Quyết định 207/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thành phố Cần Thơ đến năm 2025.
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 207/2006/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 207/2006/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 07/09/2006 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Xây dựng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 207/2006/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ
207/2006/QĐ-TTg
NGÀY 07 THÁNG 09 NĂM 2006 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY
HOẠCH
CHUNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM
2025
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại tờ trình số 35/TTr-BXD ngày 12 tháng 6 năm 2006 và của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ tại tờ trình số 61/TTr-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2005 về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thành phố Cần Thơ đến năm 2025,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thành phố Cần Thơ đến năm 2025 với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Phạm vi, quy mô
Phạm vi quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính thành phố Cần Thơ với diện tích 139.000 ha.
2. Tính chất: là trung tâm công nghiệp, thương mại - dịch vụ, du lịch, giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, y tế và văn hoá của vùng đồng bằng sông Cửu Long; là đô thị cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mê Kông; đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh.
3. Quy mô dân số
- Đến năm 2015: dân số toàn thành phố khoảng 1.300.000 người, trong đó dân số nội thành khoảng 700.000 người;
- Đến năm 2025: dân số toàn thành phố khoảng 1.600.000 - 1.800.000 người; trong đó dân số nội thành khoảng 1.000.000 - 1.100.000 người;
4. Quy mô đất xây dựng
- Đến năm 2015: đất xây dựng đô thị khoảng 14.750 ha với chỉ tiêu 200 - 210 m2/người, trong đó đất dân dụng 4.296 ha với chỉ tiêu 65 - 70 m2/người.
- Đến năm 2025: đất xây dựng đô thị khoảng 22.000 - 23.000 ha với chỉ tiêu 220 - 230 m2/người, trong đó đất dân dụng 8.300 - 8.500 ha với chỉ tiêu 80 - 85 m2/người.
5. Định hướng phát triển không gian và kiến trúc cảnh quan đô thị
a) Các hướng phát triển chính của thành phố như sau:
- Phía Tây Bắc dọc sông Hậu phát triển khu đô thị - công nghiệp - dịch vụ Thốt Nốt, khu đô thị - công nghệ cao phía Bắc rạch Ô Môn và khu công nghiệp nặng gắn với cảng phía Nam rạch Ô Môn;
- Phía Đông Nam dọc sông Hậu phát triển khu đô thị - cảng - công nghiệp Cái Răng Nam sông Cần Thơ;
- Phía Tây Nam phát triển khu đô thị sinh thái gắn với các khu bảo tồn tự nhiên sông nước, vườn cây ăn trái;
- Phía Tây phát triển các vành đai nông nghiệp ngoại thành.
b) Phân khu chức năng
- Các khu ở (diện tích khoảng 5.400 ha - 5.800 ha), bao gồm :
+ Khu ở hiện hữu cần được cải tạo, chỉnh trang và quản lý chặt chẽ về quy hoạch, kiến trúc, bảo vệ các di sản lịch sử - kiến trúc cảnh quan có giá trị, bao gồm: khu đô thị trung tâm (diện tích 1000 ha, dân số khoảng 250.000 người) gồm các khu đã xây dựng tại các phường thuộc các quận Bình Thủy và Ninh Kiều trong khu trung tâm và ven các trục đường Hoà Bình, 30/4, 3/2, Trần Hưng Đạo, quốc lộ 91 và 91 B; các khu dân cư hiện hữu tại Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt (diện tích 450 ha, dân số khoảng 150.000 người).
+ Các khu phát triển mới được xây dựng theo các dự án phát triển đô thị với hệ thống hạ tầng đồng bộ, kiến trúc hiện đại, bao gồm:
* Khu ở dọc quốc lộ 91 B, khu phía Bắc cồn Cái Khế và quận Bình Thủy (diện tích 1.200 - 1.300 ha, dân số khoảng 200.000 người) cần khai thác trục ven sông Hậu, xây dựng các công trình kiến trúc cao tầng làm điểm nhấn của mặt tiền mới của thành phố ven sông Hậu;
* Khu ở ven sông Cần Thơ và khu phía Nam quốc lộ 1A mới thuộc quận Cái Răng (diện tích 700 - 800 ha, dân số khoảng 120.000 - 150.000 người), bố trí chủ yếu ở các phường Hưng Phú, Hưng Thạnh, Phú An, phát triển các khu ở thấp tầng phù hợp với đặc thù của vùng sông nước kết hợp với một số công trình điểm nhấn cao tầng khu vực trung tâm, ven sông Cần Thơ, sông Hậu;
* Khu ở thuộc khu đô thị công nghiệp nặng Ô Môn được bố trí tại phía Nam sông Ô Môn và phía Đông Nam quốc lộ 91 (diện tích 850 ha, dân số khoảng 120.000 - 150.000 người), phát triển các khu ở cao tầng kết hợp thấp tầng;
* Khu ở thuộc khu đô thị - công nghiệp công nghệ cao tại phía Bắc sông Ô Môn thuộc các phường Thới An và Thới Long (diện tích 400 - 500 ha, dân số khoảng 70.000 người). Khu đô thị được xây dựng hiện đại, gắn với cảnh quan sông nước;
* Khu ở thuộc khu đô thị sinh thái Phong Điền bố trí tại ven sông Cần Thơ thuộc các xã Mỹ Khánh, Giai Xuân và Nhơn Nghĩa (diện tích 350 ha, dân số khoảng 70.000 người) phát triển các khu ở thấp tầng;
* Khu ở tại khu vực Thốt Nốt - Lộ Tẻ (diện tích 600 ha, dân số khoảng 100.000 - 120.000 người).
