Quyết định 2149/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050

thuộc tính Quyết định 2149/QĐ-TTg

Quyết định 2149/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:2149/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành:17/12/2009
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đến 2050, các loại chất thải rắn đều được tái sử dụng - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2050 tất cả các loại chất thải rắn phát sinh đều được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường và phù hợp với thực tế của từng địa phương, hạn chế khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp đến mức thấp nhất. Mục tiêu cụ thể là đến năm 2015, 85% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 60% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ. Một trong những giải pháp thực hiện Chiến lược này là ban hành các quy định và chính sách khuyến khích việc giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải, đặc biệt là giảm thiểu việc sử dụng túi ni lông và tái chế chất thải hữu cơ; phát triển thị trường, xây dựng nền kinh tế chất thải; khuyến khích mua sắm các sản phẩm tái chế; xây dựng và áp dụng các chính sách ưu đãi cho các hoạt động tái chế và dự án đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý chất thải rắn; thúc đẩy xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn. Cũng theo Quyết định này, Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng, ban hành các chính sách, cơ chế, công cụ về phòng ngừa, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải, phân loại chất thải rắn tại nguồn; xây dựng cơ sở dữ liệu về chất thải rắn trên toàn quốc; xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn môi trường về chất thải rắn; thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực về quản lý tổng hợp chất thải rắn... Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Xem chi tiết Quyết định2149/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

Số: 2149/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2009

 

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP CHẤT THẢI RẮN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

--------

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chính sau đây:

1. Quan điểm

- Quản lý tổng hợp chất thải rắn là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó Nhà nước có vai trò chủ đạo, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực, tăng cường đầu tư cho công tác quản lý tổng hợp chất thải rắn.

- Quản lý tổng hợp chất thải rắn được thực hiện liên vùng, liên ngành, đảm bảo sự tối ưu về kinh tế, kỹ thuật, an toàn về xã hội và môi trường, gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch phát triển khác.

- Quản lý tổng hợp chất thải rắn là một trong những ưu tiên của công tác bảo vệ môi trường, góp phần kiểm soát ô nhiễm, hướng tới phát triển bền vững đất nước.

- Quản lý tổng hợp chất thải rắn phải đáp ứng theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, theo đó các tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm đóng góp kinh phí, khắc phục, bồi dưỡng thiệt hại theo quy định của pháp luật.

- Quản lý chất thải rắn phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp, nhằm phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng chất thải phải chôn lấp.

2. Tầm nhìn tới năm 2050

Phấn đấu tới năm 2050, tất cả các loại chất thải rắn phát sinh đều được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, hạn chế khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp đến mức thấp nhất.

3. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát đến 2025

- Nâng cao hiệu quả quản lý tổng hợp chất thải rắn nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững đất nước.

- Hệ thống quản lý tổng hợp chất thải rắn được xây dựng, theo đó chất thải rắn được phân loại tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến và phù hợp, hạn chế tối đa lượng chất thải phải chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Chất thải rắn nguy hại được quản lý và xử lý theo các phương thức phù hợp.

- Nhận thức của cộng đồng về quản lý tổng hợp chất thải rắn được nâng cao, hình thành lối sống thân thiện với môi trường. Các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, tài chính và nguồn nhân lực cho quản lý tổng hợp chất thải rắn được thiết lập.

b) Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2015:

+ 85% tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 60% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ.

+ 50% tổng lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh tại các đô thị được thu gom xử lý, trong đó 30% được thu hồi để tái sử dụng hoặc tái chế.

+ 30% bùn bể phốt của các đô thị từ loại II trở lên và 10% của các đô thị còn lại được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

+ Giảm 40% khối lượng túi nilon sử dụng tại các siêu thị và trung tâm thương mại so với năm 2010.

+ 50% các đô thị có công trình tái chế chất thải rắn thực hiện phân loại tại hộ gia đình.

+ 80% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 70% được thu hồi để tái sử dụng và tái chế.

+ 60% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh tại các khu công nghiệp được xử lý đảm bảo môi trường.

+ 85% lượng chất thải rắn y tế không nguy hại và 70% lượng chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

+ 40% lượng chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn và 50% tại các làng nghề được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

+ 100% các bãi rác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ được xử lý.

- Đến năm 2020:

+ 90% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 85% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ.

+ 80% tổng lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh tại các đô thị được thu gom xử lý, trong đó 50% được thu hồi tái sử dụng hoặc tái chế.

+ 50% bùn bể phốt của các đô thị từ loại II trở lên và 30% của các đô thị còn lại được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

+ Giảm 65% khối lượng túi nilon sử dụng tại các siêu thị và trung tâm thương mại so với năm 2010.

+ 80% các đô thị có công trình tái chế chất thải rắn thực hiện phân loại tại hộ gia đình.

+ 90% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 75% được thu hồi để tái sử dụng và tái chế.

+ 70% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh tại các khu công nghiệp được xử lý đảm bảo môi trường.

+ 100% lượng chất thải rắn y tế không nguy hại và nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

+ 70% lượng chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn và 80% tại các làng nghề được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

- Đến năm 2025:

+ 100% các đô thị có công trình tái chế chất thải rắn thực hiện phân loại tại hộ gia đình.

+ 100% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 90% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ.

+ 90% tổng lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh tại các đô thị được thu gom xử lý, trong đó 60% được thu hồi để tái sử dụng hoặc tái chế.

+ 100% bùn bể phốt của các đô thị từ loại II trở lên và 50% của các đô thị còn lại được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

+ Giảm 85% khối lượng túi nilon tại các siêu thị và các trung tâm thương mại so với năm 2010.

+ 100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

+ 90% lượng chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn và 100% tại các làng nghề được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

4. Các nhiệm vụ và giải pháp cơ bản

a) Các nhiệm vụ cơ bản

- Phòng ngừa và giảm thiểu phát sinh chất thải rắn:

+ Thực hiện quản lý tổng hợp chất thải rắn theo cơ chế thị trường, thu phí theo khối lượng chất thải rắn phát sinh.

+ Tăng cường giảm thiểu chất thải rắn trong sinh hoạt, sản xuất và dịch vụ.

+ Kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu phế liệu.

- Thúc đẩy phân loại chất thải rắn tại nguồn:

+ Vận động sự tham gia của cộng đồng trong việc phân loại chất thải rắn tại nguồn.

+ Phát triển cơ sở hạ tầng, thu gom và xử lý riêng đối với từng loại chất thải rắn sau khi đã phân loại.

- Đẩy mạnh thu gom và vận chuyển chất thải rắn:

+ Tăng cường năng lực thu gom, vận chuyển chất thải rắn.

+ Mở rộng mạng lưới thu gom chất thải rắn.

+ Thúc đẩy xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn.

- Tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải rắn:

+ Tăng cường tái sử dụng chất thải rắn.

+ Phát triển thị trường, xây dựng nền kinh tế chất thải.

+ Phát triển ngành công nghiệp tái chế.

+ Khuyến khích mua sắm các sản phẩm tái chế.

+ Xây dựng và áp dụng các chính sách ưu đãi cho các hoạt động tái chế.

+ Thiết lập các quỹ tái chế.

- Xử lý chất thải rắn:

+ Hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến xử lý chất thải rắn.

+ Ứng dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn tiên tiến, hạn chế chôn lấp, an toàn và phù hợp với điều kiện từng địa phương.

- Phục hồi môi trường các cơ sở xử lý chất thải rắn:

+ Hướng dẫn thủ tục, kế hoạch phục hồi môi trường.

+ Huy động nguồn tài chính cho phục hồi môi trường.

b) Các giải pháp thực hiện Chiến lược

- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và cơ chế chính sách về quản lý chất thải rắn

+ Ban hành các quy định và chính sách khuyến khích việc giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải, đặc biệt là giảm thiểu việc sử dụng túi ni lông và tái chế chất thải hữu cơ.

+ Hoàn thiện các quy định, cơ chế về phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn hướng tới năm 2020 đảm bảo thu hồi chi phí thu gom, vận chuyển và năm 2025 có bù đắp một phần cho chi phí xử lý chất thải rắn.

+ Hướng dẫn thực hiện các chính sách ưu đãi của nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý chất thải rắn.

+ Ban hành quy chế, cơ chế và các hướng dẫn thực hiện thu hồi lại một số loại chất thải và sản phẩm đã hết hạn sử dụng theo quy định của Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường.

+ Ban hành quy định, cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các hoạt động tái chế và các hướng dẫn thực hiện.

+ Ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn về phương tiện lưu chứa, thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường và nguy hại.

+ Hoàn thiện quy định, hướng dẫn, kiểm soát việc thực hiện các hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thông thường và nguy hại.

+ Xây dựng tiêu chuẩn thiết bị xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chí môi trường và tuổi thọ thiết bị.

+ Xây dựng các quy định về quản lý đối với từng loại hình sản xuất tái chế từ công đoạn thu gom, lưu chứa đến vận chuyển và tái chế.

+ Ban hành quy chế quản lý chất thải xây dựng.

+ Xây dựng quy định quản lý bùn bể phốt.

+ Ban hành tài liệu hướng dẫn thực hiện các dự án chất thải rắn theo cơ chế phát triển sạch (CDM).

+ Ban hành các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật tái chế chất thải xây dựng, thu gom và xử lý bùn bể phốt, chất thải nguy hại.

+ Bổ sung, xây dựng mới các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp và các công trình xử lý chất thải rắn thông thường và nguy hại.

+ Ban hành hướng dẫn kỹ thuật lập quy hoạch quản lý chất thải rắn.

+ Xây dựng quy định chế độ báo cáo định kỳ về quản lý chất thải rắn và các chỉ tiêu báo cáo.

+ Xây dựng quy định về quan trắc dữ liệu chất thải rắn.

+ Ban hành các quy định về khen thưởng và xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn.

+ Ban hành quy chế và các văn bản hướng dẫn thực hiện bảo vệ môi trường và quản lý chất thải rắn cho từng loại hình làng nghề điển hình.

+ Quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước và cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan, giữa cấp trung ương và cấp địa phương về quản lý chất thải rắn.

+ Xây dựng cơ chế quản lý chất thải rắn giữa cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.

+ Xây dựng quy định về tổ chức quản lý các khu xử lý chất thải rắn liên tỉnh và cơ chế phối hợp giữa các địa phương liên quan.

- Quy hoạch quản lý chất thải rắn

+ Lập và thực hiện quy hoạch xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn cho các vùng kinh tế của cả nước.

+ Lập và thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn của tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước.

+ Rà soát việc thực hiện nội dung quy hoạch quản lý chất thải rắn trong quy hoạch đô thị và các điểm dân cư nông thôn.

+ Xây dựng và thực hiện quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn tới tận phường, xã và có biện pháp huy động vốn giải quyết vấn đề này.

- Thiết lập cơ sở dữ liệu và hệ thống quan trắc dữ liệu về chất thải rắn toàn quốc.

+ Điều tra, khảo sát, thu thập và phân tích, đánh giá các số liệu về chất thải rắn trong toàn quốc.

+ Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu cấp trung ương và địa phương (xây dựng phần mềm và đào tạo).

+ Lập và thực hiện kế hoạch xây dựng hệ thống các trạm quan trắc dữ liệu về chất thải rắn trên toàn quốc.

- Xây dựng nguồn lực thực hiện Chiến lược

+ Huy động mọi nguồn vốn đầu tư cho công tác quản lý chất thải rắn: ngân sách nhà nước, quỹ bảo vệ môi trường, các tổ chức và doanh nghiệp trong nước, nước ngoài …

+ Thành lập quỹ tái chế chất thải rắn nhằm hỗ trợ cho các hoạt động giảm thiểu và tái chế chất thải rắn.

+ Tìm kiếm hỗ trợ từ các nguồn vốn ODA, hay từ việc bán khí thải khi áp dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn theo cơ chế sạch hơn (Nghị định thư Kyoto)…

+ Đào tạo nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn cho cán bộ các cấp, từ trung ương đến cấp địa phương.

- Thúc đẩy nghiên cứu khoa học để phục vụ hiệu quả quản lý tổng hợp chất thải rắn.

+ Tiếp tục phát triển hệ thống các cơ quan nghiên cứu về môi trường, thúc đẩy nghiên cứu khoa học về các giải pháp áp dụng quản lý tổng hợp chất thải rắn. Khuyến khích thành lập các bộ phận nghiên cứu và phát triển trong các doanh nghiệp nhằm cải tiến, thiết kế sản phẩm mới thân thiện với môi trường, tiết kiệm nguyên vật liệu và năng lượng. Thúc đẩy sự hợp tác gắn kết, chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan nghiên cứu và các doanh nghiệp.

+ Tăng cường nghiên cứu các công nghệ xử lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện Việt Nam hướng đến tái sử dụng, tái chế, hạn chế tối đa lượng chất thải rắn phải chôn lấp. Tăng cường nghiên cứu cải tiến các công nghệ tái chế chất thải rắn tại các làng nghề hỗ trợ việc phổ biến, áp dụng để cải thiện chất lượng môi trường, giảm thiểu tác động xấu đến sức khỏe của nhân dân.

+ Thực hiện các chương trình, dự án nghiên cứu chính sách cũng như kỹ thuật và công nghệ cấp nhà nước, cấp bộ về quản lý tổng hợp chất thải rắn và đặc biệt chú trọng tăng cường tính ứng dụng của các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tế sản xuất và đời sống.

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức

+ Xây dựng và thực hiện các chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng ở các trường học, cộng đồng dân cư và các cơ sở kinh doanh, khuyến khích tham gia vào các hoạt động phân loại tại nguồn, giảm thiểu, tái chế tái sử dụng chất thải rắn, hạn chế sử dụng túi ni lông, không đổ rác bừa bãi …

+ Đưa giáo dục môi trường vào các cấp học với nội dung và thời lượng phù hợp với nhận thức của từng lứa tuổi.

+ Tư vấn và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý chất thải rắn.

+ Đưa nội dung quản lý chất thải rắn vào nội dung đào tạo, tập huấn quản lý doanh nghiệp (ngăn ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải rắn, sử dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường, thu gom, vận chuyển chất thải rắn theo đúng các quy định …).

+ Thực hiện các hoạt động thí điểm, các sáng kiến giúp quản lý chất thải rắn tốt hơn.

- Hợp tác quốc tế

Tăng cường trao đổi và hợp tác kỹ thuật với các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nhằm:

+ Trao đổi và học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn.

+ Đầu tư xây dựng hạ tầng chất thải rắn.

+ Tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và đào tạo quản lý chất thải rắn.

+ Nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn.

5. Chương trình thực hiện Chiến lược

Phê duyệt về nguyên tắc các chương trình thực hiện Chiến lược ở Phụ lục kèm theo.

Điều 2. Tổ chức thực hiện Chiến lược

1. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nhiệm vụ: Điều phối việc triển khai thực hiện các nội dung Chiến lược; hướng dẫn, chỉ đạo và tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; rà soát, ban hành đồng bộ hệ thống quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật về quản lý chất thải rắn; tổ chức nghiên cứu lập quy hoạch quản lý chất thải rắn cho các vùng, liên tỉnh, liên đô thị và vùng đặc thù. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược trình duyệt theo quy định.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các bên liên quan thực hiện các nhiệm vụ: Xây dựng, ban hành các chính sách, cơ chế, công cụ về phòng ngừa, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải, phân loại chất thải rắn tại nguồn; xây dựng cơ sở dữ liệu về chất thải rắn trên toàn quốc; xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn môi trường về chất thải rắn, các hướng dẫn kỹ thuật về giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải; thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực về quản lý tổng hợp chất thải rắn; theo dõi, giám sát tình hình ô nhiễm môi trường do chất thải rắn trên toàn quốc; phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng trong việc điều phối, thực hiện các nội dung của Chiến lược và tổ chức lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm huy động, tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; phân bổ vốn ngân sách hàng năm để thực hiện các chương trình, dự án về quản lý tổng hợp chất thải rắn của Chiến lược.

4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện cơ chế, chính sách về tài chính, phí trong lĩnh vực quản lý tổng hợp chất thải rắn; bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước hàng năm cho hoạt động quản lý tổng hợp chất thải rắn.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức nghiên cứu, chuyển giao các công nghệ xử lý, công nghệ chế tạo, sản xuất các thiết bị và vật liệu mới phục vụ cho lĩnh vực quản lý tổng hợp chất thải rắn.

6. Bộ Công Thương có trách nhiệm: Hỗ trợ các doanh nghiệp, các chủ nguồn thải thực hiện các kế hoạch ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải, thúc đẩy áp dụng sản xuất sạch hơn, hệ thống quản lý môi trường ISO14000; xây dựng và triển khai quy hoạch phát triển ngành công nghiệp môi trường trong đó có công nghiệp tái chế chất thải.

7. Bộ Y tế chịu trách nhiệm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế, thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý chất thải y tế trên toàn quốc.

8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn cho các điểm dân cư nông thôn và làng nghề.

9. Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và thực hiện các kế hoạch truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường nói chung, quản lý tổng hợp chất thải rắn nói riêng.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm rà soát, đánh giá, biên soạn và đưa các nội dung giáo dục về môi trường và quản lý tổng hợp chất thải rắn vào chương trình của các cấp học.

11. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: Tổ chức thực hiện Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; ban hành các chính sách ưu đãi cụ thể trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn tại địa phương; xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế đấu thầu hoặc đặt hàng đối với việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn; chỉ đạo thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn; kiện toàn tổ chức và sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp nhà nước hoạt động dịch vụ công ích trên địa bàn; tổ chức kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm minh các vi phạm trong quản lý chất thải rắn; tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân về quản lý tổng hợp chất thải rắn và bảo vệ môi trường trên địa bàn.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP CHẤT THẢI RẮN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên chương trình

Mục tiêu

Thời gian hoàn thành

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp chính

1

Chương trình thúc đẩy phòng ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn

- Xây dựng và triển khai thực hiện các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải rắn

- Phát triển ngành công nghiệp tái chế

2020

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các Bộ: Xây dựng, Công Thương, Y tế, các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, TP 

2

Chương trình thúc đẩy phân loại chất thải rắn tại nguồn

- Xây dựng các quy định, hướng dẫn về phân loại chất thải rắn tại nguồn

- Nhân rộng mô hình phân loại chất thải rắn tại nguồn

2015

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các Bộ: Xây dựng, Công thương, Y tế, Tài chính, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố

3

Chương trình đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải rắn cấp vùng

Xây dựng các khu xử lý CTR cấp vùng cho các vùng kinh tế trong cả nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

2020

Bộ Xây dựng

Các Bộ: Công thương, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố

4

Chương trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị giai đoạn 2009 – 2020

Xây dựng các nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị cho các địa phương trong cả nước áp dụng công nghệ hạn chế chôn lấp

2020

Bộ Xây dựng

Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố

5

Chương trình phục hồi môi trường các cơ sở xử lý, chôn lấp chất thải rắn

- Thực hiện xử lý triệt để các bãi chôn lấp rác thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg

- Phục hồi, nâng cấp các bãi chôn lấp chất thải rắn trên toàn quốc đạt tiêu chuẩn môi trường.

2020

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các Bộ: Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố

6

Chương trình tăng cường quản lý chất thải rắn nông thôn, làng nghề

Tăng cường quản lý tổng hợp chất thải rắn khu vực nông thôn và làng nghề

2020

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố 

7

Chương trình xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và quan trắc chất thải rắn

Xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở dữ liệu và hệ thống quan trắc chất thải rắn trong toàn quốc nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn từ cấp trung ương đến cấp địa phương

2020

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các Bộ: Xây dựng, Công thương, Y tế, Ủy ban nhân dân các địa phương

8

Chương trình giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng

Nâng cao nhận thức về phân loại, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải rắn, giữ gìn vệ sinh … dần được nâng cao cho mọi đối tượng thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục.

2015

Bộ Thông tin và Truyền thông

Các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Công thương, Y tế, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường 

9

Chương trình xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật và thể chế về quản lý tổng hợp chất thải rắn

Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy định, hướng dẫn kỹ thuật, cơ chế chính sách, thể chế … về quản lý tổng hợp chất thải rắn

2015

Bộ Xây dựng

Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ

10

Chương trình xử lý chất thải rắn y tế giai đoạn 2009 – 2025

Đảm bảo đến năm 2025, 100% các chất thải rắn phát sinh từ cơ sở y tế được thu gom xử lý đảm bảo theo tiêu chuẩn môi trường.

2025

Bộ Y tế

Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
---------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
--------------
No. 2149/QD-TTg
Hanoi, December 17, 2009
 
DECISION
APPPROVING THE NATIONAL STRATEGY FOR INTEGRATED MANAGEMENT OF SOLID WASTE UP TO 2025, WITH A VISION TO 2050
 
THE PRIME MINISTER
 
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 29, 2005 Law on Environmental Protection;
Pursuant to the November 26, 2003 Construction Law;
Pursuant to the Government's Decree No. 59/ 2007/ND-CP of April 9, 2007, on solid waste management;
At the proposal of the Minister of Construction and the Minister of Natural Resources and Environment,
 
DECIDES:
 
Article 1. To approve the national strategy for integrated management of solid waste up to 2025, With a vision to 2050, with the following principal contents:
1. Viewpoints
- Integrated management of solid waste is the common responsibility of the entire society in which the State plays the key role, boosts the socialization of, mobilizes to the utmost all resources for, and increases investment in this work.
- Integrated management of solid waste shall be performed in an inter-regional and inter-sectoral manner, ensuring optimal economic and technical solutions, social and environmental safety and conformity with socio-economic development, construction and other development plannings.
- Integrated management of solid waste is one of environmental protection priorities, making contributions to pollution control along the line of sustainable national development.
- Integrated management of solid waste must adhere to the principle "polluters must pay" under which organizations and individuals that discharge waste causing environmental pollution and degradation must pay to remedy and compensate damage under law.
- Solid waste management must be performed in an integrated manner to prevent and reduce arising waste at source, which is the top priority task, and to increasingly reuse and recycle waste to reduce the volume of waste to be buried.
2. Vision up to 2050
To strive that by 2050, all arising solid waste will be collected, reused, recycled and thoroughly treated with advanced and environmentally friendly technologies appropriate to actual conditions of each locality. To mitigate the volume of solid waste to be buried.
3. Objectives
a/ General objectives to 2025
To raise the effectiveness of integrated management of solid waste in order to improve environmental quality, assure community health and contribute to sustainable national development.
To build a system of integrated management of solid waste under which solid waste will be sorted at source, collected, reused, recycled and thoroughly treated with advanced and appropriate technologies to minimize the burial of waste, save land resources and mitigate environmental pollution. To manage and treat hazardous solid waste with appropriate methods.
-         To raise community awareness about integrated management of solid waste and develop an environmentally friendly lifestyle. To provide necessary infrastructure, financial and human resource conditions for integrated management of solid waste.
b/ Specific targets
-         Up to 2015:
+ To collect and treat up to environmental standards 85% of daily-life solid waste in urban centers, 60% of which will be recycled, reused, recovered energy or used for organic fertilizer production.
+ To collect and treat 50% of construction solid waste in urban areas, 30% of which will be recovered for reuse or recycling.
+ To collect and treat up to environmental standards 30% and 10% of antiseptic tank mud in urban centers of grade II or higher grade and in remaining urban centers, respectively.
+ To reduce by 40% the quantity of plastic bags used in supermarkets and trade centers from that of 2010.
+ To have solid waste recycling works which sort waste at households in 50% of urban centers.
+ To collect and treat up to environmental standards 80% of non-hazardous industrial solid waste, 70% of which will be recovered for reuse and recycling.
+To treat up to environmental standards 60% of hazardous solid waste from industrial parks.
+ To collect and treat up to environmental standards 85% of non-hazardous and 70% of hazardous medical solid waste.
+ To collect and treat up to environmental standards 40% of solid waste in rural residential areas and 50% of solid waste in craft villages.
+ To treat 100% of seriously polluting garbage dumps under the Prime Minister's Decision No. 64/2003/QD-TTg of April 22, 2003.^
- Up to 2020:
+ To collect and treat up to environmental standards 90% of daily life solid waste in urban centers, 85% of which will be recycled, reused, recovered energy or used for organic fertilizer production.
+ To collect and treat 80% of construction solid waste in urban areas, 50% of which will be recovered for reuse or recycling.
+ To collect and treat up to environmental standards 50% and 30% of antiseptic mud in urban centers of grade II or higher grade and in remaining urban centers, respectively.
+ To reduce by 65% the quantity of plastic bags used in supermarkets and trade centers from that of 2010.          
+ To have solid waste recycling works which sort waste at households in 80% of urban centers.
+ To collect and treat up to environmental standards 90% of non-hazardous industrial solid waste, 75% of which will be recovered or reuse and recycling.    
+ To treat up to environmental standards 70% of hazardous solid waste from industrial parks.
+ To collect and treat up to environmental standards 100% of non-hazardous and hazardous hospital solid waste.
+ To collect and treat up to environmental standards 70% of solid waste from rural residential areas and 80% of solid waste from craft villages.
- Up to 2025:
+ To have solid waste recycling works which sort waste at households in all urban centers.
+ To collect and treat up to environmental standards 100% of daily life solid waste in urban centers, 9Q$o of which will be recycled, reused, recovered energy or used for organic fertilizer product!^
+ To collect and treat 90% of construction solid waste in urban areas, 60% of which will be recovered for reuse or recycling.
+ To collect and treat up to environmental standards 400% and 50% of antiseptic tank mud in urban centers of grade II or higher grade and in remaining urban centers, respectively.
+ To induce by 85% the quantity of plastic bags used in supermarkets and trade centers from that of 2m.
+ To collect and treat up to environmental standards^ffl0% of non-hazardous and hazardous industrial solid waste.
+ To collect and treat up to environmental standarc^90% of solid waste from rural residential areas and 100% of solid waste from craft villages.
4. Basic tasks and solutions
a/ Basic tasks
- To prevent and reduce arising solid waste:
+To perform integrated management of solid waste under the market mechanism, to collect charges based on the volume of arising solid waste.
+ To increasingly reduce solid waste from daily life, production and service activities.
4-To closely control the import of scraps.
- To promote the sorting of solid waste at
source;
+ To mobilize the community to sort solid waste at source.
+ To develop infrastructure, to collect and separately treat each type of sorted solid waste.
- To increase solid waste collection and transportation:
+ To raise the capacity to collect and transport solid waste.
+ To expand the solid waste collection network.
+ To boost the socialization of the collection and transportation of solid waste.
- To increase the reuse and recycling of solid waste:
+ To increasingly reuse solid waste.
+ To build and develop the waste market and economy.
+ To develop the recycling industry.
+ To promote the purchase of recycled products.
+ To elaborate and apply incentive policies for recycling activities.
+ To form recycling funds.
- To treat solid waste:
+ To complete mechanisms and policies related to solid waste treatment.
+ To apply advanced technologies for solid waste treatment which restrict the burial of waste and are safe and appropriate to the conditions of each locality.
- To remedy the environment of solid waste treatment facilities:
+ To guide procedures and plans on environmental restoration.
+To raise financial sources for environmental restoration.
b/ Solutions for implementing the Strategy
- To complete legal documents, mechanisms and policies on solid waste management:
+ To promulgate incentive regulations and policies to reduce, reuse and recycle waste, especially to reduce the use of plastic bags and to recycle organic waste.
+ To complete regulations and mechanisms on environmental sanitation and protection charges for solid waste in order to recover waste collection and transportation expenses by 2020 and offset part of solid waste treatment expenses by 2025.
+ To guide state incentives for investment projects to build solid waste treatment facilities.
+To promulgate regulations, mechanisms and guidance on the recovery of a number of waste and expired products under Article 67 of the Environmental Protection Law.
+To promulgate regulations and mechanisms to support and promote recycling activities and guide their implementation.
+ To promulgate regulations and standards on means of storing, collecting and transporting ordinary and hazardous solid waste.
+ To complete regulations and guide and control the performance of contracts on services to collect, transport and treat ordinary and hazardous solid waste.
+ To set standards on solid waste-treating equipment to assure environmental and equipment life criteria.
+ To elaborate regulations on management of each form of recycling production from the stages of collection, storage to transportation and recycling.
+ To promulgate regulations on construction waste management.
+ To elaborate regulations on management of antiseptic tank mud.
+ To promulgate guiding documents on the implementation of solid waste projects under the clean development mechanism (CDM).
+ To promulgate technical instruction for recycling construction waste, and collecting and treating antiseptic tank mud and hazardous waste,
+ To supplement and set standards and technical regulations on landfills and works to treat ordinary and hazardous solid wastes.
+ To promulgate technical instructions for solid waste management planning. 
+ To elaborate regulations of regular reporting on solid waste management and reporting on solid waste management and reporting norms.
+ To elaborate regulations on observation of solid waste data.
+ To promulgate regulations on commendation and sanctioning of vi the law on solid waste management.
+ To promulgate regulations and guidelines on environmental protection and solid waste
management applicable to each type of typical craft village.       
+ To prescribe state management respon­sibilities and mechanisms for solid waste management coordination among concerned ministries and branches and central and local levels.
+ To work out solid waste management mechanisms for state management agencies and providers of solid waste collection, transportation and treatment services.
+ To elaborate regulations on management of inter-provincial solid waste treatment complexes and mechanisms for coordination among concerned localities.
- To plan solid waste management:
+ To elaborate and implement a master plan to build solid waste treatment complexes for economic regions nationwide.
+ To elaborate and implement a master plan to manage solid waste of all cities and provinces nationwide.
+ To review the implementation of plannings on solid waste management in urban planning and rural residential areas.
+ To elaborate and implement a master plan to build solid waste treatment complexes at the ward and commune level and adopt measures to raise funds for its implementation.
- To establish a national solid waste database and an observation system of this database.
+To conduct surveys and collect, analyze and evaluate data on solid waste nationwide.
+To establish database systems at central and local level software development and training).
+ To elaborate and implement a plan to build a system of solid waste data observation stations nationwide.
- To develop resources for the Strategy implementation:
+ To raise investment capital from all sources for sources management, including state budget, the environment facility and domestic and foreign organizations and enterprises.
+ To form a solid waste recycling fund to support solid waste reduction and recycling.
+ To seek support from ODA sources or the sale of emissions when applying solid waste treatment technologies under a cleaner mechanism (Kyoto protocol).
+ To train cadres from central to local levels to raise their capacity of solid waste management.
- To promote scientific research for integrated management of solid waste
+ To continue developing environment research institutions, to boost scientific research into solutions of integrated management of solid waste. To encourage the formation of research and development sections in enterprises to improve and design environmentally friendly and material and energy-saving products. To boost close and effective cooperation between research institutions and enterprises.
+ To increasingly study solid waste treatment technologies appropriate to Vietnam's conditions towards reuse, recycling and reduction to the utmost of the burial of solid waste. To increasingly study and improve solid waste recycling technologies in craft villages, to support the dissemination and application of these technologies to improve environmental quality and reduce adverse impacts on people's health.
+ To implement national- and ministerial-level programs and projects to study policies, techniques and technologies for integrated management of solid waste and attach particular importance to increasingly applying scientific research findings to production and life.
- To raise awareness through dissemination and education
+ To work out and implement communication campaigns to raise public awareness at schools, communities and business establishments, to encourage community participation in at-source sorting, reduction, recycling and reuse of solid waste, and limit the use of plastic bags and disorderly dumping.
+ To introduce environmental education into educational programs at all levels with contents and time appropriate to the age of each target group.
+ To provide consultancy and guidance on the implementation of legal documents on solid waste management.
+ To introduce solid waste management into business administration training programs (prevention and reduction of arising solid waste, use of environmentally friendly materials, and lawful collection and transportation of solid waste).
+ To carry out pilot activities and initiatives to better solid waste management.
- International cooperation:
To increase technical exchange and cooperation with international organizations and non-governmental organizations in order to:
+ Exchange and learn experience in solid waste management.
+ Build solid waste infrastructure.
+Receive technical assistance and technology transfer and train in solid waste management.
+ Build solid waste management capacity.
5. Programs to implement the Strategy
To approve in principle programs to implement the Strategy in the attached Appendix.
Article 2. Organization of implementation
1. The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility for, and collaborate with the Ministry of Natural Resources and Environment, concerned ministries and branches, and provincial-level People's Committees in, coordinating the implementation of the Strategy; guiding, directing, reviewing and evaluating the implementation of the Government's Decree No. 59/2007/ND-CP of April 9,2007, on solid waste management; reviewing and uniformly promulgating technical regulations and standards and techno-economic norms on solid waste management; and studying and planning solid waste management for regions, provinces, urban centers and particular areas, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment in making a strategic environmental impact assessment report and submit it for approval under regulations.         
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime
responsibility for, and coordinate with ministries, branches, provincial-level People's C3mmittees
and involved parties in, elaborating and promulgating policies, mechanisms and instruments for prevention, reduction, reuse, recycling and at-source sorting of solid waste; forming a national solid waste database; elaborating technical regulations and environmental standards on solid waste technical instructions for waste reduction, reuse and recycling; implementing programs to raise awareness about and capacity of integrated management of solid waste; and monitoring and controlling environmental pollution caused by solid waste nationwide, and closely elaborate
with the Ministry of Construction in coordinating the implementation of the Strategy S&L making
a strategic environmental impact assessment report.   
Click Download to see full text 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 2149/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 25/2024/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Thông tư 03/2019/TT-BGTVT ngày 11/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ

Xây dựng, Giao thông, Tài nguyên-Môi trường

Quyết định 609/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng ban hành Kế hoạch của Bộ Xây dựng thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 09/5/2024 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 42-NQ/TW ngày 24/11/2023, Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới

Xây dựng, Chính sách

văn bản mới nhất