cases, the Branch Standards for equipment must satisfy a number of particular requirements in order to:
- Protect personal data and privacy of users;
- Ensure the capacity to provide some properties aiming to prevent frauds;
- Ensure the capacity to provide some properties with a view to ensuring the access to urgent services;
- Ensure the capacity to provide some properties with a view to supporting disabled users.
2. Technical requirements related to measurement and inspection
2.1. Measurement and inspection methods
The measurement and inspection methods must be clearly defined and compatible to the purpose of equipment compatibility certification. The measurement and inspection methods must be objective, which yield accurate and repeated results in order to ensure that the measuring methods under the determined conditions are comparable.
2.2. Measurement and inspection process
The Branch Standards must define the measurement and inspection process if such process can affect the measurement and inspection results. The measurement and inspection process can refer to international measurement and inspection standards.
2.3. Taking samples for measurement and inspection
Where it is necessary to take a number of samples in order to determine the compatibility with specific technical requirements, the Branch Standards must stipulate the required number of samples.
APPENDIX 2
SPECIFIC REQUIREMENTS ON BRANCH STANDARDS FOR THE QUALITY OF PUBLIC TELECOMMUNICATIONS NETWORKS
1. Concept
The Branch Standards on telecommunications network quality are legal documents technically prescribing a number of the requirements on the networks capacity to carry information from subscribers to subscribers in a prompt, truthful and complete manner to the requested addresses.
2. General quality parameters
The networks capacity is evaluated on the basis of three basic functions, namely the access establishment, information transmission and access release according to three quality criteria being speed, accuracy and reliability, which shall be construed as follows:
- Speed: Speed is the quality criterion reflecting the use duration for performing a function or the speed to perform a function.
- Accuracy: Accuracy is the quality criterion reflecting the exactness of a performed function.
- Reliability: Reliability is the quality criterion reflecting the sureness of performing a function within a prescribed period of time without taking into account the speed and the accuracy.
Nine corresponding quality parameters are:
- The access establishment speed, the information transmission speed, the access release speed.
- The access establishment accuracy, the information transmission accuracy, the access release accuracy.
- The access establishment reliability, the information transmission reliability, the access release reliability.
3. Scope of technical requirements
3.1. The General Department of Post and Telecommunications shall manage the network quality on the basis of nine general quality parameters. The General Department of Post and Telecommunications shall concretize the assorted general quality parameters into technical requirements on the particular quality for each type of network.
3.2. Each type of quality parameter must be concretized into at least one technical requirement on network quality.
3.3. The frame regulations on technical requirements on channel switch network quality and package switch network quality in accordance with Recommendation I.350 of the International Telecommunications Union- ITU-T.
3.4. Principle on selecting a concrete quality requirement
A concrete quality requirement in the Branch Standards must satisfy some following requirements:
- It relates to events or states observable at the interface of connection elements;
- It can be measured and inspected at the interface of connection elements. The determination thereof shall not depend on the inherent characteristics of network (part of network) and not depend on the assumptions of causes of damage or quality deterioration unbservable at interfaces.
3.5. Principle for determining the extent of requirements
The network quality requirements must harmoniously combine the economic interests of postal service and telecommunications enterprises with the societys satisfaction with the quality of the telecommunication services provided on such networks.
APPENDIX 3
SPECIFIC REQUIREMENTS ON THE BRANCH STANDARDS FOR NETWORK CONNECTION
1. The principle on elaboration of standards for network connection and technical requirement selection
The elaboration of standards for network hook-up and technical requirement selection must ensure the following management objectives:
1.1. Ensuring the equal right to connection (without discrimination).
1.2. Having details to ensure that inter-connected telecommunications networks can provide basic services.
1.3. Being technically and economically feasible.
1.4. Being open to allow and boost the development of provision of new services on inter-connected telecommunications networks.
2. Connection points
A connection point is a physic point where two telecommunications networks are inter-connected so that calls may be switched from one network to another.
3. Connection lines
A connection line is a line that establishes one or many transmission routes through connection points and connect two telecommunications networks together.
4. Network terminal connection points
Network terminal connection points are physical connection points with necessary technical characteristics, through which access to networks can be made and communications can be carried out efficiently through networks. When a telecommunications network is connected to another telecommunications network, the two-network-connecting points, where calls are transferred from one telecommunications network to another, are considered network terminal connection points.
5. Network connection interface
A network connection interface is a collection of technical and procedural parameters, which, at the network terminal connection points, are used to hook up telecommunications networks with one another, and necessary for joint-operation and joint-provision of services to customers of networks.
6. Technical standards for telecommunications network connection
Technical standards for telecommunications network connection are technical documents which set forth technical requirements on network connection interface, network synchronism quality requirements and connection line quality requirements.
7. Network connection interface standards
The network connection interface standards are technical documents which set forth technical requirements on network connection interfaces with a view to ensuring the capability to jointly operate and to jointly provide services to customers of the connected networks.
8. Network connection interfaces
The General Department of Post and Telecommunications shall manage the following connection interfaces classified according to the nature of interface technical parameters:
- Physio-electric interface;
- Transmission interface;
- Signaling interface.
9. Scope of physio-electric interface standards
The physio-electric interface standards include essential electric and physic requirements on number-distributing interfaces used for network connection. Priority shall be given to accepting appropriate technical requirements in Recommendations G.703 and G.958 of the International Telecommunications Union.
10. Scope of transmission interface standards
The transmission interface standards include essential requirements on copper frame structure, requirements on procedures for frame synchronism and procedures for checking the round surplus. Priority shall be given to accepting appropriate technical requirements in such Recommendations as G.704 and G.706 of the International Telecommunications Union.
11. Scope of signaling interface standards
The signaling interface standards include essential signaling procedures to establish calls.
12. Scope of network synchronism quality standards
The network synchronism quality standards include appropriate requirements on synchronous signals in various synchronous regimes and modes aiming to minimize the cascading timing. Priority shall be given to accepting appropriate technical requirements in such Recommendations as G.811. G.812 and G.822 of the International Telecommunications Union.
13. Scope of connection line quality standards
The connection line quality standards include number transmission quality requirements. Priority shall be given to accepting appropriate technical requirements in such Motions as G.821, G.823 and G.826 of the International Telecommunications Union.
APPENDIX 4
SPECIFIC REQUIREMENTS ON BRANCH STANDARDS FOR TELECOMMUNICATIONS SERVICE QUALITY
1. Concept of Branch Standards on telecommunications service quality
The Branch Standards on telecommunications service quality are legal documents technically prescribing a number of requirements on the postal service - telecommunications enterprises capabilities to provide and support the use of services as well as a number of requirements on the capability of the services themselves to provide prompt, truthful and complete communications at users requests.
The services capability means the capability that services are provided to users within the prescribed limits and pre-set conditions throughout the time of request by users.
2. The capability to provide and support the use of services
Providing and supporting the use of services cover activities of selling goods, providing, changing, ceasing and restoring services, charging and making invoices, managing networks and services performed by customers.
The capability to provide and support services is construed as follows:
- The goods selling capability means the capability to carry out all appropriate activities from the time the contact is established between the postal service - telecommunications enterprises and customers to the time the service provision contracts are signed;
- The service-providing capability means the capability to carry out activities closely linked to the service provision from the time the service provision contracts take effect to the time the customers can use the services;
- The capability to change services at customers request means the capability to carry out activities closely linked to the change of services from the time the customers request the service change to the time the changes satisfy the customers requests;
- The capability to support services means the capability to carry out activities closely linked to service support in order to enable customers to use the services;
- The repair capability means the capability to carry out activities closely linked to the restoration of services for customers after the break-down appears, which leads to the partial or complete loss of services;
- The capability to cease services means the capability to carry out activities closely linked to the cessation of services from the time the customers so request till the time such cessation satisfies the customers requests;
- The capability to calculate charges and make invoices means the capability to carry out activities closely linked to the calculation of charges and the making of invoices for services provided to customers;
- Exercising the management of networks and services by customers means the capability to carry out activities closely linked to pre-determined changes in services or network structures at customers requests.
The capability to provide and support services is evaluated according to three quality criteria: the speed, accuracy and reliability, which are understood as follows:
- Speed: The speed means a quality criterion reflecting the use duration for performing an activity of providing support for services or the speed of performing an activity of providing support for service;
- Accuracy: The accuracy means a quality criterion reflecting the exactness with which an activity of providing support for service is performed;
- Reliability: The reliability means the quality criterion reflecting the sureness of the performance of an activity of providing support for services within a prescribed period of time without taking into account the speed and the accuracy.
3. Types of parameters for the quality of provided services
The capability of services or the technical quality of services is evaluated through types of quality parameters prescribed in Section 2, Appendix 2.
4. Scope of technical requirements
4.1. The General Department of Post and Telecommunications shall manage the service quality on the basis of the requirements on the capability to provide service support and nine types of quality parameters.
4.2. The requirements on the capability to provide and support services shall include at least but not within the following requirements:
- Requirement on average time for service provision;
- Requirement on time for service restoration;
- Requirement on time for service cessation;
- Requirement on wrong-invoicing probability;
- Requirement on probability for wrong calculation of charges.
4.3. Each type of service quality parameter must be concretized into a service quality requirement.
4.4. The allround frame for service quality standards (including all requirements on capability to provide service support) is prescribed in Table 3 (not printed).
4.5. The requirements on service capability is prescribed in Table 4 (not printed).
4.6. The application of Table 3 and Table 4 depends on each specific type of service, the customers sensibility to each requirement in case of a specific service.
4.7. For the quality requirements listed in Table 3 and Table 4, which have not yet been specified in the Branch Standards, they must be included right in the list of service quality requirements which the postal service - telecommunications enterprises themselves shall have to monitor and report to the General Department of Post and Telecommunications when requested.
5. The principle on selection of service quality requirements
Each specific service quality requirement in the Branch Standards must satisfy some following requirements:
- It relates to the effect felt by the customers, not depending on the assumptions on the causes of damage or quality deterioration, which cannot be observed at the service access points;
- It does not depend on the structure and internal organization of the network when determining the quantitative values;
- It can be evaluated objectively at service access points;
6. The principle on determination of requirement extent
The service quality must be at levels acceptable to the society under certain socio-economic conditions, which is demonstrated through the extent of customers satisfaction.
APPENDIX 5
CONCRETE REQUIREMENTS ON THE BRANCH STANDARDS FOR POSTAL
SERVICE QUALITY
1. The concept of Branch Standards for postal service quality
The Branch Standards for postal service quality are legal documents technically prescribing a number of requirements on the postal service - telecommunications enterprises capability to provide and support the use of services as well as on the capability of the services themselves, enabling the customers to send and receive commodity objects and information in a prompt, truthful and complete manner between two locations at the customers requests.
The services capability means the capability with which the services are provided for customers within prescribed time limits and under the pre-set conditions, when so requested by users.
2. Requirements on capability to provide and support the use of services
The Branch Standards on postal service quality must satisfy the requirements on the capability to provide and support services, including:
- Requirement on capability to access and use services;
- Requirement on extent of customers satisfaction;
- Requirement on legal liability and settlement of compensation, complaints.
3. Requirements on capability of provided services
The Branch Standards on postal service quality must satisfy the requirements on the quality of provided services, including:
- Speed: The speed means a quality criterion reflecting the time span used for performing the service provision;
- Reliability: The reliability means the quality criterion reflecting the sureness of the performance of a function within a prescribed duration without taking into account the speed and safety;
- Safety degree: The safety degree means the quality criterion reflecting the degree of wholeness of commodity objects and information at places of reception.
4. The principle for selection of service quality requirements
A service quality requirement specified in the Branch Standards must satisfy some following requirements:
- It relates to the effects felt by customers;
- It does not depend on the structure and internal organization of the networks when determining the quantitative values.
5. The principle for determining the requirement extent
The service quality must be at levels acceptable to the society under certain socio-economic conditions, which is demonstrated through the extent of customers satisfaction.
APPENDIX 7
REQUIREMENTS ON THE WRITTEN EXPLANATION OF THE DRAFT STANDARDS
1. Concept: The explanation of the draft standards is the explaining document which aims to create conditions for subjects involved in the process of evaluating the draft standards to make accurate remarks on the standard contents, the purpose, practical significance, feasibility of standards, on which the management bodies shall make correct decisions on the promulgation and application of the standards.
2. The written explanation contains the following principal contents:
2.1. Standard appellation
2.2. Introduction: Summarizing the characteristics, situation of standardized objects inside and outside the country, the reasons for and purposes of elaborating the standards.
2.3. Grounds for elaboration of technical requirements: Synthesizing, analyzing technical documents, research results, which serve as bases for compiling each technical requirement.
2.4. Explanation of standard contents: Summarizing principal contents of the standards, highlighting the cohesion of specific technical requirements to the management objectives of the General Department of Post and Telecommunications as put forth in this Regulation; clearly presenting the amendments and supplements against the corresponding international (regional) technical requirements and the grounds therefor.
2.5. The interrelationship to the Branch Standards System: Clearly pointing to the inter-relationship of the draft standards to the current Branch Standards, relevant current legal documents.-
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây