Nghị định 124/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng

thuộc tính Nghị định 124/2007/NĐ-CP

Nghị định 124/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:124/2007/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:31/07/2007
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Quản lý vật liệu xây dựng - Theo Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ban hành ngày 31/7/2007, Chính phủ quy định: tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ ngừng sản xuất ngay và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện sản phẩm liệu xây dựng (VLXD) không đạt tiêu chuẩn chất lượng và có nguy cơ gây thiệt hại cho người kinh doanh và người sử dụng; đồng thời, có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người kinh doanh và người sử dụng… Nhà nước nghiêm cấm sản xuất, kinh doanh hàng giả; giả mạo nhãn mác, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy của VLXD; nghiêm cấm nhập khẩu, kinh doanh các VLXD nhập khẩu không có tiêu chuẩn chất lượng và xuất xứ không rõ ràng… Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng (VLXD); sản xuất, kinh doanh VLXD phải đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về bảo vệ môi trường. Công nghệ, thiết bị để sản xuất VLXD, khai thác, chế biến khoáng sản làm VLXD, tái chế các chất thải để làm nguyên nhiên liệu, phụ gia phải bảo đảm hiện đại, tiên tiến, có mức tiêu hao nguyên nhiên liệu, năng lượng thấp, mức độ ô nhiễm môi trường đạt tiêu chuẩn của khu vực và thế giới… Tổ chức, cá nhân chế biến khoáng sản, sản xuất VLXD có quyền lựa chọn, quyết định về: công nghệ chế biến khoáng sản, sản xuất VLXD theo quy định của pháp luật; công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm VLXD và quyết định giá, kinh doanh sản phẩm VLXD do mình sản xuất ra… Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Nghị định124/2007/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CñA CHÍNH PHỦ SỐ 124/2007/NĐ-CP NGÀY 31 THÁNG 7 NĂM 2007

VỀ QUẢN LÝ VẬT LIỆU XÂY DỰNG

 

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Đầu tư số ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,

 

 

NGHỊ ĐỊNH :

 

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng bao gồm: quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng; khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng; đầu tư, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng (trừ khai thác, chế biến khoáng sản kim loại và sản xuất vật liệu xây dựng không có nguồn gốc từ khoáng sản).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, những từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. Vật liệu xây dựng là sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ, vô cơ, kim loại được sử dụng để tạo nên công trình xây dựng, trừ các trang thiết bị điện.

2. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng bao gồm: khoáng sản để sản xuất vật liệu xây dựng, khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng.

3. Sứ vệ sinh là sản phẩm có nguồn gốc từ gốm sứ dùng để lắp đặt trong các công trình vệ sinh, phòng thí nghiệm và các phòng chuyên dụng khác.

4. Vật liệu ốp lát là vật liệu xây dựng được sử dụng để ốp, lát các công trình xây dựng. 

Điều 4. Chính sách của nhà nước về phát triển vật liệu xây dựng

1. Nhà nước đầu tư, có chính sách khuyến khích  tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo đảm đồng bộ và phù hợp với quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng trong từng thời kỳ.

2. Các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng được ưu đãi đầu tư hoặc đặc biệt ưu đãi đầu tư và những dự án đầu tư thuộc lĩnh vực vật liệu xây dựng trên địa bàn ưu đãi đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Điều 5. Yêu cầu về công nghệ khai thác, chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng

Công nghệ, thiết bị để sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, tái chế các chất thải để làm nguyên liệu, nhiên liệu, phụ gia phải bảo đảm hiện đại, tiên tiến, có mức tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng thấp, mức độ ô nhiễm môi trường đạt tiêu chuẩn của khu vực hoặc thế giới.

Điều 6. Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm vật liệu xây dựng

1. Đối với vật liệu phải theo quy chuẩn kỹ thuật thì chất lượng phải tuân theo quy chuẩn đó.

2. Các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Điều 7. Yêu cầu về bảo vệ môi trường

Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng; sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Điều 8. Các hành vi bị cấm

1. Sản xuất, kinh doanh hàng giả; giả mạo nhãn mác, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy của vật liệu xây dựng.

2. Nhập khẩu, kinh doanh các vật liệu xây dựng nhập khẩu không có tiêu chuẩn chất lượng và xuất xứ không rõ ràng.

3. Cung cấp thông tin sai sự thật về chất lượng, xuất xứ sản phẩm vật liệu xây dựng.

4. Các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không có Giấy phép khai thác.

5. Khai thác đất nông nghiệp, cát sông làm vật liệu xây dựng không theo quy hoạch.

6. Sản xuất, kinh doanh, sử dụng sợi amiăng nhóm amfibole để sản xuất vật liệu xây dựng.

7. Đầu tư các công trình xây dựng kiên cố không nhằm mục đích khai thác mỏ, trên diện tích khu mỏ đã được quy hoạch thăm dò, khai thác làm vật liệu xây dựng, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

8. Lợi dụng hoạt động quản lý để cản trở bất hợp pháp hoạt động của tổ chức, cá nhân trong việc khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng.

 

Chương II. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN  VẬT LIỆU XÂY DỰNG

 

Mục 1. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 9.  Phân loại quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng

Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng gồm các loại sau:

1. Quy hoạch chung phát triển vật liệu xây dựng bao gồm:

a) Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam;

b) Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng vùng là quy hoạch chỉ áp dụng cho những vùng đặc thù có tiềm năng lớn để phát triển vật liệu xây dựng, được phân bố ở những khu vực giáp ranh của các tỉnh liền kề, cần có sự phối hợp chung thống nhất;

c) Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa phương).

2. Quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu bao gồm:

a) Quy hoạch phát triển xi măng;

b) Quy hoạch phát triển kính xây dựng;

c) Quy hoạch phát triển vật liệu ốp lát;

d) Quy hoạch phát triển sứ vệ sinh.

Điều 10. Phân kỳ, thời gian của quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng

Quy hoạch chung phát triển vật liệu xây dựng, quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu được lập cho thời kỳ là 10 năm, định hướng phát triển cho 05 đến 10 năm tiếp theo và thể hiện cho từng thời kỳ 05 năm.

Điều 11. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng

1. Việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng được thực hiện theo nguyên tắc sau:

a) Định kỳ xem xét, điều chỉnh 05 năm một lần đối với quy hoạch chung phát triển vật liệu xây dựng; 03 năm một lần đối với quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu;

b) Căn cứ kết quả rà soát, đánh giá thực hiện các quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng hàng năm.

2. Việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng phải bảo đảm tính kế thừa, chỉ điều chỉnh những nội dung không còn phù hợp với tình hình thực tế và bổ sung nội dung cho phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

3. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng.     

Điều 12. Kinh phí cho công tác quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng

1. Chi phí cho công tác quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng bao gồm chi phí cho lập quy hoạch mới, điều chỉnh, bổ sung và công tác quản lý quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Kinh phí cho công tác quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng do ngân sách nhà nước bảo đảm.

3. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập và ban hành định mức, đơn giá lập, thẩm định quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng.

Điều 13. Quản lý quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch phát triển vật liệu xây dng trong cả nước.

2. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ về công tác quản lý quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam, quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng vùng và quy hoạch phát triển một số sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về công tác quản lý quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa phương trên địa bàn.

4. Các Bộ, ngành, địa phương chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng trong công tác quản lý quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng.

5. Trong vòng 30 ngày, kể t khi quy hoạch được phê duyệt cơ quan tổ chc lập quy hoạch phải tổ chức công bố quy hoạch trên các phương tiện thông tin đại chúng và tổ chức hội nghị giới thiệu quy hoạch để công dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư có thể dễ dàng tiếp cận, nghiên cứu, đầu tư, khai thác.

6. Định kỳ hàng năm và đột xuất Bộ Xây dựng có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện các quy hoạch được phân công quản lý; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch cho Bộ Xây dựng để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện quy hoạch phải được xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý.

 

Mục 2. QUY HOẠCH CHUNG PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Điều 14. Căn cứ lập quy hoạch chung                        

1. Căn cứ lập quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam:

a) Chiến lư­ợc, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nư­ớc;

b) Tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản làm vật liệu xây dựng của cả nước, kết quả điều tra cơ bản, thăm dò, khảo sát khoáng sản và các số liệu thu thập khác về tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng;

c) Khả năng đáp ứng về lao động, công nghệ, thị trường.

2. Căn cứ lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng vùng:

a) Tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản làm vật liệu xây dựng, kết quả điều tra cơ bản, thăm dò, khảo sát khoáng sản và các số liệu thu thập khác về tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng của vùng;

b) Khả năng đáp ứng về lao động, công nghệ, thị trường.

3. Căn cứ lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa ph­ương:

a) Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam, các quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu, quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng vùng (đối với trường hợp địa phương thuộc vùng được lập quy hoạch); 

b) Chiến lư­ợc, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

c) Tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản làm vật liệu xây dựng của địa phương, hệ thống số liệu, kết quả điều tra cơ bản, thăm dò, khảo sát khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và các số liệu thu thập khác về tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn địa phương;

d) Khả năng đáp ứng về lao động, công nghệ, thị trường.

Điều 15. Trình tự lập quy hoạch chung

1. Ghi danh mục, lập kế hoạch vốn, xây dựng đề c­ương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Triển khai lập quy hoạch theo các b­ước:

a) Tổng hợp các kết quả điều tra, phân tích, đánh giá tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng, các yếu tố, nguồn lực, điều kiện phát triển và tác động của chúng đến quy hoạch chung phát triển vật liệu xây dựng;

b) Phân tích đánh giá hiện trạng sản xuất, thị tr­­ường vật liệu xây dựng;

c) Xây dựng báo cáo tổng hợp;

d) Lấy ý kiến của tổ chức, chuyên gia có liên quan;

đ) Trình cấp có thẩm quyền để thẩm định và phê duyệt.

Điều 16. Nội dung chính của quy hoạch chung

1. Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam gồm một số nội dung chính sau đây:

a) Xác định vị trí, vai trò của ngành đối với nền kinh tế quốc dân và các mục tiêu phát triển của ngành;

b) Phân tích, dự báo nhu cầu các yếu tố phát triển ngành, các tiềm năng về tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng, các nguồn lực, thị trường, các yếu tố công nghệ và các yêu cầu về năng lực cạnh tranh của ngành;

c) Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển của ngành vật liệu xây dựng cả nước, hiện trạng thăm dò, khai thác, sử dụng tiềm năng tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng, các nguồn lực đầu tư cho phát triển, các cơ chế chính sách, giải pháp về quản lý và huy động nguồn lực, thực trạng phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ, cơ cấu chủng loại, sản phẩm chủ yếu, đầu tư, công nghệ, lao động, tổ chức sản xuất và năng lực cạnh tranh;

d) Luận chứng các phương án khai thác sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tiềm năng tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng;

đ) Luận chứng các phương án phân bổ ngành trên các vùng lãnh thổ, phương án phát triển cơ cấu chủng loại, sản phẩm chủ yếu, đầu tư, công nghệ, lao động;

e) Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách và đề xuất các phương án thực hiện.

2. Nội dung quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng vùng:

Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng vùng bao gồm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này trong phạm vi vùng quy hoạch.

3. Nội dung quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa phư­ơng:

Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa phương còn có các nội dung sau:

a) Dự báo nhu cầu vật liệu xây dựng thông thường của địa phương và thị trường một số chủng loại vật liệu xây dựng mà địa phương có thế mạnh;

b) Dự kiến danh mục các dự án đầu tư, phương án phân bố đầu t­ư, quy mô đầu tư­ và tiến độ đầu t­ư đối với vật liệu xây dựng thông thường và một số chủng loại vật liệu xây dựng địa phương có thế mạnh, trong đó có các sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu.

Nội dung quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa phư­ơng phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam, quy hoạch phát triển các sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu, quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng vùng.

Điều 17. Hồ sơ quy hoạch chung

1. Hồ sơ quy hoạch trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt gồm:

a) Báo cáo chính bao gồm thuyết minh, căn cứ pháp lý và tờ trình phê duyệt quy hoạch chung phát triển vật liệu xây dựng kèm theo dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch;

b) Các bản đồ bao gồm: bản đồ phân bố tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng, bản đồ hiện trạng sản xuất vật liệu xây dựng và bản đồ phư­ơng án quy hoạch;

c) Các ý kiến phản biện, các góp ý của các cơ quan, cá nhân; biên bản, kết luận của Hội đồng thẩm định;

d) Các phụ lục bao gồm: Phụ lục tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng; Phụ lục các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng hiện có; Phụ lục các phương pháp tính toán nhu cầu vật liệu xây dựng; Phụ lục danh mục các dự án dự kiến đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng thông thường và một số chủng loại vật liệu xây dựng địa phương có thế mạnh (Phụ lục này chỉ dành riêng cho quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa phương).

2. Các nội dung hồ sơ quy hoạch quy định tại khoản 1 Điều này được lưu trữ và bảo quản.

Điều 18. Trách nhiệm lập quy hoạch chung

1. Bộ Xây dựng tổ chức lập quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam, quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng vùng.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa phương.

Điều 19. Thẩm định, phê duyệt quy hoạch chung

1. Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng phải được Hội đồng thẩm định có thẩm quyền thẩm định trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Hội đồng thẩm định:

a) Bộ Xây dựng tổ chức Hội đồng thẩm định để thẩm định các quy hoạch quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định này. Thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công nghiệp, Giao thông vận tải và các Bộ ngành liên quan khác; các chuyên gia có trình độ chuyên môn về lĩnh vực vật liệu xây dựng, có kinh nghiệm trong công tác quy hoạch; đại diện của tổ chức, Hội và Hiệp hội nghề nghiệp về vật liệu xây dựng;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức Hội đồng thẩm định để thẩm định quy hoạch quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 Nghị định này. Thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đại diện các sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công nghiệp, Giao thông vận tải và các Sở, ngành liên quan khác; các chuyên gia  có trình độ chuyên môn về lĩnh vực vật liệu xây dựng, có kinh nghiệm trong công tác quy hoạch; đại diện của tổ chức, Hội và Hiệp hội nghề nghiệp về vật liệu xây dựng.

Trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể mời đại diện của Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan tham gia Hội đồng thẩm định.

3. Thẩm quyền phê duyệt:

a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam; quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng vùng;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của địa phương.

Điều 20. Nội dung thẩm định quy hoạch chung

1. Tính xác thực, độ tin cậy của các thông tin, số liệu, tài liệu về tiềm năng tài nguyên khoáng sản như trữ lượng, chất lượng, vị trí, phạm vi của mỏ.

2. Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lư­­ợc phát triển kinh tế - xã hội; tính thống nhất với các quy hoạch khác liên quan.

3. Mục tiêu, quan điểm, định hư­­ớng thăm dò khai thác, chế biến khoáng sản, phát triển vật liệu xây dựng theo từng giai đoạn, các chỉ tiêu phát triển tổng hợp, phư­­ơng án bố trí hợp lý các nguồn lực, phương án quy hoạch.

4. Các giải pháp và biện pháp kinh tế đồng bộ để bảo quản, duy trì, khai thác hiệu quả các nguồn lực.

 

Mục 3. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM VẬT LIỆU XÂY DỰNG CHỦ YẾU

Điều 21. Căn cứ lập quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu

1. Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các thông tin liên quan khác.

2. Các quy hoạch chung phát triển vật liệu xây dựng.

3. Các tài liệu điều tra thị trư­ờng trong n­ước, khu vực, thế giới và các thông tin liên quan khác về các sản phẩm liên quan.

Điều 22. Trình tự lập quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu

1. Ghi danh mục, lập kế hoạch vốn, xây dựng đề c­ương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Triển khai lập quy hoạch theo các b­ước:

a) Tổng hợp các kết quả điều tra tiềm năng khoáng sản, các yếu tố, nguồn lực, điều kiện phát triển và tác động của thị trường trong nước, khu vực, thế giới đến quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu được lập quy hoạch;

b) Phân tích đánh giá hiện trạng sản xuất, tính toán cân đối cung cầu;

c) Xây dựng báo cáo tổng hợp;

d) Lấy ý kiến của tổ chức, chuyên gia có liên quan;

đ) Trình cấp có thẩm quyền để thẩm định và phê duyệt.

Điều 23. Nội dung chính của quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu

1. Mục tiêu, quan điểm, chiến l­ược phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu.

2. Phân tích, đánh giá những thông tin, số liệu về tiềm năng tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng của cả nước về các sản phẩm liên quan và các nguồn lực khác mà Việt Nam có thế mạnh để phát triển vật liệu xây dựng.

3. Dự báo thị trường vật liệu xây dựng trong nước, khu vực và thế giới, dự báo xuất nhập khẩu về vật liệu xây dựng.

4. Xây dựng các phương pháp tính toán nhu cầu thị trường theo các mốc thời gian.

5. Đề xuất các nguyên tắc và các phư­ơng án cân đối cung - cầu đối với sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu theo các mốc thời gian.

6. Lựa chọn các giải pháp công nghệ.

7. Dự kiến danh mục các dự án đầu tư, phương án phân bố đầu t­ư, quy mô đầu tư­ và tiến độ đầu t­ư.

8. Tính toán nhu cầu vốn, lao động.

9. Giải pháp bảo đảm cân đối cung - cầu.

10. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan và các cơ chế, chính sách, cơ chế phối hợp liên ngành, liên tỉnh để thực hiện quy hoạch.

Điều 24. Hồ sơ quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu

1. Hồ sơ quy hoạch trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt gồm:

a) Báo cáo chính bao gồm căn cứ pháp lý, thuyết minh, tờ trình phê duyệt quy hoạch kèm theo dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch;

b) Các bản đồ liên quan đến từng sản phẩm vật liệu xây dựng được lập quy hoạch: Bản đồ hiện trạng sản xuất; bản đồ phương án quy hoạch;

c) Các ý kiến phản biện, các góp ý của các cơ quan, cá nhân; biên bản, kết luận của Hội đồng thẩm định;

d) Các phụ lục liên quan: Phụ lục về tài nguyên khoáng sản làm nguyên liệu; Phụ lục về các cơ sở sản xuất hiện có, Phụ lục về phương pháp tính toán nhu cầu thị trường và cân đối cung - cầu, Phụ lục về tài liệu điều tra tình hình thị trường các nước khu vực và thế giới, dự báo xuất nhập khẩu của sản phẩm trong hội nhập quốc tế, Phụ lục về danh mục các dự án dự kiến đầu tư theo các mốc thời gian, địa điểm, quy mô công suất.

2. Các nội dung hồ sơ quy hoạch được lưu trữ và bảo quản.

Điều 25. Trách nhiệm lập quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu

Bộ Xây dựng tổ chức, chỉ đạo lập quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu: xi măng, vật liệu ốp lát, kính xây dựng, sứ vệ sinh.

Điều 26. Thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu

1. Quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu phải được Hội đồng thẩm định có thẩm quyền thẩm định trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Hội đồng thẩm định:

Bộ Xây dựng tổ chức Hội đồng thẩm định để thẩm định các quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu theo quy định sau:

a) Hội đồng thẩm định quy hoạch phát triển xi măng gồm các thành phần theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 19 Nghị định này;

b) Thành phần Hội đồng thẩm định các quy hoạch phát triển: kính xây dựng, vật liệu ốp lát, sứ vệ sinh do Bộ Xây dựng quyết định.

3. Thẩm quyền phê duyệt:

a) Thủ tư­ớng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển xi măng;

b) Bộ tr­ưởng Bộ Xây dựng phê duyệt các quy hoạch phát triển: vật liệu ốp lát, kính xây dựng, sứ vệ sinh.

Điều 27. Nội dung thẩm định quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu

1. Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học, độ tin cậy của các thông tin, số liệu, t­ài liệu để xây dựng quy hoạch.

2. Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lư­­ợc phát triển kinh tế - xã hội; tính thống nhất với các quy hoạch khác liên quan.

3. Mục tiêu, quan điểm, định hư­­ớng phát triển theo từng giai đoạn của sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu, các chỉ tiêu phát triển tổng hợp, phư­­ơng án bố trí hợp lý các nguồn lực và các nội dung chính khác của quy hoạch.

4. Phương án cân đối cung - cầu của sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu.

5. Danh mục dự án đầu tư dự kiến theo các mốc thời gian, các phụ lục liên quan.

6. Các giải pháp, biện pháp thực hiện phư­ơng án quy hoạch; các giải pháp,  biện pháp đảm bảo cân đối cung - cầu, bình ổn thị trường.

 

Chương III. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Điều 28. Điều kiện của cơ quan, tổ chức lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng

1. Có chức năng tư vấn về vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật.

2. Có chủ nhiệm dự án quy hoạch là kỹ sư hoặc trình độ tương đương trở lên và có thời gian tham gia công tác quy hoạch vật liệu xây dựng ít nhất là năm (5) năm.

Điều 29. Điều kiện hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng phải có đủ các điều kiện sau:

1. Có Giấy phép khai thác khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

2. Có dự án đầu tư đã được phê duyệt; thiết kế khai thác mỏ được phê duyệt.

3. Điều kiện về năng lực và công nghệ:

a) Dự án đầu tư phải lựa chọn công nghệ tiên tiến đảm bảo sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường;

b) Quy mô, công nghệ, thiết bị khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng phải phù hợp với báo cáo đầu tư đã được phê duyệt; phù hợp với đặc điểm của từng loại khoáng sản để nâng cao tối đa hệ số thu hồi khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm;

c) Đối với hoạt động khai thác phải có ban điều hành dự án theo quy định của pháp luật về khoáng sản;

d) Có đủ các điều kiện để thực hiện công tác bảo vệ môi trường, môi sinh, có phương án hoàn nguyên cho mỗi phân kỳ khai thác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

đ) Có giải pháp bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

4. Đối với các mỏ khoáng sản nằm trên ranh giới của các địa phương thì các phương án khai thác phải được chính quyền của các địa phương liên quan chấp thuận về công nghệ khai thác đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường, tiết kiệm tài nguyên; công suất, tiến độ; phân chia khu vực cho các đối tác cùng tham gia đầu tư khai thác và các nghĩa vụ liên quan khác.

5. Trường hợp khai thác khoáng sản không thuộc quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng và không thuộc diện dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia cần phải tuân thủ theo Giấy phép khai thác khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

Điều 30. Yêu cầu về chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng

1. Phải tuân thủ các quy định của pháp luật về môi trường, pháp luật lao động và các pháp luật liên quan khác.

Trường hợp sử dụng chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu, phụ gia để sản xuất vật liệu xây dựng thì công nghệ sản xuất, kho bãi lưu giữ chất thải, phương tiện vận chuyển phải đáp ứng các quy định về môi trường.

2. Có bộ máy nhân lực được đào tạo, đủ năng lực vận hành thiết bị công nghệ và kiểm soát chất lượng sản phẩm.

3. Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện nội dung quy định tại khoản 2 Điều này đối với các chuyên ngành chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng.

Điều 31.  Kinh doanh vật liệu xây dựng

1. Kinh doanh vật liệu xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại.

2. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể việc kinh doanh vật liệu xây dựng.

Điều 32. Điều kiện về chất lượng đối với sản phẩm vật liệu xây dựng đưa ra thị trường

1. Sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước đưa ra thị trường phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Sản phẩm vật liệu xây dựng phải đạt tiêu chuẩn đã công bố. Đối với sản phẩm thuộc danh mục phải tuân theo quy chuẩn kỹ thuật thì phải bảo đảm chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật;

b) Những sản phẩm vật liệu xây dựng chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì nhà sản xuất phải có trách nhiệm công bố tiêu chuẩn áp dụng và phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất;

c) Sản phẩm vật liệu xây dựng có nhãn và nhãn phải bảo đảm ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá.

2. Sản phẩm vật liệu xây dựng nhập khẩu phải công bố tiêu chuẩn áp dụng và đáp ứng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

Điều 33. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

1. Quyền của tổ chức, cá nhân:

Có các quyền theo quy định của pháp luật về khoáng sản.

2. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân:

a) Thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật;

b) Hoạt động khai thác phải phù hợp với quyết định phê duyệt;

c) Bảo vệ, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường và cảnh quan trong và sau khi khai thác;

d) Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác gây ra theo quy định của pháp luật;

đ) Thực hiện các quy định về quản lý hành chính, trật tự và an toàn xã hội và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;

e) Tuân thủ các quy định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 34. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng

1. Quyền của tổ chức, cá nhân:

a) Lựa chọn, quyết định về công nghệ chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật;

b) Lựa chọn, quyết định và công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng do mình sản xuất;

c) Quyết định về việc tổ chức và các biện pháp kiểm soát nội bộ về chất lượng sản phẩm và môi trường theo tiêu chuẩn chất lượng và môi trường;

d) Quyết định giá và kinh doanh sản phẩm vật liệu xây dựng do mình sản xuất.

2. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân:

a) Công bố tiêu chuẩn áp dụng, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất;

b) Thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung của quyết định phê duyệt đầu tư;

c) Thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc các nội dung ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định tại Nghị định này;

d) Cung cấp đầy đủ thông tin, hướng dẫn sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản vật liệu xây dựng;

đ) Ngừng sản xuất ngay và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện sản phẩm vật liệu xây dựng không đạt tiêu chuẩn chất lượng và có nguy cơ gây thiệt hại cho người kinh doanh và người sử dụng; bồi thường thiệt hại cho người kinh doanh và người sử dụng do việc sử dụng sản phẩm vật liệu xây dựng không đạt tiêu chuẩn chất lượng gây ra;

e) Tuân thủ các quy định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

g) Cung cấp thông tin về chất lượng sản phẩm, môi trường cho các cơ quan quản lý có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 35. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu xây dựng

1. Quyền của tổ chức, cá nhân:

a) Có các quyền của thương nhân kinh doanh hàng hoá theo quy định của pháp luật về thương mại;

b) Quyết định về việc tổ chức và các biện pháp kiểm soát nội bộ về chất lượng vật liệu xây dựng;

2. Nghĩa vụ của nhà xuất khẩu vật liệu xây dựng:

a) Bảo đảm chất lượng vật liệu xây dựng phù hợp với hợp đồng thương mại;

b) Tuân thủ các yêu cầu về chất lượng vật liệu xây dựng xuất khẩu quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam cam kết;

c) Trường hợp vật liệu xây dựng được tái nhập để sử dụng trong nước, nhà  xuất khẩu phải thực hiện nghĩa vụ như nhà nhập khẩu quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Nghĩa vụ của nhà nhập khẩu vật liệu xây dựng:

a) Chịu trách nhiệm về chất lượng vật liệu xây dựng do mình nhập khẩu;

b) Tổ chức và kiểm soát quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản để duy trì chất lượng sản phẩm và yêu cầu về bảo vệ môi trường;

c) Chịu trách nhiệm việc tái xuất vật liệu xây dựng nhập khẩu không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật;

d) Vật liệu xây dựng nhập khẩu không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật nhưng không tái xuất được và không tái chế được thì nhà nhập khẩu phải tiêu huỷ trong thời hạn quy định và chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu huỷ;

đ) Cung cấp đầy đủ thông tin, các điều kiện phải thực hiện khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản sản phẩm vật liệu xây dựng cho người kinh doanh và người sử dụng;

e) Tuân thủ các quy định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Nghĩa vụ của người kinh doanh vật liệu xây dựng:

a) Tuân thủ các yêu cầu về kinh doanh vật liệu xây dựng theo quy định tại Điều 31 Nghị định này;

b) Chịu trách nhiệm đối với sản phẩm vật liệu xây dựng do mình bán;

c) Tổ chức và kiểm soát quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản vật liệu xây dựng để duy trì chất lượng;

d) Cung cấp đầy đủ thông tin, các điều kiện phải thực hiện khi vận chuyển, cất giữ, bảo quản sản phẩm vật liệu xây dựng cho người mua;

đ) Khi nhận được thông tin về chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng không đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định từ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, phải kịp thời cung cấp đầy đủ thông tin này và biện pháp xử lý cho người mua;

e) Tuân thủ quy hoạch mạng lưới kinh doanh vật liệu xây dựng có điều kiện ở các đô thị (nếu có);

g) Tuân thủ các quy định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chương IV. KIỂM TRA, THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 36. Kiểm  tra, thanh tra các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng

1. Nội dung kiểm tra, thanh tra:

a) Việc thực hiện quy hoạch vật liệu xây dựng;

b) Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng;

c) Chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường;

d) Sự đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng;

đ) Điều kiện kinh doanh vật liệu xây dựng.

2. Hình thức kiểm tra:

a) Kiểm tra định kỳ;

b) Kiểm tra đột xuất khi có khiếu nại, tố cáo.

3. Hình thức thanh tra:

a) Thanh tra theo kế hoạch;

b) Thanh tra đột xuất: trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm hoặc có khiếu nại, tố cáo.

4. Cơ quan kiểm tra, thanh tra:

a) Bộ Xây dựng tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này; phối hợp với Tổng cục Hải quan kiểm tra chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng xuất khẩu, nhập khẩu;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh tổ chức thực hiện việc kiểm tra, thanh tra các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng theo thẩm quyền trên phạm vi địa phương.

Điều 37. Xử lý vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam có những hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này tuỳ theo mức độ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở các tổ chức, cá nhân hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam hoặc trục lợi cá nhân sẽ bị xử lý kỷ luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 38. Xử lý các tồn tại về công nghệ sản xuất được đầu tư trước khi Nghị định có hiệu lực

Đối với các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường đã được đầu tư trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành:

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, chỉ đạo nhà sản xuất xây dựng phương án tổng thể hoàn thiện công nghệ và xử lý môi trường theo tiến độ cụ thể; phê duyệt phương án và giám sát việc triển khai thực hiện phương án đã được phê duyệt;

2. Trường hợp không có phương án khắc phục thì phải chuyển đổi sản xuất, ứng dụng công nghệ tiên tiến hơn hoặc ngừng sản xuất.

 

Chương V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 39. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng

Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng có các nhiệm vụ:

1. Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước ban hành, tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về vật liệu xây dựng; xây dựng quy hoạch phát triển, các ch­ương trình quốc gia thuộc lĩnh vực vật liệu xây dựng và hướng dẫn thực hiện về phân kỳ thời gian lập các loại quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng;

2. Xây dựng và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vật liệu xây dựng;

3. Thống nhất quản lý các hoạt động thẩm định, đánh giá về công nghệ sản xuất và chất l­ượng sản phẩm vật liệu xây dựng;

4. Các nhiệm vụ khác đã được quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực vật liệu xây dựng.

Điều 40. Trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trư­ờng, Bộ Công nghiệp, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thương mại, Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành khác theo chức năng nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng thực hiện quản lý nhà nước các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng và bảo đảm tính đồng bộ giữa phát triển vật liệu xây dựng với phát triển hạ tầng kỹ thuật.

Điều 41. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng tại địa phương có nhiệm vụ:

1. Ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về quản lý các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng;

2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng;

3. Theo dõi, thống kê, tổng hợp tình hình về hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng tại địa phương;

4. Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về lĩnh vực vật liệu xây dựng tại địa ph­ương;

5. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 42. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ  quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

TM. CHÍNH PHỦ

 THỦ TƯỚNG 

       Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence – Freedom - Happiness 
No. 124/2007/ND-CP
Hanoi, July 31, 2007
 
DECREE
ON MANAGEMENT OF CONSTRUCTION MATERIALS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 26, 2003 Construction Law;
Pursuant to the March 20, 1996 Law on Minerals and the June 14, 2005 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Minerals;
Pursuant to the June 14, 2005 Commercial Law;
Pursuant to the November 29, 2005 Investment Law;
Pursuant to the November 29, 2005 Law on Environmental Protection;
Pursuant to the June 29, 2006 Law on Standards and Technical Regulations;
At the proposal of the Minister of Construction,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Governing scope
This Decree governs activities in the construction materials domain, including the planning of construction materials development; exploitation and processing of minerals for construction materials; investment in, production of, and trading in, construction materials (except for the exploitation and processing of metals and production of construction materials of non-mineral origin).
Article 2. Subjects of application
This Decree applies to domestic and foreign organizations and individuals operating in the construction materials domain in Vietnam.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. Construction materials mean products of organic, inorganic or metal origin, used for the creation of construction works, except electric equipment.
2. Minerals used for production of construction materials include minerals used for construction material production and those used for cement production.
3. Sanitary porcelain means products made of porcelain or ceramic used for toilets, laboratories and other special-use rooms.
4. Lining and flooring materials mean materials used for lining and flooring construction works.
Article 4. State policies for construction materials development
1. The State shall invest in, and adopt policies to encourage organizations and individuals of all economic sectors to invest in, the development of technical infrastructures, ensuring their uniformity and conformity with construction materials development plannings in each period.
2. Activities in the construction materials domain eligible for investment incentives or special investment incentives and investment projects in the construction materials domain in geographical areas eligible for investment incentives may enjoy those incentives in accordance with the investment law.
Article 5. Requirements on technologies for exploitation, processing and production of construction materials
Technologies and equipment for production of construction materials, exploitation and processing of minerals used for production of construction materials, recycling of wastes for use as raw materials, fuels or additives must be modern, advanced and cost-effective, attaining the regional or world environmental protection standards.
Article 6. Standards and technical regulations applicable to construction materials
1. Construction materials subject to technical regulations must adhere to those regulations.
2. Activities in the domain of construction materials must comply with legal provisions on standards and technical regulations.
Article 7. Requirements on environmental protection
Activities of exploiting and processing minerals used for construction materials; and producing or trading in construction materials must satisfy requirements of the environmental protection law.
Article 8. Prohibited acts
1. Producing, trading in counterfeit goods; making counterfeit labels or marks, standard- or regulation-compatibility seals, of construction materials.
2. Importing, trading in imported construction materials without quality standards and clear origins.
3. Supplying untruthful information on the quality and origin of construction materials products.
4. Exploiting and processing minerals for use as construction materials or common construction materials without exploitation permits.
5. Exploiting agricultural land or river sand for use for construction materials in contravention of plannings.
6. Producing, trading in, or using amphibole amianthus for production of construction materials.
7. Investing in solid construction works for non-mining purpose, or in mine areas already planned for exploration and exploitation of minerals used as construction materials, unless permitted by the Prime Minister.
8. Abusing management activities to illegally obstruct organizations and individuals activities of exploiting and processing minerals for use as construction materials, producing or trading in construction materials.
Chapter II
CONSTRUCTION MATERIALS DEVELOPMENT PLANNINGS
Section 1. GENERAL PROVISIONS
Article 9. Classification of construction materials development plannings
Construction materials development plannings include:
1. General plannings for development of construction materials, including:
a/ The Vietnam master plan for development of construction materials;
b/ Regional plannings for development of construction materials, applicable only to particular regions with great potential for development of construction materials, in bordering areas of adjacent provinces, which require unified coordination;
c/ Provincial/municipal plannings for development of construction materials (below referred to as local plannings for development of construction materials).
2. Plannings for development of major construction materials include:
a/ The cement development planning;
b/ The construction glass development planning;
c/ The lining and flooring materials development planning;
d/ The sanitary porcelain development planning.
Article 10. Phases and terms of construction materials development plannings
General plannings for development of construction materials and plannings for development of major construction materials are formulated for a 10-year term, oriented for development in 5 to 10 subsequent years and phased in every 5 years.
Article 11. Adjustment, supplementation of construction materials development plannings
1. Adjustment and supplementation of construction materials development plannings comply with the following principles:
a/ Considering and adjusting every five years general plannings for development of construction materials and every 3 years plannings for development of major construction materials;
b/ Annually assessing the implementation of construction materials development plannings, based on the review results.
2. Adjustment and supplementation of construction materials development plannings must ensure the continuity; only those contents which are no longer suitable to the practical situation will be adjusted and new contents will be added to suit socio-economic development situation.
3. The agency competent to approve a construction materials development planning is also competent to adjust and supplement that planning
Article 12. Funds for construction materials development plannings
1. Expenses for construction materials development plannings include expenses for formulation of new plannings, and for adjustment, supplementation and management of plannings already approved by competent agencies.
2. Funds for construction materials development plannings are ensured by the state budget.
3. The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment in, formulating and promulgating norms and unit prices for formulation and evaluation of construction materials development plannings.
Article 13. Management of construction materials development plannings
1. The Government shall exercise the unified state management of construction materials development plannings nationwide.
2. The Ministry of Construction shall take responsibility before the Government for management of the Vietnam master plan for construction materials development, regional plannings for construction materials development and plannings for development of a number of major construction materials products.
3. Provincial-level Peoples Committees shall take responsibility for state management of local construction materials development plannings in localities.
4. Ministries, branches and localities shall coordinate with the Ministry of Construction in managing construction materials development plannings.
5. Within 30 days after a planning is approved, the agency organizing the planning formulation shall publicize it on the mass media and organize meetings to introduce it to the public, enterprises and investors so that the latter may have easy access to that planning, conduct study, investment and exploitation activities.
6. Annually and extraordinarily, the Ministry of Construction shall report to the Prime Minister on the situation of implementation of plannings assigned to it for management; provincial-level Peoples Committees shall send reports on the implementation of plannings to the Ministry of Construction for integration into a report to the Prime Minister. Issues arising in the course of implementation of plannings must be considered and reported to competent authorities for handling.
Section 2. GENERAL PLANNINGS FOR DEVELOPMENT OF CONSTRUCTION MATERIALS
Article 14. Bases for formulation of general plannings
1. Bases for formulation of the Vietnam master plan on development of construction materials:
a/ National socio-economic development strategies and master plans;
b/ National potentials of mineral resources to be used for construction materials, results of basic mineral investigation, survey and exploration, and other data on mineral resources to be used for construction materials;
c/ The capacity of meeting labor, technology and market requirements.
2. Bases for formulation of regional plannings for development of construction materials
a/ The regional potentials of mineral resources to be used for construction materials, results of basic mineral investigation, survey and exploration, and other data on mineral resources to be used for construction materials;
b/ The capacity of meeting labor, technology and market requirements.
3. Bases for formulation of local plannings for development of construction materials
a/ The Vietnam master plan for development of construction materials, plannings for development of major construction material products, and regional plannings for development of construction materials (for localities in a planned region);
b/ Local socio-economic development strategies and master plans;
c/ Local potentials of mineral resources to be used for construction materials, the system of data and results of the basic investigation, exploration and survey of minerals used for common construction materials and other collected data on mineral resources used for construction materials in localities;
d/ The capacity of meeting labor, technology and market requirements.
Article 15. Order of formulation of a general planning
1. Registering, elaborating a capital plan, making an outline to be submitted to a competent authority for approval.
2. Formulating the planning through the following steps:
a/ Summing up the results of investigation, analysis and assessment of mineral resources to be used for construction materials, factors, resources and conditions for development and their impacts on general plannings for development of construction materials;
b/ Analyzing and assessing the current situation of construction materials production and market;
c/ Making a sum-up report;
d/ Gathering opinions of relevant organizations and specialists;
e/ Submitting the planning to a competent authority for evaluation and approval.
Article 16. Principal contents of general plannings
1. The Vietnam master plan for development of construction materials has the following principal contents:
a/ Determination of the position and role of the construction materials industry in the national economy and its development objectives;
b/ Analysis and forecast of demands for industry development factors, potentials of mineral resources to be used for construction materials, other resources, markets, technological factors and requirements on the industrys competitiveness.
c/ Analysis and assessment of the current situation of development of the national construction materials industry, of the exploration, exploitation and use of mineral resources for construction materials, investment development resources; mechanisms, policies and solutions for management and mobilization of resources; the actual situation of minerals distribution in different territorial regions, kinds of minerals, major products, investment, technologies, labor, organization of production and competitiveness;
d/ Study of the feasibility of different schemes on exploitation, thrifty and efficient use of mineral resources for construction materials;
dd/ Study of the feasibility of schemes on minerals distribution in various territorial regions, schemes on development of different kinds of minerals, major products, investment, technologies and labor;
e/ Solutions in terms of mechanisms and policies and proposed implementation schemes.
2. Contents of regional plannings for development of construction materials:
A regional planning for development of construction materials has the contents specified in Clause 1 of this Article, applicable to the planned region.
3. Contents of local plannings for development of construction materials:
Apart from the contents defined in Clause 1 of this Article, a local planning on development of construction materials has the following contents:
a/ Forecast of the local demand for common construction materials and the market of those materials which constitute the local strength;
b/ The tentative list of investment projects, investment distribution schemes, investment scale and schedule for common construction materials and those materials which constitute the local strength, including major construction materials products.
Contents of a local planning for development of construction materials must conform to the Vietnam master plan for development of construction materials, plannings for development of major construction material products and regional plannings for development of construction materials.
Article 17. Dossiers of general plannings
1. A planning dossier submitted to a competent authority for approval comprises:
a/ Principal reports, including written explanations, legal bases and a written request for the approval of the general planning for development of construction materials, enclosed with a draft decision approving the planning;
b/ Maps, including: a map on the distribution of mineral resources to be used for construction materials, a map on the current state of production of construction materials and a map on planning schemes;
c/ Opinions and comments of agencies and individuals; minutes and conclusions of the evaluation council;
d/ Appendices, including: An appendix on mineral resources to be used for construction materials; an appendix on existing construction material-production establishments; an appendix on methods of calculation of construction materials demands; an appendix on the tentative list of projects of investment in the production of common construction materials and those materials which constitute the local strength (this appendix is required only for a local planning for development of construction materials).
2. Contents of planning dossiers specified in Clause 1 of this Article must be archived and preserved.
Article 18. Responsibility for formulation of general plannings
1. The Ministry of Construction shall organize the formulation of the Vietnam master plan for development of construction materials and regional plannings for development of construction materials.
2. Provincial-level Peoples Committees shall organize the formulation of local plannings for development of construction materials.
Article 19. Evaluation and approval of general plannings
1. A planning for development of construction materials must be evaluated by a competent evaluation council before it is submitted to a competent agency for approval.
2. Evaluation Councils:
a/ The Ministry of Construction shall organize evaluation councils to evaluate the plannings defined at Points a and b, Clause 1, Article 9 of this Decree. Such an evaluation council consists of representatives of the ministries of: Construction; Planning and Investment; Finance; Natural Resources and Environment; Industry; Transport, and relevant ministries and branches; specialists in the construction materials domain with planning experiences; and representatives of construction materials organizations, societies and associations;
b/ Provincial-level Peoples Committees shall organize evaluation councils to evaluate the plannings defined at Point c, Clause 1, Article 9 of this Decree. Such an evaluation council consists of representatives of the provincial-level Services of: Construction; Planning and Investment; Finance; Natural Resources and Environment; Industry; Transport, and relevant services and branches; specialists in the construction materials domain with planning experiences; and representatives of construction materials organizations, societies and associations;
When necessary, provincial-level Peoples Committees may invite representatives of the Ministry of Construction and concerned ministries and branches to participate in evaluation councils.
3. Approving competence:
a/ The Prime Minister shall approve the Vietnam master plan for development of construction materials; and regional plannings for development of construction materials;
b/ Provincial-level Peoples Committee presidents shall approve local plannings for development of construction materials.
Article 20. Contents of evaluation of general plannings
1. The truthfulness and reliability of information, data and documents on potentials of mineral resources such as their deposits, quality, positions and sizes of mines.
2. The compatibility of a planning with socio-economic development strategies and its consistency with related plannings.
3. The objectives, viewpoints and orientations of mineral exploration, exploitation and processing, and construction materials development in each period; general development targets, plans on rational arrangement of resources and planning schemes.
4. Coordinated solutions and economic measures to preserve, maintain and exploit effectively resources.
Section 3. PLANNINGS FOR DEVELOPMENT OF MAJOR CONSTRUCTION MATERIALS PRODUCTS
Article 21. Bases for formulation of plannings for development of major construction materials products
1. National socio-economic development strategies and master plans and related information.
2. General plannings for development of construction materials.
3. Documents on domestic, regional and world market surveys and information on relevant products.
Article 22. Order of formulation of a planning for development of major construction materials products
1. Registering, elaborating a capital plan, making an outline to be submitted to a competent authority for approval.
2. Formulating the planning through the following steps:
a/ Summing up results of investigation into mineral potentials, factors, resources, development conditions and impacts of the domestic, regional and world markets on the planning;
b/ Analyzing and assessing the current situation of production, calculating and balancing demand and supply;
c/ Making a sum-up report;
d/ Gathering opinions of concerned organizations and specialists;
dd/ Submitting the planning to a competent authority for evaluation and approval.
Article 23. Major contents of a planning for development of major construction materials products
1. Objectives, viewpoints and strategies for development of major construction materials products.
2. Analysis and assessment of information and data on national potential of mineral resources to be used for relevant construction materials products and other resources which constitute Vietnams strength to develop construction materials.
3. Forecast of the domestic, regional and world construction materials markets, and the import and export of construction materials.
4. Methods of calculation of market demands at different points of time.
5. Suggested principles and methods of balancing the demand for, and supply of, major construction materials products, at different points of time.
6. Selection of technological solutions.
7. The tentative list of investment projects, investment distribution scheme, investment scale and schedule.
8. Calculation of capital and labor demands.
9. Solutions to ensuring the demand and supply balance.
10. Responsibilities of concerned agencies and mechanisms, policies for inter-branch and inter-provincial coordination in the implementation of the planning.
Article 24. Dossiers of plannings for development of major construction materials products
1. A planning dossier submitted to a competent agency for approval comprises:
a/ A principal report, including legal bases, explanations, a written request for the approval of the planning, enclosed with a draft decision approving the planning;
b/ Maps related to each construction materials product subject to the planning: a map on the current production situation and a map on planning schemes;
c/ Opinions and comments of agencies and individuals; minutes and conclusions of the evaluation council;
d/ Relevant appendices: An appendix on mineral resources to be used for construction materials; an appendix on existing production establishments; an appendix on methods of calculation of market demands and the demand-supply balance; an appendix on documents of investigation into the regional and world market situation, forecasting the import and export of products in international integration, and an appendix on the tentative list of investment projects at different points of time, investment locations and capacities.
2. Contents of the planning dossier must be archived and preserved.
Article 25. Responsibilities for formulation of plannings for development of major construction materials products
The Ministry of Construction shall organize and direct the formulation of plannings for development of major construction materials products, including cement, lining and flooring materials, construction glass and sanitary porcelain.
Article 26. Evaluation and approval of plannings for development of major construction materials products
1. A planning for development of major construction materials products must be evaluated by a valuation council before it is submitted to a competent agency for approval.
2. Evaluation councils
The Ministry of Construction shall organize evaluation councils to evaluate plannings for development of major construction materials products according to the following provisions:
a/ The council for evaluation of the planning for cement development is composed of members defined at Point a, Clause 2, Article 19 of this Decree;
b/ The membership of the councils for evaluation of plannings for development of construction glass, lining and flooring materials, and sanitary porcelain is decided by the Ministry of Construction.
3. Approving competence:
a/ The Prime Minister shall approve the cement development planning;
b/ The Minister of Construction shall approve plannings for development of lining and flooring materials, construction glass and sanitary porcelain.
Article 27. Contents of evaluation of a planning for development of major construction materials products
1. Legal bases, scientific grounds, reliability of information, data and documents for formulation of the planning.
2. The plannings conformity with socio-economic development strategies; its consistency with relevant plannings.
3. Objectives, viewpoints and orientations for development of major construction products in each period, general development targets, schemes on rational arrangement of resources, and other major contents of the planning.
4. The scheme on demand-supply balancing for the major construction materials products.
5. The tentative list of investment projects at different points of time and relevant appendices.
6. Solutions and measures for implementation of planning schemes; solutions and measures to ensure the demand-supply balance and stabilize the market.
Chapter III
CONSTRUCTION MATERIALS PRODUCTION AND BUSINESS
Article 28. Conditions for agencies and organizations formulating construction materials development plannings
1. Having the function of providing consultancy on construction materials as prescribed by law.
2. The plannings project director is an engineer or a person with equivalent or higher qualifications, who has been involved in construction materials planning work for at least five (5) years.
Article 29. Conditions for exploitation of minerals for construction materials
An organization or individual involved in the exploitation of minerals used for construction materials must fully meet the following conditions:
1. Having a mineral exploitation permit granted by a competent state agency.
2. Having an approved investment project and an approved design for mine exploitation.
3. Conditions on capacity and technology:
a/ The investment project must adopt advanced technologies, ensuring the production of high-quality products, saving of natural resources and protecting the environment;
b/ The scale, technology and equipment for the exploitation of minerals used for production of construction materials must conform to the approved investment report and the characteristics of each kind of minerals so as to maximize the recovery coefficients of major minerals and accompanied minerals;
c/ For exploitation activities, there must be a project management unit as prescribed by the law on minerals;
d/ Having adequate conditions for environmental and ecological protection and a recovery plan for every exploitation stage in accordance with the environmental protection law;
dd/ Having solutions to ensuring labor safety and hygiene in accordance with the labor law.
4. With regard to minerals mines lying on the borderlines of localities, exploitation schemes must be approved by local administrations in terms of exploitation technologies, ensuring safety, environmental hygiene and saving of natural resources; capacity and tempo; and the division of exploitation areas among participants in exploitation investment, and related obligations.
5. If the minerals exploitation falls outside a planning on exploration, exploitation, processing and use of minerals for construction materials and the minerals are not subject to national reserves, the minerals exploitation permit granted by a competent agency must be complied with.
Article 30. Requirements on processing and production of construction materials
1. To adhere to the environment law, the labor law and relevant laws.
When wastes are used as raw materials, fuels or additives for production of construction materials, the production technologies, storehouses and means of transport must meet the environmental regulations.
2. To have trained personnel who are capable of operating equipment and technologies and controlling product quality.
3. The Ministry of Construction shall guide the implementation of contents specified in Clause 2 of this Article for the processing and production of construction materials.
Article 31. Construction materials business
1. Construction materials business must comply with the commercial law.
2. The Ministry of Construction shall guide in detail the construction materials business.
Article 32. Conditions on quality of construction materials products to be marketed
1. Domestically-manufactured construction materials products to be marketed must meet the following requirements:
a/ They must meet the promulgated standards. Those products on the list subject to technical regulations must be up to the quality set under those regulations;
b/ For construction materials products not subject to national standards, manufacturers shall publicize applicable standards and take responsibility for the quality of their products;
c/ The products have labels whose contents comply with legal provisions on goods labeling.
2. Standards applicable to imported construction materials products must be publicized and those products must meet the conditions specified at Point c, Clause 1 of this Article.
Article 33. Rights and obligations of organizations and individuals engaged in the exploitation of minerals used for production of construction materials
1. Rights of organizations and individuals
To have the rights provided for by the law on minerals.
2. Obligations of organizations and individuals:
a/ To perform the obligations provided for by the Law on Minerals, the Law on Environmental Protection and other laws;
b/ To conduct exploitation activities in accordance with the approving decisions;
c/ To protect and save mineral resources, protect the environment and landscape during and after exploitation;
d/ To pay compensation in accordance with law for damage caused by exploitation activities;
dd/ To observe regulations on administration, social order and safety, and perform other obligations prescribed by law;
e/ To comply with examination and inspection regulations of competent state agencies.
Article 34. Rights and obligations of organizations and individuals engaged in minerals processing and production of construction materials
1. Rights of organizations and individuals:
a/ To select and decide on technologies for processing of minerals and production of construction materials in accordance with law;
b/ To select and decide on, and publicizing quality standards of construction materials products they manufacture;
c/ To decide on organization of, and measures for, control of product quality and the environment according to quality and environment standards;
d/ To decide on prices of, and trade in, construction materials products they manufacture.
2. Obligations of organizations and individuals:
a/ To publicize applicable standards and take responsibility for the quality of products they manufacture;
b/ To properly and fully abide by the contents of investment-approving decisions;
c/ To properly and fully abide by the contents of environmental impact assessment reports and requirements of decisions approving those reports or the contents of environmental protection commitments and other legal provisions on environmental protection, and the provisions of this Decree;
d/ To supply full information, guide the use, transportation and preservation of construction materials;
dd/ To immediately stop and take remedies when detecting construction materials products of poor quality, which might cause harms to traders and users; to pay damages to traders and users who use construction materials products of poor quality;
e/ To comply with the competent state agencies regulations on examination and inspection.
g/ To supply information on product quality and environment to competent management agencies in accordance with law.
Article 35. Rights and obligations of organizations and individuals engaged in construction materials business
1. Rights of organizations and individuals:
a/ To have the rights of goods traders provided for by the commercial law;
b/ To decide on organization of, and measures for, internal control of the quality of construction materials products;
2. Obligations of an exporter of construction materials:
a/ To ensure the quality of construction materials in accordance with commercial contracts;
b/ To comply with requirements on the quality of exported construction materials in treaties to which Vietnam is a contracting party;
c/ To perform the importers obligations provided for in Clause 3 of this Article, if the construction materials are re-imported for domestic consumption.
3. Obligations of an importer of construction materials:
a/ To take responsibility for the quality of construction materials they import;
b/ To organize and control the process of transporting, storing and preserving the products to maintain their quality and meet environmental protection requirements;
c/ To take responsibility for re-export of imported construction materials which fail to conform to technical regulations;
d/ To destroy within the prescribed time limit imported construction materials which fail to conform to technical regulations but cannot be re-exported, and bear all destruction expenses.
dd/ To supply traders and users with full information and conditions to be met during the transportation, storage and preservation of construction materials products;
e/ To comply with competent state agencies regulations on inspection and examination.
4. Obligations of construction materials traders:
a/ To comply with requirements on construction materials business in accordance with Article 31 of this Decree;
b/ To take responsibility for construction materials products they sell;
c/ To organize and control the process of transporting, storing and preserving construction materials to maintain their quality;
d/ To supply buyers with full information and conditions to be met during the transportation, storage and preservation of construction materials products;
dd/ To promptly supply buyers with full information on the poor quality of construction materials products when receiving such information from manufacturers or importers, and notify the buyers of handling measures;
e/ To comply with the planning on the urban network of conditional construction materials businesses (if any);
g/ To comply with the competent state agencies regulations on inspection and examination.
Chapter IV
EXAMINATION, INSPECTION, AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 36. Examination, inspection of activities in the construction materials domain
1. Contents of examination and inspection:
a/ The implementation of construction material plannings;
b/ The exploitation and processing of minerals and production of construction materials;
c/ The quality of construction materials products manufactured in the country, imported, exported and circulated on market;
d/ The satisfaction of environmental standards by construction materials production and business establishments;
dd/ The construction materials business conditions.
2. Forms of examination:
a/ Periodical examination;
b/ Extraordinary examination upon complaints or denunciations.
3. Forms of inspection:
a/ Inspection under plans;
b/ Extraordinary inspection, for cases showing signs of violation or upon complaints or denunciations.
4. Examination and inspection agencies:
a/ The Ministry of Construction shall organize examination and inspection of the implementation of contents specified in Clause 1 of this Article; coordinate with the General Department of Customs in examining the quality of imported and exported construction materials products;
b/ Provincial-level Peoples Committees shall, according to their competence, direct provincial-level functional agencies in examining and inspecting activities in the construction materials domain in localities.
Article 37. Handling of violations
1. Organizations and individuals operating in the construction materials domain in the Vietnamese territory that commit acts of violating this Decree, shall, depending on the severity of their violations, be administratively sanctioned and, if causing damage, pay compensation, or be examined for penal liability in accordance with law.
2. Persons who abuse their positions or powers to obstruct organizations and individuals lawfully operating in the construction materials domain in the Vietnamese territory or seek personal profits shall be disciplined and, if causing damage, pay compensation, or be examined for penal liability in accordance with law.
Article 38. Handling of problems related to production technologies which were invested before the effective date of this Decree
For establishments producing construction materials with obsolete technologies, causing environmental pollution, which were invested before the effective date of this Decree:
1. Provincial-level Peoples Committees shall examine and direct factories to work out comprehensive plans for improvement of technologies and handling of environmental matters according to specific schedules; approve those plans and oversee their implementation;
3. If no plans are worked out to address problems, concerned establishments must covert production and apply more advanced technologies or stop production.
Chapter V
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 39. Responsibilities of the Ministry of Construction
The Ministry of Construction shall exercise the state management of activities in the construction materials domain, having the following tasks:
1. To elaborate, promulgate or submit to state agencies for promulgation, and organize the implementation of, legal documents on construction materials; formulate development plannings and national programs on construction materials, and guide the phasing of construction materials development plannings of all types.
2. To elaborate and promulgate national technical regulations on construction materials.
3. To uniformly manage the evaluation and assessment of production technologies and quality of construction materials products.
4. Other tasks prescribed by law on construction materials.
Article 40. Responsibilities of relevant ministries and branches
The Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Industry, the Ministry of Transport, the Ministry of Trade, the Ministry of Science and Technology and other ministries and branches shall, according to their assigned functions and tasks, coordinate with the Ministry of Construction in exercising the state management of activities in the construction materials domain, ensuring the consistency of construction materials development with infrastructure development.
Article 41. Responsibilities of provincial-level Peoples Committees
Provincial-level Peoples Committees shall, within the ambit of their tasks and powers, perform the state management of activities in the construction materials domain in localities, having the following tasks:
1. To promulgate according to their competence legal documents on management of activities in the construction materials domain.
2. To organize the implementation of legal documents on management of activities in the construction materials domain.
3. To monitor, make statistics on, and sum up local activities in construction materials domain.
4. To propagate, popularize and guide laws, supply information on the construction materials domain in localities.
5. Other tasks provided for by law.
Article 42. Implementation effect
1. This Decree takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, presidents of provincial/municipal Peoples Committees, and concerned organizations and individuals shall implement this Decree.

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER





Nguyen Tan Dung

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 124/2007/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 25/2007/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc ban hành các mẫu văn bản; qui định trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, phương tiện, thiết bị kỹ thuật của Thanh tra xây dựng quận, huyện, xã, phường, thị trấn tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg ngày 18/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập Thanh tra xây dựng quận, huyện và Thanh tra xây dựng xã, phường, thị trấn tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

Xây dựng

văn bản mới nhất