Thông tư 78/2012/TT-BTC hướng dẫn Nghị định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực giá

thuộc tính Thông tư 78/2012/TT-BTC

Thông tư 78/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định 84/2011/NĐ-CP ngày 20/09/2011 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:78/2012/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Văn Hiếu
Ngày ban hành:18/05/2012
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Vi phạm hành chính, Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quảng cáo dịch vụ nội dung số phải có thông tin về giá cước

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 78/2012/TT-BTC ngày 18/05/2012 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 84/2011/NĐ-CP ngày 20/09/2011 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá.
Theo quy định tại Thông tư này, tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh phải niêm yết giá phù hợp với tiêu chuẩn, chất lượng và số lượng bán của từng loại hàng hóa, dịch vụ tại 03 địa điểm gồm: Cơ sở sản xuất, kinh doanh; siêu thị, trung tâm thương mại, chợ, cửa hàng, cửa hiệu, ki-ốt, quầy hàng thực hiện việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và tại hội chợ triển lãm có bán hàng. Giá niêm yết là giá đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có); đồng tiền niêm yết giá bắt buộc là đồng Việt Nam.
Một trong những quy định đáng chú ý khác tại Thông tư này, Bộ Tài chính yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp các dịch vụ nội dung trên mạng thông tin di động, mạng Internet thực hiện niêm yết giá cước dịch vụ thông qua quảng cáo trên truyền hình phải hiện thông tin giá cước trong suốt thời gian quản cáo, thông tin phải đứng yên, không được trôi, chạy; kích cỡ của giá cước bằng ít nhất 1/5 chiều cao của màn hình (hoặc tối thiểu bằng 1/2 chiều cao của cú pháp lệnh).
Khi quảng cáo các dịch vụ nội dung số trên báo điện tử, thông tin về giá cước tại bất kỳ vị trí nào có cú pháp lệnh nhắn tin về đầu số; trên báo nói, khi quảng cáo xong 01 cú pháp nhắn tin đến đầu số bất kỳ phải cung cấp ngay thông tin về giá cước. Bên cạnh đó, khi người sử dụng muốn tải một sản phẩm, dịch vụ thông qua phần mềm đã được cài trên điện thoại di động, phần mềm đó phải cung cấp cụ thể giá cước mà người sử dụng sẽ phải trả nếu thực hiện các chức năng tải thông tin dịch vụ từ đầu số...
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/07/2012; bãi bỏ Thông tư số 110/2004/TT-BTC ngày 18/11/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 169/2004/NĐ-CP ngày 22/09/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá.

Xem chi tiết Thông tư78/2012/TT-BTC tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------------
Số: 78/2012/TT-BTC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------
Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2012
 
 
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 84/2011/NĐ-CP
NGÀY 20/9/2011 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
 TRONG LĨNH VỰC GIÁ
 
 
Căn cứ Pháp lệnh Giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa X thông qua ngày 26/4/2002;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL-UBTVQH10 được Quốc hội Khóa X thông qua ngày 02/7/2002;
Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính số 04/2008/PL-UBTVQH12 được Ủy ban thường vụ Quốc hội Khóa XII  thông qua ngày 02/4/2008;
Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá;
Căn cứ Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 3/8/2005 của Chính phủ về thẩm định giá;
Căn cứ Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 9/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 84/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 84/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá,
 
 
MỤC 1. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn một số điều của Nghị định số 84/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá (sau đây gọi tắt là Nghị định số 84/2011/NĐ-CP), hướng dẫn cụ thể một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá (bao gồm vi phạm hành chính về giá và thẩm định giá), mức xử phạt, thẩm quyền xử phạt, quy trình thu nộp và sử dụng tiền phạt xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, người được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá.
2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực giá mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 3. Các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá
1. Cơ quan nhà nước ban hành văn bản pháp luật quy định trong lĩnh vực giá không đúng thẩm quyền thì văn bản quy định không đúng thẩm quyền bị xử lý theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; người ký văn bản không đúng thẩm quyền bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
3. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá có dấu hiệu tội phạm, hồ sơ được chuyển cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật về hình sự.
4. Các trường hợp không xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Điều 4. Áp dụng các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
Việc áp dụng các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá được thực hiện theo Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 3 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP và được hướng dẫn tại Điều này như sau:
1. Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá thì bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định số 84/2011/NĐ-CP. Đối với trường hợp các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá không được quy định tại Nghị định số 84/2011/NĐ-CP thì áp dụng quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử lý.
2. Khi ra quyết định xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được quy định tại Điều 4 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
3. Một hành vi vi phạm do cùng một cá nhân, tổ chức thực hiện ở vùng một thời điểm đối với nhiều loại hàng hóa, dịch vụ thì chỉ xử phạt một lần. Tổ chức, cá nhân có nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nhiều tổ chức, cá nhân cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá thì mỗi tổ chức cá nhân, vi phạm đều bị xử phạt.
4. Trường hợp một hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá là hệ quả của một hành vi vi phạm khác cũng trong lĩnh vực giá thì chỉ xử phạt đối với hành vi vi phạm có chế tài xử phạt nặng nhất.
Điều 5. Áp dụng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
Nguyên tắc xử phạt, xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính; cách tính thời hạn, thời hiệu trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá; việc lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; thủ tục phạt tiền, thu nộp tiền phạt; thủ tục tịch thu và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; hoãn chấp hành quyết định phạt tiền, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18/03/2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Biên bản xử phạt vi phạm hành chính, biên bản kiểm tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính về giá, quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về giá thực hiện theo Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03, Mẫu số 04, Mẫu số 05 và Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này.
MỤC 2. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 6. Hành vi vi phạm quy định về bình ổn giá
1. Hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đúng quy định theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại Khoản 1, Điều 9 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP là hành vi không báo cáo, báo cáo không đúng hạn; hoặc báo cáo không đầy đủ, không chính xác về kết quả sản xuất kinh doanh, các yếu tố hình thành giá, giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, đăng ký giá, kê khai giá và danh mục tài sản, hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá theo quy định hiện hành của pháp luật hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Các biện pháp bình ổn giá quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP được quy định tại:
a) Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 9/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá.
b) Khoản 3 Điều 2 Thông tư số 122/2010/TT-BTC ngày 12/8/2010 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá.
3. Hành vi vi phạm quy định về trích lập và sử dụng Quỹ bình ổn giá quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP là hành vi không trích lập trong trường hợp pháp luật quy định phải trích lập Quỹ bình ổn giá, hành vi trích lập quỹ bình ổn giá không đầy đủ; hành vi vi phạm về quản lý Quỹ bình ổn giá và hành vi sử dụng Quỹ bình ổn giá không đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 7. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi không chấp hành đúng giá do cơ quan có thẩm quyền quyết định
1. Số tiền chênh lệch giá mà các tổ chức, cá nhân có được do không chấp hành đúng giá mà cơ quan có thẩm quyền quy định phải nộp vào ngân sách nhà nước tại điểm a, Khoản 5 Điều 12 của Nghị định số 84/2011/NĐ-CP được tính bằng:
- Số tiền chênh lệch về giá mà các tổ chức, cá nhân đã thực hiện bán cao hơn mức giá cụ thể, mức giá tối đa của khung giá, giá chuẩn, giá giới hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định nhân (x) với số lượng hàng hóa, dịch vụ đã bán ra hoặc:
- Số tiền chênh lệch về giá mà các tổ chức, cá nhân đã thực hiện mua thấp hơn giá tối thiểu, giá tối thiểu của khung giá do cơ quan có thẩm quyền quyết định nhân (x) với số lượng hàng hóa, dịch vụ đã mua vào
2. Số tiền bị tổn thất do các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn giá quy định tại điểm b, Khoản 5 Điều 12 của Nghị định số 84/2011/NĐ-CP được tính bằng tích số giữa phần chênh lệch về giá của mức giá cụ thể hoặc mức giá tối đa của khung giá chuẩn, giá giới hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định nhân (x) với số lượng hàng hóa, dịch vụ đã được bán cao hơn mức giá tương ứng nói trên do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
3. Trường hợp đã áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả nêu tại điểm b, Khoản 5 Điều 12 của Nghị định số 84/2011/NĐ-CP thì sẽ không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả nêu tại điểm a, Khoản 5 Điều 12 của Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
4. Các chi phí có liên quan phục vụ cho việc hoàn trả số tiền do tổ chức, cá nhân vi phạm nêu tại điểm c Khoản 5 Điều 12 của Nghị định số 84/2011/NĐ-CP là các chi phí có chứng từ hợp lý, hợp lệ theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Hành vi vi phạm quy định về lập phương án tính giá hàng hóa, dịch vụ
Hành vi lập phương án tính giá hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định giá, bình ổn giá không đúng với hướng dẫn về Quy chế tính giá do cơ quan có thẩm quyền quyết định quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP bao gồm: hành vi không áp dụng các căn cứ tính giá, xác định mức giá không đúng do không thực hiện đúng hướng dẫn trong Quy chế tính giá.
Điều 9. Hành vi vi phạm quy định trong hoạt động kinh doanh đặc thù có điều kiện theo quy định của Chính phủ
1. Hoạt động kinh doanh đặc thù có điều kiện theo quy định của Chính phủ quy định tại Điều 14 của Nghị định số 84/2011/NĐ-CP là hoạt động kinh doanh các mặt hàng mà Chính phủ có quy định về điều kiện kinh doanh.
2. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều 14 của Nghị định số 84/2011/NĐ-CP từ hai lần trở lên và có thêm ba tình tiết tăng nặng trở lên, trừ tình tiết tăng nặng quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 4 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP, thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định còn bị tước có thời hạn 12 (mười hai) tháng quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ; các loại giấy phép kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
b) Tổ chức, cá nhân có cả hai hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 14 của Nghị định số 84/2011/NĐ-CP và có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên thì ngoài việc bị phạt tiền còn bị tước không thời hạn quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ; các loại giấy phép kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Hành vi vi phạm về đăng ký giá, kê khai giá hàng hóa, dịch vụ
1. Hành vi không công khai mức giá do tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh đã đăng ký giá, kê khai giá quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP là hành vi không tiến hành bất kỳ một hình thức công khai nào đối với mức giá đã đăng ký giá, kê khai giá sau khi mức giá đăng ký, kê khai có hiệu lực. Các hình thức công khai bao gồm: họp báo, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết giá theo quy định hoặc các hình thức công khai khác theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực giá.
2. Hành vi xây dựng các biểu mẫu, mức giá để kê khai giá quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP không đúng với hướng dẫn về Quy chế tính giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bao gồm các hành vi sau:
a) Không kê khai đầy đủ các loại giá hàng hóa, dịch vụ như giá nhập khẩu, giá bán buôn, giá bán lẻ, giá bán lẻ khuyến nghị theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực giá.
b) Không ghi rõ quy cách, chất lượng và xuất xứ của sản phẩm.
c) Đưa ra các thông tin sai lệch về nguyên nhân điều chỉnh tăng giá hoặc giảm giá kê khai của từng mặt hàng.
3. Hành vi xây dựng các mức giá để đăng ký giá không đúng với hướng dẫn về Quy chế tính giá do cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP bao gồm các hành vi sau:
a) Không thực hiện theo đúng quy định về nguyên tắc, phương pháp tính giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ tại Thông tư số 154/2010/TT-BTC ngày 01/10/2010 của Bộ Tài chính ban hành Quy chế tính giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ; sử dụng căn cứ tính giá; điều chỉnh giá, phân bổ chi phí không theo hướng dẫn tại Quy chế tính giá.
b) Sử dụng thông tin sai lệch, không chính xác, không có sự kiểm tra về tính chính xác của thông tin đưa vào sử dụng.
4. Hành vi không kê khai giá theo quy định của pháp luật về giá hàng hóa, dịch vụ với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 4 Điều 15 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP là hành vi không gửi Biểu mẫu kê khai giá với cơ quan nhà nước để kê khai giá lần đầu hoặc kê khai lại giá trước khi điều chỉnh tăng, hoặc giảm giá so với mức giá của lần kê khai trước liền kề, hoặc khi có yêu cầu bằng văn bản kê khai lại giá của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
5. Hành vi không đăng ký giá theo quy định của pháp luật về giá hàng hóa, dịch vụ với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 5 Điều 15 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP là hành vi không gửi Biểu mẫu đăng ký giá với cơ quan nhà nước để đăng ký giá lần đầu hoặc đăng ký lại giá trước khi điều chỉnh tăng, hoặc giảm giá so với mức giá của lần đăng ký trước liền kề, hoặc khi có yêu cầu bằng văn bản đăng ký lại giá của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
6. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:
Các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính tại Điều 15 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP, ngoài việc bị xử phạt bằng tiền theo quy định còn áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau:
a) Quyết định đình chỉ việc thực hiện mức giá bán hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân quy định khi đăng ký giá, kê khai giá bất hợp lý không đúng với hướng dẫn về Quy chế tính giá do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
b) Tước quyền sử dụng có thời hạn 12 (mười hai) tháng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh được cấp trong trường hợp:
- Ba lần vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP và có thêm hai tình tiết tăng nặng trở lên trừ tình tiết tăng nặng quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 4 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
- Ba lần vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 hoặc Khoản 5 Điều 15 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP và có thêm tình tiết tăng nặng trừ tình tiết tăng nặng quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 4 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
c) Tước quyền sử dụng không có thời hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh được cấp trong trường hợp:
- Bốn lần vi phạm trở lên đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP và có thêm hai tình tiết tăng nặng trở lên trừ tình tiết tăng nặng quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 4 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
- Bồn lần vi phạm trở lên đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 hoặc Khoản 5 Điều 15 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP và có thêm hai tình tiết tăng nặng trở lên trừ tình tiết tăng nặng quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 4 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
Điều 11. Hành vi vi phạm về niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ
1. Hành vi vi phạm về niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ được áp dụng với các đối tượng phải niêm yết giá. Đối tượng phải niêm yết giá là các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện việc niêm yết giá bán buôn, giá bán lẻ, giá bán lẻ khuyến nghị phù hợp với tiêu chuẩn, chất lượng và số lượng bán của từng loại hàng hóa, dịch vụ tại các địa điểm sau:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh (có quầy giao dịch và bán sản phẩm).
b) Siêu thị, trung tâm thương mại, chợ theo quy định của pháp luật, cửa hàng, cửa hiệu, ki-ốt, quầy hàng thực hiện việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
c) Hội chợ triển lãm có bán hàng.
2. Hình thức niêm yết giá:
a) Đồng tiền niêm yết giá là Việt Nam Đồng.
b) Tổ chức, cá nhân bán buôn hàng hóa, dịch vụ thực hiện việc niêm yết giá bán buôn đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) của từng loại hàng hóa, dịch vụ bằng cách thông báo công khai các mức giá hàng hóa, dịch vụ cụ thể trên bảng (bao gồm cả bảng điện tử), trên giấy bằng các hình thức đặt, để, treo, dán tại nơi giao dịch thuận tiện cho việc quan sát và nhận biết của khách hàng, thông qua thư báo hoặc đặt trên internet.
c) Tổ chức, cá nhân bán lẻ hàng hóa, dịch vụ thực hiện việc niêm yết giá đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) bằng cách thông báo công khai tại nơi giao dịch bằng bảng (bao gồm cả bảng điện tử), trên thẻ, trên kệ hàng, trên bao bì sản phẩm, hoặc trên sản phẩm cho từng hàng hóa cụ thể hoặc trên mạng internet, thuận tiện cho việc quan sát và nhận biết của khách hàng.
d) Tổ chức, cá nhân cung cấp các dịch vụ nội dung trên mạng thông tin di động, mạng internet thực hiện niêm yết giá cước dịch vụ bằng các hình thức sau:
- Truyền hình: Phải cung cấp giá cước trong suốt thời gian quảng cáo, thông tin về giá cước phải đứng yên, không được trôi, chạy. Kích cỡ, chiều cao của giá cước bằng ít nhất 1/5 chiều cao màn hình (hoặc tối thiểu bằng 1/2 chiều cao cú pháp lệnh).
- Báo nói: Khi quảng cáo xong một cú pháp nhắn tin đến đầu số bất kỳ phải cung cấp ngay thông tin về giá cước mà người sử dụng phải thanh toán, ví dụ sau khi quảng cáo tải nhạc chuông tới một số đầu số thì phải thông tin về giá cước, sau khi quảng cáo lấy kết quả xổ sổ từ một đầu số phải có thông tin về giá cước.
- Báo điện tử: Phải cung cấp giá cước tại bất kỳ vị trí nào có quảng cáo về cú pháp lệnh nhắn tin về đầu số.
- Báo viết: Phải cung cấp thông tin về giá cước đối với từng dịch vụ, từng đầu số với cỡ chữ chiều cao, chiều rộng tối thiểu 1,5 mm.
- Khi người sử dụng muối tải một sản phẩm dịch vụ thông qua phần mềm đã được cài trên điện thoại di động, phần mềm đó phải cung cấp cụ thể giá cước mà người sử dụng sẽ phải trả nếu thực hiện các chức năng tải thông tin, dịch vụ từ đầu số.
- Giá cước dịch vụ được thông báo bởi người dẫn chương trình giới thiệu về dịch vụ.
3. Việc xử phạt đối với hành vi vi phạm về niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ được thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
4. Mức xử phạt được quy định cụ thể như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm lần đầu nếu vi phạm không niêm yết giá hoặc niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng. Trong đó, lần đầu vi phạm là lần đầu tiên phát hiện hành vi vi phạm và có biên bản vi phạm hoặc kết luận thanh tra, kiểm tra.
b) Phạt tiền 1.250.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi tái phạm hoặc hành vi vi phạm từ hai lần trở lên không niêm yết giá hoặc niêm yết giá không đúng quy định đối với hàng hóa, dịch vụ phải niêm yết.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, mức xử phạt như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 500.000 đồng;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, trừ tình tiết tăng nặng quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 4 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP, mức phạt tiền là 2.000.000 đồng.
c) Phạt tiền 3.500.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi bán hàng hóa, thu tiền dịch vụ cao hơn giá niêm yết.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, mức xử phạt như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 2.000.000 đồng;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 5.000.000 đồng.
d) Phạt tiền 7.500.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm việc niêm yết giá, bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện, hoặc hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định phải niêm yết giá.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, mức xử phạt như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 5.000.000 đồng;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 10.000.000 đồng.
Điều 12. Hành vi tăng giá quá mức
1. Hành vi tăng giá theo giá đã đăng ký hoặc kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai hoặc có văn bản yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và thực hiện đăng ký lại, kê khai lại mức giá quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP, bao gồm:
a) Tiếp tục thực hiện tăng giá theo giá đã đăng ký hoặc kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp hết thời hạn giải trình về giá đã đăng ký hoặc kê khai nhưng vẫn không có công văn giải trình theo yêu cầu giải trình bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thời hạn giải trình được quy định tại Quyết định của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy trình đăng ký giá, kê khai giá. Thời hạn giải trình được tính theo dấu bưu điện đến của văn bản giải trình hoặc theo ngày ghi trên công văn yêu cầu giải trình của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không có dáu bưu điện.
b) Tiếp tục thực hiện tăng giá theo giá đã đăng ký hoặc kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mặc dù cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới hoặc yêu cầu đăng ký lại, kê khai lại mức giá.
2. Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá quá mức làm căn cứ áp dụng mức xử phạt được tính bằng tích số của mức giá bán thực tế của đơn vị có hành vi tăng giá theo giá đã đăng ký giá, kê khai giá nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận đưa vào áp dụng nhân (x) với tổng số lượng hàng hóa, dịch vụ đã bán tăng giá tính tới thời điểm xử phạt hành vi vi phạm này.
3. Mức xử phạt được quy định cụ thể như sau:
a) Phạt tiền 750.000 đồng đối với hành vi tăng giá quy định tại Khoản 1, Điều 17 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
Trường hợp có tình thiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, mức xử phạt như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt là: 500.000 đồng;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt là: 1.000.000 đồng.
b) Phạt tiền 2.000.000 đồng đối với hành vi tăng giá quy định tại Khoản 2, Điều 17 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, mức xử phạt như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt là: 1.000.000 đồng;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt là: 3.000.000 đồng.
c) Phạt tiền 4.000.000 đồng đối với hành vi tăng giá quy định tại Khoản 3, Điều 17 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, mức xử phạt như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt là: 3.000.000 đồng;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt là: 5.000.000 đồng.
d) Phạt tiền 6.000.000 đồng đối với hành vi tăng giá quy định tại Khoản 4, Điều 17 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, mức xử phạt như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt là: 5.000.000 đồng;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt là: 7.000.000 đồng.
đ) Phạt tiền 8.500.000 đồng đối với hành vi tăng giá quy định tại Khoản 5, Điều 17 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, mức xử phạt như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt là: 7.000.000 đồng;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt là: 10.000.000 đồng.
e) Phạt tiền 12.500.000 đồng đối với hành vi tăng giá quy định tại Khoản 6, Điều 17 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, mức xử phạt như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt là: 10.000.000 đồng;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt là: 15.000.000 đồng.
g) Phạt tiền 17.500.000 đồng đối với hành vi tăng giá quy định tại Khoản 7, Điều 17 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, mức xử phạt như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt là: 15.000.000 đồng;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt là: 20.000.000 đồng.
4. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP ngoài việc phạt tiền theo quy định còn bị áp dụng các hình thức phạt bổ sung sau:
a) Tước quyền sử dụng 12 (mười hai) tháng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh được cấp đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về tăng giá quá mức ba lần hoặc tái phạm, đồng thời có thêm tình tiết tăng nặng, trừ tình tiết tăng nặng quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 4 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
b) Tước quyền sử dụng không có thời hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh được cấp đối với tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm về tăng giá quá mức từ bốn lần trở lên và có thêm tình tiết tăng nặng, trừ tình tiết tăng nặng quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 4 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP ngoài việc phạt tiền theo quy định còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả là tịch thu nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do vi phạm hành chính. Việc thu nộp tiền phạt được thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.
Số tiền thu lợi do vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 17 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP là hiệu số giữa tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá quá mức và tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán theo giá đã đăng ký, kê khai và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận đưa vào áp dụng trước đó.
Điều 13. Hành vi đưa tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ
1. Hành vi đưa tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP. Mức xử phạt cụ thể được quy định như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với tổ chức, cá nhân vi phạm lần đầu có hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội vá bất ổn thị trường và có hai tình tiết giảm nhẹ.
b) Phạt tiền 750.000 đồng đối với cá nhân có hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, mức xử phạt như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt là: 500.000 đồng;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt là: 1.000.000 đồng.
c) Phạt tiền 3.000.000 đồng đối với hộ kinh doanh có hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, mức xử phạt như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt là: 1.000.000 đồng;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt là: 5.000.000 đồng.
d) Phạt tiền 7.500.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, mức xử phạt như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt là: 5.000.000 đồng;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt là: 10.000.000 đồng.
đ) Phạt tiền 15.000.000 đồng đối cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức có liên quan có hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các ấn phẩm thông tin khác gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, mức xử phạt như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt là: 10.000.000 đồng;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt là: 20.000.000 đồng.
2. Áp dụng hình thức phạt bổ sung.
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP ngoài việc phạt tiền theo quy định còn bị áp dụng các hình thức phạt bổ sung sau:
a) Tước quyền sử dụng 12 (mười hai) tháng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh được cấp đối với đơn vị có hành vi vi phạm ba lần trở lên và có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên trừ tình tiết tăng nặng quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 4 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
b) Tước không có thời hạn quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh được cấp đối với đơn vị có hành vi vi phạm từ bồn lần trở lên, và có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên trừ tình tiết tăng nặng quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 4 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP ngoài việc phạt tiền theo quy định còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Buộc cải chính thông tin đối với vi phạm tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 18 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP thông qua phương tiện thông tin đại chúng và trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính nơi có hành vi vi phạm hành chính;
b) Buộc tiêu hủy hoặc tịch thu tiêu hủy các ấn phẩm có nội dung thông tin sai phạm đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP. Toàn bộ chi phí tiêu hủy các ấn phẩm này do đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm chịu trách nhiệm chi trả.
Điều 14. Xử phạt vi phạm hành chính về thẩm định giá đối với doanh nghiệp thẩm định giá
1. Hành vi không cung cấp chứng thư thẩm định giá và không cung cấp báo cáo kết quả thẩm định giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 6 Điều 19 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP là hành vi không cung cấp chứng thư thẩm định giá, không cung cấp báo cáo kết quả thẩm định giá mà cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu trong vòng 5 ngày kể từ ngày hết thời hạn yêu cầu cung cấp chứng thư thẩm định giá và báo cáo kết quả thẩm định giá.
Quy định tại Khoản 6 Điều 19 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP được áp dụng khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp chứng thư thẩm định giá, cung cấp báo cáo kết quả thẩm định giá mà doanh nghiệp thẩm định giá đã thực hiện và những tài liệu này vẫn đang trong thời gian bắt buộc phải lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá theo quy định của pháp luật. Tài liệu yêu cầu cung cấp được sử dụng cho các mục đích như: thẩm định lại kết quả thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá; thu thập tài liệu phục vụ cho hoạt động thanh tra, kiểm tra; thu thập chứng cứ để xét xử các vụ án tranh chấp; thu thập tài liệu phục vụ cho hoạt động xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật; các mục đích khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đưa ra kết quả thẩm định giá lại cuối cùng quy định tại khoản 7 Điều 19 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP là Bộ Tài chính. Kết quả này được đưa ra khi tiến hành giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo hoặc thanh tra, kiểm tra thường xuyên hoặc bất thường đối với hoạt động thẩm định giá.
3. Quy định về hành vi không trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp tại khoản 9 Điều 19 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP được áp dụng khi doanh nghiệp không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đồng thời không trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về thẩm định giá.
4. Áp dụng hình thức phạt bổ sung.
Doanh nghiệp thẩm định giá có hành vi vi phạm các quy định tại Điều 19 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP ngoài việc bị phạt tiền còn bị áp dụng các hình thức phạt bổ sung sau:
a) Thu hồi thông báo doanh nghiệp có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá được Bộ Tài chính công bố của năm bị xử phạt, đối với trường hợp:
- Hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 9 Điều 19 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP và có một tình tiết tăng nặng.
- Hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 hoặc Khoản 8 Điều 19 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
b) Thu hồi thông báo doanh nghiệp có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá được Bộ Tài chính công bố của năm bị xử phạt, đồng thời không được thông báo doanh nghiệp có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá cho năm tiếp theo liền kế đối với trường hợp:
- Hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 hoặc Khoản 9 Điều 19 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP và có hai tình tiết tăng nặng trở lên.
- Hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 hoặc Khoản 8 Điều 19 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP và có một tình tiết tăng nặng trở lên.
- Hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7 Điều 19 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
a) Doanh nghiệp thẩm định giá có hành vi vi phạm các quy định tại Khoản 7 Điều 19 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP bị buộc bồi thường cho khách hàng số tiền chênh lệch do vi phạm hành chính.
Số tiền chênh lệch do vi phạm hành chính là chi phí thuê dịch vụ thẩm định giá căn cứ trên hợp đồng thẩm định giá và các khoản thiệt hại khác đối với khách hàng mà cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác định.
b) Doanh nghiệp thẩm định giá có hành vi vi phạm các quy định tại Khoản 9 Điều 19 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP còn bị buộc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp hoặc buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Xử phạt vi phạm hành chính về thẩm định giá đối với thẩm định viên về giá.
1. Một số hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
a) Hành vi không thực hiện đúng quy trình thẩm định giá quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP là hành vi không thực hiện đúng các quy trình thẩm định giá quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành trong lĩnh vực giá.
b) Hành vi không thực hiện đúng phương pháp thẩm định giá theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành trong lĩnh vực giá, hoặc Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế đã được Bộ Tài chính thừa nhận quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP là hành vi không thực hiện đúng phương pháp thẩm định giá theo quy định dẫn tới làm sai lệch kết quả thẩm định giá.
Phương pháp thẩm định giá được quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành trong lĩnh vực giá; trường hợp trong Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam chưa hướng dẫn thì thực hiện những Tiêu chuẩn, Hướng dẫn thẩm định giá của Hội đồng Tiêu chuẩn Thẩm định giá quốc tế (IVSC); trường hợp Hội đồng Tiêu chuẩn Thẩm định giá quốc tế chưa hướng dẫn thì thực hiện theo hướng dẫn của Hiệp hội Thẩm định giá ASEAN (AVA) và các tổ chức hoặc hiệp hội thẩm định giá quốc tế khác mà Bộ Tài chính thừa nhận.
2. Hành vi cho các tổ chức, cá nhân thuê, mượn Thẻ thẩm định viên về giá để các tổ chức, cá nhân đó thành lập doanh nghiệp thẩm định giá quy định tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP là hành vi Thẩm định viên về giá cho thuê, cho mượn thẻ để tổ chức, cá nhân đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh là thẩm định giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, mà thực tế không hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp.
3. Hành vi cho các doanh nghiệp thẩm định giá thuê, mượn Thẻ thẩm định viên về giá để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thông báo là doanh nghiệp đó có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá quy định tại Khoản 3 Điều 20 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP là hành vi thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp thẩm định giá để doanh nghiệp này có đủ điều kiện về thẩm định viên về giá và được cơ quan quản lý nhà nước thông báo là doanh nghiệp đó có điều kiện hoạt động thẩm định giá, mà thẩm định viên về giá này thực tế không hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp.
4. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:
Ngoài hình thức phạt tiền, thẩm định viên vi phạm hành chính về thẩm định giá còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau:
a) Xóa tên trong danh sách thẩm định viên về giá có đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá theo thông báo của Bộ Tài chính đối với các hành vi:
- Hành vi không thực hiện đúng quy trình thẩm định giá theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP và có một tình tiết tăng nặng;
- Hành vi không thực hiện đúng phương pháp thẩm định giá theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP và có một tình tiết tăng nặng.
b) Xóa tên trong danh sách thẩm định viên về giá có đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá theo thông báo của Bộ Tài chính trong năm bị xử phạt và không được đăng ký hành nghề thẩm định giá trong năm tiếp theo liền kề đối với các hành vi:
- Hành vi không thực hiện đúng quy trình thẩm định giá theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP và có hai tình tiết tăng nặng trở lên;
- Hành vi không thực hiện đúng phương pháp thẩm định giá theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP và có hai tình tiết tăng nặng trở lên.
- Hành vi tiết lộ thông tin về khách hàng thẩm định giá và tài sản thẩm định giá mà thẩm định viên biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng thẩm định giá đồng ý hoặc pháp luật cho phép.
- Hành vi nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích nào khác từ tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá ngoài mức giá dịch vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng.
- Hành vi đăng ký hành nghề thẩm định giá trong cùng một thời gian cho từ hai doanh nghiệp thẩm định giá trở lên.
- Hành vi hành nghề thẩm định giá trong cùng một thời gian cho từ hai doanh nghiệp thẩm định giá trở lên.
c) Tước có thời hạn mười hai (12) tháng quyền sử dụng Thẻ thẩm định viên về giá, đồng thời xóa tên trong danh sách thẩm định viên về giá có đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá theo thông báo của Bộ Tài chính cho năm phát hiện hành vi vi phạm hành chính đối với các hành vi:
- Các hành vi quy định tại điểm b, Khoản 4, Điều 15 Thông tư này nếu có thêm một tình tiết tăng nặng.
- Hành vi thông đồng với chủ tài sản, khách hàng, người có liên quan khi thực hiện thẩm định giá nhằm làm sai lệch kết quả thẩm định giá theo mức sai lệch quy định tại Khoản 7 Điều 19 của Nghị định số 84/2011/NĐ-CP so với kết quả thẩm định giá lại cuối cùng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
d) Tước không thời hạn quyền sử dụng Thẻ thẩm định viên về giá hoặc thu hồi Thẻ thẩm định viên về giá đối với các hành vi:
- Hành vi cho các tổ chức, cá nhân thuê, mượn Thẻ thẩm định viên về giá để các tổ chức, cá nhân đó có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh là thẩm định giá.
- Hành vi thông đồng với chủ tài sản, khách hàng, người có liên quan khi thực hiện thẩm định giá nhằm làm sai lệch kết quả thẩm định giá so với kết quả thẩm định giá lại cuối cùng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và có thêm tình tiết tăng nặng.
- Hành vi cho các doanh nghiệp thẩm định giá thuê, mượn Thẻ thẩm định viên về giá để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thông báo là doanh nghiệp đó có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá.
5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tịch thu nộp ngân sách nhà nước toàn bộ khoản tiền thẩm định viên có được do thông đồng với chủ tài sản, khách hàng, người có liên quan khi thực hiện thẩm định giá nhằm làm sai lệch kết quả thẩm định giá so với kết quả thẩm định giá lại cuối cùng của cơ quan quản lý nhà nước co thẩm quyền.
b) Buộc trả lại khách hàng toàn bộ số tiền khách hàng bị tổn thất do hành vi vi phạm hành chính tại điểm a và điểm b, Khoản 4, Điều 15 của Thông tư này.
c) Tịch thu nộp ngân sách nhà nước khoản tiền thẩm định viên thu lợi bất chính do hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 20 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP, trong trường hợp không áp dụng được điểm b, Khoản 5 Điều 15 của Thông tư này.
Điều 16. Xử phạt vi phạm hành chính về thẩm định giá đối với tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn ngân sách nhà nước mua sắm tài sản phải thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
1. Việc xử phạt vi phạm hành chính về thẩm định giá đối với tổ chức, cá nhân sử dụng tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước mua sắm tài sản phải thẩm định giá theo quy định của pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
2. Hành vi thông đồng với doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá để nâng giá hoặc hạ giá gây thiệt hại cho Nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP là hành vi đồng ý với doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá để tăng giá dịch vụ thẩm định giá gây thiệt hại cho Nhà nước; để tăng hoặc giảm giá tài sản cần thẩm định giá phục vụ cho hoạt động mua sắm hoặc bán tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước dẫn tới gây thiệt hại cho Nhà nước.
Điều 17. Xử phạt vi phạm hành chính về thẩm định giá đối với các tổ chức có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá
1. Phạt tiền 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Vi phạm quy định về thủ tục tổ chức khóa đào tạo, bồi dưỡng theo quy định tại Quy chế đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành; không gửi báo cáo kết quả tổ chức khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá về Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá); không đăng ký với Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) về việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá.
b) Cấp chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá cho những người không có tên trong danh sách học, những người có tham gia học nhưng không đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Quy chế đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá.
2. Áp dụng hình thức phạt bổ sung.
Tổ chức có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn chuyên ngành thẩm định giá có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều này, ngoài việc phạt tiền còn bị áp dụng các biện pháp sau:
a) Tước quyền được phép đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá của các tổ chức này trong thời hạn 12 (mười hai) tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này và có một tình tiết tăng nặng trở lên.
b) Tước không thời hạn quyền được phép đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá của các tổ chức này đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này có một tình tiết tăng nặng trở lên. Đồng thời, thu hồi chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá đã cấp cho các đối tượng không có tên trong danh sách học, hoặc những học viên không đủ tiêu chuẩn được cấp chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá theo quy định tại Quy chế đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá.
MỤC 3. THẨM QUYỀN VÀ THU NỘP, SỬ DỤNG TIỀN PHẠT TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 18. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá theo quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 29 của Nghị định số 84/2011/NĐ-CP là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung phạt tiền quy định cho mỗi hành vi vi phạm hành chính.
Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá thì thẩm quyền xử phạt được xác định như sau:
1. Nếu hình thức xử phạt, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27, Điều 28 và Điều 29 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP thì tiến hành xử phạt.
2. Trường hợp mức tiền phạt hoặc một trong các hình thức xử phạt bổ sung hoặc biện pháp khắc phục hậu quả không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền thì người đang thụ lý vụ việc vi phạm phải kịp thời chuyển vụ việc đó đến người có thẩm quyền xử phạt.
Điều 19. Thu nộp và sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá
Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá nộp vào Ngân sách nhà nước qua tài khoản tạm thu, tạm giữ của cơ quan tài chính mở tại Kho bạc nhà nước. Việc thu nộp tiền phạt được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. Việc quản lý và sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 47/2006/TT-BTC ngày 31/05/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2005/NĐ-CP ngày 6/10/2005 của Chính phủ quy định về biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính.
Điều 20. Khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm
Việc khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm thực hiện theo quy định tại Điều 35, 36 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
MỤC 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 21. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5 tháng 7 năm 2012.
2. Bãi bỏ Thông tư số 110/2004/TT-BTC ngày 18/11/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 169/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá.
Điều 22. Trách nhiệm thực hiện
1. Cục trưởng Cục Quản lý giá, Chánh thanh tra Bộ Tài chính chịu trách nhiệm tổ chức và triển khai thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá để đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết.
 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
-Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc chính phủ;
- TAND tối cao, VKSND tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Văn phòng BCĐ phòng chống tham nhũng TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam;
- Hội hội Thẩm định giá, các doanh nghiệp TĐG;
- Các tập đoàn kinh tế; Tổng công ty Nhà nước;
- Lưu: VT, QLG (5).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Hiếu
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

MINISTRY OF FINANCE
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No.: 78/2012/TT-BTC

Hanoi, May 18, 2012

 

CIRCULAR

GUIDING A NUMBER OF ARTICLES OF THE DECREE NO.84/2011/ND-CP DATED 20/9/2011 OF THE GOVERNMENT REGULATING THE HANDLING OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN PRICE FIELD

Pursuant to the Ordinance on Prices No.40/2002/PL-UBTVQH10 passed by the Xthsession National Assembly Standing Committee on 26/4/2002;

Pursuant to the Ordinance on Handling of Administrative Violations No.44/2002/PL-UBTVQH10 passed by the Xthsession National Assembly on 02/7/2002;

Pursuant to the Ordinance amending and supplementing some Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations No.04/2008/PL-UBTVQH12 passed by the XIIthsession National Assembly Standing Committee on 02/4/2008;

Pursuant to the Decree No.170/2003/ND-CP dated 25/12/2003 of the Government detailing the implementation of a number of Articles of the Ordinance on Prices;

Pursuant to the Decree No.101/2005/ND-CP dated 03/08/2005 of the Government on valuation;

Pursuant to the Decree No.75/2008/ND-CP dated 09/06/2008 of the Government amending and supplementing some Articles of the Decree No.170/2003/ND-CP dated 25/12/2003 of the Government detailing the implementation of some Articles of the Ordinance on Prices;

Pursuant to the Decree No.118/2008/ND-CP dated 27/11/2008 of the Government regulating functions, duties, powers and organizational structure of Ministry of Finance;

Pursuant the Decree No.128/2008/ND-CP dated 16/12/2008 of the Government detailing the implementation of some Articles of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the Ordinance Amending and Supplementing a number of Articles of the 2008 Ordinance on Handling of Administrative Violations;

Pursuant to the Decree No.84/2011/ND-CP dated 20/9/2011 of the Government on sanctioning administrative violations in the price field;

At the proposal of the Director of Price Management Department, the Minister of Finance issues a Circular guiding some Articles of the Decree No.84/2011/ND-CP dated 20/09/2011 of the Government on sanctions administrative violations in the field of price,

SECTION 1. GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of governing

This Circular guides some Articles of the Decree No.84/2011/ND-CP dated 20/09/2011 of the Government on sanctioning administrative violations in the field of prices (hereinafter referred to as the Decree No.84/2011/ND-CP) guiding specifically some administrative violations in the field of prices (including administrative violations in price and valuation), the sanction levels, the sanctioning competence, procedures of collection, payment and use of fines of administrative violations in the field of prices.

Article 2. Subjects of application

1. The competent State management agencies, persons who are authorized by the competent state management agencies to assign duty to sanction administrative violations in the field of prices.

2. Organizations and individuals that violate the provisions of law in the field of prices but not seriously to be prosecuted for criminal liability.

Article 3. The absence of sanctioning administrative violations in the field of prices

1. The State agencies that promulgated legal documents in the field of prices not in compliance with competence, written documents issued ultra vires shall be handled in accordance with the provisions of law on promulgation of legal documents; persons who signed documents ultra vires shall be handled in accordance with the provisions of law on officials and public employees.

2. The expiry of prescription for sanctioning administrative violations as stipulated in Article 5 of the Decree No.84/2011/ND-CP.

3. Administrative violations in the field of price having criminal signs; their records are transferred to the competent authorities conducting criminal proceedings for consideration and settlement under the provisions of criminal law.

4. The case of not handling administrative violations in accordance with the provisions of law on handling of administrative violations.

Article 4. Application of the principles of handling of administrative violations

The application of the principles of sanctioning administrative violations in the field of prices shall comply with principles of sanctioning administrative violations provided for in Article 3 of the Decree No.84/2011/ND-CP and guided in this Article as follows:

1. The individuals and organizations committing acts of administrative violations in the field of prices shall be sanctioned under the provisions of the Decree No.84/2011/ND-CP. In case the administrative violations in relation to prices are not regulated in the Decree No.84/2011/ND-CP, it shall apply the provisions of the Government’s other Decrees on sanctioning of administrative violations in the field of concerned state management to handle.

2. When making the decisions to sanction violations of individuals and organizations, persons who are competent to sanction must be based on the nature and seriousness of the violations, aggravating and extenuating circumstances prescribed in Article 4 of the Decree No.84/2011/ND-CP.

3. A violation made by the same individual, organization at the same time for various goods and services shall be sanctioned only once. Organizations, individuals with many administrative violations in the field of prices shall be sanctioned for each violation. Many organizations and individuals commit together an administrative violation in the field of prices, each violating individual, organization is sanctioned.

4. Where a violation in the field of prices is a consequence of another violation in the field of prices, then only sanction for the violation which has the most severe sanction level.

Article 5. Application of provisions of law on administrative sanctions

The principles for sanctioning, handling of minors who commit acts of administrative violations; method of calculating time limits, prescription in handling of administrative violation in the field of prices; the making of a record of administrative violation, issuance of decision on sanctioning administrative violation; procedures for imposing fines, collection and payment of fines; procedures for confiscation and handling of material evidences and means of administrative violations; the execution of decisions to sanction administrative violations; postponing of the execution of fining decisions and enforcement of decisions on sanctioning of administrative violations and transfer of decisions of administrative sanctions in the field of prices shall be undertaken in accordance with the law on handling of administrative violations and the Decree No.37/2005/ND-CP dated 18/03/2005 of the Government defining the procedures to apply coercive measures to implement the decision on handling of administrative violations.

Minutes of the sanctioning of administrative violations, inspection records, the decision on handling of administrative violation on price, decision on temporary seizure of material evidence and means of administrative violations, records of temporary seizure of material evidences and means of administrative violations, decision on enforcing the decision to handle administrative violation on price shall comply with the Form 01, Form 02, Form 03, Form 04, Form 05 and Form 06 issued together with this Circular.

SECTION 2. SPECIFIC PROVISIONS

Article 6. Acts of violating regulations on price stabilization

1. The act of failing to report or reporting not in compliance with provisions as required by competent State management agencies in clause 1 of Article 9 of the Decree No.84/2011/ND-CP is the act of failing to report or reporting not in compliance with time limit; or reporting incomplete, inaccurate business results, the elements constituting prices, sale prices of goods and services on the list of goods and services stabilized prices, registration of prices, price declaration and list of assets, goods and services valued by the State in accordance with current law or the written request of the competent State management agencies.

2. The price stabilization measures specified in clause 2 of Article 9 of the Decree No.84/2011/ND-CP are specified in:

a) Clause 3 of Article 1 of the Decree No.75/2008/ND-CP dated 09/06/2008 of the Government amending and supplementing some Articles of the Decree No.170/2003/ND-CP dated 25/12/2003 of the Government detailing the implementation of some Articles of the Ordinance on Prices.

b) Clause 3 of Article 2 of the Circular No.122/2010/TT-BTC dated 12/08/2010 of the Ministry of Finance amending and supplementing the Circular No.104/2008/TT-BTC dated 13/11/2008 of the Ministry of Finance guiding the implementation of the Decree No.170/2003/ND-CP dated 25/12/2003 of the Government detailing the implementation of some Articles of the Ordinance on Prices and the Decree No.75/2008/ND-CP dated 09/6/2008 of the Government amending and supplementing some Articles of the Decree No.170/2003/ND-CP dated 25/12/2003 of the Government detailing the implementation of some Articles of the Ordinance on Prices.

3. Acts of violating regulations on appropriation and use of the Price Stabilization Fund specified in clause 3 of Article 9 of the Decree No.84/2011/ND-CP are the act of failing to appropriate in case law prescribes to appropriate Fund to stabilize prices, the act of appropriating inadequately price stabilization Fund; the act of violating price stabilization fund management and the act of using price stabilization Fund not in compliance with provisions of current law.

Article 7. Application of remedial measures for the act of failing to comply with prices decided by the competent agency

1. The amount of price difference that organizations and individuals obtained due to not strictly abide by the price prescribed by the competent authorities required to be paid into the state budget as defined at Point a, Clause 5, Article 12 of the Decree No.84/2011/ND-CP is calculated by:

- The difference in price that organizations and individuals have sold higher than the specific prices, the maximum rate of price bracket, standard price, limited price decided by the competent agency multiplied (x ) with the number of goods or services sold or:

- The difference in price that organizations and individuals have purchased less than the minimum price, minimum rate of the price bracket decided by the competent agency multiplied (x ) with the number of goods or services purchased.

2. The amount lost that the organizations and individuals sold goods and services higher than the price prescribed at Point b, Clause 5, Article 12 of the Decree No.84/2011/ND-CP is calculated by product between the difference in price of the specific price or maximum price of standard price bracket, limited price decided by the competent agency multiplied (x ) with the number of goods or services sold higher than the corresponding rates above decided by the competent agency.

3. In case of applied the remedial measures specified at Point b, Clause 5, Article 12 of the Decree No.84/2011/ND-CP, it shall not apply the remedial measures specified at Point a, Clause 5, Article 12 of the Decree No.84/2011/ND-CP.

4. The related costs for refund of the amount violated by organizations and individuals mentioned in point c clause 5 of Article 12 of the Decree No.84/2011/ND-CP are the costs having reasonable and valid documents as prescribed by law.

Article 8. Acts of violating regulations on pricing plans for goods and services

The act of planning for pricing goods and services under the list that the State decides price, stabilizes price not in compliance with the instructions on the pricing Regulation decided by the competent agency specified in clause 1 of Article 13 of the Decree No.84/2011/ND-CP include: the act of failing to apply the bases of pricing, determining the price incorrectly due to fail to comply with the instructions in the pricing Regulation.

Article 9. Acts of violating regulations in specific business operations with conditions as prescribed by the Government

1. The specific business operations with conditions as prescribed by the Government stipulated in Article 14 of the Decree No.84/2011/ND-CP are the operations trading items that the government regulates on the business conditions.

2. Application of the additional sanctioning forms:

a) Organizations and individuals that violate the provisions of Clause 1 or Clause 2 of Article 14 of the Decree No.84/2011/ND-CP for two times or more and with three additional aggravating circumstances or more, except for aggravating circumstances specified at Point b, Clause 2, Article 4 of the Decree No.84/2011/ND-CP, in addition to fines according to regulations, it is also stripped a period of 12 (twelve) months the right to use certificates of eligibility for the business, supply of goods and services; the business licenses of organizations and individuals producing, trading and supplying goods and services as prescribed by law.

b) Organizations and individuals having both violations specified in clause 1 and clause 2 of Article 14 of the Decree No.84/2011/ND-CP and having two aggravating circumstances or more, apart from being fined, it is also indefinitely stripped the right to use the certificates of of eligibility for the business or supply of goods or services; the business licenses of organizations and individuals producing, trading and supply of goods, services as prescribed by law.

Article 10. Acts of violation of price registration and declaration of goods and services

1. The act of failing to publicize the prices registered and declared by the organizations and individuals producing, trading specified in clause 1 of Article 15 of the Decree No.84/2011/ND-CP is the act failing to conduct any form of publication for the declared, registered prices after they are valid. The forms of publication include: press conferences, published in the mass media, price listing in accordance with provisions or other publication forms as prescribed by law in the field of price.

2. The act of setting forms, rate for price declaration specified in clause 2 of Article 15 of the Decree No.84/2011/ND-CP not in compliance with instructions on pricing Regulations decided by the competent State agency includes the following acts:

a) Failing to declare a full range of prices of goods and services such as import prices, the wholesale price, retail price, recommended retail price in accordance with the law provisions in the field of price.

b) Failing to state clearly the specifications, quality and origin of the product.

c) Providing false information on the cause to increase or decrease declared prices of each item.

3. Acts of setting up prices for price registration not in compliance with instructions on pricing Regulations defined by the competent State agency at clause 3 of Article 15 of the Decree No.84/2011/ND-CP include the following acts:

a) Failing to perform in accordance with the principles and methods of calculating assets, goods, services at the Circular No.154/2010/TT-BTC dated 01/10/2010 of the Ministry of Finance issuing Regulation on pricing assets, goods, services; using bases of price calculation; price adjustment, cost allocation not following the guidance at the pricing Regulation.

b) Using false and inaccurate information, without checking on the accuracy of the information put into use.

4. The act of failing to declare prices in accordance with the law on prices of goods and services to the competent state management agency under the provisions of clause 4 of Article 15 of the Decree No.84/2011/ND-CP is the act failing to send price declaration form to the state agency for the first declaration or price re-declaration before the price adjustment of increase or decrease is made compared with the declared price of the preceding times, or when requested in writing the price re-declaration of the competent State management agency.

5. The act of failing to register prices in accordance with the law on prices of goods and services to the competent state management agency under the provisions of clause 5 of Article 15 of the Decree No.84/2011/ND-CP is the act failing to send price registration form to the state agency for the first registration or price re- registration before the price adjustment of increase or decrease is made compared with the registered price of the preceding times, or when requested in writing the price re- registration of the competent State management agency.

6. Application of the additional sanctioning forms:

The organizations and individuals committing acts of administrative violations in Article 15 of the Decree No.84/2011/ND-CP, in addition to the fine in cash under the provisions it is also applied the following additional sanctioning forms:

a) Deciding on suspension of the implementation of the prices of selling goods and services defined by the organizations and individuals when registering and declaring price unreasonably, not in compliance with the guidance on the pricing Regulations issued by the competent agency.

b) Stripping for a term of 12 (twelve) months the right to use certificates of eligibility for doing business, business licenses granted in cases of:

- 3 times of committing acts of violations prescribed in Clause 2 or Clause 3 of Article 15 of the Decree No.84/2011/ND-CP and with two more aggravating circumstances or more unless those specified in point b, Clause 2, Article 4 of the Decree No.84/2011/ND-CP.

- 3 times of committing acts of violations prescribed in Clause 4 or Clause 5 of Article 15 of the Decree No.84/2011/ND-CP and with two more aggravating circumstances unless those specified in point b, Clause 2, Article 4 of the Decree No.84/2011/ND-CP.

c) Stripping the right to use indefinitely certificates of eligibility for doing business, the business licenses granted in cases of:

- 4 times of committing acts of violations prescribed in Clause 2 or Clause 3 of Article 15 of the Decree No.84/2011/ND-CP and with two more aggravating circumstances or more unless those specified in point b, Clause 2, Article 4 of the Decree No.84/2011/ND-CP.

- 4 times of committing acts of violations prescribed in Clause 4 or Clause 5 of Article 15 of the Decree No.84/2011/ND-CP and with two more aggravating circumstances or more unless those specified in point b, Clause 2, Article 4 of the Decree No.84/2011/ND-CP.

Article 11. Acts of violation on the listing of prices of goods and services

1. The acts of violation on the listing of prices of goods and services applied to the subjects required to list prices. Subjects required to list prices to be the organizations and individuals engaged in production and business in the territory of Vietnam must list wholesale price, retail price, recommended retail price in accordance with standards, quality and quantity of each type of sold goods and service at the following locations:

a) The facilities of production, business (with the counters of transaction and selling products).

b) Supermarkets, shopping centers, markets in accordance with provisions of law, stores, shops, kiosks, stall selling goods or supplying services.

c) Fairs with sale of goods.

2. Form of listing prices:

a) Currency listed its prices is Vietnam Dong.

b) Organizations or individuals selling wholesale goods, services shall perform the listing of wholesale prices included all taxes, fees and charges (if any) of each type of goods and service by informing publicly the specific prices of goods and services on the boards (including electronic board), on paper in the form of placing, putting, hanging at the places of transactions convenient for observation and identification of customers, through written notice or on the internet.

c) Organizations and individuals retailing goods and services make the listing of prices included all taxes, fees and charges (if any) by public announcement at the place of transactions by boards (including the electronic board), on the card, on shelves, on product packaging, or on products for each specific goods or on the Internet to facilitate the observation and identification of the customers.

d) Organizations, individuals providing content services on mobile network, Internet network make the listing of service charges in the following forms:

- Television: it must provide rates during the advertising, pricing information must be stood still, not being drifted, run. Size, the height of rates is by at least one fifth the height of the screen (or at least equal to half of the height of the command syntax).

- Oral press: When syntax of message is advertised completely to a certain phone number, it must provide immediately information on rate required to be paid by users, for example after the advertising on downloading ring tones to a certain phone number, it must provide information on rate, after advertising lottery results from a phone number, it must provide information on rate.

- Electronic press: it must provide rates at any place where ad on the syntax of the message command to phone number is existed.

- Writing press: It must provide information on rate for each service, each phone number with the font size of the minimum height, width of 1.5 mm.

- When users wish to download a product, service through software installed on mobile phone, the software must provide the specific charges that the users will have to pay if they do the function of downloading information, service from a phone number.

- Charges shall be informed by the program host introducing the service.

3. The sanction for violation of listing prices of goods and services shall comply with the provisions of Article 16 of the Decree No.84/2011/ND-CP.

4. Sanction levels are specified as follows:

a) A warning shall be imposed to the organizations and individuals committing first act of violation in case of the violation of not listing or listing price not in compliance with regulations, not clear causing confusion for customers. In particular, the first violation means the violation firstly detected with violation record or conclusion of the inspection and examination.

b) A fine of 1,250,000 VND shall be imposed to the organizations and individuals that commit acts of recidivism violations or violations from two times or more of not listing or listing price not in compliance with regulations for commodities and services required to be listed.

Where there are extenuating or aggravating circumstances, the sanction levels are as follows:

- If having one extenuating circumstance or more, the fine level is VND 500,000;

- If having one aggravating circumstance or more, unless the aggravating circumstance specified at Point b, Clause 2, Article 4 of the Decree No.84/2011/ND-CP, the fine level is VND 2,000,000.

c) A fine of VND 3,500,000 shall be imposed to the organizations and individuals that sold goods and collected services charge higher listed prices.

Where there are extenuating or aggravating circumstances, the sanction levels are as follows:

- If having one extenuating circumstance or more, the fine level is VND 2,000,000;

- If having one aggravating circumstance or more, the fine level is VND 5,000,000.

d) A fine of VND 7,500,000 shall be imposed to the organizations and individuals that violate the listing of price, sold higher than the listed prices for goods and services on the list of price stabilization, goods and services on the list of business restriction or conditional business, or goods and services at locations where the competent state agencies require the price listing.

Where there are extenuating or aggravating circumstances, the sanction levels are as follows:

- If having one extenuating circumstance or more, the fine level is VND 5,000,000;

- If having one aggravating circumstance or more, the fine level is VND 10,000,000.

Article 12. Acts of increasing excessively price

1. The acts of increasing price according to the price registered or declared with the competent state management agency, but the competent state management agency sent written request for explaining on the price registered or declared or written request for the suspension of the application of new price and implementation of re-registering, re-declaring the price stipulated in Point b clause 1 Article 17 of the Decree No.84/2011/ND-CP, including:

a) Continuing to implement the price increase according to the one registered or declared with the competent State management agency in the event of expiry of the explanation of price registered or declared but still have no official dispatch to explain for responding to the request for sending a written explanation by the competent state agency.

The time limit for explanation is prescribed in the Finance Ministry s decision on the issuance of the process of price registration and declaration. The time limit for explanation is calculated according to the coming postmark of the written explanations or by date on the written request for explanation of the competent State management agencies in the absence of the postmark.

b) Continuing to implement the price increase according to the one registered or declared with the competent State management agency though the state agency has requested to suspend application of new rate or to re-register, re-declare the price.

2. The total value of goods and services sold from excessive price increase used as a basis for applying the sanction level is calculated by the product of the actual selling price of the unit with act of price increase by the price registered, declared but has not been approved for application by the competent State management agency multiplied (x) with total amount of goods and services sold by increased price to date the sanction for administrative violation is made.

3. Sanction levels are specified as follows:

a) A fine of VND 750,000 shall be imposed for the act of increasing prices specified in clause 1, Article 17 of the Decree No.84/2011/ND-CP.

Where there are extenuating or aggravating circumstances, the sanction levels are as follows:

- If having one extenuating circumstance or more, the fine level is VND 500,000;

- If having one aggravating circumstance or more, the fine level is VND 1,000,000.

b) A fine of VND 2,000,000 shall be imposed for the act of increasing prices specified in clause 2, Article 17 of the Decree No.84/2011/ND-CP.

Where there are extenuating or aggravating circumstances, the sanction levels are as follows:

- If having one extenuating circumstance or more, the fine level is VND 1,000,000;

- If having one aggravating circumstance or more, the fine level is VND 3,000,000.

c) A fine of VND 4,000,000 shall be imposed for the act of increasing prices specified in clause 3, Article 17 of the Decree No.84/2011/ND-CP.

Where there are extenuating or aggravating circumstances, the sanction levels are as follows:

- If having one extenuating circumstance or more, the fine level is VND 3,000,000;

- If having one aggravating circumstance or more, the fine level is VND 5,000,000.

d) A fine of VND 6,000,000 shall be imposed for the act of increasing prices specified in clause 4, Article 17 of the Decree No.84/2011/ND-CP.

Where there are extenuating or aggravating circumstances, the sanction levels are as follows:

- If having one extenuating circumstance or more, the fine level is VND 5,000,000;

- If having one aggravating circumstance or more, the fine level is VND 7,000,000.

đ) A fine of VND 8,500,000 shall be imposed for the act of increasing prices specified in clause 5, Article 17 of the Decree No.84/2011/ND-CP.

Where there are extenuating or aggravating circumstances, the sanction levels are as follows:

- If having one extenuating circumstance or more, the fine level is VND 7,000,000;

- If having one aggravating circumstance or more, the fine level is VND 10,000,000.

e) A fine of VND 12,500,000 shall be imposed for the act of increasing prices specified in clause 6, Article 17 of the Decree No.84/2011/ND-CP.

Where there are extenuating or aggravating circumstances, the sanction levels are as follows:

- If having one extenuating circumstance or more, the fine level is VND 10,000,000;

- If having one aggravating circumstance or more, the fine level is VND 15,000,000.

g) A fine of VND 17,500,000 shall be imposed for the act of increasing prices specified in clause 7, Article 17 of the Decree No.84/2011/ND-CP.

Where there are extenuating or aggravating circumstances, the sanction levels are as follows:

- If having one extenuating circumstance or more, the fine level is VND 15,000,000;

- If having one aggravating circumstance or more, the fine level is VND 20,000,000.

4. Application of the additional sanctioning forms:

The organizations and individuals that violate the provisions of Article 17 of the Decree No.84/2011/ND-CP, in addition to fines under the provisions, they are also subject to the following additional sanctioning forms:

a) Stripping for 12 (twelve) months the right to use certificates of eligibility for business, business licenses granted for the organizations and individuals that violate the excessive price increases three times or recidivism, and with more aggravating circumstances, unless those specified at Point b, Clause 2, Article 4 of the Decree No.84/2011/ND-CP.

b) Stripping for an indefinite period the right to use certificates of eligibility for business, business licenses granted for the organizations and individuals that violate the excessive price increases 4 times or more, and with more aggravating circumstances, unless those specified at Point b, Clause 2, Article 4 of the Decree No.84/2011/ND-CP.

5. Remedial measures:

Organizations and individuals that violate the provisions of Article 17 of the Decree No.84/2011/ND-CP, in addition to fines under the provisions, it is also subject to the remedial measures as confiscation for remitting into State budget the money earned by the administrative violation. The collection of fines shall comply with the provisions of Article 19 of this Circular.

The money earned from administrative violations for the acts violating the provisions of Article 17 of the Decree No.84/2011/ND-CP is the difference between the total value of goods and services sold due to excessive price increase and total value of goods and services sold under the declared, registered price and has been approved for application previously by the competent state agencies.

Article 13. Acts of providing false information on markets, prices of goods and services

1. The acts of providing false information on markets, prices of goods and services shall be sanctioned under the provisions of Article 18 of the Decree No.84/2011/ND-CP. Specific sanction levels are specified as follows:

a) A warning shall be imposed to organizations and individuals that violate the first time with acts of fabricating or spreading information, providing false information on the market situation, prices of goods and services causing confusion psychology in society and market instability and with two extenuating circumstances.

b) A fine of VND 750,000 shall be imposed to organizations and individuals that fabricate or spread information, provide false information on the market situation, prices of goods and services causing confusion psychology in society and market instability.

Where there are extenuating or aggravating circumstances, the sanction levels are as follows:

- If having one extenuating circumstance or more, the fine level is VND 500,000;

- If having one aggravating circumstance or more, the fine level is VND 1,000,000.

c) A fine of VND 3,000,000 shall be imposed to business households that fabricate or spread information, provide false information on the market situation, prices of goods and services causing confusion psychology in society and market instability.

Where there are extenuating or aggravating circumstances, the sanction levels are as follows:

- If having one extenuating circumstance or more, the fine level is VND 1,000,000;

- If having one aggravating circumstance or more, the fine level is VND 5,000,000.

d) A fine of VND 7,500,000 shall be imposed to the enterprises that fabricate or spread information, provide false information on the market situation, prices of goods and services causing confusion psychology in society and market instability.

Where there are extenuating or aggravating circumstances, the sanction levels are as follows:

- If having one extenuating circumstance or more, the fine level is VND 5,000,000;

- If having one aggravating circumstance or more, the fine level is VND 10,000,000.

đ) A fine of 15,000,000 shall be imposed to the mass media agencies and concerned organizations that fabricate or spread information, provide false information on the market situation, prices of goods and services on the mass media such as printed press, oral press, visual press, electronic press or other information publications causing confusion psychology in society and market instability.

Where there are extenuating or aggravating circumstances, the sanction levels are as follows:

- If having one extenuating circumstance or more, the fine level is VND 10,000,000;

- If having one aggravating circumstance or more, the fine level is VND 20,000,000.

2. Application of the additional sanctioning forms.

Organizations and individuals committing acts of violation specified in Clause 2, Clause 3 of Article 18 of the Decree No.84/2011/ND-CP in addition to fines under the provisions they are also subject to the following additional sanctioning forms:

a) Stripping for 12 (twelve) months the right to use certificates of eligibility for business, business licenses granted for the organizations and individuals that violate three times or more, and with 2 aggravating circumstances or more, unless those specified at Point b, Clause 2, Article 4 of the Decree No.84/2011/ND-CP.

b) Stripping for an indefinite period the right to use certificates of eligibility for business, business licenses granted for the organizations and individuals that violate 4 times or more, and with 2 aggravating circumstances or more unless those specified at Point b, Clause 2, Article 4 of the Decree No.84/2011/ND-CP.

3. Remedial measures.

Organizations and individuals committing acts of violation specified in Article 18 of the Decree No.84/2011/ND-CP in addition to fines under the provisions, they are also subject to the following remedial measures:

a) Forced to correct information for the violations specified at Clause 2, Clause 3, Clause 4, Article 18 of the Decree No.84/2011/ND-CP through mass media and the website of the Ministry of Finance or Department of Finance where the administrative violations are committed;

b) Forced to destroy or seized to destroy publications with false information contents for the violations prescribed in Clause 4 of Article 18 of the Decree No.84/2011/ND-CP. The entire costs of destruction of these publications shall be paid by units, individuals that violate.

Article 14. Sanction of administrative violations on valuation for valuation enterprises

1. The acts of failing to provide valuation certificates and failing to provide reports of valuation results as required by competent state agencies specified in clause 6 of Article 19 of the Decree No.84/2011/ND-CP are the acts failing to provide valuation certificates, failing to provide reports on the evaluation results which the competent State management agencies request within 5 days after expiration of the request for providing valuation certificates and reports on the evaluation results.

The provisions in clause 6 of Article 19 of the Decree No.84/2011/ND-CP shall be applied when the competent state agencies send written requests for providing valuation certificates, the reports on the evaluation results that valuation enterprises performed and these materials are still in the time required to store records, documentation of valuation prescribed by law. Documents requested for providing are used for the purposes such as re-evaluation of the results of valuation of the valuation enterprises, collection of materials for the inspection, examination; collection of evidence for adjudication of the disputes, collection of materials for activities of building and completing legal documents; and other purposes prescribed by law.

2. Competent State management agency that makes the final evaluation results as prescribed in clause 7 of Article 19 of the Decree No.84/2011/ND-CP is the Ministry of Finance. This result is presented upon the settlement of disputes, complaints or denunciations or inspection, unusual or regular examination for valuation activities.

3. Provisions on the acts of failing to appropriate a reserve fund for occupational risks in clause 9 of Article 19 of the Decree No.84/2011/ND-CP shall be applied when the enterprises do not purchase professional liability insurance and do not to set up reserve fund for occupational risks in accordance with provisions of the valuation law.

4. Application of the additional sanctioning forms.

Valuation enterprises committing acts of violation specified in Article 19 of the Decree No.84/2011/ND-CP in addition to fines under the provisions they are also subject to the following additional sanctioning forms:

a) Withdrawn the notice on enterprise qualified for valuation activities of the year being fined announced by the Ministry of Finance, for the cases:

- The acts of violation defined in Clause 1, Clause 2, Clause 4, Clause 5, Clause 6, Clause 9 of Article 19 of the Decree No.84/2011/ND-CP and with one aggravating circumstance.

- The acts of violation defined in Clause 3 or Clause 8 of Article 19 of the Decree No.84/2011/ND-CP.

b) Withdrawn the notice on enterprise qualified for valuation activities of the year being fined announced by the Ministry of Finance, and not being notified enterprise qualified for valuation activities for the preceding year for the cases:

- The acts of violation defined in Clause 1, Clause 2, Clause 4, Clause 5, Clause 6, Clause 9 of Article 19 of the Decree No.84/2011/ND-CP and with 2 aggravating circumstances or more.

- The acts of violation defined in Clause 3, Clause 8 of Article 19 of the Decree No.84/2011/ND-CP and with 1 aggravating circumstance or more.

- The acts of violation defined in Clause 7 of Article 19 of the Decree No.84/2011/ND-CP.

5. Application of the additional sanctioning forms.

a) Valuation enterprises committing acts of violation specified in Clause 7, Article 19 of the Decree No.84/2011/ND-CP shall be forced to pay compensation to customers for the different amount caused by administrative violation.

The different amount caused by administrative violation is the cost hiring valuation service based on valuation contract and the other losses for the customer that the competent State management agency determines.

b) Valuation enterprises committing acts of violation specified in Clause 9, Article 19 of the Decree No.84/2011/ND-CP also are forced to appropriate a reserve fund for occupational risk or forced to buy professional liability insurance in accordance with law provisions.

Article 15. Sanction of administrative violations on valuation for price appraisers.

1. A number of administrative violations prescribed in Clause 1 of Article 20 of the Decree No.84/2011/ND-CP is guided as follows:

a) The acts of failing to comply with the valuation process provided for in Clause 1 of Article 20 of the Decree No.84/2011/ND-CP are the acts failing to comply with the valuation procedures specified in the evaluation standards of Vietnam and the specialized legal documents in the field of price.

b) The acts of failing to comply with valuation method under the guidance in valuation standards of Vietnam and the specialized legal documents in the field of price, or international valuation standards accredited by the Ministry of Finance provided for in Clause 1 of Article 20 of the Decree No.84/2011/ND-CP are the acts failing to comply with valuation method as prescribed leading to falsify valuation results.

Valuation method prescribed in valuation standards of Vietnam and the specialized legal documents in the field of price; in case valuation standards of Vietnam has not been instructed yet, then comply with the standards, Guidelines for valuation of the International Valuation Standards Council (IVSC); in case the International Valuation Standards Council has not instructed yet,  then comply with the guidance of the ASEAN Valuation Association (AVA) and other organizations or other international valuation associations admitted by the Ministry of Finance.

2. The act of leasing, lending the organizations and individuals the appraiser cards for these organizations and individuals to establish the valuation enterprises as provided for in Clause 2 of Article 20 of the Decree No.84/2011/ND-CP is the act that appraisers lease or lend their cards for the organizations and individuals to register certificates of business registration with a business line to be valuation with the competent state management agency, but not practicing valuation in the enterprise.

3. The act of leasing, lending the valuation enterprises the price appraiser cards for the competent State management agencies to notice that the enterprises are eligible for valuation operation specified in clause 3 of Article 20 of the Decree No.84/2011/ND-CP is the act that price appraiser registered to practice valuation in the valuation enterprises for these enterprises to satisfy the condition on price appraiser and to be noticed by the competent State management agencies that the enterprises are qualified for valuation operation, but these price appraisers do not actually practice in the valuation enterprises.

4. Application of the additional sanctioning forms:

Apart from the fines, the appraisers who commit acts of administrative violations on valuation may be subject to the following additional sanctioning forms:

a) Deleting name in the list of price appraisers who are qualified to practice valuation as notified by the Ministry of Finance for the following acts:

- The act failing to comply with valuation procedures as prescribed in Clause 1 of Article 20 of the Decree No.84/2011/ND-CP and has an aggravating circumstance;

- The act failing to comply valuation method as prescribed in Clause 1 of Article 20 of the Decree No.84/2011/ND-CP and has an aggravating circumstance.

b) Deleting name in the list of price appraisers who are qualified to practice valuation as notified by the Ministry of Finance during the year to be sanctioned and not being registered to practice valuation in the following year for the following acts:

- The act failing to comply with valuation procedures as prescribed in Clause 1 of Article 20 of the Decree No.84/2011/ND-CP and has 2 aggravating circumstances or more;

- The act failing to comply valuation method as prescribed in Clause 1 of Article 20 of the Decree No.84/2011/ND-CP and has 2 aggravating circumstances or more.

- The act disclosing information on valuation customers and valuation assets that the appraisers know in practice, unless otherwise agreed by the valuation customer or permitted by law.

- The act receiving any sum of money or other benefits from organizations and individuals with demand of valuation beyond the service rates agreed in the contract.

- The act registering to practice valuation in the same time for two valuation enterprises or more.

- The act practicing valuation in the same time for 2 valuation enterprises or more.

c) Stripping a term of twelve (12) months the right to use price appraisers card, and deleting name in the list of price appraisers who are qualified to practice valuation as notified by the Ministry of Finance for the year to be detected administrative violation for the following acts:

- The acts specified at Point b, Clause 4, Article 15 of this Circular, if having one more aggravating circumstance.

- The act colluding with property owners, customers, stakeholders when making valuation to falsify the results of evaluation by the different rate specified in Clause 7 of Article 19 of the Decree No.84/2011/ND-CP compared with the result of the final valuation of the competent State management agency.

d) Stripping indefinitely the right to use price appraiser card or revoking price appraiser card for the following acts:

- The act of leasing, lending the organizations and individuals the appraiser cards for these organizations and individuals to have certificates of business registration with business line to be valuation.

- The act colluding with property owners, customers, stakeholders when making valuation to falsify the results of evaluation compared with the result of the final valuation of the competent State management agency and have one more aggravating circumstance.

- The act of leasing, lending the valuation enterprises the price appraiser cards for the competent State management agencies to notice that the enterprises are eligible for valuation operation.

5. Application of remedial measures:

a) Confiscating to remit into the state budget the entire amount that appraisers obtained in collusion with property owners, customers, stakeholders when making valuation to falsify the results of evaluation compared with results of the final valuation of the competent State management agencies.

b) Forced to return the customers the entire amount lost caused by acts of administrative violations specified at point a, and point b, Clause 4, Article 15 of this Circular.

c) Confiscating to remit into the state budget the entire amount that appraisers obtained due to administrative violations specified in Article 20 of the Decree No.84/2011/ND-CP, in the absence of application of point b, Clause 5 of Article 15 of this Circular.

Article 16. Sanction of administrative violations on valuation for organizations and individuals to use state budget to purchase assets required to valuate in accordance with the law provisions.

1. The sanction of administrative violations on valuation for organizations and individuals to use the state budget purchase assets required to valuate in accordance with the law provisions shall comply with the provisions of Article 21 of the Decree No.84/2011/ND-CP.

2. The act colluding with valuation enterprises, price appraisers to raise prices or lower prices, causing damage to the State as specified in Clause 3 of Article 21 of the Decree No.84/2011/ND-CP is the act agreeing with valuation enterprises, price appraisers to raise the valuation service rates, causing damage to the State; to raise or lower valuation of assets required to evaluate for the procurement activity or sale of assets from state budget led to damage to the State.

Article 17. Sanction of administrative violations on valuation for the organization functioning training and retraining of valuation professional skill

1. A fine of VND 30,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Violation of regulations on procedures for organizing the course of training and retraining as provided for in the Regulation of training and retraining of valuation professional  skill issued by the competent State management agencies; failing to send report on the results of organizing the course of training and retraining valuation professional  skill to the Finance Ministry (the Price Management Department); failing to register with the Finance Ministry (the Price Management Department) on the training and retraining of valuation professional skill.

b) Issuing certificates of training and retraining of valuation professional skill for those who are not named in the school list, those who have attended school but did not qualify under the provisions of the Regulation on training and valuation professional skill.

2. Application of the additional sanctioning forms.

Organizations functioning training, re-training short term professional skill of valuation commit administrative violations prescribed in this Article, in addition to the fines, they are also subject to the following measures:

a) Stripping the right to train and retrain professional skill of valuation of these organizations within 12 (twelve) months, for the violations prescribed at Point a, Clause 1 of this Article and has one aggravating circumstance or more.

b) Stripping indefinitely the right to train and retrain professional skill of valuation of these organizations for the violations prescribed at Point b, Clause 1 of this Article with one aggravating circumstance or more; at the same time, revoking certificates of training and retraining of professional skill of valuation which have been granted for subjects not on the school list, or the students who are not eligible for being granted certificates of training and retraining professional skill of valuation in accordance with the Regulation on training and retraining professional skill of valuation.

SECTION 3. COMPETENCE, COLLECTION, PAYMENT, AND USE OF FINES IN ADMINISTRATIVE VIOLATION SANCTIONS

Article 18. Determination of competence to sanction administrative violations in the field of price

Competence to sanction administrative violations in the field of price as prescribed in Article 24, Article 25, Article 26, Article 27, Article 28, and Article 29 of the Decree No.84/2011/ND-CP is the competence applied for an administrative violation. In the case of fines, the sanctioning competence shall be determined based on the maximum level of the fine bracket prescribed for each administrative violation.

In the case of sanctioning a person who commits many acts of administrative violations in the field of prices, the sanctioning competence shall be determined as follows:

1. If the sanction forms, the sanction level prescribed for every act are under the competence of the sanctioning person provided for in Article 24, Article 25, Article 26, Article 27, Article 28 and Article 29 of the Decree No.84/2011/ND-CP, the sanctioning shall be conducted.

2. Where a fine level or one of the forms of additional sanctions or remedial measures are not under the jurisdiction or beyond its jurisdiction, those who are processing the cases of violation shall promptly transfer the matters to the people who are competent to sanction.

Article 19. Collection, remittance, and use of fines for administrative violations in the field of price

Proceeds from the sanctioning of administrative violations in the field of price are paid into the state budget through the accounts of temporary collection, temporary seizure of the financial agency opened at the state treasury. The collection, remittance of fines is made as prescribed in the Circular No.128/2008/TT-BTC dated 24/12/2008 of the Ministry of Finance guiding the collection and management of revenues of the state budget through the Treasury State. The management and use of fines for administrative violations shall comply with the provisions of the Circular No.47/2006/TT-BTC dated 31/05/2006 of the Ministry of Finance guiding the implementation of the Decree No.124/2005/ND-CP dated 6/10/2005 of the Government defining on receipt of fines and management, use of fines for administrative violations.

Article 20. Complaints, denunciations and handling of violations

The complaints and denunciations, settlement of complaints and denunciations and handling of violations shall comply with the provisions of Article 35, Article 36 of the Decree No.84/2011/ND-CP.

SECTION 4. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 21. Effect

1. This Circular takes effect as from July 05, 2012.

2. To annul the Circular No.110/2004/TT-BTC dated 18/11/2004 of the Ministry of Finance guiding the Decree No.169/2004/ND-CP dated 22/9/2004 of the Government on sanctioning administrative violations in the field of price.

Article 22. Responsibility for implementation

1. Director of Price Management Department, Chief Inspector of the Ministry of Finance are responsible for organizing and implementing the handling of administrative violations in the field of prices to ensure the compliance with provisions of law.

2. During the implementation, if any problems arise, the concerned units should promptly report them to the Finance Ministry for consideration and settlement.

 

 

 

FOR MINISTER
DEPUTY MINISTER




Tran Van Hieu

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 78/2012/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1896/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định 46/2024/NĐ-CP ngày 04/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ

Vi phạm hành chính, Sở hữu trí tuệ

Quyết định 295/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở

Xây dựng, Cơ cấu tổ chức, Vi phạm hành chính, Tư pháp-Hộ tịch

văn bản mới nhất