- Các khu công nghiệp, kho tàng và cảng (diện tích khoảng 3.000 ha - 3.800 ha), bao gồm:
+ Khu công nghiệp Hưng Phú 1 và Hưng Phú 2 gắn với cảng Cái Cui (khoảng 600 - 700ha);
+ Khu công nghiệp và cảng Ô Môn: công nghiệp nặng gắn với các nhà máy điện và xi măng (khoảng 800 - 900 ha);
+ Khu công nghệ cao Bắc Ô Môn (khoảng 400 ha);
+ Khu công nghiệp - kho cảng Thốt Nốt ven sông Hậu và kênh Cái Sắn (khoảng 1.000 - 1.200 ha);
+ Hệ thống cảng và kho hàng hoá gồm cảng quốc tế tại Cái Răng; cảng cho các khu công nghiệp tại Trà Nóc, Thốt Nốt; cảng du lịch tại Ninh Kiều (khoảng 300 ha).
Ngoài ra, bố trí quỹ đất dự trữ (khoảng 4.000 ha) tại các nông trường sông Hậu và Cờ Đỏ để phát triển công nghiệp và đô thị khi cần thiết.
- Các trung tâm dịch vụ và chuyên ngành, bao gồm:
+ Trung tâm cấp vùng (diện tích khoảng 400 - 500 ha), bao gồm:
* Trung tâm tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, dịch vụ thương mại - du lịch (khoảng 150 ha) được bố trí tại trung tâm các quận Ninh Kiều, Bình Thủy; khu đô thị mới Nam sông Cần Thơ và các cồn trên sông Hậu;
* Trung tâm thể thao vùng (khoảng 120 ha) được bố trí trên trục đường quốc lộ 91 B thuộc quận Bình Thủy;
* Trung tâm văn hoá Tây Đô (khoảng 120 ha) bố trí tại khu đô thị mới Nam sông Cần Thơ, quận cái Răng;
* Trung tâm thương mại vùng được bố trí tại các quận Cái Răng, Ninh Kiều và Thốt Nốt;
* Trung tâm y tế vùng được bố trí trên trục quốc lộ 91 B, kết hợp xây dựng các bệnh viện chuyên ngành tại khu đô thị công nghệ cao;
* Khu du lịch sinh thái được bố trí tại quận Bình Thủy và huyện Phong Điền.
+ Trung tâm hành chính, văn hoá, dịch vụ thương mại của thành phố (diện tích khoảng 120 ha) được bố trí tại quận Ninh Kiều và khu đô thị mới Nam sông Cần Thơ.
+ Trung tâm các khu đô thị (diện tích khoảng 100 - 120 ha): được bố trí tại khu đô thị Nam Cần Thơ, khu đô thị công nghiệp nặng Ô Môn, khu đô thị công nghệ cao Ô Môn, khu đô thị công nghiệp dịch vụ Thốt Nốt, khu đô thị sinh thái Phong Điền.
+ Trung tâm chuyên ngành nông nghiệp kỹ thuật cao được bố trí tại khu vực Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long.
- Các khu cây xanh, công viên mặt nước (diện tích khoảng 3.000 ha), bao gồm:
+ Khu công viên đô thị (khoảng 700 - 800 ha) được bố trí ven sông Hậu, sông Cần Thơ và tại các khu đô thị;
+ Khu du lịch sinh thái Cồn Ấu, Cồn Sơn, Cù lao Tân Lộc (khoảng 1.300 ha);
+ Khu du lịch sinh thái vườn cây ăn trái, hồ và sông, rạch (khoảng 250 - 300 ha) được bố trí tại khu đô thị sinh thái Phong Điền;
+ Các khu sân golf (khoảng 500 - 600 ha) được bố trí tại các quận Ô Môn, Cái Răng và Bình Thuỷ.
Ngoài ra còn có hệ thống cây xanh và công viên nằm trong các khu du lịch sinh thái và cù lao.
+ Vùng ngoại thành: với chức năng là vùng phát triển các đô thị vệ tinh, vùng đệm, vùng sinh thái và phát triển du lịch, bao gồm:
* Các cơ sở nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm lúa, hoa màu, cây ăn trái; giống gia cầm, gia súc, giống tôm, cá (diện tích khoảng 200 ha);
* Các thị trấn trung tâm của các huyện và khu vực ngoại thành các thị trấn Vĩnh Thạnh, Thạnh An (huyện Vĩnh Thạnh); Cờ Đỏ, Thới Lai (huyện Cờ Đỏ).
c) Về kiến trúc và cảnh quan đô thị
- Khu vực bảo tồn di sản kiến trúc, di tích lịch sử, văn hoá và khu vực hạn chế phát triển (khu trung tâm đô thị): giảm mật độ xây dựng, tăng diện tích cây xanh, tăng tầng cao trung bình; bảo tồn, tôn tạo các công trình kiến trúc có giá trị; kết hợp bảo vệ các vùng cảnh quan ven sông Hậu, sông Cần Thơ và các rạch Cái Răng, Ô Môn, Bình Thuỷ, Trà Nóc.
- Khu xây dựng mới: phát triển kiến trúc hiện đại, cao tầng kết hợp không gian xanh dọc các trục quốc lộ 91, 91B, đường Mậu Thân - sân bay Trà Nóc và tại các khu ở mới.
- Khu vực giữ gìn cảnh quan: không xây dựng công trình; cần bảo tồn thiên nhiên và các khu vực sinh thái, bảo tồn các khu sinh thái miệt vườn gắn với sông nước kết hợp với vành đai nông nghiệp.
- Khu cảnh quan dọc sông Hậu: tổ chức các mảng cây xanh, mặt nước, kết hợp bố trí một số công trình kiến trúc cao tầng tạo điểm nhấn cho đô thị.
6. Định hướng quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật
a) Giao thông
- Các chỉ tiêu chính:
+ Diện tích đất giao thông khoảng 4.090 ha, trong đó diện tích đất giao thông đối ngoại khoảng 2.210 ha; đất giao thông đô thị khoảng 1.880 ha.
+ Tỷ lệ đất giao thông đô thị: 20 - 22%, trong đó giao thông tĩnh 3 - 4%.
+ Tổng chiều dài đường chính thành phố: khoảng 362 km, trong đó cải tạo, nâng cấp khoảng 116 km; xây dựng mới khoảng 246 km.
+ Chỉ tiêu đất giao thông đô thị: 19 - 21 m2/người.
- Giao thông đối ngoại
+ Giao thông đường bộ: gồm quốc lộ 1A (đoạn đi qua thành phố Cần Thơ có lộ giới 80 m); quốc lộ 80 (đoạn đi qua khu dân cư có lộ giới 45 m); quốc lộ 91 B nối dài xuống phía Nam (đường Nam sông Hậu, có lộ giới 80 m); tuyến cao tốc dự kiến nối trục quốc lộ 80 và đường N2 đi qua tỉnh An Giang (có lộ giới 95 m).
+ Đường thuỷ: gồm tuyến giao thông thuỷ quốc tế trên sông Hậu; giao thông thuỷ nội vùng gồm các tuyến kênh Cái Sắn, sông Cần Thơ, kênh xáng Xà No, rạch Ô Môn, rạch Thốt Nốt.
+ Đường sắt: kết hợp với cầu qua sông Hậu tại khu vực quận Ô Môn, vượt qua quốc lộ 91 C đi Long Xuyên, Cà Mau và nối với cảng Cái Cui.
+ Đường hàng không: sân bay Trà Nóc được nâng cấp và mở rộng thành Cảng hàng không Quốc tế.
- Giao thông đối nội
+ Đường bộ:
* Trục chính đô thị:
Các trục dọc bao gồm: quốc lộ 91 hiện hữu từ giao lộ với đường Hùng Vương kéo dài tới Ô Môn trở thành trục chính đô thị (lộ giới 40m); đường Mậu Thân nối dài từ đường Nguyễn Văn Cừ đến sân bay Trà Nóc (lộ giới 50m); quốc lộ 91 B hiện hữu từ đường 3/2 tới khu công nghiệp Ô Môn (lộ giới 80m); quốc lộ 91 C dự kiến nối từ quốc lộ 1 A tới Ô Môn và nhập với quốc lộ 91 hịên hữu trở thành trục giao thông Tây Bắc - Đông Nam (lộ giới 72m).
Các trục ngang: chỉnh trang hoàn thiện các trục chính hiện hữu như đại lộ Hoà Bình, đường 30/4, Trần Phú, Hùng Vương, Trần Hưng Đạo và 3/2 (lộ giới 30 m đến 40 m); xây dựng mới trục đường Nguyễn Văn Cừ nối dài (lộ giới 34 m) và các trục ngang (lộ giới từ 51 m đến 53 m).
Các trục chính khu vực nối kết các khu chức năng đô thị (lộ giới từ 30 m đến 35 m).
* Tại các nút giao cắt giữa trục giao thông đối ngoại, đường cao tốc, đường sắt và các trục đường chính thành phố: xây dựng các nút giao thông khác cốt.
Tại các nút giao giữa các đường phố chính đô thị: mở rộng nút giao cắt đồng mức hoặc thiết kế đảo giao thông.
* Xây dựng bến xe thành phố mới tại khu vực giao lộ giữa quốc lộ 1A và đường cao tốc dự kiến trong khu vực quận Cái Răng (khoảng 15 - 20 ha). Các bến xe hiện hữu trong nội đô sẽ chuyển thành bến xe buýt. Tại các khu đô thị mới như Ô Môn, Thốt Nốt và Ngã ba Lộ Tẻ xây dựng các bến xe liên tỉnh kết hợp với bến xe buýt.
* Bố trí bãi đỗ xe tại các khu vực trung tâm công cộng của thành phố.
+ Đường thuỷ: nạo vét các kênh rạch đảm bảo cho phép lưu thông các phương tiện có tải trọng từ 5 tấn. Bến tàu khách chính bố trí tại khu vực bến phà Cần Thơ hiện hữu. Bến tàu du lịch bố trí tại khu vực bến Ninh Kiều. Cải tạo và xây dựng thêm các bến tàu hàng hoá và hành khách trên các tuyến sông chính của thành phố tại các điểm dân cư đô thị ven sông, rạch.
b) San nền
- Đối với khu đô thị hiện hữu: cao độ nền xây dựng phù hợp với từng khu vực và các khu chức năng đô thị, gồm khu vực đô thị trung tâm, khu vực gần các sông thoát được nước mặt tốt, nền không bị ngập, không có hiện tượng sạt lở. Độ dốc nền tối thiểu 0,4%.
- Đối với khu đô thị mới: san, đắp phù hợp với cao độ khống chế, kết hợp tận dụng địa hình tự nhiên, giữ lại sông, rạch để hỗ trợ tiêu thoát nước và tạo cảnh quan cho đô thị.
- Nguồn đất đắp: khai thác cát từ sông Hậu; tạo hồ và nạo vét hồ, sông rạch.
c) Thoát nước mưa
- Hệ thống: chọn hệ thống thoát nước mưa tách riêng.
- Lưu vực: theo các lưu vực nhỏ bám theo hệ thống kênh rạch.
- Hành lang chỉ giới bảo vệ bờ sông đảm bảo theo quy định quản lý thuỷ giới.
d) Cấp nước
- Nhu cầu dùng nước
+ Tổng lượng nước cấp cho sinh hoạt: 200.000 - 250.000 m3/ngày.
+ Tổng lượng nước cấp cho công nghiệp: 80.000 - 90.000 m3/ngày.
- Nguồn nước
+ Sử dụng nguồn nước mặt sông Hậu, sông Cần Thơ. Sử dụng nguồn nước ngầm đối với các khu vực xa nguồn nước mặt.
+ Các công trình đầu mối: nhà máy nước Cần Thơ I (công suất 40.000m3/ngày); nhà máy nước Cần Thơ II (nâng lên 60.000 m3/ ngày); nhà máy nước Trà Nóc (nâng lên 60.000 m3/ngày); nhà máy nước Thốt Nốt (nâng lên 20.000 m3/ngày). Xây dựng thêm các Nhà máy nước Hưng Phú (60.000 m3/ngày); Hưng Thạnh (40.000 m3/ngày); Thuận Hưng (40.000 m3/ngày). Trong tương lai, khi khu vực Thốt Nốt phát triển trên 1.000 ha đất công nghiệp, xây dựng thêm nhà máy nước công suất 40.000 - 50.000 m3/ngày.
đ) Cấp điện
- Phụ tải điện đến năm 2025: 530.200 KW.
- Nguồn điện: lưới điện quốc gia thông qua các Nhà máy điện Trà Nóc, Ô Môn và lưới điện cao thế khu vực phía Nam.
- Lưới điện: giữ lại lưới điện phân phối 22 KV và 0,4 KV; cải tạo nâng cấp, thiết kế đi ngầm tại các khu đô thị mới và trung tâm đô thị.
e) Thoát nước bẩn, vệ sinh môi trường
- Nước thải sinh hoạt:
+ Khu vực đô thị trung tâm: xây dựng trạm xử lý tại khu vực Hưng Phú xả ra sông Hậu và khu vực xã Long Tuyền xả ra sông Bình Thủy.
+ Khu vực đô thị cảng công nghiệp Nam Cần Thơ: tập trung thu gom về trạm xử lý khu vực Hưng Phú.
+ Khu vực đô thị công nghệ cao: xây dựng trạm xử lý riêng.
+ Khu đô thị sinh thái vườn: tuỳ theo địa hình, áp dụng giải pháp đào hồ để xử lý theo dạng sinh học.
+ Tại các thị trấn: xây dựng trạm xử lý trước khi xả ra kênh rạch.
- Nước thải công nghiệp:
+ Nước thải của các nhà máy, xí nghiệp nằm trong thành phố: xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo giới hạn B trước khi thải ra hệ thống thoát nước đô thị.
+ Các khu công nghiệp tập trung: nước thải phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo giới hạn A trước khi xả ra môi trường; được xử lý cục bộ trong từng nhà máy, sau đó tại trạm làm sạch tập trung.
+ Nước thải bệnh viện: xử lý cục bộ và khử trùng trước khi xả ra hệ thống thoát nước đô thị.
- Vệ sinh môi trường:
+ Chất thải rắn sinh hoạt: khu xử lý phục vụ cho khu vực nội thành bố trí tại xã Trường Thành (cách trung tâm thành phố 15 km, với diện tích 120 ha, dự kiến mở rộng lên 200 ha). Khu xử lý phục vụ cho các huyện ngoại thành bố trí tại xã Thạnh Lộc, huyện Thốt Nốt (20 ha, dự kiến mở rộng lên 50 ha).
+ Nghĩa trang: tập trung đưa về nghĩa trang tại xã Định Môn, huyện Cờ Đỏ phục vụ khu vực phía Nam thành phố; nghĩa trang tại xã Trung Nhất, huyện Thốt Nốt (quy mô 50 ha) phục vụ khu vực phía Bắc thành phố.
7. Các biện pháp bảo vệ môi trường, cảnh quan sông nước:
- Kiểm soát chặt chẽ nước thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi xả ra sông, rạch;
- Trồng và bảo vệ các dải cây xanh ven các sông, rạch, tạo không gian mở cho thành phố;
- Kiểm soát việc khai thác các loại hình du lịch sinh thái vùng cửa sông và cù lao.
8. Quy hoạch xây dựng đợt đầu và chương trình, dự án ưu tiên đầu tư:
a) Các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng chính:
- Nâng cấp, mở rộng sân bay Trà Nóc thành Cảng hàng không quốc tế;
- Xây dựng đoạn vòng cung nối quốc lộ 1A với quốc lộ 80;
- Xây dựng tuyến đường Cần Thơ - Xà No - Vị Thanh;
- Xây dựng bờ kè sông Hậu và sông Cần Thơ khu vực nội thành;
- Xây dựng trung tâm văn hoá Tây Đô;
- Xây dựng Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia;
- Xây dựng bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ;
- Xây dựng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ;
- Xây dựng bờ kè Cồn Cái Khế;
- Xây dựng đê bao Cù Lao Tân Lộc;
- Xây dựng đường và cầu qua Cồn Khương.
- Xây dựng tuyến đường Mậu Thân - Sân bay Trà Nóc;
- Xây dựng tuyến đường Bốn Tổng - Một Ngàn;
- Nâng cấp mở rộng cảng Cái Cui theo quy hoạch Cụm cảng số 6.
b) Khu trung tâm đô thị:
- Triển khai xây dựng các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị như các tuyến giao thông đối ngoại, nâng cấp các tuyến đối nội; chuẩn bị kỹ thuật, cấp nước, thoát nước bẩn vệ sinh môi trường khu vực nội thành;
- Cải tạo các khu đô thị hiện hữu, đặc biệt khu trung tâm thành phố, đồng thời phát triển các dự án đô thị mới trên quốc lộ 91 B.
c) Khu đô thị mới Nam sông Cần Thơ:
- Xây dựng Trung tâm văn hoá Tây Đô;
- Phát triển cảng Cái Cui và khu công nghiệp Cái Cui;
- Triển khai thực hiện các dự án phát triển nhà ở.
d) Khu đô thị công nghiệp nặng:
- Phát triển khu công nghiệp Trà Nóc giai đoạn II và các khu đô thị mới gắn với khu công nghiệp.
đ) Khu đô thị công nghệ cao: thu hút đầu tư vào khu đào tạo - nghiên cứu khoa học.
e) Khu đô thị sinh thái Phong Điền:
- Nâng cấp đường vòng cung và đường Nguyễn Văn Cừ nối dài;
- Nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết và dự án phát triển các khu du lịch sinh thái.
g) Khu đô thị công nghiệp - dịch vụ Thốt Nốt:
- Mở rộng và phát triển khu công nghiệp và Trung tâm thương mại Thốt Nốt tại ngã ba Lộ Tẻ;
- Hình thành khu đô thị mới gắn với khu công nghiệp.
h) Khu vực ngoại thành:
- Cải tạo, nâng cấp hạ tầng các thị trấn huyện lỵ và thị trấn khác của các huyện ngoại thành, tạo điều kiện liên kết khu vực nông thôn và các khu đô thị nội thành;
- Cải tạo nâng cấp các tuyến cụm dân cư.
Điều 2. Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ:
1. Công bố Quy hoạch chung xây dựng thành phố Cần Thơ đến năm 2025 để các tổ chức, cá nhân biết, thực hiện; tổ chức việc thực hiện quy hoạch theo quy định của pháp luật.
2. Ban hành Quy chế quản lý xây dựng theo Quy hoạch chung xây dựng thành phố Cần Thơ đến năm 2025 đã được phê duyệt.
3. Tổ chức lập, phê duyệt các quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
4. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xác định vị trí, hướng tuyến, quy mô các công trình giao thông đối ngoại trên địa bàn thành phố.
5. Quản lý chặt chẽ quỹ đất xây dựng, có kế hoạch sử dụng đất phù hợp với nguồn vốn và năng lực của các chủ đầu tư, tránh tình trạng giữ đất và sử dụng sai mục đích, đảm bảo khai thác hiệu quả quỹ đất phát triển thành phố; quản lý và sử dụng đất theo đúng các quy định của pháp luật về đất đai.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 207/2006/QD-TTg | Hanoi, September 07, 2006 |
DECISION
APPROVING THE MASTER PLAN ON CONSTRUCTION OF CAN THO CITY UP TO 2025
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 26, 2003 Construction Law;
Pursuant to the Government's Decree No. 08/2005/ND-CP of January 24, 2005, on construction planning;
At the proposals of the Construction Minister in Report No. 35/TTr-BXD of June 12, 2006, and of the People's Committee of Can Tho city in Report No. 61/TTr-UBND of December 16, 2005, regarding the approval of the master plan on construction of Can Tho city up to 2025,
DECIDES:
Article 1.- To approve the master plan on construction of Can Tho city up to 2025 with the following principal contents:
1. Scope and scale:
The master plan covers the whole administrative boundaries of Can Tho city with a total area of 139,000 hectares.
2. Nature: Can Tho city is an industrial, commercial-service, tourist, educational-training, scientific-technological, medical and cultural center of the Mekong River delta; a gateway of the Mekong River's lower basin; and an important hub for regional and international transportation; and occupies an important defense and security position.
3. Population size:
- By 2015: The population of the whole city shall be around 1,300,000, of which the population of the inner city shall be around 700,000;
- By 2025: The population of the whole city shall be around 1,600,000 - 1,800,000 of which the population of the inner city shall be around 1,000,000 - 1,100,000;
4. Construction land area:
- By 2015: The urban construction land area shall be around 14,750 hectares with a norm of 200 - 210 m2/person, of which the land area for civil use shall be 4,296 hectares with a norm of 65 - 70 m2/person.
- By 2025: The urban construction land area shall be around 22,000 - 23,000 hectares with a norm of 220 - 230 m2/person, of which the land area for civil use shall be 8,300 - 8,500 hectares with a norm of 80 - 85 m2/person.
5. Orientations for spatial development and urban arichitecture and landscape:
a/ The city's main development directions shall be as follows:
- To the northwest along Hau river: To develop Thot Not urban - industrial - service zone, an urban - hi-tech zone north of O Mon canal and a heavy-industry zone attached to the port south of O Mon canal;
- To the southeast along Hau river: To develop Cai Rang urban - port -industrial zone south of Can Tho river;
- To the southwest: To develop an ecological urban center attached to water nature conservation zones and orchards.
- To the west: To develop suburban agricultural belts.
b/ Functional quarters:
- Residential quarters (on a total area of around 5,400 - 5,800 hectares) include:
+ The existing residential quarters which need to be renovated, embellished and strictly managed in terms of planning, architecture and protection of historical relics and valuable landscape architectures, covering the central urban area (with an area of 1,000 hectares and a populaiton of around 250,000), including quarters already built in the wards of Binh Thuy and Ninh Kieu districts in the inner city and along Hoa Binh, April 30, February 3 and Tran Hung Dao roads and national highways 91 and 91 B; and the existing population quarters in Cai Rang, O Mon and Thot Not (with an area of 450 hectares and a population of around 150,000).
+ Newly developed quarters which shall be built under urban development projects with synchronous infrastructure systems and modern architectures, including:
* The residential quarters along national highway 91B, north of Cai Khe islet and in Binh Thuy district (with a total area of 1,200 - 1,300 hectares and a total population of around 200,000), which require the exploitation of land strips along Hau river bank and the building of high-rises as vanishing points in the new faade of the city by Hau river;
* The residential quarters along Can Tho city and the quarter south of new national highway 1A in Cai Rang district (with an area of 700 - 800 hectares and a population of around 120,000 - 150,000), which shall be largely located in Hung Phu, Hung Thanh and Phu An wards; and to develop residential low-rises suitable with particular conditions of riverside areas in combination with a number of high-rises as vanishing points in the center and along Can Tho and Hau rivers;
* The residential quarter of O Mon urban and heavy-industry zone shall be located to the south of O Mon river and the southeast of national highway 91 (with an area of 850 hectares and a population of around 120,000 - 150,000), where residential high-rises combined with low-rises shall be developed;
* The residential quarter of O Mon urban and hi-tech industry zone to the north of O Mon river in Thoi An and Thoi Long wards (with an area of 400 - 500 hectares and a population of around 70,000). This urban center shall be built toward modernity and in harmony with the riverside landscape;
* The residential quarter of Phong Dien ecological urban center shall be located on Can Tho river bank in My Khanh, Giai Xuan and Nhon Nghia communes (with an area of 350 hectares and a population of around 70,000); where residential low-rises shall be developed;
* The residential quarter in Thot Not - Lo Te area (with an area of 600 hectares and a population of around 100,000 - 120,000).
- Industrial, warehouse and port zones (on a total area of 3,000 - 3,800 hectares), include:
+ Hung Phu 1 and Hung Phu 2 industrial parks attached to Cai Cui port (on an area of around 600 - 700 hectares);
+ O Mon industrial and port zone: To develop heavy-industry associated with power and cement plants (on an area of around 800 - 900 hectares);
+ Northern O Mon hi-tech park (on an area of around 400 hectares);
+ Thot Not industrial - port warehouse zone on Hau river banks and along Cai San canal (on an area of around 1,000 - 1,200 hectares);
+ The port and goods warehouse system consisting of an international port in Cai Rang, a port for industrial parks in Tra Noc and Thot Not; and a tourist port in Ninh Kieu (on a total area of around 300 hectares).
There shall also be a total reserve land area of around 4,000 hectares in Hau river and Co Do agricultural farms for industrial and urban development when necessary.
- Service and specialized centers, including:
+ Regional centers (on a total area of around 400 - 500 hectares), including:
* Financial, insurance, banking, commercial and tourist service centers (on a total area of around 150 hectares), which shall be located in the centers of Ninh Kieu and Binh Thuy districts; and in new urban centers to the south of Can Tho river and Hau river islets;
* A regional sport center (on an area of around 120 hectares), which shall be located along national highway 91B in Binh Thuy district;
* Tay Do cultural center (on an area of around 120 hectares), which shall be located in new urban center south of Can Tho river in Cai Rang district;
* Regional commercial centers, which shall be located in Cai Rang, Ninh Kieu and Thot Not districts;
* A regional health center, which shall be located along national highway No. 91B, combined with the building of specialized hospitals in hi-tech urban centers;
* Eco-tourist resorts, which shall be located in Binh Thuy and Phong Dien districts.
+ Administrative, cultural, commercial service centers (on a total area of around 120 hectares), which shall be located in Ninh Kieu district and a new urban center south of Can Tho river.
+ Central areas of urban centers (on a total area of around 100 - 120 hectares), which shall be located in southern Can Tho urban center, O Mon urban and heavy-industry zone, O Mon urban and hi-tech zone, Thot Not urban, industrial and service zone and Phong Dien ecological urban center.
+ A hi-tech specialized agricultural center, which shall be located in the Mekong River Delta Rice Institute.
- Greenery and water surface areas and parks (on a total area of around 3,000 hectares), including:
+ Urban parks (on a total area of around 700 - 800 hectares), which shall be located along Hau and Can Tho riverbanks and in urban centers;
+ Con Au, Con Son and Tan Loc island eco-tourist resorts (on a total area of around 1,300 hectares);
+ An eco-tourist resort consisting of orchards, lakes, rivers and canals (on an area of around 250 - 300 hectares) shall be located in Phong Dien ecological urban center;
+ Golf courses (on a total area of around 500 - 600 hectares), which shall be located in O Mon, Cai Rang and Binh Thuy districts.
There shall also be a greenery and park system within eco-tourist resorts and islands.
+ Suburban areas, which shall function as areas for development of satellite towns, buffer zones, ecological zones, and for tourist development, include:
* Establishments for research and trial production of rice, cash crops, fruit trees, and poultry, cattle, shrimp and fish breeds (on a total area of around 200 hectares);
* Townships being district centers and vicinities of Vinh Thanh and Thanh An townships (Vinh Thanh district); Co Do and Thoi Lai townships (Co Do district).
c/ Regarding urban architecture and landscape:
- Areas for conservation of architectural heritages, historical and cultural relics and areas where development is restricted (the inner city): To reduce the construction density, increase the greenery areas and raise the average height of construction works; to conserve and embellish valuable architectural works; to protect landscapes along Hau and Can Tho rivers, and Cai Rang, O Mon, Binh Thuy and Tra Noc canals.
- Newly built areas: To develop modern and high-rise architectures in combination with green spaces along national highways 91, 91B, Mau Than - Tra Noc airport road and in new residential quarters.
- Areas for landscape protection: Not to construct works. It is necessary to conserve nature and ecological areas, and conserve ecological garden areas near rivers and canals and combined with agricultural belts.
- Landscapes along Hau river: To organize greenery and water surface areas in combination with a number of high-rises as vanishing points of the city.
6. Planning orientations for technical infrastructure development
a/ Communication
- Major targets:
+ The total land area reserved for communication shall be around 4,090 hectares, of which the area for outbound roads shall be around 2,210 hectares and the area for urban communication shall be around 1,880 hectares.
+ The ratio of urban communication land shall be 20 - 22%, of which the area for stationery communication shall be around 3 - 4%.
+ The total length of the municipal thoroughfares shall be around 362 km, of which 116 km shall be renovated and upgraded and 246 km shall be newly built.
+ The urban communication land norm shall be 19 - 21 m2/person.
- Outbound communication
+ Road communication: Roads shall include national highway 1A (the section running through Can Tho city, which shall be 80 m wide); national highway 80 (the sections running through population quarters, which shall be 45 m wide); national highway 91B extended southward (the section south of Hau river, which shall be 80 m wide); and an expressway linking national highway 80 and road N2 running through An Giang province (of a width of 95 m).
+ Waterways shall include an international waterway navigation route on Hau river; and regional waterway navigation routes, including Cai San canal, Can Tho river, Xa No, O Mon and Thot Not canals.
+ Railways: To build railways on the bridge spanning Hau river in O Mon district, the flyover crossing national highway 91C, running to Long Xuyen, Ca Mau and linking with Cai Cui port.
+ Airways: Tra Noc airfield shall be upgraded and expanded into an international airport.
- Intra-municipal communication
+ Roads:
* Urban main axes:
Longitudinal axes: Existing national highway 91 section from its crossing with Hung Vuong road to O Mon shall become a direct main axis (of a width of 40 m); Mau Than road extended from Nguyen Van Cu road to Tra Noc airport (of a width of 50 m); existing national highway 91B from February 3 road to O Mon industrial park (of a width of 80 m); national highway 91C shall be built to link national highway 1A with O Mon and meet existing national highway 91 to become the Northwestern - Southeastern communication axis (of a width of 72 m).
Transversal axes: To renovate and complete the existing main axes, such as Hoa Binh boulevard, April 30, Tran Phu, Hung Vuong, Tran Hung Dao and February 3 roads (of a width of between 30 m and 40 m); to build the extended section of Nguyen Van Cu road (of a width of 34 m) and transversal axes (of a width of between 51 m and 53 m).
Regional main axes linking urban functional quarters (of a width of between 30 m and 35 m).
* Crossings between outbound communication axes, expressways, railways and urban main axes shall be grade crossings.
At traffic junctions between main urban thoroughfares: To expand level crossings or design traffic roundabouts.
* To build a new car terminal of the city in the area of the crossing between national highway 1A and expressway, expected to be in Cai Rang district (on an area of around 15 - 20 hectares). The existing car terminals in the inner city shall be converted into bus stations. To build in such new urban centers as O Mon, Thot Not and Lo Te T-junction inter-provincial car terminals-cum-bus stations.
* To locate parking lots at the city's public places.
+ Waterways: To dredge canals to ensure smooth navigation of waterway means of transport with a tonnage of 5 tons or more. The main passenger ship landing stage shall be located in the existing Can Tho ferry landing area. The tourist ship landing stage shall be located in Ninh Kieu wharf. To renovate the existing cargo and passenger ship landing stages and build new ones on the city's main river fairways and in riverside and canalside urban population quarters.
b/ Ground-leveling:
- For the existing urban centers: The elevation of construction ground shall be suitable to each area or each urban functional quarter, including the inner city, areas near rivers where surface water is well drained, ground is not inundated and no landslide occurs. The minimum ground slope shall be 0.4%.
- For new urban centers: To level and embank construction ground suitable with the limited elevation and combined with the natural terrain, maintaining river and canal flows to support water drainage and create beautiful urban landscapes.
- Materials for embankments shall be sand exploited from Hau river; to excavate earth to build lakes and dredge lakes, rivers and canals.
c/ Rainwater drainage:
- System: Separate rainwater drainage systems shall be built.
- Basins: Rainwater shall be drained to small basins connected to the system of canals.
- Boundaries of riverbank protection corridors shall be compliant with regulations on management of waterway boundaries.
d/ Water supply
- Water consumption demand:
+ Total water volume supplied for daily life shall be 200,000 - 250,000 m3/day.
+ Total water volume supplied for industrial use shall be 80,000 - 90,000 m3/day.
- Water sources:
+ To use surface water sources of Hau and Can Tho rivers. To use underground water sources for areas far from surface water sources.
+ Major projects include Can Tho water plant I (of a capacity of 40,000 m3/day); Can Tho water plant II (of an increased capacity of 60,000 m3/day); Tra Noc water plant (of an increased capacity of 60,000 m3/day); Thot Not water plant (of an increased capacity of 20,000 m3/day). To build Hung Phu water plant (of a capacity of 60,000 m3/day), Hung Thanh water plant (of a capacity of 40,000 m3/day) and Thuan Hung water plant (of a capacity of 40,000 m3/day). In the future, when Thot Not area is developed on an industrial area of 1,000 hectares, one more water plant of a capacity of 40,000 - 50,000 m3/day shall be built.
e/ Power supply:
- The power load shall be 530,200 kW by 2025.
- Power sources: Power shall be supplied from the national power grid through Tra Noc and O Mon power plants and from the southern high-voltage power grid.
- Power networks: To maintain the existing 22 kV and 0.4 kV power distribution networks; to renovate, upgrade and lay underground power transmission lines in new urban centers and the inner city.
f/ Wastewater drainage and environmental sanitation
- Daily-life wastewater:
+ In the inner city: To build one treating station in Hung Phu area for discharge to Hau river and another in Long Tuyen commune for discharge to Binh Thuy river.
+ In urban areas of southern Can Tho industrial port: To collect daily-life wastewater to the treating station in Hung Phu area.
+ In hi-tech urban centers: To build separate treating stations.
+ In ecological garden urban centers: Depending on different terrains, to apply the measure of excavating lakes for biological treatment.
+ In townships: To build stations for treating daily-life wastewater before discharging it into canals.
- Industrial wastewater:
+ Wastewater of plants and factories located in the city must be locally treated to reach the B-limit hygiene standards before being discharged into urban water drainage system.
+ In industrial parks: Wastewater must be locally treated in each factory and in the concentrated clarifying station to reach the A-limit hygiene standards before being discharged into the environment.
+ Hospital wastewater shall be locally treated and sterilized before being discharged into the urban water drainage system.
- Environmental sanitation:
+ Regarding daily-life solid waste: To locate the treating facilities in service of the inner city in Truong Thanh commune (15 km from the city center, on an area of 120 hectares, which may be subsequently expanded to 200 hectares). To locate the treating facilities in service of suburban districts in Thanh Loc commune, Thot Not district (on an area of 20 hectares, which may be subsequently expanded to 50 hectares).
+ Cemeteries: To build one cemetery in Dinh Mon commune, Co Do district, in service of the southern area of the city, and another in Trung Nhat commune, Thot Not district (on an area of 50 hectares), in service of the northern area of the city.
7. Measures to protect the environment and the riverside landscape:
- To strictly control daily-life and industrial wastewater before it is discharged into rivers and canals;
- To plant and protect greenery strips along rivers and canals, creating open spaces for the city;
- To control the exploitation of different types of eco-tourism in the estuary and islet areas.
8. The first-stage construction planning and programs and projects prioritized for investment:
a/ Major infrastructure investment projects:
- Upgrading and expansion of Tra Noc airfield into an international airport;
- Building of an archwise section linking national highway 1A with national highway 80;
- Building of Can Tho - Xa No - Vi Thanh road;
- Building of Hau and Can Tho river embankments in the inner city;
- Building of Tay Do cultural center;
- Building of the national sport training center;
- Building of Can Tho central general hospital;
- Building of Can Tho medicine and pharmacy university;
- Building of embankments of Cai Khe islet;
- Building of a girdle dike of Tan Loc islet;
- Building of a road in and a bridge leading to Khuong islet;
- Building of Mau Than - Tra Noc airport road;
- Building of Bon Tong - Mot Ngan road;
- Upgrading and expansion of Cai Cui port under the planning on port cluster 6.
b/ The inner city:
- To commence the construction of urban technical infrastructure projects, including building of outbound traffic routes, and upgrading of inbound traffic routes; technical preparation, water supply, wastewater drainage and environmental sanitation in the inner city;
- To renovate the existing urban centers, especially the city center, and concurrently develop new urban centers along national highway 91 B.
c/ The new urban center south of Can Tho river:
- To build Tay Do cultural center;
- To develop Cai Cui port and Cai Cui industrial park;
- To execute projects on housing development.
d/ Urban and heavy-industry zone:
- To develop Tra Noc industrial park, phase II, and new urban centers attached to the industrial park.
e/ Urban and hi-tech zone: To attract investment in the training and scientific research zone.
f/ Phong Dien ecological urban center:
- To upgrade the archwise roads and extended Nguyen Van Cu road;
- To study and elaborate a detailed planning and projects on development of ecological tourist resorts.
g/ Thot Not urban, industrial and service zone:
- To expand and develop Thot Not industrial park and commercial center in Lo Te T-junction;
- To form a new urban center attached to the industrial park.
h/ Suburban areas:
- To renovate and upgrade infrastructures of district capitals and other townships of suburban districts, creating conditions for connecting rural areas and urban centers;
- To renovate and upgrade population quarters and clusters.
Article 2.- The People's Committee of Can Tho city shall:
1. Publicize the master plan on construction of Can Tho city up to 2025 so that all organizations and individuals can know and implement it; and organize the implementation of the master plan according to the provisions of law.
2. Promulgate the Regulation on construction management under the approved master plan on construction of Can Tho city up to 2025.
3. Organize the elaboration and approval of detailed plannings and investment projects according to the provisions of law.
4. Coordinate with the Transport Ministry in determining locations, directions and sizes of outbound communication works in the city.
5. Strictly manage the construction land fund and work out land use plans suitable with capital sources and capabilities of investors, avoiding the situation of occupying and using land for improper purposes and ensuring the efficient exploitation of the city's development land fund; manage and use land in strict compliance with the provisions of land law.
Article 3.- This Decision shall take effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
The president of the People's Committee of Can Tho city, the Construction Minister, other ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and concerned organizations and individuals shall have to implement this Decision.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây