Chỉ thị 03/2007/CT-BXD của Bộ Xây dựng về thực hiện nhiệm vụ công tác quốc phòng năm 2007 đối với các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Chỉ thị 03/2007/CT-BXD
Cơ quan ban hành: | Bộ Xây dựng |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 03/2007/CT-BXD |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Người ký: | Nguyễn Hồng Quân |
Ngày ban hành: | 02/04/2007 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Xây dựng, An ninh quốc gia |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 03/2007/CT-BXD
CHỈ THỊ
CỦA BỘ XÂY DỰNG SỐ 03/2007/CT-BXD NGÀY 02 THÁNG 04 NĂM 2007
VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG NĂM 2007
ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ THUỘC BỘ XÂY DỰNG
Năm 2006 đất nước ta đã diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng : Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội nghị APEC lần thứ 14, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO, các nước châu Á thống nhất giới thiệu Việt Nam bầu cử vào Uỷ viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc ( nhiệm kỳ 2008- 2009). Các sự kiện trên đã khẳng định uy tín và vị trí ngày càng cao của Việt Nam trên trường Quốc tế.
Năm 2006, công tác quốc phòng ở các doanh nghiệp, đơn vị do Bộ Xây dựng quản lý đã được coi trọng và có nhiều chuyển biến tích cực. Nhìn chung, cấp uỷ và lãnh đạo các đơn vị đã quan tâm chỉ đạo, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác quốc phòng. Nhiều đơn vị đã triển khai thực hiện tốt, có hiệu quả công tác xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, thường xuyên tiến hành phổ biến, bồi dưỡng kiến thức về quốc phòng, an ninh cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên của đơn vị mình. Việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ và nhiệm vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển của các đơn vị thuộc Bộ đã được kết hợp chặt chẽ, gắn với các yêu cầu về củng cố quốc phòng - an ninh của đất nước.
Trong hai năm 2005, 2006 là những năm đầu thực hiện nghị định số 119/2004/NĐ- CP ngày 11/05/2004 của Chính phủ về công tác quốc phòng ở các Bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương. Chính phủ đã tổ chức hội nghị tổng kết 15 năm xây dựng tỉnh, thành trực thuộc trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc. Các cấp, các ngành đã tiến hành sơ kết 5 năm thực hiện công tác giáo dục quốc phòng. Công tác giáo dục quốc phòng đã đạt được những thành tích to lớn cả về lượng và chất.
Tuy nhiên, công tác quốc phòng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục, một số đơn vị chưa thực sự quan tâm, coi trọng đến việc thực hiện công tác quốc phòng; việc tổ chức phổ biến, quán triệt các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Bộ Quốc phòng về công tác quốc phòng chưa đầy đủ; chất lượng, hiệu quả của công tác quốc phòng chưa cao.
Trong năm 2007 tình hình quốc tế, khu vực, trong nước còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố mất ổn định, khó lường. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đẩy mạnh chiến lược "diễn biến hoà bình" thúc đẩy " tự diễn biến". Sử dụng các chiêu bài "dân chủ, nhân quyền", "tự do tôn giáo", "dân tộc", kích động tư tưởng tự trị, ly khai, bạo loạn để làm mất ổn định về chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước ta. Bọn phản động và chống đối chính trị tiếp tục củng cố tổ chức, phát triển lực lượng cả trong và ngoài nước.
Trong bối cảnh đó việc nâng cao vai trò công tác quốc phòng của các Bộ, ngành và địa phương là một nội dung quan trọng.
Nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quốc phòng, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 119/2004/NĐ-CP ngày 11/5/2004 của Chính phủ về công tác quốc phòng; Chỉ thị số 88/CT-BQP ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về công tác quốc phòng ở Bộ, ngành, địa phương năm 2007; Chỉ lệnh số 52/CL- TM ngày 19/12/2006 của Tổng tham mưu trưởng về công tác Dân quân tự vệ, Giáo dục quốc phòng và công tác quốc phòng ở các Bộ, ngành, địa phương năm 2007, trong đó chọn Bộ Xây dựng là đơn vị điểm thực hiện công tác quốc phòng Bộ, ngành với 3 nội dung chính sau:
           - Củng cố kiện toàn Ban chỉ huy quân sự của Bộ và các đơn vị thuộc Bộ.
           - Kiểm tra tình hình thực hiện các mặt công tác quốc phòng tại các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng.
           - Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng.
 Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc các Tổng công ty, Thủ trưởng các đơn vị và Giám đốc các công ty trực thuộc Bộ Xây dựng tổ chức thực hiện các nội dung sau:
           1. Về triển khai các nhiệm vụ công tác quốc phòng thường xuyên của đơn vị.
1.1. Tiếp tục phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X về nhiệm vụ quốc phòng an ninh; Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8 (Khoá IX) về chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới; Nghị định số 119/2004/NĐ- CP ngày 11/05/2004 của Chính phủ về công tác quốc phòng ở các Bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương; Chỉ thị số 36/2005/CT- TTg ngày 17/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.
Tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 51- NQ/TW ngày 20/07/2005 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy, gắn với thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên trong Quân đội cũng như trong các Ban chỉ huy quân sự của đơn vị; Pháp lệnh Dân quân tự vệ ngày 29/4/2004 và Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02/11/2004 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Dân quân tựÂ vệ và Thông tư hướng dẫn thực hiện số 171/2004/TT-BQP ngày 15/12/2004 của Bộ Quốc phòng.
1.2. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quân sự địa phương thực hiện công tác tổ chức, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ; quản lý, huy động lực lượng dự bị động viên, tuyển quân và tham gia xây dựng lực lượng vũ trang địa phương; thực hiện công tác phòng thủ dân sự và sẵn sàng thực hiện động viên công nghiệp, huy động các nguồn lực của đơn vị để phục vụ công tác quốc phòng theo yêu cầu; coi trọng công tác giáo dục, bồi dưỡng phát triển đảng viên trong lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên của đơn vị.Â
1.3. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của dân quân tự vệ, nhất là trong việc phối hợp với Công an theo Quyết định số 107/2003/QĐ-TTg ngày 02/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới; tăng cường luyện tập phương án phòng chống lụt bão, tìm kiếm, cứu nạn, cứu trợ và xử trí tốt khi có tình huống xảy ra.
1.4. Nắm vững và làm tốt công tác đăng ký, quản lý thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ và lực lượng dự bị động viên của đơn vị; tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho cán bộ chủ chốt các đơn vị; các trường đào tạo thuộc Bộ phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung, chương trình môn học giáo dục quốc phòng cho các học sinh, sinh viên; không ngừng nghiên cứu đổi mới hình thức, phương pháp tuyên truyền giáo dục để đạt hiệu quả thiết thực.
1.5. Kiện toàn, củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác quốc phòng, các đơn vị khẩn trương phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự địa phương các cấp để thành lập Ban chỉ huy quân sự theo đúng các quy định mới của Bộ Quốc phòng. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện công tác quốc phòng của đơn vị.
1.6. Phối hợp với các cơ quan quân sự địa phương thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra về công tác quốc phòng ở cơ sở, cả thường xuyên và đột xuất.
2. Về công tác giáo dục quốc phòng
2.1. Trên cơ sở kết quả Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện công tác giáo dục quốc phòng, chú trọng kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục quốc phòng trong các trường, hoàn chỉnh quy chế, duy trì hoạt động có nề nếp và nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục quốc phòng.
2.2. Chú ý cập nhật các nội dung mới trong công tác giáo dục quốc phòng như kiến thức về công tác Phòng không nhân dân, về Khu vực phòng thủ đưa vào tài liệu giảng dạy để nâng cao kiến thức quốc phòng của cán bộ, công nhân, học sinh, sinh viên trong ngành xây dựng, đáp ứng được nhu cầu trong tình hình mới.
3. Về việc xây dựng và hoạt động của khu vực phòng thủ
3.1. Các đơn vị cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quân sự địa phương nơi đóng quân đểÂ thực hiện tốt công tác xây dựng khu vực phòng thủ.
3.2. Việc lập kế hoạch xây dựng các dựÂ án kinh tế phải dựa trên cơ sở bảo đảm an ninh quốc phòng, đặc biệt là ở các địa bàn trọng điểm Tây Nguyên, Tây Bắc, duyên hải Trung bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
3.3. Thực hiện tốt cơ chế lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực quốc phòng. phát huy vai trò của cán bộ và Ban chỉ huy quân sự các cấp. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ chuyên trách. Các Ban chỉ huy quân sự các đơn vị, các cán bộ được phân công chuyên trách phải thực hiện nghiêm túc Quy chế giao ban, báo cáo, kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng hiện hành.
4. Về công tác hậu phương- Quân đội :
Các đơn vị cần phát huy việc thực hiện công tác hậu phương - Quân đội đã được triển khai tốt trong các năm qua, tăng cường giúp đỡ các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, hỗ trợ thường xuyên các đồng chí thương bệnh binh gặp nhiều khó khăn. các gia đình chính sách tại nơi đơn vị đứng chân.
5. Tổ chức thực hiện:
Giao Ban chỉ huy quân sự Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch thống kê, Vụ Tổ chức cán bộ, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp tình hình báo cáo Lãnh đạo Bộ kết quả thực hiện Chỉ thị của Bộ trưởng.
Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các Tổng công ty, Thủ trưởng các đơn vị, Giám đốc các công ty trực thuộc Bộ quản lý chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.Â
   BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Hồng Quân
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây