Nghị định 37/2010/NĐ-CP về phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị

thuộc tính Nghị định 37/2010/NĐ-CP

Nghị định 37/2010/NĐ-CP của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:37/2010/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:07/04/2010
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quản lý quy hoạch đô thị - Ngày 07/4/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 37/2010/NĐ-CP. Nghị định này quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; quản lý xây dựng theo quy hoạch; điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia lập quy hoạch đô thị. Theo đó, thành phố trực thuộc TW, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn, đô thị mới phải được lập quy hoạch chung, đảm bảo phù hợp với định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia; các khu vực trong thành phố, thị xã phải được lập quy hoạch phân khu để cụ thể hóa quy hoạch chung, làm cơ sở để xác định các dự án đầu tư xây dựng và lập quy hoạch chi tiết; các khu vực trong thành phố, thị xã, thị trấn, khi thực hiện đầu tư xây dựng thì phải lập quy hoạch chi tiết để cụ thể hóa quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, làm cơ sở để lập dự án đầu tư xây dựng và cấp giấy phép xây dựng. Tổ chức tư vấn, cá nhân tham gia lập quy hoạch đô thị phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Nghị định này hoặc quy định pháp luật hiện hành về điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn, cá nhân thiết kế quy hoạch xây dựng; cá nhân thiết kế quy hoạch đô thị phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận. Việc lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị thông qua hình thức chỉ định thầu. Khuyến khích việc lựa chọn tư vấn thông qua hình thức thi tuyển đối với quy hoạch chung các đô thị có quy mô lớn, có ý nghĩa đặc thù, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu vực có ý nghĩa quan trọng trong đô thị. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 25/5/2010 và thay thế các quy định về quy hoạch xây dựng các đô thị và các khu vực trong đô thị của Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng.

Từ ngày 30/8/2019, Nghị định này bị hết hiệu lực một phần bởi Nghị định 72/2019/NĐ-CP.

Xem chi tiết Nghị định37/2010/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ

---------

Số: 37/2010/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

----------------------

Hà Nội, ngày 07 tháng 04 năm 2010

NGHỊ ĐỊNH

VỀ LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ

-----------------------

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị; quản lý xây dựng theo quy hoạch; điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia lập quy hoạch đô thị.
Điều 2. Thời gian lập quy hoạch đô thị
1. Thời gian lập quy hoạch chung đô thị:
a) Đối với thành phố trực thuộc Trung ương, thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch chung không quá 03 tháng, thời gian lập đồ án không quá 15 tháng;
b) Đối với thành phố thuộc tỉnh, thị xã, đô thị mới, thời gian lập nhiệm vụ không quá 02 tháng và thời gian lập đồ án không quá 12 tháng;
c) Đối với thị trấn, thời gian lập nhiệm vụ không quá 01 tháng và thời gian lập đồ án không quá 09 tháng.
2. Thời gian lập quy hoạch phân khu: đối với lập nhiệm vụ không quá 01 tháng và thời gian lập đồ án không quá 09 tháng.
3. Thời gian lập quy hoạch chi tiết: đối với lập nhiệm vụ không quá 01 tháng và thời gian lập đồ án không quá 06 tháng.
4. Thời gian lập đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật không quá 9 tháng.
5. Thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch được tính kể từ ngày ký kết hợp đồng tư vấn giữa cơ quan tổ chức lập quy hoạch hoặc chủ đầu tư với tổ chức tư vấn lập quy hoạch. Thời gian lập đồ án quy hoạch được tính kể từ ngày nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt. Trường hợp việc lập nhiệm vụ quy hoạch và lập đồ án quy hoạch do hai pháp nhân khác nhau thực hiện thì thời gian lập đồ án được tính từ ngày ký kết hợp đồng tư vấn.
Điều 3. Bản đồ địa hình phục vụ lập đồ án quy hoạch đô thị
1. Bản đồ địa hình phục vụ đồ án quy hoạch đô thị do cơ quan quản lý nhà nước về bản đồ cấp hoặc do cơ quan chuyên môn khảo sát, đo đạc lập, bảo đảm yêu cầu về chất lượng và kỹ thuật theo quy định về hoạt động đo đạc và bản đồ.
2. Các thông tin, dữ liệu của bản đồ địa hình phải đáp ứng yêu cầu phục vụ việc lập quy hoạch đô thị phù hợp với từng loại đồ án quy hoạch đô thị. Trường hợp bản đồ địa hình không phù hợp với hiện trạng tại thời điểm lập quy hoạch thì thực hiện khảo sát đo đạc bổ sung.
Điều 4. Quản lý nguồn kinh phí phục vụ công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị.
1. Kinh phí phục vụ công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị từ ngân sách nhà nước được cân đối từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế hàng năm của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
2. Kinh phí phục vụ công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị từ nguồn kinh phí của tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư xây dựng được tính vào tổng mức đầu tư của dự án.
3. Trách nhiệm lập kế hoạch kinh phí phục vụ công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước:
a) Bộ Xây dựng lập kế hoạch kinh phí ngân sách hàng năm đối với công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị do Bộ Xây dựng tổ chức lập và các quy hoạch đô thị khác do Thủ tướng Chính phủ giao;
b) Ủy ban nhân dân các cấp lập và cân đối kế hoạch kinh phí hàng năm đối với quy hoạch đô thị do mình tổ chức lập, trừ các quy hoạch đô thị quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
c) Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm cân đối nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước hàng năm cho công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị do Bộ Xây dựng thực hiện; Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm cân đối nguồn kinh phí ngân sách địa phương hàng năm để thực hiện công tác quy hoạch đô thị tại địa phương.
4. Điều kiện để ghi kế hoạch kinh phí hàng năm:
Danh mục các dự án quy hoạch đô thị hoặc hạng mục công việc để tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kèm theo đề cương và dự toán chi phí công tác lập quy hoạch đô thị hoặc chi phí cho các hạng mục công việc để tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị.
5. Bộ Xây dựng công bố định mức, đơn giá cho công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị.
6. Bộ Tài chính phối hợp Bộ Xây dựng hướng dẫn việc tạm ứng, thanh toán, quyết toán kinh phí cho công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị thuộc ngân sách nhà nước phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc thù của công tác quy hoạch đô thị.
Chương 2.
ĐIỀU KIỆN, NĂNG LỰC CỦA TỔ CHỨC TƯ VẤN, CÁ NHÂN THAM GIA LẬP QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ LỰA CHỌN TỔ CHỨC TƯ VẤN LẬP QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
MỤC 1. ĐIỀU KIỆN, NĂNG LỰC CỦA TỔ CHỨC TƯ VẤN, CÁ NHÂN THAM GIA LẬP QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
Điều 5. Quy định chung điều kiện của tổ chức tư vấn, cá nhân tham gia lập quy hoạch đô thị
1. Tổ chức tư vấn, cá nhân tham gia lập quy hoạch đô thị phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Nghị định này hoặc quy định pháp luật hiện hành về điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn, cá nhân thiết kế quy hoạch xây dựng.
2. Cá nhân thiết kế quy hoạch đô thị phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận.
3. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án quy hoạch đô thị và cá nhân hành nghề độc lập thiết kế quy hoạch đô thị phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định.
4. Năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị được xác định trên cơ sở năng lực hành nghề của các cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm, trình độ thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức.
Điều 6. Điều kiện và thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư quy hoạch đô thị của cá nhân
1. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư quy hoạch đô thị phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật đô thị, kinh tế đô thị; có kinh nghiệm tham gia thiết kế quy hoạch tối thiểu 05 năm và đã tham gia thiết kế ít nhất 05 đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.
2. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư quy hoạch đô thị:
a) Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư quy hoạch đô thị cho cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư quy hoạch đô thị do Bộ Xây dựng quy định và phát hành theo mẫu thống nhất trong phạm vi cả nước.
Điều 7. Trách nhiệm của người được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư quy hoạch đô thị
1. Đảm bảo sự trung thực và chính xác của hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận.
3. Nộp lệ phí khi được cấp chứng chỉ theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Điều 8. Phân hạng chủ nhiệm đồ án, chủ trì bộ môn chuyên ngành quy hoạch đô thị
1. Chủ nhiệm đồ án quy hoạch đô thị hạng I:
a) Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư quy hoạch đô thị phù hợp với công việc đảm nhận;
b) Đã làm chủ nhiệm 01 đồ án quy hoạch chung đô thị từ loại I trở lên hoặc 02 đồ án quy hoạch chung đô thị loại II hoặc 03 đồ án quy hoạch chung đô thị loại III.
2. Chủ nhiệm đồ án quy hoạch đô thị hạng II:
a) Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư quy hoạch đô thị phù hợp với công việc đảm nhận;
b) Đã làm chủ nhiệm 01 đồ án quy hoạch chung đô thị từ loại II trở lên hoặc 02 đồ án quy hoạch chung đô thị loại III hoặc 03 đồ án quy hoạch chung đô thị loại IV hoặc 04 đồ án quy hoạch chung đô thị loại V.
3. Chủ trì bộ môn chuyên ngành quy hoạch đô thị hạng I:
a) Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư quy hoạch đô thị phù hợp với công việc đảm nhận;
b) Đã làm chủ trì thiết kế bộ môn chuyên ngành 01 đồ án quy hoạch chung đô thị từ loại I trở lên hoặc 02 đồ án quy hoạch chung đô thị loại II hoặc 03 đồ án quy hoạch chung đô thị loại III.
4. Chủ trì bộ môn chuyên ngành quy hoạch đô thị hạng II:
a) Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư quy hoạch đô thị phù hợp với công việc đảm nhận;
b) Đã làm chủ trì thiết kế bộ môn chuyên ngành 01 đồ án quy hoạch chung đô thị từ loại II trở lên hoặc 02 đồ án quy hoạch chung đô thị loại III hoặc 03 đồ án quy hoạch chung đô thị loại IV hoặc 04 đồ án quy hoạch chung đô thị loại V.
5. Chủ nhiệm đồ án quy hoạch đô thị, chủ trì bộ môn chuyên ngành quy hoạch đô thị hạng I được làm chủ nhiệm, chủ trì thiết kế tất cả các đồ án quy hoạch đô thị.
6. Chủ nhiệm đồ án quy hoạch đô thị, chủ trì bộ môn chuyên ngành quy hoạch đô thị hạng II được làm chủ nhiệm, chủ trì thiết kế đối với các đồ án quy hoạch chung đô thị loại II trở xuống, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết đô thị.
Điều 9. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị
1. Tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị phải có các cá nhân đủ điều kiện năng lực chuyên môn theo quy định tại khoản 1 Điều 6 để đảm bảo thực hiện đầy đủ các chuyên ngành về quy hoạch không gian, hạ tầng kinh tế, kinh tế và môi trường đô thị, có cơ sở vật chất và trình độ quản lý để bảo đảm chất lượng đồ án.
2. Tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị có đủ chủ nhiệm đồ án hạng I và có đủ chủ trì bộ môn chuyên ngành hạng I của các chuyên ngành quy hoạch đô thị thì được lập tất cả các đồ án quy hoạch đô thị.
3. Tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị chưa có chủ nhiệm đồ án, chủ trì bộ môn chuyên ngành quy hoạch đô thị được phân hạng theo quy định tại Điều 8 Nghị định này chỉ được lập đồ án quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết.
Điều 10. Điều kiện của tổ chức tư vấn, cá nhân nước ngoài tham gia lập quy hoạch đô thị
1. Tổ chức tư vấn, cá nhân nước ngoài khi tham gia lập quy hoạch đô thị tại Việt Nam phải có giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Đối với tổ chức tư vấn, cá nhân nước ngoài tham gia lập đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ phải được Bộ Xây dựng công nhận sự phù hợp về năng lực của tổ chức tư vấn với công việc được đảm nhận.
3. Đối với các tổ chức tư vấn, cá nhân nước ngoài tham gia lập đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân các cấp phải được cơ quan quản lý quy hoạch đô thị cấp tỉnh công nhận sự phù hợp về năng lực của tổ chức tư vấn với công việc được đảm nhận.
Điều 11. Trách nhiệm của tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị
1. Công nhận hạng của chủ nhiệm đồ án, chủ trì bộ môn chuyên ngành quy hoạch đô thị thuộc tổ chức của mình theo các quy định tại khoản 1 và 2 Điều 8 Nghị định này.
2. Cung cấp trung thực, đầy đủ hồ sơ năng lực của cá nhân tham gia lập quy hoạch đô thị cho tổ chức, cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị.
3. Sử dụng các cá nhân tham gia lập đồ án bảo đảm điều kiện năng lực theo quy định và phù hợp với công việc được đảm nhận.
4. Bảo đảm chất lượng của đồ án quy hoạch và tiến độ lập quy hoạch đô thị.
MỤC 2. LỰA CHỌN TỔ CHỨC TƯ VẤN LẬP QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
Điều 12. Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị
1. Việc lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị thông qua hình thức chỉ định thầu. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị thực hiện việc chỉ định tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị theo quy định pháp luật về chỉ định thầu.
2. Khuyến khích việc lựa chọn tư vấn thông qua hình thức thi tuyển đối với quy hoạch chung các đô thị có quy mô lớn, có ý nghĩa đặc thù; quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu vực có ý nghĩa quan trọng trong đô thị.
3. Khi lựa chọn tư vấn lập quy hoạch đô thị, cơ quan có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch hoặc chủ đầu tư phải căn cứ vào các quy định về điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thiệt hại do việc lựa chọn tổ chức tư vấn không đủ điều kiện năng lực.
Điều 13. Hình thức thi tuyển
1. Việc lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị thông qua hình thức thi tuyển ý tưởng quy hoạch.
2. Tổ chức tư vấn quy hoạch đô thị tham gia thi tuyển phải đảm bảo các điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
3. Tổ chức thi tuyển:
Cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị có trách nhiệm:
a) Tổ chức lập và phê duyệt nhiệm vụ, quy chế và dự toán kinh phí tổ chức thi tuyển;
b) Mời tối thiểu 5 tổ chức tư vấn tham gia thi tuyển;
c) Thành lập Hội đồng thi tuyển để đánh giá và xếp hạng tổ chức tư vấn.
4. Thành phần và trách nhiệm của Hội đồng thi tuyển:
a) Thành phần Hội đồng thi tuyển:
Hội đồng thi tuyển gồm đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp có liên quan, hội đồng kiến trúc quy hoạch và các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực quy hoạch – kiến thức.
b) Trách nhiệm của Hội đồng thi tuyển:
- Phân tích các ý tưởng quy hoạch trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thi tuyển; tính khoa học, tính thực tiễn của phương án và đánh giá, xếp hạng tổ chức tư vấn.
- Tổng hợp và báo cáo kết quả đánh giá, xếp hạng thi tuyển với cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị.
5. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch quyết định chọn tổ chức tư vấn trên cơ sở kết quả thi tuyển.
Chương 3.
LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
MỤC 1. NỘI DUNG ĐỒ ÁN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
Điều 14. Nguyên tắc lập quy hoạch đô thị
1. Thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn, đô thị mới phải được lập quy hoạch chung, đảm bảo phù hợp với Định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia.
2. Các khu vực trong thành phố, thị xã phải được lập quy hoạch phân khu để cụ thể hóa quy hoạch chung, làm cơ sở để xác định các dự án đầu tư xây dựng và lập quy hoạch chi tiết.
3. Các khu vực trong thành phố, thị xã, thị trấn, khi thực hiện đầu tư xây dựng thì phải lập quy hoạch chi tiết để cụ thể hóa quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, làm cơ sở để lập dự án đầu tư xây dựng và cấp giấy phép xây dựng.
4. Đối với dự án đầu tư xây dựng do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 5 ha (nhỏ hơn 2 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) thì có thể lập dự án đầu tư xây dựng mà không phải lập quy hoạch chi tiết. Bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật trong nội dung thiết kế cơ sở phải phù hợp với quy hoạch phân khu; đảm bảo sự đấu nối hạ tầng kỹ thuật và phù hợp với không gian kiến trúc với khu vực xung quanh.
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Điều 15. Nội dung đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương
1. Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng về kinh tế - xã hội; dân số, lao động; sử dụng đất đai; hiện trạng về xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, môi trường của toàn thành phố và từng đô thị.
2. Xác định tính chất, mục tiêu, động lực phát triển.
3. Xác định quy mô dân số, lao động, quy mô đất xây dựng đô thị, các chỉ tiêu đất đai, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cho toàn thành phố và từng đô thị phù hợp với yêu cầu phát triển của từng giai đoạn 10 năm, 20 – 25 năm và xu thế phát triển 50 năm.
4. Dự kiến sử dụng đất của toàn thành phố theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn.
5. Định hướng phát triển không gian đô thị, bao gồm:
a) Xác định mô hình phát triển, cấu trúc không gian toàn thành phố.
- Định hướng phát triển hệ thống đô thị trong thành phố: xác định quy mô, chức năng, phạm vi của khu vực đô thị trung tâm; vị trí, quy mô, tính chất, chức năng, phạm vi và nguyên tắc phát triển của các đô thị khác;
- Định hướng các vùng chức năng khác cho toàn thành phố (công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, sinh thái, bảo tồn, …): xác định tính chất, phạm vi, quy mô và nguyên tắc phát triển;
- Định hướng phát triển các khu vực dân cư nông thôn: xác định vị trí trung tâm cụm xã, trung tâm xã; điểm dân cư nông thôn tập trung và mô hình phát triển;
- Định hướng phát triển các trục không gian, hành lang phát triển đô thị của thành phố: xác định tính chất và nguyên tắc phát triển.
b) Định hướng phát triển không gian cho khu vực đô thị trung tâm, bao gồm:
- Hướng phát triển, mở rộng đô thị;
- Xác định phạm vi, quy mô các khu chức năng; các khu chuyển đổi chức năng; khu hiện có hạn chế phát triển, khu chỉnh trang, cải tạo, khu cần bảo tồn, tôn tạo; khu phát triển mới; khu cấm xây dựng; các khu dự trữ phát triển;
- Xác định chỉ tiêu về mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, nguyên tắc phát triển đối với các khu chức năng;
- Xác định hệ thống trung tâm hành chính, trung tâm thương mại, dịch vụ, trung tâm công cộng, thể dục thể thao; công viên cây xanh và không gian mở của đô thị; trung tâm chuyên ngành cấp thành phố;
- Xác định các khu vực dự kiến xây dựng công trình ngầm;
- Xác định các vùng kiến trúc, cảnh quan, các khu vực trung tâm, khu vực cửa ngõ của đô thị, trục không gian chính, quảng trường lớn, không gian cây xanh, mặt nước, điểm nhấn trong đô thị và đề xuất nguyên tắc và yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc cho các khu vực trên.
6. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị:
a) Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật toàn thành phố, bao gồm:
- Đánh giá tổng hợp và lựa chọn đất phát triển đô thị: đánh giá về địa hình, các tai biến địa chất, xác định khu vực cấm xây dựng, hạn chế xây dựng; xác định lưu vực, phân lưu và hướng thoát nước chính; vị trí, quy mô các công trình tiêu thoát nước; xác định cốt xây dựng cho các đô thị và các vùng chức năng khác trong thành phố;
- Xác định mạng lưới giao thông đối ngoại gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không; vị trí và quy mô cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, ga đường sắt; tuyến đường bộ, đường sắt đô thị (trên cao, trên mặt đất, ngầm); xác định vị trí, quy mô bến xe đối ngoại;
- Xác định trữ lượng, nhu cầu và nguồn cung cấp nước, năng lượng; tổng lượng nước thải, rác thải; vị trí, quy mô, công suất các công trình đầu mối và các tuyến truyền tải, phân phối của hệ thống cấp nước, năng lượng, chiếu sáng, thông tin liên lạc, thoát nước; vị trí, quy mô khu xử lý chất thải rắn, nghĩa trang và các công trình khác cho các đô thị và các vùng chức năng khác của thành phố.
b) Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật cho khu vực đô thị trung tâm, bao gồm:
- Phân lưu vực thoát nước, xác định mạng lưới thoát nước mưa, cốt xây dựng của từng khu vực;
- Xác định mạng lưới giao thông chính cấp đô thị, tuyến và ga đường sắt đô thị (trên cao, mặt đất và ngầm); tổ chức hệ thống giao thông công cộng và hệ thống bến, bãi đỗ xe (trên cao, mặt đất và ngầm); xác định chỉ giới đường đỏ các trục chính đô thị và hệ thống hào, tuy nen kỹ thuật;
- Xác định vị trí, quy mô các công trình đầu mối và mạng lưới phân phối chính của hệ thống cấp nước, cấp năng lượng và chiếu sáng, thông tin liên lạc, thoát nước.
7. Đánh giá môi trường chiến lược:
a) Đánh giá hiện trạng:
- Về môi trường tự nhiên đô thị về điều kiện khí tượng thủy văn, hệ sinh thái, địa chất, xói mòn đất; khai thác và sử dụng tài nguyên, thay đổi khí hậu;
- Về chất lượng nguồn nước, không khí, chất thải rắn, nước thải, tiếng ồn;
- Về các vấn đề dân cư, xã hội, văn hóa và di sản.
b) Phân tích, dự báo những tác động tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường đô thị; đề xuất hệ thống tiêu chí bảo vệ môi trường để đưa ra các giải pháp về định hướng phát triển không gian và hạ tầng kỹ thuật tối ưu.
c) Đề ra các giải pháp tổng thể phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục tác động và rủi ro đối với dân cư; hệ sinh thái tự nhiên; nguồn nước, không khí, tiếng ồn khi triển khai thực hiện quy hoạch đô thị.
d) Lập chương trình, kế hoạch giám sát môi trường về kỹ thuật, quản lý và quan trắc môi trường.
8. Đề xuất các chương trình ưu tiên đầu tư phát triển và nguồn lực thực hiện.
9. Bản đồ định hướng phát triển không gian và hạ tầng kỹ thuật toàn đô thị theo các giai đoạn được thể hiện trên tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000; bản đồ định hướng phát triển không gian và hạ tầng kỹ thuật khu vực đô thị trung tâm theo các giai đoạn được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
Điều 16. Nội dung đồ án quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã
1. Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng về kinh tế - xã hội; dân số, lao động; sử dụng đất đai; hiện trạng về xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, môi trường của đô thị.
2. Xác định tính chất, mục tiêu, động lực phát triển, quy mô dân số, lao động, quy mô đất xây dựng đô thị, các chỉ tiêu đất đai, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cho đô thị phù hợp với các yêu cầu phát triển của từng giai đoạn 10 năm, 20 - 25 năm.
3. Dự kiến sử dụng đất của đô thị theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn.
4. Định hướng phát triển không gian đô thị, bao gồm:
a) Mô hình và hướng phát triển đô thị;
b) Xác định phạm vi, quy mô các khu chức năng của đô thị; khu hiện có hạn chế phát triển, khu chỉnh trang, cải tạo, khu cần bảo tồn, tôn tạo; các khu chuyển đổi chức năng; khu phát triển mới; khu cấm xây dựng, các khu dự trữ phát triển; các khu vực dự kiến xây dựng công trình ngầm từ đô thị loại III trở lên;
c) Xác định chỉ tiêu về mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, định hướng và nguyên tắc phát triển đối với từng khu chức năng;
d) Hệ thống trung tâm hành chính, trung tâm thương mại, dịch vụ, trung tâm công cộng, thể dục thể thao, công viên, cây xanh và không gian mở; trung tâm chuyên ngành cấp đô thị;
đ) Định hướng phát triển các khu vực dân cư nông thôn;
e) Xác định các vùng kiến trúc, cảnh quan, các trục không gian chính, quảng trường, cửa ngõ đô thị, điểm nhấn đô thị; đề xuất tổ chức không gian, kiến trúc cho các khu vực trên.
5. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, bao gồm:
a) Đánh giá tổng hợp và lựa chọn đất phát triển đô thị: đánh giá về địa hình, các tai biến địa chất, xác định khu vực cấm xây dựng, hạn chế xây dựng; xác định lưu vực và phân lưu vực tiêu thoát nước chính; hướng thoát nước, vị trí, quy mô các công trình tiêu thoát nước; xác định cốt xây dựng cho đô thị và từng khu vực;
b) Xác định mạng lưới giao thông đối ngoại, giao thông đô thị, vị trí và quy mô các công trình đầu mối giao thông như: cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, ga đường sắt, bến xe đối ngoại; tổ chức hệ thống giao thông công cộng và hệ thống bến, bãi đỗ xe; xác định chỉ giới đường đỏ các trục chính đô thị và hệ thống hào, tuy nen kỹ thuật;
c) Xác định nhu cầu và nguồn cung cấp nước, năng lượng; tổng lượng nước thải, rác thải; vị trí, quy mô công trình đầu mối và mạng lưới truyền tải, phân phối chính của hệ thống cấp nước, năng lượng và chiếu sáng đô thị, thông tin liên lạc, thoát nước và công trình xử lý nước thải; vị trí, quy mô khu xử lý chất thải rắn, nghĩa trang và các công trình khác.
6. Đánh giá môi trường chiến lược: theo quy định tại khoản 7 Điều 15 của Nghị định này.
7. Đề xuất các hạng mục ưu tiên đầu tư phát triển và nguồn lực thực hiện.
8. Định hướng phát triển không gian và hạ tầng kỹ thuật đô thị theo các giai đoạn được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
Điều 17. Nội dung đồ án quy hoạch chung thị trấn, đô thị loại V chưa công nhận là thị trấn
1. Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng về kinh tế - xã hội; dân số, lao động; sử dụng đất đai; hiện trạng về xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, môi trường của đô thị.
2. Xác định mục tiêu, động lực phát triển; tính chất, quy mô dân số, lao động, quy mô đất xây dựng đô thị; các chỉ tiêu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo các giai đoạn phát triển.
3. Dự kiến sử dụng đất của đô thị theo từng giai đoạn quy hoạch.
4. Định hướng phát triển không gian đô thị, bao gồm:
a) Hướng phát triển đô thị;
b) Xác định phạm vi, quy mô các khu chức năng của đô thị: khu chỉnh trang, cải tạo, khu bảo tồn, khu phát triển mới, khu cấm xây dựng, các khu dự trữ phát triển;
c) Xác định chỉ tiêu về mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, định hướng phát triển đối với từng khu chức năng;
d) Xác định trung tâm hành chính, trung tâm thương mại, dịch vụ, trung tâm công cộng, công viên cây xanh và không gian mở của đô thị;
đ) Định hướng tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan cho các khu chức năng của đô thị, trục không gian chính.
5. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, bao gồm:
a) Đánh giá tổng hợp và lựa chọn đất phát triển đô thị; xác định cốt xây dựng cho toàn đô thị và từng khu vực;
b) Xác định mạng lưới giao thông đối ngoại, giao thông đô thị, vị trí và quy mô các công trình đầu mối giao thông; xác định chỉ giới đường đỏ các trục chính đô thị và hệ thống tuynel kỹ thuật;
c) Xác định nhu cầu và nguồn cung cấp nước, năng lượng; tổng lượng nước thải, rác thải; vị trí, quy mô, công suất các công trình đầu mối và mạng lưới truyền tải, phân phối của hệ thống cấp nước, năng lượng và chiếu sáng đô thị, thông tin liên lạc, thoát nước; vị trí, quy mô các công trình xử lý chất thải rắn, nghĩa trang và các công trình khác.
6. Đánh giá môi trường chiến lược: theo quy định tại khoản 7 Điều 15 Nghị định này.
7. Đề xuất các dự án ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện.
8. Định hướng phát triển không gian đô thị và hạ tầng kỹ thuật theo các giai đoạn được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000.
Điều 18. Nội dung đồ án quy hoạch chung đô thị mới
Nội dung đồ án quy hoạch chung đô thị mới được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 16 của Nghị định này, trong đó cần phân tích và làm rõ cơ sở hình thành phát triển của đô thị; nghiên cứu về mô hình, cấu trúc phát triển không gian; định hướng kiến trúc, cảnh quan môi trường phù hợp với tính chất, chức năng của đô thị; xác định các giai đoạn phát triển, kế hoạch thực hiện, các dự án có tính chất tạo động lực hình thành phát triển đô thị mới và mô hình quản lý phát triển đô thị.
Điều 19. Nội dung đồ án quy hoạch phân khu
1. Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, thực trạng đất xây dựng, dân cư, xã hội, kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật; các quy định của quy hoạch chung có liên quan đến khu vực quy hoạch.
2. Xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cho toàn khu vực quy hoạch.
3. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất:
a) Xác định các khu chức năng trong khu vực quy hoạch;
b) Xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao công trình đối với từng ô phố; khoảng lùi công trình đối với các trục đường; vị trí, quy mô các công trình ngầm (nếu có).
4. Xác định nguyên tắc, yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đối với từng khu chức năng, trục đường chính, không gian mở, điểm nhấn, khu trung tâm, khu bảo tồn (nếu có).
5. Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị:
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị được bố trí đến mạng lưới đường khu vực, bao gồm các nội dung sau:
a) Xác định cốt xây dựng đối với từng ô phố;
b) Xác định mạng lưới giao thông, mặt cắt, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng; xác định và cụ thể hóa quy hoạch chung về vị trí, quy mô bến, bãi đỗ xe (trên cao, trên mặt đất và ngầm); tuyến và ga tàu điện ngầm; hào và tuynel kỹ thuật;
c) Xác định nhu cầu và nguồn cấp nước; vị trí, quy mô công trình nhà máy, trạm bơm nước; mạng lưới đường ống cấp nước và các thông số kỹ thuật chi tiết;
d) Xác định nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp năng lượng; vị trí, quy mô các trạm điện phân phối; mạng lưới đường dây trung thế và hệ thống chiếu sáng đô thị;
đ) Xác định nhu cầu và mạng lưới thông tin liên lạc;
e) Xác định tổng lượng nước thải và rác thải; mạng lưới thoát nước; vị trí, quy mô các công trình xử lý nước thải, chất thải.
6. Dự kiến các dự án ưu tiên đầu tư.
7. Đánh giá môi trường chiến lược:
a) Đánh giá hiện trạng môi trường về điều kiện địa hình; điều kiện tự nhiên; chất thải rắn, nước thải, tiếng ồn (nếu có); các vấn đề xã hội, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên;
b) Phân tích, dự báo những tác động tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường; đề xuất hệ thống các tiêu chí bảo vệ môi trường để đưa ra các giải pháp quy hoạch không gian và hạ tầng kỹ thuật tối ưu cho khu vực quy hoạch;
c) Đề ra các giải pháp giảm thiểu, khắc phục tác động đối với dân cư, cảnh quan thiên nhiên; không khí, tiếng ồn khi triển khai thực hiện quy hoạch đô thị;
d) Lập kế hoạch giám sát môi trường về kỹ thuật, quản lý và quan trắc môi trường.
8. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất và hệ thống hạ tầng kỹ thuật được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.
Điều 20. Nội dung đồ án quy hoạch chi tiết
1. Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, thực trạng đất xây dựng, dân cư, xã hội, kiến trúc, cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật; các quy định của quy hoạch chung, quy hoạch phân khu có liên quan đến khu vực quy hoạch.
2. Xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cho toàn khu vực quy hoạch.
3. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất: xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao công trình, khoảng lùi công trình đối với từng lô đất và trục đường; vị trí, quy mô các công trình ngầm (nếu có).
4. Xác định chiều cao, cốt sàn và trần tầng một; hình thức kiến trúc, hàng rào, màu sắc, vật liệu chủ đạo của các công trình và các vật thể kiến trúc khác cho từng lô đất; tổ chức cây xanh công cộng, sân vườn, cây xanh đường phố và mặt nước trong khu vực quy hoạch.
5. Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị:
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị được bố trí đến mạng lưới đường nội bộ, bao gồm các nội dung sau:
a) Xác định cốt xây dựng đối với từng lô đất;
b) Xác định mạng lưới giao thông (kể cả đường đi bộ nếu có), mặt cắt, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng; xác định và cụ thể hóa quy hoạch chung, quy hoạch phân khu về vị trí, quy mô bến, bãi đỗ xe (trên cao, trên mặt đất và ngầm);
c) Xác định nhu cầu và nguồn cấp nước; vị trí, quy mô công trình nhà máy, trạm bơm nước; mạng lưới đường ống cấp nước và các thông số kỹ thuật chi tiết;
d) Xác định nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp năng lượng; vị trí, quy mô các trạm điện phân phối; mạng lưới đường dây trung thế, hạ thế và chiếu sáng đô thị;
đ) Xác định nhu cầu và mạng lưới thông tin liên lạc;
e) Xác định lượng nước thải, rác thải; mạng lưới thoát nước; vị trí, quy mô các công trình xử lý nước bẩn, chất thải.
6. Đánh giá môi trường chiến lược:
a) Đánh giá hiện trạng môi trường về điều kiện địa hình; các vấn đề xã hội, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên;
b) Phân tích, dự báo những tác động tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường; đề xuất hệ thống các tiêu chí bảo vệ môi trường để đưa ra các giải pháp quy hoạch không gian, kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật tối ưu cho khu vực quy hoạch;
c) Đề ra các giải pháp cụ thể giảm thiểu, khắc phục tác động đến môi trường đô thị khi triển khai thực hiện quy hoạch;
d) Lập kế hoạch giám sát môi trường về kỹ thuật, quản lý và quan trắc môi trường.
7. Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất và hệ thống hạ tầng kỹ thuật thể hiện ở tỷ lệ 1/500.
MỤC 2. NỘI DUNG ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHUYÊN NGÀNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT
Điều 21. Nguyên tắc lập đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật
1. Đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật được lập cho thành phố trực thuộc Trung ương nhằm cụ thể hóa nội dung định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật trong đồ án quy hoạch chung thành phố để đảm bảo đủ cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.
2. Đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật được lập cho từng đối tượng hạ tầng kỹ thuật trên phạm vi toàn đô thị.
3. Nội dung đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật phải đảm bảo phù hợp với đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương được duyệt.
Điều 22. Nội dung đồ án quy hoạch chuyên ngành giao thông đô thị
1. Đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị (giao thông đối ngoại và giao thông đô thị); giao thông vận tải khách công cộng.
2. Dự báo nhu cầu vận tải và xác định các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, quỹ đất dành cho giao thông.
3. Xác định quy hoạch hệ thống giao thông đối ngoại của đô thị (giao thông đường bộ, đường sắt; đường thủy và đường hàng không) bao gồm: cụ thể tuyến; vị trí, quy mô các công trình đầu mối: cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, nút giao thông, bến bãi đỗ xe đối ngoại.
4. Xác định quy hoạch hệ thống giao thông đô thị bao gồm: phân loại và tổ chức mạng lưới đường đô thị, xác định cụ thể các tuyến đường sắt đô thị (trên mặt đất, trên cao, dưới mặt đất), vị trí và quy mô các công trình: nhà ga, bến bãi đỗ xe khu vực đô thị, các đầu mối giao thông; xác định chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng đường phố chính cấp đô thị.
5. Xác định quy hoạch vận tải khách công cộng.
6. Xác định các chương trình, dự án đầu tư; sơ bộ tổng mức đầu tư, nguồn và kế hoạch thực hiện.
7. Đánh giá môi trường chiến lược.
8. Bản đồ hiện trạng và quy hoạch hệ thống giao thông thể hiện ở tỷ lệ 1/10.000 – 1/25.000.
Điều 23. Nội dung đồ án quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị
1. Đánh giá hiện trạng địa hình, các điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn, các khu vực có tai biến môi trường (lún, sụt, địa chất, sói lở …).
2. Đánh giá tổng hợp đất xây dựng đô thị cho từng khu vực đô thị bao gồm: xác định các khu vực thuận lợi, không thuận lợi, hạn chế, khu vực cấm xây dựng.
3. Đánh giá tổng hợp tình hình thoát nước và ngập úng đô thị: tần suất, diện tích các khu vực, độ sâu, hiện trạng hệ thống thoát nước, vị trí, quy mô các trạm bơm tiêu thoát nước.
4. Xác định chỉ tiêu, thông số cơ bản, các lưu vực thoát nước; mạng lưới thoát và nguồn tiếp nhận nước mặt; vị trí, quy mô các công trình đầu mối tiêu thoát chính; các giải pháp phòng tránh thiên tai.
5. Xác định cốt xây dựng khống chế của từng khu vực xây dựng cụ thể và các đường phố chính cấp đô thị.
6. Xác định sơ bộ khối lượng đào, đắp của các khu vực.
7. Xác định chương trình và dự án đầu tư ưu tiên, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, dự kiến nguồn lực thực hiện.
8. Đánh giá môi trường chiến lược.
9. Bản đồ hiện trạng và quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị tỷ lệ 1/10.000 – 1/25.000
Điều 24. Nội dung đồ án quy hoạch cấp điện đô thị
1. Đánh giá hiện trạng cung cấp điện – tiêu thụ điện năng; hiện trạng về nguồn điện, mạng lưới điện (các tuyến truyền tải và phân phối), vị trí, quy mô các trạm biến áp.
2. Xác định các chỉ tiêu cấp điện và nhu cầu điện năng (kể cả điện cho chiếu sáng đô thị).
3. Xác định mạng lưới truyền tải và phân phối (110 KV, 35 KV, 22 KV); vị trí, quy mô các trạm biến áp.
4. Xác định chương trình và dự án đầu tư ưu tiên, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, dự kiến nguồn lực thực hiện.
5. Đánh giá môi trường chiến lược.
6. Bản đồ hiện trạng và quy hoạch cấp điện tỷ lệ 1/10.000 – 1/25.000.
Điều 25. Nội dung đồ án quy hoạch chiếu sáng đô thị
1. Đánh giá hiện trạng về hệ thống chiếu sáng đô thị bao gồm: nguồn cung cấp điện, lưới điện, nguồn sáng, tình hình tiêu thụ điện năng; tình hình tổ chức và hình thức chiếu sáng tại các công trình giao thông, không gian công cộng, chiếu sáng mặt ngoài công trình, chiếu sáng quảng cáo, khu vực lễ hội.
2. Xác định các chỉ tiêu chiếu sáng cho các đối tượng được chiếu sáng; dự báo nhu cầu điện năng cho chiếu sáng.
3. Đề xuất các giải pháp chiếu sáng cho các công trình giao thông, không gian công cộng, chiếu sáng mặt ngoài công trình, chiếu sáng quảng cáo, khu vực lễ hội … và các giải pháp về nguồn điện, lưới điện, nguồn sáng, thiết bị chiếu sáng.
4. Xác định chương trình và dự án đầu tư ưu tiên, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, dự kiến nguồn lực thực hiện.
5. Đánh giá môi trường chiến lược.
6. Bản đồ hiện trạng và quy hoạch hệ thống chiếu sáng đô thị tỷ lệ 1.10.000 – 1/25.000.
Điều 26. Nội dung đồ án quy hoạch cấp nước đô thị
1. Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước: nguồn khai thác, công suất, hiệu suất khai thác, chất lượng nước sạch, áp lực nước, tỷ lệ đấu nối, tỷ lệ thất thoát thất thu và đánh giá tình trạng hoạt động các công trình, mạng lưới đường ống cấp nước.
2. Đánh giá cụ thể trữ lượng, chất lượng các nguồn nước mặt, nước ngầm và khả năng khai thác cho cấp nước.
3. Xác định các chỉ tiêu cấp nước cho các mục đích sử dụng, nhu cầu cấp nước.
4. Lựa chọn cụ thể nguồn cấp nước, xác định nhu cầu; phân vùng cấp nước và xác định nhu cầu sử dụng đất cho các công trình cấp nước.
5. Xác định mạng lưới đường ống cấp nước (mạng cấp I, mạng cấp II), vị trí, quy mô công suất các công trình cấp nước.
6. Xác định chương trình và dự án đầu tư ưu tiên, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, dự kiến nguồn lực thực hiện.
7. Đề xuất các quy định bảo vệ nguồn nước, bảo vệ hệ thống cấp nước.
8. Đánh giá môi trường chiến lược.
9. Bản đồ hiện trạng và quy hoạch cấp nước thể hiện ở tỷ lệ 1/10.000 – 1/25.000.
Điều 27. Nội dung đồ án quy hoạch thoát nước thải đô thị
1. Đánh giá hiện trạng thoát nước mạng lưới thoát nước, trạm xử lý, khả năng tiêu thoát của hệ thống … ); tình hình ô nhiễm và diễn biến môi trường nước.
2. Xác định các chỉ tiêu, thông số cơ bản của hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, công nghiệp …; tổng lượng nước thải; các nguồn tiếp nhận, khả năng tiếp nhận nước thải.
3. Lựa chọn hệ thống thu gom và xử lý nước thải.
4. Xác định hướng, vị trí, kích thước mạng thoát nước cấp I, cấp II; các điểm xả, cao độ mức nước, lưu lượng xả tối đa, yêu cầu về chất lượng nước thải tại các điểm xả.
5. Xác định vị trí, quy mô các nhà máy xử lý nước thải.
6. Xác định các chương trình và dự án đầu tư ưu tiên; sơ bộ tổng mức đầu tư, dự kiến nguồn vốn và kế hoạch thực hiện.
7. Đánh giá môi trường chiến lược.
8. Bản đồ hiện trạng và quy hoạch hệ thống thoát nước thải thể hiện ở tỷ lệ 1/10.000 – 1/25.000.
Điều 28. Nội dung đồ án quy hoạch xử lý chất thải rắn
1. Đánh giá hiện trạng các nguồn phát thải, thành phần, tính chất và xác định tổng khối lượng các chất thải rắn thông thường và nguy hại.
2. Đánh giá khả năng phân loại tại nguồn và khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải rắn.
3. Xác định các chỉ tiêu, dự báo nguồn và dự báo tổng lượng chất thải.
4. Xác định vị trí, quy mô các điểm thu gom, trạm trung chuyển, khu liên hợp, cơ sở xử lý chất thải rắn.
5. Đề xuất công nghệ xử lý thích hợp.
6. Xây dựng chương trình, dự án đầu tư ưu tiên; sơ bộ tổng mức đầu tư, dự kiến nguồn vốn và kế hoạch thực hiện.
7. Đánh giá môi trường chiến lược
8. Bản vẽ hiện trạng và quy hoạch xử lý chất thải rắn thể hiện ở tỷ lệ 1/10.000 – 1/25.000.
Điều 29. Nội dung đồ án quy hoạch nghĩa trang
1. Đánh giá thực trạng về nghĩa trang bao gồm: sự phân bố, quy mô, tình hình hoạt động và sử dụng (nghĩa trang mới, nghĩa trang đang hoạt động, dự kiến đóng cửa, di chuyển, cải tạo …), tác động, ảnh hưởng đến môi trường.
2. Dự báo nhu cầu táng cho toàn đô thị, các yêu cầu về quỹ đất sử dụng; lựa chọn hình thức táng.
3. Xác định vị trí, quy mô các nghĩa trang (nghĩa trang cấp 1, 2 và cấp 3).
4. Đánh giá môi trường chiến lược.
5. Xây dựng dự án đầu tư ưu tiên; sơ bộ tổng mức đầu tư, dự kiến nguồn vốn và kế hoạch thực hiện.
6. Bản vẽ hiện trạng và quy hoạch các nghĩa trang thể hiện ở tỷ lệ 1/10.000 – 1/25.000.
Điều 30. Nội dung đồ án quy hoạch thông tin liên lạc
1. Đánh giá thực trạng về hệ thống thông tin liên lạc; bố trí đường dây nổi, ngầm.
2. Xác định nhu cầu về thông tin liên lạc.
3. Xác định mạng chuyển mạch, mạng dịch vụ viễn thông, mạng ngoại vi và hệ thống truyền dẫn.
4. Xây dựng dự án đầu tư ưu tiên; sơ bộ tổng mức đầu tư, dự kiến nguồn vốn và kế hoạch thực hiện.
5. Đánh giá môi trường chiến lược.
6. Bản vẽ hiện trạng và quy hoạch thông tin liên lạc thể hiện ở tỷ lệ 1/10.000 – 1/25.000.
MỤC 3. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
Điều 31. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị.
1. Cơ quan trình thẩm định và phê duyệt
a) Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc trách nhiệm tổ chức lập của mình và nhiệm vụ, đồ án quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Bộ Xây dựng thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ trừ quy hoạch đô thị quy định tại điểm a khoản này;
c) Cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 19 của Luật Quy hoạch đô thị trình cơ quan quản lý quy hoạch cấp tỉnh thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị cấp tỉnh thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc trách nhiệm tổ chức lập của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và đồ án quy hoạch đô thị do chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập;
đ) Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị cấp huyện thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc trách nhiệm tổ chức lập của Ủy ban nhân dân cấp huyện và đồ án quy hoạch đô thị do chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập;
e) Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng trình cơ quan quản lý quy hoạch đô thị cấp tỉnh, thẩm định đối với đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trình cơ quan quản lý quy hoạch đô thị cấp huyện thẩm định đối với đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Cơ quan thẩm định quy hoạch đô thị có trách nhiệm căn cứ vào ý kiến các cơ quan có liên quan, Hội đồng thẩm định, nội dung nhiệm vụ và đồ án quy hoạch, có văn bản gửi cơ quan trình thẩm định để hoàn chỉnh nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị. Sau khi nhận được hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị hoàn chỉnh, cơ quan thẩm định báo cáo nội dung thẩm định với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt xem xét, quyết định.
3. Đối với đồ án quy hoạch chung đô thị từ loại IV trở lên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng bằng văn bản trước khi phê duyệt.
4. Đối với đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lấy ý kiến thống nhất của cơ quan quản lý quy hoạch cấp tỉnh bằng văn bản trước khi phê duyệt.
Điều 32. Thời gian thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị
1. Thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch chung đô thị:
a) Đối với thành phố trực thuộc Trung ương, thời gian thẩm định nhiệm vụ không quá 25 ngày, thời gian phê duyệt nhiệm vụ không quá 15 ngày; thời gian thẩm định đồ án không quá 30 ngày, thời gian phê duyệt đồ án không quá 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định;
b) Đối với thành phố thuộc tỉnh, thị xã, đô thị mới, thời gian thẩm định nhiệm vụ không quá 20 ngày, thời gian phê duyệt nhiệm vụ không quá 15 ngày; thời gian thẩm định đồ án không quá 25 ngày, thời gian phê duyệt đồ án không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định;
c) Đối với thị trấn, thời gian thẩm định nhiệm vụ không quá 20 ngày, thời gian phê duyệt nhiệm vụ không quá 15 ngày; thời gian thẩm định đồ án không quá 25 ngày, thời gian phê duyệt đồ án không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
2. Thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết: thời gian thẩm định nhiệm vụ không quá 20 ngày, thời gian phê duyệt nhiệm vụ không quá 15 ngày; thời gian thẩm định đồ án không quá 25 ngày, thời gian phê duyệt đồ án không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
3. Thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật: thời gian thẩm định đồ án không quá 20 ngày, thời gian phê duyệt đồ án không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
Điều 33. Hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị.
1. Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch đô thị, gồm: tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt; thuyết minh nội dung nhiệm vụ; dự thảo quyết định phê duyệt nhiệm vụ; bản vẽ in màu thu nhỏ; các văn bản pháp lý có liên quan.
2. Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị, gồm: tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt đồ án; thuyết minh nội dung đồ án bao gồm bản vẽ in màu thu nhỏ; dự thảo quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị; dự thảo quyết định phê duyệt đồ án; các phụ lục tính toán kèm theo; các bản vẽ in màu đúng tỷ lệ theo quy định; các văn bản pháp lý có liên quan.
Điều 34. Nội dung phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị
1. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt có trách nhiệm phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị bằng văn bản, bao gồm các nội dung sau:
a) Đối với quy hoạch chung:
- Nội dung quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung bao gồm: phạm vi và ranh giới lập quy hoạch chung; tính chất đô thị; một số chỉ tiêu cơ bản dự kiến về dân số, đất đai và hạ tầng kỹ thuật; các yêu cầu nghiên cứu chủ yếu về hướng phát triển đô thị, cơ cấu tổ chức không gian, các công trình đầu mối và giải pháp chính tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật; danh mục hồ sơ đồ án;
- Nội dung quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chung bao gồm: phạm vi và ranh giới lập quy hoạch chung; tính chất, chức năng của đô thị; quy mô dân số, đất đai đô thị theo các giai đoạn phát triển; các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu và hướng phát triển đô thị; định hướng tổ chức không gian đô thị, dự kiến ranh giới hành chính nội thành, ngoại thành, nội thị, ngoại thị; cơ cấu sử dụng đất theo các chức năng; vị trí, quy mô các khu chức năng chính; nguồn cung cấp, vị trí, quy mô, công suất các công trình đầu mối và mạng lưới chính của hạ tầng kỹ thuật đô thị (kể cả công trình ngầm nếu có); các quy định về không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị; các vấn đề có liên quan đến quốc phòng, an ninh và biện pháp bảo vệ môi trường; các chương trình ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện; các vấn đề về tổ chức thực hiện.
b) Đối với quy hoạch phân khu:
- Nội dung quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu bao gồm: phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch phân khu; một số chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch cơ bản dự kiến về dân số, sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; các yêu cầu và nguyên tắc về tổ chức không gian, kiến trúc, kết nối hạ tầng kỹ thuật; danh mục hồ sơ đồ án;
- Nội dung quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu bao gồm: phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch phân khu, các chỉ tiêu cơ bản về dân số, đất đai, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; cơ cấu sử dụng đất; chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc, thiết kế đô thị cho từng ô phố; nguồn cung cấp và giải pháp tổ chức mạng lưới hạ tầng kỹ thuật đến các trục đường phố; giải pháp tổ chức tái định cư (nếu có); giải pháp bảo vệ môi trường; những hạng mục ưu tiên đầu tư và nguồn lực để thực hiện; các vấn đề về tổ chức thực hiện.
c) Đối với quy hoạch chi tiết:
- Nội dung quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết: phạm vi ranh giới, diện tích khu vực lập quy hoạch chi tiết; các chỉ tiêu cơ bản về dân số, đất đai, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; các yêu cầu và nguyên tắc về không gian, kiến trúc, cảnh quan, kết nối hạ tầng kỹ thuật và những yêu cầu nghiên cứu khác; danh mục các hạng mục công trình cần đầu tư xây dựng trong khu vực quy hoạch; danh mục hồ sơ đồ án;
- Nội dung quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết; phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch chi tiết; các chỉ tiêu cơ bản về dân số, đất đai, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; cơ cấu sử dụng đất; chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc, thiết kế đô thị cho từng lô đất; nguồn cung cấp và giải pháp tổ chức mạng lưới hạ tầng kỹ thuật đến từng lô đất; giải pháp tổ chức tái định cư (nếu có); giải pháp bảo vệ môi trường; những hạng mục ưu tiên đầu tư và nguồn lực để thực hiện; các vấn đề về tổ chức thực hiện; danh mục các công trình xây dựng trong khu vực quy hoạch.
d) Đối với quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật
Nội dung quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật: phạm vi ranh giới, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, nguồn cung cấp, vị trí, quy mô, công suất các công trình đầu mối kỹ thuật, giải pháp tổ chức mạng lưới hạ tầng kỹ thuật, chương trình, dự án đầu tư, nguồn vốn và kế hoạch thực hiện.
2. Bản vẽ và Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch kèm theo quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị phải được cơ quan thẩm định quy hoạch đô thị đóng dấu xác nhận.
Chương 4.
GIẤY PHÉP QUY HOẠCH
Điều 35. Quy định chung về giấy phép quy hoạch
1. Giấy phép quy hoạch được cấp cho các chủ đầu tư có đủ điều kiện năng lực thực hiện đầu tư xây dựng dự án.
2. Giấy phép quy hoạch là cơ sở pháp lý để chủ đầu tư tổ chức lập quy hoạch đô thị, lập dự án đầu tư xây dựng và triển khai đầu tư xây dựng.
3. Giấy phép quy hoạch là quy định của cơ quan có thẩm quyền mà chủ đầu tư phải tuân thủ trong quá trình tổ chức lập quy hoạch đô thị, lập dự án đầu tư xây dựng và triển khai thực hiện dự án.
4. Thời hạn của giấy phép quy hoạch đối với dự án xây dựng công trình tập trung tối đa không quá 24 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép quy hoạch đến khi phê duyệt quy hoạch chi tiết.
Thời hạn của giấy phép quy hoạch đối với dự án xây dựng công trình riêng lẻ tối đa không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép quy hoạch đến khi phê duyệt dự án đầu tư.
Điều 36. Trường hợp cấp giấy phép quy hoạch
1. Dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung tại khu vực trong đô thị chưa có quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết.
2. Dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung tại khu vực trong đô thị có quy hoạch phân khu, nhưng chưa đủ các căn cứ đề lập quy hoạch chi tiết.
3. Dự án đầu tư xây dựng công trình riêng lẻ tại khu vực trong đô thị chưa có quy hoạch chi tiết hoặc thiết kế đô thị, trừ nhà ở.
4. Dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung hoặc riêng lẻ trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết được duyệt, nhưng cần điều chỉnh ranh giới hoặc một số chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị đối với một lô đất.
Điều 37. Trình tự cấp giấy phép quy hoạch
1. Căn cứ vào thông tin quy hoạch, chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy hoạch đầu tư xây dựng công trình tập trung theo quy định tại Điều 36 của Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quy hoạch.
2. Căn cứ vào yêu cầu quản lý, kiểm soát phát triển của đô thị, Quy định quản lý theo quy hoạch đô thị, Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, đề xuất của chủ đầu tư, cơ quan quản lý quy hoạch các cấp có trách nhiệm xem xét hồ sơ, tổ chức lấy ý kiến các cơ quan có liên quan và báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quy hoạch về nội dung giấy phép quy hoạch. Thời gian thẩm định hồ sơ và lấy ý kiến không quá 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3. Cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp giấy phép quy hoạch trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ thẩm định cấp giấy phép quy hoạch của cơ quan quản lý quy hoạch các cấp.
4. Đối với dự án đầu tư xây dựng quy định tại khoản 3 và 4 Điều 36 của Nghị định này, trong quá trình thẩm định hồ sơ cấp giấy phép quy hoạch, cơ quan quản lý quy hoạch các cấp phải tổ chức lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư có liên quan về nội dung cấp phép. Đại diện cộng đồng dân cư có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Điều 38. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy hoạch
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy hoạch bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch;
2. Sơ đồ vị trí địa điểm đề nghị cấp giấy phép quy hoạch;
3. Dự kiến phạm vi, ranh giới khu đất, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị;
4. Dự kiến nội dung đầu tư, quy mô dự án và tổng mức đầu tư;
5. Báo cáo về pháp nhân và năng lực tài chính để triển khai dự án.
Điều 39. Nội dung giấy phép quy hoạch
1. Nội dung giấy phép quy hoạch đối với dự án đầu tư xây dựng tập trung quy định tại khoản 1 và 2 Điều 36 của Nghị định này bao gồm:
a) Chủ đầu tư;
b) Phạm vi, ranh giới, quy mô đất đai, dân số khu vực quy hoạch đô thị;
c) Các chỉ tiêu sử dụng đất về nhà ở, dịch vụ thương mại; công trình hạ tầng xã hội, cây xanh, giao thông; các chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị cho toàn khu vực quy hoạch; các yêu cầu về tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan, môi trường; các yêu cầu về chỉ tiêu và công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật đô thị làm cơ sở đầu tư lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết;
d) Thời hạn của giấy phép quy hoạch.
2. Nội dung giấy phép quy hoạch đối với dự án đầu tư xây dựng công trình riêng lẻ quy định tại khoản 3 và 4 Điều 36 của Nghị định này bao gồm:
a) Chủ đầu tư;
b) Phạm vi, ranh giới, diện tích đất khu vực quy hoạch đô thị;
c) Các chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị về tầng cao xây dựng, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng đối với khu đất; các yêu cầu về kiến trúc công trình, môi trường; các yêu cầu về chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật đô thị và các yêu cầu khác làm cơ sở chủ đầu tư lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
d) Thời hạn của giấy phép quy hoạch.
Điều 40. Thẩm quyền cấp giấy phép quy hoạch
1. Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép quy hoạch cho các trường hợp sau:
a) Dự án đầu tư xây dựng quy định tại khoản 1 Điều 36 của Nghị định này có quy mô trên 50 ha trong phạm vi toàn thành phố và dự án đầu tư xây dựng có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, lịch sử của thành phố;
b) Dự án đầu tư xây dựng quy định tại khoản 3 và 4 Điều 36 của Nghị định này tại các quận nội thành.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép quy hoạch cho các trường hợp sau:
a) Dự án đầu tư xây dựng quy định tại khoản 1 Điều 36 có quy mô trên 50 ha trong phạm vi toàn tỉnh và dự án đầu tư xây dựng có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội , văn hóa, lịch sử của tỉnh;
b) Dự án đầu tư xây dựng quy định tại khoản 3 và 4 Điều 36 tại đô thị tỉnh lỵ.
3. Ủy ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, huyện cấp giấy phép quy hoạch cho các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 và 2 Điều này trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
Điều 41. Lệ phí cấp giấy phép quy hoạch
1. Lệ phí cấp giấy phép quy hoạch được xác định bằng tỷ lệ phần trăm của tổng mức đầu tư dự kiến của dự án đầu tư xây dựng.
2. Bộ Tài chính quy định chi tiết về mức thu lệ phí cấp giấy phép quy hoạch.
Chương 5.
QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THEO QUY HOẠCH
MỤC 1. QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ MỚI
Điều 42. Quản lý phát triển đô thị mới
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Quản lý phát triển đối với đô thị mới liên tỉnh.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập Ban Quản lý phát triển đối với đô thị mới thuộc tỉnh.
3. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ Ban Quản lý phát triển đô thị mới.
Điều 43. Trách nhiệm Ban Quản lý phát triển đô thị mới
Trên cơ sở quy hoạch chung đô thị mới đã được phê duyệt, Ban Quản lý phát triển đô thị mới có trách nhiệm:
1. Tổ chức lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Lập kế hoạch phát triển tổng thể đô thị mới về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình thương mại, công nghiệp và dịch vụ đô thị.
3. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư các dự án đảm bảo đồng bộ và phù hợp với yêu cầu phát triển theo từng giai đoạn của đô thị mới.
4. Phối hợp với Bộ, ngành và địa phương có liên quan, các chủ đầu tư trong việc quản lý sử dụng đất đai; quản lý đầu tư xây dựng và không gian, kiến trúc cảnh quan theo quy hoạch đô thị; kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch đô thị.
MỤC 2. QUẢN LÝ CẢI TẠO ĐÔ THỊ
Điều 44. Nguyên tắc cải tạo đô thị
1. Trường hợp xây dựng lại toàn bộ một khu vực trong đô thị phải đảm bảo sử dụng hợp lý, tiết kiệm đất đai; đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật; đáp ứng yêu cầu về hạ tầng xã hội, dịch vụ công cộng và môi trường trong khu vực và với khu vực xung quanh.
2. Trường hợp cải tạo, nâng cấp một khu vực để cải thiện, nâng cao điều kiện sống người dân trong khu vực phải đảm bảo kết nối hợp lý hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, sự hài hòa không gian, kiến trúc trong khu vực cải tạo và với khu vực xung quanh.
3. Trường hợp nâng cấp, cải thiện điều kiện hạ tầng kỹ thuật phải đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến các hoạt động và môi trường của đô thị.
4. Trường hợp chỉnh trang kiến trúc công trình phải đảm bảo nâng cao chất lượng không gian, cảnh quan của khu vực và đô thị.
Điều 45. Trách nhiệm quản lý cải tạo đô thị
Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn có trách nhiệm:
1. Tổ chức điều tra, đánh giá thực trạng về điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhà ở, công cộng để xác định khu vực cần cải tạo trong đô thị.
2. Tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư và các cơ quan có liên quan về nội dung và kế hoạch cải tạo đô thị.
3. Lập danh mục các dự án cải tạo đô thị và đưa vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đô thị theo giai đoạn 5 năm và hàng năm, để làm cơ sở bố trí nguồn vốn và tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch.
4. Công khai chương trình, kế hoạch cải tạo hàng năm để tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện và giám sát thực hiện.
Điều 46. Nội dung kế hoạch cải tạo đô thị
Kế hoạch cải tạo đô thị bao gồm nội dung chính sau:
1. Phạm vi, ranh giới khu vực và dự án cải tạo đô thị;
2. Kế hoạch lập quy hoạch chi tiết hoặc thiết kế đô thị.
3. Kế hoạch định cư và di dời;
4. Dự kiến nguồn vốn và tiến độ thực hiện;
5. Tổ chức thực hiện.
Điều 47. Các trường hợp ưu tiên đưa vào kế hoạch cải tạo
1. Khu vực có công trình trong tình trạng hư hỏng, cũ nát có khả năng gây nguy hiểm đến sự an toàn của cộng đồng dân cư.
2. Khu vực có điều kiện và môi trường sống không đảm bảo, gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng và trật tự xã hội.
3. Khu vực trung tâm, trục không gian chính, cửa ngõ của đô thị cần chỉnh trang.
4. Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội không đáp ứng yêu cầu phát triển của khu vực và đô thị.
Chương 6.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 48. Tổ chức thực hiện
1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp Bộ Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn về tạm ứng, thanh toán, quyết toán kinh phí cho công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị; mức thu lệ phí, việc quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép quy hoạch đô thị.
3. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp Bộ Xây dựng quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ Ban Quản lý phát triển đô thị mới.
4. Các quy hoạch xây dựng đô thị đã được thẩm định và trình phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì không phải trình duyệt lại. Việc tổ chức thực hiện, quản lý phát triển và điều chỉnh quy hoạch được thực hiện theo quy định của Nghị định này.
5. Bộ Xây dựng công bố về định mức, đơn giá cho công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị; hướng dẫn mẫu Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư quy hoạch đô thị cho cá nhân; các nội dung khác có liên quan và hướng dẫn việc thực hiện chuyển tiếp.
Điều 49. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 5 năm 2010 và thay thế các quy định về quy hoạch xây dựng các đô thị và các khu vực trong đô thị của Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UB Giám sát tài chính QG;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

PHỤ LỤC I

(Ban hành kèm theo Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ)

Mẫu 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP QUY HOẠCH

(Sử dụng cho dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung)

Kính gửi: …………………………………….

1. Chủ đầu tư: ......................................................................................................................

- Người đại diện: ………………………….. Chức vụ: .................................................................

- Địa chỉ liên hệ: ...................................................................................................................

- Số nhà: ………………… Đường …………….. Phường (xã) ....................................................

- Tỉnh, thành phố: .................................................................................................................

- Số điện thoại: .....................................................................................................................

2. Vị trí, quy mô khu vực dự kiến đầu tư: ...............................................................................

- Phường (xã) ………………………. Quận (huyện) ..................................................................

- Tỉnh, thành phố: .................................................................................................................

- Phạm vi dự kiến đầu tư: ......................................................................................................

- Quy mô, diện tích: ....................................................................................................... (ha).

- Hiện trạng sử dụng đất .......................................................................................................

3. Nội dung đầu tư: ...............................................................................................................

- Chức năng dự kiến: ............................................................................................................

- Cơ cấu sử dụng đất dự kiến: ..............................................................................................

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: .................................................................................................

5. Cam kết: tôi xin cam đoan thực hiện đúng theo giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

 

….., ngày … tháng … năm ……….
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC II

(Ban hành kèm theo Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ)

Mẫu 2
(Trang 1)
(Màu xanh – khổ A4)

UBND tỉnh, TP trực thuộc TW hoặc UBND quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã  
---------------

Số: .................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------------

………….., ngày … tháng … năm …..

GIẤY PHÉP QUY HOẠCH

Số:            /GPQH
(Sử dụng cho dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung)

1. Cấp cho chủ đầu tư: .........................................................................................................

- Địa chỉ: ..............................................................................................................................

- Số nhà: ………. Đường ………. Phường (xã): …………… Tỉnh, thành phố: .............................

2. Nội dung cấp phép:

- Tên dự án: .........................................................................................................................

- Địa điểm xây dựng: ............................................................................................................

- Phạm vi ranh giới: ..............................................................................................................

- Quy mô đất đai: ………………….. ha

- Quy mô dân số (nếu có): …………. người

- Cơ cấu sử dụng đất: ………………………… %.

(tỷ lệ đất giao thông, cây xanh, công trình công cộng)

(Trang 2)

- Mật độ xây dựng toàn khu vực: ……………….. %

- Chiều cao tối đa xây dựng công trình: .............................................................................. m.

- Hệ số sử dụng đất: .............................................................................................................

- Các yêu cầu về không gian, kiến trúc, cảnh quan: .................................................................

- Các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, môi trường: .......................................................................

3. Thời hạn giấy phép quy hoạch: ..........................................................................................

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:

….., ngày … tháng … năm ……….
Cơ quan cấp giấy phép quy hoạch
(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC III

(Ban hành kèm theo Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ)

Mẫu 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP QUY HOẠCH

(Sử dụng cho dự án đầu tư xây dựng công trình riêng lẻ)

Kính gửi: …………………………………….

1. Chủ đầu tư: ......................................................................................................................

- Người đại diện: ………………………….. Chức vụ: .................................................................

- Địa chỉ liên hệ: ...................................................................................................................

- Số nhà: ………………… Đường …………….. Phường (xã) ....................................................

- Tỉnh, thành phố: .................................................................................................................

- Số điện thoại: .....................................................................................................................

2. Vị trí, quy mô xây dựng công trình: ....................................................................................

- Phường (xã) ………………………. Quận (huyện) ..................................................................

- Tỉnh, thành phố: .................................................................................................................

- Phạm vi ranh giới: ..............................................................................................................

- Quy mô, diện tích: ....................................................................................................... (ha).

- Hiện trạng sử dụng đất .......................................................................................................

3. Nội dung đầu tư: ...............................................................................................................

- Chức năng công trình: ........................................................................................................

- Mật độ xây dựng: ………………. %

- Chiều cao công trình: ...................................................................................................... m.

- Số tầng: ............................................................................................................................

- Hệ số sử dụng đất: .............................................................................................................

- Dự kiến tổng diện tích sàn: ............................................................................................. m2.

4. Tổng mức đầu tư dự kiến: .................................................................................................

5. Cam kết: tôi xin cam đoan thực hiện đúng theo giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

 

….., ngày … tháng … năm ……….
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC IV

(Ban hành kèm theo Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ)

Mẫu 4
(Trang 1)
(Màu xanh – khổ A4)

UBND tỉnh, TP trực thuộc TW hoặc UBND quận, huyện, thành phố

thuộc tỉnh, thị xã  
-----------

Số: ....................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------------

………….., ngày … tháng … năm …..

GIẤY PHÉP QUY HOẠCH

Số:         /GPQH
(Sử dụng cho dự án đầu tư xây dựng công trình riêng lẻ)

1. Cấp cho chủ đầu tư: .........................................................................................................

- Địa chỉ: ..............................................................................................................................

- Số nhà: ………. Đường ………. Phường (xã): …………… Tỉnh, thành phố: .............................

2. Nội dung cấp phép:

- Tên dự án: .........................................................................................................................

- Địa điểm xây dựng: ............................................................................................................

- Phạm vi ranh giới: ..............................................................................................................

- Diện tích lô đất: .............................................................................................................. m2

- Mật độ xây dựng đối với lô đất: .......................................................................................  %

- Chiều cao công trình: .....................................................................................................  m.

- Hệ số sử dụng đất đối với lô đất: .........................................................................................

(Trang 2)

- Khoảng lùi công trình: …………………… m

- Các yêu cầu về kiến trúc công trình: .....................................................................................

- Các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và môi trường: ....................................................................

3. Thời hạn giấy phép quy hoạch: ..........................................................................................

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:

….., ngày … tháng … năm ……….
Cơ quan cấp giấy phép quy hoạch
(Ký tên, đóng dấu)

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

 

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence – Freedom - Happiness

No.: 37/2010/ND-CP

Hanoi, April 07, 2010

 

DECREE

ON THE FORMULATION, EVALUATION, APPROVAL AND MANAGEMENT OF URBAN PLANNING

 

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the June 17, 2009 Law on Urban Planning;

At the proposal of the Minister of Construction,

 

DECREES:

Chapter I GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

This Decree applies to the formulation, evaluation and approval of urban planning; the management of construction according to planning; and capability conditions on organizations and individuals involved in urban planning.

Article 2. Time limits for formulating urban planning

1. Time limits for formulating general urban planning:

a/ For centrally run cities, the time limit for elaborating general planning tasks is 3 months and the time limit for formulating plans is 15 months;

b/ For provincial cities, towns and new urban centers, the time limit for elaborating tasks is 2 months and the time limit for formulating plans is 12 months;

c/ For townships, the time limit for elaborating tasks is one month and the time limit for making formulating is 9 months.

2. Time limits for formulating zoning planning: one month for elaborating tasks and 9 months for formulating plans.

3. Time limits for formulating detailed planning: one month for elaborating tasks and 6 months for formulating plans.

4. The time limit for formulating a specialized technical infrastructure plan is 9 months.

5. The time limit for elaborating planning tasks shall be counted from the date of signing of a consultancy contract between the agency organizing the planning or investor and the planning consultancy organization. The time limit for formulating a plan shall be counted from the date of approval of the planning task. If the elaboration of planning tasks and formulation of a plan are carried out by two different legal entities, the time limit for formulating a plan shall be counted from the date of signing of the consultancy contract.

Article 3. Topographic maps for formulating urban plans

1. Topographic maps for formulating urban plans shall be provided by the state management agency in charge of maps or made by a professional agency after conducting surveys and measurements to ensure quality and meet technical requirements according to regulations on measurement and mapping activities.

2. Information and data of topographical maps must meet urban planning requirements relevant to each type of urban plan. In case a topographic map is not suitable to the current state at the time of planning, additional measurements and surveys shall be conducted.

Article 4. Management of funding sources for the formulation and implementation of urban planning

1. State budget funds for the formulation and implementation of urban planning shall be allocated from annual economic non-business funds of central and local budgets.

2. Funds for the formulation and implementation of urban planning covered by implementers of construction investment projects shall be included in the projects' total investments.

3. Responsibilities for preparing funding plans for the formulation and implementation of
urban planning with state budget funds:

a/ The Ministry of Construction shall prepare annual budget fund plans for the formulation and implementation of urban planning carried out by the Ministry itself and of other types of urban planning assigned by the Prime Minister;

b/The People's Committees at all levels shall prepare and balance annual fund plans for urban planning formulated by themselves, excluding types of urban planning mentioned at Point a, Clause 3 of this Article;

c/ The Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment shall balance annual state budget funds for the formulation and implementation of urban planning by the Ministry of Construction; the People's Committees at all levels shall balance annual local budget funds for local urban planning work.

4. Condition for inclusion in annual fund plans:

The list of urban planning projects or job items to implement urban planning must be approved by competent authorities and enclosed with outlines and cost estimates of urban planning work or job items to implement urban planning.

5. The Ministry of Construction shall announce spending levels and unit prices for the formulation and implementation of urban planning.

6. The Ministry of Finance shall coordinate with the Ministry of Construction in fading the advance, payment and settlement of state budget funds for the formulation and implementation of urban planning to suit management requirements and characteristics of urban planning work.

 

Chapter II

CONDITIONS ON AND CAPABILITIES OF CONSULTANCY ORGANIZATIONS AND

INDIVIDUALS INVOLVEEHN FORMULATING URBAN PLANNING AND SELECTION OF URBAN PLANNING CONSULTANCY ORGANIZATIONS

 

Section I. CONDITIONS ON AND CAPABILITIES OF CONSULTANCY ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS INVOLVED IN FORMULATING URBAN PLANNING

 

Article 5. General provisions on conditions on consultancy organizations and individuals involved in formulating urban planning


1. To be involved in formulating urban planning, consultancy organizations and individuals must fully meet capability conditions stipulated in this Decree or those of construction planning designing consultancy organizations and individuals prescribed by current law.

2. Urban planning designing individuals must possess training diplomas and certificates relevant to jobs they perform.

3. Holders of the title of urban plan manager and independent urban planning designing practitioners must possess relevant practicing certificates as required.

4. Capabilities of urban planning consultancy organizations shall be determined based on practicing capabilities of their individual members and on their experience, equipment and managerial capacity.

Article 6. Conditions for and competence to grant architect's and urban planning engineer's practicing certificates to individuals

1. To be granted an architect's or urban planning engineer's practicing certificate an individual must have a university or higher degree in architecture, urban planning, urban technical infrastructure or urban economy; have at least 5 years' experience in planning designing and have participated in designing at least 5 urban plans which have been already approved.

2. Competence to grant architect's and urban planning engineer's practicing certificates:

a/ Provincial-level Construction Departments shall grant architect's and urban planning engineer's practicing certificates to individuals mentioned in Clause 1 of this Article;

b/ The Ministry of Construction shall issue regulations on architect's and urban planning engineer's practicing certificates and their forms for uniform application nationwide.

Article 7. Responsibilities of holders of architect's and urban planning engineer's practicing certificates

1. To ensure truthful and accurate dossiers of application for certificates.

2. To take responsibility before law for the quality of jobs they perform.

3. To pay fees for the grant of certificates under the law on charges and fees.

Article 8. Classification of urban plan managers and urban planning specialty "directors

1. Class-I urban plan manager:

a/ Possessing an architect's or urban planning engineer's practicing certificate relevant to jobs he/she performs;

b/ Having managed one general urban plan for an urban center of grade I or higher grade, or 2 general urban plans for urban centers of grade II, or 3 general urban plans for urban centers of grade III.

2. Class-II urban plan manager:

a/ Possessing an architect's or urban planning engineer's practicing certificate relevant to jobs he/she performs;

b/ Having managed one general urban plan for an urban center of grade II or higher grade, or 2 general urban plans for urban centers of grade III. or 3 general urban plans for urban centers of grade IV, or 4 general urban plans for urban centers of grade V.

3. Class-I urban planning specialty director:

a/ Possessing an architect's or urban planning engineer's practicing certificate relevant to jobs he/she performs;

b/ Having worked as a specialized designing director for one general urban plan for an urban center of grade I or higher grade, or 2 general urban plans for urban centers of grade II, or 3 general urban plans for urban centers of grade III.

4. Class-II urban planning specialty director:

a/ Possessing an architect's or urban planning engineer's practicing certificate relevant to jobs he/she performs;

b/ Having worked as a specialized designing director for one general urban plan for an urban center of grade II or higher grade, or 2 general urban plans for urban centers of grade III, or 3 general urban plans for urban centers of grade IV, or 4 general urban plans for urban centers of grade V.

5. Class-I urban plan managers and urban planning specialty directors may work as manager or designing director for all urban plans.

6. Class-II urban plan managers and urban planning speciality directors may work as manager or designing director for general plans for urban centers of grade II or lower grade, zoning plans and detailed urban plans.

Article 9. Capability conditions of urban planning consultancy organizations

1. An urban planning consultancy organiza­tion must have professionally capable individual members as defined in Clause 1, Article 6, to ensure performance of all jobs of planning space, technical infrastructure and urban economy and environment; and have physical foundations and managerial capability to ensure quality of plans.

2. An urban planning consultancy organization that has sufficient class-I plan managers and class-

I directors of all urban planning specialties may formulate all kinds of urban plans.

3. An urban planning consultancy organization that has no plan managers and urban planning specialty directors classified under Article 8 of this Decree may formulate only zoning and detailed plans.

Article 10. Conditions on foreign consultancy organizations and individuals to formulate urban planning

1. When participating in formulating urban planning in Vietnam, foreign consultancy organizations and individuals must possess operation licenses as required by Vietnamese law.

2. For foreign consultancy organizations and individuals involved in formulating urban plans within the approving competence of. the Prime Minister, their capabilities must be «cognized by the Ministry of Construction to be relevant to jobs they will perform.

3. For foreign consultancy organizations and individuals involved in formulating urban plans within the approving competence of People's Committees at all levels, their capabilities must be recognized by provincial-level urban planning management agencies to be relevant to jobs they will perform.

Article 11. Responsibilities of urban planning consultancy organizations

1. To recognize classes of plan managers and urban planning specialty directors in their organizations under Clauses 1 and 2, Article 8 of this Decree.

2. To supply sufficient and truthful capability records of individuals involved in formulating urban planning to organizations or agencies organizing urban planning.


3. To employ individuals who have capabilities necessary for and relevant to assigned jobs in formulating plans.

4. To assure urban planning quality and schedule.

 

Section 2. SELECTION OF URBAN 'PLANNING CONSULTANCY ORGANIZATIONS

Article 12. Selection of urban planning consultancy organizations

1. Urban planning consultancy organizations may be selected through contractor appointment.
Agencies organizing the formulation of urban planning shall organize the appointment of urban
planning consultancy organizations in accordance with the law on contractor appointment.

2. Selection of consultants through examination for general planning of major urban centers of unique significance; and for zoning and detailed planning of zones of important significance to urban centers is encouraged.

3. When selecting urban planning consultants, agencies responsible for organizing planning work or investors shall base themselves on this Decree's provisions on capability conditions and take responsibility before law for damage caused by their Election of unqualified consultancy
organizations.

 

Article 13. Forms of examination

1. The selection of urban planning consultancy organizations shall be conducted through examination of planning ideas.

2. Urban planning consultancy organizations taking part in an examination must satisfy capability conditions prescribed in Article 9 of this Decree.

3. Organization of examination:

The agency organizing urban planning shall:

a/ Organize the elaboration and approval of tasks and regulations and estimation of funds for the examination;

b/ Invite at least 5 urban planning consultancy organizations to take part in the examination;

c/ Form an examination council to evaluate and rank consultancy organizations.

4. Composition and responsibilities of an examination council:

a/ Composition:

An examination council shall be composed of representatives of relevant state management agencies and socio-professional organizations and the architecture and planning council and experienced planning and architecture specialists.

b/ Responsibilities:

- To analyze planning ideas to determine whether they meet requirements of examination tasks; scientificity and practicality of plans; and evaluate and rank the consultancy organizations.

- To summarize and report on evaluation and ranking results to the agency organizing urban planning.

5. The agency organizing urban planning shall decide to select a consultancy organization on the basis of examination results.

 

Chapter III

FORMULATION, EVALUATION AND APPROVAL OF URBAN PLANNING

 

Section 1. CONTENTS OF AN URBAN PLAN

 

Article 14. Principles of formulating urban planning


1. General planning shall be formulated for centrally run cities, provincial cities, towns, townships and new urban centers in line with orientations of the master plan on the national urban system.

2. Zoning planning shall be formulated for zones within cities and towns in order to concretize general planning, serving as a basis for determining construction investment projects and formulating detailed planning.

3. Detailed planning shall be formulated for zones within cities, towns and townships when making construction investment in order to concretize general planning and zoning planning, serving as a basis for elaborating construction investment projects and licensing construction.

4. For a construction work built by a single investor on an area smaller than 5 hectares (or smaller than 2 hectares for investment projects to build apartments), a construction investment project may be elaborated without a detailed planning. General plan drawings, work architectural plans and technical infrastructure solutions in the concept design must comply with the zoning planning, ensure technical infrastructure connectivity and suit the architectural space of surrounding zones.

Article 15. Contents of a general plan of a centrally run city

1. Analysis and evaluation of natural conditions and the present socio-economic situation; population and labor; land use; existing technical and social infrastructure facilities and environment of the whole city and each urban area.

2. Identification of development characteristics, objectives and driving force.

3. Identification of the population size, labor, area of urban construction land, land and social and technical infrastructure criteria for the whole city and each urban area to meet development requirements of different periods of 10 years and 20-25 years and the development trend over the next 50 years.

4. Expected land use of the whole city to meet development requirements of each period.

5. Urban space development orientations, covering:

a/ Identification of a development model and spatial structure for the whole city:

- Development orientations of the urban system in the city: size, functions and scope of the central area; locations, sizes, characteristics, functions, scope and development principles of other urban areas;

- Orientations of other functional areas throughout the city (industrial, agricultural, forestry, tourist, ecological, conservational and others): characteristics, area, scope and development principles;

- Development orientations of rural residential areas: locations of centers of commune clusters and commune centers; concentrated rural residential points and development models;

- Development orientations of spatial axes and urban development corridors of the city: characteristics and development principles.

b/ Spatial development orientations for the central area, covering:

- Urban development and expansion directions;

- Identification of boundaries and areas of functional areas; areas to be converted in function; existing areas restricted from development; areas to be refurbished, renovated, conserved and embellished, new development areas, no-construction areas; and reserve areas for development:

- Identification of population density and land use criteria for urban planning and development principles for functional areas;

- Identification of the system of administrative centers, trade and service centers, public, physical training and sports centers; parks and open-space areas in the city; and municipal-level specialized centers;

- Identification of areas planned for the construction of underground works;

- Identification of architectural and scenic areas, central zones and gateways of the city, main spatial axes, major squares, tree areas, water surface areas and prominent spots in the city and proposed principles and requirements for spatial and architectural organization in these zones.

6. Development orientations for urban technical infrastructure:

a/ Development orientations for technical infrastructure in the whole city, covering:

- General evaluation and selection of land for urban development: evaluation of topography and geological calamities, identification of no-construction areas and areas restricted from construction, identification of water basins and main drainage basin zones; water drainage direction and locations and sizes of water drainage works; identification of standard ground floor levels for the city and each of its zones;

- Identification of the external transport network, including roads, railways, waterways and airways; locations and sizes of airports, seaports, river ports and railway stations; road routes, urban railway (overhead, on the ground and underground); identification of locations and sizes of external coach terminals;

- Identification of water and power reserves, demands and supply sources; total volumes of wastewater and garbage; locations, sizes and capacities of key works and transmission and distribution routes of water and power supply, lighting, communication and water drainage networks; locations and sizes of solid waste treatment sites, cemeteries and other works for urban areas and other functional areas of the city.

b/ Development orientations for technical infrastructure in central areas, including:

- Determination of water drainage basins, identification of rainwater drainage networks and standard ground floor levels in each area;

- Identification of major urban transport networks, urban railway routes and stations (overhead, on the ground and underground); organization of the mass transit system and the system of car terminals and parking lots (overhead, on the ground and under the ground); identification of red-line boundaries of urban trunk roads and the system of technical trenches and tunnels;

- Identification of locations and sizes of key works and major distribution networks of water supply, power supply, and lighting, communication and water drainage systems.

7. Strategic environmental assessment

a/ Evaluation of current conditions:

- Natural urban environment, hydro-meteorological, ecological and geological conditions, land erosion, natural resource exploitation and utilization and climate change;

- Quality of water sources, air, solid waste, wastewater and noise;

- Population, social, cultural and heritage issues.

b/ Analysis and forecast of positive and negative impacts on socio-economic develop­ment and urban environment; proposed system of environmental protection criteria for putting forward optimal solutions to spatial and technical infrastructure development.

c/ Proposed comprehensive solutions to preventing, reducing and remedying impacts on and risks to the population; natural ecosystem; water sources, air and noise in the course of implementation of urban planning.

d/ Formulation of environmental monitoring programs and plans regarding environmental observation, management and techniques.

8. Proposed priority development investment programs and implementation resources.

9. A 1:25,000- or l:50,000-scale spatial and technical infrastructure development orientation map of the whole urban area for each period; a 1:10,000- or l:25,000-scale spatial and technical infrastructure development orientation map of the central area for each period.

Article 16. Contents of a general plan of a provincial city or town

1. Analysis and evaluation of natural conditions and the present socio-economic situation; population and labor; land use; current situation of the construction of technical and social infrastructure facilities and environment in the city or town.

2. Identification of development charac­teristics, objectives and driving force, population size, labor, area of urban construction land, land and social and technical infrastructure criteria for the city or town to meet development requirements of different periods of 10 years and 20-25 years.

3. Projected land use of the city or town to meet development requirements of each period.

4. Urban space development orientations, including:

a/ Urban development model and directions;

b/ Identification of scopes or sizes of functional areas in the city or town; existing areas restricted from development; areas to be refurbished, renovated, conserved and embellished; areas to be converted in function; new development areas, no-construction areas; and reserve areas for development; and areas planned for the construction of underground works for urban centers of grade III or higher;

c/ Identification of population density and land use criteria for urban planning and development orientations and principles for each functional area;

d/ The system of administrative centers, trade and service centers, public, physical training and sports centers; parks and tree and open-space areas; and specialized urban centers;

e/ Development orientations for rural residential areas;

f/ Identification of architectural and scenic areas, main spatial axes, public squares, gateways and prominent spots in the city or town; and proposed spatial and architectural organization in these zones.

5. Development orientations for urban technical infrastructure, covering:

a/ General evaluation and selection of land for urban development: evaluation of topography and geological catastrophes, identification of no-construction areas and areas restricted from construction, identification of water basins, flow division and main drainage directions; locations and sizes of water drainage works; identification of standard ground floor levels for the city or town and each of its zones;


b/ Identification of the external transport network, urban roads, locations and sizes of such key transport works as airports, seaports, river ports and railway stations; external coach terminals; organization of the mass transit system and system of car stations and parking lots; identification of red-line boundaries of trunk urban roads and the system of technical trenches and tunnels;

c/ Identification of water and power demands and supply sources; total volumes of wastewater and garbage; locations, sizes and capacities of key works and transmission and distribution networks of water and power supply, lighting, communication and water drainage and wastewater treatment facilities; locations and sizes of solid waste treatment sites, cemeteries and other works.

6. Strategic environmental assessment: as stipulated in Clause 7, Article 15 of this Decree.

7. Proposed priority development investment works and implementation resources.

8. Spatial and technical infrastructure development orientations for the city or town for different periods, demonstrated on 1:10,000- or l:25,000-scale maps.

Article 17. Contents of a general plan of a township or class-V urban center not yet recognized as township

1. Analysis and evaluation of natural conditions and the present socio-economic situation; population and labor; land use; current situation of the construction of technical and social infrastructure facilities and environment in the township or urban center.

2. Identification of development objectives and driving force; population characteristics and size, labor, area of urban construction land; and social and technical infrastructure criteria for different periods of development.

3. Projected land use of the township or urban center in each planning period.

4. Urban space development orientations, including:

a/ Urban development directions;

b/ Identification of scopes or sizes functional areas in the township or urban center; areas to be refurbished, renovated and conserved: new development areas, no-construction areas; and reserve areas for development;

c/ Identification of population density and land use criteria for urban planning and development orientations for each functional area;

d/ Identification of the administrative center, trade and service centers, public centers; parks and open-space areas in the township or urban center;

e/ Orientations for spatial organization, architecture and landscape for functional areas in the township or urban center, and main spatial axes.

5. Development orientations for urban technical infrastructure, covering:

a/ General evaluation and selection of land for urban development; identification of standard ground floor levels for the whole township or urban center and each of its zones;

b/ Identification of the external transport network, urban roads, locations and sizes of key transport works; identification of red-line boundaries of trunk urban roads and the system of technical tunnels;

c/ Identification of water and power demands and supply sources; total volumes of wastewater and garbage: locations, sizes and capacity of key works and transmission and distribution networks of water and power supply, lighting, communication and water drainage; locations and sizes of solid waste treatment facilities, cemeteries and other works.

6. Strategic environmental assessment: As stipulated in Clause 7, Article 15 of this Decree.

7. Proposed priority investment projects and implementation resources.

8. Urban spatial and technical infrastructure development orientations for different periods, demonstrated on 1:5,000- or 1:10,000-scale maps.

Article 18. Contents of a general plan of a new urban center

Contents of a general plan of a new urban center comply with the provisions of Clauses 1 thru 8, Article 16 of this Decree, which should include a clear analysis of grounds for the formation and development of the new urban center; research on the spatial development model and structure; architectural and landscape orientations conformable with the characteristics and functions of the new urban center; identification of different periods of development, implementation plans and projects that will create a momentum for the formation of the new urban center, and an urban development management model.

 

Article 19. Contents of a zoning plan

1. Analysis and evaluation of natural conditions, the actual construction land status, population, society, architecture and landscape and technical infrastructure; the general planning's provisions concerning the planned zone.

2. Identification of criteria for use of planned urban land and social and technical infrastructure facilities for the whole planned zone.

3. Plan on the total land ground to be used:

a/ Identification of functional areas in the planned zone;

b/ Identification of criteria for use of planned urban land regarding construction density, land use coefficients and maximum number of building stories for each street block; setbacks of construction works from roads; locations and sizes of underground works (if any).

4. Identification of principles and requirements on spatial organization, architecture and landscape for each functional area, trunk road, open space, prominent spot, central area and conservation area (if any).

5. Plan on the system of urban technical infrastructure facilities:

The system of urban technical infrastructure facilities shall be installed up to the network of roads within the zone. A plan must have the following contents:

a/ Identification of standard ground floor levels for each street block;

b/ Identification of transport networks, cross-sections, red-line and construction boundaries; identification and concretization of the general planning regarding locations and areas of car stations and parking lots (overhead, on the grounds and underground); metro routes and stations; and technical trenches and tunnels;

c/ Identification of water demands and supply sources; locations and sizes of water plants and pump stations; water pipeline network and detailed technical parameters;

d/ Identification of power use demands and supply sources; locations and sizes of power distribution stations; medium-voltage power line grid and urban lighting system:


e/ Identification of information and communication demands and network;

f/ Identification of total volumes of wastewater and garbage; water drainage network; and location and sizes of wastewater and waste treatment facilities.

6. Projected priority investment projects.

7. Strategic environmental assessment:

a/ Evaluation of the present environmental status regarding topographic and national conditions; solid waste, wastewater and noise (if any); and social and cultural issues and natural landscape;

b/ Analysis and forecast of positive and negative impacts on the environment; proposed system of environmental protection criteria for putting forward optimal space and technical infrastructure planning solutions for the planned zone;

c/ Proposed measures to reduce and remedy impacts on population and natural landscape, air and noise when the urban plan is implemented;

d/ Making of environmental monitoring plans regarding environmental techniques, management and observation.

8. Plan on total land ground to be used and a system of technical infrastructure facilities, demonstrated on 1:2,000- or l:5,000-scale maps.

 

Article 20. Contents of a detailed plan

1. Analysis and evaluation of natural conditions, the actual construction land status, population, society, architecture and landscape and technical infrastructure; the general planning's and zoning plan's provisions concerning the planned zone.

2. Identification of criteria for use of planned urban land and social and technical infrastructure for the whole planned zone.

3. Plan on the total land ground to be used: identification of functions and use criteria for planned urban land regarding construction density, land use coefficients and maximum number of building stories; setbacks of construction works and each land lot from road; locations and sizes of underground works (if any).

4. Identification of standard heights, floor and ceiling levels of the first storey; architectural form, fence and main colors and materials of construction works and other architectural objects for each land lot; organizations of public trees, yards and gardens, street trees and water surface in the planned zone.

5. Plan on the system of urban technical infrastructure facilities:

The system of urban technical infrastructure facilities shall be built up the network of roads within the zone. A plan must have the following contents:

a/ Identification of standard ground floor levels for each land lot;

b/ Identification of transport networks (including foot paths, if any), cross-sections, red-line and construction boundaries; identification and concretization of the general planning and zoning planning regarding locations and areas of car stations and parking lots (overhead, on the grounds and underground);

c/ Identification of water demands and supply sources; locations and sizes of water plants and pump stations; water supply pipeline network and detailed technical parameters:

d/ Identification of power use demands and supply sources; locations and sizes of power distribution stations; medium-voltage and low-voltage power grids and urban lighting system;

e/ Identification of information and communication demands and network;

f/ Identification of wastewater and garbage; water drainage network; and locations and sizes of dirty water and waste treatment facilities.

6. Strategic environmental assessment:

a/ Evaluation of the present environmental status regarding topographic conditions; social and cultural issues and natural landscape;

b/ Analysis and forecast of positive and negative impacts on the environment; proposed system of environmental protection criteria for identifying optimal space and technical infrastructure planning solutions for the planned zone;

c/ Proposed measures to reduce and remedy impacts on the urban environment when the plan is implemented;

d/ Making of environmental monitoring plans on environmental techniques, management and observation.

7. A l:500-scale map of the total land ground to be used and the system of technical
infrastructure facilities.

 

Section 2. CONTENTS OF A SPECIALIZED TECHNICAL INFRASTRUCTURE PLAN

 

Article 21. Principles on the formulation of a specialized technical infrastructure plan

1. A specialized technical infrastructure plan shall be formulated for every centrally run city in order to concretize technical infrastructure planning orientations in its general plan, ensuring sufficient grounds for making investment projects to build an urban technical infrastructure system.

2. A specialized technical infrastructure plan shall cover every technical infrastructure object in the whole city.

3. The details of a specialized technical infrastructure plan must conform with the approved general plan of the centrally run city.

Article 22. Contents of a specialized urban transport plan

1. Evaluation of the actual situation of construction and development of urban transport infrastructure facilities (external transport and urban transport); and mass transit.

2. Forecast of transport demands and identification of economic and technical criteria and land funds reserved for transport.

3. Identification of the external transport system of the urban center (roads, railways, waterways and airways), covering specific routes, locations and sizes of key works: airport, seaport, river port, traffic junctions, and parking lots for external transport.

4. Planning of the urban transport system, including classification and organization of the urban road network, specific identification of urban railway routes (on the ground, overhead and underground), locations and sizes of works: railway stations, parking lots within the urban center, major transport junctions; identification of red-line and construction boundaries of major streets.

5. Planning of mass transit.

6. Identification of investment programs and projects; preliminary total investment amounts, sources and implementation plans.

7. Strategic environmental assessment.

8. A 1:10,000- l:l:25,000-scale transport system status and planning map.


Article 23. Contents of an urban foundation height and surface water drainage plan

1. Evaluation of the current typographic conditions, work geological and hydro-geological conditions and areas with environmental calamities (subsidence, erosion...).

2. General evaluation of urban construction land for each urban zone, including identification of zones favorable and unfavorable for, and restricted and banned from construction.

3. General evaluation of the urban water drainage and flood situation: frequency, areas, water depth, current conditions of the water drainage system, locations and sizes of water drainage pump stations.

4. Identification of basic criteria and parameters, water drainage basins; surface water drainage and receiving sources; locations and sizes of major drainage works; and measures against disasters.

5. Identification of maximum ground floor levels for each specific construction zone and major streets.

6. Preliminary identification of volumes of digging and building work in all zones.

7. Identification of priority investment programs and projects, preliminary total investment amount and projected implementa­tion resources.

8. Strategic environmental assessment.

9. A 1:10.000- l:l:25,000-scale urban foundation height and surface water drainage status and planning map.

Article 24. Contents of an urban power supply plan

1. Evaluation of the current power supply and consumption; current situation of power sources and grids (transmission and distribution routes), locations and sizes of transformer stations.

2. Identification of power supply norms and power demand (including power for urban
lighting).

3. Identification of transmission and distribution grids (110 kV, 35 kV and 22 kV); locations and sizes of transformer stations.

4. Identification of priority investment programs and projects, preliminary total investment amounts and projected implementation resources.

5. Strategic environmental assessment.

6. A1:10,000-1:1:25,000-scale power supply status and planning map.

Article 25. Contents of an urban lighting plan

1.Evaluation of the existing urban lighting system, including power supply sources, power grid, lighting sources, power consumption, the situation of organization and forms of lighting at traffic works, public space, lighting of the exterior of works, advertisement lighting, and lighting of festive places.

2. Identification of lighting criteria for lighted objects, forecast of power demands of lighting.

3. Proposed lighting solutions for traffic works, public spaces, lighting of the exterior oi works, advertisement lighting, lighting of festive places, etc., and power source and grid, lighting source and equipment solutions.

4. Identification of priority investment programs and projects, preliminary total investment amounts and projected resources for implementation.

5. Strategic environmental assessment.

6. A 1:10.000- l:l:25.000-scale urban lighting system status and planning map.


Article 26. Contents of an urban water supply plan

1. Evaluation of the current water supply system: water sources, capacity, effectiveness, quality of clean water, water pressure, connection rate, waste and loss rates, and the current operation of water supply facilities and pipelines.

2. Specific assessment of reserves and quality of surface water and groundwater sources and the capability of exploitation for water supply.

3. Identification of water supply criteria for different use purposes and supply demands.

4. Selection of specific water sources, identification of water demands; zoning of water supply areas and identification of land use demands of water supply facilities.

5. Identification of water supply pipeline networks (grades I and II), locations and capacities of water supply facilities.

6. Identification of priority investment programs and projects, preliminary total investment amounts and projected resources for implementation.

7. Proposed regulations on the protection of water sources and water supply systems.

8. Strategic environmental assessment.

9. A 1:10,000- l:25,000-scale water supply status and planning map.

Article 27. Contents of an urban wastewater drainage plan

1. Evaluation of the current water drainage and water drainage network, treatment stations, drainage capacity of the system; water pollution and water environment developments.

2. Identification of basic criteria and parameters of daily-life and industrial wastewater drainage systems: total wastewater volumes; wastewater-receiving sources and their capacities.

3. Selection of wastewater collection and treatment systems.

4. Identification of the directions, locations and sizes of grade-I and -II water drainage networks; discharging points, water levels, maximum discharge flow, requirements on the quality of wastewater at discharging points.

5. Identification of locations and sizes of wastewater treatment plants.

6. Identification of priority investment programs and projects; preliminary total investment amounts and projected capital sources and implementation plans.

7. Strategic environmental assessment.

8. A 1:10,000- l:25,000-scale wastewater drainage system status and planning map.

Article 28. Contents of a solid waste treatment plan

1. Evaluation of current discharging sources, composition and characteristics, and identification of total volumes of ordinary and hazardous solid wastes.

2. Evaluation of possibilities of sorting at source and recycling and reusing solid wastes.

3. Identification of waste criteria and forecast of waste sources and forecast of total waste volumes.

4. Identification of locations and sizes of solid waste collection points, transit stations, and treatment complexes and facilities.

5. Proposed appropriate treatment technologies.

6. Formulation of priority investment programs and projects; preliminary total investment amounts and projected capital sources and implementation plans.

7. Strategic environmental assessment.

8. A 1:10.000- l:25,000-scale solid waste treatment status and planning map.

 

Article 29. Contents of a cemetery plan

1. Evaluation of the current state of cemeteries, including their distribution, areas, operation and use (new, operating, to-be-closed, -relocated and -renovated), and environmental impacts.

2. Forecast of burial demands of the whole urban area, land use requirements and selected forms of burial.

3. Identification of locations and sizes of cemeteries (of grades 1, 2 and 3).

4. Strategic environmental assessment.

5. Formulation of priority investment projects, preliminary total investment amounts and projected capital sources and implementation plans.

6. A 1:10,000- l:25,000-scale cemetery status and planning map.

Article 30. Contents of an information and communication plan

1. Evaluation of the current information and communication system; arrangement of overhead
and underground wires.

2. Identification of information and communication demands.

3. Identification of circuit-switching networks, telecommunications service networks, peripheral networks and transmission systems.

4. Formulation of priority investment projects, preliminary total investment amounts and projected capital sources and implementation plans.

5. Strategic environmental assessment.

6. A 1:10.000- l:25,000-scale information and communication status and planning map.

 

Section 3. ORDER AND PROCEDURES FOR EVALUATING AND APPROVING URBAN PLANNING

Article 31. Order and procedures for evaluating and approving urban planning tasks and plans

1. Submitting and approving agencies

a/ The Ministry of Construction shall evaluate and submit to the Prime Minister for approval urban planning tasks and plans falling within its formulating responsibility and those assigned by the Prime Minister;

b/ Provincial-level People's Committees shall submit to the Ministry of Construction for evaluation and submission to the Prime Minister for approval urban planning tasks and plans falling within the approving competence of the Prime Minister, excluding urban planning referred to at Point a of this Clause;

c/ Agencies organizing the formulation of urban planning mentioned in Clauses 3,4. 5 and 6. Article 19 of the Law on Urban Planning shall submit to provincial-level planning management agencies for evaluation and submission to provincial-level People's Committees for approval urban planning tasks and plans falling within the approving competence of provincial-level People's Committees;

d/ Provincial-level urban planning management agencies shall evaluate and submit to provincial-level People's Committees for approval urban planning tasks and plans falling within the formulating competence of provincial-level People's Committees and urban plans formulated by investors of construction investment projects;

e/ District-level urban planning management agencies shall evaluate and submit to district-level People's Committees for approval urban planning tasks and plans falling within the formulating competence of district-level People's Committees and urban plans formulated by investors of construction investment projects;

f/ Investors of construction investment projects shall submit to provincial-level urban planning management agencies for evaluation urban plans falling within the approving competence of provincial-level People's Committees; or to district-level urban planning management agencies for evaluation urban plans falling within the approving competence of district-level People's Committees.

2. Agencies evaluating urban planning shall base themselves on opinions of related agencies, evaluation councils and contents of planning tasks and plans to send documents to submitting agencies for completing urban planning tasks and plans. After receiving complete urban planning task and plan dossiers, evaluating agencies shall report on evaluation contents to agencies with approving competence for consideration and decision.

3. For general plans of urban centers of grade IV or higher, provincial-level People's Committees shall obtain written agreement of the Ministry of Construction before approving them.

4. For urban plans falling within their approving competence, district-level People's Committees shall obtain written agreement of provincial-level planning management agencies before approving them.

Article 32. Time limits for evaluating and approving urban planning tasks and plans

1. Time limits for evaluating and approving general urban planning:

a/ For centrally run cities, the time limits for evaluating and approving tasks are 25 days and 15 days respectively; the time limits for evaluating and approving plans are 30 days and 25 days respectively, from the date of receipt of complete and valid dossiers;

b/ For provincial cities, towns and new urban centers, the time limits for evaluating and approving tasks are 20 days and 15 days respectively; the time limits for evaluating and approving plans are 25 days and 15 days respectively, from the date of receipt of complete and valid dossiers;

c/ For townships, the time limits for evaluating and approving tasks are 20 days and 15 days respectively; the time limits for evaluating and approving plans are 25 days and 15 days respectively, from the date of receipt of complete and valid dossiers.

2. Time limits for evaluating and approving zoning and detailed planning: the time limits for evaluating and approving tasks are 20 days and 15 days respectively; the time limits for evaluating and approving plans are 25 days and 15 days respectively, from the date of receipt of complete and valid dossiers.

3. Time limits for evaluating and approving specialized technical infrastructure planning: The time limits for evaluating and approving plans are 20 days and 15 days respectively, from the date of receipt of complete and valid dossiers.

Article 33. Dossiers submitted for evaluation and approval of urban planning tasks and plans

1. A dossier submitted for evaluation and approval of an urban planning task comprises a written request for evaluation and approval; explanation about contents of the task; draft decision to approve the task; miniature color drawings; and relevant legal documents.

2. A dossier submitted for evaluation and approval of an urban plan comprises a written request for evaluation and approval of the plan; explanation about contents of the plan, including miniature color drawings; draft regulation on management according to the urban plan; draft decision to approve the plan; calculation annexes; color drawings of prescribed scale; and relevant legal documents.

Article 34. Contents of approval of urban planning tasks and plans

1. Agencies with approving competence shall approve in writing urban planning tasks and plans, covering the following contents:

a/ For general planning:

- Details of a decision approving a general planning task include the scope and boundaries covered by the general planning; characteristics of the urban center; projected basic criteria of population, land and technical infrastructure; major requirements of research into urban development directions, structure of spatial organization, key works and major solutions to organizing the system of technical infrastructure facilities; and a list of plan documents;

- Details of a decision approving a general plan include the scope and boundaries covered by the general planning; characteristics and functions of the urban center; population sizes and urban land areas in different periods of development; major econo-technical criteria and urban development directions; orientations for organizing urban space, projected administrative boundaries of the inner city and outskirts, structure of land use based on functions; locations and areas of main functional areas; supply sources, locations, size and capacities of key works and the main network of urban technical infrastructure (including underground works, if any); regulations on urban space, architecture and landscape; defense and security-related matters and environmental protection measures; priority investment programs and implementation resources; and matters related to the organization of implementation.

b/ For zoning planning:

- Details of a decision approving a zoning planning task include the boundary, area and characteristics of the zone covered by the zoning planning; some projected basic criteria o population, land use and social and technical infrastructure; requirements and principles o spatial organization and architecture an connection of technical infrastructure facilities and a list of plan documents;

- Details of a decision approving a zoning plan include the boundary, area and characteristics ( the zone covered by the zoning planning; bas criteria of population, land and social and technical infrastructure; structure of land us criteria for use of planned urban land, solution to organizing urban space, architecture and design for each street block; supply sources and solutions  to   organizing   the  technical infrastructure network to each street, solution to organizing resettlement (if any); environment protection measures; work items prioritized I investment and resources for implementation and matters related to the organization implementation.

c/ For detailed planning:

- Details of a decision approving a detailed planning task include the boundary and area of the zone covered by the detailed planning; projected basic criteria of population, land and social and technical infrastructure; requirements and principles on spatial organization, architecture and landscape, connection of technical infrastructure and other research requirements; a list of works to be built in the planned zone; and a list of plan documents;

- Details of a decision approving a detailed plan include the boundary, area and characteristics of the zone covered by the detailed planning; basic criteria of population, land and social and technical infrastructure; structure of land use; criteria for use of planned urban land, solutions to organizing urban space, architecture and design for each land lot; supply sources and solutions to organizing the technical infrastructure network to each land lot, solutions to organizing resettlement (if any); environmental protection measures; work items prioritized for investment and resources for implementation; matters related to the organization of implementation, and a list of works to be built in the planned zone.

d/ For specialized technical infrastructure planning:

Details of a decision approving a specialized technical infrastructure plan include the boundary, econo-technical criteria, supply sources, locations, sizes and capacities of key technical works, solutions to organizing the technical infrastructure network, investment programs and projects, funding sources and implementation plan.

2. Drawings and regulations on management according to urban plan enclosed with a decision approving an urban plan shall be stamped for certification by the urban planning-evaluating agency.

Chapter IV PLANNING LICENSES

Article 35. General provisions on planning licenses

1. Planning licenses shall be granted to investors meeting all capability conditions for investing in construction projects.

2. Planning license is a legal basis for an investor to formulate urban planning and a construction investment project and carry out construction.

3. Planning license represents regulations of a competent agency to be complied with by investors in the course of formulating urban planning and construction investment projects and implementing the projects.

4. The validity term of a planning license for a project to construct concentrated works is 24 months at most from the date of its grant to the date of approval of the detailed planning.

5. The validity term of a planning license for a project to construct an individual work is 12 months at most from the date of its grant to the date of approval of the investment project.

Article 36. Cases subject to planning licensing

1. Investment projects to construct works concentrated in zones within an urban center which have no zoning and detailed planning yet.

2. Investment projects to construct works concentrated in zones within an urban center which have had zoning planning but lack sufficient grounds for formulating detailed planning.

3. Investment projects to construct individual works in zones within an urban center which have no detailed planning or urban architecture yet, except houses.

4. Investment projects to construct individual works or works concentrated in zones with approved detailed planning but requiring adjustment of the boundary of or some criteria for use of planned urban land with respect to a land lot.

Article 37. Order of planning licensing

1. On the basis of planning information, an investor shall compile a dossier of application for a planning license for constructing concentrated works as stipulated in Article 36 of this Decree, and send it to an agency competent to grant planning licenses.

2. On the basis of urban development control and management requirements, regulations on management according to urban planning and regulations on the management of urban planning and architecture, and proposals of investors, planning management agencies at all levels shall consider dossiers, consult concerned agencies on contents of planning licenses and report them to agencies competent to grant planning licenses. The time limit for evaluating dossiers and consultation must not exceed 30 days from the time of receipt of complete and valid dossiers.

3. Competent agencies shall consider and grant planning licenses within 15 days after receiving dossiers of evaluation for the grant of planning licenses from planning management agencies at all levels.

4. For construction investment projects mentioned in Clauses 3 and 4, Article 36 of this Decree, in the course of evaluating dossiers of application for planning licenses, planning management agencies at all levels shall organize collections of opinions of representatives of concerned population communities on licensing contents. These representatives shall summarize opinions of population communities ii accordance with the law on the exercise o democracy at the grassroots level.

Article 38. Dossiers of application for planning licenses

A dossier of application for a planning license comprises:

1. An application for a planning license;

2. A plan of the location of the site for which a planning a license is applied;

3. Projected scope and boundary of the land lot and criteria for use of planned urban land;

4. Projected investment contents, size of the project and total investment amount;

5. Report on the legal entity and financial capacity for implementing the project.

Article 39. Contents of a planning license

1. The contents of a planning license for concentrated construction investment project mentioned in Clauses I and 2, Article 36 of the Decree include:

a/ Investor;

b/ Scope, boundary, land area and population size of the planned urban area;

c/ Land use criteria for houses; services and trade; social infrastructure works; trees and transport works; criteria for planned urban land for the whole planned zone; requirements on spatial organization, architecture, landscape a environment; requirements on criteria and k works of urban technical infrastructure as a basis for the investor to prepare detailed planning tasks and detailed plans;

d/ Validity term of the license.



2. The contents of a planning license for an individual work construction investment project mentioned in Clauses 3 and 4, Article 36 of this Decree include:

a/ Investor;

b/ Scope, boundary, land area and population size of the planned urban zone;

c/ Criteria for use of planned urban land regarding the maximum number of building stories, land use coefficients and construction density for the land lot; requirements on work architecture and environment; requirements on criteria of urban technical infrastructure and other requirements as a basis for the investor to prepare the work construction investment project;

d/ Validity term of the license.

Article 40. Competence to grant planning licenses

1. People's Committees of centrally run cities shall grant planning licenses to the following
cases:

a/ Construction investment projects mentioned in Clause 1, Article 36 of this Decree which cover more than 50 hectares city wide and construction investment projects of significant political, socio-economic, cultural or historical importance to their cities;

b/ Construction investment projects mentioned in Clauses 3 and 4, Article 36 of this Decree in inner urban districts.

2. People's Committees of provinces shall grant planning licenses to the following cases:

a/ Construction investment projects mentioned in Clause 1, Article 36 of this Decree which cover more than 50 hectares provincewide and construction investment projects of significant political, socio-economic, cultural or historical importance to their provinces;

b/ Construction investment projects mentioned in Clauses 3 and 4, Article 36 of this Decree in provincial urban centers.

3. People's Committees of provincial cities, towns and districts shall grant planning licenses to cases other than those specified in Clauses 1 and 2 of this Article within the administrative territories under their respective management.

Article 41. Fee for the grant of a planning license

1. A fee for the grant of a planning license shall be determined to be a percentage of the projected total investment amount of a construction investment project.

2. The Ministry of Finance shall specify rates of the fee for the grant of a planning license.

 

Chapter V

MANAGEMENT OF URBAN CONSTRUCTION ACCORDING TO PLANNING

 

Section 1. MANAGEMENT OF DEVELOPMENT OF NEW URBAN CENTERS

 

Article 42. Management of development of new urban centers

1. The Prime Minister shall decide to set up development management boards for inter-provincial new urban centers.

2. Provincial-level People's Committees shall decide to set up development management boards for new urban centers within provinces.

3. The Ministry of Home Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Construction and provincial-level People's Committees in, defining the functions and tasks of new urban center development management boards.

Article 43. Responsibilities of a new urban center development management board

On the basis of the approved general planning of a new urban center, a new urban development management board shall:

1. Organize the formulation of zoning and detailed plannings and submit them to competent authorities for approval.

2. Formulating a plan on comprehensive development of the new urban center regarding its technical and social infrastructure and trade, industrial and service works.

3. Organize the implementation of investment plans on projects in a coordinated manner to meet requirements in each period of development of the new urban center.

4. Coordinate with concerned ministries, branches and localities and investors in managing land use construction investment, space, architecture and landscape according to urban planning: and inspect and supervise the implementation of urban planning.

 

Section 2. MANAGEMENT OF URBAN RENOVATION

Article 44. Principles on urban renovation

1. In case of rebuilding a whole zone in an urban center, land therein must be reasonably and thrifty used with synchronous technical infrastructure facilities, meeting requirements on social infrastructure, public services and environment in the zone and its adjacent zones.

2. In case of renovating and upgrading a zone for improving and increasing living conditions of people in the zone, reasonable connection c technical and social infrastructure and harmony of the space and architecture in the zone and ii adjacent zones must be ensured.

3. In case of upgrading and improving technical infrastructure conditions, safety mu. be ensured and urban activities and environment must not be adversely affected.

4. In case of embellishing work architecture the quality of space and landscape in the zor and urban area must be increased.

Article 45. Responsibility for managing urban renovation

People's Committees of centrally run cities, provincial cities, towns and townships shall:

1. Conduct investigations and evaluation in the actual conditions of technical and social infrastructure, houses and public works in order to identify to-be-renovated zones in urban centers.

2. Organize collection of opinions (population communities and concerned agencies on the contents and plans of urban renovation

3. Make a list of urban renovation project and include them in socio-economy development programs and plans of urban center for five-years and annual periods as a basis f allocating funds and conducting construction investment according to planning.

4. Make public annual renovation program and plans for related organizations and individuals to implement and supervise the implementation.

Article 46. Contents of urban renovation plans

An urban renovation plan has the following principal contents:


1. Scope or boundary of the area and the urban renovation project;

2. Plan on the formulation of detailed planning or urban design;

3. Settlement and relocation plans;

4. Projected funding sources and renovation schedule;

5. Organization of implementation

Article 47. Priority cases to be included in renovation plans

1. Zones with works in a state of damage or dilapidation likely to affect the safety of population communities.

2. Zones with poor living conditions and environment affecting community health and social order.

3. Central areas, major spatial axes and gateways to urban centers in need of embellishment.

4. Technical and social infrastructure works failing to meet development requirements of urban zones or centers.

 

Chapter VI

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

 

Article 48. Organization of implementation

1. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of People's Committees of provinces and centrally run cities, heads of political organizations, socio-political organizations and socio-politico-professional organizations, and concerned organizations and individuals shall implement this Decree.

2. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Construction in, providing guidance on the advance, payment and settlement of funds for the formulation and implementation of urban planning; the rates and management and use of the fee for the grant of planning licenses.

3. The Ministry of Home Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Construction in, elaborating specific regulations on functions and duties of new urban center development management boards.

4. Urban construction plannings already evaluated submitted and approved before the effective date of this Decree are not required to be re-submitted for approval. The organization of implementation, management of development and adjustment of these plannings comply with this Decree.

5. The Ministry of Construction shall announce criteria and price units for the formulation and implementation of urban planning; guide the forms of practicing certificates of architects and urban planning engineers, and other related contents and the transitional implementation.

Article 49. Effect

This Decree takes effect on May 25, 2010, and replaces the provisions on planning the construction of urban centers and zones within urban centers of the Government's Decree No. 08/2005/ND-CP of January 24, 2005, on construction planning.-

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT

PRIME MINISTER

NGUYEN TAN DUNG



 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 37/2010/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất